Kế hoạch mời Châu Nhuận Phát về Việt Nam ra mắt sách

Nguyễn Văn Phước

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

First News vừa hoàn tất ký kết Hợp đồng Bản quyền với NXB nước ngoài, đang tiến hành dịch, biên tập để xuất bản trong năm 2020 cuốn sách về cuộc đời và những góc nhìn cuộc sống của nghệ sĩ nổi tiếng Châu Nhuận Phát. Sau nhiều chương trình Hạt Giống Tâm Hồn mời những tác giả và những người có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng về Việt Nam như mời chàng trai không tay không chân Nick Vujicic về Việt Nam trong chương trình HGTH Đừng Bao Giờ Từ Bỏ Khát Vọng diễn thuyết trên sân vận động Thống Nhất và Mỹ Đình truyền cảm hứng năm 2013 giúp đỡ những người khuyết tật, Thần đồng văn học Nga Mikhail Samasky để gây quỹ giúp đỡ người khiếm thị Việt Nam 2014, mời GS Larry Berman tác giả X6-Perfect Spy Phạm Xuân Ẩn, James G Zumwalt, con trai Đô Đốc Hải Quân Mỹ Elmo G. Zumwalt – tác giả Chân Trần Chí Thép – Bare Feet Iron Will về Việt Nam ra mắt sách, làm sống lại những câu chuyện vô cùng xúc động ngoài trang sách. Mời tác giả tự truyện “192 Hours – Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh” Annette Hèkens – người sống sót duy nhất của vụ tai nạn máy bay kinh hoàng tại núi Ô Kha, Khánh Hoà về Việt Nam kể lại toàn bộ tai nạn máy bay VNA thảm khốc lúc bấy mà duy nhất cô là người sống sót… Và kế hoạch năm 2020 là First News rất trân trọng mời nghệ sĩ Châu Nhuận Phát đến Việt Nam nhân dịp ra mắt sách và nói chuyện chia sẻ về cuộc sống với các bạn trẻ Việt Nam. (Rất mong các bạn ở VN, Hong Kong và Trung Quốc có liên hệ và số liên lạc, email của Châu Nhuận Phát vui lòng Inbox giúp. Xin chân thành cảm ơn !).

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh và ngoài trời

Châu Nhuận Phát (周潤發, sinh 18 – 5 – 1955) là một nam diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Hồng Kông vào thập niên 1980 và 1990. Từ giữa thập niên 1990, ông bắt đầu chuyển hướng sang kinh đô điện ảnh Hollywood.

Châu Nhuận Phát sinh tại Nam Nha Đảo (南丫島), Hồng Kông trong một gia đình nghèo. Khi còn nhỏ ông thường phải dậy sớm để giúp mẹ bán đồ điểm tâm trên phố rồi buổi chiều ông lại phải ra đồng làm việc. Năm ông 10 tuổi thì cả gia đình chuyển đến bán đảo Cửu Long, Hong Kong.

Năm 17 tuổi, Châu Nhuận Phát phải bỏ học để giúp đỡ gia đình bằng nhiều công việc khác nhau như trực khách sạn, đưa thư, bán máy ảnh và tài xế taxi.

Diễn viên Châu Nhuận Phát là nghệ sĩ Hong Kong chân chính, người từng dùng một chiếc điện thoại cũ hơn 10 năm, ngay từ năm 2014 đã lên án Trung Quốc dùng vũ lực can thiệp giới trẻ và sinh viên đấu tranh vì dân chủ – và đã hiến gần như toàn bộ số tiền 17 nghìn tỷ đồng (742 triệu USD) mà anh có được để làm từ thiện, kèm theo những chia sẻ thật lòng rất cảm động:

“- Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Tôi chỉ là người giữ chúng và tìm ai đó thích hợp để chuyển giao mà thôi. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và sẽ ra đi cũng như thế.”

“- Có biết bao người ngoài đường không cơm ăn áo mặc mà tôi lại ăn mặc sung sướng để làm gì. Tiết kiệm một đồng làm những việc có ích chẳng hay hơn sao. Bởi vậy, muốn thành công lớn, hãy lo sống đạo đức, vị tha, nhân ái trước đã. Thành công rồi sẽ đến.”

“- Trong cuộc sống chẳng dài và cũng chẳng ngắn này – điều khó khăn nhất không phải là việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền – Điều khó nhất là câu hỏi làm thế nào có thể bình thản trước mọi sóng gió cuộc đời và có những người bạn tri kỷ. Tôi mong mình có thể sống giản dị và có ý nghĩa, thay vì suốt ngày đau đáu vật vã mưu tính chỉ nghĩ đến tiền”.

Một cách nghĩ giản dị khiêm nhường, một lẽ sống khác biệt đám đông, một nhân cách nhân văn thật sự đáng mến, đáng ngưỡng mộ cả Tài lẫn Đức.

Quốc gia nào có “chứa đựng” nhiều công dân với trái tim lớn như thế thì quốc gia đó sẽ phát triển giàu mạnh.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đi bộ, giày và ngoài trời

Nhưng người có trái tim lớn lại là người sẽ chịu khó làm những việc rất nhỏ như nhặt một túi nilon, dọn rác, nhường một chỗ ngồi, khuyên một điều hay… Những việc nhỏ như thế sẽ tích lũy dần để tạo ra những con người lớn lao. Châu Nhuận Phát đã giữ lại hộp cơm của một diễn viên khác vất bỏ để ăn, và khuyên các đồng nghiệp đừng phí phạm thức ăn. Việc rất nhỏ nhưng cần trái tim rất lớn.

Ngày 31.10.2014 Trung Quốc tuyên bố đưa 47 người nổi tiếng vào danh sách đen vì đã ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong và lên án sự đàn áp của Trung Quốc. Châu Nhuận Phát đứng đầu danh sách này.

Châu Nhuận Phát đã nói lên cảm nghĩ thật về cuộc biểu tình: “Tôi nghĩ những sinh viên tham gia vào cuộc biểu tình này là những người dũng cảm, có trách nhiệm và rất hiểu biết”. Ông cũng nói thêm “Cuộc biểu tình sẽ chấm dứt khi chính phủ đưa ra được định hướng thay đổi thực sự khiến người dân hài lòng.”.

Ông cũng lên án việc lực lượng cảnh sát Hong Kong can thiệp vào phong trào biểu tình cũng như sử dụng vũ lực quá mức cần thiết để ngăn chặn, đàn áp những người biểu tình.

(Tất nhiên, bất cứ ai thấy những cách thô bạo, dã man mà cảnh sát ở Hong Kong tấn công và bắt bớ đánh đập người trẻ Hong Kong giai đoạn vừa qua mà chẳng nhói tâm buốt lòng.)

Thông thường, những người nghệ sĩ nổi tiếng lại khá quan trọng đến tiền, tài sản và sống nhờ theo danh tiếng của mình. Họ thường ‘sống trôi theo dòng chính trị’ né tránh đến những vấn đề công lý, hay đấu tranh cho những người yếu thế hơn cũng như ít thực sự quan tâm đến cộng đồng bị áp bức bởi bạo lực của chính quyền. Họ rất sợ bị ảnh hưởng và vì vậy sẽ kiếm được ít tiền hơn. Với Châu Nhuận Phát – không chỉ ngược lại – mà còn hạnh phúc khi cho đi tất cả những gì mình đã vất vả làm ra được để giúp những người nghèo khó bất hạnh. Và quan trọng là cách anh trở thành một người giản dị chân phương ngoài đời khác hẳn phong cách trên màn bạc, và cách ứng xử với những người nghèo. Có vẻ như anh rất tâm đắc câu nói nổi tiếng của nhà văn Jack London gần hai thế kỷ trước: “Quăng một cục xương cho một con chó thì đừng bao giờ gọi là từ thiện – Từ thiện là chia sẻ cục xương với một con chó ngay khi bạn đang đói như một con chó”.

Nghĩa khí chính trực của Châu Nhuận Phát hoàn toàn khác với Thành Long và các nghệ sĩ ngôi sao Hoa ngữ luôn lấy lòng chính quyền – do thẳng thắn bày tỏ thái độ chính kiến ủng hộ Phong trào đấu tranh vì dân chủ chống bất công của giới trẻ, sinh viên Hong Kong nhiều năm trước từ phong trào Dù Vàng 2014 và cùng với việc ko đăng tuyên bố ủng hộ “Đường Lưỡi Bò xâm lược” nên anh đã bị cấm đóng phim ở Trung Quốc.

Khi được hỏi sẽ làm gì nếu Trung Quốc đại lục cấm phim của mình.

Ông nói rất bình thản: “Vậy thì tôi sẽ kiếm được ít tiền hơn thôi !”.

(Về việc mời Châu Nhuận Phát khi nào thành hiện thực và sẽ diễn ra thế nào xin sẽ được công bố sớm khi có thể – Tâm huyết của First News từ khi thành lập đến giờ: ‘Ý tưởng – Hành động luôn kiên định song hành cùng lúc – miễn đó là điều có ý nghĩa với cộng đồng và đáng làm.”).

Nguồn: FB Nguyễn Văn Phước

Comments are closed.