Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 262): Phạm Duy: Tuyển tập Dân ca – Bài 15&16: Một Mẹ Trăm Con & Chiêng Trống Cồng (Dân ca Jarai)

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2023)

clip_image002

clip_image004

Một Mẹ Trăm Con – Dân ca do Phạm Duy sưu tập

Trình bày: Hợp Ca

clip_image006

Chiêng Trống Cồng – Dân ca do Phạm Duy sưu tập

Đọc thêm:

Phạm Duy, dân ca Jarai và… nhạc chiêu hồi

Phạm Hoài Nhân

(Nguồn: http://phnhan.vncgarden.com/2019/09/pham-duy-dan-ca-jarai-va-nhac-chieu-hoi.html)

Tập Dân ca là một tuyển tập dân ca Việt Nam và quốc tế, do Phạm Duy chọn lọc, phát hành năm 1966. Ngoài những bài dân ca do ông sưu tập và biên soạn lời mới còn có những bài hát của chính ông, mang âm hưởng dân ca, như: Quê nghèo, Gánh lúa, Bà mẹ quê… Như nhiều bài hát của Phạm Duy, hầu hết những bài hát này nhanh chóng phổ biến rộng rãi.

clip_image007

Bìa tập Dân ca do Phạm Duy sưu tập, phát hành năm 1966

Trong tuyển tập này có 3 bài dân ca Jarai và hồi nhỏ tui được biết và được dạy hát cả 3 bài. Có lẽ nhiều bạn miền Nam cùng thời cũng vậy. Đó lần lượt là các bài dân ca Một mẹ trăm con, Chiêng trống cồng Anh mau về.
Sau hơn nửa thế kỷ, mức độ phổ biến của 3 bài (và chắc là tương đương với mức độ hay) theo đúng thứ tự kể trên. Một mẹ trăm con vẫn còn được nhiều người nhớ, được dàn dựng lại thành tiết mục mới. Chiêng trống cồng thỉnh thoảng được nhắc tới nhưng không thấy trình diễn lại (search trên Google có thể thấy lời bài hát này, nhưng không tìm thấy nhạc). Anh mau về thì gần như biến mất, nhiều người thời ấy cũng chẳng nhớ.

clip_image009

Bài Một mẹ trăm con in trong tập Dân ca – 1966

Một điều trùng hợp thú vị là trong nội dung của 3 bài, mức độ tuyên truyền cho chính sách chiêu hồi của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tăng dần, đi kèm theo đó là mức độ yêu thích của người nghe giảm dần.

Bài Một mẹ trăm con hầu như chỉ nói đến tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tình đoàn kết Kinh – Thượng. Đến Chiêng trống cồng thì nội dung chính là nói về đời sống của đồng bào Jarai nhưng thấp thoáng đâu đó là ca ngợi chính sách của chính quyền VNCH và yêu cầu người dân xây dựng đời sống theo chủ trương của chính phủ: không đốt rừng làm đau hoa lá, mừng anh xây ấp đắp làng, đời sống ấm no Việt Nam nước ta…

clip_image011

Bài Chiêng trống cồng in trong tập Dân ca – 1966

Sang đến Anh mau về thì rõ ràng là lời kêu gọi người thanh niên dân tộc Jarai nghe lời dụ dỗ của VC hãy quay về với chính nghĩa quốc gia.

clip_image013

Bài Anh mau về in trong tập Dân ca – 1966

ANH MAU VỀ

Anh ở buôn làng

là anh ở buôn làng

Ðời sống vui yên lành

Ðời sống vui thanh bình

Sống trong tình nước non

Như đàn chim nhỏ quây quần

Trong tình yêu Việt Nam

Một sớm đau thương

và một tối thê lương

Nghe cú kêu trong rừng

Nghe tiếng xui căm hờn

Tiếng dỗ dành kéo anh xa nhà

Xa cả gia đình

Xa tình yêu đàn em

Anh ở trong rừng

là anh ở trong rừng

Như lũ nai xa đàn

Như lũ beo hung tàn

Kéo nhau về rẫy nương ăn càn

nhưng cả dân làng

Xua vào trong rừng hoang

Đời sống nguy nan

và đời sống cô đơn

Anh chết sâu trong rừng

Anh chết cao trên ngàn

Chết vô tình thiếu tay bế bồng

Cha mẹ xa buồn

Không một ai mà chôn

Anh phải mau về

là anh phải mau về

Về với cây tre già

Về với hoa bốn mùa

Với rượu vò với câu vui đùa

Trong họ trong nhà

ăn mừng anh tự do

Dòng nước xanh lơ

và dòng suối nên thơ

vẫn khát khao mong chờ

Cùng với đêm sương mờ

Đón anh về bước chân lững lờ

Qua nẻo trăng tà

Trên đường quê ngẩn ngơ

Sống trong tình nước non

Không hiểu bài hát không được ưa chuộng vì giai điệu không hay hay vì lời ca biên tập lại quá nặng mùi tuyên truyền? Theo ý riêng của tui thì thiên về lý do trước hơn, bởi vì có những bài của Phạm Duy ra đời cùng thời kỳ đó, cũng là lời kêu gọi chiến binh VC hồi chánh nhưng vẫn đươc yêu thích và đươc nhớ mãi đến tận bây giờ. Thí dụ như bài Anh hỡi anh cứ về…

Phạm Hoài Nhân

Comments are closed.