Núi Đại Bình

Vũ Thành Sơn

Cho Lài, để nhớ một chuyến đi

Tôi nhớ núi. Tôi nhớ dáng núi nằm uy nghi, bệ vệ; nhớ đỉnh núi cao ngạo nghễ. Tôi nghe tiếng gọi của núi ban ngày cũng như vào lúc nửa đêm, lúc che mặt làm một người xa lạ len lỏi, chen chúc trong một đám đông xa lạ giữa một quê hương xa lạ. Tiếng gọi của núi tha thiết, bất tận; có khi dữ dội, mãnh liệt, có lúc thâm trầm, sâu lắng. Như tiếng gọi của người tình trong đợi chờ tuyệt vọng. Như tiếng gọi của quê hương bị đàn con hoang đàng ruồng bỏ. Trong giấc mơ của tôi, núi thường trở về, đứng sừng sững ở chân giường.

Nếu có đi, trong những tháng hè, bao giờ bao giờ tôi cũng muốn đó là những chuyến trở về với núi. Biển, ít khi là lựa chọn đầu tiên của tôi. Mỗi lần đứng trước biển tôi thường có một cảm giác lẻ loi, nhỏ bé và bất an, bất lực bởi sự bất thường, bí hiểm, tráo trở đầy đe dọa của nó. Ngay cả khi đi dạo trên bãi biển vào lúc sáng sớm, khi biển đang còn là một mặt phẳng tinh khôi, vạm vỡ và mời mọc, tôi vẫn cảm thấy trong tiếng gọi mời mọc đó của biển một sự mê hoặc đáng ngờ của những nàng tiên cá. Và vì vậy biển trong tôi, từ bao giờ, đã trở thành nỗi ám ảnh ma quái khôn lường của vực thẳm.

Vi bin c

tôi đóng cho mình

mt chiếc áo quan

lnh lo

(Giuseppe Ungaretti)

Còn núi, vẻ cân bằng bất động của núi cho tôi cảm giác gần gũi, tin cậy và vững chãi. Sự im lặng sấm sét của núi dập tắt mọi âm thanh cuồng nộ của giông bão, những tình cảm sướt mướt sụt sùi. Trên đỉnh núi cao chỉ có sự im lặng tuyệt đối của tuyết trắng. Chỉ có những tư tưởng thượng đẳng và những sải cánh của đại bàng mới chịu được sự thử thách khốc liệt của núi.

Triết lý, như tôi luôn luôn hiu và thc hành cho đến lúc này, là tnguyn sng trên băng giá và nhng đỉnh cao

(Nietzsche, Ecce Homo)

Tôi hiểu lý do vì sao những bậc đại giác luôn luôn chọn núi cao làm nơi ẩn cư.

Trch đắc long xà địa khcư,

Dã tình chung nht lc vô dư.

Hu thi trc thướng cô phong đính,

Trường khiếu nht thanh hàn thái hư.

(宅得龍蛇地可居

野情終日樂無餘

有時直上孤峰頂

長叫一聲寒態虛)

Những người như Henry David Thoreau chỉ tìm kiếm niềm vui nhỏ mọn quanh quẩn ở những ao, đầm nên chỉ có thể nghe được tiếng gà gáy, làm sao có thể chịu đựng nổi tiếng gầm lạnh buốt lay đổ tầng không của Không Lộ thiền sư?

Tôi còn nhớ như in cảm giác khi ngồi trên tàu đi qua Quảng Bình vào một ngày mùa đông lạnh giá, nhìn qua cửa sổ thấy những vách núi đá dựng sừng sững sắc nhọn trên nền trời u ám mịt mù sương khói, tôi không khỏi xúc động đến rơi lệ. Một niềm thành kính tín mộ dâng trào trong lòng tôi trang nghiêm. Bất chợt tôi nhớ đến bài thơ về núi của René Char:

Ôi! Ni cô đơn luôn luôn trn tri

Nước mt trào dâng lên nhng đỉnh núi cao

(Montagne déchirée)

Hay một lần khác đứng trước ngọn núi Phú Sĩ ngập chìm trong tuyết trắng cũng vậy. Vẻ cân đối hài hòa của núi đem đến cho tôi niềm ngưỡng mộ và quy phục trước nét đẹp cao cả, thiêng liêng và không giới hạn của cái Tuyệt Đối. Tôi thoáng nghĩ có lẽ chỉ ở những miền đất dữ, núi lúc đó mới khoác cho mình vẻ lẫm liệt bi khốc. Bây giờ trên bàn viết lúc nào tôi cũng đặt trước mặt cái mô hình núi Phú Sĩ bằng pha lê mua trong chuyến đi đó, để giữa những biến động chóng mặt của thời đại tôi luôn luôn được nghe hơi thở trầm hùng ấm áp của núi ở bên cạnh mình.

Những chuyến đi về với núi của tôi cho đến nay đều là những chuyến đi thất bại. Có lẽ về với núi, ngoài thái độ thành kính, quy ngưỡng phải có của một người hành hương về với nguồn cội thiêng liêng, còn phải có một chút may mắn nữa mới có thể tựu thành.

Chuyến đi gần đây nhất của tôi về núi Đại Bình là một ví dụ.

Tôi nhớ đó là vào những ngày dông bão. Mưa gió bít bùng phong tỏa những lối đi. Tôi phải dừng xe rất nhiều lần bên vệ đường để tránh những ngọn gió sắc lạnh quất vào mặt làm chao đảo tay lái trên con đường lầy lội bùn đất đỏ trơn trượt, gập ghềnh những hố to, rãnh nhỏ. Những chiếc tải chở hàng nối đuôi nhau chạy không dứt. Đường vào núi Đại Bình chỉ hơn mười cây số nhưng mưa bão làm cho hành trình càng lúc càng trở nên khó khăn hơn tôi tưởng lúc đầu.

Cuối cùng tôi đã phải bỏ cuộc khi đã đi được một nửa đoạn đường và đành tìm một cái quán trong thành phố ngồi ngắm Đại Bình trên gác cao. Người ở quán nói với tôi trong núi Đại Bình hiện giờ có nhiều công ty, doanh nghiệp đến lập nhà xưởng sản xuất, trong đó có cả công ty của Trung Quốc nữa. Những chuyến xe chở hàng lúc nãy tôi thấy trên đường chính là xe của những công ty đó. Tôi nhìn núi Đại Bình xa xa trước mặt, bao phủ trong màn mưa. Có những lúc mưa bất ngờ chợt tạnh, nắng hửng lên trong thoáng chốc, đủ cho tôi thấy được dáng núi trầm tĩnh, uy nghi mà lòng trĩu nặng, buồn bã. Ngôi đền linh thiêng của tôi đang bị xâm phạm.

Đôi cánh nào nâng tôi lên đến tn nhng tm cao nơi mà bn phàm phu không còn ngi bên bnhng sui ngun na?

(Nietzsche, Zarathustra đã nói như thế)

Mưa bão vẫn tiếp tục những hôm sau.

Comments are closed.