Ngu Yên
Chúng ta bắt đầu từ bài thơ The Power of Smile (Sức Mạnh Nụ Cười) của Tupac Shakur.
Sức mạnh của súng có thể giết người
Sức mạnh của lửa có thể đốt cháy
Sức mạnh của gió có thể rét run
Sức mạnh của trí có thể học hỏi
Sức mạnh của giận có thể điên cuồng
dồn nén cho đến lúc xé ta từng mảnh
Nhưng sức mạnh nụ cười
đặc biệt của em, sẽ chữa lành trái tim đông lạnh. (1)
Phân tích một ví dụ
Sau cách đọc thông thường, bây giờ chúng ta đọc theo mô hình.
1- Sáu mô hình không theo thứ tự. Độc giả tùy thích muốn đọc như thế nào cũng được. Mỗi lần đọc lại, nên đọc theo thứ tự khác, sẽ cảm thấy có điều gì khai phá. Lối đọc theo mô hình đưa độc giả ra ngoài cách đọc thơ bình thường.
2- Sự riêng biệt từng vị trí mô hình, khiến câu thơ, đoạn thơ hoặc tứ thơ được chú trọng hơn. Tác giả phải dụng tâm, dụng lực trong lúc sáng tạo và khi cần tái tạo. Độc giả sẽ có cơ hội đọc kỹ hơn vì sự đóng khung và tách rời.
3- Mỗi mô hình chứa đựng hình ảnh, ý tứ và ngôn ngữ được tuyển chọn như kỹ thuật thơ Diễn Đạt. Hai yếu tố khác lạ và độc đáo đứng hàng đầu. Sự hiện diện của mỹ thuật bao trùm khắp mô hình.
4- Mỗi mô hình nên hội đủ ít nhất một điều kiện:
– Thâm trầm / sâu sắc.
– Kinh ngạc / bất ngờ.
– Nhạy bén / dễ cảm.
– Thú vị / thi vị.
– và những điều gì làm gia tăng sự lôi cuốn một cách có giá trị.
Có thể suy nghĩ về vấn đề: Mỗi mô hình là một bài thơ ngắn hoặc là một câu trích ngôn (quote). Nói một cách khác, câu thơ mang nỗ lực tiến đến sự yêu thích hoặc ngưỡng mộ của người đọc.
5- Những mô hình không nhất thiết phải liên hệ chặt chẽ như thơ Lưỡng Cực hoặc Đa Cực. Tinh thần nhất quán không phải là trọng tâm, mà sự liên tưởng và chồng chéo lên nhau để tạo thành một khối hỗ tương. Những mô hình tuy rời rạc nhưng cùng nói về một điểu hoặc những điều gì nối kết với nhau.
Định nghĩa mô hình thơ
Trước tiên, mô hình thơ là mô hình diễn đạt. Theo truyền thống, văn học phân chia cấu trúc bài thơ theo tứ thơ, ý thơ, ngữ pháp, câu, đoạn và nhóm. Bài thơ xây dựng từ những thành phần rời, được ráp lại. Đầu thế kỷ 21, cấu trúc thơ được nghiên cứu như những mô hình diễn đạt nhỏ chồng chất lên nhau tạo thành mô hình lớn là bài thơ.
Theo lối thông thường, độc giả tiếp xúc thơ qua ngôn ngữ trình bày tứ thơ. Từ đó ý nghĩa mới được gợi lên hoặc giải thích. Đọc thơ mô hình, trước hết, người đọc chọn một mô hình nào đó để đọc trước và chọn những mô hình tiếp theo vì thói quen, vì tìm đọc những mô hình có liên hệ, hoặc đọc ngẫu nhiên.
Thói quen thông dụng của người Việt vẫn là đọc mô hình từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Thử bỏ thói quen đó, đọc ngang đọc ngược thử xem sao?
Mô hình diễn đạt là một khối hoàn tất ý nghĩa dùng làm ẩn dụ đại diện cho một nội dung bao gồm từ ngữ, cú pháp, phong cách, ẩn dụ, tứ và ý. Nhìn cách phổ thông, mô hình diễn đạt là một hệ thống bao gồm tất cả những gì sinh hoạt với nhau, có khả năng mô tả, giải thích, lý luận, thuyết phục ý nghĩa của điều tác giả muốn nói.
Tiếp theo, mô hình thơ phải có khả năng truyền đạt thẩm mỹ từ hình thức đến nội dung. Về nội dung mô hình không nhất thiết theo thứ tự trình bày của hệ thống ngôn ngữ. Nhà thơ sử dụng những góc nhìn, những khuôn diện, tạo thảnh những mảnh rời, để người đọc có cơ hội ráp lại bằng nhiều kiểu khác nhau. Do sự đa đường lối tiếp xúc ý nghĩa, sẽ tạo ra những màu sắc khác nhau cho dù cùng một ý chính.
Về hình thức, cứ tưởng tượng trang giấy trắng, khung màn ảnh trống, như một mảnh đất. Nhà thơ là kiến trúc sư vẽ xuống sơ đồ, tùy vào sở thích, sở học để trình bày truyền thống hoặc cách tân, nhưng nhất định phải đẹp và thuyết phục. Vì vậy, thể thơ mô hình là thể thơ đa dạng hoặc vô dạng xác định. Thể thơ tùy vào cấu trúc, thẩm mỹ và nội dung mà thành.
“Diễn đạt là tấm ảnh in lại tâm hồn thi sĩ.” F.M. Connell, S.J.
Diễn tả và truyền đạt, gọi chung: diễn đạt, là bí quyết cơ bản của tất cả mọi thể loại nghệ thuật. Tuyệt nhiên, đối với Thơ Mô Hình, chức năng của diễn đạt chẳng những quan trọng mà còn đóng vai trò tối cao để tiếp xúc với độc giả.
Thơ Mô Hình tạo cơ hội để trưng bày hai việc: 1- Tạo những câu thơ để nhớ. Việc này là kinh nghiệm bình thường của thưởng ngoạn. Khi đọc thơ, người đọc thường tìm kiếm, lưu ý và ghi nhớ những câu thơ thâm sâu, độc đáo, ý nhị và gây cảm xúc mạnh. Về sau, những câu này thường được tuyển chọn để trích dẫn hoặc để nghiền ngẫm tư duy. 2- Trong khuôn khổ giới hạn của mô hình, ép buộc nhà thơ phải chọn lựa kỹ lưỡng hình ảnh, tứ thơ và ngôn từ. Những điều kiện đòi hỏi: cô đọng, mật độ dày (bề mặt cũng như chiều sâu), mỹ thuật (ngôn ngữ và hình thái).
Mỗi mô hình, không kể lớn hoặc nhỏ, nhiều hay ít chữ, đều mang tính độc lập, nhắm đến hoàn tất như một khối thơ. Những khối thơ độc lập đó sẽ liên bang hoặc cấu trúc “di động” để xây dựng bài thơ.
• Cấu trúc di động: 1- Mỗi lần đọc, độc giả không cần phải tuân theo một thứ tự nào nhất định. Sở thích và tò mò của mỗi người dẫn dắt sự chọn đọc theo cách riêng. 2- Mỗi khi sửa chữa, tái bản, tác giả có thể đổi vị trí những mô hình trên trang giấy hoặc trên màn ảnh một cách tùy nghi hoặc theo chủ định mới. Có thể thay đổi nội dung trong mô hình mà không vướng mắc như truyền thống khi sửa bài thơ sau khi đã in. 3- Áp dụng những kỹ thuật điện tử cập nhật để thay đổi mô hình. Ví dụ: Trình bày theo hình 3D trên Internet. Trình bày theo lối di động trên màn ảnh (bằng software). Dùng máy in ba chiều (3D printer) in bài Thơ Mô Hình, người đọc sẽ cảm nhận sự khác lạ về ý nghĩa và thẩm mỹ. Ngoài ra thơ ba chiều còn có thể trưng bày trong nhà, văn phòng, triển lãm như những tác phẩm tạo hình hoặc kiến trúc. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học điện tử, thơ cần phải cập nhật, chẳng những vì sinh tồn, mà còn cần thiết để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ trong nhịp sống. Ngoài ra, sự sáng tạo hình thức thơ Mô Hình trong ba chiều, bốn chiều, sẽ là một nghệ thuật mới. Thiết kế, điêu khắc, thẩm mỹ cụ thể, … sẽ là những học thuật được du nhập vào thơ.
• Ưu điểm của thơ là ngôn ngữ thơ đánh động trực tiếp tâm lý và trí tuệ người đọc cùng một lúc. Rồi ý nghĩa và mỹ thuật gián tiếp xâm nhập vào vô thức của cả hai: sáng tác và thưởng ngoạn. Ưu điểm này cần được khai thác triệt để trong Thơ Mô Hình.
Hình ảnh sắc bén, mới lạ, màu sắc, âm thanh… nhất là sự kết hợp, cũng như hành động của dãy hình ảnh, có khả năng kích hoạt cảm xúc và trí tuệ “ngay tức thì” và lưu trữ vào bộ nhớ. Ý nghĩ và ý nghĩa tự thân không có khả năng này. Nhà thơ Mô Hình không những cần sử dụng ý nghĩ cảm tính (emotional idea), mà còn phải sử dụng ngôn ngữ sinh động bao gồm thái độ linh hoạt của hình ảnh, máu sắc, âm thanh, hoạt động…
• Diễn đạt là bản sao của ý nghĩ, nhưng khác với bản gốc. Trong quá trình sáng tác bài thơ, cảm giác, cảm tưởng, ý nghĩa đúc kết với cá tính của tác giả để diễn đại “in lại” một bản gần giống, gọi là sắc diện của ý nghĩ. Tuy nhiên, vì ý nghĩ và cảm xúc không thể tự hiện thân, nên diễn đạt trở thành bề mặt trưng bày với khả năng tự diễn. Từ bản gốc ý nghĩ, diễn đạt sẽ thêm bớt, thay đổi bởi cách trình bày hình ảnh và tứ, cách sử dụng ngữ pháp và cú pháp. Trong Thơ Mô Hình, diễn đạt đòi hỏi phức tạp hơn vì phải đối phó với nhiều khối thơ nhỏ để thiết kế khối thơ lớn.
Ví dụ: câu nói bình thường: “Trời hôm nay lạnh và mưa, khiến lòng mình không được vui.” Nếu chuyển qua Thơ Mô Hình, sẽ có thể như sau:
• Một trong những kỹ thuật sáng tác thơ được lưu truyền là trăn trở ý nghĩa thành những ý và tứ khác nhau qua tưởng tượng. Mỗi tứ cảnh hư cấu sẽ mang đến mỗi sắc thái khác và ý nghĩa sẽ tự động sang màu theo sắc thái. Sự chọn lựa của tác giả sẽ được phong phú và gần gũi khái niệm hoặc quan điểm trình bày, cùng một lúc có thể chọn theo nét văn vẻ mỹ thuật phù hợp chủ đề. Từ thế kỷ 18, Pope đã quan niệm: “Diễn đạt là y phục của ý tưởng.”
Kiểu cách diễn đạt
Nếu diễn đạt cần thiết và quan trọng cao độ cho thơ Mô Hình, thì phong cách cũng cần thiết để tạo nét đặc thù cho diễn đạt. Kiểu cách là danh từ kỹ thuật hơn khi đi sâu vào chi tiết cụ thể, thay thế cho phong cách.
• Kiểu cách là kết quả của cá tính, sở học và quan niệm trình bày mỹ thuật của tác giả. Kiểu cách diễn đạt nằm trong phạm vi cấu trúc và sự dàn trải của trí thông minh. Khả năng thông minh cao thường mang đến trực giác bén nhạy, nhận thức những khó khăn, giải đáp vấn đề một cách khác thường. Nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy, khả năng thông minh sắc và mạnh thường đưa ra trực giác sáng tạo.
• Trực giác, tưởng tượng, cảm xúc là ba khả năng bên trong của một cá tính nhất định, kết hợp với cấu trúc, nghệ thuật diễn đạt và khả năng trình bày mỹ thuật, tạo ra kiểu cách văn chương cho một bài thơ. Nếu kiểu cách này được lập lại và chứng minh nét độc đáo sẽ trở thành phong thái đặc thù của nhà thơ.
• Diễn tả gợi ý (suggestive description): Một kỹ thuật đòi hỏi nhà thơ phải thấu đáo và thuần thục. 1- Kỹ thuật sử dụng một chữ hoặc một câu mà gợi lên những ý khác, nhất là những ý hướng về chủ đề. 2- Mô tả một đối tượng hoặc một cảnh trí mà gợi lên một điều gì cao lớn hơn hoặc gợi lên hình ảnh một thế giới ý nghĩa. 3- Sáng tác một đoạn thơ hoặc một bài thơ mà gợi ra những hiệu quả, những suy nghĩ, những sự việc không nhắc đến trong bài thơ.
Hầu hết những bài thơ hay là những bài chứa đựng nhiều “diễn tả gợi ý” thích thú, mỹ thuật, sâu sắc và mới lạ. Phong cách đặc thù của một nhà thơ được coi trọng vì những ý nghĩ, tứ thơ, thi vị hóa không phải là của chung, không phải là sự đồng thuận của đa số, mà là những mảnh đời, mảnh tình ý được chắt lọc mang giá trị riêng tư của một người thấm nhuần nghệ thuật và nhịp sống.
Một quan điểm để thử nghiệm
Trong tinh thần và nghệ thuật tái dụng của Hậu Hiện Đại, hoặc nghệ thuật tái tạo mà chúng ta sẽ bàn thảo về sau, một số bài thơ đã hiện diện, mang tính mô hình, có thể chuyển sang thơ Mô Hình, với mục đích tạo ra sự lưu ý đến ý nghĩa, cảm xúc trong bài thơ.
Quan điểm tái dụng và tái lập của Hậu Hiện Đại đã được tranh cãi bởi quan niệm tác quyền theo truyền thống. Sự vay mượn được xem là đạo văn hoặc thiếu sáng tạo, không xứng đáng là tác phẩm chính thức. Tuy nhiên đây chỉ là một khía cạnh nhỏ của vấn đề. Tái dụng, tái lập có phạm vi sinh hoạt lớn hơn. Ví dụ như những bài thơ vay mượn sự vật cụ thể, những đồ đạc thường dụng, để tạo thành thơ.
Riêng về mặt đạo văn, đạo tác phẩm, nếu người sáng tác có ghi chú rõ ràng nguồn gốc hoặc ý định, lý do thực hiện, thì vấn đề vay mượn trở thành phương tiện sáng tạo. Quan điểm vẫn là tác phẩm tái lập hoặc tái dụng phải thể hiện: 1- sáng tạo, 2- giá trị, 3- thẩm mỹ.
Ví dụ bài “Ông Là Ai?” của Sapardi Djoko Damommo (Ấn Độ). Bản dịch Anh ngữ của Burton Raffel. Chuyển sang thơ Mô Hình. (2)
Chuyển một bài thơ thường sang bài thơ mô hình, không phải tái dụng, tái lập hoặc tái tạo, chỉ đơn thuần là tái cấu trúc, với mục đích mang đến nhiều lối nhìn khác nhau khi tiếp cận ý nghĩa và thẩm mỹ của bài thơ gốc. Công việc này không có gì cao kỳ. Phải đợi khi đưa bài thơ mô hình vào kỹ thuật điện tử, mới có cơ hội thể hiện sự sáng tạo. Nỗ lực làm cho bài thơ gốc đẹp hơn, ý nghĩa hơn và tân kỳ hơn.
Việc tái cấu trúc những bài thơ giá trị không đơn thuần là hành động vẽ và cắt dán, Đây là nghệ thuật vì phải hội đủ điều kiện đẹp và ý nghĩa qua cảm xúc sáng tác. Lấy một ví dụ để so sánh: Khi những nhà nghiên cứu phê bình đọc thơ, họ sử dụng sở học và kinh nghiệm để phân tích, phê phán, bình giải, đúc kết … Quan trọng nhất là khả năng nhận thức. Dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào để hỗ trợ việc làm này, sức thẩm thấu và trực giác nắm bắt những “bí ẩn” của bài thơ phải là chìa khóa chính. Vì vậy, mỗi nhà phê bình tên tuổi đều có nhận xét bình phẩm khác nhau trên cùng một bài thơ. Họ được ngưỡng mộ là nhà phê bình lớn vì: 1- khả năng nhận thức bén nhạy và tiếp cận chính xác (tương đối), 2- lập luận hữu lý với bề dày kinh nghiệm. Do đó, họ có thể thuyết phục đa số người đọc, mặc dù chưa hẳn họ đã đúng.
Nhà thơ Mô Hình tái cấu trúc tác phẩm khác: 1- Cũng như nhà nghiên cứu phê bình, phải thẩm xét bài thơ với khả năng nhận thức có trình độ. 2- Phải có lý do và luận lý về những hành động và thái độ đối với bài thơ. 3- Vượt qua việc nghiên cứu phê bình để “sáng tác” một tái cấu trúc có thẩm mỹ và dẫn đưa những nhãn quan khác nhau hướng về ý nghĩa bài thơ và cảm xúc của nhà thơ.
Kết luận: Thoạt nhìn, có thể đã nhận ra thơ Mô Hình là một loại thơ thay đổi về hình thức. Một thể thơ khác và phù hợp phần nào với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hình thức và nội dung luôn luôn tương hợp với nhau, vì vậy nội dung của thơ Mô Hình sẽ phải thay đổi để nói lên những đặc điểm và tác phong riêng của thể thơ mới
Thơ Mô Hình còn nhiều khả năng biến hóa vượt qua những ghi nhận và đề nghị tạm thời trong bài nghiên cứu này. Những nhà thơ tương lai với tài năng cao kỳ hơn, có thể mang thơ Mô Hình vào những tác phẩm đặc sắc hoặc hòa hợp với kỹ thuật điện tử tân kỳ, mà hôm nay chúng ta chưa được biết.
Ghi:
(1) The Power of a Smile.
by Tupac Shakur
The power of a gun can kill
and the power of fire can burn
the power of wind can chill
and the power of a mind can learn
the power of anger can rage
inside until it tears u apart
but the power of a smile
especially yours can heal a frozen heart
(2) Buồn Đêm Mưa. Huy Cận
Có thể đọc khác đi, ví dụ:
Tai nương nước giọt mái nhà
Lòng run run lạnh nỗi hàn bao la (cước vận)
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.
(2) Who Are You
I am Adam
who ate the apple;
Adam suddenly aware of himself,
startled and ashamed,
I am Adam who realized
good and evil, passing
from one sin to another;
Adam continuously suspicious
ofhimself,
hiding his face.
I am Adam floundering
in the net ofspace and time,
with no help from reality:
paradise lost
because of my mistrust
ofthe Presence.
I am Adam
who heard God say
farewell, Adam.
Tranh Nghiêu Đề