THƯ YÊU CẦU CÔNG KHAI “BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN” (cập nhật đợt 2)

Ngày 6 tháng 5 năm 2018

Kính gửi: Ngài Nguyễn Phú Trọng,

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Số 1 đường Hùng Vương,

Quận Ba Đình, Hà Nội.

Kính thưa Ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,

Chúng tôi, những công dân ký tên dưới đây, viết thư này gửi đến Ngài Tổng Bí thư với đôi lời trình bày như sau:

Ngày 3/10/2017, Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN ban hành Quyết định số 99/QĐ-TƯ về việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’. Điểm đặc biệt của Quyết định 99/QĐ-TƯ này là lần đầu tiên Lãnh đạo Đảng yêu cầu phải công khai các bản kê tài sản của cán bộ, đảng viên các cấp.

Các bản kê khai tài sản này, theo QĐ.99 nói trên, sẽ phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị, v.v. để giúp người dân có cơ sở thực hiện quyền giám sát, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Tuy nhiên, tính tới nay đã hơn 7 tháng, nhưng chỉ thị trên của Ban Bí thư vẫn chưa được thực hiện. Bằng chứng là vẫn chưa có bản kê khai tài sản nào của cấp lãnh đạo được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, Internet, cổng thông tin điện tử… cả. Điều này không khỏi khiến dư luận băn khoăn, bởi lẽ các bản kê tài sản đã có sẵn trong hồ sơ cán bộ nên việc công khai lẽ ra là rất đơn giản, chẳng hề tốn nhiều thời gian đến thế.

Việc chậm trễ thực thi Quyết định 99/QĐ-TƯ đang đặt dấu hỏi lớn về quyết tâm chống tham nhũng của Ban lãnh đạo ĐCSVN, của toàn bộ hệ thống chính trị Nhà nước, đồng thời việc chậm trễ này rõ ràng là rào cản người dân trong việc giám sát, phát hiện và đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng đặt ra vấn đề là đang có sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, giấu diếm khuyết điểm, xa dân, sợ quần chúng, và “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” trong số cán bộ nằm trong diện phải công khai tài sản.

Bởi vậy, để Nghị quyết Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống, mà cụ thể ở đây là Quyết định 99/QĐ-TƯ phải được nghiêm túc thực thi, chúng tôi đề nghị:

Tổng Bí thư hãy làm gương là người công khai “Bản kê tài sản” của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet trước tiên.

Việc làm này của Tổng Bí thư chắc chắn sẽ truyền cảm hứng sâu rộng trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, dẫn đến việc công khai hàng loạt các bản kê tài sản của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, các thành viên Chính phủ, Quốc Hội và Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành… theo đúng nội dung và tinh thần của Quyết định 99/QĐ-TƯ để nhân dân, báo chí tham gia giám sát. Cán bộ cấp thấp hơn, do đó, cũng không thể viện dẫn lý do các lãnh đạo cấp cao chưa công khai để trì hoãn việc thực hiện yêu cầu của Ban Bí thư được.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần chỉ đạo không có vùng cấm trong chống tham nhũng lâu nay của chính Ngài Tổng Bí thư: “Trước người ta bảo chỉ đánh từ vai đánh xuống, bây giờ thì ngay trên đầu làm mạnh hơn, tức là Trung ương còn nghiêm hơn cả địa phương”. Rõ ràng, đúng như lời Tổng Bí thư nói, Trung ương cần làm gương cho địa phương, và người đứng đầu Trung ương không ai khác chính là Tổng Bí thư.

Đôi lời trình bày và đề nghị như trên, mong sớm nhận được phản hồi, nhất là khởi đầu bằng hành động công khai bản kê tài sản từ Tổng Bí thư, để không phải băn khoăn về thực tâm chống tham nhũng của cá nhân Tổng Bí thư cũng như toàn thể BCHTƯ Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị.

Trân trọng và Kính thư,

· Để ký tên xin gửi về địa chỉ email: thuyeucau2018@gmail.com

Đồng ký tên:

1-Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐLĐVN (1960-1976), nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền VN tại TQ (1974-1987), Hà Nội.

2-Trần Đức Nguyên, cựu Tổ trưởng Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cựu Trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội.

3-Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Tp. HCM, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn.

4-Nguyên Ngọc, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa-giáo dục Việt Nam, Hội An, Quảng Nam.

5-Nguyễn Khắc Mai,nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương ĐCSVN, Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt, Hà Nội.

6-Nguyễn Quang A, Tiến sỹ khoa học, nguyên Viện trưởng IDS, Hà Nội.

7-Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn.

8-Lại Thị Ánh Hồng, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn.

9-Nguyễn Thế Hùng, Tiến sỹ Vật lý, Viện Vật lý- Viện Hàn lâm KHVN, Hà Nội.

10-Nguyễn Xuân Diện, Tiến sỹ Hán Nôm học, Hà Nội.

11-Trần Thị Thanh Vân, KTS cảnh quan, Hà Nội.

12-Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp quốc.

13-Nguyễn Thị Kim Chi, NSƯT, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn.

14-Trần Minh Thảo, viết văn, thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc-Lâm Đồng.

15-Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường), dịch giả, Vũng Tầu.

16-Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn (kinh tế đối ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.

17-Trần Tiến Đức, đạo diễn truyền hình + phim tài liệu, nhà báo độc lập, Hà Nội.

18-Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, Sài Gòn.

19-Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà văn, nhà báo độc lập, Đà Lạt-Lâm Đồng.

20-Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn.

21-Nguyễn Văn Tuyến, cán bộ tiền Khởi nghĩa, Đại tá CCB, Hà Nội.

22-Ngọc Thế Phương, CCB sư đoàn F.324, Hà Nội.

23-Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, dịch giả, hội viên Hội nhà văn Hà Nội.

24-Bùi Tiến An, tù chính trị trước 1975, nguyên chuyên viên Ban Dân vận Thành ủy TpHCM, Sài Gòn.

25-Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966), nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn TNCS Tp.HCM (1975), nguyên Giám đốc Công ty SAVIMEX, Sài Gòn.

26-Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự Đại học Liège, Vương quốc Bỉ.

27-Nguyễn Thanh Tịnh, Linh mục, giáo xứ Cồn Xẻ, giáo phận Vinh, Nghệ An.

28-Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp Tp. HCM, Sài Gòn.

29-Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn.

30-Phan Trọng Khang, doanh nhân, CCB, Hà Nội.

31-Nguyễn Thái Nguyên, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội.

32-Phạm Toàn, nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội.

33-Lê Thân, Chủ tịch CLB LHĐ, nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh Riverside, Nha Trang, Khánh Hòa.

34-Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải phóng, Sài Gòn.

35-Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQVN Tp. HCM, Sài Gòn.

36-Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, Sài Gòn.

37-Hoàng Dũng, PGS-TS Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm Tp. HCM, Sài Gòn.

38-Tống Văn Công, nhà báo, nguyên TBT báo Lao Động, Sài Gòn.

39-Nguyễn Tiến Dân, nhà giáo, Hà Nội.

40-Mai Hiền, nhà báo, Sài Gòn.

41-Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang.

42-Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Sài Gòn.

43-Uông Đình Đức, 168 Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp. HCM.

44-Mạc Văn Trang, PGS-TS Tâm lý học, Hà Nội.

45-Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội.

46-Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Ngữ văn, Hà Nội.

47-Đặng Thị Hảo, Tiến sỹ Văn học, Hà Nội.

48-Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sỹ Y khoa, Australia.

49-Phạm Đình Trọng, Nhà văn CCB, Sài Gòn.

50- Võ Văn Thôn, Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, Sài Gòn

51- Lê Phú Khải, Nhà báo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn

52 – Vũ Trọng Khải, Chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp, Sài Gòn

53- Hồ Trí Việt, Nhà báo, Sài Gòn

54- Ngô Bá Tiết, Hưu trí, TP.HCM

Ghi chú: Cách đây ít phút, chúng tôi nhận được yêu cầu của 16 công dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội đại diện cho người dân Đồng Tâm chống tham nhũng đề nghị được tham gia ký tên vào THƯ YÊU CẦU này. Danh sách cụ thể như sau:

1-Lê Đình Kình, nguyên Bí thư và Chủ tịch xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

2-Lê Thanh Doãn, 90 tuổi đời, 70 tuổi Đảng.

3-Bùi Văn Duệ, Đảng viên chống tham nhũng.

4-Nguyễn Quốc Lưỡng, Đảng viên chống tham nhũng.

5-Nguyễn Văn Thiệu, Đảng viên chống tham nhũng.

6-Bùi Văn Vệ, Đảng viên chống tham nhũng.

7-Bùi Văn Nhạc, Đảng viên chống tham nhũng.

8-Hoàng Thị Thăng, Đảng viên chống tham nhũng.

9-Ngô Quý Hạc, Đảng viên chống tham nhũng.

10-Nguyễn Thị Lan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, nguyên Chủ tịch HĐND xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp.Hà Nội.

11-Bùi Viết Hiểu, Công dân chống tham nhũng.

12-Nguyễn Thị Đề, Công dân chống tham nhũng.

13-Nguyễn Thị Hằng, Công dân chống tham nhũng.

14-Hoàng Thị Luận, Công dân chống tham nhũng.

15- Nguyễn Văn Tuyển, Công dân chống tham nhũng.

16-Lê Đình Công, Công dân chống tham nhũng.

ĐỢT 2

71- Phạm Xuân Yêm – Nhà Vật Lý – Paris, Pháp

72-Phan Quốc yên- Kỹ sư Tin học – Genèver, Thụy sĩ

73- Nghiêm Việt Anh – Hưu trí – Đống Đa, Hà Nội.

74- Ngô Sách Thân – Giáo viên nghỉ hưu – Bắc Giang

75- Nguyễn Tuệ Hải – Hưu Trí – Austalia

76- Nguyễn Văn Đức – Công dân – Sài Gòn

77- Bang Trần – Kỹ Sư – TP.HCM

78 – Lê Đính Đáp – Kỹ sư XD – Thanh Hóa

79- Hà Quang Vinh – Hưu trí – TP.HCM

80- Vũ Thị Vân Mơ – Đoàn viên chống tham nhũng

81- Đinh Đức Long – TS, bác sĩ – Sài Gòn

82- Nguyễn Đức Quý – Cựu giáo chức – Hà Nội

83- Nguyễn ăn Nghi – TS – Hà Nội

84- Nguyễn Quý Kiên – Kỹ sư CNTT – Hà Nội

85- Nguyễn Đình Văn – Công dân – Khánh Hòa

86- Trần Thị Hồng Thi – Công dân chống tham nhũng

87- Huỳnh Sơn Phước – Nhà báo- Hội An

89- Nguyễn Đình Sáng – Kỹ sư XD – Hà Nội

90- Nguyễn Đắc Xuân – 45 tuổi đảng, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, nguyên trưởng VP ĐD báo Lao Động ở Miền Trung – Tây Nguyên – Huế

91- Nguyễn Đình Cống – Giáo sư hưu trí – Hà Nội

92- Vũ Hoàng – Carolina – America

93- Lê Khánh Hùng – Kỹ sư công nghệ thông tin – Hà Nội

94- Nguyễn Thị Tâm – Dân Oan – Dương Nội

95- Trần Văn Thái – Công dân – Nam Định

96- Đỗ Thành Nhân – Công dân – Quảng Ngãi

97- Ngô Sĩ Tư – Hưu trí – Hà Nội

98- Đặng Viết Trường – Nhà báo – Hà Nội

99- Trần Đăng Quang Lý Nhân – Công dân – Hà Nam

100- Hoàng Quý Thân – PGSTS

101- Hồ Huy Nam – Công dân – Hà Tĩnh

102- Phan Phúc Hưng – Dược sĩ – Sài Gòn

103- Nguyễn Trần Hải – Cựu sĩ quan HQND – Hải Phòng

104- Nguyễn Thanh Mai – Công Hòa Séc

105- Lê Mạnh Năm – Công dân – Hà Nội

106- Nguyễn Trọng Bách – Kỹ sư – Nam Định

107- Đặng Đăng Phước – Giáo viên – Đăk Lăk

108- Đào Tấn Phấn – Công Dân – Phú Yên

109- Trần Ngọc Sơn – Kỹ sư – Pháp

110- Nguyễn Thanh Hằng – Dược Sĩ – Pháp

111- Ngô Thị Thứ – Giáo viên trung học nghỉ hưu- Sài Gòn

112- Huỳnh Nhất Hải – Hưu Trí – Đà Lạt

113- Huỳnh Nhất Tân – Hưu Trí – Đà Lạt

114- Võ Thanh Nguyên – Kỹ sư – Sài Gòn

115- Lê Nam Cảnh – Công dân – Hà Tĩnh

116- Nguyễn Đức Huy – Sinh viên – Biên Hòa

117- Nguyễn Văn Long- Kỹ sư môi trường – Sài Gòn

118- Bùi Tín – Nhà báo tự do – Pháp

119- Đào Văn Tùng- Hưu Trí – Mỹ Tho, Tiền Giang

120- Nguyễn Khánh Việt – CB Hưu trí – Hà Nội

121- Nguyễn Tiến Việt – TG Dân ta biết sử ta – TP.HCM

122- Phạm Văn Minh – Công dân – Đông Anh Hà Nội

123- Lê Ngọc Trường – Công dân – Đại Hàn

124- Thanh Hoàng – Công dân VN

125- Bùi Văn Khôi – Công dân – Tây Ninh

126- Phạm Kỳ Đăng – Nhà thơ, nhà báo, dịch thuật – CHLB Đức

127- Lê Văn Tâm – Nguyên chủ tịch Hội người VN tại Nhật Bản – Nhật

128- Phạm Văn Hiền – Cựu giáo chức- Hà Nội

129- Lê Đức Tuệ – Cố vấn phụ tùng – Đông Anh, Hà Nội

130- Hồ Sỹ Hải – Kỹ sư , cán bộ nghỉ hưu – Hà Nội

131- Nguyễn Hồng Khoái – Công dân – Tây Hồ, Hà Nội

132- Phạm Thành Tuyên – TG hệ điều hành Omarine – Hải Phòng

133- Lê Văn Oanh – Kỹ sư XD – Hà Nội

134- Mai Thanh Ngị – Công dân – Nam Định

135- Nguyễn Văn Ly ( Tư Kết) – CB hưu trí – Sài Gòn

136- Nguyễn Ngọc Xuân – Nông dân – Vũng Tàu

137- Nguyễn Văn Cung – Thượng tá QĐND, nhạc sĩ- Hà Nội

138- Nguyễn Thế Hùng – Giáo sư , tiến sĩ ĐH Đà Nẵng, phó CT hội cơ học thủy khí VN – Đà Nẵng

Việc lấy chữ ký sẽ kết thúc vào lúc 20g thứ Bảy, 12/5/2018.

Comments are closed.