Trích lược những ý kiến trên FB về giải thơ Văn Việt

Như đã có lời, nhân việc chê trách của nhà thơ Trần Mạnh Hảo trên FB có sự đồng tình của một số văn hữu, Văn Việt muốn có cuộc trao đổi nghiêm túc, có văn hoá về Thơ hiện nay, với các quan điểm khác nhau. Trong khi chờ đợi những bài viết như thế, chúng tôi xin phép trích lược các ý kiến trái chiều trên FB xung quanh các bài viết của Trần Mạnh Hảo một lần rồi thôi, để rồi chúng ta sẽ đi vào cuộc trao đổi về Thơ.

Riêng nói về những tác giả được Giải, chúng tôi tưởng những bài bình luận đã từng đăng trên Văn Việt cũng đã cho thấy sự đánh giá minh bạch của các thành viên Hội đồng Giải. Nhưng, thể theo yêu cầu của một số bạn chắc chưa đọc những bài trên, chúng tôi xin phép sẽ lần lượt đăng lại trong mục Trao đổi này.

Xin cảm ơn bạn đọc.

Văn Việt

Từ FB Trần Mạnh Hảo:

“VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP (BAN VẬN ĐỘNG) KHÔNG THỂ TRỐN TRÁNH VIỆC LÊN TIẾNG VỀ GIẢI VĂN THƠ BỊ ĐÔNG ĐẢO NGƯỜI ĐỌC CHỈ TRÍCH. HÃY DŨNG CẢM TỰ BẢO VỆ NẾU CHO RẰNG MÌNH ĐÚNG! HÃY DŨNG CẢM NHẬN LỖI NẾU THẤY MÌNH SAI!” Trần Mạnh Hảo Xin mượn lời nhà văn Vũ Thư Hiên còm trong bài viết của Trần Mạnh Hảo làm tên đầu bài viết của chúng tôi về 4 lần “Văn đoàn độc lập” trao giải thưởng thơ cho những sản phẩm không thể gọi là thơ.

Nhà thơ, nhà báo Lê Phú Khải, một người tham gia “Văn Đoàn độc lập”, sau khi đọc hầu hết cái gọi là thơ được giải của “Văn Đoàn”, đã nổi nóng viết “còm” trong bài chúng tôi như sau : “Bây giờ bọn độc tài không còn e ngại Văn đoàn độc lập nữa, vì đã phát hiện ra chúng nó điên hết cả rồi”. Ở một còm khác, nhà báo nhà văn Lê Phú khải viết tiếp về các giải thưởng thơ của “Văn đoàn”: “Coi khinh người đọc mà cũng nhân danh nhân văn, thật bỉ ổi”. Xin dẫn thêm một số lời khá nặng nề khác của anh Lê Phú Khải về những giải thưởng thơ của “Văn đàn” : “Điên thì phải đi bệnh viện ngay không lây lan sang người khác”… “Anh Vũ Thư Hiên rất ôn tồn còn tôi thì đề nghị ban chấm giải nên đi khám bệnh chó dại cắn ngay”…

Nhà thơ Phan Đắc Lữ (ký trong FB là Phan Lữ), một người tham gia “Văn Đàn độc lập” ngay lần đầu “Văn đàn” trao giải thưởng thơ cũng đã đề nghị tôi lên tiếng phê bình giải thưởng kỳ khôi này. Lần thứ hai, lần thứ ba “Văn đàn” trao giải thơ cũng dị hợm không kém, anh Phan Đắc Lữ tha thiết đề nghị tôi lên tiếng phê bình… Đến lần thứ tư này, “Văn Đàn” vốn tự cho mình tự do, vì dân tộc, vì đất nước, quyết không sợ cường quyền áp bức, vì nền văn học chân chính đã trao bốn cái giải thưởng thơ rất kinh tởm, chống lại thẩm mỹ thi ca của dân tộc và công chúng, phá hủy, bôi bẩn tiếng Việt, đánh lừa thị hiếu thi ca lớp trẻ. Không thể đặng đừng, Trần Mạnh Hảo tôi bắt buộc phải lên tiếng, trưng ra cho công luận thấy cái gọi là thơ được giải của “văn đoàn độc lập” suốt cả bốn lần, chỉ là cuộc phóng uế làm ô nhiễm văn đàn cả nước. Chúng tôi xin trích một số ý kiến độc giả sau đây trong hàng trăm ý kiến phê phán, lên án những giải thưởng thơ bậy bạ, nặng mùi xú uế mà “Văn đàn” trong cơn tùy tiện hứng đã phóng uế ra làng văn cho độc giả cả nước “thưởng thức” ! Một lần nữa, nếu là một “Văn đoàn” tử tế, chúng tôi yêu cầu quý vị lên tiếng trước công luận giải thích cho độc giả biết vì sao lại phóng ra những giải thưởng hết hồn như thế ?

Lê Phú Khải bay goi bon doc tai khong con e ngai VDDL nua vi da phat hien ra chung no dien ca roi • • Thích • • Trả lời • • 9 giờ • Lê Phú Khải coi khinh nguoi doc ma cung nhan danh nhan van that bi oi 1 • • Thích • • Trả lời • • 4 giờ • Lê Phú Khải dien thi phai di benh vien ngay khong lay lan nguoi khsac 1 • • Thích • • Trả lời • • 4 giờ • Lê Phú Khải anh vu thu hien rat on ton con toi thi de nghi ban cham giai nen di kham benh cho dai can ngay 1 • • Thích • • Trả lời • • 4 giờ •

Vũ Thư Hiên VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP (BAN VẬN ĐỘNG) KHÔNG THỂ TRỐN TRÁNH VIỆC LÊN TIẾNG VỀ GIẢI VĂN THƠ BỊ ĐÔNG ĐẢO NGƯỜI ĐỌC CHÌ TRÍCH. HÃY DŨNG CẢM TỰ BẢO VỆ NẾU CHO RẰNG MÌNH ĐÚNG! HÃY DŨNG CẢM NHẬN LỖI NẾU THẤY MÌNH SAI! 1 • Thích • • Trả lời • • 5 giờ • • Đã chỉnh sửa

Trích các ý kiến phê phán, lên án bốn lần trao giải thưởng bậy bạ, xúc phạm độc giả của các giải thưởng thơ của “Văn đàn độc lập” trên FB : Trần Chút Tôi có nghe tin này, nhưng chưa hề đọc một chữ nào gọi là thơ của Vũ Lập Nhật. Hôm nay đọc bài của Hảo, tôi mới được hiểu rõ hơn. Nhưng quả thực đọc những câu gọi là thơ do Hảo dẫn ra thì tôi choáng… 2 • Thích • • Trả lời • • 3 ngày Phan Lữ Anh Trần Mạnh Hảo ơi , năm ngoái tôi có hỏi anh về nhận định của anh về nhưng giải thơ của Văn Việt để so đọ lại những nhận xét của mình có đồng cảm không , đọc bài viết nay của anh tôi xem như đó là những cảm nhận đồng quan điểm với tôi , cám ơn anh ! 1 • Thích • • • Trả lời • • 1 ngày • Phan Lữ Những bài thơ của Vũ Lập Nhật i như những lời nói lãm nhảm của một người bị bệnh tâm thần hoang tưởng , tôi đồng suy nghĩ như anh Trần Mạnh Hảo ! Trần Khuê-Hán Nôm Cảm ơn Trần Mạnh Hảo! Chẳng lẽ cả người viết và người chấm giải đều thiểu não và tâm thần hết rồi chăng? Chắc là điềm gở đó thôi! • Thích • • • Trả lời • • 20 giờ • Lê Phú Khải nhung thang dien trao giai cho nhung thang dien tmh la nguoi thang than • Thích • • Trả lời • • 1 ngàyVương Trọng Tôi ko dại gì để mất thời gian vào loại qua hàng này, sau khi đọc ít dòng để biết nó như thế nào! 6 • • Thích • • Trả lời • • 3 ngày • • Đã chỉnh sửa 3 phản hồi • Trần Xuân An Thế này thì VĂN VIỆT (Văn đoàn độc lập Việt Nam) cũng hỏng mất rồi. 5 • Thích • • • Trả lời • • 3 ngày • Đang hoạt động Nguyễn Thế Kiên Nguyên đọc hết được cả chùm thơ này, em đã xứng đáng nhận cái gì đó, ít ra là quà tặng từ BTC tiên sinh ạ. Kkk 6 • Thích • • Trả lời • • 3 ngày Bùi Quang Thanh Chỉ biết thán phục ý chí của TMH khi ngồi đọc những dòng nhảm nhí này để đưa lên dư luận. • Thích • • Trả lời • • 19 giờ Chu Mộng Long Thơ của Văn đoàn độc lâp cũng rất nhảm nhí. 3 • Thích • • Trả lời • • 1 ngày Huu Xuan Nguyen Các cụ nhà ta có câu hay lắm :” Hết khôn dồn đến dại ” là cái thời này đây ,thời mạt ! Quan lại mạt , thầy, cô mạt, vợ chồng mạt ,cha con mạt !! 2 • Thích • • Trả lời • • 1 ngày Tối nay, nhà văn Phạm Đình Trọng, một thành viên của “Văn đàn độc lập” đã gọi điện thoại cám ơn chúng tôi vì đã đưa vấn đề này ra công luận. Anh Trọng cũng khẳng định các giải thưởng thơ của ‘văn đoàn” quá bậy bạ, quá láo lếu, xúc phạm bạn đọc cả nước. Họa sĩ Thành Chương sau khi đọc xong các bài thơ được giải của văn đoàn độc lập đã viết : “Thành khính phân ưu”.,. Sài Gòn 11-3-2019 T.M.H.

https://www.facebook.com/100007866397796/…/2339002613038596…

FB Nguyễn Hoàng Anh Thư (GV dạy Văn PTTH, nhà thơ đoạt Giải Thơ Văn Việt lần thứ nhất 2014-2015):

Ông Trần Mạnh Hảo trích thơ người khác kiểu dưới ảnh này đây, rồi đám đông vào đọc chửi toá loạ tam tinh

Thiêu hủy bài thơ

Tựa như bạn đánh rơi

từng con số thật nặng

như giá xăng

từng cây số được xếp chồng trong túi áo

Tựa như bạn đánh rơi phụ âm cuối

sự mát lạnh từ vầng trăng

đêm chẳng thể viết thành lời

sau giấc mơ

trăn trối

Tựa như chiếc bóng nằm nghiêng trên lưỡi cuốc

trong giấc mơ của cha

xới lên từng giọt mồ hôi

tựa như nhọc nhằn từng nụ cười

bạn không thể đánh rơi

nỗi lo của mẹ

Thiêu hủy bài thơ

rút từng lời nói

của thời gian

như sáng nay đã khuyết một góc đường

có chùm trạng nguyên vừa trụi lá

bạn sẽ đổ lỗi cho một số lý do

về cái máy tính bị tắt nghẽn

và bạn sẽ biết

tình yêu cuộc sống

lớn hơn mười ngón tay

hơn sự phàn nàn

về số tiền lương ít ỏi mà bạn nhận cuối tháng

bạn hãy chấp nhận

tham gia với đám đông

để đi tìm cầu vồng

mọc sớm

Thiêu hủy bài thơ

tựa như điều bạn đang đợi chờ

và không thể nói

tôi đang rơi

vào cơn buồn ngủ

chẳng có bài thơ nào kể lại cho bạn nghe

về câu chuyện thiên đường

hay địa ngục…

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2234806876735033&set=a.1415572445325151&type=3&theater

Bình luận:

ThaoNguyen Lê Em thích thơ chị. Đã thích thì không cần lý do chỉ bởi chạm đến những gì tự nhiên nhất khi cảm thụ. Vậy thôi

BửuNam NguyễnPhước (nhà thơ, PGS Văn học, Huế):

Một kiểu trích dẫn thay đổi cấu trúc ngắt dòng ngắt khổ với những khoảng trắng khoảng lặng … tạo cho nó liền kề dính nhau ,nhập cả hai bài làm một này là một kiểu tái tạo lại văn bản để bình và thẩm thơ bất chính, thiếu thiện lương ,đầy ác ý xuyên tạc… Kiểu bình phẩm như vậy cho thấy đó là một con người thẩm và bình thơ này thiếu ngay thẳng … và đáng chê trách ! Và người có chút tên tuổi như TMH lại càng đáng chê trách hơn !

Huỳnh Lê Nhật Tấn (nhà thơ):

Hôm nay khác những thời kỳ văn học bị truyền thông báo chí một chiều. Muốn la lên phê phán độc quyền thông tin.

Nay đã khác, kiến thức và trí tuệ trong toàn cầu hóa. Vì khi câu chuyện phê bình văn học tự nó giết chết người viết. Bị phê phán hay nhận xét phải có nền tảng và cơ sở luận cụ thể, kiến thức nhứt quán. Nó không thể viết trực cảm, lối phê bình XHCN. Hãy yên tâm dù chê giá trị nó vẫn sáng.

Nam Sinh Phạm: Thư ơi… chị làm thơ vì cảm xúc trước sự vật nên giản đơn như chính mình, còn em tuổi trẻ đầy năng lượng, nhiều kiến thức, đầy tư duy và sáng tạo nên thơ chắt lọc tinh túy hơn, vì rứa khi đươc đoc những vần thơ lạ có những suy tư rất mới và rất lạ nên chị thích lắm, rất hay, em yên tâm dù thế nào ban giám khảo giải cũng đã đánh giá cao và thống nhất trao giải rồi, những con cú ghen ăn tức ở rồi có ngày cũng phải biết chỗ đứng của mình nơi nào thôi

Chúc em an nhiên để thơ em vẫn được mọi người trân trọng

Tien Dang (nhà nghiên cứu phê bình, Pháp)”

Xưa nay tôi vẫn đánh giá cao thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư

YoTo Nguyen Cá nhân mình thấy thích thơ như ri.

Mang lại nhiều cảm xúc mới, lạ và đẹp

FB Nguyễn Hoàng Anh Thư:

Nếu họ chịu khó tìm đọc thơ nước ngoài hoặc gần hơn là thơ Hàn Mặc Tử, chắc họ sẽ rủa xả đến hết đời vẫn chưa nguôi cơn cuồng thơ. Vậy đó, lý do để đất nước thành cường quốc thơ mà chẳng bao giờ có thứ chi đọc cho hay ho thú vị cũng từ những cái não quen đóng khung hình trong dăm ba chữ, chẳng bao giờ họ biết liên tưởng chắp nối tư duy để hiểu một thế giới khác hơn. Vừa đọc xong câu này:

“Công việc làm sạch tâm trí và tạo ra nhân cách” – Mikailovich Dostoevsky, Văn hào Nga.

Những người não như ếch thì chỉ biết ộp ộp khi mưa tới, biết chi thơ mà bày đặt!

Chưa thấy ai chê thơ Thư viết, nay lại bị đưa lên thớt cắt trước cắt sau như ri đây: trong link https://www.facebook.com/100007866397796/…/2339002613038596…

Bông nở dưới mưa bụi, chẳng có chi phiền não khi đọc bài trên, chỉ thấy buồn là 1 đám đông bảo thủ chửi hùa bịa đặt sự thật khiến đất nước không lớn hơn được.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2234433356772385&set=a.1415572445325151&type=3&theater

Bình luận:

Việt Văn Tôi đã comment zư lày mà bị TMH block ngay, “bản lĩnh” thiệt: – Khác quan điểm về Thơ,có quyền chê, phê, tranh luận, nhưng sỉ vả, thóa mạ ko phải là tư cách của ng cầm bút có văn hoá

– Đùng lập lờ đánh lận tổ chức VĐ ĐL của Ng Ng với HNV của Hưu Thỉnh, VDĐL ko tiêu 1 xu của dân, tự lập ra, có quan điểm riêng.

– Đừng lôi ông Ng Ng vào đây, quy chế HĐ Gảii rât rõ: ông Chủ tịch có trách nhiệm cử ban xét Giải, sau đó giao toàn quyền cho Ban chuyên mon,ko can thiệp

– Thơ Mới từng bị các cụ chửi, Baudelaire, Whitman, Ginsberg từng bị dưa ra toà, kết quả thế nào?

Lê Minh Hà (nhà văn, nhà thơ, CHLB Đức):

“Bản thân em bảo là thích thơ được giải mấy mùa qua thì em phải nói ngay là em không thích. Thơ không phải để hiểu, thơ là để cảm, và chưa cảm được nhiều phần là do em, và em nghĩ là ngay cả khi cảm ra rồi vẫn không thích thì việc làm cho em thích không phải là nghĩa vụ của người viết. Một điều hiển nhiên như thế…”

Đây là một đoạn chat của LMH với anh Tiet Hung Thai hôm qua. Chia sẻ cùng anh Hoàng Hưng Việt Văn, chị Nguyễn Giáng Vân, anh Bửu Nam BửuNam NguyễnPhước, bạn Nguyễn Hoàng Anh Thư, Phapxa Chan, chị Kim Cúc Ngô Thị.

Từ cái ba chấm ở đoạn trên, LMH nghĩ thêm thế này: việc của người viết là viết, của người đọc là đọc. Và đọc thì có nhiều cấp độ. Đọc thơ chắc phải là ở cấp độ cao nhất. Tranh luận về thơ với ai không có khả năng chấp nhận sự không giống mình thì cũng tựa như cầu thủ bóng đá vào sân tranh bóng với vận động viên bóng chày vậy. 🙂 Mà nếu xung đột lại còn nằm ngoài quy phạm của hai hình thức thể thao với bóng kia thì thà vạch đầu gối ra lẩm bẩm một mình có khi còn tự ngộ được đôi điều.

Thư và Phapxa Chan bình tâm với thơ và hoa đi.

Kim Cúc Ngô Thị Thơ mà cũng có THƠ MẪU, khác với mình thì gào lên như bị cái gì, :v :v. Những kẻ này mà làm tổng biên tập thì chỉ in cái gì giúng của mình, nhân mình lên thành hàng triệu nhà-thơ-một-duộc, 🙁 🙁 . Đúng là thảm họa, Nguyễn Hoàng Anh Thư

FB Nguyễn Đức Tùng: (nhà thơ, nhà phê bình thơ, dịch giả, Canada):

Thư Gởi Chung AC Văn Việt, Các Anh Hoàng Hưng, Trần Mạnh Hảo, Pháp Xa Chan, Nguyễn Hàn Chung:

1. Bất cứ thời kỳ nào, người đọc cũng tìm cách chống lại những cách tân của người viết. Thơ ca hôm nay có thể chia làm hai loại, thơ viết cho người đọc và thơ không chú tâm đến sự đồng cảm của người đọc. Loại thứ hai đóng góp vào việc làm mới, nới rộng các biên giới của ngôn ngữ và nghệ thuật, nhưng đối với nhiều người, chúng khó hiểu và bài thơ dường như không có đường vào.

Thơ đương đại tác động đến chúng ta, “thơ hay” làm xúc động người đọc, “thơ dở” làm họ tức giận, theo một phương cách mạnh mẽ và cay đắng hơn ngày trước. Trái với nhiều người tưởng, nhu cầu đối với nghệ thuật và thơ ca không hề thuyên giảm, chỉ có điều chúng không được thỏa mãn đầy đủ như trước đây. Thử thách lớn nhất đối với thơ ngày nay là nhân đôi: không phải chỉ là làm thế nào để thơ trở nên hay, theo cách hiểu cổ điển, làm yên lòng người đọc, mà còn là để trở nên xuất sắc một cách mới mẻ, mở đường cho nhận thức và cảm xúc mới. Công việc ” vừa phải hay vừa phải mới” này thật khó khăn, đối với tất cả các nhà thơ trên thế giới, nhưng đặc biệt đối với nhà thơ Việt Nam, vì rất nhiều lẽ. Tôi sẽ xin phân tích sau.

2. Tôi đã từng một lần ở trong Hội đồng giải thưởng thơ hàng năm của Văn Việt, và đã bỏ phiếu của mình, một cho Nguyễn Hoàng Anh Thư ở trong nước (và một cho Ngu Yên ở Hoa kỳ, nếu tôi nhớ không lầm). Bây giờ nhìn lại, tôi vẫn tin quyết định ấy là chọn lựa tốt nhất mà tôi có thể có được.

3. Thái độ của các văn nghệ sĩ đối với nhau là một chuyện khác: phê bình thì tốt, chửi mắng hay hạ nhục nhau là điều tệ hại.

Tôi có đọc qua FB/ Phapxa Chan và FB/ Trần Mạnh Hảo, nhưng bận quá chưa góp ý gì, nhân đây nói luôn. Khi làm hai cuốn sách, tôi đã chứng kiến quá nhiều trò khỉ, từ hiểu lầm thành thực đến phỉ báng, gây chia rẽ, nên không thèm để ý. Rồi anh em đàng hoàng sẽ dần dần tự nhận ra ai đúng ai sai, ai có đúng mà cũng có sai.

Quang Trung hoàng đế có sống lại mà ứng cử tổng thống, chắc cũng chỉ có 70 phần trăm phiếu bầu, 30 phần trăm tha hồ… chửi.

Hy vọng anh HHưng cũng thế, bình tĩnh, thời gian. Anh TM Hảo cũng là bạn của tôi cũng như anh LPKhải là bạn của Văn Việt, hôm trước mới gặp nhau ở SG mà, nhưng cái nhìn văn học của anh LPK cũng “cổ điển” như anh TMH. Văn Việt nên làm một cái FORUM đàng hoàng, thì sẽ có người tử tế nói chuyện, chứ như cái chợ thì không ai nói cả. Tôi gởi lời chào đến các bạn làm thơ và đọc thơ, theo trường phái cách tân hay cổ điển, chống Trump điên khùng hay ủng hộ Trump điên cuồng. Tôi tin dù các bạn ủng hộ thơ mới hay không thì cũng đều ủng hộ Văn Việt, một diễn đàn VHNT trong sạch, yêu nước thương dân, trang nhã.

Nguyễn Đức Tùng

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1005346923003069&set=a.103990589805378&type=3&theater

Bình luận:

Nguyen Anh Tuan (Giáo viên Văn PTTH, Nghệ An, nhà thơ):

Tôi đồng ý với ý kiến nhận xét của tác giả thơ Nguyễn Đức Tùng, về phân loại người đọc và rằng, sự khác lệch nhau về thẩm mĩ ngôn từ thơ sáng tạo với thơ mô phỏng cũng có thể ví von như, 4 triệu công dân ưu tú về chính trị với 90 triệu quần chúng o a bờ cờ về nó vậy . Và, bất cứ ở đâu và bao giờ, những cái mới cũng phải tiên phong mà tạm chịu lụy cái thói quen bản năng . Sáng tạo mới của nghệ thuật thơ thì mới khảng định được thiên chức của thơ và quyền năng tối cao mà , thi sĩ được đứng ngang tầm với thượng đế toàn năng. Có chăng, việc thẩm mĩ thơ của người đọc và giới phê bình ở d’annam cũng rất cần ” Thuốc” ( Lỗ Tấn ) ?

FB Nguyễn Hàn Chung (nguyên giáo viên Văn PTTH Quảng Nam, nhà thơ ở Hoa Kỳ):

Con đường

bị nhạo báng

Trên xa lộ không có nhiều đèn tín hiệu

dù có bao nhiêu làn đường bạn cũng phải đi theo cùng một hướng.

Ai đi ngược là nhận lãnh từ chết tới bị thương.

Bạn có dám đi ngược lại không?

Những người tưởng mình là tay lái siêu đẳng cứ phóng theo hướng cố định nhiều lắm là chuyển sang trái, lách sang phải vượt chiếc xe này, qua mặt chiếc xe nọ rồi huênh hoang khi đến đích trước.

Một nhóm cánh hẩu công kênh gọi đó là sáng tạo, sáng tạo một con đường trên những con đường có từ vạn đợi.

Tất nhiên họ sợ bị thương sợ cái chết, không ai có thể trách họ trừ họ.

Người bỏ xa lộ khai mở một con đường vào chốn rừng rú thâm u thường bị nhạo báng bởi những kẻ suốt đời ung dung đi theo những mũi tên chỉ đường vạch sẵn.

Họ gọi người mở đường là khùng điên nhưng khi những người khùng điên trên con đường khai mở ấy đã đến đích thì đám đông mới vỡ lẽ ra nhiệt liệt tung hô, tung hô một người đã kiệt sức chết trên đỉnh vinh quang của thi ca mà họ không bao giờ được hưởng lúc sinh thời.

Con đường ấy được những người kế tục mở ra thành xa lộ rồi tiếp tục lại thành con đường mòn cụt.

Vẫn còn những con người lữ hành cô độc lặng lẽ mở đường máu đi trong sự nhạo báng của đám đông.

Bạn có dám đi một mình trên con đường ấy không?

Góc cạnh

Cuộc người

có góc tù góc nhọn

ta sống

hình vuông

Những diều phải trái

không bao giờ

có một chuẩn mực nhất định

Bài thơ

không cần vần vè

vì nó cần phải thế

Giống như anh

cần đàn bà để bổ sung

những tố chất khiếm khuyết

mà thượng đế bỏ quên

khi tạo dựng một người đàn ông hoàn hảo

Nguyễn Hàn Chung

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10156603358683751&set=a.10151124652948751&type=3&theater

FB Phan Quỳnh Trâm (nhà thơ, Australia):

Trên thế giới, đặc biệt ở Tây phương, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều nhà thơ đồng thời là những nhà lý thuyết và phê bình thơ rất xuất sắc. Hiện tượng đó hình như ít gặp ở Việt Nam. Có nhiều người làm thơ khá hay nhưng khi bàn về thơ người khác thì lại rất vụng. Nó không những tiết lộ nhiều điều về kiến thức cũng như khả năng thẩm thức nghệ thuật mà còn thể hiện tâm địa của người ấy. Ở một số người, tâm địa ấy rất hẹp hòi, nhỏ nhen và đầy những đố kỵ. Khi đọc, chúng ta thấy tiếc cho họ: Phải chi họ giữ im lặng thì hay biết mấy!

https://www.facebook.com/phanquincy/posts/10156964585218903

Bình luận:

Thanh Tieu Tất cả cũng tại ở ” TẤM LÒNG ” cởi mở hay hẹp hòi ; sâu hay nông ; tốt hay xấu…

Nhà văn nhà thơ ; nhạc sĩ ; họa sĩ.. Những người làm NNghệ Thuật .HỌ có cấu trúc riêng và được mặc định ở “cái tôi” khác biệt với đại chúng …và chúng ta hầu như không thể hiểu HỌ theo suy kiến riêng của Họ . Họ là người mà Thượng đế cho phép ” vào ra ” cho mỗi sáng tạo và xem đó là quyền năng của Thiên sứ …

Bình luận ; Phân tích ; Phán xét …đều là cảm tính và chỉ tạo ra gianh giới … Đó cũng là cuộc khởi chiến cho những “cái tôi ồn ào ” tranh cãi .

Công Phúc Võ Nền phê bình văn học Việt Nam thường có xu hướng khen chê theo lối bầy đàn, hoặc bồi bút nâng bi, trong khi đó, phê bình văn học là một bộ môn khoa học, buồn lắm thay! Văn học Việt Nam “vàng thau lẫn lộn”, không tiến lên được, một phần là do những điều trên! hu hu

Bình Luthier Mọi chuyện về văn học nước nhà lỡ làng hết rồi.

Chỉ có một thời từ 1930 đến 1975 (30, 40 năm là quá ít, số người cũng không nhiều) là còn phong phú, dân trí văn chương khá cao.

Muốn phê bình tốt là phải đọc nhiều. Bây giờ có sách đâu mà đọc. Cơm áo gạo tiền là hết thời gian.

Bây giờ ai làm được gì đó hay hay là nên khuyến khích. Khuyến khích để nuôi dưỡng thế hệ mới.

Trễ muộn cả 200 năm. Sự thật buồn là vậy.

Quân Nguyễn Đức Cá nhân nghĩ việc đầu tiên ở Việt Nam quá thiếu các tư duy độc lập và chịu trách nhiệm cho quan điểm của mình. Việc đó dẫn đến các lời bình mang xu hướng khen tặng, chê bai hơn là có cái nhìn khách quan. Thêm nữa ở góc độ trình độ người bình thơ cần có nền văn hóa khá cao – điều này cần có sự tích lũy không chỉ một thế hệ.

FB Vũ Thư Hiên (nhà văn ở Pháp):

VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP LÊN TIẾNG VỀ VIỆC TRAO GIẢI THƠ:

1/ GIẢI KHÔNG DÙNG TIỀN CỦA AI KHÁC NGOÀI TIỀN ỦNG HỘ CỦA ĐỘC GIẢ YÊU VĂN VIỆT GỬI TẶNG.

2/ BAN CHẤM GIẢI GỒM NHỮNG TÊN TUỔI QUEN BIẾT, CÓ THÀNH TỰU CHUYÊN MÔN, TỰ NGUYỆN LÀM VIỆC KHÔNG CÔNG, HÀNH XỬ ĐỘC LẬP, KHÔNG CHỊU BẤT CỨ ÁP LỰC NÀO.

3/ HI VỌNG NHÂN DỊP NÀY SẼ CÓ CUỘC TRAO ĐỔI NGHIÊM TÚC VÀ CÓ VĂN HOÁ TRÊN DIỄN ĐÀN VĂN VIỆT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ THƠ HIỆN NAY, KHUYẾN KHÍCH SỰ CÁCH TÂN, CẬP NHẬT THỜI ĐẠI.

https://www.facebook.com/thuhienvu22222/posts/10218822951788659?__xts__[0]=68.ARBVyozTOS6CQoGEUrvYk68Pdbk9r-0J3nKBjZRJZzSJ1hvUkwOPUJri3RWfgYvVy-SfygnhAjNrApzM2H5ZbdpaQWhfPxSKbyTGe3NyZhiZ7BINWjD-tiAyG_lnUEZrwdrLRJPUJWhfAsJdP1lK7SdRqKBhVuyKczNOC7fcMaORWz6gbedyrwz9SJ5_RzUcqQNTg3FUGQxdIwEc6BPcio6Dl0wZ8dpw-lgXKD4Tpm-_gh3S1f_AjldMkeKPHTlk-bxDzACsiHI44nSl0a3DuRfNuKD4-DHp4tpXsM9ugZ4M5rgwsOD7yeYLy-krEDFM9OstVJQQGb0YBPdkW8Rv&__tn__=-R

FB Thận Nhiên (Nhà thơ & nhà văn, Hoa Kỳ):

SỰ RA ĐỜI CỦA MẶT TRẬN CHỐNG PHẢN ĐỘNG TRONG THI CA

Với nhiều người, họ làm ra một cái khuôn có những tiêu chuẩn mà được cho là thi ca. Họ thả mỗi văn bản vào cái khuôn đó, nếu nó vừa hoặc lọt vào thì văn bản đó là Thơ, nếu không lọt thì nó là đồ Phản động Thơ/Thơ Phản động/Thơ giả mạo/Thơ tiếm danh…

Người làm thơ kiêm phê bình thơ vác cái khuôn đúc thơ đó trong đầu, chốc chốc lại thả một văn bản tình nghi là thơ của người khác vào đó xem nó có lọt không, nếu lọt là đồng loại, đồng chí, nếu không lọt thì phải hô hoán lên cho mọi người cảnh giác, vì cho rằng mình phải thực hiện chức năng công dân bảo vệ thi ca chống thế lực thù địch, phản động thơ, có yếu tố nước ngoài (hai món thường được gán cho là Hậu hiện đại và Tân hình thức).

Kẹt cái là thơ luôn nhúc nhích, cựa quậy, không chịu vừa với cái khuôn nào cả; thậm chí luôn có khuynh hướng thoát ly và thoát y, nhảy và múa, bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.

Thế là cảnh sát thơ, mật thám thơ, công dân thơ phải lên tiếng đoàn kết, phải liên kết thành lập măt trận để chống phản động, kiểm tra thơ trên từng khúc quanh mà thơ có thể đi qua.

– Này, chú kia, đưa thơ ra cho ta kiểm tra thi tịch!

– Dạ…

– Cái này mà gọi là thơ à? Về phường để thẩm tra, không được chống cự. Mọi hành vi vô chính phủ trong thơ sẽ bị truy tố trước pháp luật!

https://www.facebook.com/nhan.ton.50/posts/2546257195445795?comment_id=2546624758742372&notif_id=1552399810320290&notif_t=comment_mention

Bình luận:

Anh Thuan Doan (nhà văn, Pháp):

Đồng ý, trừ “Người làm thơ kiêm phê bình thơ vác cái khuôn đúc thơ đó trong đầu” ;-). Đã biết phê bình thì không bao giờ vác cái khuôn 😉

Đỗ Trung Quân (hình như là nhà thơ & hoạ sĩ… hihi): Đây là một bài thơ hay nghen iem kim cúc .

Lê Vĩnh Tài (nhà thơ, Cao nguyên miền Trung): Họ thả mỗi văn bản vào cái khuôn đó, nếu nó vừa hoặc lọt vào thì văn bản đó là Thơ, nếu không lọt thì nó là đồ… => cái ni chắc ai cũng bị (ví dụ như: tiếc quá T ạ, mày không còn là nhà thơ nữa rồi… :))

Như Quỳnh de Prelle (nhà thơ, Bỉ): Việt Văn một bài có ý khái quát cả trong ngoài thơ ca tiếng việt đây anh

Lưu Trọng Văn

Hảo ơi!

Gần đây dân quan tâm tới văn thơ nước nhà bất ngờ trước làn sóng tấn công giải thưởng thơ hàng năm của Văn Việt.

Hảo với tính cách xưa nay của mình đã khen thì lên mây, đã chê thì như bà nhà quê mất gà chửi.

Gã chơi thân với Hảo và vẫn thuỷ chung chơi với Hảo hơn 40 năm mặc dù bị ối nhà thơ, nhà văn rất tên tuổi bảo: mày còn chơi với nó, tao sẽ từ mày. Kệ. Gã là vậy.

Gã mến Hảo vì tài thơ của Hảo và vì cả những cơn điên bảo vệ con đường thơ mà Hảo đã đi, đã chọn và cho là thế mới là thơ.

Gã không ngạc nhiên khi Hảo mạt sát thậm tệ trường phái thơ của Nguyễn Quang Thiều và cho đó là Tân con cóc. Thiều chỉ vểnh râu cười theo cách giai Hà Đông – sông Đáy: không chấp.

Gã thích thơ của Thiều và thấy được hồn quê, hồn dân tộc lóng lánh trong ánh chữ tưởng chừng lộn xộn của trò chơi sắp đặt.

Gã cảm nhận bên cạnh lối viết tự nhiên như văn nói của các bạn thơ trẻ như cô gái Vũ Nhật Lập xưa nay chưa ai biết mà Văn Việt trao giải mà Hảo chửi ngút giời ẩn chứa những khát khao bung phá khỏi những khuôn mẫu, đau đáu một khát khao tìm đường, nôn nao một giấc mơ bừng sáng thân phận.

Gã có cách cảm nhận của mình.

Các thành viên ban giám khảo giải thưởng thơ Văn Việt của Ban Vận động VĐ Độc lập có quan điểm riêng của mình.

Xưa nay thơ mỗi người cảm một cách. Vì vậy Paul Nguyễn Hoàng Đức mới chê Truyện Kiều của Nguyễn Du và bảo đó không phải thơ. Vì vậy cụ Lê Duẩn và cụ Huỳnh Thúc Kháng mới bảo Truyện Kiều là Dâm thư. Trong khi đó cụ Phạm Quỳnh coi Kiều là áng văn bất hủ của Dân tộc đến nỗi cụ nói: Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, nước Nam ta còn.

Cha gã người khởi xướng Phong trào Thơ mới mà Hảo nhớ chứ, Hảo rất mê thơ cha gã, Huy Cận… từng nhiều lần Hảo say sưa đọc thơ của các cụ cho các cụ nghe. Có lần cha gã kể cho gã nghe, cha gã diễn thuyết thơ mới tại Quy Nhơn đã bị bố của Xuân Diệu – một cụ đồ Nho rút guốc đuổi.

Hảo nghe này, gã thích thơ Hảo, gã thấy nhiệt huyết đất nước thấm đẫm từng câu thơ đằng sau lối viết sóng cuộn và cơn bốc đồng cuồng nhiệt của Hảo. Nhưng có nhiều nhà thơ tên tuổi lại chê thơ Hảo: ngạo ngôn, lộng ngôn chứ thơ đếch gì. Gã chỉ cười, không cãi.

Hảo nghe này, có một nhà thơ tự cho là Vua thơ nói với gã: thằng Hảo không biết làm thơ. Gã cũng không cãi.

Cãi làm gì? Cũng như bây giờ Hảo chê thơ Thiều và các nhà thơ trẻ được giải Văn Việt là thơ Tân con cóc. Gã tôn trọng quan điểm thơ và quyền chê thơ của Hảo – cãi làm gì.

Nhưng Hảo nhớ chứ, cái đận Hảo viết bài thơ “Nguyên Hồng” nói về thân phận các Tám Bính xưa chả khác nay bị các nhà phê bình Mác Xít và an ninh văn hoá quy kết, đó không phải là thơ mà là truyền đơn phản động bêu xấu đảng, Hảo lâm nạn, gã đã kịch liệt cãi.

Gã đã đưa bài thơ của Hảo cho cha gã đọc cùng trường ca tuyệt vời của Hảo – “Đất nước hình tia chớp” và “Mặt trời trong lòng đất”. Cha gã đã gặp Trường Chinh và tranh luận với Trường Chinh về thơ Hảo. Và kết quả thế nào chắc Hảo không quên.

Vậy đó.

Hảo ơi!

Vậy đó hay và dở sao cũng được, khen và chê là quyền của mỗi người. Gã tôn trọng cái không gian học thuật của phê bình thơ nhưng gã sẽ không còn im lặng nếu xé rào sang những động cựa chính trị.

Gã là một thành viên tự nguyện của Văn Đoàn Độc Lập do nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Ý Nhi, nhà thơ Hoàng Hưng sáng lập, gã xin nhắc Hảo duy nhất một điều: hãy tách biệt chuyện chê thơ của một giải thưởng mà quyền của cá nhân ban giám khảo với tư tưởng, lý tưởng của các nhà văn và tổ chức Văn đoàn.

Các nhà văn ấy tự bỏ tiền của mình ra để chọn thơ và trao giải thơ theo ý họ là Quyền của họ.

Hảo cứ việc chê thơ do họ chọn nhưng cần tôn trọng quyền kia.

Gã mách Hảo nhá, Hảo tự lập Giải thưởng thơ Trần Mạnh Hảo đi. Hảo tự chọn, tự bỏ tiền trao giải. Tuyệt vời. Còn ai chê thơ Hảo chọn thì hê hê… mặc họ.

Gã xin vuốt đuôi câu này, ai chê cách phê bình thơ theo kiểu củ ấu, bồ hòn thì cứ việc, gã vẫn khoái đọc của Hảo vì gã luôn mở lòng với bất cứ ai nói khác mình nếu không lên giọng quy kết như quy kết bài thơ Nguyên Hồng của Hảo là phản động.

Nền Dân chủ khen chê thơ muôn năm!

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2290297451295479&id=100009457401127

Bình luận:

Ly Hoang Ly Status của chú rất khách quan ạ. Cháu cảm ơn chú đã luôn thấu hiểu và dung hoà mọi sự. Chú cho phép cháu nói thêm vài lời ở đây: Cháu cũng thích rất nhiều tác phẩm của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Nhưng cháu thấy vấn đề ở đây không phải là quan điểm cá nhân về hay dở của thơ người nào cả. Mà là khi trích thơ của mọi người để bình phẩm, nhà thơ TMH không để đúng hàng đúng dòng, biến thành một đống chữ hổ lốn, cắt xén nội dung trộn lẫn tùng phèo, nằm ngoài ý đồ của các tác giả thơ. Và các comment bên dưới cũng theo sự sai lệch ngay từ đầu mà bình luận, mạng xã hội ai cũng lại đọc loáng thoáng.. Và như vậy xét về tư cách cháu thấy đó là người không ngay thẳng đứng đắn, thiếu sự tôn trọng tối thiểu với văn chương nghệ thuật nói chung. Nhà thơ TMH cứ việc chê bai hết thảy từ ban giám khảo đến người được giải, cứ việc chửi bới mạt sát thơ họ không sao hết vì cháu nghĩ ai cũng vậy, khi đã có gan sáng tác và công bố sáng tác thì có gan chấp nhận và lắng nghe khen chê tác phẩm từ mọi người. Nhưng sự chê bai phải căn cứ vào sự thật và từ sự thật. Một người tri thức muốn đóng góp tiếng nói phản biện của mình cho xã hội để xã hội tốt hơn thì phải căn cứ từ sự thật mà phản biện, không thể căn cứ từ dối trá sai lạc do chính mình tạo ra để phản biện, dù là vô tình hay hữu ý, gây rối loạn và sự chú ý vô bổ. Tình thân bạn bè không vì thế mà mất đi. Bạn bè người tính này người tính kia, nhưng trong công việc và học thuật, thì bạn thân cháu có quý yêu mấy mà như thế thì cháu cũng nói thẳng chú ạ. Nếu nhà thơ Trần Mạnh Hảo lỡ gõ nhầm hay do lỗi kỹ thuật thì có thể du di được, nhưng nếu có ý thức nghiêm túc thì cháu thấy ông ấy nên vui lòng sửa lại lập tức status của mình trong phần trích dẫn sai lệch thơ mọi người.

Dục Tú Đào Khen chê. . .thơ, quyền mỗi cá nhân ,quyền độc giả; chả cần nói thêm. Song để có được “định hướng” văn chương giúp ích độc giả,giúp ích . . .thơ,lại cần có nhà phê bình đúng nghĩa. Tiếc thay những đôi mắt xanh thời a-còng có vẻ thiếu vắng quá. Chả lẽ . . .thơ thanh cao / tao ( ! ) là thế mà cứu ông nói gà bà nói vịt như chợ giời sao ! Đời sau,con cháu bảo thời. . mấy mươi năm.đầu thế kỷ 21,thơ Việt không có. . .kinh điển !!

Từ Sâm Nhất trí với anh LTV Không có sự mở lối không có đường mới. Và chính phong trào Thơ mới đã chứng minh. Cần phản biện có văn hóa hơn là sự khen vô văn hóa. Rất tiếc sự chê của nhà thơTMH lại..quá ít văn hóa . Riêng tôi, tôi tôn trọng giải VV và lối đi mới của các bạn trẻ.

Canh Tranthanh (nhà văn): Đầu tiên các nhà văn nhà thơ hãy thực hành dân chủ trong học thuật đã!
Tung Linh Nguyen
(nhà thơ, hiện ở Australia): Đập phá cái cũ là khởi đầu của xây dựng cái mới.

Comments are closed.