Nghĩ về cách làm thơ (kỳ 5)

Khế Iêm

TÂN HÌNH THỨC VIỆT MỘT DÒNG THƠ ĐƯỢC BÁO TRƯỚC?

___________________________________

Thơ Tân hình thức Việt xuất hiện vào mùa Xuân 2000, gợi ý từ phong trào thơ Tân hình thức Mỹ, đang nổi bật lúc bấy giờ, và cũng từ những ý tưởng hấp dẫn của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhưng thơ Tân hình thức Mỹ là phản ứng lại những phong trào thơ khó hiểu trước đó, và quay về với thơ thể luật truyền thống tiếng Anh. Trong khi, thơ Tân hình thức Việt phải tự tìm kiếm luật tắc riêng để phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ Việt. Kết quả, với 4 yếu tố “vắt dòng, kỹ thuật lập lại, tính truyện, ngôn ngữ đời thường” tuôn vào những khung 5 chữ, 7 chữ và lục bát đã trở thành một thứ luật tắc mới của thơ Tân hình thức Việt, và được gọi là thể thơ không vần, bổ túc cho những thể thơ có vần của thơ Việt.

Thơ thể luật tiếng Anh, thơ vần điệu Việt, thơ tự do đều là những thể loại thơ đã có từ lâu. Mặc dù, thơ Tân hình thức Việt đã rút ra những yếu tố từ nhiều thể loại thơ truyền thống trước đó, nhưng để hòa hợp những yếu tố lại với nhau, thành luật thơ, phải có một bề dày sáng tác, và được công nhận. Và làm sao để có được niềm tin, đi hết một hành trình dài hơi và đơn độc như thế. Quả là một thách thức không nhỏ cho những nhà thơ khởi đầu của Tân hình thức Việt. Vào năm 2009, khi tìm hiểu loại thơ trình diễn Mỹ, thường gọi là thơ Lời nói (Spoken word poetry) và thơ Slam, cách sáng tác của loại thơ này giống y hệt thơ Tân hình thức Việt. Đây là loại thơ để trình diễn trước đám đông và thu lại qua Video, chứ không in trên giấy. Và trong 4 yếu tố của thơ Tân hình thức Việt, có 3 yếu tố trùng hợp với thơ Lời nói, “kỹ thuật lập lại, tính truyện, ngôn ngữ đời thường”. Vắt dòng là yếu tố của thơ in ấn, bây giờ làm chức năng nối kết giữa hai thể loại, sáng tác trên giấy và sáng tác để trình diễn. Thơ thể luật tiếng Anh vì vướng vào luật thơ, còn thơ tự do lại không có nguyên tắc nào, nên không đáp ứng được nhu cầu sáng tác của thể loại thơ trình diễn. Sự trùng hợp những yếu tố sáng tác, chứng tỏ thơ Tân hình thức Việt uyển chuyển, khác xa và có khả năng hòa hợp với nhiều thể loại thơ, hơn hẳn Tân hình thức Mỹ.

Ở thời đại thông tin, chúng ta không còn tin vào những điều thần bí, tiên tri, như thơ ở những thế kỷ trước. Nhưng chúng ta lại có sự lập lại trật tự trong thế giới hỗn mang. Trong lúc đi tìm những bài thơ hay giới thiệu với bạn đọc, để tham khảo trong quá trình sáng tác thơ Việt, chúng tôi bắt gặp một nhà thơ nổi tiếng, mà một số sáng tác của ông lại cũng giống thơ Tân hình thức Việt. Chúng tôi xin giới thiệu hai bài thơ song ngữ: “Buổi sáng” (Morning) và “Lana Turner quị ngã” (Lana Turner has collapsed).

Bài “Buổi sáng” là bài thơ đầy cảm xúc về nỗi hoài nhớ và đơn độc của một mối tình sầu muộn đã mất. Những hình ảnh chập chờn cùng với câu chữ đan lẫn vào nhau càng làm cho không khí và câu chuyện trở nên mơ hồ. Người đọc phải hồi phục dấu chấm phẩy mới hiểu rõ, và dường như nhà thơ cũng chỉ muốn gửi gấm tâm sự riêng tư này đến cho một người. Bài thơ không khác gì những bài thơ 5 chữ của Tân hình thức Việt, cả về nội dung lẫn hình thức.

“Lana Turner quị ngã”: Ngày 9 tháng 2, 1962 là một ngày tuyết lạnh ở New York City. Nhà thơ Frank O’ Hara, trên đường tới bến phà Staten Island Ferry, tham dự buổi đọc thơ tại Đại học cộng đồng Wag- ner College, ông mua một tờ New York Post đem theo. Và trong nửa giờ bập bềnh trên sóng, ông đọc thấy một bản tin về nữ tài tử Lana Turner, bị ngất xỉu trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 42, do kiệt sức, và được đưa vào bệnh viện. Lana Turner tóc vàng, xinh đẹp, nổi tiếng nhất thời đó, cả tài năng lẫn tai tiếng, với những phim như “The Postman Always Rings Twice”, và “Imitation of Life.” Cô kết hôn 8 lần với 7 người chồng, có người làm đám cưới 2 lần. Ông làm bài thơ, “Lana Turner has collapsed”, và đọc trong buổi đọc thơ. Thật ra, tựa đề của bài báo là, “Lana Faints; In Hospital” (Lana Ngất xỉu; Trong Bệnh viện), ông đặt lại một cách hóm hỉnh, để chơi một trò chơi phi lý nho nhỏ.

Lana Turner has collapsed

Lana Turner has collapsed! I was trotting along and suddenly it started raining and snowing and you said it was hailing but hailing hits you on the head hard so it was really snowing and raining and I was in such a hurry to meet you but the traffic was acting exactly like the sky and suddenly I see a headline LANA TURNER HAS COLLAPSED! there is no snow in Hollywood there is no rain in California I have been to lots of parties and acted perfectly disgraceful but I never actually collapsed oh Lana Turner we love you get up

Lana Turner Quị Ngã!

Luna Turner quị ngã! Tôi đang lon ton dọc theo đường và bất ngờ trời đổ mưa và tuyết rơi và anh nói đó là mưa đá nhưng mưa đá đập mạnh vào đầu nên nó thật sự là tuyết rơi và mưa và tôi đang vội vàng tới gặp anh nhưng giao thông xảy ra y hệt bầu trời và thình lình tôi thấy tựa đề bài báo LUNA TURNER QUỊ NGÃ! ở Hollywood không có tuyết ở California không có mưa tôi đã tham gia nhiều buổi tiệc và hành sử đáng xấu hổ nhưng chưa bao giờ quị ngã ô Lana Turner chúng tôi thương cô hãy đứng lên

Bài thơ không khó hiểu, tất cả những gì xảy ra như đang xảy ra trước mắt. Người kể đi trên đường, như đang sống với một tâm thái khác. Trời bỗng đổ mưa hay tuyết rơi, ông không biết nữa, như thể ông đang bận tâm tới điều gì đó (về một người yêu hay người bạn?), và không còn phân biệt được làn ranh giữa tâm thức và thực tại. Ông mơ hồ tranh luận với ai đó về tuyết hay mưa đá, thật ra, ông tranh luận với chính ông, cho tới khi nhận ra, ông đang vội vàng, tới cho kịp gặp người bạn thơ trong buổi đọc thơ. Bầu trời xấu, thời tiết xấu và giao thông cũng xấu. Bất thình lình ông liếc qua tựa đề một bài báo “LUNA TURNER QUỊ NGÃ!” Tựa đề chữ hoa làm chúng ta liên tưởng tới tựa đề bài thơ, như một tiếng kêu ngạc nhiên của cá nhân nhà thơ. Còn tựa đề trên tờ báo lại như một thông điệp gửi tới toàn thế giới. Ông so sánh thời tiết ở Hollywood, California với New York, và so sánh ông với Lana Turner. Ông cũng làm nhiều điều tệ hại trong những buổi tiệc tùng (say rượu, hút sách, hay đồng tính luyến ái?) Cuối cùng, người kể gửi lời trực tiếp tới Lana Turner, dù thế nào thì mọi người vẫn yêu quí cô. Cố gắng bình phục. Tiếng “ô” như một tiếng thở dài của một cá nhân, và “chúng tôi” ở đây, chỉ tất cả mọi người. Bài thơ “Lana Turner quị ngã” mau chóng trở thành bài thơ được yêu mến nhất của ông, in trong tập Lunch Poems.

Bài thơ liền lạc, không có dấu chấm phẩy, trông giống thơ Tân hình thức Việt, và chúng ta dễ nhận ra “tính truyện, vắt dòng, lập lại chữ và nhóm chữ, ngôn ngữ đời thường”, trong cái khung thể luật thơ tiếng Anh (không dùng luật iambic). Nhiều nhà phê bình cho rằng, ông không quan tâm tới luật iambic pentameter hay vần. Và chính ông cũng cho rằng, ông không thích nhịp điệu (rhythm), sự lập lại nguyên âm (assonance), và tất cả những nguyên tắc khác. Thơ đối với ông, chỉ là phương tiện giao tiếp với mọi người như một cuộc gọi điện thoại. Hầu hết thơ Frank O’ Hara được viết bằng thơ tự do, không vần và luật chính thức. Những nhà phê bình gọi thơ ông là “Tôi làm cái này tôi làm cái kia” (I do this, I do that). Vì đó là những chuyện kể tình cờ trong lúc ông xuống phố, uống một lon coke, đứng đọc tin, ghé thăm bạn, mua một tập thơ … tường thuật chồng chất hết biến cố này tới biến cố khác, qua kinh nghiệm cá nhân, bắt gặp trên đường phố New York. Ông dùng những động từ thông thường, những danh từ chính xác để nắm bắt những câu nói trực tiếp, không cần liên từ như: “Nhanh lên! Trễ rồi” trong văn nói. Ông không phải là một nhà thơ chỉ viết những bài sonnet năm này qua năm khác, hoàn chỉnh từng âm từng chữ, từng vần, cũng không phải là nhà thơ đau đáu với hình ảnh và biểu tượng, với ẩn dụ và hoán dụ. Thơ như là những vụ việc xảy ra ngay tức thì, là khoảnh khắc của thời gian được bắt lại, trong khung cảnh đời sống.

Now when I walk around at lunchtime I have only two charms in my pocket an old Roman coin Mike Kanemitsu gave me and a bolt-head that broke off a packing case when I was in Madrid (Personal Poem)

Bây giờ khi tôi đi quanh vào giờ ăn trưa trong túi chỉ có hai lá bùa một đồng kẽm Roman cũ Mike Kanemitsu đã đưa cho tôi và một miếng then cài bằng thiếc rơi ra từ một kiện hàng khi tôi ở Madrid

Frank O’ Hara (1926 – 1966) là một nhà thơ năng động, thuộc những nhà thơ trường phái New York. Những nhà thơ chủ yếu trong trường phái này là Frank O’ Hara, John Ashbery, Kenneth Koch, trong đó Frank O’ Hara được coi như đầu đàn, vì những hoạt động đa dạng của ông. Trường phái New York là một thuật ngữ để ám chỉ phong trào hội họa Trừu tượng Biểu hiện (Abstract Expressionism), sau đó được dùng để chỉ chung những nhà thơ, họa sĩ, vũ công và nhạc sĩ sinh hoạt ở New York City, vào những thập niên 1950s, 1960s. Ông bắt đầu viết vào khoảng 1946 – 1950, lúc đó còn là sinh viên ở Havard, theo học khoa âm nhạc và sáng tác, sau chuyển qua tiếng Anh. Ông tiếp tục theo học ở Đại học Michigan và tốt nghiệm cao học nghệ thuật (MA). Đây là thời kỳ thử nghiệm và học hỏi, và ông làm khá nhiều thơ vần luật. Frank O’ Hara quan tâm tới hình ảnh, trong sự bất ngờ, khác biệt đặt cận kề nhau. Ông chịu ảnh hưởng từ những nhà thơ Pháp Rimbaud, Mallarmé, những nhà thơ siêu thực: “nói bằng ngôn ngữ thường ngày trong giấc mơ của người đọc” (theo Ashbery), nhà thơ Nga, Vladimir Mayakovski, những nhà thơ Mỹ như Williams Carlos Williams và W. H. Auden. Ông là một nhà thơ trẻ đầu tiên ở New York viết phê bình nghệ thuật, làm việc rất lâu trong bảo tàng viện Modern Art ở New York, mới đầu là thư ký, sau là trợ lý quản trị. Ông là bạn thân của những họa sĩ trừu tượng như Willem de Kooning, Jackson Pollock, Mi- chael Goldberg … và sáng tác thơ của ông được gợi hứng rất nhiều từ hội họa. Ông là một nhà thơ trong những họa sĩ.

Thập niên 1950s, 1960s Hoa kỳ nở rộ những phong trào tiền phong, từ những tiếng gầm rú của thế hệ mệt mỏi, Beat Generation, phản ứng lại đời sống xã hội, thấm đẫm màu sắc chính trị, tới trường phái Tự thú (Confessionism) với loại thơ chủ đề, chấn thương tâm lý, trầm cảm, tự tử, tính dục, bệnh tâm thần … đặc biệt là trường phái Black Mountain, chú tâm vào thử nghiệm và ngôn ngữ thơ, mang tính hàn lâm, nặng về phân tích và diễn giải, dẫn tới phong trào tiền phong thơ ngôn ngữ vào thập niên 1980. Trong môi trường hoạt náo như vậy, thơ trở thành những vấn đề nghiêm trọng, và loại thơ của Frank O’ Hara đứng luẩn khuất ở bên lề, kỳ quặc, không phải thơ, chỉ dành cho người bình dân đọc. Ngay cả những nhà thơ trong trường phái New York cũng xa lạ với ông, như thơ John Ashbery mang màu sắc siêu thực, không ai hiểu nổi. Năm 1964 ông xuất bản tập Lunch Poems, những bài thơ viết trong giờ ăn trưa, khi làm việc ở Museum Modern Art. Hai năm sau, năm 1966 ông mất trong một tai nạn xe hơi, lúc vừa 40 tuổi. Cái chết trẻ và đầy kịch tính của ông cũng không đủ để làm những nhà phê bình quan tâm tới thơ ông. Nhưng thơ ông bán rất chạy, vì nói lên được tính cách đời sống hiện đại Mỹ. Bước sang thập niên 1970s, lại dồn dập những chuyển biến mới, ảnh hưởng chủ nghĩa hủy cấu trúc, đưa tới những hoạt động hàn lâm, hình thành phong trào Thơ L=A=N=G=U=A=G=E, và thập niên 1980s, nẩy sinh phản ứng của những nhà thơ trẻ Tân hình thức, cùng những tác động của chủ nghĩa hậu hiện đại lên nhiều bộ môn, kiến trúc và văn học nghệ thuật.

Ba mươi năm sau ngày mất, thơ Frank O’ Hara bắt đầu đạt tới điểm đỉnh của nó. Trong cuộc hội nghị về “Poetry of the 1950s” tổ chức tại Đại học Maine, Orono vào tháng 6 / 1996, có nhiều tham luận (11 tất cả) về Frank O’Hara hơn bất cứ cá nhân nhà thơ nào khác. Những cuốn sách nghiên cứu về cuộc đời và thơ ông được xuất bản, như một nhà thơ huyền thoại, ảnh hưởng không nhỏ trong văn hóa đại chúng (pop culture) và thơ đương đại Mỹ. Tập Lunch Poems được coi như một tập thơ của thế kỷ 21, viết vào năm 1964. Ông cũng được coi như nhà tiên tri của inter- net vì “Những bài thơ – giống như khi chúng ta đưa những đoạn văn và hình ảnh lên facebook, tweeter, hoặc nối (link) hình ảnh, video trên các website – chia sẻ (share), bảo lưu (save), và tái tạo kinh nghiệm về thế giới chung quanh.” (theo Adam Fitzgerald).

Sự trùng hợp ngẫu nhiên – “vắt dòng, kỹ thuật lập lại, tính truyện, ngôn ngữ đời thường” – trong cách làm thơ, giữa thơ trình diễn (Open Word Poetry, Slam po- etry), thơ in ấn (Frank O’ Hara) và thơ Tân hình thức Việt, là trường hợp hiếm hoi, giúp định hình luật tắc thơ Tân hình thức Việt. Khi cách làm thơ trở thành luật tắc, thì không ai có thể dị nghị và phán đoán thơ Tân hình thức Việt, dựa trên quan điểm của thơ vần điệu và tự do. Nếu đặt hai bài thơ của Frank O’ Hara giữa những bài thơ Tân hình thức Việt – trong “Thơ Tân hình thức Việt, tiếp nhận và sáng tạo” và “Thơ Kể” – nhiều bài thơ Việt vượt trội, có bài bản, và ý thức về nhịp điệu, với đông người tham gia, hình thành quan điểm sáng tác mang tính thể loại, thì thơ Frank O’ Hara là những cảm nhận cá nhân, ghi chép những chuyện vụn vặt thường ngày. Ghi chép những chuyện vụn vặt thường ngày mà trở thành thơ thì quả đã là điều kỳ thú. Một đặc điểm khác của thơ Tân hình thức Việt, những cái khung thể luật truyền thống, tạo hiệu ứng thị giác, giúp chắt lọc ngôn ngữ, mở ra cho nhịp sống chung quanh tràn vào, làm cho thơ Tân hình thức Việt mới mẻ, sinh động, chân thật, và tư tưởng chuyển tải rõ ràng hơn.

Nếu tập Lunch Poems được coi là tập thơ của thế kỷ 21, thì thơ Tân hình thức Việt thực sự là dòng thơ của thế kỷ 21. Thơ Tân hình thức Việt cũng là một thể thơ mang tính toàn cầu, vì có thể áp dụng cho mọi ngôn ngữ, từ đa âm tới đơn âm, từ trình diễn tới in ấn. Tuy nhiên, đáp án của thơ Tân hình thức Việt vẫn còn tùy thuộc rất nhiều vào những thế hệ trẻ, trưởng thành trong thế kỷ này, vì là một thể thơ đang nằm trong tầm tay của họ.

Tham khảo Mican Attix, Frank O’ Hara’s Lunch Poems: 21st Century Poetry Written in 1964. Marjorie Perloff, From Frank O’ Hara: Poet among paint- ers, new ed. U of Chicago press, 1997. Frank O’ Hara, Personism: A Manifesto, 1959.

Frank O’ Hara MORNING

I’ve got to tell you how I love you always I think of it on grey mornings with death

in my mouth the tea is never hot enough then and the cigarette dry the maroon robe

BUỔI SÁNG

Tôi phải nói với em làm sao tôi luôn yêu em tôi nghĩ về điều đó vào những buổi sáng

xám với nỗi chết trong miệng rồi trà chưa bao giờ đủ nóng và thuốc lá khô chiếc áo khoác

chills me I need you and look out the window at the noiseless snow

At night on the dock the buses glow like clouds and I am lonely thinking of flutes

I miss you always when I go to the beach the sand is wet with tears that seem mine

although I never weep and hold you in my heart with a very real humor you’d be proud of

the parking lot is crowded and I stand rattling my keys the car is empty as a bicycle

what are you doing now where did you eat your lunch and were there lots of anchovies it

màu hạt dẻ làm tôi lạnh tôi cần em và nhìn tuyết im ắng ngoài cửa sổ trong đêm nơi

vũng tàu đậu những chiếc xe buýt rực rỡ như đám mây và tôi lẻ loi nghĩ về những ống

sáo tôi luôn mất em khi tôi ra bãi biển cát ướt với nước mắt dường như của tôi mặc

dù tôi chưa bao giờ khóc và giữ em trong trái tim tôi với niềm vui thích em có vẻ

tự hào bãi đậu đông xe và tôi đứng lúc lắc chùm chìa khóa chiếc xe hơi trống trơn như

xe đạp bây giờ em đang làm gì em ăn trưa ở đâu và có nhiều cá trồng không thật

is difficult to think of you without me in the sentence you depress me when you are alone

Last night the stars were numerous and today snow is their calling card I’ll not be cordial

there is nothing that distracts me music is only a crossword puzzle do you know how it is

when you are the only passenger if there is a place further from me I beg you do not go

khó nghĩ về em với không có tôi trong ý tưởng em làm tôi buồn phiền khi em ở một

mình đêm qua những vì sao dầy đặc và hôm nay tuyết là danh thiếp của chúng tôi không thân

thiết không có gì làm tôi sao lãng âm nhạc chỉ là trò đố chữ em có biết thế nào

khi em là người hành khách duy nhất nếu đó là nơi xa hơn nơi tôi xin em đừng đi.

Comments are closed.