Chính phủ Tình cờ (kỳ 8)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image_thumb[3]_thumb[1]_thumb[1]

Sự Ly khai Lao động

Vào thời gian Cách mạng Pháp và trong các thập niên tiếp sau, sự chọn bằng bốc thăm quy mô lớn như thế đã là một kỹ thuật mà về mặt lý thuyết đã sẵn có để dùng, nhưng trong thực tiễn đã vật lộn để tìm được tính chính đáng chính trị. Không nhóm hay phong trào chính trị đáng kể nào đã gánh vác sự nghiệp. Một khi năng lực của chúng để phục vụ đã được xác minh, sự dùng các thành viên jury được chọn bằng rút thăm được biện minh do tính có thể thay thế cho nhau của sự phán xử dựa vào lương tri của các bồi thẩm viên như vậy. Nhưng một hình thức tương tự của tính chính đáng đã dường như không thể đạt được trong thế giới chính trị, nơi các ý kiến và các lợi ích đã thường xuyên bất hòa với nhau. Vì khái niệm lấy mẫu đại diện đã vẫn chưa được khám phá ra lúc đó, các diễn viên chính trị đã không tin rằng sự rút thăm là một phương pháp tốt để đại diện tính đa dạng của các ý tưởng và ý kiến. Cũng vậy, sự chọn bằng thăm cũng được xem như phi lý, mà đã là một nhân tố cốt yếu trong sự biến mất của nó giữa bối cảnh của chủ nghĩa đa nguyên chính trị.

Như chúng ta đã thấy, ý tưởng về sự đại diện dân chủ như một “vi thế giới” hay gương (phản chiếu) của nhân dân đã hiện diện vào thời gian của các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp. Tuy vậy, không có khả năng để dựa vào khái niệm lấy mẫu thống kê nên những người bênh vực quan điểm này đã phải quay sang các dụng cụ khác hơn sự chọn bằng bốc thăm. Các nhà Anti-Federalist đã biện hộ cho các khu vực bầu cử nhỏ mà sẽ ủng hộ các thợ thủ công và các chủ trang trại – một đề xuất bị bác bỏ về mặt chính trị, và có lẽ đã có hiệu quả kỹ thuật đáng ngờ. Lựa chọn sẵn có khác đã gồm sự đại diện riêng biệt, kiểu-đoàn thể của các phần khác nhau của sinh vật xã hội. Như thế, tại Estates-General (Cơ quan Lập pháp) trong năm 1789, một nhóm phụ nữ đã khẳng định rằng “hệt như một quý tộc không thể đại diện một người bình dân, một người bình dân cũng chẳng thể đại diện một quý tộc, cũng thế một đàn ông, dẫu thành thật đến đâu, không thể đại diện một phụ nữ. Giữa những người đại diện và những người được đại diện, phải có một sự đồng nhất lợi ích tuyệt đối.” (Vegetti Finzi, 1992). Tuy vậy, con đường này đã quá gợi lại Chế độ Cổ xưa để thực sự có được tính phổ biến trong các giới dân chủ triệt để.

Sự nhận ra rằng các giai cấp xã hội có đặc quyền hơn thực ra đã kiểm soát sự đại diện chính trị có nghĩa rằng ý tưởng về sự đại diện bởi các nhóm xã hội đã đều đặn được xem lại trong các thảo luận chính trị. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về việc này ở Pháp đã là Tuyên ngôn Sáu mươi được soạn để ủng hộ các ứng viên công nhân và được những người thuộc giai cấp lao động đi theo Proudhon phát hành vào ngày 17 tháng Hai 1864. Lý lẽ của họ đã đơn giản. Các nét đặc trưng xã hội của các ứng viên hiện tại có nghĩa rằng lao động trên thực tế đã bị tước quyền đại diện. Vì thế, các công nhân nên tách ra và khẳng định sự tự trị của họ khỏi các giai cấp “cao hơn.” Bằng việc đề cử các ứng viên riêng của họ trong không gian chính trị trong đó lao động đã bị gạt sang bên lề, giai cấp lao động sẽ cho phép các nhân vật trước đây không được biết đến với một kinh nghiệm không thể thay thế được của xã hội để nổi lên, đấu tranh chống lại logic của sự phân biệt xã hội mà trước kia đã cai quản các cuộc bầu cử. Được viết trong giữa thế kỷ thứ mười chín, Tuyên ngôn Sáu mươi đã quay lại với Cleon ở Athens cổ xưa: “Ngoài ra, chẳng phải phiếu của các cử tri của họ trao uy quyền lớn cho các lời nói của họ hơn bất kể uy quyền nào của nhà hùng biện nổi tiếng nhất? Bắt nguồn từ quần chúng, những người được bàu mà ngày hôm trước càng ít người biết đến và vô danh thì các cuộc bầu cử sẽ có tầm quan trọng càng đáng chú ý.” (“Manifeste des Soixante,” L’opinion nationale, February 17, 1864, được trích trong Rosanvallon, 1998, pp. 76–89).

Bằng việc nhấn mạnh lý tưởng không phân biệt này, các tác giả của Tuyên ngôn như thế đã thấy mình theo nhiều cách đồng ý với trường hợp dân chủ cổ điển cho sự chọn bằng bốc thăm. Các công nhân đôi khi đã chọn ngẫu nhiên các đại diện của họ trong Cách mạng 1848. Tập quán đã tiếp tục được các phường hội lao động dùng theo một cách thế tục, bởi vì tính đơn giản của nó nhưng cũng bởi vì nó hạn chế các xung đột tiềm năng và vì thế đã là một dụng cụ “anh em và bình quân.” Vì thế được xem như chính đáng để dùng sự rút thăm bên trong các nhóm đồng nhất. Theo logic này, sự rút thăm đơn giản muộn hơn đã được hiệu chỉnh dùng một loại hạn ngạch giữa các nghề trong đại hội công nhân Paris vào ngày 20 tháng Ba 1848 (Gossez 1967, pp. 241–243).[1] Tuy nhiên, ngay khi một cơ quan chính trị gồm các giai cấp khác nhau, sự rút thăm đã không còn được xem là một dụng cụ hợp lệ nữa, vì sự không sẵn có của sự lấy mẫu đại diện như một sự tham chiếu quan niệm có nghĩa rằng các diễn viên chính trị đã không thể hình dung làm sao sự rút thăm các đại diện có thể tự động bảo đảm cho lao động một chỗ cân xứng.

Trong các năm 1860, giải pháp được đề xuất trong Tuyên ngôn Sáu mươi hóa ra thiếu sót về mặt kỹ thuật, và các ứng viên công nhân Proudhonian cuối cùng đã có ít thành công như các khu vực bầu cử nhỏ được các nhà anti-Federalist chào mời. Lý tưởng về sự tự trị như thế được thể hiện chủ yếu trong hình thức lịch sử của đảng lao động, mà đã đại diện các lợi ích của giai cấp lao động nhưng cũng gồm các cá nhân từ các giai cấp xã hội khác – cho dù việc này sau đó đã dẫn đến các cuộc vận động “vô sản hóa” để chống lại sự lựa chọn “tự nhiên” của các chiến sĩ và đặc biệt các trí thức từ các giai cấp xã hội khá giả hơn, cho các chức năng lãnh đạo bên trong đảng.

Khái niệm mẫu đại diện đã chỉ bắt đầu phát triển trong phần sau của thế kỷ, cùng với sự lên của các khoa học xã hội. Các nhà hoạt động cấp tiến thoạt tiên đã không nghĩ về việc khai thác sự lấy mẫu thống kê. Athens hay Florence đã dường như rất xa, và các tham chiếu lịch sử lúc đó đã không phải là các nền cộng hòa thời Cổ hay Phục Hưng, mà là Cách mạng Pháp và Công xã Paris – Cách mạng Nga mau chóng gia nhập. Như một kết quả, đội tiên phong đã là từ của lúc đó. Cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt, cánh Tả cấp tiến nói chung đã nghi ngờ sự chọn bằng bốc thăm. Các đảng dân chủ-xã hội và cộng sản đã đóng một vai trò chính trong việc thiết lập nền dân chủ chính trị và nhà nước phúc lợi ở châu Âu, nhưng chúng cũng thấy bản thân mình như một elite chính trị thay thế, được biện minh bởi một sự hiểu duy lý hay thậm chí khoa học về lịch sử và xã hội, một loại “quý tộc đỏ” – đôi khi dẫn đến cái bây giờ là các sự lạm dụng đầy kịch tính quá quen thuộc. Còn trong một số trường hợp, như Thụy Sĩ và miền Tây Hoa Kỳ, định chế các sáng kiến công dân và trưng cầu dân ý đã giúp thiết lập một phần sự tự quản dựa vào sự tham gia chung trong việc ra quyết định (Voutat 2005; Papadopoulos 1998; Allswang 2000).

Sự Phân công Lao động Chính trị

Đồng thời, ở bên tinh hoa chủ nghĩa, mặc dù ý tưởng rằng một cơ quan được chọn của các công dân có thể phân xử tốt hơn bản thân nhân dân khi nói đến lợi ích chung đã có gốc rễ trong thế giới cổ xưa, các lý lẽ hiện đại ủng hộ chế độ quý tộc bầu cử đội một lốt mới. Không còn cần một giai cấp cai trị để được nhắc đến chỉ trong quan hệ với huyết thống, của cải, hay đạo đức nữa. Giáo dục, mà tầm quan trọng của nó bắt nguồn từ các ý tưởng Khai Sáng, bây giờ được xem là cốt yếu. Một tiêu chuẩn khác nữa được phát triển dần dần, được ủng hộ bởi một ý tưởng mới được nhập khẩu từ chính trị kinh tế học, cụ thể là sự tiến bộ đã có tương quan chức năng với một sự phân công lao động tăng lên mà nhất thiết ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ trong xã hội hiện đại, kể cả chính trị. Trong Cách mạng Pháp, ý tưởng này đã được Sieyès phát triển, nhưng đã vẫn khá bị cô lập, vì bất kể lý lẽ nào tập trung vào sự phân công lao động chính trị đã vấp phải sự nghi ngờ đáng kể. Mong muốn tránh sự phát triển của một giai cấp chuyên gia trong công việc công cộng, nhiều nhà lập pháp đã đề xuất sự bầu cử cho các chức vụ hành chính và chính trị chủ yếu, các nhiệm kỳ ngắn cho các đại diện, và cấm sự tái cử, vì lý do rằng sự luân phiên sẽ tự thiết lập một cách tự nhiên và rằng một số công dân ngày càng lớn hơn sẽ trở nên quen với cách công việc công cộng hoạt động – một lý lẽ mà đã gây ra nhiều tranh luận rồi trong Nội chiến Anh. Về mặt kỹ thuật, nguyên tắc luân phiên đã tỏ ra là một thất bại, vì những người không thể được bàu lại cho một chức vụ đã tiếp tục ứng cử cho chức vụ khác, và các chức vụ đã bắt đầu đổi chủ bên trong một nhóm công dân khá hạn chế (Gueniffey 1993). Tuy nhiên, ước muốn để hạn chế, hay thậm chí ngăn chặn, sự chuyên nghiệp hóa chính trị đã thường xuyên được bày tỏ trong các thập niên tiếp sau. Một số sans-culottes* Parisian đã đòi, nếu không phải chính phủ trực tiếp của nhân dân, thì ít nhất một “quyền lực giám sát và ý kiến,” được định nghĩa như một quyền lực thứ tư “thuộc tất cả các cá nhân ngang nhau” mà những người sau “có thể tự thực hiện, mà không có sự đại diện,” và như một phần thiết yếu của quyền tối cao quốc gia (Bonneville Nicolas trong La bouche de fer, October 1, 1790, được trích trong Rosanvallon 2000, pp. 43–44; Rosanvallon 2008). Vì sao lúc đó sans-culottes đã không đề xuất sự chọn bằng bốc thăm các bồi thẩm đoàn để giám sát công việc của các nhà lãnh đạo chính trị, như đã là thực hành ở Athens cổ xưa? Như chúng ta đã thấy, sự rút thăm đã thậm chí không được nhắc đến trong các giới cấp tiến như vậy. Ngược lại, và mặc dù một giai cấp chính trị bắt đầu rồi để phát triển (Gueniffey 1993), đã không có sự bảo vệ rõ ràng rộng rãi nào về chính trị chuyên nghiệp và cái trước (giai cấp chính trị) đã chưa bao giờ được mô tả đối lập với sự rút thăm.

Tuy vậy, bên trong vài thập niên, quan niệm về phân công lao động đã chinh phục được phần lớn các trái tim và khối óc. Benjamin Constant đã cho thành ngữ chính trị nổi tiếng này trong The Liberty of the Ancients Compared with the Moderns của ông. Trong thế giới cổ xưa, ông lập luận, tự do đã có nghĩa là sự thực hiện tập thể trực tiếp của quyền tối cao, hay ít nhất một phần của quyền tối cao, nhờ “sự tham gia tích cực và liên tục” của tất cả các công dân trong “quyền lực tập thể.” Tự do như vậy đã là có thể chỉ trong các cộng đồng nhỏ với đạo đức đồng nhất, nơi tình trạng nô lệ đã cho phép các công dân hiến bản thân mình cho công việc công cộng, và đã tồn tại trong một tình trạng chiến tranh liên miên. Trong các nhà nước lớn hiện đại, mà có khuynh hướng tới hòa bình và thương mại và đã từ bỏ thực hành nô lệ khi nền văn minh tiến tới, những người tự do không còn có sự rảnh rỗi để tham gia liên tục vào chính trị nữa. Tự do của những người hiện đại về cơ bản là tự do phủ định (negative). Nó có nghĩa rằng, trong sự theo đuổi công việc của mình, người ta được bảo vệ chống lại sự can thiệp sai trái của nhà nước; nó dựa vào habeas corpus, (quyền) tự do ý kiến, hội họp, và di chuyển, và quyền đối với tài sản. Tất nhiên, nó cũng gồm quyền để ảnh hưởng đến các đại diện qua các cuộc bầu cử và công luận, nhưng mục tiêu chính vẫn là giữ càng nhiều thời gian càng tốt cho “sự hưởng thụ yên bình sự độc lập riêng tư” bằng việc thuê ngoài các chức năng chính phủ cho một ít người được chọn, vì hầu hết các công dân không còn muốn chịu trách nhiệm trực tiếp vì công việc công cộng nữa. Dưới các điều kiện này, Constant (1988, pp. 309–328) đã thừa nhận, sự thực hiện quyền tối cao phần lớn là hư cấu về bản chất.

Trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ mười chín, quan điểm này trở nên hoàn toàn đủ lông đủ cánh khi chính trị đã trở thành một nghề theo đúng nghĩa của nó, và khi những người thực hiện nó đã đến để sống không chỉ cho từ chính trị, để dùng các từ nổi tiếng của Max Weber, (Weber 1994, p. 318). Chắc chắn, sự phát triển của các đảng quần chúng đã làm yếu tầm nhìn của Constant về sự phân biệt xã hội vì sự chồng gối với sự phân biệt chính trị; một phần của elite chính trị bây giờ được tuyển mộ từ bên ngoài “tầng lớp quý tộc tự nhiên,” đặc biệt kể cả các công nhân công nghiệp. Nhưng đã thường là các bộ phận di động hướng lên của các giai cấp lao động với các mức giáo dục cao hơn chiếm các vị trí có trách nhiệm bên trong các đảng quần chúng (Pudal 1989), và elite mới này mau chóng trở thành chuyên nghiệp như các elite tư sản. Bị ép giữa sự chuyên nghiệp hóa tăng lên của chính trị và tính phổ biến rộng rãi của các cuộc bầu cử, sự rút thăm chính trị phần lớn đã bị bỏ xó cho các biên niên sử. Các nền cộng hòa hiện đại, ngay cả các nền cộng hòa hướng tới một chế độ nhân tài ôn hòa, đã không chấp nhận sự kết hợp bầu cử và rút thăm mà đã là điển hình của chủ nghĩa cộng hòa tiền cách mạng. Tuy vậy, thật đáng chú ý rằng Constant đã có thể ủng hộ hệ thống này cho sự chọn jury và bác bỏ nó cho việc chọn các quan chức chính trị, và rằng các lý lẽ chống lại các bồi thẩm đoàn gồm các công dân thường phần lớn đã thất bại để thuyết phục đa số, khi sự rút thăm trong chính trị mặt khác đã hoàn toàn vắng mặt khỏi sự thảo luận. Sự phân công lao động chính trị đã không phải trực tiếp là một nhân tố trong sự biến mất của sự rút thăm chính trị. Tuy vậy, theo thời gian, khi nó trở thành một thực tế phần lớn được hầu hết các diễn viên công nhận, nó đã giúp củng cố một nếp tư duy trong đó sự rút thăm được xem như không thể, nếu nó thậm chí còn được nhắc đến.

KẾT LUẬN

Trong chương này, chúng ta đã thử trả lời một câu hỏi gây bối rối: chúng ta giải thích thế nào sự biến mất gần như hoàn toàn ở châu Âu, trong vòng vài thập niên, của sự rút thăm một kỹ thuật chọn mà trong hàng thế kỷ đã được xem như rất phù hợp với chính phủ cộng hòa, nó có là dân chủ, “nhân dân,” hay quý tộc? Câu trả lời là phức tạp và có nhiều nguyên nhân.

Sự rút thăm đã không biến mất sau các cuộc cách mạng thế kỷ thứ mười tám bởi vì nó đã bị quên, hay bởi vì đã không còn khả thi nữa để rút thăm trong các cộng đồng chính trị lớn hơn. Hoàn toàn ngược lại: Tại Thụy Sĩ, sự rút thăm đã vẫn là một thực hành sôi động vào đêm trước của các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp, kéo dài thực ra cho đến 1831. Hơn nữa, vài nhà cách mạng Pháp đã biết rõ về tình hình chính trị này trong nước láng giềng của họ. Ngoài ra, sự thực hành rút thăm phần lớn đã nuôi dưỡng sự lên của jury trong nhánh tư pháp, trong cả các biến thể Anh-Mỹ và lục địa của nó. Sự rút thăm quy mô lớn cũng được dùng trong các trò chơi may rủi, nhất là trong các xổ số nhà nước. Sự thực rằng các cuộc bầu cử được gỡ rối thành công khỏi sự rút thăm vì thế phải là một lựa chọn, mặc dù ở hầu hết các nước, sự lựa chọn này dường như hiển nhiên đến mức đã thậm chí không cần nhắc đến.

Ngược với luận đề do Bernard Manin gợi ý và một huyền thoại được tin rộng rãi trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, sự biến mất của sự rút thăm đã không gắn với sự hiểu rằng sự rút thăm đã là dân chủ còn các cuộc bầu cử đã là quý tộc, với các Cha Lập Quốc bảo vệ cái sau bởi vì họ đã muốn một chế độ quý tộc bầu cử hơn là một nền dân chủ “thật sự.” Các đoạn được Montesquieu và Rousseau chắp bút về vấn đề đã cung cấp nhiều chú giải hơn về các ý tưởng cũ hơn được Aristotle hay giỏi nhất Contarini tán thành, không phải là những phản ánh gốc về các thực hành đương thời. Không có nghi ngờ gì rằng chiến thắng của chính phủ đại diện đã giải thích rõ ràng thắng lợi sau khi chết của các trào lưu chính trị và triết học tinh hoa chủ nghĩa của các trường phái tư duy cộng hòa cũ hơn. Từ quan điểm này, sự dùng dân chủ của sự rút thăm giữa tất cả các công dân đã bị loại trừ, và một số sự chỉ trích rõ ràng của sự rút thăm được các diễn viên tinh hoa chủ nghĩa đưa ra. Tuy vậy, trong khi dường như không thể chối cãi rằng các Cha Lập Quốc đã không phải là các nhà dân chủ, sự rút thăm, như nó được thực hành trong thời kỳ Đầu Hiện đại, đã không đối lập với mà được kết hợp với các cuộc bầu cử; vì thế nó đã không là một thủ tục dân chủ thuần túy, mà đúng hơn một dụng cụ của chế độ quý tộc phân phối. Sự dùng phổ biến sự chọn bằng bốc thăm đã là thiểu số và đã không rộng rãi vào cuối thế kỷ thứ mười tám. Cái đáng chú ý là sau thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ mười chín, không diễn viên tinh hoa chủ nghĩa đáng kể nào đã bảo vệ sự thực hành rút thăm như một phương pháp thứ yếu, để được dùng kết hợp với các cuộc bầu cử. Nó đã có thể là một phương tiện để loại bỏ các đại diện, cho việc chọn những người giữ chức vụ công từ một danh sách ngắn của các cá nhân được các công dân bàu, cho việc hình thành các ủy ban quốc hội, cho việc tách cơ quan đại diện thành hai hội đồng, và vân vân – tất cả các thứ đã được thực hành rộng rãi trong thời kỳ Đầu Hiện đại và đã vẫn hoạt động, tuy ở mức độ ít hơn, tại Cộng hòa Helvetic. Có một số đề xuất được đưa ra theo hướng này, ở cả Pháp và Hoa Kỳ, nhưng các đề xuất này đã không được xem xét nghiêm túc, hay chịu sự chết yểu.

Đồng thời, sự rút thăm nhìn chung đã không được bảo vệ như một thực hành dân chủ trong giai đoạn trải từ các cuộc cách mạng thế kỷ thứ mười tám đến các thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ hai mươi ngắn. Trong khi một từ điển cuối thế kỷ thứ mười chín có thể được tìm thấy đã vẫn định nghĩa một nền cộng hòa dân chủ như một hệ thống trong đó “những người cai trị được rút bằng thăm hay được nhân dân thuộc mọi điều kiện bàu,”[2] điều này đã là ngoại lệ mà đã chứng minh quy tắc (và nên lưu ý rằng mục từ này đã nhắc đến các nền dân chủ cổ xưa và hiện đại, hơn là các tranh luận đương thời). Nếu sự chọn bằng bốc thăm đã được xem rộng rãi như dân chủ, vì sao nó đã không được chào mời như một ý tưởng cấp tiến hay cách mạng? Vì sao những người cấp tiến đã hoàn toàn không chú ý đến thủ tục, nhất là vào lúc khi văn học và triết học cổ điển đã tạo thành một phần cốt yếu của văn hóa chính trị và Athens đã vẫn là một điểm tham chiếu dân chủ? Sự giải thích này phải được tìm ở nơi nào đó khác hơn trong sự đối lập giữa sự rút thăm dân chủ và các cuộc bầu cử quý tộc.

Quy mô ngày càng lớn hơn của các cộng đồng chính trị cũng chẳng là lý do cho sự loại bỏ sự rút thăm. Là đúng rằng kích thước đã thường được nhắc tới như một sự khác biệt quan trọng giữa các nền cộng hòa cổ xưa và mới, và các quy mô lớn hơn có lẽ đã làm cho sự rút thăm dân chủ giữa tất cả các công dân khó khăn hơn khi chọn các đại diện quốc gia, chẳng hạn. Tuy vậy, ví dụ Thụy sĩ được mô tả trong chương này minh họa rằng sự rút thăm đã có thể dễ dàng được sử dụng như một dụng cụ thứ yếu để giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các đại diện được bàu, như đã thế trong Cộng hòa Helvetic và trong một mức độ ít hơn trong Directory Pháp. Ngoài ra, ở quy mô địa phương hay tổng, sự rút thăm đã có thể được thực hành như một dụng cụ cho chính quyền-tự quản. Thực ra, mặc dù các lý lẽ dựa vào quy mô rõ ràng đã được đưa ra chống lại nền dân chủ trực tiếp và các đại hội đồng công dân, cái sau đã chẳng bao giờ được nhắc đến như một khuyết điểm của sự rút thăm. Quy mô có thể đã có một tác động gián tiếp, đặc biệt trong dài hạn, nhưng dường như đã không đóng một vai trò lớn trong sự tiến hóa của sự rút thăm (Mellina 2021, vol.1).

Nhân tố quyết định đầu tiên liên quan đến sự biến mất của sự rút thăm đã là chính trị về bản chất. Khái niệm về chủ quyền nhân dân (quyền tối cao của nhân dân) và tầm nhìn mới về sự đại diện ủy thác đã đánh dấu một sự tuyệt giao rõ rệt với loại đại diện dựa vào hiện thân dùng các hình thức bỏ phiếu thỏa hiệp khác nhau mà đã thịnh hành suốt thời Trung Cổ và thời Đầu Hiện đại. Tất cả các công dân chủ động bây giờ được cho là bày tỏ ý chí cá nhân của họ, đặc biệt khi chọn các đại diện của họ, và sự bầu cử được cho là phương pháp thích hợp cho nhiệm vụ này. Các diễn viên tinh hoa chủ nghĩa đã muốn quy giản tư cách công dân về hành động ưng thuận này để là những người bị trị, trong khi các diễn viên dân chủ đã chiến đấu cho một toàn thể công dân năng động hơn nhiều và sự kiểm soát chặt hơn đối với các đại diện. Nhưng ngay cả các diễn viên dân chủ đã không tranh cãi các cuộc bầu cử và đã chẳng bao giờ đòi lại sự rút thăm như một dụng cụ chính trị hợp lệ. Chính phủ đại diện đã ngụ ý rằng một cơ quan được chọn của các công dân có thể hiện thân nhân dân hay quốc gia, nhưng cơ quan này đã phải nhận được một sự ủy thác rõ ràng từ các cử tri để là hợp pháp. Ghép với khái niệm về chủ quyền nhân dân, sự liên kết mới này của sự đại diện dựa vào ủy thác và hiện thân đã cực kỳ thành công trong hai thế kỷ. Ý chí tự do được xem như thiết yếu trong cả luật tư và trong chính trị. Các Cha Lập Quốc đã tìm cách để tạo ra một chế độ quý tộc bầu cử mới mà thay thế các chế độ quý tộc phân phối cũ hơn. Hầu hết các nhà hoạt động dân chủ biện hộ cho chủ quyền nhân dân và sự đại diện ủy thác, quyền bỏ phiếu phổ quát, và một tư cách công dân tham gia, nhưng họ đã không quay về phía rút thăm. Các cuộc bầu cử đã là nghi lễ mới mà đã ban cho trật tự tính chính đáng chính trị thủ tục.

Nhân tố quyết định thứ hai đã mang tính văn hóa, và nó cũng đã ngang-đảng phái. Như Barbara Stollberg-Rilinger biện luận đầu tiên, và như được chứng minh trong nghiên cứu của Maxime Mellina về Thụy Sĩ, các phần tử duy lý, các nhà tư tưởng của cả Khai Sáng và thế kỷ thứ mười chín rốt cuộc đã khá không hiếu khách với sự rút thăm. Trong hàng thế kỷ, sự chọn bằng bốc thăm đã được nhiều người xem như một dụng cụ duy lý, vì nó đã giúp làm giảm tham nhũng và xung đột nội bộ giữa các elite, trong khi đồng thời chứng thực một sự bình đẳng biểu tượng trong số những người mà giữa họ sự chọn diễn ra. Với sự khởi đầu của các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp, hình thức này của tính duy lý đã đột nhiên bị khinh miệt, được xem như tàn dư của một thời đại lỗi thời và lạc hậu. Trong tưởng tượng chính trị mới, sự rút thăm đã là một sự thực hành phi lý. Các diễn viên chính trị bây giờ khăng khăng về ý chí tự do được khai sáng, chê bai “sự may rủi mù quáng” hoạt động trong sự rút thăm, dùng một từ ngữ mà đã xuất hiện rất nhiều lần trong các văn bản thế kỷ thứ mười chín.

Khá lý thú, trong quân đội như trong lĩnh vực luật hình sự, các sự trừng phạt đã ngày càng được cá nhân hóa trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ mười tám, và đặc biệt decimation đã bị mất tính hợp pháp như một thực hành. Vào đêm trước của Cách mạng Pháp, sự dùng rút thăm trong khung cảnh decimation đã hoạt động như một sự răn đe (Stollberg-Rilinger, 2014b). Việc rút thăm đã không thể là một nghi lễ nữa, giỏi nhất một thủ tục với tính chính đáng nội tại thấp. Sự tưởng tượng đương thời về sự tiến bộ, được hình thức mới của chủ nghĩa duy lý ủng hộ, đã xem sự rút thăm như một di sản của Chế độ Cổ xưa. Sự thay đổi này đã na ná như sự thay đổi được Thomas Aquinas và Giáo Hội thực hiện sáu thế kỷ trước khi họ làm mất uy tín sors divinatoria, mà họ đã xem như một di tích kinh Cựu Ước hợp lệ chỉ vào ngay sự bắt đầu của đạo Kitô, cuối cũng đã trở thành một hình thức mê tín nguy hiểm trong thế kỷ thứ mười ba. Với các cuộc cách mạng thế kỷ thứ mười tám, chính sors divisoria, ít nhất trong chính trị, đã được xem như tàn tích của một quá khứ xa xôi và phi lý. Lời cầu xin cho ý chí tự do đã đối lập với Chế độ Cổ xưa và “chế độ lịch sử” của nó (Hartog 2015). Nó cũng đã khác với khái niệm ý chí tự do được Machiavelli bày tỏ mạch lạc vào đầu thế kỷ thứ mười sáu, khi ông ca ngợi lãnh đạo chính trị có đức hạnh, có khả năng hành động dứt khoát trong thời gian không chắc chắn. Lập luận Machiavellian này sẽ quay lại chỉ muộn hơn nhiều, chẳng hạn trong quan niệm Leninist về cách mạng vô sản, được kết hợp với ý tưởng hậu-Khai Sáng rằng đội tiên phong có thể dựa vào sự hiểu biết khoa học về lịch sử định hương tiến bộ; các ý tưởng này là xa lạ với sự rút thăm như chủ nghĩa cộng hòa tư sản. Hai nhân tố quyết định này cho sự hiểu vì sao sự rút thăm đã biến mất ở châu Âu, tuy vậy, đã vắng mặt ở Trung Quốc. Như chúng ta đã thấy, “sự ủy thác” (thiên mệnh, 天命) được nói đến ở Trung Quốc (Zhongguo, 中國/中国) đã không đến từ nhân dân mà từ Trời, và đã là nhiều hơn về trật tự của số phận hơn là ý chí cá nhân. Hơn nữa, sự bá quyền của tính duy lý ở Trung Quốc đã hoàn toàn khác với cái tương ứng Âu châu của nó. Chế độ nhân tài được chứng thực bằng các cuộc thi và sự hài hòa của trật tự vũ trụ, kể cả lĩnh vực siêu hình của con người, được nói đến, không chỉ ý chí duy lý cá nhân. Các phép chuyển nghĩa của “thời đại thịnh vượng” (shengshi, thịnh thế, 盛世), sự khôi phục (zhongxing, trung hưng, 中兴), và sự phục hồi (fuxing, phúc hưng,复兴) đã chi phối, và mặc dù cái sau bằng cách nào đó đã hướng về phía trước, nó đã không ngụ ý một sự đoạn tuyệt triệt để với quá khứ mà cách mạng và sự tiến bộ đã ngụ ý ở phương Tây. Những sự khác biệt này có thể giải thích sự phân kỳ lớn đã xảy ra giữa hai nền văn minh về vấn đề rút thăm chính trị.

Một nhân tố thứ ba giải thích vì sao sự rút thăm bị xem như hoàn toàn phi lý trong chính trị. Trước cuối thế kỷ thứ mười chín, quan niệm về mẫu đại diện đã chưa được biết đến, và đã không có mối liên hệ khoa học nào giữa việc rút thăm và sự đại diện mô tả. Nhiều diễn viên đã chỉ trích các chính phủ đại diện nơi các nhóm chi phối đã độc quyền hóa quyền lực, đầu tiên một cách chính thức bằng việc loại trừ phụ nữ, những người nghèo, các nô lệ và dân cư của các thuộc địa khỏi quyền bỏ phiếu, và sau đó theo một cách de facto một khi quyền bỏ phiếu phổ quát được chấp nhận. Họ đã thúc đẩy các phương tiện khác nhau để đạt sự đại diện mô tả nhưng đã chẳng bao giờ nghĩ về sự rút thăm như một dụng cụ mà một cách tiềm năng có thể tạo ra một vi thế giới của nhân dân, với sự đa nguyên mạnh của các nhóm, các lợi ích, và các giá trị được đại diện đúng đắn. Truyền thống cũ của chủ nghĩa cộng hòa đã có thể đại diện tính đa dạng của xã hội nhờ các hạn ngạch và sự đại diện riêng rẽ của các nhóm luật định khác nhau, trong khi đồng thời thử hạn chế các xung đột chính trị và thúc đẩy sự thống nhất của hệ thống chính trị. Bỏ phiếu thỏa hiệp là một dụng cụ then chốt cho việc đạt mục tiêu này và việc rút thăm đã thường là phần cốt yếu của nó. Quan niệm mới về tư cách công dân đã là bình quân hơn, ít nhất cho những người được nhận vào câu lạc bộ độc quyền này, và các cuộc bầu cử riêng rẽ đã không còn có thể được chấp nhận nữa, trừ về mặt địa lý để đại diện các phần của đất nước. Nhưng xung đột chính trị và tính đa nguyên của các lợi ích bây gời được công nhận như các chiều bình thường của chính thể, cả bởi các nhà khai phóng và bởi các nhà dân chủ cấp tiến và các nhà xã hội chủ nghĩa. Bây giờ được xem như bình thường để vận động cho các chức vụ công, lập các đảng, và công khai bảo vệ các lựa chọn thay thế chính trị trong lĩnh vực công. Không có khả năng dựa vào sự lấy mẫu đại diện, các chiều đa nguyên và luận chiến của chính trị dường như không tương thích với sự rút thăm. Cái sau như thế đã bị tách khỏi các cuộc bầu cử, mà trở thành cơ chế chính trị trung tâm.

Tuy vậy, trong lĩnh vực tư pháp, nó đã là một vấn đề khác hoàn toàn. Đặc biệt, các bồi thẩm đoàn dính đến sự phán xét chủ quan, còn cái phổ quát đã là thẩm quyền của nhà nước. Nhiều diễn viên tin rằng các quyết định cụ thể trong lĩnh vực tư pháp đã không đòi hỏi năng lực chuyên môn nhưng đã có đòi hỏi sự phán xử của những người ngang hàng (peers) của người ta. Tương tự, được cho rằng các bồi thẩm đoàn đã huy động lương tri của những người được khai sáng hay các cá nhân trung bình, mà như thế có thể thay thế cho nhau; họ vì thế tính đến sự phán xét công bằng và vô tư. Chủ nghĩa đa nguyên và xung đột không bị hiểm nguy. Hoàn toàn ngược lại: Sự đồng thuận đã là mục đích, với sự nhất trí được đòi hỏi trong jury Anh-Mỹ và một đa số đủ tiêu chuẩn trong các biến thể Pháp và Âu châu của nó. Tại Venice, như trong Giáo hội Công giáo Roma, sự nhất trí đã là một dấu hiệu rằng Chúa đã hướng dẫn sự bầu cử. Trong các bồi thẩm đoàn, sự đồng thuận đã là một dấu hiệu rằng sự thảo luận cân nhắc dựa vào lương tri đã thành công và công lý đã được thực thi. Các bồi thẩm đoàn đã được Tocqueville xem một cách đúng đắn như một phần quan trọng và bản chất của nền dân chủ. Ông đã không tán thành phép phân đôi Hegelian giữa một mặt nhà nước và cái phổ quát, và mặt khác xã hội dân sự và cái cá biệt, và như một kết quả ông đã diễn giải jury như một định chế chính trị. Trong thực tế, các bồi thẩm đoàn đã luôn luôn là một trường học về tư cách công dân. Ngoài ra, cho đến phần ba thứ nhất của thế kỷ thứ mười chín, khả năng cho các bồi thẩm đoàn để hủy bỏ luật phần lớn đã được bảo vệ và thậm chí thực hiện trong khung cảnh Anh-Mỹ. Tuy vậy, ngay cả ở Hoa Kỳ, các bồi thẩm đoàn như một sự hiện thân của nhân dân đã dần dần mất tính chính đáng đối lại nhánh lập pháp, được xem như một hình thức đại diện cao cấp dựa vào một sự kết hợp của sự ủy thác và sự hiện thân. Khi nói đến luật, học thuyết hủy bỏ đã thất thế. Và lần nữa, loại chính trị được nói đến đã dựa vào lương tri và sự hủy bỏ đã có thể chỉ xảy ra trong trường hợp nhất trí. Đã không phải ngẫu nhiên rằng sự chọn các bồi thẩm đoàn trên cả hai bờ của Đại Tây Dương trong hàng thấp niên đã được tiến hành bằng việc rút thăm từ một danh sách ngắn – một thủ tục mà có thể được so sánh với một hình thức đặc thù của sự bỏ phiếu thỏa hiệp. Ngay cả khi sự đòi hỏi cho các bồi thẩm đoàn bao hàm hơn về mặt xã hội đã nổi lên trong thế kỷ thứ mười chín, mục tiêu đồng thuận và vai trò của lương tri đã không bị thách thức. Tính chính đáng của jury đã đủ mạnh để kháng cự các tiếng nói lập luận cho sự bãi bỏ chúng và ủng hộ các thẩm phán chuyên nghiệp, khi sự phân công lao động ngày càng tự áp đặt như một xu hướng chính trị.

Trong các Chương trước, tầm quan trọng của sự chọn bằng bốc thăm trong các nền cộng hòa thời Cổ, thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại đã trở nên rõ ràng hơn. Chúng ta đã thấy các cơ chế chính trị này khác thế nào với cái ngày nay chúng ta thường nhận diện như sự rút thăm và mẫu đại diện. Việc này cho chúng ta rồi ý tưởng nào đó về hướng chúng ta sẽ lấy trong việc trả lời câu hỏi thứ ba được nêu ở đầu cuốn sách này: Vì sao sự chọn bằng bốc thăm làm một cuộc trở lại chính trị, và chúng ta nên diễn giải sự Phục hưng này như thế nào?

4. Sự Quay lại của sự Rút thăm: Các Minipublic Thảo luận Cân nhắc

Trong đầu các năm 1970, các bồi thẩm đoàn công dân (các nhóm nhỏ gồm 12 đến 30 công dân được chọn ngẫu nhiên để truyền đạt việc công chúng xem một vấn đề cụ thể như thế nào cho các nhà chức trách) đã đánh dấu sự trở lại của sự rút thăm với chính trị, hầu như đồng thời ở Đức và Hoa Kỳ. Trong cuối các năm 1980, các hội nghị đồng thuận gồm mười lăm hay nhiều hơn dân thường được chọn ngẫu nhiên đã được tổ chức ở Đan Mạch để thảo luận các vấn đề khoa học và công nghệ chung. Đồng thời, ý tưởng về các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc (deliberative poll) về các vấn đề nào đó, gồm vài trăm công dân, đã xuất hiện ở Hoa Kỳ, mang hình thù cụ thể hơn vào giữa thập niên tiếp sau. Tại Australia, vài nghiệp đoàn đã thử nghiệm với các hội nghị chọn ngẫu nhiên và các nhóm công tác để phát triển các hình thức mới của tổ chức và trình bày rõ các hướng dẫn mới cho hoạt động (Carson and Martin 1999, p. 76).

Trong các thập niên tiếp sau, các công cụ này đã lan ra các nước khác và dẫn đến nhiều thử nghiệm mới. Tất cả các dụng cụ này là phần của một xu hướng rộng hơn của các đổi mới dân chủ mà đặt sự tham gia công dân và sự thảo luận cân nhắc vào trung tâm sân khấu (Smith 2009). Tuy vậy, cái độc đáo về chúng là chúng dựa vào các công dân thường được chọn ngẫu nhiên. Như thế chúng khác với các định chế tham gia gồm các công dân tự nguyện; với các phong trào xã hội tự cho là để biến đổi xã hội từ dưới lên qua những sự huy động công dân phi thể chế; với các dụng cụ dân chủ dựa vào các tổ chức xã hội dân sự (như các định chế neo-corporatist (đoàn thể chủ nghĩa mới) mà đã là quan trọng kể từ thời kỳ sau–Chiến tranh Thế giới II và bây giờ lấy một cuộc sống mới trong cai quản tham gia); hay với các quyết định được toàn bộ các công dân đưa ra trong các sáng kiến công dân và các cuộc trưng cầu dân ý. Chúng ta giải thích thế nào sự quay lại đầy ấn tượng của sự rút thăm, sau khi hầu hết các diễn viên và các nhà quan sát chính trị đã quên hay đã gạt bỏ nó như lỗi thời trong gần hai thế kỷ? Sự đổi mới này nên được hiểu như thế nào? Loại nào của nền dân chủ được nói đến?

MẪU ĐẠI DIỆN: SỰ THUẦN HÓA THỨ HAI CỦA SỰ MAY RỦI

Vào đầu các năm 2000, sự rút thăm cuối cùng đã có thể xảy ra giữa tất cả các công dân trong một khung cảnh của quyền bỏ phiếu phổ quát. Chúng ta đã thấy trong các Chương trước rằng việc rút thăm trong lĩnh vực chính trị ngụ ý cả một sự bình đẳng biểu tượng giữa những người có thể được rút tiềm năng, và một sự tách biệt giữa những người bên trong và bên ngoài giới rút thăm. Sự bao gồm tất cả những người trưởng thành sẵn lòng trong câu lạc bộ rút thăm là chưa từng có trong lịch sử. Đồng thời, một phần bởi vì kích thước được mở rộng của cộng đồng chính trị và một phần bởi vì quan niệm chính trị làm nền móng cho các thử nghiệm dân chủ như vậy, hình thức tham gia công dân này không còn được xem như sự cho phép chính phủ của tất các thành viên của cộng đồng chính trị nữa. Ý tưởng, đúng hơn, là để đại diện nhân dân trong mẫu thu nhỏ, để tạo ra một “minipopulus (quần chúng mini),” để dùng thuật ngữ được Robert Dahl (1989, p. 340) đặt ra. Một “minipublic (công chúng mini),” như nó thường xuyên được gọi ngày nay, gồm các cá nhân được chọn, mà được cho là nghĩ, thảo luận, và cho các ý kiến của họ như toàn bộ dân cư sẽ làm, nếu được cung cấp thông tin thích hợp và có các điều kiện đúng cho sự thảo luận cân nhắc. Các minipublic như thế có thể được phân tích như một kiểu mới của sự đại diện-hiện thân, giống các cơ quan tập thể mà ít nhất một phần đã được chọn bằng rút thăm trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại. Tuy vậy, một yếu tố là mới triệt để: sự rút thăm bây giờ được xem như dụng cụ tốt nhất để bảo đảm bản chất “mô tả” của sự đại diện này, một sự đại diện phản ánh đầy đủ sự đa dạng của xã hội về mặt xã hội học. Chúng ta hãy xem xét làm sao sự phát triển này trở nên có thể.

Thắng lợi của các Thăm dò Dư luận

Mẫu đại diện đầu tiên dựa vào sự chọn ngẫu nhiên thuần túy quay lại đến năm 1895, ở Na Uy, khi một cố gắng để nâng cao thống kê học bằng tính toán các xác suất được đưa ra. Hai môn học, mà đã phát triển riêng biệt trong các thế kỷ trước, cuối cùng đã hội tụ trên vấn đề này. Sau đó, kỹ thuật đã trải qua sự cải tiến đáng kể. Sự may rủi một lần nữa được thuần hóa, nhưng lần này một cách khoa học. Trong khi đó, sự lấy mẫu đại diện đã không hạn chế ở thống kê học chính thống, mà cũng đã lan ra những kỹ thuật tiếp thị tư nhân, và qua con đường gián tiếp của các thăm dò dư luận, từ đó đến chính trị bầu cử. Sự dùng nó đầu tiên trong lĩnh vực này đã xuất hiện bất ngờ trong 1936, khi Gallup Institute sử dụng “sự lấy mẫu hạn ngạch” để tiên đoán chiến thắng của Roosevelt trong các cuộc bầu cử tổng thống, còn Literary Digest uy tín, với phương pháp “straw poll (thăm dò rơm)” lâu đời của nó thăm dò hàng triệu bạn đọc, đã tiên đoán sai rằng đối thủ của ông sẽ thắng. Tuy vậy, mất nhiều thời gian cho các phương pháp lấy mẫu được chấp nhận đầy đủ ở Hoa Kỳ, và còn lâu hơn ở châu Âu. Những thất bại ngoạn mục đã xảy ra thường xuyên, và phương pháp đã thường bị chỉ trích vì cơ sở khoa học yếu của nó.

Loïc Blondiaux (1998) cung cấp một tường thuật làm sáng tỏ về các cuộc thăm dò dựa vào sự lấy mẫu đại diện cuối cũng đã đạt vị trí chính trị không thể tranh cãi của chúng như thế nào trong tất cả các nước có được chính phủ đại diện. Mặc dù các thăm dò dư luận đã chẳng bao giờ được lợi từ một uy tín khoa học không có vết nhơ, chúng đã có khả năng dựa vào sự ủng hộ của các nhân vật hàn lâm chính và đã phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa cá nhân phương pháp luận giành được sự chi phối về mặt quốc tế trong các khoa học xã hội và kinh tế. Qua nhiều năm, các viện thăm dò dư luận đã đánh bóng hình ảnh và sự tinh thông của chúng, như thế đạt mức độ đáng tin nào đó. Chúng có thể dựa vào các phương tiện số, mà đã làm thay đổi hoàn toàn tài liệu theo cách mà sự rút thăm xảy ra – một sự thay đổi có thể so sánh được chỉ với sự sáng chế ra kleroterion ở Athens (Courant 2020b, pp. 343–371). Quan trọng nhất, các thăm dò dư luận đã dần dần có được một mức chính đáng chính trị đáng kể. Bên trong khung khổ của nền dân chủ đại diện, chúng dường như đã trao một tiếng nói thường xuyên cho công luận (public opinion) trong các thời kỳ giữa các cuộc bầu cử. Các ý kiến được bày tỏ trong các cột báo hay trong khung cảnh của các cuộc phản kháng và các cuộc tổng đình công đã luôn luôn là những ý kiến của một mảng phân biệt của các công dân. Nhưng các thăm dò dư luận, bằng việc có vẻ cho phép tất cả mọi người tham gia, phần lớn được chấp nhận như cách đáng tin cậy nhất để thăm dò khối cử tri như một toàn thể và đại diện nguyên tắc dân chủ về sự bình đẳng được ghi thiêng liêng trong quyền bỏ phiếu phổ quát. Để là chính xác hơn, các thăm dò dư luận là một sự hiện thân công luận thành công hơn các phương pháp khác, xác định cái sau rất khác với công luận của giai cấp tư sản Khai Sáng hay của quần chúng được huy động của thế kỷ hứ mười chín. Tuy vậy, thành công của các thăm dò dư luận đã chỉ là có thể bởi vì các diễn viên nào đó đã nhiệt tình chấp nhận chúng. Media đã là các đồng minh quý giá, thường dùng chúng để chất vấn tính chính đáng của các nhà lãnh đạo chính trị, trong khi các chính trị gia đã ngày càng dựa vào các cuộc thăm dò dư luận để hướng dẫn chiến lược bầu cử của họ hay, khi chúng là thuận lợi, để dùng chúng như các lý lẽ trong các cuộc vận động của họ cho sự (tái) bầu cử. Xu hướng này được tăng cường một cách nhất quán trong vài thập niên gần đây.

Trong nhiều văn liệu về “quản lý công mới,” việc thăm dò các mẫu ngẫu nhiên của những người dùng dịch vụ công đã mở rộng trong nhiều nước, đặc biệt ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và các quốc gia Scandinavia. Những kỹ thuật xuất phát từ giám sát tiếp thị sự hài lòng và các kỳ vọng: Chẳng hạn, các khảo sát sự hài lòng, các panel công dân (các mẫu đại diện của vài trăm người được hỏi ý kiến thường xuyên bằng các bản câu hỏi), và các nhóm tiêu điểm (các mẫu đại diện gồm mười hay nhiều người hơn gặp nhau để thảo luận một chủ đề cá biệt). Một trong những tranh luận chính liên quan đến sự dùng các hạn ngạch: Là tin cậy hơn để tiến hành trực tiếp một sự chọn bằng bốc thăm từ các danh sách dân cư, hay để thiết lập các tiêu chuẩn như giới, tuổi, giáo dục, vùng dân cư, và mức thu nhập, và sau đó dùng sự rút thăm để điền các hộp này theo tầm quan trọng nhân khẩu học được công nhận trước của chúng, bằng cách ấy đạt cái được gọi là một mẫu đại diện “được phân tầng”? Phương pháp trước có vẻ khách quan hơn, ít nhất dưới các điều kiện lý tưởng. Noi theo các phương thức lấy mẫu ngẫu nhiên trong khoa học tự nhiên và y học, phương pháp này đôi khi được áp dụng trong các khoa học xã hội, hay để chọn một số minipublic. Tuy vậy, nó đối mặt với các vấn đề, như một sự thiếu các danh sách toàn diện, một số người từ chối trả lời, và sự khó khăn để có được sự tiếp cận đến các cá nhân được chọn bằng thăm. Hơn nữa, quan niệm thống kê về lấy mẫu ngẫu nhiên có ý nghĩa chỉ khi mẫu là đủ lớn (ít nhất vài trăm cá nhân). Khi một mẫu chỉ chứa vài tá cá nhân, mẫu có thể bày tỏ các sự bất đối xứng không đại diện, như giữa đàn ông và đàn bà. Trong trường hợp các mẫu nhỏ, mục tiêu là nhận được một mẫu đa dạng, hơn là một mẫu đại diện nghiêm ngặt. Ngược lại, phương pháp hạn ngạch gồm việc xây dựng các hạng để bù đắp sự tính toán xác suất toán học thuần túy. Nó có nghĩa là nghĩ về mặt xã hội về các nhóm xã hội hơn là như một sự tổng hợp các cá nhân. Phụ thuộc vào nước, các nhà thăm dò thông thường chọn một trong hai phương pháp.

Các thăm dò dư luận nhiều lần bị chỉ trích mạnh từ các chính trị gia cũng như các học giả. Sự phản đối phổ biến nhất – “chúng luôn sai” – cũng là sự phản đối hời hợt nhất. Nó không làm xói mòn mấy một dụng cụ đo lường mà, dù không hoàn hảo, nói chung là đáng tin cậy ở nhiều nước. Tuy vậy, những chỉ trích kỹ thuật hơn có thể nhấn mạnh đúng đắn rằng các nhà thăm dò ý kiến nên nghiêm ngặt hơn. Chúng cho thấy, chẳng hạn, rằng ngoài biên sai số thuần túy toán học 2 phần trăm hay 3 phần trăm ra – mà áp dụng cho sự chọn ngẫu nhiên lý tưởng trên cơ sở tính toán xác suất – các sự méo mó khác có thể nảy sinh từ các điều kiện mà dưới đó sự thăm dò ý kiến được tiến hành, như sự không hợp tác hay sự không có mặt của các cá nhân được chọn ngẫu nhiên, sự che giấu các câu trả lời (mà đòi hỏi “sự điều chỉnh” về phần các viện thăm dò dư luận), hay sự cần thi thoảng để tạo ra các tiêu chuẩn thích hợp để xác định một mẫu được phân tầng. Các nhà thăm dò ý kiến nên thừa nhận rõ ràng hơn các sự không chắc chắn này và cố gắng tương đối hóa biên sai số toán học.

Sự chỉ trích mạnh mẽ nhất của các thăm dò dư luận, về mặt cả nhận thức và chính trị, được một số học giả Mỹ nêu ra trong các năm 1960. Pierre Bourdieu (1993, pp. 149–157) và các đồng nghiệp của ông đã đề cập vấn đề từ một quan điểm khác ở Pháp, như được thấy tại một trong những bài báo nổi tiếng của ông: “Công luận Không Tồn tại.” Bourdieu cho rằng việc không tính đến những người không trả lời, mà được phân bố không đều ngang các nhóm xã hội, có nghĩa rằng thông tin xã hội học cốt yếu đã bị bỏ qua. Điều này có thể dẫn người dân để tin rằng mọi người có một ý kiến được hình thành trước về mọi thứ. Vấn đề chính với các thăm dò dư luận là chúng yêu cầu các công dân để trả lời tự phát cho các câu hỏi mà họ có thể chẳng bao giờ tự hỏi – mà không có khả năng thảo luận vấn đề với những người khác, hay thậm chí biết ý kiến của những người họ tin cậy. Việc này dẫn đến điều ngược lại với cái các nhà tư tưởng Khai sáng gọi là “công luận”: Tức là, một ý kiến được khai sáng có khả năng dưới các hoàn cảnh chính trị khác nhau để khuyên nhủ hay kiểm soát sovereign, nhà cai trị tối cao (chế độ chuyên chế được khai sáng hay nền quân chủ đại nghị, một cách tương ứng), hay để thay thế hoàn toàn nhà cai trị (chủ quyền nhân dân). Vì thế, công luận được các cuộc thăm dò dư luận tạo ra là một artifact (đồ tạo tác), mà trở thành thực tế chỉ bởi vì các diễn viên tin vào nó.

Phê phán này đã nhận được rất nhiều sự chú ý công cộng do thực thế rằng bản thân các viện thăm dò dư luận đã bắt đầu nuôi dưỡng những nghi ngờ về độ tin cậy của công việc của chúng, một phần do số tăng lên của những người không trả lời, nhưng cũng do khó khăn để giám sát ý kiến một cách nhất quán trong khi tính nhiều hơn đến các tác động có thể tiên đoán được của tranh luận công (Blondiaux 1998). Tuy nhiên, những người phê phán không có một lựa chọn thay thế dễ để gợi ý, không chỉ vì các lý do nhận thức luận (bản thân các phạm trù được dùng trong các khoa học xã hội là các tạo tác, mà, dù được xây dựng với sự nghiêm khắc và độ sâu lý thuyết, chỉ hoạt động trong chừng mực các diễn viên liên quan thực sự dùng chúng) nhưng cũng vì các lý do chính trị quan trọng. Vì chúng không có một kiểu công luận khác để đề xuất, các nhà phê phán xã hội học có thể bị lên án nghi ngờ gốc rễ của quyền bỏ phiếu phổ quát, như nguyên tắc hiến pháp mà tất cả mọi người nên có quyền bỏ phiếu ngang nhau, dù bối cảnh hay độ hiểu biết của họ là gì. Liệu sự ngụ ý có thể là công luận (nhất là dư luận của các giai cấp dưới [subaltern]) là một khái niệm huyễn hặc, và rằng chỉ các nhà xã hội học được trang bị bằng các dụng cụ khoa học mới có thể tiếp cận đến sự thật, nhận diện các vấn đề thực tế, và truyền đạt chúng cho dân thường?

Một cuộc Cách mạng trong Chọn Bồi thẩm đoàn Xét xử

Song song với thắng lợi của các thăm dò dư luận, một sự thay đổi to lớn đã xảy ra liên quan đến chọn thủ tục cho bồi thẩm đoàn xét xử. Trong 1880, khi Tòa án Tối cao Mỹ đã phải phán quyết về sự vắng mặt lặp đi lặp lại của những người Mỹ gốc Phi khỏi các bồi thẩm đoàn (jury) tại một trong những quận của Virginia, vì thiếu bằng chứng nó đã gạt bỏ lời than phiền rằng việc này là do kỳ thị (chủng tộc) (Virginia vs. Rives, 100 U.S. [1880], được trích trong Abramson 2003, p. 105). Tuy vậy, tình hình đã bắt đầu thay đổi một khi khái niệm lấy mẫu đại diện nổi lên. Sự đại diện thấp rành rành của các thiểu số trên các bồi thẩm đoàn đã không còn có thể được xem như tình cờ nữa, mà đúng hơn là kết quả rõ ràng của các thực hành kỳ thị, đặc biệt vì tính toán xác suất tuyên bố rằng sự chọn ngẫu nhiên sẽ dẫn các nhóm xã hội khác nhau được đại diện phù hợp với trọng lượng của chúng trong dân cư. Nhiều diễn viên hơn bắt đầu thấy rằng một jury không đa dạng có thể chỉ là một jury bị thao túng. Tính chính đáng của các bồi thẩm đoàn hoàn toàn da trắng, nhất là ở miền Nam, mà đã thường khoác áo choàng vô hiệu hóa, như thế đã có thể bị thách thức về pháp lý. Tòa án Tối cao đã bắt đầu thừa nhận các lý lẽ thống kê trong 1935, và 1940 trong một vụ liên quan đến chủng tộc, nó đã viện dẫn lần đầu tiên đến đòi hỏi rằng jury nên “thực sự đại diện cộng đồng.” (Smith vs. Texas, 311 U.S. [1940], được trích trong Abramson 2003, p. 115). Trong các năm tiếp theo, Tòa án nói chung đã ủng hộ các thách thức đối với các bản án trên cơ sở của cấu tạo jury có định kiến, nhưng đã cần thời gian dài trước khi án lệ trở thành chuẩn, và các bồi thẩm đoàn da trắng đã kéo dài mãi đến tận các năm 1960. Cho một sự thay đổi đầy kịch tính, nước này đã phải đợi cho đến sự xuất hiện của phong trào các quyền dân sự. Trong vòng vài thập niên, bộ mặt của xã hội Mỹ đã biến đổi, và thành phần của các bồi thẩm đoàn đã được điều chỉnh một cách dứt khoát. Cơ sở khoa học của sự lấy mẫu đại diện đã là không đủ: Các diễn viên xã hội đã phải sử dụng nó để mang lại sự thay đổi trên thực địa.

Trong 1968, Quốc hội Mỹ đã thông qua một luật đòi hỏi sự chọn ngẫu nhiên các bồi thẩm viên từ các danh sách rộng (các sổ đăng ký bầu cử, chẳng hạn) cho tất cả các vụ xử án liên bang. Về nguyên tắc, điều này hủy bỏ sự dùng các bồi thẩm đoàn gồm toàn “các nhân vật có tiếng” trong cộng đồng, thực hiện một đòi hỏi dân chủ lâu đời: Bây giờ mọi người có quyền để được xét xử bởi một jury được cấu thành từ “một mắt cắt ngang công bằng của cộng đồng.” (“The Jury Selection and Service Act,” 28 U.S.C., secs 1861–1869, được trích trong Abramson 2003, p. 100). Tuy vậy, các phương tiện để chọn “mắt cắt ngang công bằng” đã bỏ ngỏ, và chỉ đến 1975, khi Tòa án Tối cao đã hiến pháp hóa nguyên tắc và bằng cách ấy mở rộng nó ra các bang riêng lẻ, mà sự đại diện bình đẳng của cả hai giới cũng đã được xác nhận như một nguyên tắc không thể lay chuyển được của sự chọn jury. Sự thay đổi này đã là một sự đến tốn thời gian dài: Yêu sách nữ quyền cho các bồi thẩm đoàn bình đẳng quay lại đến quyền bầu cử nữ cuối thế kỷ thứ mười chín, và jury hỗn hợp giới đầu tiên trong lịch sử đã thấy ánh sáng ban ngày ở Wyoming trong 1870. Tuy nhiên, cải cách này đã không làm hài lòng các nhà hoạt động cấp tiến nhất giữa các thiểu số sắc tộc và các giai cấp thấp hơn, vì những người này đã bị tác động nhiều hơn bởi sự không đăng ký trên các danh sách mà từ đó sự chọn được tiến hành. Vài biện pháp lập pháp như thế đã đưa lý lẽ này lên bàn và quy định sự rút thăm từ các danh sách đại diện hơn, như các danh sách DMV (Department of Motor Vehicles–Sở Xe có Động cơ, các cá nhân được đăng ký như có một bằng lái xe, mà hoạt động như bằng chứng chính về căn cước ở Hoa Kỳ) hay các danh bạ điện thoại.

Phong trào hướng tới các danh sách được thiết lập một cách dân chủ của các cá nhân đủ tư cách cho nghĩa vụ jury đã lan từ Hoa Kỳ sang nhiều nước khác. Trong 1980, Pháp đã từ bỏ các danh sách “nhân sĩ” được lập cho mục đích này và dùng sổ đăng ký bầu cử cho sự chọn jury. Thời đại của tiêu chuẩn tài sản như thế đã kết thúc.

LÀN SÓNG THỨ NHẤT: CÁC MINIPUBLIC THẢO LUẬN CÂN NHẮC NHƯ CÔNG LUẬN ĐỐI CHỨNG (COUNTERFACTUAL)

Không có bối cảnh này, sẽ là không thể hiểu vì sao sự rút thăm đã quay lại sân khấu chính trị trong các năm 1970. Tuy vậy, khi phân tích các thử nghiệm đã xảy ra kể từ đó dựa vào các dụng cụ khác nhau, thể hiện các động lực xã hội khác nhau, và chỉ theo hướng các hương vị khác nhau của nền dân chủ. Trong một mức độ lớn, lý do căn bản của sự rút thăm chính trị đã thay đổi giữa sự đến của làn sóng thứ nhất và sự đến của làn sóng thứ hai. Làn sóng thử nghiệm đầu tiên, mà đã gồm các thăm dò dư luận thảo luận cân nhắc, các bồi thẩm đoàn công dân, và các hội nghị đồng thuận, đã làm sinh động các trí tưởng tượng dân chủ về sự rút thăm cho đến đầu các năm 2000. Nó đã kéo dài vào các thập kỷ tiếp sau, nhưng đã đi cùng với một làn sóng thứ hai, đa nguyên hơn tiền bối của nó. Chúng ta sẽ xem xét lần lượt cả hai làn sóng này.

Chuyển quá quan niệm về lấy mẫu đại diện, sự quay lại của sự rút thăm phải cũng được hiểu trong quan hệ với biến động xã hội của các năm 1960 và các năm 1970 và một sự thúc đẩy rộng hơn cho sự thay đổi dân chủ. Trí tưởng tượng cho nền dân chủ tham gia bắt đầu truyền cảm hứng cho các nhà hoạt động ở Hoa Kỳ, tìm thấy sự ủng hộ trong thế giới hàn lâm (Pateman 1970; MacPherson 1977). Các nhà hoạt động này đã trình bày rõ các lý lẽ cũ về đặc điểm tinh hoa chủ nghĩa của nền dân chủ đại diện và lên tiếng buộc tội chống lại hệ thống chính trị hiện hành. Tuy vậy, họ đã không nhắc đến sự rút thăm. Cũng đúng thế với làn sóng mới của các nhà thực hành và các nhà hàn lâm biện hộ cho nền dân chủ tham gia khắp phương Nam Toàn cầu trong các năm 1990 theo bước chân của thử nghiệm Porto Alegre về lập ngân sách tham gia. Các cá nhân này đã quan tâm hơn đến các cơ chế và các quá trình gắn chặt với sự huy động xã hội của các nhóm dưới hay các thách thức đối với trật tự hiện hành. Nói chung, mặc dù những người ủng hộ nền dân chủ tham gia đã chú ý đến chất lượng thảo luận cân nhắc của các thủ tục tham gia mới, nhiều trong số họ bị ảnh hưởng bởi nhà triết học Đức Jürgen Habermas, họ chủ yếu đã xem các thứ này như các dụng cụ phục vụ cho sự thay đổi xã hội. Họ đã duy trì một thái độ khá ngờ vực đối với các cơ chế dựa vào rút thăm, vì do chính bản chất cái sau cung cấp ít phạm vi cho sự huy động công dân và chủ yếu được thực hiện từ trên xuống (Fung and Wright 2003; Genro and De Souza 1997; Santos 2005).

Các phong trào chính trị tập trung vào sự rút thăm đã chỉ từ từ thu hút sự chú ý công chúng, một phần bằng việc tự đứng xa khỏi nền dân chủ cấp cơ sở. Chúng đã quan tâm đến việc trao sự bày tỏ thể chế cho sự phê phán nền dân chủ đại diện nhưng đi một bước lùi khỏi các nhóm cánh tả cấp tiến mà trí tượng tượng của chúng đã noi gương Công xã Paris hay các hội đồng công nhân của 1905–1920 (trong đó một đại hội đồng đã bàu các đại biểu chịu một sự ủy thác ràng buộc hay nửa-bắt buộc, đối với các hội đồng hay các soviet, mà đến lượt bàu các đại biểu cho các hội đồng cao hơn, trong một loại cấu trúc hình tháp). Về phần của nó, sự rút thăm đã tiếp tục hấp dẫn đối với các công dân thường, và sự hấp dẫn của nó đã chỉ tăng lên khi sự mê hoặc chủ nghĩa tiên phong bắt đầu suy tàn và các biến thể Leninist dựa vào một quan niệm độc đoán về đội tiên phong đã mất uy tín. Tiêu đề của một trong những tập đầu tiên để bảo vệ ý tưởng dùng sự chọn bằng bốc thăm rộng rãi trong chính trị, After the Revolution? (Sau Cách mạng?), như thế đã khá tiết lộ (Dahl 1970).

Ý tưởng về chọn một nhóm nhỏ các công dân để thảo luận cân nhắc bên trong một khung khổ thủ tục được điều tiết cũng đã đi ngược lại với các tưởng tượng của các năm 1970, mà đã xem đại hội đồng như sự hiện thân cao nhất của nền dân chủ. Trong các thập niên tiếp theo, cách mà các mối quan hệ quyền lực được tái tạo trong các tổ chức hay các hội đồng ngày càng bị soi xét. Theo nghĩa này, các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc, các bồi thẩm đoàn công dân, và các hội nghị đồng thuận đã đều là phần của một “chiều hướng thảo luận cân nhắc” trong các thực hành tham gia, khi sự chú ý lớn hơn đến chất lượng của các thảo luận và đến các dụng cụ thể chế cho phép người dân có tiếng nói của họ một cách công bằng và bình quân. Tuy vậy, không giống ngân sách tham gia như được trình bày rõ ở Porto Alegre, các thủ tục như vậy đã nảy sinh không như các yêu sách của các phong trào xã hội mà như các đứa con tinh thần thử nghiệm của các trí thức, và cuối cùng thu hút sự chú ý của các nhà chức trách công tìm cách mới để bảo đảm tính chính đáng.

Ý tưởng rút thăm trong chính trị đã lại nổi lên riêng rẽ ở Đức, nơi Peter Dienel biện họ cho “các tổ [tế bào] lập kế hoạch” (Planungszellen) trong 1969 – các tổ đầu tiên được thử trong mùa đông 1972–1973 – và ở Hoa Kỳ, nơi Ned Crosby, bị ảnh hưởng của bồi thẩm đoàn xét xử, đã tạo ra một cấu trúc tương tự trong 1974 mà ông gọi là jury “công dân.” Khái niệm sau cùng này sau đó đã trở nên nổi tiếng rộng rãi hơn, còn “tổ lập kế hoạch” đã vẫn chủ yếu hạn chế ở Đức (Dienel 1997; Crosby 1975). Trong 1988, James Fishkin sáng chế ra sự thăm dò ý kiến thảo luận cân nhắc (deliberative poll) và đã thử nó lần đầu tiên ở Vương quốc Anh trong 1994. Tất cả ba người này đã đều là các nhà khoa học xã hội, và bởi vì họ đã không có sự hỗ trợ ban đầu nào từ một phong trào, đảng, hay tổ chức, cả ba đã cố gắng tạo ra một định chế mà sẽ truyền bá – hay quả thực, đối với Fishkin và Dienel, thương mại hóa – khái niệm của họ. Tất cả ba đã nhanh chóng nhận được các bằng sáng chế, cho dù Ned Crosby, được các phong trào xã hội của các năm 1960 định hình, đã tiếp tục làm việc từ một quan điểm nhà hoạt động hơn. Các mối quan hệ giữa ba người này đã chậm phát triển: Mãi chỉ đến 1985 thì Peter Dienel và Ned Crosby mới gặp nhau lần đầu tiên và nhận ra, với sự thích thú của họ, các phương pháp luận của họ đã giống nhau đến thế nào (Carson and Martin 1999, p. 67). Tuy vậy, một sự nghi ngờ (hay thậm chí ganh đua) thường kéo dài giữa những người chủ trương “chính thống’ của các bồi thẩm đoàn công dân và những người bênh vực các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc. Độc lập với các thử nghiệm này, Teknologiradet (Hội đồng Công nghệ Đan Mạch) đã quyết định trong 1987 để mở các hội nghị đồng thuận cho các công dân “thường,” sau một giai đoạn trong đó chúng được dùng chỉ trong các giới y học ở Hoa Kỳ. Chỉ trong cuối các năm 1990 thì các nhân vật chính trị và hàn lâm mới bắt đầu xem xét hội nghị đồng thuận, jury công dân, và thăm dò dư luận thảo luận cân nhắc như các thủ tục phần lớn hội tụ. Các bước đầu tiên được tiến hành hướng tới việc tạo ra các sự lai cả quan niệm và thực nhiệm. Kể từ đó trở đi, hàng ngàn bồi thẩm đoàn công dân, vài trăm hội nghị đồng thuận, và hàng tá cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc đã được tổ chức khắp thế giới (Joss and Durant 1995; Fishkin and Farrar 2005, pp. 68–79).

Trong lúc đó, xét rằng những sự biện minh quan niệm sớm nhất của sự rút thăm trong chính trị đã gắn chặt với một động lực thử nghiệm, một quá trình phản ánh lý thuyết hơn đã bắt đầu lấy được đà. Từ các năm 1990 trở đi, ba trào lưu phát triển nhanh đã giúp một cách độc lập để trao tính chính đáng lý thuyết cho các thủ tục này, thoạt tiên gián tiếp và rồi theo cách trực tiếp hơn. Một trong những trào lưu này đã dựa rất lớn vào những công trình của John Rawls và Jürgen Habermas để lập thuyết thực hành của nền dân chủ thảo luận cân nhắc trong chính trị (Habermas 1996; Dryzek 1990; Elster 1988). Công trình và hành động của James Fishkin là thiết yếu khi liên kết lý thuyết về nền dân chủ thảo luận cân nhắc, mà các tác giả chính của nó đã không nói về sự rút thăm, với các thử nghiệm về sự rút thăm chính trị (Talpin 2020, pp. 442–464). Một khía cạnh khác của văn liệu hiện có, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, và xã hội (STS), tập trung vào sự dân chủ hóa lan rộng của các lĩnh vực kỹ thuật và khoa học (Sclove 1995; Callon, Lascoumes and Barthe 2011). Trên một quy mô ít to lớn hơn, một nhúm sách và bài báo bảo vệ hay gián tiếp hợp pháp hóa sự lại đưa sự rút thăm vào chính trị đã giúp để đánh thức thêm sự quan tâm đến chủ đề (Barber 1984; Burnheim 1985; Callenbach and Phillips 2008; Carson and Martin 1999; Dahl 1970 pp. 45–59; Gastil 2000; Goodwin 2012; Sintomer 2007; Buchstein 2009; Van Reybrouck 2016).

Khi làn sóng vỡ mộng dân chủ được thảo luận trong chương đầu đã lên đỉnh trong các nước Tây phương vào lúc chuyển giao của thế kỷ thứ hai mươi, các cơ chế áp dụng sự rút thăm trong chính trị đã vượt quá rồi mức thử nghiệm cô lập: Chúng đưa ra một dải những kỹ thuật đã được thử và được kiểm tra và có được một mức độ nào đó của tính chính đáng khoa học. Một số diễn viên xã hội, các quỹ, và các nhà lãnh đạo chính trị tìm kiếm các giải pháp sáng tạo đã đưa các cơ chế này vào từ bên lề. Quan trọng, những người bênh vực sự rút thăm đã chiếm đòi hỏi cho nền dân chủ lớn hơn từ các phong trào ngoài-quốc hội, tích hợp nó vào các cơ chế thể chế mà nói chung là từ trên xuống về bản chất. Trong việc làm vậy, họ đã dựa vào những thay đổi làm cho thành phần của bồi thẩm đoàn xét xử đại diện hơn, vào sự phê bình chính trị và nhận thức luận của các thăm dò dư luận, và vào các hình thức tham gia tân-nghiệp đoàn chủ nghĩa (neocorporatist) của sự đổi mới khoa học.

Các Bồi thẩm đoàn Công dân

Chúng ta hãy mô tả cụ thể hơn ba dụng cụ đã nổi lên trong làn sóng thứ nhất của sự quay lại của sự rút thăm với chính trị: các bồi thẩm đoàn (jury) công dân, các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc, và các hội nghị đồng thuận. Jury công dân (hay “tổ lập kế hoạch”) đã là cơ chế chính trị dựa vào rút thăm để thấy ánh sáng ban ngày, và nó đã trở thành cơ chế phổ biến nhất. Hầu như ngay lập tức, nó đã trở thành một thủ tục chuẩn ở các địa điểm nơi nó được chấp nhận (Font 2001; Sanchez 2000). Chi phí của các bồi thẩm đoàn là khiêm tốn nhất: trung bình 14.000 euro ở Tây Ban Nha (trong các năm 2000), nơi vài bồi thẩm đoàn thông thường hoạt động song song; tuy vậy, khá nhiều hơn ở Đức nơi bốn bồi thẩm đoàn song song dùng một thủ tục chuẩn tốn khoảng 100.000 euro (vào cuối các năm 2000). Trong mô hình cơ bản của nó, một jury công dân gồm một nhóm nhỏ công dân (trung bình 25 ở Đức, giữa 15 và 50 ở Tây Ban Nha, 12 đến 14 ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) được chọn ngẫu nhiên từ các danh sách dân cư địa phương hay sổ đăng ký bầu cử. Mục đích của một jury như vậy là để tìm các giải pháp cho một vấn đề cá biệt do chính sách công nêu ra. Thường xuyên nhất, vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị, nhưng jury cũng có thể xử lý các vấn đề xã hội và sinh thái hay thậm chí bản thân quá trình bầu cử (như đã thế ở Hoa Kỳ). Các bồi thẩm đoàn công dân thông thường được triệu tập theo chỉ thị của một nhà chức trách công. Chỉ trong một thiểu số trường hợp một tổ chức phi chính phủ (NGO) hay một phong trào xã hội đưa ra sáng kiến, và thậm chí trong ít trường hợp hơn một cơ quan không nhà nước đã lập một jury. Các bồi thẩm đoàn vì thế đã không kiểm soát chương trình nghị sự của riêng chúng và đã không thể đề cập các vấn đề khác hơn vấn đề mà chúng được triệu tập.

Trong khung cảnh mới của các năm 1970, ý tưởng cơ bản của Peter Dienel đã là để tìm một thủ tục có thể giải quyết khủng hoảng tính chính đáng của hệ thống chính trị, làm nhẹ bớt các vấn đề liên kết với sự quan liêu hóa của hoạt động công, cho phép sự tham gia đích thực của các công dân. Một cơ chế có thể giải quyết các vấn đề này phải thỏa mãn bốn tiêu chuẩn: nó sẽ phải 1) cung cấp thông tin thích đáng cho những người tham gia; 2) dựa vào động lực thích hợp; 3) được bảo vệ chống lại các lợi ích tư và đại diện thích đáng xã hội trong tất cả sự đa dạng của nó; và 4) có tiềm năng cho sự dùng rộng rãi mà không có chi phí theo hàm số mũ. Nếu chúng ta xem xét các tiêu chuẩn này, tất cả các hình thức tham gia truyền thống có vẻ có các thiếu sót, tuy với độ nghiêm trọng khác nhau.

Sự thảo luận trong các nhóm nhỏ khuyến khích mọi người bày tỏ mình. Đôi khi các bồi thẩm đoàn hoạt động trong các phiên toàn thể, đôi khi trong các phân nhóm. Vì lý do này, và bởi vì chúng được các moderator (nhà trung gian) hướng dẫn mà biết làm thế nào để giữ sự thảo luận sống động, các nhóm nhỏ là xuất sắc cho việc đưa ra các lý lẽ hợp lý, bầu không khí chú ý lẫn nhau của chúng, và cơ sở khá bình quân mà mọi người xen vào. Mặc dù một nhóm không lớn hơn vài tá người chẳng bao giờ có thể là đại diện hoàn hảo về mặt thống kê, các bồi thẩm đoàn có một sự đa dạng xã hội đáng chú ý hơn các sáng kiến dựa chỉ vào sự tham gia tình nguyện. Các phiên của chúng được tổ chức đằng sau các cửa đóng kín. Những người chịu trách nhiệm về sự tổ chức chúng, hoạt động độc lập với nhà chức trách triệu tập, là những người có kỹ năng lãnh đạo và hiểu kỹ động học nhóm, và không có sự đặt cược vào vấn đề được thảo luận; thủ tục nói chung là khó để thao túng, mà đóng góp cho tính chính đáng của nó. Các bồi thẩm đoàn lắng nghe các chuyên gia và những người có lợi ích liên quan (các nhóm lợi ích NGO, các chính trị gia, vân vân). Công việc của chúng bình thường kéo dài hai hay ba ngày, nhưng toàn bộ quá trình có thể kéo dài hơn đáng kể – nếu, chẳng hạn, nhiều hơn một jury được triệu tập về cùng vấn đề, như các nhà sáng chế thủ tục kiến nghị.

Phương pháp chọn nói chung theo một hay hai cách tiếp cận. Cách thứ nhất gồm việc tạo ra một danh sách ngẫu nhiên gồm và ngàn hộ gia đình, gửi cho họ thư mời, phân loại các câu trả lời tích cực theo các tiêu chuẩn xã hội-nhân khẩu học, và sau đó tiến hành rút thăm dựa vào hạn ngạch (quota). Cách thứ hai gồm chọn trực tiếp qua các cuộc phỏng vấn dựa vào quota (Carson and Martin 1999, p. 89; Kuper 1997, pp. 139–153). Một số biện pháp được thiết kế để ủng hộ sự rút thăm: những người tham gia được liên hệ đích thân; vai trò của họ được quý trọng về mặt biểu tượng theo những gì các nhà chức trách nói về nó; họ được trả trợ cấp ngày (giữa 30 và 60 euro ở Tây Ban Nha, gần gấp đôi ở Đức và Hoa Kỳ vào cuối các năm 2000); và có sự giúp đỡ đặc biệt nếu cần (chẳng hạn, về chăm sóc trẻ con hay với các chủ sử dụng lao động). Jury công bố một báo cáo về vấn đề được thảo luận. Một khi các phiên của nó hoàn tất, jury kết thúc. Tác động của công việc của nó lên việc ra quyết định thay đổi hết sức từ trường hợp này sang trường hợp khác: Nếu sự tổ chức của nó hướng tới mô hình jury xét xử, nó thông thường đưa ra lời khuyên tư vấn cho nhà chức trách dựng lên nó trước tiên, không phải một phán xét ràng buộc pháp lý.

Đức có lẽ là nước trong đó những kinh nghiệm về các bồi thẩm đoàn công dân đã lâu bền và mạch lạc nhất. Con trai của Peter Dienel, Hans-Liudger Dienel, đã tiếp tục cầm ngọn đuốc khi bố anh về hưu và các cơ quan tư vấn khác nhau đã phát triển thêm mô hình. Trong một số trường hợp, các kết quả đã ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định công. Như thế, trong 1991 Bộ Bưu chính và Viễn thông đã chấp nhận các khuyến nghị nào đó được cung cấp bởi 22 tổ lập kế hoạch được triệu tập, đáng chú ý nhất là các khuyến nghị về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dienel and Renn 1995). Tác động của các bồi thẩm đoàn công dân ở Hoa Kỳ trong 1996 đã dẫn đến việc cấm sự đánh giá các ứng viên trong các cuộc bầu cử chính trị, vì lý do rằng việc này vi phạm các quy định về sự tham gia của các tổ chức phi vụ lợi vào hoạt động bầu cử! Sáng kiến lý thú đầu tiên thuộc loại này thực ra đã xảy ra trong cuộc chạy đua tổng thống 1976 giữa Gerald Ford và Jimmy Carter, và vài sáng kiến khác đã xảy ra trong đầu các năm 1990. Chính ở Hoa Kỳ mà các bồi thẩm đoàn công dân đề cập trực tiếp nhất đến các vấn đề chính trị trung tâm, như ngân sách liên bang 1993 (đấy đã là jury đầu tiên được triệu tập ở mức liên bang) hay cải cách được dự kiến của Tổng thống Clinton về hệ thống chăm sóc sức khỏe cùng năm. Trong khi là đúng rằng Jefferson Center của Crosby, thiếu các nhà tài trợ và ảnh hưởng đến chính sách công, đã đóng cửa của nó trong 2002 để khỏi phải bị yêu cầu tổ chức các bồi thẩm đoàn chất lượng tồi, cuối cùng đã chỉ duy trì web site của nó, việc này đã không báo hiệu sự chấm dứt của các jury công dân ở Hoa Kỳ (Crosby and Nethercut 2005). Trong 2021, Jefferson Center thực ra đã đổi tên thành Center for New Democratic Processes (Trung tâm các Quá trình Dân chủ Mới) và đã lại tiếp tục hoạt động.

Đã là cố gắng đầu tiên, trong 2007, để triệu tập các bồi thẩm đoàn công dân đồng thời về cùng vấn đề trong tất cả các nước Liên Âu, rồi ở mức bản thân EU – một thủ tục mà Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã trích dẫn như một tấm gương về “thực hành tốt.” Sau khi phát hiện cơ chế này khá muộn, Pháp tuy nhiên đã đuổi kịp khá nhanh và đã thử nghiệm với thủ tục hơm một trăm lần trước 2015. Trong mùa xuân 2008, lãnh đạo đảng Xã hội Pháp Ségolène Royal bắt đầu đưa đề xuất của bà vào thực tiễn bằng việc tổ chức các bồi thẩm đoàn công dân để đánh giá chính sách công tại vùng Poitou-Charentes mà bà cai quản. Tại Nhật Bản, 150 bồi thẩm đoàn được triệu tập trước 2010, dùng một thủ tục dựa vào một sự đơn giản hóa của mô hình Đức.

Một trong những sự phát triển ngoạn mục nhất nhưng vẫn tham vọng đã là ở Vương quốc Anh, nơi Viện Nghiên cứu Chính sách, được các thử nghiệm Đức và Mỹ truyền cảm hứng, đã bắt đầu đặt nền móng trong 1994 để đại chúng hóa ý tưởng về các bồi thẩm đoàn công dân. Trong 1996, nó khởi động một loạt thử nghiệm đầu tiên về các vấn đề sức khỏe (trong sự hợp tác với King’s Fund Policy Institute), trong khi Hội đồng Quản lý Chính quyền Địa phương (Local Government Management Board) làm việc với các chính quyền địa phương để tạo ra các bồi thẩm đoàn về các vấn đề đổi mới đô thị (Stewart et al. 1994; Coote and Lenaghan 1997; Barnes 1999). Tiếp sau sự bầu cử chính phủ Blair trong 1997, phong trào đã thấy một giai đoạn tăng trưởng theo hàm số mũ. Vào 2006, khoảng 200 bồi thẩm đoàn đã được triệu tập ở Vương quốc Anh về các vấn đề đa dạng như sự dùng ma túy, sự tái chế, quản lý đô thị, các thách thức của xã hội thông tin, khiêu dâm trên truyền hình, và sự kiểm tra di truyền bởi các công ty bảo hiểm. Sự mở rộng chủ đề này đã thường đi cùng với sự nới lỏng các quy tắc phương pháp luận, để cho các bồi thẩm đoàn đôi khi được tuyển mộ không ngẫu nhiên hay thậm chí được tổ chức trực tiếp bởi viện liên quan mà không nhờ đến một bên thứ ba (để chọn jury và hướng dẫn sự thảo luận của nó) (Smith and Wales 1999). Tuy vậy, cái giá phải trả cho một sự bùng nổ như vậy trong các thử nghiệm chính trị đã là một sự cảnh giác và nghi ngờ nào đó: Các bồi thẩm đoàn công dân đã hơi bị mất uy tín, và nhịp điệu của các thử nghiệm như vậy đã chậm lại.

Các cuộc Thăm dò Thảo luận cân nhắc

Trong khi khái niệm về các bồi thẩm đoàn công dân dường như phần lớn có xuất xứ từ bồi thẩm đoàn xét xử (bản thân cái tên gợi ý điều này, như sự thực rằng ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ số các bồi thẩm viên thường được định là mười hai), các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc đã nảy sinh từ các sự chỉ trích chống lại các thăm dò dư luận. Được James Fishkin (1991; 1995; 2009; 2018) sáng chế và phát triển, chúng cũng theo một mô hình hết sức hình thức, thế nhưng đã trải qua những sự điều chỉnh quan trọng trong vài trường hợp.[3] Ý tưởng cơ bản đằng sau các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc là đơn giản, cho dù sự thực hiện nó đòi hỏi một dụng cụ hết sức tinh vi (Fishkin 1995, p. 162):

Hãy lấy một mẫu ngẫu nhiên quốc gia của toàn bộ cử tri và chở những người đó từ khắp đất nước đến một chỗ duy nhất. Nhúng mẫu vào các vấn đề, với các tài liệu tóm tắt cân đối cẩn trọng, với những thảo luận chuyên sâu trong các nhóm nhỏ, và với cơ hội để hỏi các chuyên gia và các chính trị gia cạnh tranh nhau. Vào cuối vài ngày làm việc mặt đối mặt qua các vấn đề, thăm dò chi tiết ý kiến của những người tham gia. Khảo sát nhận được như kết quả cung cấp một sự đại diện về các phán xử được xem xét của công chúng.

Khác biệt về nhận thức luận và chính trị với các thăm dò dư luận truyền thống, mà chỉ là một “sự tổng hợp thống kê của các ấn tượng mơ hồ phần lớn được hình thành trong sự thiếu hiểu biết về các lý lẽ cạnh tranh gay gắt,” các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc có nghĩa là để cho chúng ta biết “công chúng sẽ nghĩ gì, giả như có một cơ hội tốt hơn để xem xét các vấn đề được nói đến” (Fishkin 1995, pp. 89, 162). Từ quan điểm này, mục tiêu như thế là để trình bày rõ một công luận mà là chính đáng về mặt chính trị hơn cái nảy sinh từ các cuộc thăm dò dư luận truyền thống.

Các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc bày tỏ sự giống nhau nào đó với các bồi thẩm đoàn công dân. Tuy nhiên, trước tiên chúng khác với các jury công dân về độ lớn, vì chúng thông thường gồm vài trăm người tham gia được chọn ngẫu nhiên (với các điều chỉnh quota ở nơi cần thiết). Việc này làm cho chúng giống một mặt cắt ngang đại diện thật của dân cư hơn. Ngoài ra chi phí của chúng không phải là nhỏ: Một cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc nhỏ được triệu tập ở Yale trong 2002, chẳng hạn, tốn 250.000$ – hầu hết trong số đó gồm trợ cấp 200$ cho những người đồng ý dành khoảng 18 giờ cho thử nghiệm (Straw 2002, p. 16). Vì lý do này, chúng nói chung xảy ra trên một cơ sở quốc gia, nhưng đôi khi được hạn chế ở một vùng hay thành phố cá biệt, và một cuộc được triệu tập ở mức Liên Âu. Các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc phủ một dải rộng vấn đề, từ các vấn đề xã hội hay sinh thái đến các vấn đề an ninh, sự đưa đồng euro vào, và phép lịch sự trong đời sống đô thị. Khá nhiều sự thích nghi được dùng để làm cho các mẫu đại diện hơn. Ở Hoa Kỳ, chẳng hạn, khi các nhà nghiên cứu gọi một thành viên được chọn ngẫu nhiên, họ có thể yêu cầu để nói với người mà ngày sinh đang đến gần, để tránh việc bao gồm chỉ những người nhấc máy điện thoại (mà hầu hết là phụ nữ). Nếu câu trả lời là không dứt khoát, một cuộc gọi tiếp theo được gọi để khuyến khích những người mà bình thường không tham gia vào các cuộc thăm dò như vậy, hầu hết trong số họ là những người với vốn văn hóa thấp hay xuất thân nước ngoài. Trong các năm 2000, sự đền bù khoảng 100$ một ngày đã cũng được cung cấp để khuyến khích cùng thế (Fishkin and Farrar 2005, p. 74).

Hầu hết kỹ thuật được các cuộc thăm dò như vậy áp dụng giống các kỹ thuật trong một jury công dân chuẩn; tuy vậy, trong khi jury được trao thông tin liên quan chỉ sau khi công việc của nó bắt đầu (để đặt những người than gia trên cơ sở bình đẳng), thực hành trong trường hợp thăm dò thảo luận cân nhắc là để thông tin sẵn có trước. Các sự thảo luận cân nhắc như vậy thông thường được tổ chức công khai – quả thực, các cố gắng được làm để nâng cao tác động của chúng bằng việc khiến chúng được truyền hình toàn bộ hay một phần, theo cách của một hội đồng đại diện cổ điển. Trong thủ tục chuẩn, ý tưởng không phải là để đến một báo cáo đồng thuận thành văn mà là đến sự kiểm kê có chất lượng của các ý kiến khác nhau không thể tránh khỏi, và – dùng các bản câu hỏi trước và sau sự kiện – để giám sát các ý kiến này có thể thay đổi như thế nào trong tiến trình thảo luận cân nhắc.

Các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc được cho là có nguồn gốc từ cả Athens cổ xưa (sự chọn bằng bốc thăm) và các cuộc họp thị trấn (town meetings) của New England thế kỷ thứ mười tám (các sự thảo luận cân nhắc mặt-đối-mặt), nhưng chúng cũng được đánh dấu mạnh hơn các hội nghị đồng thuận hay các bồi thẩm đoàn công dân bởi sự quan tâm khoa học đến sự thử nghiệm dân chủ. Điểm chính của các cuộc thăm dò như vậy là để mở “hộp đen” của sự thảo luận cân nhắc (Talpin 2011), để xem các công dân thường có khả năng thảo luận cân nhắc về các vấn đề phức tạp xa đến đâu và dưới các điều kiện nào và, nếu cần, thay đổi ý kiến của họ trong các cuộc thảo luận. Các khía cạnh này được nhấn mạnh rõ rệt trong hầu hết các sự đánh giá được ghi lại. Việc này lặp lại một trong những con đường hứa hẹn của sự nghiên cứu về nền dân chủ thảo luận cân nhắc, mà tìm cách để đo chất lượng thảo luận cân nhắc của tranh luận trong các giới khác nhau, trải từ các quốc hội đến các hội nghị công dân tự phát và các minipublic thảo luận cân nhắc.[4] James Fishkin xem các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc như một con đường đến gần lý tưởng dân chủ, trong đó các công dân am hiểu tốt và tham gia tích cực vào đời sống chính trị của thành phố. Tuy vậy, phần lớn vẫn chưa rõ công luận được khai sáng này có thể đóng một vai trò hữu hiệu trong việc ra quyết định, đặc biệt vì Fishkin và đội của ông không sẵn lòng để giao phó sự đánh giá cho các cá nhân bên ngoài và nói chung đã không cho các nhà nghiên cứu khác tiếp cận đến dữ liệu thống kê thô của họ cho sự kiểm chứng và sự so sánh.

Một cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc mà đã có một tác động chính trị lớn đã xảy ra ở Australia, giữa 16 tháng Hai và 18 tháng Hai 2001, một trăm năm sau sự thành lập nhà nước Australia. Trong khung cảnh của một cuộc tranh luận quốc gia tăng lên về tình hình của những người Thổ dân, 344 người được chọn ngẫu nhiên đã thảo luận cân nhắc về chủ đề về sự hòa giải giữa các dân cư không bản địa và bản địa,[5] xem xét vấn đề từ cả một quan điểm lịch sử và về mặt các biện pháp thực tiễn có thể được tiến hành vào đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt. Sự kiện được một NGO chuyên về thăm dò thảo luận cân nhắc tổ chức, với sự hỗ trợ của các định chế quốc gia làm việc về vấn đề hòa giải, cũng như các viện nghiên cứu và các đại học khác nhau. Ủy ban chỉ đạo chịu trách nhiệm về việc tiến hành đã gồm các nhân vật chính trị được công nhận toàn quốc. Như trong trường hợp của cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc đầu tiên của Australia, được tổ chức trong 1999 để thảo luận sự lựa chọn việc chuyển từ một nền quân chủ sang một nền cộng hòa tổng thống, hai kênh TV quốc gia cũng đã phát sóng một phần lớn của các cuộc tranh luận.

Trước khi cuộc thăm dò bắt đầu, tại Tòa nhà Quốc hội Cũ ở Canberra, “các cuộc gặp nhỏ” đã xảy ra trong một năm trong các vùng với dân cư bản địa cao. 104 cá nhân tham gia trong các cuộc gặp này được chọn bằng bốc thăm, và đã làm cho có thể để bao gồm một số đáng kể Thổ dân Australia. Mẫu cuối cùng đã thêm 240 cá nhân được chọn ngẫu nhiên ở mức quốc gia. Sự đại diện quá của những người bản địa, mà chỉ chiếm 2 phần trăm tổng dân cư, được cho là để bảo đảm rằng các ý kiến của “thế hệ bị đánh cắp” này được tính đến thật sự, trong khi một thăm dò “truyền thống” của các Thổ dân Australia được tiến hành để bổ sung cho các kết quả. Những kết luận đã chắc chắn lý thú. Các cá nhân tham gia trong cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc, nhất là từ các vùng không bản địa, đã thay đổi ý kiến của họ về các vấn đề được xem xét. Như thế, tỷ lệ phần trăm của những người cho rằng sự hòa giải là một vấn đề quốc gia đã tăng gấp đôi, từ khoảng 30 phần trăm lên 60 phần trăm giữa sự bắt đầu và sự kết thúc các cuộc thảo luận; tương tự, tỷ lệ phần trăm của những người tuyên bố rằng các Thổ dân Australia đã ở thế bất lợi so với phần còn lại của dân cư đã tăng từ 51 phần trăm lên 80 phần trăm. Nói chung, quan điểm của những người Australia không bản địa đã ít chia rẽ hơn sau sự kiện; một đa số đã tin rằng Australia ban đầu đã bị chiếm mà không có sự ưng thuận của những người bản địa của nó, mà đã là các cư dân đầu tiên của nước này, và những người như thế đáng được một sự xin lỗi công khai. Ý tưởng về một khế ước để xác định các quyền tương ứng của các cư dân bản địa và không bản địa tuy nhiên đã vẫn gây tranh cãi hơn. Cả thảy, tuy vậy, cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc này đã giúp theo những cách quan trọng để khuyến khích tranh luận công (Cook and Powell 2003). Nó đã đánh dấu một điểm ngoặt trong quỹ đạo đã dẫn chính phủ Australia, vài năm sau, để đưa ra một lời xin lỗi công khai với những người Thổ dân vì các hành động khủng khiếp do các nhà thực dân Âu châu và các hậu duệ của họ đã phạm.

Các Hội nghị Đồng thuận

Trong làn sóng thứ nhất của sự quay lại chính trị của sự rút thăm, thủ tục thứ ba dính líu đến sự tham gia của các công dân được chọn ngẫu nhiên, hội nghị đồng thuận, đã có gốc rễ khác với hai thủ tục chúng ta vừa thảo luận. Trong 1977, Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ lần đầu tiên triệu tập một hội nghị về ngăn ngừa ung thư vú, tại đó một panel (ban hội thẩm) của các bác sĩ đã hỏi các chuyên gia trong hai đến ba ngày với một quan điểm để soạn một báo cáo đồng thuận mà sẽ phác họa các sự cải thiện và sự chấp nhận mệnh lệnh trong các giới y học. Điểm xuất phát là các thực hành hiện có đã quá đa dạng, mà không có bất kể sự biện minh nào về tính hiệu quả của sự điều trị, nhưng cả rằng những sự thay đổi nên xảy ra qua sự tự-điều chỉnh bên trong ngành y, hơn là sự áp đặt tùy tiện các tiêu chuẩn từ trên xuống. Kể từ điểm ngoặt này, hàng trăm hội nghị y tế thuộc loại này đã được triệu tập trên khắp thế giới (Bourg and Boy 2005, pp. 20–22). Thật lý thú để lưu ý rằng chúng đã một phần theo mô hình bồi thẩm đoàn xét xử. Những người tham gia, mà thường được gọi là các bồi thẩm viên, được chọn bằng bốc thăm tiếp sau một lời kêu gọi trước cho những người tình nguyện.

Với các tiền lệ như vậy trong đầu, Teknologiradet (Hội đồng Công nghệ) được Quốc hội Đan Mạch lập ra để đánh giá các vấn đề công nghệ và khuyến khích tranh luận công về các điều ngụ ý của công nghệ, đã triệu tập hội nghị đồng thuận trong 1987 với sự tham gia của các công dân thường. Trong khi đó, các phong trào tích cực về các chiều xã hội và chính trị của các vấn đề công nghệ và khoa học đã vận động cho các hội nghị đồng thuận ngày càng dân chủ. Các phong trào đó đã trở nên ngày càng có ảnh hưởng, và phong cách mới của các hội nghị đã trao cho chúng tính chính đáng thể chế lớn. Thay cho các panel bác sĩ, các panel của mười lăm hay khoảng thế công dân được triệu tập tại các hội nghị như vậy, mà không hạn chế mình ở các vấn đề y học, mà đề cập đến các chủ đề trải từ các sinh vật biến đổi gen (GMO) và năng lượng hạt nhân đến tầng ozone, nhân bản vô tính, ô nhiễm không khí, và công nghệ sinh học thực phẩm.

Mô hình hội nghị đồng thuận cũng hết sức được hình thức hóa. Các hội nghị đồng thuận thường diễn ra trong hai giai đoạn, trải ra một thời kỳ lên đến vài tháng. Trong giai đoạn đầu tiên, một panel công dân gặp nhau trong hai cuối tuần và, với sự giúp đỡ của các nhà huấn luyện và một nhà hướng dẫn thảo luận, làm quen với các chủ đề của hội nghị, xây dựng một loạt câu hỏi, và chọn các chuyên gia mà họ sẽ đệ trình. Giai đoạn thứ hai gồm bản thân hội nghị, kéo dài ba đến bốn ngày. Trong hai ngày đầu tiên, các chuyên gia trả lời cho các câu hỏi họ nhận được, trong khi các công dân đôi khi tạm ngừng để làm rõ một số câu hỏi của họ hay để chuẩn bị các câu hỏi mới. Rồi panel thảo luận cân nhắc đằng sau những cánh cửa đóng và soạn một báo cáo mười lăm đến ba mươi trang với sự giúp đỡ thư ký nào đó. Từ “đồng thuận” hơi gây hiểu lầm ở đây, cho dù một định hướng chung có thể nhận ra trong một số trường hợp, các thử nghiệm Đa Mạch (mà được xem rộng rãi như có thẩm quyền) cho đến nay đã cẩn trọng để chỗ cho các ý kiến thiểu số. Cuối cùng, panel công dân trình bày các kết quả cho báo chí trước khi chuyển chúng cho những người nhận khác nhau như các thành viên quốc hội, các nhóm lợi ích, và các nhà khoa học (Fischer 2003, p. 212).

Vài nhóm diễn viên vì thế đã dính líu đến trong quá trình phức tạp này (Bourg and Boy 2005, pp. 71–88). Một hội nghị đồng thuận thường có một nhà tài trợ, hoặc công (một bộ hay một nhà chức trách địa phương hay khu vực) hay tư (một cơ quan chuyên nghiệp, media), mà ảnh hưởng đến thành phần của ủy ban chỉ đạo của nó. Ủy ban, gồm các chuyên gia về các phương pháp hội nghị hay lĩnh vực khoa học được nói đến, chiêu mộ panel từ giữa các công dân, lập danh sách chuyên gia để được tư vấn, và thuê các nhà huấn luyện để giới thiệu “những người dân thường” vào vấn đề cụ thể. Một đội chuyên nghiệp của các moderator cũng được thuê để bảo đảm rằng cuộc tranh luận có chất lượng cao, và để giải quyết bất kể xung đột nào vẫn có thể nảy sinh.

Vai trò của sự rút thăm trong các hội nghị đồng thuận là gì? Như với các bồi thẩm đoàn công dân, có sẵn vài phương pháp chọn bằng bốc thăm. Nói chung, một danh sách công dân được lập ra và sau đó một panel cuối cùng được chọn dựa vào các tiêu chuẩn xã hội-nhân khẩu học và các ý kiến bày tỏ về chủ đề của hội nghị. Trong các thử nghiệm đầu tiên, một danh sách ban đầu được lập ra sau một lời kêu gọi những người tình nguyện được công bố trên báo chí: Những người tình nguyện đã phải nộp một lá thư giải thích sự quan tâm của họ và sau đó dự một cuộc phỏng vấn lựa chọn. Để tránh các vấn đề dính líu đến thủ tục này, nhất là sự lựa chọn quá những người tham gia với vốn văn hóa cao, một viện thăm dò thường được yêu cầu để soạn một danh sách ban đầu từ bản đăng ký bầu cử hay danh bạ điện thoại (Bourg and Boy 2005, p. 80). Như với các bồi thẩm đoàn công dân, mục tiêu không phải là nhận được một mẫu đại diện nghiêm ngặt, mà là một panel càng đa dạng càng tốt, cả về mặt xã hội-nhân khẩu học và các ý kiến khác nhau về vấn đề được nói đến (mà cũng đòi hỏi ủy ban chỉ đạo, các nhà huấn luyện, và các chuyên gia được tư vấn) (Hendriks 2005 p. 96; Guston 1999).

Về nguyên tắc, các hội nghị đồng thuận là các cơ chế tham vấn, và có ít nghiên cứu liên ngành về tác động thực của chúng lên quá trình ra quyết định (Joss and Bellucci 2003). Đan Mạch không nghi ngờ gì là nước nơi cơ chế đóng vai trò mạnh nhất, vì nó có nhiều kinh nghiệm với các hội nghị đồng thuận, và vì tầm quan trọng và tính chính đáng của Hội đồng Công nghệ có nghĩa rằng có nhiều mối tiếp xúc với các đại diện và các ủy ban quốc hội. Có vẻ rằng các khuyến nghị nào đó do các hội nghị đồng thuận Đan Mạch đưa ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định quốc hội trong các lĩnh vực như chính sách sức khỏe và môi trường (chẳng hạn, một thuế trên các xe tư và sự từ chối tài trợ nghiên cứu về kỹ nghệ gen động vật) (Hendriks 2005, p. 91; Fischer 2003). Sau hội nghị đồng thuận về giải trình bộ gen người, trong 1989, Đan Mạch đã quyết định cấm các chủ sử dụng lao động đòi một hồ sơ sức khỏe di truyền từ các nhân viên hay những người tìm việc (Andersen and Jaeger 1999, p. 335). Tuy vậy, do một sự thay đổi trong đa số cầm quyền Teknologiradet đã giảm đáng kể các hoạt động của nó trong lĩnh vực đó vào đầu các năm 2010.

Trong các nước khác, các kết quả như vậy là ít phổ biến hơn, hay hoàn toàn vắng mặt, và đóng góp chính của một hội nghị đồng thuận là để công nhận về biểu tượng tầm quan trọng của các chiều chính trị và xã hội của các vấn đề khoa học hay công nghệ khác nhau, và tính chính đáng của việc dân chủ hóa cả hai. Hơn nữa, các hội nghị đồng thuận có thể giúp khởi động hay làm giàu tranh luận công về các vấn đề kỹ thuật gây tranh cãi, và có lẽ thậm chí có một tác động lâu dài lên nhóm nhỏ của những người tham gia. Điểm sau cùng này, tuy vậy, không nên được phóng đại, vì sự thảo luận thật về các lựa chọn công nghệ cơ bản thường nảy sinh nhiều hơn từ các sự huy động công chúng hơn là từ các hội nghị đồng thuận (Bonneuil 2006, pp. 257–268). Trường hợp của các GMO ở Pháp là mẫu mực về khía cạnh này: Hội nghị đồng thuận được tổ chức về vấn đề này trong 1998 đã chắc chắn hấp dẫn, nhưng các kết quả hữu hình của nó đã không dễ nhận diện. Cùng thế dường như đã đúng cho các hội nghị đồng thuận được triệu tập đồng thời trong 38 nước về vấn đề biến đổi khí hậu trong 2009. Trong sự di chuyển từ các hội nghị đồng thuận y học sang các hội nghị đồng thuận gồm các công dân thường, lý tưởng về sự tự-điều chỉnh thường đã mất dọc đường (Sintomer 2014a, pp. 239–263).


[1] Cảm ơn Samuel Hayat nhiều vì khiến tôi chú ý đến điều này.

* Culottes là các miếng đệm đầu gối cao trong quần mà chỉ các quý tộc mặc thời đó, sans-culottes (không có culottes) là thuật ngữ chỉ những người thuộc giai cấp trung lưu trở xuống tham gia Cách mạng Pháp (ghi chú của người dịch).

[2] Dizionario della lingua italiana, Livorno: Fratelli Vignozzi e nipote, 1843, Mục từ “Repubblica democtatica.” Rất cảm ơn Olivier Christin vì lưu ý tôi đến từ điển này.

[3] Xem cả nhiều văn bản trên website Center for Deliberative Democracy (Trung tâm Dân chủ Thảo luận cân nhắc).

[4] Xem công việc được Bächtiger and Steiner (2015) và những người khác tiến hành về khái niệm của họ về Chỉ số Chất lượng Đàm luận (Discourse Quality Index-DQI).

[5] Xem https://cdd.stanford.edu/mm/2009/jimenez-australia-deliberates.pdf

(Còn tiếp)

Comments are closed.