Thư ngỏ về việc trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức (cập nhật đợt )

THƯ NGỎ

Kính gửi: Chủ tịch Quốc hội và quý vị Đại biểu Quốc hội Việt Nam

Chủ tịch nước Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam

Các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam

Các tổ chức nhân quyền quốc tế

Trích yếu: V/v Trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức

Kính thưa quý vị,

Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giam ngày 24/05/2009 và hiện đang thụ án 16 năm tù căn cứ Bản án sơ thẩm ngày 20/01/2010 của Tòa án Nhân dân TPHCM và Bản án phúc thẩm ngày 11/05/2010 của Tòa án Nhân dân Tối cao với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” liên quan đến vụ án chính trị của nhóm Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung. Sau thời gian thụ hình, ba người trong vụ án đã lần lượt ra tù, duy chỉ ông Thức còn bị giam từ hơn 9 năm nay.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, cùng lập và trình Thư ngỏ này hầu mong quý vị cho xem xét lại vụ án của ông Trần Huỳnh Duy Thức dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành, để quyết định trả tự do cho ông Thức ngay lập tức, vì trường hợp của ông đáp ứng các điều kiện luật định được hưởng mức hình phạt thấp hơn mức án 16 năm tù mà ông đã bị tuyên phạt.

1. Cơ sở pháp lý

a) Theo luật cũ

Cơ sở pháp lý để truy tố và xét xử ông Trần Huỳnh Duy Thức là Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009) (gọi tắt là BLHS 1999). Toàn văn Điều 79 quy định như sau:

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

Cả hai Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm về vụ án của ông Trần Huỳnh Duy Thức đều đề cập đến Nhóm nghiên cứu Chấn như một nhóm bạn bè cùng nghiên cứu về Sấm Trạng Trình và phân tích tình hình kinh tế, chính trị và pháp lý của Việt Nam, nhưng Hội đồng xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không thể chứng minh về phương diện pháp lý nhóm này là “tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như Điều 79 quy định.

Thật vậy, trong BLHS 1999 không có bất cứ điều khoản nào quy định, dù cụ thể hay tổng quát, các yếu tố định danh và định tính về một “tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nói cách khác, hai bản án chỉ quy chụp mà không nêu cơ sở pháp lý để xác định Nhóm nghiên cứu Chấn của ông Trần Huỳnh Duy Thức và bạn bè là một “tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Hơn nữa, hành vi của các bị cáo trong vụ án nêu trên chưa gây ra bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào để có thể áp dụng Khoản 1, hay thậm chí Khoản 2 của Điều 79.

Như vậy, lẽ ra căn cứ tinh thần và quy định của BLHS 1999, các tòa án phải nhận định và tuyên xử theo hướng có lợi cho các bị cáo, thay vì cố tình suy đoán theo hướng kết tội họ. Đáng tiếc, Hội đồng xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không hành xử theo đúng tinh thần và quy định pháp lý như thế.

b) Theo luật mới

Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) (gọi tắt là BLHS 2015) đã mang đến một cơ hội sửa sai cho hai bản án đã tuyên, đặc biệt đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Điều 79 của BLHS 1999 đã bị thay thế bởi Điều 109 của BLHS 2015, toàn văn như sau:

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Có thể thấy Điều 109 mới hầu như lập lại nguyên văn từng từ một của Điều 79 cũ. Tuy nhiên, điểm mới của Điều 109 chính là Khoản 3 về hành vi “chuẩn bị phạm tội” với khung hình phạt tù từ 1 đến 5 năm, mà Điều 79 không có.

Như đã phân tích ở trên, hành vi và hoạt động của ông Trần Huỳnh Duy Thức hiển nhiên không phạm vào Điều 79 của BLHS 1999. Dẫu vậy, hai bản án đã được tuyên và đã có hiệu lực thi hành trên phương diện pháp lý, nên giờ đây chính là lúc phải đặt bản án và hình phạt đã tuyên dưới góc độ pháp lý thuần túy để nhìn nhận lại sự việc.

Khoản 1, Điều 14 của BLHS 2015 quy định về hành động “chuẩn bị phạm tội”, như sau:

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, Điểm a Khoản 2 Điều 113 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

Như vậy đối với Điều 109, “chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm”. Hành vi và hoạt động của ông Trần Huỳnh Duy Thức và các bị cáo khác, theo mô tả trong hai Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm, lẽ ra chỉ có thể là “chuẩn bị phạm tội” kể cả xét từ góc nhìn nghiêm khắc của các cơ quan tố tụng hiện nay.

Điều 79 cũ không quy định về chuẩn bị phạm tội, nên Điều 109 mới khắc phục thiếu sót đó và mang đến một lợi điểm cho các bị can, bị cáo và bị án bị quy tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Thêm vào đó, Khoản 3, Điều 7 của BLHS 2015 quy định về hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian như sau:

Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS 2015, cũng nhắc lại và nêu rõ hơn việc áp dụng các điều khoản luật có lợi cho các bị can, bị cáo và bị án nêu trên như sau:

Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã thụ án hơn 9 năm tính cho đến nay trong tổng mức án 16 năm tù đã tuyên. Do đó, theo luật định, anh hoàn toàn hội đủ điều kiện để được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt phù hợp với quy định của luật mới.

2. Yêu cầu của chúng tôi

Thực ra ông Trần Huỳnh Duy Thức không có tội, nhưng căn cứ các quy định pháp luật đã dẫn ở trên, thiết nghĩ cần phải áp dụng Khoản 3, Điều 109 của BLHS 2015 với khung hình phạt tối đa 5 năm để xem xét và ấn định lại mức hình phạt dành cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, từ đó trả tự do cho ông Thức theo tinh thần của luật mới, vì ông đã thụ án vượt quá hơn mức 5 năm tù kể từ năm 2009 cho đến nay.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã viết nhiều kiến nghị gửi đến các nhà lãnh đạo nhà nước, trong đó phân tích thực trạng kinh tế và đề xuất các giải pháp thay đổi chính sách điều hành nền kinh tế quốc gia, một công việc mà ông vẫn kiên trì thực hiện kể cả trong thời gian dài thụ án bất công. Những kiến nghị xác đáng của Trần Huỳnh Duy Thức có thể cho thấy ông là một nhân tài của Dân Tộc trong thời đại này.

Trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức là một biểu hiện của tinh thần thượng tôn pháp luật và chính sách nhân đạo của nhà nước, đồng thời là biểu hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc về việc tôn trọng và biệt đãi bậc hiền tài. Do vậy, chúng tôi tha thiết thỉnh cầu quý vị xem xét lại bản án đã tuyên đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức để trả tự do ngay cho ông trên cơ sở pháp luật hiện hành.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn và trông đợi sự lắng nghe trên tinh thần cầu thị của quý vị và xin chúc quý vị dồi dào sức khoẻ. Trân trọng kính chào.

Cùng lập và ký tên dưới đây vào ngày 12 tháng 9 năm 2018

  • Các tổ chức và cá nhân ký tên xin gửi về email: tudochotranhuynhduythuc@gmail.com

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC KÝ TÊN

1- Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng – Do ông Lê Thân, chủ nhiệm CLB làm đại điện

2- Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự – Do TS Nguyễn Quang A làm đại diện

3- Diễn Đàn Bauxite Việt Nam – Do GS Phạm Xuân Yêm làm đại diện

DANH SÁCH CÁ NHÂN KÝ TÊN

1- Lê Phú Khải – Nhà báo , thành viên CLB LHĐ- Sài Gòn

2- Huỳnh Kim Báu – Nguyên CT Hội Trí thức Yêu nướcTP.HCM – TP.HCM

3- Lê Công Giàu – Nguyên Tổng thư ký Tổng hội sinh viên SG 1966, nguyên phó BT thường trực thành đoàn, nguyên GĐ công ty Savimex – TP.HCM

4- Huỳnh Tấn Mẫm – Bác sĩ, nguyên CT Tổng hội Sinh viên SG trước năm 1975, nguyên ĐBQH khóa 6, nguyên Ủy viên UBMTTQ TP.HCM – TP.HCM

5- Tương Lai – Nguyên thành viên tổ tư vấn Võ Văn Kiệt, cựu Viện trưởng viện XH học VN – TP.HCM

6- Hồ Ngọc Nhuận – Nguyên phó UB MTTQ TP.HCM – TP.HCM

7- Đào Công Tiến – Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Kinh Tế TP.HCM – TP.HCM

8- Kha Lương Ngãi – Nguyên phó TBT báo SGGP, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

9- Vũ Trọng Khải – TS Nông Nghiệp, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

10- Hoàng Hưng – Nhà Thơ – Sài Gòn

11- Nguyên Ngọc – Nhà Văn – Hội An

12- Hà Sĩ Phu – TS Sinh học, cựu TNLT, CLB Phan tây Hồ – Đà Lạt

13- Phan Đắc Lữ – Nhà thơ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

14- Phạm Xuân Yêm – GS Vật Lý – Paris, Pháp

15- Nguyễn Huệ Chi – GS Ngữ Văn – Hà Nội

16- Đặng Thị Hảo – TS Văn học – Hà Nội

17- Nguyễn Đình Nguyên – TS Y khoa – Austalia

18- Trần Đức Quế – Chuyên viên hưu trí – Hà Nội

19- Lê Công Định – Cựu tù nhân chính trị, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

20- Tô Lê Sơn – Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

21- Tôn Quang Trí – Nguyên phó GĐ sở Công Thương TP.HCM – Sài Gòn

22- Nguyễn Xuân Diện – TS Hán Nôm – Hà Nội

23- Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ Ưu tú, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

24- Lại Thị Ánh Hồng – Nghệ Sĩ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

25- Trần Minh Thảo – Viết văn , CLB Phan Tây Hồ – Bảo Lộc, Lâm Đồng

26- Phạm Duy Hiển ( Phạm Nguyên Trường) – Dịch giả – Vũng Tàu

27- Trần Minh quốc – Cựu giáo chức, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

28- Bùi Tiến An – Cựu tù nhân Côn Đảo trước năm 1975, nguyên cán bộ Ban Dân Vận Thành Ủy TP.HCM – TP.HCM

29- Nguyễn Khắc Mai – Hưu trí – Hà Nội

30- Nguyễn Thị Từ Huy – Sài Gòn

31- Tiêu Dao Bảo Cự – Nhà văn tự do – Đà Lạt

32- Nguyễn Quang Nam – Kỹ sư phần mềm – Austalia

33- Nguyễn Đức Phổ – Nông dân – Sài Gòn

34- Bùi Minh Quốc – Nhà báo – Đà Lạt

35- Huỳnh Sơn Phước – Nguyên phó TBT báo Tuổi Trẻ – Hội An

36- Nguyễn Viện – Nhà văn – Sài Gòn

37- Nguyễn Văn Ly ( Tư Kết) – CB Hưu trí – TP.HCM

38- Nguyễn Sĩ Kiệt – CB hưu trí, TS KHKT – TP.HCM

39- Phạm Đình Thiên Thư – Adelaide, Austalia

40- Phí Thị Hương Giang – Truyền thông – Hà Nội

41- Nguyễn Văn Thuận – Kiến trúc sư – Sài Gòn

42- Phạm Ngọc Anh Tú – Vũng Tàu

43- Uông Đinh Đức – TP.HCM

44- Vũ Phong – Cam Ranh , Khánh Hòa

45- Lê Trung Thông – Doanh Nhân – Sài Gòn

46- Trương Ngọc Hưng – Phiên dịch Tiếng Anh – Hoài Nhơn, Bình Định.

47- Lee Oatlands – Sydney, Austalia

48- Lý Minh Trang – Công dân Việt Nam

49- Dung Do – Austalia

50- Thái Văn Dung – Cựu TNLT, đảng viên đảng Việt Tân.

51- Trần Tiến Đức- Nhà báo độc lập, đạo dĩễn phim truyền hình và tài liệu – Hà Nội

52- Lê Bích Ngọc – Mỹ

53- Nguyễn Thượng Thành – Lao động tự do – Hà Nội

54- Hiệp tăng – Toronto, Canada

55- Phan Thị Hoàng Oanh – TS – Sài Gòn

56- Nguyễn Văn Anh – Canada

57- Trương Thị Sâm – Nội trợ – Đồng Nai

58- Linh Nguyễn – Kế toán – Mỹ

59- Đặng Thị Ngọc Lệ – Sài Gòn

60- Hung Nguyen – KD tự do – Sài Gòn

61- Hà Trọng Tấn – Thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

62- Ngô Kim Hoa ( Sương Quỳnh) – Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

ĐỢT 2

63- Nguyễn Giải – Linh Mục – Tổng giáo phận – Huế

64- Phan Văn Lợi – Linh mục, Tu hội Thánh Tâm Chúa Jesu

65- Nguyễn Đăng Quang – Đại tá, nguyên cán bộ Bộ CA – Hà Nội

66- Nguyễn Đăng Hưng – GS danh dự đại học Liège Vương quốc Bỉ – Sài Gòn

67- Đinh Đức Long – TS, bác sĩ – Sài Gòn

68- Phạm Đình Trọng – Nhà văn – Sài Gòn

69- Nguyễn Đặng Cao Đại – Thạc sĩ MPM – Sài Gòn

70- Nguyễn Lê Tuấn – Kiến trúc sư – Lausanne, Thụy Sĩ

71- Song Lộc Hồ – Giáo viên – TP.HCM

72- Lê Văn tài – GV nghỉ hưu – Bà Rịa , Vũng Tàu

73- Lê Vĩnh Trương – Vận tải – Sài Gòn

74- Huỳnh Thu Nguyên – Kỹ sư, nghỉ hưu – Austalia

75- Thanh Đức – Nghề tự do – Hà Nội

76- Trần Văn Bang – Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

77- Đồng Quang Vinh – Hưu trí – Khánh Hòa

78- Nguyễn Hòai Sơn – Kỹ sư điện tử – Sài Gòn

79- Phạm Hoàng Phiệt – GS Y học – TP.HCM

80- Nguyễn Trung Dân – Nhà báo, nguyên trưởng đại diện NXH Hội Nhà Văn phía Nam

81- Nguyễn Duy – Nhà thơ – Sài Gòn

82- Cao Hoàng Trâm Anh – Thiết kế – Cam Ranh, Khánh Hòa

83- Phạm Thị Mai Hương – Hưu trí – Sài Gòn

84- Quỳnh Dao – Hội viên Ân xá Quốc Tế – Austalia

85- Vũ Hoàng – Mỹ

86- Nguyễn Thu Huyền – Montreal, Canada

87- Huỳnh Quốc Khánh – Công dân Yêu Nước

88- Võ Chí Cường – Vũng Tàu

89- Đàm Việt Hùng – Kỹ sư cầu đường – Sài Gòn

90- Phạm Quốc Định – Công chức – Mỹ Tho, Tiền Giang

91- Nguyễn Minh Khánh – Tài xế – Bình Dương

92- Đoàn Huy Chương – Cựu TNLT, Phó CT phong trào Lao Động Việt

93- Trần Hưng Thịnh – Hưu trí – Hà Nội

94- Trần Đình Đại – Kinh doanh – TP.HCM

95- Nguyễn Văn Lịch- Kỹ sư cơ khí – Hà Nội

96- Võ Quang Nghĩa – Trưởng phòng kinh doanh – Sài Gòn

97- Nguyễn Văn Đức – Lao động tự do – Sài Gòn

98- Nguyễn Thị Dung – Hà Nội

99- Vũ Thế Minh – Kỹ sư cơ khí chế tạo – Hải Phòng

100- Trần văn Hoàng – Hưu trí – Canada

101- Đào Minh Châu – Tư vấn hành chính công và chính sách công – Hà Nội

102- Nguyễn Thị Hòa – Công dân Việt Nam

103- Phạm Xuân Vinh – Hưu trí – TP.HCM

104- Hoàng Thị Hoa Thơm – Luật sư – TP.HCM

105- Đặng Quý – Washington, Hoa Kỳ

106- Nguyễn Đức – Giảng viên ĐH Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột

107- Nguyễn Hồng – Giáo viên CĐ sư phạm Đắc Lắc

108- Nguyễn Thị Kim Ngân – Giáo viên Đắc Lắc – Bưôn Ma Thuột

109- Nguyễn Trí – Nhà văn, cựu chiến binh – Buôn Ma Thuột

110- Trần Hằng – Nhà báo tự do Đắc Lắc – Buôn Ma Thuột

111- Bùi Thúy Ngọc – Nội trợ – Hà Nội

112- Nguyễn Đình Thục – Linh mục giáo phận Vinh – Nghệ An

113- Hoàng Ngọc Cầm – TSKH – Hà Nội

114- Đoàn Ngọc Hoàng Anh – Melbourne, Austalia

115- Nguyễn Hữu Phú – Hưu trí – Canada

116- Nguyễn Thị Thanh Huyền – Công dân VN – Q1, Sài Gòn

117- Ái Phương – Công dân – Sài Gòn

118- Havan Fumaga – PhD Biomedical Science – USA

119- Phan Quốc Tuyên – Kỹ sư – Thụy Sĩ

120- Phan Tấn Hải – Nhà văn – Hoa Kỳ

121- Vũ Tiến Thành – Kỹ sư sinh học – Đồng Nai

122- Đoàn Khánh Duy – Lập trình viên – Hà Nội

123- Huỳnh Hoa – Viết báo, dịch sách – Sài Gòn

124- Nguyễn Kim Huân – Kỹ sư xây dựng – Hà Nội

125- Ngô Văn Phượng – Bác sĩ – TP.HCM

126- Nguyễn Mộng Như Quỳnh – Kinh doanh tự do – Sài Gòn

127- Trần Thị Bích Liên – Nội trợ – Sài Gòn

128- Vũ Hiền Phương Thúy – Nghề tự do – Hà Nội

129- Vũ Giang – California, USA

130- Nu Dinh – Kỹ sư – USA

131- Võ Văn Tạo – Nhà báo – Nha Trang

132- Hà Dương Tường – Nhà giáo về hưu – Pháp

133- Trần Viết Tuyên – Kiến Trúc sư – CHLB Đức

134- Đỗ Thành Nhân – Tư vấn – Quảng Ngãi

135- Trần Anh Chương – Technology Manager – USA

136- Nguyễn Quốc An – Công dân – TP.Vinh

137- Quyen Di Sabino – Hoa Kỳ

138- Trần Hạnh – Mỹ

139- Đỗ Thịnh – Hưu trí – Hà Nội

140- Mai Thái Lĩnh – Nhà nghiên cứu – Đà Lạt

141- Tô Oanh – Giáo Viên nghỉ hưu – Bắc Giang

142- Vĩnh hảo – Nhà văn – Hoa Kỳ

143- Jade Nguyen – Lending Officer – USA

144- Trần Chí Hòa – Kỹ sư – Austalia

145- Hanh Tran – Librarian – Melbourne, Austalia

146- Minh Tran – Plumber – Melbourne, Austalia

147- Vinny Tran ( Tuan Tran) – Homeland – USA

148- Nguyễn Quang Nhàn – CB hưu trí – Đà Lạt

149- Nguyễn Thị Trầm Ny – Công dân VN – Canada

150- Cao Trọng Lưu – Nông dân – Việt nam

151- Phạm Duy Hiển – Hưu trí – Pleiku, Gia Lai

152- Nguyễn Thượng Long – Dạy học, viết báo – Hà Nội

153- Trần Đình Huấn – Công dân VN – Bắc Ninh

154- Đỗ Nguyễn Kim Trúc – Mỹ

155- Đào Tấn Phần – lao công Trường THPT Trần Quốc Tuấn – Phú Yên

156- Cao Lập – Cựu tù chính trị Côn Đảo trước năm 75, hưu trí

157- Hạnh Nguyễn – Canada

158- Don Pham – Canada

159- Trương Thụy Du – Sinh viên – Sài Gòn

160- Nguyễn Phong – Kỹ sư – USA

161- Nguyễn Đình Cống – GS, Hưu trí – Hà Nội

162- Đinh Văn hải – Đức Trọng – Lâm Đồng

163- Lê Thị Hoàng Mai – Porto, Bồ Đào Nha

164- Lê Bá Định – Bình Phước

165- Lê Trần Ngọc Sơn – Long Thành , Đồng Nai

166- Huỳnh Thanh Thương – TP.HCM

167- Vũ Minh Hùng – TP.HCM

168- Huỳnh Nhật Hải – Hưu trí – Đà Lạt

169- Huỳnh Nhật Tấn – Hưu trí – Đà Lạt

170- Đỗ Quang Tuyến – Kỹ sư – USA

171- Dương Bình Long – Nghề tự do – Sài Gòn

172- Nguyễn Thị Bích Thủy – Cam Ranh, Khánh Hòa

173- Trần Ngọc Sơn- Kỹ Sư – Pháp

174- Nguyễn Thanh Hằng – Dược sĩ – Pháp

175- Nguyễn Văn Hiệp- Kỹ sư xây dựng – Hà Nội

176- Nguyễn Đan Quế – Bác sĩ – Sài Gòn

177- Nguyễn Văn Nghi – Tiến sĩ sinh học – Hà Nội

178- Phạm Văn Lễ – kỹ sư – Quảng Ngãi

179- Hoàng Mười – CB hưu trí – Hà Nội

180- Trần Chí Dũng – Kỹ sư – USA

181- Kiều Việt Hùng – Kiến trúc sư – Ninh Bình

182- Trương Mỹ Kim – Canada

183- Chu Anh Tuấn – Vũng Tàu

184- Nguyễn Thiết Thạch – Nghề tự do – Sài Gòn

185- Trần Chánh Tín – Kỹ sư xây dựng – Sài Gòn

186- Trần Thị Thảo – Giáo viên về hưu – Hà Nội

187- Hà Văn Thùy – Nhà văn – Sài Gòn

188- Hoàng Thị Hà – Hưu trí – Hà Nội

189- Trần Quang Quý – Kỹ sư hóa – Quảng Ngãi

190- Thân Hoàng Đức – Nông dân – Bắc Giang

191- Hà Thúc Huy – TS Hóa học – Sài Gòn

192- Trần Công Thắng – Bác sĩ y khoa – Na Uy

193- Trần Nam – Nông dân – Cần Thơ

194- Lý Thị Lan – Nông dân – Cần Thơ

195- Loan To Tran – Oslo Norway

196- Đặng Xuân Thanh – Kỹ sư cơ khí – Hà Nội

197- Nguyễn Trần Thanh Anh – Bác sĩ thú y – Sài Gòn

198- Huỳnh Anh Đào – Công dân VN – Sài Gòn

199- Thien Nguyen – Canada

200- Hinh Nguyen – Canada

201- Phan Thanh Minh – Lái xe – Quảng Nam

202- Lê Văn Tâm – Nguyên chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản

203- Phạm Minh Đức – Kỹ sư cơ khí – Hà Nội

204- Võ Thanh tân – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật – Hà Nội

205- Nguyễn Tâm – Kỹ sư điện cơ – TP.HCM

206- Trần Thế Việt – Nguyên bí thư thành ủy TP.Đà Lạt

207- Nguyễn Trọng Nhân – Hà Nội

208- Cao Bá Cảnh – Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp Quốc tế

209- Ngô Chí Bình – Marketing – Sài Gòn

210- Lưu Thiên Nga – Sài Gòn

211- Hoàng Dũng – PGS TS – TP.HCM

212- Nguyễn Sĩ Phương – Tổng BT báo Tuvannet.de – CHLB Đức

213- Lê cát Tường – Cựu GVĐH, TS Kỹ thuật – Huế

214- Cẩn Thị Thêu – Dân oan Dương Nội.

215- Trân Bình Duy – Việnh khoa học Hàn Lâm Quốc gia

216- Nguyễn Hữu Tưởng – Nguyên chuyên viên nghiên cứu viện Hán Nôm

217- Phạm Cương – Hamburg, CHLB Đức

218- Chu Mai – Nghề tự do – Hà Nội

219- Lê Thị Minh Hà – Hà Nội

220- Phan Đình Hùng – CB hưu trí cục Đăng kiểm VN

221- Trần Đại Việt – Praha, CH Séc

222- Trương Minh Hưởng – Dân Oan – Hà Nam

223- Phạm Lan Hương – Hà Nội

224- Lại Nguyên Ân – Nghiên cứu Văn học – Hà Nội

225- Vũ Thị Mai- Kinh doanh – Hà Nội

226- Tạ Hoàng Lân – kinh doanh – CH Séc

227- Phạm Thị Lâm – Hưu trí – Hà Nội

228- Bùi Hiền – Công dân Canada

229- Phạm Hồng Thắm – Nhà báo nghỉ hưu – Hà Nội

230- Hoàng Thị Như Hoa – Bộ đội xuất ngũ – Hà Nội

231- Đào văn Tùng – CB nghỉ hưu – Mỹ Tho, Tiền Giang

232- Phan Trọng Khang – Thương binh – Hà Nội

233- Harry Hữu Nuyễn – Song tịch Việt – Mỹ – Hoa Kỳ

234- Hồ Sĩ Hải – Cán bộ nghỉ hưu – Hà Nội

235- Chu Sơn – Nhà báo tự do – Sài Gòn

236- Nguyễn Khắc Bình – Kỹ sư – TP.HCM

237- Vũ Ngọc Linh – Kỹ sư luyện kim – Hà Nội

238- Phạm Hồng Hà – Hưu trí – Nghệ An

239- Đào Đình Bình – Kỹ sư hưu trí – Hà Nội

240- Vinh Anh – CCB – Hà Nội

ĐỢT 3

241- Nguyễn Thị Khánh Trâm – Hưu trí – Sài Gòn

242- Bùi Nghệ – Hưu trí – Sài Gòn

243- Ngô Lê Trung – Xây dựng – TP.HCM

244- Nguyễn Trọng Hoàng – Bác sĩ – Pháp

245- Nguyễn Vân Thi – Hưu trí – Thái Nguyên

246- Thùy Linh – Nhà Văn – Hà Nội

247- Phạm Thị Ánh Nga – Nha Trang, Khánh Hòa

248- Hồng Nhung – Hoa Kỳ

249- Nguyễn Thị Thư – Giáo viên – Thanh Hóa

250- Lê Văn Ngọ – Hưu trí – Hà Nội

251- Lê Hoàng Ninh – Giáo viên đào tạo – Thủ Dâu Một, TP.HCM

252- Lâm Quang Thiệp – Giáo sư ĐH – Hà Nội

253- Nguyễn Đức Quỳ – Cựu giáo chức – Hà Nội

254- Trinh Huynh – Canada

255- Trần Văn Mết – Hoa Kỳ

256- Nguyễn Thị Bạch Nguyệt – Hoa Kỳ

257- Đỗ Thị Ngọc Anh – Nghề tự do – TP.HCM

258- Võ Quang Tu – Hưu trí – Canada

259- Trần Xuân Hiền – Scotland

260- Nguyễn Thị Quỳnh Trâm – Sinh viên – TP.HCM

261- Trần Hải Hạc – Thầy giáo nghỉ hưu – Pháp

262- Nguyễn Thị Kim Thanh – Bến tre

263- Quynh Nguyễn – Phong trào CĐVN – Anh

264- Chu Văn Keng – Hưu trí – CHLB Đức

265- Phạm Quốc Sử – Austalia

266- Nguyễn Thị Thanh Thủy – Giáo viên – Đà Nẵng

267- Lê Khánh Hùng – TS Công nghệ Thông tin – Hà Nội

268- Nguyễn Hồng Vân – CH Séc

269- Hứa Ngọc Hà – Kế toán – Sóc Trăng

270- Nguyễn Đào Trường – Hưu trí – Hải Dương

271- Vũ Thị Kim Oanh – Kế toán – Hà Lan

272- Mạc văn Trang – Nhà giáo – Hà Nội

273- Nguyễn Văn Sơn Trung – Lao động tự do – Bình Thuận

274- Nguyễn Như Đồng – Sài Gòn

275- David Ho – Hưu trí – Hoa Kỳ

276- Vũ Anh Tuấn – Kỹ sư điện tử – TP.HCM

277- Vũ Tiến Dũng – Hà Nội

278- Phùng Quế Phương – Làm vườn – Austalia

279- Nguyễn Thị Ánh Đường – Trần Quốc Túy – Kỹ sư hóa – Hà Nội

280- Võ Ngọc Long – TP.HCM

281- Cù Huy Hà Vũ – Tiến sĩ luật – Hoa Kỳ

282- Nguyễn Thị Dương Hà – Luật sư – Hoa Kỳ

283- Nguyen Phuc Thanh – Sài Gòn

284- Nguyễn Tấn Phùng – CB hưu trí – TP.HCM

285- Nguyễn Hữu Viện – Hưu trí – Pháp

286- Nguyễn Thu Cúc – Hoa Kỳ

287- Đỗ Văn Tâm – Kiến trúc sư – Sài Gòn

288- Nguyễn Văn Lý – Linh mục – Nhà hưu dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo Phận Huế

289- Nguyễn Hoàng Hưng – Kỹ sư xây dựng – Hà Nội

290- Quan Nguyen – Kỹ sư xây dựng – Hoa Kỳ

291- Matthieu Nguyen – Hoa Kỳ

292- Hà Quang Vinh – Hưu trí – Sài Gòn

293- Trần Văn Vũ – Kỹ sư xây dựng – Hải Phòng

294- Trịnh Hoàng Thanh Giang – TP.HCM

295- Nguyễn Quang Đạo – Cựu chiến binh – Hà Nội

296- Trịnh Thị Diệu Trinh – Hoa Kỳ

297- Võ Xuân Tòng – Nhà văn, nhà thơ, hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội

298- Phan Thị Lệ Dung – Kế toán – Quy Nhơn

299- Thái Quang Sa – Kỹ sư, hưu trí – Hà Nội

300- Nguyễn Lan Chi – Nhân viên Ngân hàng – Thụy Sĩ

301- Nguyễn Hoàng Ngân – Kinh doanh – Sài Gòn

302- Quang Vinh – Chuyên viên tin học – Italia

303- Nguyễn Đắc Thắng – Kỹ sư hóa học – Thụy Sĩ

304- Hồ Quang Huy – Kỹ sư đường sắt – Nha Trang

305- Nguyễn Thu Giang – Nguyên phó GĐ Sở Tư Pháp TP.HCM

306- Phạm Văn Nam – Cựu chiến binh – Hà Nội

307- Trần Kim Thanh – Hưu trí – Hà Nội

308- Nguyễn Mạnh Hùng – Mục sư – Sài Gòn

309- Ngô Kim Dung – Bác sĩ nghỉ hưu – Pháp

310- Lê Đức Quang – TS, giảng viên – Huế

311- Nguyễn Cao Sơn – Hải Phòng

312- Dương Trọng Chiến – Hà Nội

ĐỢT 4

313- Lê Quang Huy – Cựu Giáo Chức – Sài Gòn

314- Đỗ Như Ly – Kỹ sư, hưu trí – TP.HCM

315- Vũ Phương Chiến – Lao động – CHLB Đức

316- Bong Ngo – Austalia

317- Ý Nhi – Nhà thơ – TP.HCM

318- Nguyễn Thanh Quảng- Kinh doanh dược phẩm – Hà Nội

319- Hồ Hoàng Hữu – TP.HCM

320- Trần Tuấn Tú – Khoa Môi trường ĐHKHTN – TP.HCM

321- Hồ Thị Hà Vy- Xuân Lộc, Đồng Nai

322- Nguyễn Trường Hải – Biên Hòa

323- Trần Hoàng Diệu – Kinh doanh – TP.HCM

324- Lê Xuân Nhu – Canada

325- Phạm Văn Hào – CN – Bà Rịa, Vũng Tàu

326- Trần Thiên Hương – CHLB Đức

327- Nguyễn Ngọc Thạch – Hưu trí – Sài Gòn

328- David Nghi Le – Kỹ sư điện tử – Hoa Kỳ

329- Đinh Quang Hinh – Hoa Kỳ

330- Nguyễn Hải Sơn – Công nhân – CHLB Đức

331- Phu Pham – Kỹ sư – Hoa Kỳ

332- Kiều Tuyết Anh – Austalia

333- Nguyễn Hồng Khoái – Hà Nội

334- Đào Đình Đô – Công nhân – Hải Dương

335- Trần Thị Tính – Nhân viên VP – Bà Rịa, Vũng Tàu

336- Bùi Viết Dũng – Kỹ sư – Sài Gòn

337- Đoàn Nhật Hồng – CB hưu trí – Đà Lạt, Lâm Đồng

338- Trần Văn Quang- hưu trí – Quảng Ngãi

339- Phan Văn Sê – Cựu giáo viên – Bến Tre

340- Bùi Thị Mai – Bác sĩ về hưu – Sài Gòn

341- Trần Thiện Kế – Dược sĩ – Hà Nội

342- Triệu sang – Thương phế binh VNCH – Sóc Trăng

343- Nguyễn Bá Lợi – Hưu trí – TP.HCM

344- Trần Văn Thanh – Công nhân – Pháp

345- Trần Nghĩa Nhân – Kỹ sư – Pháp

346- Ngô Thị Thứ – Giáo viên nghỉ hưu – Sài Gòn.

Comments are closed.