Hai nhà thơ Myanmar bị giết trong cùng một ngày

Văn Việt

Trang mạng của Hội Văn bút Quốc tế (PEN International) vừa đăng tin hai nhà thơ, một nam một nữ, K Za Win và Daw Myint Myint Zin bị nhà cầm quyền quân sự Myanmar bắn chết trong cuộc biểu tình ngày 3 tháng Ba vừa qua.

clip_image002

Salil Tripathi, Chủ tịch Ủy ban Nhà văn bị cầm tù của Hội Văn bút Quốc tế nói: “Nhà thơ thì có lời; chính quyền thì có súng. Nhà thơ làm những gì họ có thể bằng những công cụ họ có – viết, biểu đạt, nói. Chính quyền làm điều duy nhất họ biết với công cụ họ có. Quân lính của họ nổ súng. Lời nói và tư tưởng của nhà thơ sẽ tồn tại lâu hơn chính quyền – bao giờ cũng vậy. Trong Những vần thơ quỷ dữ (The Satanic Verses), Salman Rushdie nhắc nhở chúng ta những gì nhà thơ làm – “đặt tên cho những điều không thể đặt tên, chỉ ra những trò gian lận, ủng hộ, làm dấy tranh luận, định hình thế giới và ngăn nó ngủ yên.” Sự hy sinh của Daw Myint Myint Zin và K Za Win sẽ không vô ích. Khi chúng ta than khóc, chúng ta sẽ không để thế giới đi ngủ được; chúng ta sẽ ghi nhớ và khuếch đại tiếng nói của họ lên.”

Về Daw Myint Myint Zin, trang mạng của Hội Văn bút Quốc tế cho biết cô còn có tên là Kyi Lin Aye, là nhà giáo và là nhà thơ. Khi đi biểu tình, cô ghi thông tin về nhóm máu của mình và các chi tiết khác trên cánh tay, tỏ ý muốn hiến tặng cơ thể cho ai đó cần đến nếu cô chết trong cuộc chiến đấu vì dân chủ.

Văn Việt rất muốn đăng thơ Daw Myint Myint Zin nhưng chưa thực hiện được.

clip_image004

Nguồn ảnh: https://tweet.lambda.dance/i/status/1367021426440429568

Về K Za Win, theo trang FB của tạp chí Văn chương châu Á Cha, “K Za Win sinh năm 1982 trong một gia đình nông dân ở Latpadaung gần Monywa. Latpadaung là một điểm nóng nơi có nhiều thôn làng bị di dời vì dự án của công ty khai thác mỏ đồng Wanbao Copper Mining Ltd. của Trung Quốc. Việc cảnh sát Myanmar dùng bạo lực đàn áp cuộc đấu tranh của những người dân địa phương Latpadaung phản đối dự án của Trung Quốc vào năm 2010 đã bộc lộ mặt tối của “quá trình chuyển giao dân chủ” ở Myanmar.”

“K Za Win là một trong số những sinh viên đã tuần hành từ Mandalay tới Yangon trong cuộc vận động năm 2015 để kêu gọi cải cách giáo dục. Vì việc đó, anh đã bị giam suốt một năm một tháng (*), trong thời gian đó anh đã hoàn thành tập thơ Câu trả lời của tôi cho Ramond.”

Dưới đây là một trong các bài thơ của anh, Lá thư từ xà lim, đăng trên trang của Hội Văn bút Quốc tế và trang tạp chí Văn chương châu Á Cha, được Ko Ko Thett dịch từ tiếng Miến sang tiếng Anh và Trần Hạnh dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bài thơ thứ hai, Em yêu, được lấy từ trang FB của chính K Za Win, bản dịch tiếng Việt của Trần Hạnh.

LÁ THƯ TỪ XÀ LIM

Cha ơi,

Có phải dòng sông

đã bị moi ruột tanh bành,

sắp khai chiến

với cơ ngơi nhỏ bé nhà mình

bên rìa bãi chênh vênh

Chắc cha giờ đang ra trước sân nhà

đôn đáo tìm người giúp sức

đóng cọc cừ ngăn dòng nước dữ

chèn bao cát chắn che chỗ lở

Giữa dòng nước đục lờ

đang dâng nhanh như mầm măng sau mưa

chắc cha đang nhìn ái ngại

về phía vườn cây trái

đã trĩu quả chờ ngày thu hái

Chắc cha đang nghĩ ngợi

Miếng ăn gần đưa đến miệng

bỗng sắp bị ai giật mất

Có lẽ cha sẽ tìm thấy lời ủi an

trong tôn giáo

khi quán tưởng về ngũ uẩn

Có lẽ cha sẽ suy tư vì thiếu vắng

một tay giúp rập của con trai

Cha có đủ trai cả và trai út, giữa là hai gái

Nhưng thằng cả là nhà thơ đang bị giam trong ngục

Con gái lớn làm giáo viên phổ thông

Con gái nhỏ học xong lại về làm nội trợ

Con trai út còn trong trường đại học

Thằng con trai thi sĩ của cha

liệu có hữu dụng bằng con dao phát

cha thường dùng rẫy cỏ làm nương

Đừng tha thứ cho bất cứ điều gì nghe Cha

Con càng không đáng!

“Con ơi, Pho Chan, sao ta nghe quanh con

nhiều tiếng ồn vậy?”

tiếng cha hỏi con trên đầu dây

“Con ở bến xe buýt chờ đi giao

bản thảo mới viết xong cho một tờ báo”

Con đã bịa ra chuyện ấy để dối cha.

Cả đứa con dối cha trên bến ấy

lẫn những phường côn đồ phỉnh phờ

với đầu lưỡi ngọt ngào dẻo quẹo

“Vì những người nông dân là hậu phương vững chắc”

để có sự hậu thuẫn của cha

Hãy khinh ghét chúng hết thảy

Căm ghét tất cả lũ chúng nó

Kẻ trộm gian manh nhưng tay không

Còn lũ côn đồ thì được trang bị tận răng

Nếu trộm cắp không quản lý được

Nếu côn đồ không quản lý được

Thì chính quyền sinh ra để làm gì?

Rừng có ra nông nỗi nào

Núi có ra nông nỗi nào

Sông có ra nông nỗi nào

Chúng đâu buồn đoái hoài

Chúng yêu nước

Như yêu trái dừa có thể mang đi nạo

vắt kiệt từ trong ra ngoài

cả nước lẫn cái

Từng nấc, từng nấc một

để tôn ngai vàng chúng thêm cao

chúng sẽ chĩa súng vào ấn đường đức Phật

Chúng là loài vô lại

Để chửi rủa loài vô nhân như vậy

nếu bị cấm bởi đức tin tôn giáo

con xin nguyện từ bỏ tôn giáo ấy

Con sẽ vì cha

Nhuộm bầu khí quyển thật xanh

Giờ có lẽ cha chưa biết được

Nhưng con trai cha

Có phận sự đấu tranh

đòi những kẻ khoác áo cảnh sát

không được làm hại dân lành

Rồi sẽ có một ngày

con trai cha, không phải là kẻ trộm

chẳng phải phường côn đồ,

sẽ trở nên hữu dụng

như con dao phát cỏ

cha vẫn dùng làm nương

Còn trong lúc này, thưa Cha

hãy cứ suy tư về ruộng vườn cây trái

Và cày cuốc với đôi vai trần

Hãy hát tiếp bài ca

Hội Nông dân Đoàn kết

Mãi mãi là con của cha

K Za Win

Xà lim số 1, Khu 10

Trại giam Thayawaddy

EM YÊU

Như một cảnh đẹp không thể còn thấy lại

Như một nét tinh khôi sẽ biến đi mãi mãi

Như một linh hồn không sống lần thứ hai

Dù có bao nhiêu lần lặp lại

Dù có bao nhiêu lần lặp lại

Chỉ giản đơn vậy

Không gì hơn, anh muốn được hôn em.

A LETTER FROM A JAIL CELL

Dear Father,

the River, whose stomach

was cut open,

has declared war

on our tiny house on the bank, hasn’t she?

Right in front of the house

you must be looking out for someone

who will help you with

embankment poles

to straighten the river,

to fill her holes with

sandbags.

In the murky water,

which rises like a bamboo lance,

you must be gazing at

the sesame plantation—

laden with fruits

ready for harvest.

You must be thinking

a fistful of rice in your mouth

is about to be fingered out.

Maybe you will find solace

in religion, contemplating

our five foes.

Maybe you will

think of the void

a son’s labour can fill.

One son, two daughters and one son;

The eldest is a poet in prison,

the first daughter, a school teacher,

the second, a graduate in the kitchen,

the youngest, a student.

Your poet son,

is he even employable

as the dah you use to clear weed?

Forgive nothing, Father.

Nothing!

“Son, Pho Chan,

why do I hear noises behind you?”,

you asked on the phone.

“I am at the bus stop

to post a manuscript to a journal,” I lied.

From your liar son in the dock

to thugs who sweeten you

with the tips of their tongues,

“To our benefactor peasants …”,

because they want to have you from behind,

hate them all, Father.

Hate them all.

A thief is

unarmed.

A thug is

armed to the teeth.

If thieves are ungovernable,

if thugs are ungovernable,

what’s the point of government?

Whatever happens to the jungles

whatever happens to the mountains

whatever happens to the rivers

they don’t care.

They love the country

just the way they love to grate a coconut,

from inside out,

for coconut milk.

Plinth by plinth, to make their throne taller,

they will point their guns at the urna

on the Lord Buddha’s forehead.

Their class is that crass.

To cuss at that class

if your religion forbids you

allow me to lose that religion.

I will turn the air blue

on your behalf.

Maybe you don’t know yet.

your son was

set up

for demanding the so-called police

not to harm ordinary citizens.

Someday

your son, who is not a thief

nor a thug

will become employable,

good as your dah that clears weed.

For now, Father,

keep gazing at the plantation

you’d ploughed with your naked shoulders.

Keep singing

the anthem of

The Peasant Union.

.

.

Yours ever,

K Za Win

Cell 1, Section 10

Thayawaddy Prison

HONEY

Like a view that will never be seen again

Like the purity we will never meet again

Like a soul that can’t live again

No matter how many times it is

No matter how many times it is

Just like that

Of course I want to kiss.

(*) Hồ sơ tù chinh trị của K Za Win

clip_image005

Nguồn tài liệu: K-Zar-Win-@-Chan-Thar.pdf (aappb.org)

Comments are closed.