Đường tới không-tự do (kỳ 6)

Timothy Snyder

Nguyễn Quang A dịch

 

CHƯƠNG NĂM

SỰ THẬT HAY SỰ NÓI DỐI (2015)

                                                           

Người bị lừa được biến thành một vật.

—MIKHAIL BAKHTIN, 1943

Sữa đen lúc rạng đông chúng ta uống vào buổi tối

chúng ta uống vào buổi tối chúng ta uống vào buổi sáng

chúng ta uống và chúng ta uống triền miên

chúng ta đào một mộ trong không khí, có chỗ cho tất cả chúng ta

—PAUL CELAN, 1944

 

Nước Nga đến đầu tiên với chính kiến về tính vĩnh viễn. Chế độ đạo tặc làm cho các đức hạnh chính trị của sự kế thừa, sự hội nhập, và tính mới là không thể, và như thế sự hư cấu chính trị phải làm cho chúng không thể tưởng tượng được.

Các ý tưởng của Ivan Ilyin1 trao hình thức cho chính kiến về tính vĩnh viễn. Một dân tộc Nga tắm trong lời nói dối về sự vô tội của chính nó có thể học được toàn bộ lòng tự-ái (tự-yêu). Vladimir Surkov cho thấy tính vĩnh viễn có thể làm sống động media hiện đại như thế nào. Trong khi làm việc cho Putin, ông [được cho là đã] viết và xuất bản một tiểu thuyết, Almost Zero-Gần Zero (2009), đó là một loại thú nhận chính trị. Trong câu chuyện, sự thật duy nhất là nhu cầu của chúng ta cho lời nói dối, quyền tự do duy nhất là việc chúng ta chấp nhận lời phán xử này. Trong một câu chuyện bên trong cốt truyện lớn hơn, nhân vật chính bị quấy rầy bởi một bạn cùng phòng chỉ ngủ. Một chuyên gia đưa ra một báo cáo: “Tất cả chúng ta đều sẽ biến mất,” chuyên gia tâm sự, “ngay khi ông ta mở mắt. Nghĩa vụ của xã hội, và bổn phận của bạn nói riêng, là để tiếp tục giấc mơ của ông ta.” Sự trường tồn của trạng thái mơ mộng là sự mô tả công việc của Surkov. Nếu sự thật duy nhất là sự thiếu vắng sự thật, những kẻ nói dối là các công bộc đáng kính của nước Nga.

Để chấm dứt tính thực2 (factuality) là để bắt đầu tính vĩnh viễn. Nếu các công dân nghi ngờ mọi thứ, họ không thể thấy các mô hình thay thế vượt xa hơn các biên giới của nước Nga, không thể thực hiện những thảo luận hợp lý về cải cách, và không thể tin cậy lẫn nhau đủ để tổ chức cho sự thay đổi chính trị. Một tương lai có vẻ hợp lý cần đến một hiện tại thực sự. Đi theo Ilyin, Surkov nói về “sự suy ngẫm về cái toàn thể” mà cho phép một tầm nhìn về “thực tế địa chính trị”: rằng những người nước ngoài thử kéo những người Nga khỏi sự vô tội bẩm sinh của họ bằng các cuộc tấn công đều đặn của chúng. Những người Nga phải được yêu thương vì sự không biết của họ; việc yêu thương họ có nghĩa là việc hoàn thiện sự thiếu hiểu biết đó. Tương lai chứa đựng chỉ nhiều sự thiếu hiểu biết hơn về tương lai xa xôi hơn. Ông viết trong Almost Zero: “Sự biết chỉ cho kiến thức, nhưng sự không chắc chắn cho hy vọng.”

Giống Ilyin trước ông, Surkov coi đạo Kitô như một cửa ngõ cho sự sáng tạo giỏi hơn của riêng ông. Chúa của Surkov là một đồng nghiệp ẩn dật với những hạn chế, một gã sáng tạo phải được động viên bằng vài cái tát mạnh. Như Ilyin đã làm, Surkov viện dẫn các vần thơ kinh thánh quen thuộc nhằm để đảo ngược ý nghĩa của chúng. Trong tiểu thuyết của mình, ông có một nữ tu sĩ nhắc đến bức thư Thứ nhất cho những người Corinthian 13:13: “Sự không chắc chắn cho sự hy vọng. Đức tin. Tình yêu thương.” Nếu các công dân có thể được giữ không chắc chắn bằng sự bịa đặt ra khủng hoảng điều đặn, xúc cảm của họ có thể được quản lý và hướng dẫn. Đấy là điều trái ngược với ý nghĩa đơn giản của đoạn kinh Surkov đang trích: đức tin, hy vọng, tình yêu thương là bộ ba các đức hạnh nói rõ chính mình khi chúng ta học để thấy thế giới như nó là. Ngay trước đoạn này là đoạn nổi tiếng về sự trưởng thành khi nhìn từ lợi thế của người khác: “Bây giờ chúng ta thấy qua một chiếc gương một cách mập mờ; nhưng rồi mặt đối mặt: bây giờ tôi biết một phần; nhưng sau đó tôi sẽ biết đầy đủ thậm chí cũng như Chúa biết tôi.” Điều đầu tiên chúng ta học được khi chúng ta nhìn từ quan điểm của người khác là chúng ta không vô tội. Surkov đã có ý giữ chiếc gương mờ.

Ở nước Nga của những năm 2010,3 chiếc gương mờ là một màn hình TV. Chín mươi phần trăm người Nga dựa vào truyền hình cho tin tức của họ. Surkov đã là người đứng đầu quan hệ công chúng cho Kênh Pervyi, kênh quan trọng nhất của nước này, trước khi trở thành một nhà quản lý media cho Boris Yeltsin và Vladimir Putin. Ông đã giám sát sự biến đổi của truyền hình Nga từ một sự đa nguyên thật đại diện các lợi ích khác nhau thành một sự đa nguyên giả nơi các hình ảnh là khác nhau nhưng thông điệp là như nhau. Trong giữa-những năm 2010, ngân sách nhà nước của Kênh Pervyi là khoảng 850 triệu $ một năm. Các nhân viên của nó và của các mạng truyền hình nhà nước khác được dạy rằng quyền lực là thật nhưng các dữ kiện của thế giới thì không. Thứ trưởng bộ truyền thông Nga, Alexei Volin, mô tả con đường sự nghiệp của họ: “Họ sẽ làm việc cho Nhà Chức Trách, và Nhà Chức Trách sẽ bảo họ viết gì, không viết gì, và cách thứ này hay thứ nọ nên được viết. Và Nhà Chức Trách có quyền để làm việc đó, bởi vì nó trả tiền cho họ.” Tính thực không phải là một ràng buộc: Gleb Pavlovsky, một nhà công nghệ chính trị hàng đầu, giải thích, “Bạn có thể nói bất cứ thứ gì. Hãy tạo ra thực tế.” Tin tức quốc tế đến để thay thế cho tin tức địa phương và khu vực, mà tất cả đều biến mất khỏi truyền hình. Sự đưa tin nước ngoài có nghĩa là sự đăng ký hàng ngày luồng tin thường xuyên về tham nhũng, sự đạo đức giả, và sự thù hằn Tây phương. Chẳng gì ở châu Âu hay nước Mỹ đáng để noi theo. Sự thay đổi thật là không thể—đó là thông điệp.

RT, đài truyền hình4 tuyên truyền của nước Nga cho các khán giả nước ngoài, đã có cùng mục đích: chặn sự hiểu biết mà có thể tạo cảm hứng cho hành động, và dỗ dành cảm xúc thành sự thụ động. Nó lật đổ định dạng (format) phát tin bằng sự ủng hộ thản nhiên sự trái ngược kỳ quặc: mời một kẻ phủ nhận Holocaust để phát biểu và nhận diện hắn như một nhà hoạt động nhân quyền; tiếp đãi một tân-Nazi và nhắc tới hắn như một chuyên gia về Trung Đông. Theo lời của Vladimir Putin, RT được “chính phủ tài trợ, nên nó không thể không phản ánh lập trường chính thức của chính phủ Nga.” Lập trường đó là sự vắng mặt của một thế giới thực sự, và mức tài trợ là khoảng 400 triệu $ một năm. Những người Mỹ và Âu châu tìm thấy trong kênh một bộ khuếch đại của những sự nghi ngờ của riêng họ—đôi khi được biện minh hoàn hảo—về tính chân thật của các nhà lãnh đạo của chính họ và sức sống của media của riêng họ. Khẩu hiệu của RT, “Câu hỏi Thêm,” gây ra một sự thèm muốn nhiều sự không chắc chắn hơn. Là vô nghĩa để nghi ngờ tính thực của những gì RT phát, vì cái nó phát là sự phủ nhận tính thực. Như giám đốc của nó nói: “Không có thứ như sự đưa tin khách quan.” RT muốn truyền đạt rằng tất cả media đều nói dối, nhưng rằng chỉ RT là trung thực bằng việc nó không giả vờ là chân thật.

Tính thực bị thay thế5 bởi một sự vô liêm sỉ cố ý mà chẳng yêu cầu gì từ khán giả cả trừ cái gật đầu thi thoảng trước khi ngủ.

“Chiến tranh thông tin6 bây giờ là kiểu chiến tranh chính.” Dmitry Kiselev ở trong một chức vụ để biết. Ông là nhà điều phối của cục tin tức quốc tế của nhà nước Nga, và người dẫn một chương trình tối Chủ nhật nổi tiếng, Vesti Nedeli, mà đã dẫn đầu cuộc tấn công thông tin chống lại Ukraine.

Những người đầu tiên Kremlin phái tới7 Ukraine, mũi nhọn của cuộc xâm lăng Nga, đã là các nhà công nghệ chính trị. Một cuộc chiến tranh, nơi Surkov chỉ huy, được tiến hành trong không-thực tế (unreality). Ông đã ở Crimea và Kyiv trong tháng Hai 2014, và làm cố vấn của Putin về Ukraine sau đó. Nhà công nghệ chính trị Nga Alexander Borodai là sĩ quan báo chí cho Crimea trong thời gian sáp nhập nó. Trong mùa hè 2014, “các thủ tướng” của hai “Cộng hòa Nhân dân” mới được sáng chế ra ở đông nam Ukraine đã là các nhà quản lý media Nga.

Một chuyện khiêm tốn về mặt quân sự, sự xâm lấn Nga vào miền nam và sau đó đông nam Ukraine đã gồm chiến dịch tuyên truyền tinh vi nhất trong lịch sử chiến tranh. Tuyên truyền hoạt động ở hai mức: đầu tiên, như một cuộc tấn công trực tiếp chống lại tính thực, phủ nhận điều hiển nhiên, ngay cả bản thân chiến tranh; thứ hai, như một sự tuyên bố vô điều kiện về sự vô tội, phủ nhận rằng nước Nga có thể phải chịu trách nhiệm về bất kể sự sai trái nào. Không cuộc chiến tranh nào đã xảy ra, và nó hoàn toàn được biện minh.

Khi Nga bắt đầu8 cuộc xâm lấn Ukraine vào ngày 24 tháng Hai 2014, Tổng thống Putin đã chủ tâm nói dối. Vào ngày 28 tháng Hai ông xác nhận, “Chúng tôi không có ý định nào để khua gươm đe dọa và gửi binh lính đến Crimea.” Ông đã gửi binh lính đến Crimea rồi. Vào thời khắc ông thốt ra những lời này, binh lính Nga đã diễu hành qua lãnh thổ Ukrainia có chủ quyền bốn ngày rồi. Vì chuyện đó, Sói Đêm đã ở Crimea, đi theo binh lính Nga đó đây trong một sự phô trương các động cơ rồ máy kêu to, một trò media thu hút sự chú ý để làm cho sự hiện diện Nga là không thể nhầm lẫn. Dù có đúng như thế, Putin chọn để chế nhạo các phóng viên mà lưu ý đến các dữ kiện cơ bản. Vào ngày 4 tháng Ba, ông khẳng định rằng các lính Nga là các công dân Ukrainia địa phương mà đã mua quân phục của họ tại các cửa hàng địa phương. “Vì sao các vị không ngó tới các nhà nước hậu-Soviet,” Putin đề xuất. “Có nhiều quân phục giống nhau ở đó. Các vị có thể đến một cửa hàng và mua bất kể loại quân phục nào.”

Putin đã không thử9 thuyết phục bất kỳ ai trong thế giới hậu-Soviet đó rằng nước Nga đã không xâm lấn Ukraine. Quả thực, ông coi là nghiễm nhiên rằng các nhà lãnh đạo Ukrainia sẽ không tin lời nói dối của ông. Chính phủ lâm thời Ukrainia hiểu rằng Ukraine bị Nga tấn công, mà là vì sao nó nài trong một phản ứng quốc tế hơn là đánh trả bằng lực lượng quân đội. Giả như các nhà lãnh đạo ở Kyiv tin Putin, họ chắc chắn sẽ ra lệnh kháng cự. Mục tiêu của Putin không phải là để đánh lừa những người Ukrainia mà để tạo ra một liên kết của sự sẵn lòng không biết với những người Nga, có ý hiểu rằng Putin đang nói dối nhưng vẫn tin ông dù sao đi nữa. Như phóng viên Charles Clover diễn đạt trong nghiên cứu của ông về Lev Gumilev: “Putin đã phỏng đoán đúng rằng những lời nói dối thống nhất hơn là chia rẽ giai cấp chính trị của nước Nga. Lời nói dối càng lớn và càng hiển nhiên, càng nhiều thần dân của ông chứng tỏ sự trung thành của họ bằng việc chấp nhận nó, và họ tham gia càng nhiều vào sự bí ẩn tế lễ lớn của chính quyền Kremlin.”

Tấn công trực tiếp của Putin10 chống lại tính thực (factuality) có thể được gọi là tính có thể phủ nhận đáng ngờ (implausible deniability).* Bằng việc phủ nhận cái tất cả mọi người biết, Putin đang tạo ra các hư cấu thống nhất ở trong nước và các tình trạng khó xử ở các phòng tin tức Âu châu và Mỹ. Các nhà báo Tây phương được dạy để đưa tin các dữ kiện (fact), và vào ngày 4 tháng Ba bằng chứng thực sự rằng nước Nga xâm lược Ukraine là áp đảo. Các nhà báo Nga và Ukrainia đã quay phim binh lính Nga diễu hành qua Crimea. Những người Ukrainia đã gọi rồi các lực lượng đặc biệt Nga là “những người đàn ông nhỏ màu xanh,” một gợi ý chế chạo rằng những người lính trong quân phục không có phù hiệu này hẳn phải đến từ bên ngoài không gian. Những người lính này đã không thể nói tiếng Ukrainia; những người Ukrainia địa phương cũng nhanh chóng lưu ý đến phương ngữ Nga cá biệt cho các thành phố Nga và không được dùng ở Ukraine. Như phóng viên Ekaterina Sergatskova chỉ ra, “những ‘người đàn ông nhỏ màu xanh’ không che giấu rằng họ là từ nước Nga.”

Các nhà báo Tây phương cũng được dạy để tường thuật những sự diễn giải khác nhau về các dữ kiện. Châm ngôn rằng có hai mặt (bên) của một câu chuyện có nghĩa khi những người đại diện mỗi bên chấp nhận tính thực của thế giới và diễn giải cùng bộ dữ kiện. Chiến lược tính có thể phủ nhận đáng ngờ của Putin đã khai thác quy ước này trong khi phá hủy cơ sở của nó. Ông tự đặt mình như một bên của câu chuyện trong khi nhạo báng tính thực. “Tôi đang công khai nói dối bạn và cả hai chúng ta biết điều đó” không phải là một bên của câu chuyện. Nó là một cái bẫy.

Các biên tập viên Tây phương,11 mặc dù họ đã có những tường thuật về sự xâm lược Nga trên tòa soạn của họ trong những ngày cuối tháng Hai và đầu tháng Ba 2014, chọn để mô tả nét đặc biệt của những sự phủ nhận hoa mỹ của Putin. Và như thế chuyện kể về việc Nga xâm lược Ukraine thay đổi một cách tinh vi nhưng sâu sắc: không phải về những gì xảy ra với những người Ukrainia, mà về những gì tổng thống Nga chọn để nói về Ukraine. Một chiến tranh thật trở thành truyền hình thực tế (reality television), với Putin là nhân vật chính. Phần lớn báo chí đã chấp nhận vai trò ủng hộ của nó trong vở kịch. Ngay cả khi các biên tập viên Tây phương trở nên phê phán hơn theo thời gian, sự phê phán của họ được định khung như những sự nghi ngờ riêng của họ về các xác nhận của Kremlin. Khi muộn hơn Putin thú nhận rằng nước Nga quả thực đã xâm lược Ukraine, điều này chỉ chứng tỏ rằng báo chí Tây phương đã là một diễn viên trong show diễn của ông.

Sau sự phủ nhận đáng ngờ,12 chiến lược tuyên truyền thứ hai của nước Nga là tuyên bố về sự vô tội. Cuộc xâm lược phải được hiểu không như một nước mạnh hơn đang tấn công một nước láng giềng yếu hơn vào một thời khắc cực kỳ dễ bị tổn thương, mà như sự nổi loạn đúng đắn của một dân tộc bị áp bức chống lại một âm mưu toàn cầu áp đảo. Như Putin nói vào ngày 4 tháng Ba: “đôi khi tôi có cảm giác rằng ngang vũng nước lớn, ở nước Mỹ, người ta ngồi trong một phòng thí nghiệm và tiến hành các thực nghiệm, cứ như với những con chuột, mà không thực sự hiểu các hậu quả của những gì họ đang làm.” Chiến tranh không xảy ra; nhưng giả như nó xảy ra, nước Mỹ phải bị đổ lỗi; và vì nước Mỹ là một siêu cường, tất cả đều được phép trong phản ứng lại với ác ý toàn năng của nó. Nếu giả như nước Nga bị xâm lược, mà bằng cách nào đó nó cả đang bị và không bị, những người Nga sẽ được biện minh về bất kể thứ gì nó làm và không làm.

Sự lựa chọn các chiến thuật14 trong cuộc xâm lược phục vụ chiến lược vô tội này. Sự thiếu vắng phù hiệu trên các quân phục Nga và sự thiếu vắng những sự ghi nhãn trên vũ khí, áo giáp, thiết bị, và xe cộ Nga đã không thuyết phục được bất kỳ ai ở Ukraine. Điểm chính là để tạo ra hoàn cảnh của một vở kịch truyền hình về những người địa phương anh dũng tiến hành những biện pháp lạ thường chống lại quyền lực Mỹ khổng lồ. Những người Nga sẽ được kỳ vọng để tin cái lố bịch: rằng những binh lính mà họ thấy trên màn hình TV của họ không phải là quân đội của chính họ mà là một lũ khố rách áo ôm của những kẻ nổi loạn Ukrainia quyết tâm bảo vệ danh dự của dân tộc họ chống lại một chế độ Nazi được sức mạnh Mỹ vô hạn ủng hộ. Sự vắng mặt của các phù hiệu đã không có ý định như bằng chứng, mà như một ám hiệu về những khán giả Nga được cho là sẽ theo cốt truyện như thế nào. Nó không có ý định để thuyết phục theo một nghĩa thực sự, mà để hướng dẫn theo một nghĩa chuyện kể.

Các lính thật15 vì các lý do đóng kịch giả vờ là những du kích địa phương có thể dùng các chiến thuật du kích, như thế gây nguy hiểm cho các thường dân thật. Như một chiến thuật chiến tranh, điều này có thể được gọi là sự bất đối xứng ngược (reverse asymmetry). Bình thường, “chiến tranh bất đối xứng” có nghĩa là sự dùng các chiến thuật độc đáo không theo quy ước bởi một lực lượng du kích hay nhóm khủng bố chống lại một quân đội chính quy mạnh hơn. Trong cuộc xâm lược Nga, những kẻ mạnh dùng các vũ khí của những người yếu—các chiến thuật du kích và khủng bố—nhằm để giả vờ là những người yếu. Trong cái là một cuộc xâm lược bất hợp pháp rồi, quân đội Nga đã cố ý phá vỡ các luật cơ bản của chiến tranh ngay từ đầu. Putin đã tán thành cách này của chiến tranh ngay cả khi ông phủ nhận rằng một cuộc xâm lược Nga đang diễn ra. Vào ngày 4 tháng Ba, ông tiên đoán rằng những người lính Nga sẽ ẩn nấp giữa các thường dân. “Và hãy xem các binh lính [Ukrainia] đó thử bắn nhân dân của chính họ, với chúng ta ở đằng sau—không phải ở đằng trước, mà ở đằng sau. Hãy để chúng thử bắn vào phụ nữ và trẻ em!”

Trận chiến vì Crimea đã chiến thắng dễ dàng vào tháng Ba 2014. Sự can thiệp Nga tiếp sau ở đông nam Ukraine tiếp tục. Trong chiến dịch thứ hai này, tính có thể phủ nhận đáng ngờ sẽ lại kiểm tra sự trung thành của những người Nga và sự dũng cảm của các nhà báo; và sự bất đối xứng ngược sẽ lại che giấu một cuộc chiến tranh bất hợp pháp trong hào quang của trạng thái nạn nhân. Hai chiến thuật xác nhận chính kiến về tính vĩnh viễn, nơi các dữ kiện biến mất giữa sự khăng khăng rằng chẳng gì từng xảy ra trừ ác ý nước ngoài và sự kháng cự chính đáng. Được Surkov trợ giúp, Putin đã mời những người Nga vào một chu kỳ của tính vĩnh viễn trong đó nước Nga đang tự bảo vệ mình như nó đã luôn luôn bảo vệ.

Tính vĩnh viễn lấy các điểm nào đó16 từ quá khứ và mô tả chúng như các thời khắc chính đáng (bây giờ), vứt bỏ thời gian ở giữa. Trong cuộc chiến tranh này, các nhà lãnh đạo Nga đã nhắc đến hai điểm như vậy rồi: sự biến đổi Volodymyr/Valdemar trong năm 988, mà được cho là biến Ukraine và nước Nga thành một quốc gia duy nhất mãi mãi; và Đức xâm lược Liên Xô trong năm 1941, mà bằng cách nào đó biến một phong trào phản kháng Ukrainia thành một mối đe dọa phát xít. Để biện minh sự can thiệp mở rộng vào đông nam Ukraine, trong tháng Tư 2014 Putin đã thêm một sự nhắc thứ ba đến quá khứ: 1774. Đó là khi Đế chế Nga đánh bại Đế chế Ottoman và sáp nhập các lãnh thổ trên bờ bắc của Biển Đen, vài trong số đó bây giờ là phần của Ukraine. Các lãnh thổ này được biết đến trong thế kỷ thứ mười tám như “Novorossiia,” hay nước Nga mới. Việc Putin dùng từ này dẹp nhà nước Nga và nhà nước Ukrainia hiện tồn sang một bên, trong khi thay đổi cuộc trò chuyện sang các quyền cổ xưa. Theo logic của “Novorossiia,” Ukraine là kẻ xâm lược bởi vì nó gồm các lãnh thổ mà một thời được gọi là Nga và vì thế là Nga vĩnh viễn. Sự định khung lại triệt để vấn đề đã cho phép những người Nga và những người quan sát quên đi các dữ kiện tầm thường về hiện tại—như, chẳng hạn, sự thực (fact) rằng Moscow đã chưa từng một lần, trong 23 năm cùng tồn tại của Liên bang Nga và Ukraine, đưa ra một lời phàn nàn chính thức nào về sự đối xử [của Ukraine] với những người Nga ở Ukraine.

Hầu hết công dân17 Liên bang Nga đã không nghe về “Novorossiia” theo nghĩa này trước tháng Ba và tháng Tư 2014, khi Surkov và Dugin lần đầu tiên truyền bá nó và rồi Putin biến nó thành chính sách. Lãnh thổ đế quốc thế kỷ thứ mười tám đã khác với các vùng được Putin và sau đó media Nga xác định: chín khu vực Ukrainia là Crimea, Donetsk, Luhansk, Kharkiv, Dnipropetrovsk, Zaporizhia, Mikolaiv, Odessa, và Kherson. Khi được hiểu về mặt lịch sử, thuật ngữ cũng đã có những ngụ ý khác với những ngụ ý Putin nghĩ đến. Nữ Hoàng Catherine nói về “nước Nga Mới” phần lớn như các nhà thực dân Anh nói về một “New England” [ở Mỹ], một “New South Wales” [ở Úc], và vân vân. Trong thời đế chế đó, các vùng được cư trú bởi những người khác với các nhà thực dân đều là “new (mới)” từ viễn cảnh thực dân. “Mới” đã có nghĩa rằng vùng đó không luôn luôn thuộc về đế chế. Các chỗ như vậy đã không nhất thiết vẫn với chính quyền thuộc địa. New England và New South Wales không là các phần của nước Anh, hệt như Novorossiia không phải là phần của Russia (nước Nga).

Khi Surkov và Glazyev18 thử tổ chức những cuộc nổi loạn vũ trang ở đông nam Ukraine trong tháng Ba 2014, các bản đồ “Novorossiia” tràn ngập các màn hình TV Nga. Chúng phô bày một vùng lãnh thổ mà, nếu bị nước Nga lấy, sẽ tách Ukraine khỏi các cảng của nó trên Biển Đen và hợp nhất Crimea bị chiếm đóng (mà không có liên kết đất liền nào với Nga) với lãnh thổ của Liên bang Nga.

Quân đội Nga tập trung trong tháng Ba ở hai khu vực Nga sát với biên giới Ukrainia, Belgorod và Rostov. Ý tưởng cơ bản, nhất quán với các kế hoạch tháng Hai đó của Moscow, là để tổ chức sự tiếp quản bằng vũ lực các tòa nhà chính quyền khu vực trong tám khu vực thêm của Ukraine, có những người đi theo tuyên bố ly khai từ bên trong các tòa nhà đó, và khiến Ukraine tan rã từ bên trong.

Và như thế, trong mùa xuân 2014,19 các nhà công nghệ chính trị Nga đã đến Ukraine với một nhiệm vụ thứ hai: sau Crimea, sự thống trị tham vọng hơn nhiều và được xác định mơ hồ của miền đông nam Ukrainia. Alexander Borodai phải chịu trách nhiệm về các thực thể chính trị mà nước Nga sẽ trợ cấp. Như Borodai giải thích, trong việc xâm chiếm Ukraine “chúng ta đang chiến đấu cho ý tưởng Nga toàn cầu.” Bạn ông Girkin phải chỉ huy hoạt động quân sự tại miền đông nam; trong tháng Tư 2014 ông xuất hiện ở thành phố Sloviansk. Moscow đã phủ nhận rằng Borodai và Girkin là những người của nó, hay rằng họ ở Ukraine, hay cả hai. Đối với các nhân viên GRU của Girkin trên chiến trường ở Ukraine, sự phủ nhận này gây khó chịu và, rốt cuộc, là không thể chịu nổi. Khi họ dựng sở chỉ huy chiến trường tại Sloviansk vào ngày 17 tháng Tư, những người lính Nga bị cáu tiết rằng những người địa phương tin tuyên truyền Nga rằng họ là những người tình nguyện: “Chúng tôi là lực lượng đặc biệt từ GRU.”

 

clip_image001 

Nhà nước Ukrainia20 trong lúc đó ở dưới áp lực lớn. Crimea bị nước Nga chiếm; những người lính Nga ở miền đông nam; một số công dân đã có những kỳ vọng cao sau một cách mạng mà những người khác phản đối; các cuộc bầu cử tổng thống phải được tổ chức. Dù có đúng thế, mưu toan Nga để chiếm “Novorossiia” đã sụp đổ vào mùa hè. Các cuộc đảo chính Nga tại các thủ phủ khu vực Ukrainia trong tháng Ba và tháng Tư hầu hết đã thất bại. Thông thường, khi những người Nga và những kẻ đồng mưu địa phương thử tiến hành chiếm các tòa nhà chính quyền khu vực, chẳng gì xảy ra cả. Chắc chắn, các công dân Ukrainia trong các vùng đông nam này chắc có khả năng hơn để liệt kê tiếng Nga hơn là tiếng Ukrainia như ngôn ngữ thứ nhất của họ, chắc có khả năng hơn để bỏ phiếu cho Yanukovych trong 2010, và chắc ít có khả năng hơn để có mặt trên Maidan. Thế nhưng điều này không có nghĩa rằng họ ủng hộ sự cai trị Nga hay sự thay đổi chế độ bởi lực lượng bên ngoài.

Sau khi sáp nhập21 Crimea, chiến dịch vì “Novorossiia” đã thành công tại chỉ hai trong tám khu vực liên quan, và chỉ trong những phần của hai khu vực này: Luhansk và Donetsk. Cùng nhau được biết đến như Donbas, các vùng này có than, mà nước Nga không cần. Nhưng cả hai sát biên giới Liên bang Nga, và các nhà tài phiệt địa phương của chúng đã do dự vào những thời khắc cốt yếu. Nước Nga đã không có được một chỗ để chân trong các vùng có lợi ích lớn hơn nhiều, như Kharkiv, Odessa, và Dnipropetrovsk. Kharkiv và Odessa là các vùng mà những người Nga xem như các trung tâm văn hóa Nga, và Dnipropetrovsk đã là một trung tâm của tổ hợp quân sự-công nghiệp chung của hai nước. Dnipropetrovsk trở thành một trung tâm kháng cự lại sự xâm lược Nga dưới thống đốc mới của nó, Ihor Kolomois’kyi, người đưa ra một phần thưởng trên mỗi người lính Nga bị bắt. Mặc dù cờ Nga được kéo lên trong một thời gian ngắn trên tòa nhà chính quyền Kharkiv bởi một thanh niên Nga thích trèo lên các tòa nhà và chụp ảnh selfie, tòa nhà chính quyền khu vực trở lại sự kiểm soát Ukrainia cùng ngày. Tại Odessa, cố gắng ban đầu để đột chiếm tòa nhà chính quyền khu vực cũng đã thất bại.

Trong tháng Ba và tháng Tư,22 những người dân Odessa đã chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng Nga. Các công dân địa phương xuất chúng đã gửi một lời kêu gọi cho Putin, giải thích rằng họ không cần sự bảo vệ Nga. Những người khác tham gia vào huấn luyện bán-quân sự để họ có thể kháng cự lực lượng đặc biệt Nga nếu chúng đến. Truyền hình Nga, suốt ngày này đến ngày khác, khăng khăng rằng các nhà dân tộc chủ nghĩa Ukrainia sẽ đột chiếm tỉnh và trút sự tàn phá, mặc dù không có thứ gì như vậy đã xảy ra hay sẽ xảy ra. Một số người Odessa (cùng với một số các công dân Nga) đã diễu hành vào ngày 1 tháng Năm hô sự ủng hộ của họ cho “Novorossiia.” Ngày hôm sau, các nhóm thân-Nga và thân-Ukrainia đã đánh nhau trên đường phố, cả hai bên được vũ trang, bên thân-Ukrainia đông hơn. Những người ở cả hai bên đã ném các chai xăng (Molotov cocktail). Khi một số đấu sĩ thân-Nga rút lui về một tòa nhà được biết đến như Nhà Giáo sư, cuộc chiến Molotov cocktail đã tiếp tục ở đó. Tòa nhà bốc cháy, làm chết một số người biểu tình thân-Nga. Mưu toan Nga đặc biệt này để kích sự bổi loạn nội bộ bên trong Ukraine đã kết thúc như thế.

Prokhanov so sánh23 cuộc đảo chính thất bại của Nga ở Odessa với Holocaust; một kẻ bài Do thái viện dẫn sự tàn sát hàng loạt người Do Thái để biện minh một cuộc chiến tranh công kích. Chính kiến về tính vĩnh viễn tiêu thụ chất liệu của quá khứ, để lại chỉ một sự vô tội vô biên biện minh mọi thứ.

Vào tháng Năm 2014,24 thảm họa hiện ra lù lù cho nước Nga, ngay cả ở những phần của các vùng Luhansk và Donetsk dưới sự kiểm soát Nga. Quân đội Ukrainia nhỏ bé đã quá đủ để làm bẽ mặt nhiệm vụ GRU của Girkin ở Sloviansk, và đánh bại những người tình nguyện Nga và những kẻ ly khai Ukrainia mà ông đã tìm được cách tập hợp. Girkin cầu xin sự giúp đỡ địa phương: “Tôi thú nhận rằng tôi đã chẳng bao giờ kỳ vọng để thấy rằng người ta không thể tìm thấy thậm chí một ngàn người sẵn sàng liều mạng họ cho thành phố của chính họ trong toàn bộ vùng này.” Đã có vẻ cứ như toàn bộ các vùng Donetsk và Luhansk sẽ mau chóng quay lại sự kiểm soát Ukrainia. Một phản ứng lại có ý nghĩa đối với sự tiến lên Ukrainia sẽ đòi hỏi sự trợ giúp Nga nhiều hơn. Cho nên Tiểu đoàn Vostok, gồm phần lớn những người Chechen, đã vượt biên giới vào Ukraine từ nước Nga. Vào ngày 26 tháng Năm, các binh lính của nó, cùng với những người tình nguyện từ nước Nga, đột kích sân bay Donetsk. Chúng bị những người bảo vệ Ukrainia đánh lại và chịu những thiệt hại đáng kể.

Ít nhất 31 người25 tình nguyện Nga đã chết trong cuộc tấn công thất bại. Họ đã bỏ lại bạn bè và gia đình họ phía sau ở Nga bởi vì những chuyện hư cấu media về “chủ nghĩa phát xít” và “sự diệt chủng” ở “Novorossiia.” Những cái chết của họ chẳng hề được nhắc đến trong media chính của Nga. Maria Turchenkova, một nhà báo Nga mà đã tháp tùng các xác chết trên chuyến du hành từ Ukraine quay về nước Nga để mai táng, đã nêu ra điểm chính một cách súc tích: “Không một kênh truyền hình nội địa duy nhất nào, mà trong hàng tháng trời đã tạo ra một quan điểm chung về một sự diệt chủng chống lại những người Nga ở đông Ukraine, đã đưa tin rằng 31 người Nga bị giết ở Donetsk vào ngày 26 tháng Năm.”

Một trong số 31 người này26 là Evgeny Korolenko. Ông đã cần tiền và đã bảo vợ ông rằng ông có “những triển vọng” ở Donbas. Rồi vợ ông thấy ảnh xác ông trên internet. Phản ứng đầu tiên và tự nhiên của bà là tự phủ nhận rằng đó là ông. “Nhìn không giống anh,” bà nghĩ. Nhưng rồi bà nhìn lần nữa. Dây chuyền mà anh đeo. Hình thù của mũi anh. Thi hài anh cùng với những thi hài khác được đưa về thành phố Rostov. Một người làm dịch vụ tang lễ đã từ chối nhận xác, sợ nó sẽ được xem như sự khiêu khích: “Xin hãy hiểu: đây là một công dân Nga hy sinh trong trận đánh. Và nước chúng ta không trong chiến tranh.” Từ một nhân vật có thẩm quyền bà nhận được sự mô tả đặc trưng này về tình hình của bà: “Bà là một người trưởng thành. Nước Nga không tiến hành bất kể hoạt động quân sự có tổ chức nào. Chồng bà tình nguyện đi dưới làn đạn trong đường phố đó.”

Vào cuối tháng Sáu 2014,27 các nhà chức trách tại Moscow hầu như đều ngừng nói về “Novorossiia,” và đã thay đổi chiến lược làm cho các phần của Donbas bị nó chiếm đóng thành một nguồn bất ổn thường xuyên cho nhà nước Ukrainia. Một số người Chechen bị giết trong [tiểu đoàn] Vostok được thay thế bằng những người Ossetia, mà dường như nghĩ rằng họ được cử đi đánh nhau với Hoa Kỳ. Tên “Vostok” được duy trì khi tiểu đoàn chấp nhận các công dân Ukrainia địa phương tìm thấy lý do để chiến đấu chống lại nhà nước Ukrainia. Vài trong số họ đã là các cựu sĩ quan an ninh Ukrainia được thúc đẩy về mặt ý thức hệ, như Alexander Khodakovskii, người nói: “Chúng tôi không thực sự chiến đấu vì bản thân mình ở đây, mà vì nước Nga.” Nhưng có vẻ rằng hầu hết các công dân Ukrainia chiến đấu bên phía Nga bị kéo vào cuộc xung đột bởi kinh nghiệm bạo lực, việc nã pháo vào các thành phố nảy sinh từ sự lựa chọn của nước Nga để đánh một cuộc chiến tranh du kích.

Vào ngày 5 tháng Bảy, đối mặt28 với việc bị quân đội Ukrainia đánh bại, Girkin đi một bước đi mà Putin đã khuyến nghị: ông biến dân cư địa phương thành những lá chắn người. Ông rút người của ông về Donetsk, và các chỉ huy GRU làm cùng thế. Việc này đảm bảo, như Girkin lưu ý, rằng các thường dân sẽ trở thành các nạn nhân chính của chiến tranh. Bên Ukrainia đã đánh những người Nga và các đồng minh địa phương của họ bằng việc nã pháo các thành phố, trong khi những người Nga đã làm cùng thế. Trong thuật ngữ của chiến du kích, đấy là sự thay đổi từ sự huy động “tích cực” sang sự huy động “tiêu cực”: nếu không ai muốn chiến đấu vì sự nghiệp du kích như nó là (huy động tích cực), thì một chỉ huy du kích tạo ra các điều kiện trong đó kẻ thù giết các thường dân (huy động tiêu cực). Đấy là chiến thuật được Girkin chọn, như bản thân ông nói. Một trong những người Nga phỏng vấn ông đã mô tả đúng Girkin như một người sẵn sàng hy sinh cuộc sống của các phụ nữ và trẻ em để thúc đẩy một mục tiêu quân sự. Việc phá hủy các thành phố để lôi kéo được các tân binh quả thực đã là thành tựu đáng chú ý của Girkin.

Một cách tự nhiên, các công dân Ukrainia29 tại Donbas đã không xem xét cái toàn bộ của tình hình khi đạn pháo nổ. Nhiều người đã đổ lỗi cho quân đội Ukrainia vì việc dùng những vũ khí nặng chống lại những thành phố Ukrainia. Trong các cuộc phỏng vấn, các cha mẹ nói về con cái họ học để phân biệt loại pháo từ âm thanh của những quả đạn pháo của chúng. Một bà mẹ gia nhập cuộc chiến đấu Nga chống lại quân đội Ukrainia sau khi sân nơi con bà thường chơi đã bị một quả đạn pháo đánh trúng. Hết lần này đến lần khác, các công dân Ukrainia mà đã gia nhập những người ly khai trong mùa hè 2014 nói rằng chính cái chết của phụ nữ, trẻ em, và những người già vì pháo binh là cái đã kích thích họ đứng lên cầm vũ khí. Một khảo sát gợi ý rằng kinh nghiệm này (hơn là một ý thức hệ như “chủ nghĩa ly khai” hay “chủ nghĩa dân tộc Nga”) là động cơ thúc đẩy chính của các công dân Ukrainia chọn để chiến đấu chống lại quân đội Ukrainia.

Việc nhìn thấy cái chết tàn bạo30 khiến mọi người dễ bị tổn thương với những câu chuyện cho những cái chết này ý nghĩa lớn hơn nào đó. Những câu chuyện này được truyền hình Nga cung cấp. Là không thể để biết chính xác ai đã phóng đạn pháo rơi xuống lân cận của bạn; truyền hình Nga, tất cả cái sẵn có trong các phần của Ukraine bị Nga kiểm soát, đổ lỗi cho phía Ukrainia. Như một công dân Ukrainia chiến đấu bên phía Nga nhớ lại, sự hướng dẫn rằng quân đội Ukrainia là một tập thể diệt chủng làm cho dễ hơn để nghĩ về cá nhân những người lính Ukrainia như “các sinh vật đội lốt người” có thể và nên bị bắn. Một khi những người ly khai gây ra cùng loại cái chết mà họ đã thấy, những câu chuyện về sự vô tội trở thành sự thật không thể nghi ngờ. Hầu như không thể cưỡng lại những lời nói dối mà vì chúng người ta đã giết người rồi.

Sau khi đưa Donbas đến31 điểm này vào mùa hè 2014, Girkin đã rút về nước Nga. Người đứng đầu an ninh mới, Vladimir Antyufeyev, là chuyên gia hàng đầu của nước Nga về mẫu chiến khu địa chính trị được biết đến như “xung đột đóng băng.” Trong một xung đột đóng băng, nước Nga chiếm các phần nhỏ của một nước ở gần (Moldova kể từ 1991, Georgia kể từ 2008, Ukraine kể từ 2014), và sau đó trình bày sự chiếm đóng của chính nó như một vấn đề nội bộ ngăn các nước láng giềng của nó khỏi việc có các mối quan hệ gần hơn với EU hay NATO.

Trong một xung đột đóng băng,32 tình cảm của những người dân địa phương có ý nghĩa chỉ như một nguồn lực chính trị. Những người địa phương có thể được cổ vũ để giết và chết, nhưng những khát vọng của riêng họ không thể được thực hiện, vì điểm quan trọng của việc đóng băng một cuộc xung đột là để ngăn cản bất kể cách giải quyết nào. Antyufeyev đã trải qua giai đoạn trước của sự nghiệp của ông ở “Transnistria,” một dải đất của Moldova bị lính Nga chiếm đóng, nơi ông đã chịu trách nhiệm về an ninh cho nhà nước mini không được công nhận. Việc ông đến Donetsk báo hiệu một tương lai tương tự cho “Cộng hòa Nhân dân Donetsk.” Nó phải tồn tại trong sự lấp lửng vĩnh viễn, Antyufeyev tuyên bố. Ông gọi nó là một “nhà nước độc lập,” mặc dù ông cũng nói rằng chẳng ai (kể cả nước Nga) sẽ công nhận nó như thế. Sự hợp nhất với nước Nga cũng “không là một vấn đề cho ngày nay.”

 

clip_image002 

Đối với Antyufeyev, những khát vọng33 của nhân dân Donbas nằm dưới các đặc quyền của một cuộc đấu tranh lớn hơn nhiều chống lại Liên Âu và Hoa Kỳ, mà ông miêu tả như phương Tây quỷ Satan. Ông hứa hẹn một cuộc tấn công làm đảo chiều cuộc chiến tranh toàn cầu này. Liên Xô đã không sụp đổ, ông nói, bởi vì các vấn đề của chính nó, mà bởi vì phương Tây đã triển khai “những công nghệ phá hủy” bí ẩn—cụm từ này, như trong tuyên ngôn của Club Izborsk, có nghĩa là “các dữ kiện.” Việc Nga xâm lược Ukraine, Antyufeyev nói, phải được hiểu như sự tự-vệ của những người Nga vô tội chống lại một liên minh giữa “các thành viên Hội Tam điểm của châu Âu và Hoa Kỳ” và “bọn phát xít của Ukraine.” Antyufeyev đã nắm vững chủ nghĩa phát xít phân liệt (schizofasism). Nước Nga trong chiến tranh chống lại “những kẻ phát xít,” nhưng những kẻ phát xít bằng cách nào đó trong liên minh với “các thành viên Hội Tam Điểm” quốc tế. Ý tưởng về một âm mưu toàn cầu của các hội viên Hội Tam Điểm là ý tưởng phát xít. Antyufeyev sử dụng sự miêu tả phát xít này về thế giới để giới thiệu mình như một người chống-phát xít.

Vì Ukraine là tiêu điểm34 của những cố gắng của âm mưu toàn cầu chống-Nga, thắng lợi ở đó, Antyufeyev nghĩ, có thể làm thay đổi thế giới. Cuộc xâm lược Nga ở Ukraine, Antyufeyev giải thích, là một sự bảo vệ khí tự nhiên và nước ngọt của nước Nga khỏi một Hoa Kỳ tham lam. Toàn bộ là một cuộc đấu tranh, nhưng chúng ta có thể giành chiến thắng. Theo quan điểm của Antyufeyev, “Ukraine là một nhà nước đang tan rã. Chính xác giống Hoa Kỳ.” Sự phá hủy Hoa Kỳ là cả đáng mong muốn lẫn không thể tránh khỏi. “Nếu thế giới được cứu khỏi những công trình ma quỷ như Hoa Kỳ, sẽ là dễ hơn cho mọi người để sống. Và nó sẽ xảy ra một trong những ngày này.”

Cuộc phản công Nga35 chống lại quân đội Ukrainia được khởi động trong tháng Bảy 2014 từ lãnh thổ của Liên bang Nga. Nó bắt đầu với những cuộc pháo kích ồ ạt được khởi động từ bên Nga của biên giới. Evgeny Zhukov, một trong những người lính Ukrainia dọn dẹp một dải biên giới trong vùng Luhansk, đã ghi lại các hậu quả của cuộc pháo kích Nga đầu tiên ngày 11 tháng Bảy. Viết trên trang Facebook của anh tối đó, anh đã muốn sửa lại các tường thuật rằng anh và những người của anh đã ở trong một trận đánh. Đã không phải thế. Họ đã bị nhắm mục tiêu, như anh tuyên bố một cách đúng đắn, trong “một cuộc tấn công pháo binh từ bên Nga được chuẩn bị kỹ lưỡng, được nhắc lại một cách chính xác, và thành công lên căn cứ quân sự của chúng tôi gần biên giới Luhansk.” Anh mô tả càng nhiều như anh có thể trong số 79 người bị giết. Vào cuối post của mình, anh “bái phục” tất cả họ.

Zhukov mô tả36 cuộc tấn công đầu tiên trong một chiến dịch nã pháo Nga ồ ạt chống lại quân đội Ukrainia. Nó kéo dài bốn tuần. Cho đến ngày 8 tháng Tám, pháo binh Nga khai hỏa đều đặn từ ít nhất 66 vị trí bên phía Nga của biên giới. Các đơn vị như đơn vị của Zhukov đã bất lực. Ukraine đã ở thế bất lợi vĩnh viễn trong chiến tranh thông tin—một số nhà quan sát Âu châu và Mỹ đã vẫn không chắc chắn rằng một cuộc chiến tranh đang diễn ra, hay rằng Nga là một kẻ xâm lược. Trong màn sương này của trạng thái u mê, một cuộc tấn công Ukrainia vào lãnh thổ Nga đã là một chính kiến thảm họa. Và như thế chiến tranh thông tin đã xác định các điều kiện của chiến tranh trên thực địa. Nước Nga đã có thể nã pháo Ukraine từ lãnh thổ của chính nó mà không có các hậu quả, nhưng Ukraine đã không thể xem xét sự đáp lại bằng hiện vật. Một số lính Ukrainia dưới hỏa lực pháo binh thậm chí đã trốn ngang biên giới sang nước Nga, bởi vì họ biết rằng lãnh thổ Nga sẽ an toàn. Trong khi đó, các nhà báo Nga tại biên giới Nga-Ukrainia đã không có khó khăn gì trong việc thấy rằng “Nga đang nã pháo vào Ukraine từ lãnh thổ Nga.” Các công dân Nga trong khu vực biên giới đã ghi những video về những người lính Nga trong trận đánh. Lính Nga Vadim Gregoriev, đóng quân tại Mateiovo Kurgan, ở nước Nga, đã tự hào post rằng “suốt đêm chúng tôi nện Ukraine.”

Các quân đội thường37 sơ tán các thường dân khỏi tầm pháo sao cho họ không bị giết bởi sự bắn trả của kẻ thù. Các nhà chức trách Nga đã không đưa ra các lệnh như thế, có lẽ bởi vì họ đã tự tin rằng không cuộc phản công nào sẽ đến. Trẻ em ở bên phía Nga của biên giới, không giống trẻ em ở bên phía Ukrainia của biên giới, đã học để ngủ qua pháo kích: nó đã không hướng tới chúng. Một số người Nga địa phương cảm thấy khó chịu về cuộc chiến tranh một chiều này, trong đó trang trại của họ được dùng để trút cái chết lên những người không khác mấy với bản thân họ. Nhưng một cảm giác về sự an toàn kết hợp với tuyên truyền truyền hình đã giúp để giải tỏa tội lỗi: “Thật khủng khiếp, nhưng chúng tôi đã hiểu rồi rằng việc bắn không phải vào chúng tôi, mà từ chúng tôi.” Và nếu việc bắn là “từ chúng tôi,” nó hẳn phải đúng và tốt: “Những người của chúng tôi đang làm sạch biên giới khỏi những kẻ phát xít.” Rốt cuộc, một người Nga địa phương nói, nếu “bọn Nazi đang phạm sự diệt chủng” ở bên phía Ukrainia, thì các biện pháp bất thường như vậy phải được biện minh.

Các nhà báo Nga38 tường thuật về sự nã pháo đặt bản thân họ vào rủi ro. Một trong số họ, Elena Racheva, thấy bản thân cô nói chuyện với các sĩ quan FSB ở Kuibyshevo khi loạt nã đại bác hàng ngày bắt đầu. “Có phải đó là một Grad [pháo phản lực đa nòng BM-21]?” cô hỏi, sau khi tất cả họ tạm ngừng để nghe tiếng gầm đặc trưng của quả đạn pháo đó. Tất cả những người đàn ông FSB mỉm cười. “Nó là tiếng sấm sét,” một người nói. “Tôi đã không nghe một cái gì đó,” một người thứ hai nói. “Đó là cuộc gọi của vợ tôi,” một thứ ba nói đùa. “Nó là một lời chào quân sự,” là nhận xét dí dỏm cuối cùng. “Anh hiểu,” Racheva nói, “rằng tôi có thể viết về điều này.” Và câu trả lời đe dọa: “Và khi đó các đồng nghiệp của tôi sẽ đến và giải thích một cách thuyết phục hơn rằng đấy đã là một lời chào.”

Quân đội Ukrainia đã không thể39 nã pháo nước Nga, nhưng nó đã có thể nã pháo những người lính Nga và các đồng minh của họ bên trong Ukraine. Chiến dịch nã pháo Nga bắt đầu chỉ sáu ngày sau khi Girkin rút những người của ông về thành phố Donetsk, và đã tiếp tục sau đó thêm ba tuần nữa. Khi những người lính Ukrainia bị xé thành từng mảnh bởi các dàn phóng Grad Nga bắn từ nước Nga, các đồng chí của họ đã không do dự để nhắm các dàn Grad của riêng họ vào các thành phố Ukrainia nơi những người lính Nga, những người tình nguyện Ukrainia, và các đồng minh địa phương của họ ẩn nấp. “Sự nã pháo cho đến nay ở Donetsk,” Girkin thú nhận, “tôi chịu trách nhiệm.” Nhà báo Nga Natalya Telegina đã phân biệt truyện hoang đường của truyền hình, nơi những người lính anh dũng bảo vệ các thường dân, khỏi cuộc chiến tranh pháo binh mà cô nhìn thấy: “Nhưng thực tế đó tồn tại chỉ trên màn hình TV, không phải quanh bạn. Quanh bạn là chiến tranh đơn thuần, nơi cả hai bên đều bắn, và không ai miễn cho dân thường cả.”

Đó là một sự thực (fact).

Một ngày sau khi Nga bắt đầu40 nã pháo vào Ukraine, truyền hình Nga cung cấp một sự leo thang hấp dẫn trong sự cạnh tranh cho sự vô tội. Vào ngày 12 tháng Bảy 2014 Kênh Pervyi kể một câu chuyện gây xúc động—và hoàn toàn hư cấu—về đứa con trai Nga ba tuổi bị những người lính Ukrainia đóng đinh vào giá chữ thập ở Sloviansk. Không bằng chứng nào được cung cấp, và các nhà báo Nga độc lập lưu ý đến các vấn đề của câu chuyện: không ai trong câu chuyện tồn tại cả, “Quảng trường Lenin” nơi sự tàn bạo được cho là đã diễn ra cũng chẳng tồn tại. Khi đối mặt với việc này, thứ trưởng bộ truyền thông Nga, Alexei Volin, nói rằng các điểm đánh giá (ratings) mới là cái quan trọng. Người dân đã xem sự hư cấu-đóng đinh chữ thập (cruci-fiction), nên tất cả đều ổn.

Có vẻ rằng đích thân Alexander Dugin41 đã bịa ra cruci-fiction, một phiên bản của nó đã xuất hiện rồi trên media xã hội cá nhân của ông. Hình ảnh về đứa trẻ vô tội bị giết hại biến nước Nga thành đấng Christ của các quốc gia và chiến tranh xâm lược của nó thành một sự đáp trả lại sự tàn ác ma quỷ. Mục đích của sự can thiệp Nga trên danh nghĩa là để bảo vệ những người nói tiếng Nga, hay như Putin nói, “thế giới nga.” Vì tất cả mọi người ở tất cả các bên xung đột đều nói (được) tiếng Nga, sự can thiệp Nga đang giết những người nói tiếng Nga hơn là bảo vệ họ. Sự bất tiện của thực sự (the factual) được khắc phục bởi cái Dugin thích gọi là “một nguyên mẫu (archetype),” việc giết chúa Jesus. Một cuộc chiến tranh đẫm máu và gây nhầm lẫn được các nhà lãnh đạo Nga không hoàn mỹ khởi động giết hàng ngàn người nói tiếng Nga trở thành sự tử vì đạo của một cơ thể Nga trong trắng.

Truyền hình Nga42 là công cụ của tính có thể phủ nhận đáng ngờ. Nó phủ nhận sự hiện diện của các lực lượng đặc biệt Nga, các mật vụ, các chỉ huy, những người tình nguyện, và vũ khí. Các công dân Nga xuất chúng như Girkin, Borodai, và Antyufeyev xuất hiện trên màn hình truyền hình Nga, được mô tả như các nhà hoạt động của “Novorossiia” hay các nhà quản trị của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk.” Cùng các kênh truyền hình Nga mà xác nhận những người lính Nga là những người tình nguyện Ukrainia phát hành video về những người đàn ông trong chiến tranh ở Ukraine với những gì không thể nhầm lẫn là các hệ thống vũ khí Nga tiên tiến. Các xe tank Nga hiện đại nhất, không sẵn có cho việc bán ra nước ngoài và chưa bao giờ được thấy bên ngoài nước Nga trước đây, đã xuất hiện trên lãnh thổ Ukrainia. Những người Nga đã không có ý định để quyết định câu hỏi thực sự liệu quân đội của họ đã có ở Ukraine hay không, mà rõ ràng là thế. Họ có ý định để theo cues (các hướng dẫn hay gợi ý diễn xuất) của một vở kịch truyền hình: nếu lời thuyết minh (voiceover) hướng dẫn rằng những người Nga và các vũ khí của họ là địa phương, thì câu chuyện phải được tiếp theo như thế.

Một hệ thống vũ khí Nga cốt yếu43 được chuyển giao từ nước Nga và được những người lính Nga triển khai là khẩu đội pháo phòng-không. Các hệ thống này đã làm thay đổi diễn tiến chiến tranh trong tháng Năm và tháng Sáu 2014. Quân đội Ukrainia, nhỏ như nó đã là, đã định tuyến (routing) những người Nga và các đồng minh địa phương của họ chừng nào nó còn duy trì sự kiểm soát không trung. Trong tháng Năm, nước Nga bắt đầu cung cấp các vũ khí phòng-không và các đội vận hành chúng, và không quân Ukrainia nhanh chóng bị kiệt sức; bốn máy bay lên thẳng bị bắn hạ. Trong tháng Sáu, hai máy bay cánh cố định bị bắn hạ; trong tháng Bảy, bốn máy bay cánh cố định bị bắn hạ. Chỉ huy Ukrainia đã phải ngừng bay trên Donbas, mà cho những người Nga cơ hội của họ.

Một trong nhiều44 đoàn xe quân sự Nga rời căn cứ của nó ở Kursk vào ngày 23 tháng Sáu 2014. Nó là một biệt đội của Lữ đoàn Phòng không Nga thứ 53, đi về Donetsk với một hệ thống tên lửa phòng không Buk được đánh dấu 332. Vào sáng ngày 17 tháng Bảy, hệ thống Buk này được chở từ Donetsk đến Snizhne, rồi nó tự di chuyển đến một trang trại phía nam thành phố đó. Trong lúc đó, máy bay Malaysia Airlines Flight 17, từ Amsterdam hướng tới Kuala Lumpur, đang cắt ngang trên đông nam Ukraine. Nó bay trên một tuyến được phép, ở một độ cao bình thường, trong sự tiếp xúc đầu đặn với các trạm kiểm soát không lưu—cho đến lúc một tên lửa đất-đối-không đột nhiên phá hủy nó.

Vào 1:20 chiều,45 Malaysia Airlines Flight 17 bị trúng hàng trăm mảnh đạn kim loại năng lượng cao được phóng ra từ sự nổ của một đầu đạn 9N314M do một tên lửa được phóng từ dàn phóng Buk Nga đó ở Snizhne. Các mảnh đạn xé toạc buồng lái và ngay lập tức giết các phi công, từ xác của họ kim loại được chiết xuất muộn hơn. Chiếc máy bay bay xa khoảng mười kilomet bên trên mặt đất, các hành khách và các vật sở hữu của họ rải rác trên một bán kính 50 kilomet. Girkin đã khoe khoang rằng những người của ông ta đã bắt hạ một máy bay khác trên “bầu trời của chúng ta,” và các chỉ huy khác đã đưa ra những nhận xét tương tự. Alexander Khodakovskii đã nói với báo chí rằng một Buk Nga đã hoạt động trên chiến trường vào lúc đó. Buk được vội vã rút từ Ukraine về nước Nga, và được chụp ảnh cùng với một silo tên lửa rỗng. Những gì đã xảy ra là khá rõ ràng.

Luật hấp dẫn46 đã có vẻ thách thức các luật về tính vĩnh viễn, ít nhất trong vài giờ chiều ngày 17 tháng Bảy 2014. Chắc chắn những hành khách mà đã chết là các nạn nhân, không phải những người lính Nga mà đã phóng tên lửa? Ngay cả đại sứ Nga ở Liên Hiệp Quốc bị bối rối trong một lát, dùng lý do bào chữa “mập mờ” để giải thích làm sao một vũ khí Nga đã bắn hạ một máy bay dân dụng. Thế nhưng bộ máy của Surkov đã hoạt động nhanh để khôi phục cảm giác vô tội Nga. Trong một dấu hiệu điển hình của sự tài ba chiến thuật, truyền hình Nga đã chẳng bao giờ phủ nhận diễn tiến thực sự của các sự kiện: rằng một máy bay dân dụng loại lớn của Malaysia đã bị bắn hạ bởi một vũ khí Nga được những người lính Nga tham gia vào một cuộc xâm lăng Ukraine phóng đi. Việc phủ nhận cái hiển nhiên chỉ gợi ý nó; việc làm tiêu tan cái hiển nhiên có nghĩa là tham gia vào nó từ bên sườn. Ngay cả dưới sự căng thẳng, các nhà quản lý media Nga đã nhanh trí để thử thay đổi chủ đề bằng việc phịa ra các phiên bản hư cấu của những gì đã xảy ra.

Vào chính ngày47 máy bay bị bắn hạ, tất cả các kênh Nga chính đã đổ lỗi cho một “tên lửa Ukrainia,” hay có lẽ một “máy bay Ukrainia,” cho việc bắn rơi MH17, và cho rằng “mục tiêu thật” đã là “tổng thống của nước Nga.” Chính phủ Ukrainia, theo media Nga, đã lên kế hoạch ám sát Putin, nhưng do tình cờ đã bắn nhầm máy bay. Chẳng cái nào trong số này là có vẻ hợp lý một cách mơ hồ. Hai máy bay đã không ở cùng chỗ. Câu chuyện ám sát thất bại là nực cười đến mức RT, sau khi thử nó cho khán giả nước ngoài, đã không theo đuổi nó. Nhưng bên trong bản thân nước Nga, sự tính toán đạo đức quả thực đã đảo ngược: vào cuối một ngày mà trong đó những người lính Nga đã giết 298 thường dân nước ngoài trong một cuộc xâm lược Nga vào Ukraine, nó đã xác lập rằng nước Nga là nạn nhân.

Ngày hôm sau, 18 tháng Bảy48 năm 2014, truyền hình Nga phát tán các phiên bản mới về sự kiện. Vô số điều bịa đặt được thêm vào nhiều sự hư cấu, không phải để làm cho bất kể cái nào trong số chúng nhất quán, mà để đưa thêm những sự nghi ngờ về các sự giải thích đơn giản hơn và có vẻ hợp lý hơn. Như thế ba kênh truyền hình Nga cho rằng các nhà kiểm soát không lưu Ukrainia đã yêu cầu các phi công MH17 giảm độ cao của họ. Đấy là một lời nói dối. Một trong các mạng sau đó cho rằng Ihor Kolomois’kyi, nhà tài phiệt Do thái Ukrainia thống đốc của vùng Dnipropetrovsk, đích thân phải chịu trách nhiệm vì đưa ra lệnh (hư cấu) cho các nhà kiểm soát không lưu. Trong một sự bắt chước phân biệt chủng tộc Nazi, mạng khác muộn hơn đã đưa ra một “chuyên gia” về “tướng mạo” người cho rằng nét mặt của Kolomois’kyi đã chứng minh tội lỗi của ông.

Trong khi đó, năm49 mạng truyền hình Nga, kể cả vài mạng mà đã bán rong câu chuyện kiểm soát không lưu, cho rằng máy bay chiến đấu Ukrainia đã ở trên cảnh tượng. Họ đã không thể biết rõ đấy đã là loại máy bay nào, đưa ra các bức hình về các máy bay phản lực khác nhau (được chụp ở những chỗ và thời gian khác nhau), và đề xuất các độ cao mà là không thể cho máy bay được nói đến. Khẳng định về sự hiện diện của các máy bay chiến đấu đã không đúng. Một tuần sau thảm họa, truyền hình Nga đã tạo ra một phiên bản thứ ba của câu chuyện bắn hạ MH17: các lực lượng Ukrainia đã bắn hạ nó trong những các bài tập huấn luyện. Cả phiên bản này thực ra cũng không có cơ sở nào. Girkin sau đó đã thêm một phiên bản thứ tư, cho rằng quả thực nước Nga đã bắn hạ MH17—nhưng rằng nó không phạm tội nào, vì CIA đã chất đầy xác chết vào máy bay và cử nó đến Ukraine để khiêu khích nước Nga.

Những hư cấu này50 được nâng lên hạng chính sách đối ngoại Nga. Khi được hỏi về MH17, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã lặp lại những điều bịa đặt của media Nga về các nhà kiểm soát không lưu và các máy bay chiến đấu Ukrainia. Chẳng cái nào trong những khẳng định của ông được bằng chứng hậu thuẫn cả và cả hai đã không đúng.

Các tường thuật media Nga đã là không thể, không chỉ như nghề báo mà cũng như văn học. Nếu người ta thử chấp nhận, từng cái một, các khẳng định của truyền hình Nga, thế giới hư cấu được dựng lên như thế sẽ là không thể có, vì các thành phần khác nhau của nó đã không thể cùng tồn tại. Đã là không thể đúng rằng máy bay bị bắn hạ cả từ mặt đất và từ không trung. Nếu giả như nó bị (Ukraine) bắn hạ từ không trung, nó đã không thể bị bắn hạ bởi cả một MiG và một Su-25. Nếu giả như nó bị (Ukraine) bắn hạ từ mặt đất, việc này đã không thể là kết quả của cả một tai nạn huấn luyện và của một âm mưu ám sát. Quả thực, câu chuyện ám sát Putin mâu thuẫn với mọi thứ khác mà media Nga đã khẳng định. Là vô nghĩa để nói rằng các nhà kiểm soát không lưu Ukrainia đã liên lạc với các phi công Malaysian của MH17 như phần của một âm mưu để bắn hạ máy bay của tổng thống Nga.

Nhưng cho dù tất cả những lời nói dối này51 đã không thể tạo ra một câu chuyện mạch lạc, chúng đã có thể ít nhất phá vỡ một câu chuyện—một câu chuyện thật. Mặc dù đã có những cá nhân Nga nào đó hiểu những gì đã xảy ra và đã xin lỗi, dân cư Nga như một toàn thể đã bị chối từ khả năng để suy ngẫm về trách nhiệm của nó vì một cuộc chiến tranh và các tội ác của nó. Theo các khảo sát của một viện xã hội học đáng tin cậy ở nước Nga, trong tháng Chín 2014 có 86% người Nga đổ lỗi cho Ukraine vì việc bắn hạ MH17, và 85% tiếp tục làm vậy trong tháng Bảy 2015, vào thời điểm đó tiến trình thực sự của các sự kiện đã được điều tra và đã rõ. Media Nga đã thúc giục những người Nga để nổi giận rằng họ đã bị đổ lỗi.

Sự ngu dốt sinh ra sự vô tội, và chính kiến về tính vĩnh viễn tiếp tục.

Những người Nga mà xem truyền hình52 trong mùa hè 2014 biết được không gì cả về pháo binh Nga tiếp tục nã vào các vị trí Ukrainia, cũng chẳng biết về lực lượng xâm lược tụ tập tại biên giới Ukrainia. Như ở Crimea trong tháng Hai, bộ mặt của nước Nga lâm chiến trong chiến dịch mùa hè là một đoàn người đi xe máy. Vào ngày 9 tháng Tám 2014, ngày sau khi quân đội Ukrainia đã trốn khỏi biên giới dưới sự nã pháo Nga, Sói Đêm tổ chức một cuộc phô bày xe máy ở Sevastopol, một thành phố Ukrainia mà Nga đã sáp nhập cùng với Crimea. Đài RT đã mô tả nó cho những người Âu châu và những người Mỹ như một “Đại hội Xe máy Sói Đêm có tính Sử thi.” Thực ra, các mẹo xe máy là tầm thường và thứ yếu. Quan trọng nhất là sự giới thiệu truyền hình dài, mà đưa các chủ đề phát xít đến hàng triệu người Nga.

“Show diễn xe máy” Sevastopol bắt đầu trong bóng tối trong một phòng mênh mông. Một đèn pha để lộ ra Alexander Zaldostanov, người lãnh đạo của Sói Đêm, khi ông được nâng lên tới các xà nhà trong một thang máy chở hàng. Khoác một khăn rằn và mặc một bộ đồ da đen bó rất sát người, ông bắt đầu ngâm nga: “Tổ quốc tôi đã giáng mười cú đòn Stalinist lên cơ thể lông lá của chủ nghĩa phát xít. Ngay cả khi trái đất vẫn còn lại trên các nấm mồ của 30 triệu anh hùng, ngay cả khi than của những làng mạc bị cháy vẫn còn nóng rực, Stalin đã ra lệnh để trồng những vườn cây ăn quả. Và giữa các vườn cây ăn quả đang nở hoa, chúng ta đã xây lại các thành phố bị tàn phá, và chúng ta nghĩ sự nở hoa sẽ chẳng bao giờ chấm dứt.” Zaldostanov trích dẫn tuyên ngôn vài tháng sớm hơn của Alexander Prokhanov, “Ngày Chiến Thắng Mới của Chúng ta.”

Trong bài văn đó,53 Prokhanov đang khôi phục chủ nghĩa Stalin bằng việc liên tưởng nó với chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, và biện minh cuộc xâm lược Nga vào Ukraine bằng việc cho rằng nó giống sự bảo vệ của Liên Xô chống lại nước Đức Nazi. Thay vì là một nước cộng hòa Soviet bị nước Đức xâm lược, thay vì là mục tiêu chủ yếu của các kế hoạch thuộc địa của Hitler, thay vì là chiến trường chính của Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, thay vì là một đất nước bị mất 3 triệu người lính và 3 triệu thường dân nữa cho sự chiếm đóng Đức, Ukraine đột nhiên trở thành một kẻ thù thời chiến của nước Nga. Trong bài văn của ông, Prokhanov khiến cho chiến tranh giữa sự vô tội Nga và sự suy đồi Tây thành phương tình dục rõ ràng, mơ ước về sự nở hoa mà không có việc làm rụng hoa. Vào đúng điểm này trong sự trích dẫn của Zaldostanov, các đèn sân khấu bật lên để làm lộ rõ các trinh nữ mang thai của nước Nga: một nhóm phụ nữ với các gối dưới áo của họ để tạo ra một bụng chửa mang thai trẻ thơ, những người khác đẩy các xe nôi rỗng.

Prokhanov đổ lỗi54 các vấn đề của nước Nga cho những người nước ngoài mà đã can thiệp trong cái ông gọi là “các năm 1990 ác mộng.” Bài văn của ông khẩn nài những người Nga để bỏ qua các dữ kiện xung quanh họ và thay vào đó rơi vào một trạng thái hôn mê trước “thần tượng” của “bông hoa đỏ.” Ý ông định nói rằng thắng lợi Soviet trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai làm cho những người Nga mãi mãi vô tội với tất cả hành động sai trái. Những người Nga, khi họ chia nhỏ Ukraine, nên cúi đầu trước sự trổ hoa trong sự thờ phượng gợi cảm. “Và trên thần tượng này lại một lần nữa hoa đỏ tươi bắt đầu nở, một nụ đỏ tươi kỳ diệu. Chúng ta hít hương thơm của nó, hưởng thụ những phần tinh túy tuyệt vời của nó.” Cuộc xâm chiếm Crimea đã là một đỉnh cao. “Như một quà tặng cho sự kiên nhẫn và chủ nghĩa khắc kỷ của chúng ta, lao động và niềm tin của chúng ta, Chúa đã gửi Crimea cho chúng ta. Nhân dân Nga, một thời bị các kẻ thù chia rẽ, lại được thống nhất trong những cái ôm chiến thắng.”

Rồi Prokhanov (được trùm xe máy Zaldostanov ngâm nga cho một khán giả trực tiếp lên đến hàng chục ngàn người, và cho một khán giả truyền hình gồm hàng triệu người) đã nêu rõ nỗi sợ của ông về sự thâm nhập. Kẻ thù của Nga điền viên là một dương vật đen khổng lồ của quỷ Satan. (Barack Obama lúc đó là tổng thống của Hoa Kỳ.) Coi là nghiễm nhiên huyền thoại rằng Kyiv đã là nơi sinh trinh tiết của nước Nga, Prokhanov tưởng tượng nhà thờ lớn của nó như thánh của các thánh Nga. Rồi ông mơ màng viển vông về một sự cực khoái (orgasm) ma quỷ: “tinh trùng đen của chủ nghĩa phát xít phun tóe trên Kyiv, mẹ của tất cả các thành phố Nga. Hậu cung vàng của St. Sofia (Thánh Sofia), giữa các thánh thất và các điện thờ, được hình dung như một phôi thai bị biến dạng với một mặt lông lá và các sừng đen, giống ác quỷ trong một bức tranh tường nhà thờ.”

Trong hình ảnh tưởng tượng của Prokhanov, chủ nghĩa phát xít như thế không phải là một ý thức hệ hay một thẩm mỹ. Nếu giả như chủ nghĩa phát xít là các thứ như vậy, sự trình diễn của một người đàn ông trong bộ đồ da đen ngâm nga một thông điệp về sự không thể khiển trách được quốc gia và cuộc chiến tranh cần thiết sẽ là một sự thuyết minh bằng thí dụ hoàn hảo của nó. Đối với những kẻ phát xít phân liệt, chủ nghĩa phát xít đã là một chất liệu từ thế giới chơi bời phóng đãng bên ngoài đe dọa cơ thể Nga trinh tiết: “Giống một bột nhão suy đồi nó tràn ra khỏi bồn Kyiv của nó và tản ra khắp Ukraine.” Cuối cùng để đổ lỗi cho sự xâm lược tồi tệ này là Barack Obama và Angela Merkel, “những người đã ngửi thấy thịt cháy.” Cử chỉ cuối cùng này của Prokhanov là sự diễn đạt hoa mỹ kết thúc bình thường của văn xuôi phát xít phân liệt. Một bài văn được một kẻ bài Do thái viết để biện minh một cuộc chiến tranh xâm lược lợi dụng các biểu tượng của Holocaust—ở đây, các lò thiêu của Auschwitz-Birkenau—để hướng sự đổ lỗi cho những người khác. Trò hề nhại đã là quốc tế: Sự viện dẫn của Prokhanov đến “tinh trùng đen” đã là một sự nhại [sữa đen] báng bổ bài thơ nổi tiếng nhất về Holocaust, bài “Todesfugue-Death Fugue [Tấu khúc tử thần]” của Paul Celan.

 Xã hội Ukrainia55 và lịch sử Ukrainia đã bị gạt bỏ hay bị ỉm đi trong mọi dòng của tuyên ngôn của Prokhanov—được Zaldostanov đọc khi đạn pháo Nga nổ ở Ukraine, và khi những người lính Nga nộp điện thoại của họ và kiểm tra vũ khí của họ trong khi họ chuẩn bị vượt biên giới Ukrainia. Kyiv không phải là một thành phố Ukrainia, mặc dù nó là thủ đô của Ukraine; Ukraine là một kẻ thù, mặc dù những người Ukrainia đã chịu đau khổ nhiều hơn những người Nga trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai; Maidan không phải là một cuộc biểu tình công dân mà là một con hoang ác quỷ sinh ra từ việc quỷ Satan đen hãm hiếp nước Nga trinh tiết. Các hình ảnh mạnh mẽ phải áp đảo thực tế tầm thường của những người muốn một tương lai với luật trị.

Các bước mở đầu chính trị cho “show diễn xe máy” cứ tiếp tục: “Một cuộc đấu tranh mới chống lại chủ nghĩa phát xít là không thể tránh khỏi,” Zaldostanov tuyên bố. “Cú đòn Stalinist thứ mười một là không thể tránh khỏi.” Rồi từ các loa phóng thanh vọng lên những tiếng nói được ghi của Obama, Merkel—và Hitler. Trên sân khấu, bên dưới một tấm vải nhựa, một hình thù bắt đầu chuyển động, gợi lên bởi những âm thanh: bột nhão trào ra khỏi bồn của nó. Từ bên dưới tấm vài nhựa nổi lên những nhân vật màu đen, nhảy múa trong dạng của một chữ vạn (thập ngoặc). Rồi những cánh tay cơ khí khổng lồ xuất hiện bên trên sân khấu, một ngón tay đeo một chiếc nhẫn với một con đại bàng: ông trùm Mỹ giật giây (những con rối). Các nhân vật màu đen trở thành những người Ukrainia biểu tình tấn công cảnh sát chống bạo động bất lực. Zaldostanov lên án “những tay sai vĩnh viễn của châu Âu, các nô lệ tinh thần của nó.” Rồi lãnh tụ của những người biểu tình màu đen bị hành hình (lynched).

Tất cả việc này đã cho ban nhạc Nga 13 Sozvezdie (chòm sao) thời gian để chuẩn bị bài theo điệu nhạc ska dân tộc chủ nghĩa ưa thích của nó “Vì sao những người Ukrainia Giết những người Ukrainia Khác?” Lời hát hỏi vì sao Rus đã bị bán cho châu Âu: một câu hỏi kỳ quặc, vì Rus là một vương quốc Âu châu trung cổ. Khi ban nhạc 13 Sozvezdie biểu diễn, văn hóa bình dân có thể viện ra chính kiến về tính vĩnh viễn: nước Nga là Rus, lịch sử chẳng bao giờ có, sự xâm lấn là tự-vệ. Trong quyết tâm của ban nhạc dù sự trình diễn là không khéo, những người Ukrainia ngày ngay lẽ ra đã không thể chọn châu Âu, bởi vì Ukraine là Rus và Rus là nước Nga. Những người Ukrainia hẳn đã phải bị thao túng: “Ai đã nói dối mi ngày nay, Ukraine?” Được bài hát gợi ý, hai xe bọc thép với các dấu hiệu Ukrainia xuất hiện ở giữa sân khấu và có vẻ để thiêu mọi người đến chết. Những người tình nguyện Nga anh dũng đã bắn hàng ngàn viên đạn súng máy vào các chiếc xe trong khi tụt xuống những dây treo từ các xà nhà. Chiến thắng, những người tình nguyện Nga đòi những chiếc xe và vẫy cờ của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk.”

Sau đó Zaldostanov lại nói. Ông liên kết sự tồn tại của Ukraine với sự xâm lược Đức vào Liên Xô bằng việc xin sự thứ lỗi từ những người lính Hồng Quân “nằm ngủ trong những ngôi mộ tập thể là những người, đáp lại một lời triệu tập, che chở Rus bằng trái tim của họ.” Đã chẳng hề quan trọng chút nào rằng một số rất lớn của những người lính Hồng Quân đó đã là những người Ukrainia. Nước Nga cần một sự độc quyền về sự tử vì đạo. Nhằm để bảo tồn nó, nước Nga sẽ tiến hành chiến tranh chống lại một quốc gia với một hồ sơ lớn hơn rất nhiều về sự đau khổ (của những người Ukrainia), trong khi lạm dụng ký ức về một dân tộc với một hồ sơ còn lớn hơn về trạng thái nạn nhân (những người Do Thái). Như nhóm Opasnye bây giờ giải thích trong bài hát “Donbas” của họ, những người Ukrainia cần “sự giúp đỡ anh em” từ nước Nga anh cả. “Sự giúp đỡ anh em” đã là thuật ngữ của Brezhnev cho những sự can thiệp quân sự để duy trì các chế độ cộng sản ở các nước khác.

Khi bài hát xong, Zaldostanov kêu gọi nước Nga chiếm đóng nhiều lãnh thổ Ukrainia hơn. Cuộc phô trương xe máy cuối cùng cũng bắt đầu. Giống ska và rap trước, trò quảng cáo rùm beng đã là một ví dụ tầm thường về một hình thức nghệ thuật Bắc Mỹ. “Show diễn xe máy” đã là đặc biệt chỉ trong việc nó khôi phục lại một hình thức nghệ thuật Âu châu đã bị mất tín nhiệm từ lâu: Gesamtkunstwerk (Tác phẩm nghệ thuật toàn diện) nazi, toàn bộ công trình nghệ thuật có nghĩa là để thay thế thế giới bằng thế giới quan, và lịch sử bằng tính vĩnh viễn.

Sự hư cấu đóng đinh thánh giá (10 tháng Bảy), tiếng lộn xộn chối tai MH17 (17 tháng Bảy), và “Show diễn xe máy” (9 tháng Tám) chỉ là các ví dụ về tuyên truyền truyền hình mà những người Nga bị phơi ra trong mùa hè 2014. Sự ngu dốt sáng tạo này đã lôi cuốn những người Nga vào một cảm giác về sự vô tội. Là khó để biết tất cả những thứ này có tác động gì đến các công dân Nga nói chung. Nó chắc chắn đã thuyết phục những người đàn ông đi đến Ukraine để chiến đấu.

Sau khi pháo binh Nga56 dọn sạch các đoạn biên giới khỏi các binh lính Ukrainia (vào tháng Tám 8), đường đã mở rộng cho sự triển khai những người tình nguyện Nga (và vũ khí) còn lớn hơn. Như những người tuyển mộ Nga nói (ngay cả khi những người phát ngôn Nga phủ nhận nó ở nước ngoài), chính phủ Nga đã dùng các xe tải trắng không có dấu hiệu (mà nó gọi là “nhân đạo”) như sự chuyển quân. Sau khi bắt đầu chuyến đi của họ bởi vì những gì họ đã thấy trên truyền hình Nga về chiến tranh ở Ukraine. Một người tuyển mộ, một cựu binh lực lượng đặc biệt, đã giải thích: “Báo chí và truyền hình của chúng ta trình bày các dữ kiện gây xúc động mạnh.”

Một số trong những người tình nguyện Nga này57 cho rằng Ukraine đã không tồn tại. Một người Nga từ châu Á xa xôi—từ điểm nơi nước Nga giáp với Trung Quốc, Mông Cổ, và Kazakhstan—tuyên bố rằng những người Nga và những người Ukrainia là một dân tộc duy nhất. Thực tế cho những người đàn ông này, ngược lại, “Novorossiia” là một cấu tạo biến mất khỏi các màn hình truyền hình Nga ngay khi những người tình nguyện đến Ukraine. Một số người tình nguyện đã tưởng tượng rằng họ đang ngăn chặn Hoa Kỳ khỏi việc khởi động một cuộc chiến tranh thế giới, những người khác tưởng rằng họ đang cản trở Sodom toàn cầu. Khi được hỏi vì sao họ chiến đấu, những người tình nguyện Nga nói về “chủ nghĩa phát xít” và “sự diệt chủng.” Sự hư cấu đóng đinh thánh giá tỏ ra không thể quên được. Những người trẻ nói về một “tiếng gọi của trái tim” để cứu trẻ em.

Số những người tình nguyện Nga58 đến biên giới bị số lính chính quy Nga áp đảo hơn nhiều. Trong tháng Bảy và tháng Tám 2014, các sĩ quan Nga ra lệnh cho những người lính Nga tại 23 doanh trại được lập gần biên giới Ukrainia. Vào đầu tháng Tám, các phần tử của khoảng 30 đơn vị lực lượng vũ trang Nga đã dựng trại tại biên giới và chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng Ukraine. Các dân làng Nga đã quen với sự hiện diện của các tân binh trẻ từ khắp nước Nga, hệt như họ đã quen với tiếng nã pháo.

Đôi khi những người lính59 có thể thu hút sự chú ý. Những người trẻ mà sắp đi dưới làn đạn địch có thể ứng xử không bình thường trong những ngày trước đó. Vào đêm 11 tháng Tám, chẳng hạn, dân làng Kuibyshevo, ngay bên phía Nga của biên giới, đã theo dõi sự nhảy múa lạ. Những người nhảy múa đã là những người lính của Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới thứ 136, có căn cứ ở Buinask, Dagestan—một khu vực đa số-Muslim của Liên bang Nga ở Caucasus, sát với Chechnya, một chỗ nơi ít hơn 5% dân số là người Nga. Giống nhiều người lính của Liên bang Nga được cử đi giết người và chết ở Ukraine, những người lính này là các thành viên của các sắc tộc thiểu số không-Nga, những người đàn ông mà cái chết của họ sẽ không được ghi lại trong các thị trường media. Không lâu sau 11 tháng Tám, Lữ đoàn Cơ giới thứ 136 đã vượt biên giới Nga-Ukrainia và đánh nhau với quân đội Ukrainia. Vào ngày 22 tháng Tám, xác của những người nhảy múa về đến Dagestan.

Lữ đoàn Súng Cơ giới Riêng biệt thứ 18,60 có căn cứ ở Chechnya, đã là một trong những đơn vị Nga đầu tiên vượt biên giới trong cuộc xâm lược mùa hè. Nó gồm phần lớn những người tị nạn khỏi các cuộc chiến tranh của nước Nga ở Chechnya, và đã vừa thấy hoạt động ở Crimea. Vào ngày 23 tháng Bảy, sáu ngày sau khi Nga bắn hạ MH17, binh lính của nó nhận được lệnh báo cáo về căn cứ của họ ở Chechnya. Ba ngày sau họ trên đường tới một trại tại biên giới Nga-Ukrainia. Vào ngày 10 tháng Tám, một trong những người lính của đơn vị, Anton Tumanov, bảo mẹ anh rằng “họ đang phái chúng con sang Ukraine.” Ngày hôm sau anh được trao đạn dược và lựu đạn. Anh post trên VKontakte, mạng Nga tương đương với Facebook: “Họ lấy điện thoại của tôi, và tôi đi Ukraine.” Tumanov đã là một trong khoảng 1.200 đồng chí từ Lữ đoàn Súng Cơ giới Riêng biệt thứ 18 đã vào Ukraine ngày 12 tháng Tám.

Vào ngày 13 tháng Tám,61 lính của Lữ đoàn Súng Cơ giới Riêng biệt thứ 18 đã ở Snizhne, nơi bốn tuần trước những người lính Nga đã bắn hạ MH17. Hỏa lực pháo binh Ukrainia đã làm kho đạn của họ bốc cháy, giết khoảng 120 người và làm bị thương khoảng 450 người nữa. Gia đình của Anton Tumanov nhận được một báo cáo: chỗ chết được liệt kê như “địa điểm của đơn vị”; thời gian chết như “thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự”; nguyên nhân chết như “mất máu sau khi mất chân của anh.” Mẹ anh biết được nhiều hơn về con trai bà chết như thế nào bởi vì một trong các đồng đội của anh đã chấp nhận rủi ro của việc nói cho bà. “Cái tôi không hiểu,” mẹ của Tumanov nói, “là nó chết vì cái gì. Vì sao chúng ta không để cho nhân dân ở Ukraine tự giải quyết các thứ?” Làm đau lòng bà rằng con trai bà bị giết trong một cuộc chiến tranh mà xảy ra một cách không chính thức. “Nếu họ cử những người lính của chúng ta đến đó, hãy để họ thú nhận điều đó.” Khi bà post các dữ kiện về cái chết của con trai bà lên media xã hội, bà bị tấn công như một kẻ phản bội.

Konstantin Kuzmin,62 một người lính khác của Lữ đoàn Súng Cơ giới thứ 18, có lẽ đã chết cùng lúc. Anh đã gọi bố mẹ anh vội vã vào ngày 8 tháng Tám: “Mẹ, Bố, con yêu bố mẹ. Chào tất cả mọi người! Hãy hôn con gái con hộ con.” Mẹ anh được một phái viên của quân đội Nga bảo 9 ngày sau rằng con trai họ đã chết trong luyện tập trên biên giới Ukrainia. Khi bà hỏi, “Anh có tin những lời anh đang nói cho tôi?” ông ta đã có sự tử tế để trả lời rằng ông ta không.

Một trong những đồng chí của Kuzmin,63 lính lái xe tank Rufat Oroniiazov, đã sống sót cuộc nã pháo đó ngày 13 tháng Tám. Bạn gái của anh đã có khả năng theo dõi sự tiến của đơn vị anh qua media xã hội, và biết về cú đánh pháo binh và những cái chết bất hạnh. Ngày hôm sau, anh gọi cô để nói rằng “nhiều người chúng ta đã chết trước mắt anh.” Sau ngày 14 tháng Tám, anh chẳng bao giờ gọi nữa. “Chúng tôi đang đợi đám cưới,” bạn gái anh nhớ lại. “Bất cứ khi nào tôi nói cái gì đó, anh mỉm cười.”

Vào hay khoảng ngày 17 tháng Tám 2014,64 các phần tử của Sư đoàn Tấn công đổ bộ hàng không thứ 76, có căn cứ ở Pskov, đã vượt vào Ukraine. Trong số hai ngàn hay khoảng thế lính của nó được triển khai chống lại quân đội Ukrainia, khoảng một trăm bị tử trận. Các đám tang bắt đầu vào ngày 24 tháng Tám ở Pskov. Những người thử chụp ảnh các mộ đã bị đuổi đi. Vào ngày 19 tháng Tám, Trung đoàn nhảy Dù thứ 137 của sư đoàn lính Dù thứ 106, có căn cứ ở Ryazan, gia nhập cuộc xâm lược. Sergei Andrianov bị tử trận không lâu sau đó. “Hãy tha thứ cho mẹ, con trai,” mẹ anh viết, “rằng mẹ đã không thể che chở cho con khỏi cuộc chiến tranh tội lỗi này.” Một người bạn post trên VKontakte: “Có thể kẻ cử anh đi đánh nhau ở một nước ngoài bị nguyền rủa.”

Lữ đoàn Tấn công đổ bộ đường không thứ 31,65 có căn cứ ở Ulyanovsk, được triệu tập cho huấn luyện vào ngày 3 tháng Tám. Những người của nó biết rằng họ sẽ được cử tới Ukraine: mọi thứ đã theo hình mẫu của sự triển khai mới đây của họ đến Crimea. Một trong số họ, Nikolai Kozlov, đã ở Crimea trong một đồng phục cảnh sát Ukrainia, rõ ràng như phần của chiến dịch đánh lừa của Nga. Vào ngày 24 tháng Tám, lữ đoàn Đổ bộ thứ 31 bước vào lãnh thổ Ukrainia. Vào ngày đó, Kozlov mất chân của anh trong một cuộc tấn công Ukrainia. Ít nhất hai đồng đội của anh, Nikolai Bushin và Il’nur Kil’chenbaev, đã tử trận. Quân đội Ukrainia đã bắt 10 người lính của đơn vị này làm tù binh, kể cả Ruslan Akhmedov và Arseny Il’mitov.

Vào cùng lúc,66 vào ngày hay khoảng ngày 14 tháng Tám 14, Lữ đoàn xe Tank Riêng biệt thứ 6 của Nga, có căn cứ trong vùng nizhegorod, đã gia nhập trận chiến ở Ukraine. Những người lính của nó đã làm dáng cho các bức ảnh trước các bảng chỉ đường Ukrainia. Vladislav Barakov bị tử trận trong xe tank của anh, và ít nhất hai đồng đội của anh đã bị quân đội Ukrainia bắt làm tù binh.

Vào thời điểm nào đó trong67 tháng Tám 2014, Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới thứ 200, có căn cứ ở Pechenga, đã bước vào trận chiến vì thành phố Luhansk, thành phố thứ hai (sau Donetsk) của vùng Donbas. Những người lính trẻ của Lữ đoàn Cơ giới thứ 200 đã sơn VÌ STALIN!, LIÊN XÔ, và búa và liềm trên xe tank của họ, và CÁI CHẾT CHO CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT! trên những khẩu pháo howitzer của họ. Một khẩu pháo tự hành được đặt tên là NẮM ĐẤM CỦA STALIN, một ám chỉ đến cú đòn Stalinist thứ mười một mà Prokhanov đã hứa. Trên một dàn pháo tên lửa Grad những người lính Nga đã viết VÌ TRẺ EM VÀ CÁC BÀ MẸ, và trên một dàn khác TRẺ EM DONETSK. Chính những thiệt hại nhân mạng thường dân thật của việc nã pháo của quân đội Ukrainia vào các thành phố đã bị giết bởi chính vũ khí đó: các dàn Grad. Đến lượt họ các dàn Grad Nga được ghi VÌ TRẺ EM VÀ CÁC BÀ MẸ có lẽ đã giết các trẻ em và các bà mẹ.

Evgeny Trundaev68 thuộc Lữ đoàn Cơ giới thứ 200 đã tử trận ở Ukraine và được truy tặng như một Anh hùng của nước Nga. Các đồng đội của anh đã tham gia vào chiến dịch thắng lợi vì sân bay Luhansk, và sau đó gia nhập các đơn vị Nga trong Trận Ilovaisk quyết định, nơi phần lớn quân Ukrainia bị xe bọc thép Nga bao vây và tiêu diệt. Bất chấp những lời hứa về hành lang an toàn, những người lính Ukrainia thử ra khỏi ổ đề kháng đã bị giết.

Thắng lợi Nga này đã dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk vào ngày 5 tháng Chín. Nó đã quy định chỉ rằng “các lực lượng nước ngoài” rút lui. Vì Moscow phủ nhận rằng binh lính Nga đã ở Ukraine, nó diễn giải điều khoản này như đòi hỏi không hành động nào. Những người lính Nga đã ở lại Ukraine sau thỏa thuận Minsk, và những người mới được triển khai. Một số đơn vị, mà đã đánh nhau trong cuộc xâm lăng tháng Tám, được luân phiên ra các trại tại biên giới Nga-Ukrainia hay về căn cứ của họ, chỉ để quay lại chiến tranh ở Ukraine vài tháng muộn hơn.

Trong đầu 2015,69 các lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành một cuộc tấn công lớn thứ ba trên lãnh thổ Ukraine. Mục tiêu ban đầu là sân bay Donetsk. Sau tám tháng đánh nhau và bao vây, sân bay không còn tồn tại với tư cách như thế nữa. Nhưng sự bảo vệ dài của nó bởi những người lính (và các thành viên dân quân bán-quân sự [militias]) Ukrainia đã là biểu tượng trên cả hai bên của biên giới. Những người Ukrainia gọi những người bảo vệ là “các cyborg (người máy),” vì họ đã có vẻ tiếp tục sống bất chấp mọi thứ. Như thế ở Moscow một quyết định được đưa ra rằng những người này phải chết. Sau khi sân bay cuối cùng bị lực lượng Nga áp đảo chiếm lấy trong giữa-tháng Hai, các tù binh Ukrainia bị hành quyết.

Mục tiêu thứ hai70 của cuộc tấn công tháng Giêng 2015 của Nga là Debaltseve, một giao lộ đường sắt nối các vùng Donetsk và Luhansk. Nó là quan trọng cho hoạt động của các nhà nước-giả được Nga hậu thuẫn được biết đến như “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Lugansk.” Giữa các đơn vị Nga đánh nhau ở Debaltseve là Lữu đoàn Cơ giới Tách biệt thứ 200, mà đã tham gia trong cuộc xâm lăng tháng Tám 2014. Nó được gia nhập bởi hai đơn vị có căn cứ tại Buriatia, một vùng được sắc dân Buriat cư trú (hầu hết họ là các Phật tử), trên biên giới Nga-Mông Cổ, cách Ukraine khoảng sáu ngàn kilomet. Đấy là Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới thứ 37, có căn cứ ở Kiakhta, và Lữ đoàn Tank Tách biệt thứ 5, có căn cứ ở Ulan-Ude.

Bato Dambaev,71 một lính của Lữ đoàn Cơ giới thứ 37, đã post các ảnh trên media xã hội về hành trình của đơn vị từ Buriatia đến Ukraine và ngược lại. Người dân địa phương ở vùng Donetsk đã nói đùa về “những người Buriat bản địa Donbas.” Mọi người ở Donbas, dù nghĩ gì về chiến tranh, đều biết rằng quân đội Nga đã tham gia; những người mà tạo ra một truyện tiếu lâm như vậy có thể là cho những người Nga, hay cho nhà nước Ukrainia, hay dửng dưng. Các ảnh về những người Buriat âu yếm chó con hay chơi bóng đá ở Ukraine được lưu hành rộng rãi. Về phần họ, những người Buriat đã cười vào sự tuyên truyền Nga phủ nhận sự hiện diện của họ ở Ukraine. Sự tuyên truyền khác họ chấp nhận như sự thật. Họ thấy nhiệm vụ của họ như nó được trình bày cho họ trong media Nga: để đánh bại “những kẻ giết trẻ em.”

Mặc dù một cuộc ngừng bắn thứ hai72 được ký ở Minsk vào ngày 12 tháng Hai 2015, cuộc tấn công Nga vào Debaltseve đã tiếp tục. Lại một lần nữa, thỏa thuận nói về “các lực lượng nước ngoài,” và nước Nga phủ nhận rằng những người lính của nó đã ở Ukraine. Cuộc chiến đã tiếp tục cho đến khi thành phố bị phá hủy và quân đội Ukrainia bị đánh bại. Như một chỉ huy xe tank Nga nhớ hại: “Họ mở đường ra khỏi ổ kháng cự, họ đã muốn dọn đường, họ trốn, và chúng tôi phải nghiền nát họ.” Những lời này là của Dorzhy Batomunkuev, một trong những người lái xe tank của Lữ đoàn Tank Tách biệt thứ 5, mà bị bỏng nặng khi xe tank của anh trúng đạn trong trận chiến. Những người Nga khác và các công dân Ukrainia chiến đấu bên phía Nga đã bị giết và bị thương trong trận Debaltseve. Nhưng tuyệt đại đa số tử vong đã là những người lính Ukrainia bị bao vây. Và như thế sự can thiệp Nga lớn gần nhất ở Donbas đã kết thúc, không ngạc nhiên, trong một thắng lợi quân sự.

Các đơn vị của quân đội Nga73 vẫn ở lại Ukraine, huấn luyện những người địa phương và tham gia đánh nhau. Lữ đoàn Lực lượng Đặc biệt Tách biệt thứ 16 của GRU, chẳng hạn, đã đóng quân ở Ukraine trong 2015. Ít nhất ba trong những người lính của nó—Anton Saveliev, Timur Mamaiusupov, và Ivan Kardopolov—đã tử trận ở Ukraine vào ngày 5 tháng Năm. Như một phụ nữ từ quê hương của Kardopolov trình bày tình hình: “Tôi không biết, họ nói trên truyền hình rằng chúng ta không có chiến tranh, nhưng xác các chàng trai tiếp tục về nhà.”

Người láng giềng này đã có thể tương phản74 cái bà thấy bằng mắt của chính bà với cái bà thấy trên truyền hình. Đối với hầu hết những người Nga trong phần lớn thời gian, những thứ cơ bản của chiến tranh ở đằng sau tấm kính mờ của Surkov. Những người Nga được media của họ bảo rằng “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Lugansk” là các thực thể độc lập, trong khi những kẻ ly khai thú nhận rằng chúng phụ thuộc vào người đóng thuế Nga. Điều này có nghĩa, như một người ly khai diễn đạt, rằng một “cuộc gọi từ Moscow được xem như một cuộc gọi từ văn phòng của bản thân Chúa Trời.” Với “Moscow” ý ông muốn nói Surkov. Media trong hai “nước cộng hòa” tuân theo các chỉ dẫn từ Moscow để miêu tả nước Mỹ như nguồn của tai họa phát xít, để hỏi ý kiến Dugin và Glazyev, và để cấp chứng chỉ báo chí cho những kẻ phát xít Âu châu. Sự đau khổ của các công dân Ukrainia tiếp tục, với khoảng mười ngàn người bị giết và khoảng hai triệu người phải sơ tán.

Chiến tranh của Nga chống lại Ukraine được gọi là một “chiến tranh lai.” Vấn đề với các lối nói trong đó danh từ “chiến tranh” được định tính bằng một tính từ như “lai” là chúng nghe giống “chiến tranh trừ” khi chúng thực sự có nghĩa là “chiến tranh cộng.” Cuộc xâm lấn Nga vào Ukraine là một chiến tranh chính quy, cũng như một chiến dịch du kích để xui các công dân Ukrainia chiến đấu chống lại quân đội Ukrainia. Ngoài điều đó ra, chiến dịch Nga chống lại Ukraine cũng là cuộc tấn công mạng rộng nhất trong lịch sử.

Trong tháng Năm 2014,75 website của Ủy ban Bầu cử Trung ương của Ukraine bị lừa để trưng ra một hình ảnh cho thấy rằng một ứng viên dân tộc chủ nghĩa (người thực ra nhận được ít hơn 1% phiếu bàu) đã thắng cuộc bầu cử tổng thống. Các nhà chức trách Ukrainia đã tóm được cú hack vào phút chót. Không biết rằng cú hack đã bị nhận ra, truyền hình Nga truyền chính cùng đồ thị khi nó công bố sai rằng kẻ dân tộc chủ nghĩa đã được bàu làm tổng thống của Ukraine. Trong mùa thu 2015, các hacker đã tấn công các công ty media Ukrainia và hệ thống đường sắt Ukrainia. Tháng Mười Hai đó, các hacker đã đánh sập ba trạm truyền tải của mạng lưới điện Ukrainia, hạ gục 50 trạm phụ và từ chối điện cho một phần tư triệu người. Trong mùa thu 2016, các hacker đã tấn công đường sắt Ukrainia, nhà chức trách cảng biển, kho bạc, và các bộ tài chính, hạ tầng cơ sở, và quốc phòng. Họ cũng đã tiến hành một cuộc tấn công thứ hai và tinh vi hơn rất nhiều chống lại mạng lưới điện Ukrainia, làm sập một trạm truyền tải ở Kyiv.

Chiến tranh mạng76 (cyberwar) này không tạo ra dòng tít nào ở phương Tây lúc đó, nhưng nó đã tiêu biểu cho tương lai của chiến tranh. Bắt đầu trong cuối 2014, Nga đã thâm nhập mạng lưới email của Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tổng Tham mưu Liên quân, và nhiều tổ chức phi chính phủ Mỹ. Malware (phần mềm độc hại) mà đã gây ra những sự mất điện ở Ukraine cũng được cấy vào mạng lưới điện Mỹ. Chỉ trong 2016, khi các cú hack Nga bước vào chính trị tổng thống Mỹ, thì những người Mỹ mới bắt đầu chú ý.

Yếu tố đáng chú ý nhất77 của cuộc xâm lược 2014 của nước Nga vào Ukraine là chiến tranh thông tin được thiết kế để làm xói mòn tính thực (factuality) trong khi khăng khăng về sự vô tội. Nó cũng đã tiếp tục ở Hoa Kỳ, với sự tinh vi lớn hơn và các kết quả ấn tượng hơn ở Ukraine. Ukraine đã thua cuộc chiến tranh thông tin với nước Nga theo nghĩa rằng những người khác đã không hiểu tình thế hiểm nguy của Ukraine. Nói chung, các công dân Ukrainia đã hiểu. Không thể nói cùng thế về những người Mỹ.

Suốt cuộc chiến tranh ở Ukraine, 78 ban lãnh đạo Nga đã tiến hành tính có thể phủ nhận đáng ngờ, nói những lời nói dối rành rành và sau đó thách thức media Tây phương để tìm các dữ kiện. Vào ngày 17 tháng Tư 2014, Putin dứt khoát phủ nhận sự hiện diện Nga ở đông nam Ukraine bằng những từ ngữ này: “Chuyện vô lý. Không có đơn vị Nga nào ở đông nam Ukraine—không lực lượng đặc biệt nào, không cố vấn chiến thuật nào. Tất cả việc này đều do cư dân địa phương làm, và bằng chứng về điều đó là những người đó theo nghĩa đen đã bỏ mặt nạ của họ.” Điều kỳ lạ về khẳng định này là ngày 17 tháng Tư chính là ngày khi các lực lượng đặc biệt của Nga ở Sloviansk quả thực đã bỏ mặt nạ của họ và nói chính xác điều ngược lại: “Chúng tôi là các lực lượng đặc biệt từ GRU.” Vào ngày 23 tháng Tám, vào chính đỉnh điểm của chiến dịch mùa hè, khi các đơn vị Nga bắt đầu siết vòng vây những người lính Ukrainia tại Ilovaisk, Lavrov nói: “Chúng tôi xem tất cả những câu chuyện như vậy [về sự hiện diện của binh lính Nga] như phần của một cuộc chiến tranh thông tin.” Vào ngày 29 tháng Tám, ông khẳng định rằng các bức ảnh về lính Nga là “các hình ảnh từ trò chơi máy tính.”

Lavrov đã không thực sự muốn nói79 rằng các dữ kiện là khác với chúng có vẻ là. Ông muốn nói rằng tính thực (facuality) là kẻ thù. Đấy là trường hợp được Club Izborsk đưa ra trong tuyên ngôn của nó và được chỉ huy Nga Antyufeyev đưa ra trước cuộc xâm lăng mùa hè: các dữ kiện là “các công nghệ thông tin” từ phương Tây, và để phá hủy tính thực là để phá hủy phương Tây. Các thăm dò dư luận gợi ý rằng sự phủ nhận tính thực đã có kìm nén một ý thức trách nhiệm giữa những người Nga. Vào cuối 2014, chỉ 8% người Nga cảm thấy bất kể trách nhiệm nào vì các sự kiện ở Ukraine. Tuyệt đại đa số, 79%, đồng ý với lập trường rằng “phương Tây sẽ không vui bất luận những gì nước Nga làm, cho nên bạn không nên chú ý đến các yêu sách của họ.”

Sau tất cả sự khích thích80 những người Nga để chiến đấu ở Ukraine, sự khủng bố thầm lặng đã đón chào các xác chết trở về. Gia đình của những người chết và bị thương được bảo rằng họ sẽ không nhận được trợ cấp nào từ nhà nước nếu họ nói cho báo chí. Chi nhánh St. Petersburg của Ủy ban các bà Mẹ của những người Lính, mà giữ một danh sách những người Nga chết trong chiến tranh, bị chính phủ Nga tuyên bố là một “đặc vụ nước ngoài”. Người đứng đầu của Ủy ban các bà Mẹ của những người Lính ở Piatigorsk, 73 tuổi và mắc bệnh tiểu đường, đã bị bắt. Hầu hết các nhà báo đưa tin về các thương vong Nga đã bị đánh. Vào cuối 2014, các phóng viên Nga đã không, hay đúng hơn đã không thể, đưa tin câu chuyện. Các danh sách về những người chết đã teo đi. Chiến tranh tiếp tục, nhưng ánh sáng phụt tắt.

Logic cơ bản81 của chiến tranh Nga chống lại Ukraine, châu Âu, và nước Mỹ là chủ nghĩa tương đối chiến lược. Vì chế độ đạo tặc bản địa và sự phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu, sức mạnh nhà nước Nga đã không thể tăng lên, công nghệ Nga cũng chẳng thu hẹp khoảng cách với châu Âu hay nước Mỹ. Sức mạnh tương đối tuy vậy có thể giành được bằng việc làm yếu những người khác: bằng việc xâm lược Ukraine để giữ nó xa khỏi châu Âu, chẳng hạn. Chiến tranh thông tin đồng thời có ý định để làm yếu EU và Hoa Kỳ. Những gì, mà những người Âu châu và những người Mỹ có, còn những người Nga thiếu, là các khu vực thương mại được tích hợp và chính trị có thể tiên đoán được với các nguyên tắc kế thừa được tôn trọng. Nếu những thứ này có thể bị thiệt hại, những sự mất mát Nga sẽ có thể chấp nhận được vì những sự mất mát của kẻ thù sẽ vẫn lớn hơn. Trong chủ nghĩa tương đối chiến lược, điểm chính là để biến chính trị quốc tế thành một trò chơi có tổng-âm, nơi một tay chơi lão luyện sẽ thua ít hơn tất cả những người khác.

Về một số khía cạnh, nước Nga đã có mất trong chiến tranh của nó ở Ukraine. Không có gì đáng nhớ cho văn hóa Nga được tạo ra bởi việc những người xứ Caucasus và Siberia đi hàng trăm hay hàng ngàn kilomet để giết những người Ukrainia nói tiếng Nga giỏi hơn họ. Việc Nga sáp nhập Crimea và bảo trợ cho “Cộng hòa Nhân dân Lugansk” và “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” đã làm phức tạp các mối quan hệ đối ngoại của Ukraine. Dù vậy, xung đột đóng băng hoàn toàn khác với “sự tan rã” của Ukraine được thảo luận trong các bài báo phân tích chính sách Nga và sự mở rộng ồ ạt được gợi ý của “Novorossiia.” Ukraine đã đưa một quân đội ra trận trong khi tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng; nước Nga đã đưa một quân đội ra trận như một sự thay thế cho việc như vậy.

Xã hội Ukrainia được củng cố82 bởi sự xâm lược Nga. Như trưởng rabbi (giáo sĩ Do thái) của Ukraine diễn đạt: “Chúng ta đối mặt với một mối đe dọa bên ngoài được gọi là Nga. Nó đưa mọi người lại với nhau.” Tuyên bố cường điệu đó gợi ý một sự thật quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử Ukrainia, công luận trở nên chống-Nga. Trong điều tra dân số Ukrainia 2001, 17,3% cư dân của nước này đã nhận diện mình như người sắc tộc Nga; vào 2017, con số đó rớt xuống 5,5%. Một phần của sự giảm đó là một kết quả của sự không thể tiếp cận được của Crimea và những phần của vùng Donbas với cuộc điều tra. Nhưng phần lớn của nó là kết quả của cuộc xâm lăng Nga. Một cuộc xâm lăng để bảo vệ những người nói tiếng Nga đã giết hàng ngàn người như vậy và đã xui khiến cả triệu người như vậy nhận diện như người Ukrainia.

Bằng việc xâm lấn Ukraine,83 sáp nhập Crimea, và bắn hạ MH17, nước Nga đã buộc Liên Âu và Hoa Kỳ đáp lại. Các sự trừng phạt của EU và Hoa Kỳ đã là một phản ứng khá nhẹ đối với ý định được công bố của nước Nga để lập lại “trật tự thế giới,” như Lavrov diễn đạt; nhưng chúng đã có cô lập nước Nga khỏi các đối tác lớn của nó và làm sâu sắc khủng hoảng kinh tế của nước Nga. Putin đã làm ra vẻ rằng Trung Quốc là một thay thế; Bắc Kinh phơi bày điểm yếu của nước Nga bằng việc trả ít hơn cho các sản phẩm hydrocarbon Nga. Sức mạnh của Nước Nga dựa vào khả năng của nó để cân bằng giữa phương Tây và phương Đông; cuộc xâm lăng Ukraine làm cho nước Nga lệ thuộc vào Trung Quốc mà không buộc được Trung quốc làm bất cứ thứ gì để đáp lại.

Các nhà tư tưởng Eurasia của nước Nga84 cho rằng Hoa Kỳ đã lập kế hoạch để đánh cắp các tài nguyên của nước Nga. Antyufeyev, chẳng hạn, đã trình bày cuộc chiến tranh của nước Nga ở Ukraine như một chiến dịch phòng thủ để ngăn cản Hoa Kỳ khỏi việc ăn cắp khí tự nhiên và nước ngọt của nước Nga. Điều này phản ánh một sự tưởng tượng phi thường hơn là sự hiểu biết về sản xuất năng lượng Mỹ. Quả thực, sự chú ý này đến tài nguyên có vẻ giống một sự chuyển chỗ. Chính Trung Quốc láng giềng của nước Nga, chứ không phải Hoa Kỳ, là nước thiếu khí tự nhiên và nước ngọt. Bằng việc cho rằng luật quốc tế không bảo vệ các biên giới nhà nước, Moscow mở đường cho Bắc Kinh, khi và nếu nó muốn, để đưa ra một lý lẽ tương tự về biên giới Trung quốc-Nga. Hầu như mọi người đều tổn thất trong chiến tranh Nga-Ukrainia: Nga, Ukraine, EU, Hoa Kỳ. Người thắng duy nhất là Trung Quốc.

Vào ngày 29 tháng Tám 2014, ngày khi Lavrov so sánh chiến tranh của nước Nga chống lại Ukraine với một trò chơi máy tính, những kẻ phát xít và các chính trị gia cực Hữu Nga và Âu châu đã tụ họp trên lãnh thổ chiếm được từ Ukraine để đồng thời phủ nhận và ca tụng cuộc xâm lấn Nga đang diễn ra.

Sergei Glazyev đã mở85 một hội nghị quốc tế ở Yalta dưới tiêu đề “chống-chủ nghĩa phát xít.” Ông (theo chương trình) được hợp lại với các bạn phát xít Nga Alexander Dugin và Alexander Prokhanov. Các khách là các lãnh tụ cực Hữu của châu Âu: Roberto Fiore từ Italy, Frank Creyelman từ Bỉ, Luc Michel từ Bỉ, Pavel Chernev từ Bulgaria, Márton Gyöngyös từ Hungary, và Nick Griffin từ Đại Anh. Những kẻ phát xít Nga và Âu châu đã xem xét việc thành lập một “Hội đồng chống-Phát xít.” Họ đã phủ nhận việc Nga xâm lấn Ukraine, mặc dù họ gặp nhau trong một thành phố mà nước Nga đã sáp nhập; họ phủ nhận rằng nước Nga vẫn đang đánh nhau ở đông nam Ukraine lúc đó, mặc dù các khách mời nổi bật đã gồm các chỉ huy quân đội Nga rời chiến trường để có mặt.

Bên trong Liên Âu,86 là hiếm để tìm thấy một đảng chính trị lớn mà lấy những lập trường như vậy. Thế nhưng một lựa chọn như vậy đang nổi lên ở nước Đức và sẽ được lợi từ sự ủng hộ Nga: một đảng cánh-hữu Đức mới gọi là AfD (Alternative für Deutschland, Lựa chọn Thay thế cho nước Đức). Đứng ở đâu đó giữa các đảng cực đoan tại (hội nghị) Yalta và các đảng truyền thống hơn, nó sẽ trở thành đảng thân yêu của Moscow. Lãnh tụ của nó, Alexander Gauland, một cựu thành viên của CDU trung-hữu, đã chấp nhận đường lối của nước Nga về Crimea và đã định vị đảng ông như một lựa chọn thay thế thân-Nga—ngay cả khi Moscow tấn công gới quyền thế Đức. Trong mùa thu 2014, nước Nga đã tiến hành các cuộc tấn công mạng chống lại quốc hội Đức và các định chế an ninh Đức. Trong tháng Năm 2015, Bundestag (quốc hội) lại bị tấn công. Trong tháng Tư 2016, CDU—đảng chính trị lớn nhất của Đức, do Angela Merkel lãnh đạo—đã cũng bị tấn công. Nhưng chiến dịch quan trọng nhất được tiến hành để ủng hộ cực Hữu Đức chống lại phe trung dung Đức sẽ là trước công chúng. Nó sẽ khai thác một mối lo mà những người Nga và những người Đức chia sẻ, Islam, chống lại kẻ thù chung của Moscow và AfD, Thủ tướng Angela Merkel.

Đối mặt với số người tị nạn tăng lên87 từ chiến tranh ở Syria (cũng như những người di cư trốn châu Phi), Merkel đã lấy một lập trường bất ngờ: nước Đức sẽ chấp nhận số lớn những người tị nạn, nhiều hơn các nước láng giềng của nó, nhiều hơn số các cử tri của bà lẽ ra mong muốn. Vào ngày 8 tháng Chín 2015, chính phủ Đức công bố rằng nó lên kế hoạch để nhận một nửa triệu người tị nạn một năm. Không phải ngẫu nhiên, nước Nga bắt đầu ném bom Syria ba tuần muộn hơn. Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 28 tháng Chín 2015, Putin đề xuất một “sự hài hòa” của Eurasia với Liên Âu. Nước Nga sẽ ném bom Syria để tạo ra những người tị nạn, rồi cổ vũ những người Âu châu để hoảng loạn. Việc này sẽ giúp AfD, và như thế làm cho châu Âu giống nước Nga hơn.

Bom Nga bắt đầu rơi88 ở Syria vào ngày sau khi Putin phát biểu. Máy bay Nga thả các bom không-chính xác (bom “ngu”) từ rất cao. Cho dù các mục tiêu có là quân sự, việc ném bom không-chính xác sẽ bảo đảm sự phá hủy nhiều hơn và nhiều người tị nạn hơn lên đường tới châu Âu. Nhưng nói chung nước Nga đã không nhắm mục tiêu các căn cứ ISIS. Các tổ chức nhân quyền đã báo cáo việc Nga ném bom các nhà thờ hồi giáo, các clinic [bệnh viện tư, phòng khám], các bệnh viện, các trại tị nạn, các nhà máy xử lý nước, và các thành phố nói chung. Trong quyết định của bà để chấp nhận những người tị nạn Syria, Merkel được thúc đẩy bởi lịch sử của những năm 1930, khi nước Đức Nazi biến các công dân Do thái của chính nó thành những người tị nạn. Sự đáp lại của Nga thực tế là để nói: Nếu Merkel muốn những người tị nạn, chúng tôi sẽ cung cấp họ, và dùng vấn đề để phá hủy chính phủ của bà và nền dân chủ Đức. Nước Nga đã cung cấp không chỉ bản thân những người tị nạn, mà cả hình ảnh về họ như những kẻ khủng bố và những kẻ phạm tội hãm hiếp.

Vào thứ Hai, 11 tháng Giêng 2016, một cô gái Đức gốc Nga 13 tuổi, Lisa F., đã lừng khừng để về nhà cô ở Berlin. Cô lại lần nữa có vấn đề ở trường học, và cách gia đình đối xử với cô đã gây sự chú ý của các nhà chức trách. Cô đã đến nhà của một cậu con trai 19 tuổi, thăm cậu ta và mẹ cậu ta, và ở lại ban đêm. Cha mẹ của Lisa F. đã báo sự mất tích của cô cho cảnh sát. Cô quay về nhà hôm sau, không có ba lô và điện thoại di động. Cô kể cho mẹ cô một câu chuyện bi thảm về sự bắt cóc và hãm hiếp. Cảnh sát, theo dõi sự trình báo về cô gái mất tích, đã đến nhà của người bạn và đã tìm thấy các thứ của cô. Bằng việc nói chuyện với bạn của cô và mẹ anh ta, tìm thấy ba lô, và đọc các tin nhắn, họ đã xác đinh nơi Lisa F. đã ở. Khi được hỏi, Lisa F. nói với cảnh sát những gì đã xảy ra: cô đã không muốn về nhà, và đã đi nơi khác. Một kiểm tra y tế đã xác minh rằng câu chuyện cô kể cho mẹ cô là không đúng.

Một bi kịch gia đình Berlin89 sau đó đã được phát như tin tức toàn cầu trên truyền hình Nga. Vào ngày 16 tháng Giêng 2016, một thứ Bảy, Kênh Pervyi trình bày một phiên bản của những gì Lisa F. đã kể cho bố mẹ cô: cô đã bị những người tị nạn Muslim bắt cóc và bị cả lũ hãm hiếp suốt một đêm. Đấy là đoạn đầu tiên trong số không ít hơn 40 đoạn trên Kênh Pervyi về một sự kiện mà, theo một điều tra cảnh sát, đã chẳng bao giờ xảy ra. Trong đưa tin truyền hình, các bức ảnh được dán từ những chỗ khác và thời gian khác để thêm một yếu tố có vẻ thật cho câu chuyện. Mạng lưới tuyên truyền Nga Sputnik phụ họa theo với suy đoán chung rằng những kẻ phạm tội hãm hiếp lộng hành ở nước Đức. Vào ngày 17 tháng Giêng, Đảng Dân chủ Dân tộc cực-Hữu đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi công lý cho Lisa F. Mặc dù chỉ khoảng một tá người xuất hiện, một trong số đó là một phóng viên RT quay phim. Đoạn phim của ông xuất hiện trên YouTube cùng ngày.

Chiến tranh thông tin Nga90 đã diễn ra trong một thời gian; hầu hết người Đức đã không để ý đến. Chuyện tình Lisa F. như thế đã là một cú giáng trực tiếp lên một mục tiêu mềm. Cảnh sát Berlin đã công bố một thông cáo báo chí lịch thiệp, giải thích các phát hiện của nó, bỏ qua các tên để bảo vệ gia đình, và yêu cầu sự dùng có trách nhiệm media xã hội. Đấy không phải là loại thứ sẽ làm chậm một chiến dịch tuyên truyền Nga. Media Nga bây giờ tuyên bố rằng “sự hãm hiếp một bé gái Nga Berlin đã bị bưng bít,” và rằng “cảnh sát đã thử che giấu nó.” Câu chuyện đã lan từ Kênh Pervyi sang truyền hình Nga và media in ấn, kể theo cùng cách ở mọi nơi: nhà nước Đức đã chào đón những kẻ Muslim phạm tội hãm hiếp, đã không bảo vệ những cô gái trinh bạch, và đã nói dối. Vào ngày 24 tháng Giêng, một cuộc biểu tình được một nhóm chống-nhập cư tổ chức được media Nga đưa tin dưới tiêu đề “Lisa, chúng tôi bên cạnh em! Những người Đức tập hợp dưới cửa sổ của Merkel chống lại bọn nhập cư hãm hiếp.”

Chiến tranh thông tin chống lại Merkel91 được nhà nước Nga công khai tiếp tục. Sứ quán Nga ở London đã tweet rằng nước Đức trải thảm đỏ cho những người tị nạn và sau đó che giấu tội ác của chúng. Vào ngày 26 tháng Giêng, Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov, nhắc một cách không thể quên được đến một công dân Đức như “Lisa của chúng ta,” đã can thiệp nhân danh Liên bang Nga. Lavrov cho rằng ông buộc phải hành động bởi vì những người Nga ở nước Đức bị kích động; họ quả thực đã bị kích động, bởi vì những gì họ đã nhìn thấy trên truyền hình nhà nước Nga. Như ở Ukraine, nhà nước Nga được cho là hành động nhân danh những người là các công dân và các cư dân của nước khác. Như ở Ukraine, một sự sai trái hư cấu được dùng để tạo ra một cảm giác về trạng thái nạn nhân Nga và một dịp để phô trương sức mạnh Nga. Giống hình ảnh về một đứa con trai bị đóng đinh trên thập giá, hình ảnh về một bé gái bị hãm hiếp có ý định để áp đảo.

Không lâu trước 92 vụ “Lisa của chúng ta”, Ân xá Quốc tế đã công bố báo cáo đầu tiên trong số nhiều báo cáo của nó về việc Nga ném bom các mục tiêu dân thường ở Syria. Các Bác sĩ vì Nhân quyền cũng đã lập tư liệu về các cuộc tấn công Nga vào các clinic và các bệnh viện. Vào ngày 8 tháng Mười 2015, chẳng hạn, các cuộc không kích Nga đã phá hủy Bệnh viện al-Burnas, bệnh viện nhi lớn nhất ở Idlib nông thôn miền tây, làm bị thương các bác sĩ và các y tá và giết những người khác. Những người thực sự đã bị giết và bị thương tật trong các cuộc tấn công Nga, những bé gái và con trai và đàn bà và đàn ông mà đã chết dưới sự ném bom, đã bị che khuất bởi bóng ma của những người Muslim như một tập thể hãm hiếp. Những người tị nạn từ Syria, giống những người tị nạn từ Ukraine, bị gộp vào một sự hư cấu về sự vô tội Nga. Sự xâm hại được tưởng tượng của một cô gái duy nhất có ý định để đảo ngược giá trị của toàn bộ câu chuyện.

Merkel đã vẫn là lãnh tụ93 của đảng lớn nhất ở nước Đức, và người duy nhất có khả năng thành lập một chính phủ. Vị trí của bà đã bị vấn đề người nhập cư làm yếu đi, phần nào đó vì sự can thiệp Nga vào những thảo luận Đức. Trong cuộc vận động bầu cử 2017, media xã hội được Nga-hậu thuẫn ở nước Đức miêu tả sự nhập cư như nguy hiểm, các giới quyền thế chính trị như hèn nhát và dối trá, và AfD như vị cứu tinh của nước Đức. Trong các cuộc bầu cử tháng Chín 2017, AfD giành được 13% tổng số phiếu, đứng hàng thứ ba. Đấy là lần đầu tiên kể từ khi các nazi giành được trong 1933 mà một đảng cực-Hữu giành được sự đại diện trong một quốc hội Đức. Lãnh tụ của nó, Alexander Gauland, hứa để “săn đuổi” Merkel và “để lấy lại đất nước của chúng ta.”

 

Các chính trị gia Âu châu khác94 vẫn ít may mắn hơn Merkel. Chính phủ Ba Lan của đảng Nền tảng Công dân dưới Thủ tướng Donald Tusk đã ủng hộ một tương lai Âu châu cho Ukraine. Cờ Ba Lan đã bay trên Maidan, khi những người Ba Lan trẻ đến Kyiv để ủng hộ những người bạn. Các thành viên của một thế hệ già hơn, những người tham gia trong đối lập Ba Lan chống cộng sản, đã tìm thấy trên Maidan cái gì đó họ chẳng bao giờ nghĩ họ sẽ thấy lần nữa: sự đoàn kết ngang các giai cấp và các đảng chính trị. Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski đã đến Kyiv để tìm kiếm một sự dàn xếp được thương lượng giữa những người biểu tình và chính phủ.

Chính phủ Ba Lan đó95 sau đó bị lật đổ. Các băng [ghi âm] xuất hiện về các trò chuyện tư giữa các chính trị gia Nền tảng Công dân tại các quán ăn. Vấn đề đã không phải là các băng tiết lộ các vụ bê bối, mặc dù chúng có tiết lộ, mà là chúng cho phép những người Ba Lan để nghe các chính trị gia nói chuyện riêng tư thế nào. Hiếm có một chính trị gia mà có thể qua được các cử tri của mình biết ông ta đặt món ăn hay nói các chuyện tiếu lâm như thế nào. Sikorski bị ghi âm đưa ra vài đánh giá chính trị khá lành mạnh, nhưng bằng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ ông dùng trước công chúng. Người đàn ông, mà đã thuê những người bồi bàn để ghi lại các cuộc trò chuyện, đã nợ 26 triệu $ với một công ty có các ràng buộc chặt với Vladimir Putin. Hai quán ăn nơi các cuộc trò chuyện bị ghi âm được sở hữu bởi các tập đoàn (consortia) với những mối quan hệ với Semion Mogilevich, được coi như ông trùm của các ông trùm băng nhóm tội phạm Nga.

Vượt qua đường chia96 trách nhiệm công và đời tư có hậu quả hơn nó có vẻ rất nhiều. Sự phơi bày không mong muốn của những trò chuyện riêng tư là chủ nghĩa toàn trị chớm nở, trong một nước mà đã là một tiêu điểm của những khát vọng Nazi và Soviet trong thế kỷ thứ hai mươi. Điểm này hiếm khi được đưa ra. Những ký ức Ba Lan về sự xâm lược Đức và Soviet đã có khuynh hướng đông lại quanh chủ nghĩa anh hùng và tính côn đồ. Cái đã bị mai một là ký ức về chủ nghĩa toàn trị kéo dài thế nào vào các năm 1970 và 1980: không bởi các sự tàn ác nơi sự phân biệt giữa thủ phạm và nạn nhân là rõ ràng, mà bởi một sự xói mòn của đường ranh giữa đời tư và đời sống công mà phá hủy luật trị và lôi cuốn dân cư để tham gia vào sự phá hủy. Những người Ba Lan đã quay lại một thế giới của những cuộc trò chuyện bị nghe lén, những sự lên án bất ngờ, và sự ngờ vực liên miên.

Đời sống công không thể được duy trì mà không có đời tư. Là không thể để cai quản, ngay cả đối với người gỏi nhất trong các nhà dân chủ, mà không có khả năng cho những cuộc trò chuyện kín đáo. Chỉ các chính trị gia, mà kiểm soát sự bí mật của những người khác, là không thể bị tổn thương với sự vạch trần, hay những người mà hành vi được công khai thú nhận của họ là trơ tráo đến mức họ là không thể bị tổn thương đối với sự hăm dọa tống tiền. Rốt cuộc, các vụ bê bối điện tử, mà tiết lộ “đạo đức giả” của các chính trị gia vi phạm quy tắc, giúp các chính trị gia coi thường quy tắc. Các sự tiết lộ số (digital) chấm dứt sự nghiệp của những người có bí mật và mở đầu sự nghiệp của những người thúc đẩy sự trình diễn. Bằng việc chấp nhận rằng đời tư của các nhân vật công chúng là cùng thứ như chính trị, các công dân hợp tác trong việc phá hủy một không gian công cộng. Sự nổi lên lặng lẽ của chủ nghĩa toàn trị, có thể thấy ở Ba Lan trong vụ bê bối băng ghi âm 2014, cũng phơi bày ở Hoa Kỳ trong 2016.

Có lẽ đã không là sự ngạc nhiên lớn97 rằng đảng Nền tảng Công dân thua các cuộc bầu cử quốc hội trong tháng Mười 2015 cho đối thủ cánh-hữu của nó, đảng Luật và Công lý. Nền tảng Công dân đã nắm quyền gần một thập niên; và những người Ba Lan đã có các lý do khác, ngoài vụ bê bối băng ghi âm, cho chủ nghĩa hoài nghi mệt mỏi. Thế nhưng đã có cái gì đó bất ngờ về chính phủ được thành lập tháng Mười Một đó: chỗ nổi bật cho Antoni Macierewicz dân tộc chủ nghĩa quá khích. Trong cuộc vận động, đảng Luật và Công lý đã hứa rằng Macierewicz, mà trong hàng thập kỷ đã có một danh tiếng hủy hoại an ninh quốc gia Ba Lan, sẽ không được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng. Rồi ông được bổ nhiệm.

Một chính trị gia mãi mãi bận tâm với các bí mật và sự tiết lộ chúng, Macierewicz là một người hưởng lợi tự nhiên của vụ bê bối băng ghi âm. Trong 1993, ông đã lật đổ chính phủ của chính ông với sự xử lý lạ kỳ các hồ sơ lưu trữ liên quan đến chủ nghĩa cộng sản Ba Lan. Được giao nhiệm vụ tế nhị xem xét lại các hồ sơ cảnh sát mật cộng sản để tìm ra những người chỉ điểm (informer), thay vào đó ông công bố một danh sách tên ngẫu nhiên. “Danh sách Macierewicz” 1993 đã bỏ sót hầu hết các đặc vụ thật sự, kể cả đối tác chính trị riêng của Macierewicz, Michał Luśnia. Nó đã có gồm những nhân vật chẳng liên quan gì đến cảnh sát mật cả, nhưng chịu đau khổ dài để thử xóa tên của họ.

Trong 2006, khi đảng Luật và Công lý98 nắm quyền, Macierewicz được giao một nhiệm vụ nhạy cảm thứ hai: cải cách tình báo quân đội Ba Lan. Ông đã công bố một báo cáo tiết lộ các phương pháp của nó và bổ nhiệm các đặc vụ của nó, làm mất khả năng hoạt động của nó trong tương lai thấy trước được. Ông đã bảo đảm rằng báo cáo này được dịch nhanh chóng sang tiếng Nga, dùng một phiên dịch Nga mà trong một việc làm trước đã hợp tác với mật vụ Soviet. Trong 2007, như người đứng đầu các tổ chức phản gián quân sự mới mà ông thành lập, Macierewicz đã chuyển các tài liệu mật quân sự cho Jacek Kotas, một người được biết đến ở Warsaw như “mối liên lạc Nga” bởi vì công việc của ông cho các hãng Nga liên kết với kẻ cướp Nga Semion Mogilevich. Như bộ trưởng quốc phòng trong 2015, Macierewicz đã dàn xếp một sự vi phạm an ninh quốc gia ngoạn mục nữa, tổ chức một cuộc bố ráp ban đêm bất hợp pháp vào một trung tâm NATO ở Warsaw mà nhiệm vụ của nó là theo dõi tuyên truyền Nga.

Macierewicz, một bậc thầy99 chính kiến về tính vĩnh viễn, đã tìm được cách để nhấn chìm lịch sử đau khổ của Ba Lan trong một sự hư cấu chính trị. Trong chức vụ như bộ trưởng quốc phòng từ 2015, Macierewicz đã chuyển một thảm kịch con người và chính trị gần đây thành một chuyện kể về sự vô tội mà cho phép một định nghĩa mới về các kẻ thù. Đấy là thảm họa Smolensk tháng Tư 2010, tai nạn chết người của một máy bay chở các nhà lãnh đạo chính trị và công dân Ba Lan trên đường tới nước Nga để tưởng niệm vụ thảm sát Katyn. Lúc đó, chính phủ Ba Lan do Thủ tướng Donald Tusk của Nền tảng Công dân lãnh đạo, còn tổng thống là Lech Kaczyński của Luật và Công lý. Tusk đã đưa một đoàn đại biểu chính phủ tới Smolensk cho một lễ tưởng niệm chính thức. Các lãnh đạo của Luật và Công lý hấp tấp dàn xếp để gửi một đoàn đại biểu kình địch đến các lễ tưởng niệm khác.

Chỉ những người sống100 có thể tưởng niệm những người đã chết. Sai lầm đầu tiên của đoàn đại biểu kình địch là đưa rất nhiều elite Ba Lan lên hai máy bay bay đến cùng chỗ đồng thời với sự lập kế hoạch trước về cơ bản là zero. Sai lầm thứ hai là thử hạ cánh các máy bay đó trong hoàn cảnh bị cấm tại một sân bay quân sự mà các phi công đã không được huấn luyện. Mặc dù một chiếc đã tìm thấy đường băng trong sương mù, chiếc thứ hai đã rớt trong một rừng, giết tất cả hành khách trên máy bay. Trong chiếc máy bay thứ hai đó các thủ tục an toàn sơ đẳng đã không được tuân thủ: cửa buồng lái đã không được đóng, từ chối các thẩm quyền bình thường của các phi công. Các bản ghi lại từ hộp đen tiết lộ rằng họ đã không muốn hạ cánh, nhưng đã bị áp lực để làm thế bởi những vị khách từ phía sau máy bay, kể cả chỉ huy không quân. Các bản ghi hộp đen gợi ý rằng Tổng thống Lech Kaczyński đã dành quyết định về hạ cánh cho bản thân ông: đoàn đại biểu của ông đã nói trực tiếp với các phi công về một “quyết định từ tổng thống.” Đấy không chỉ là không thích hợp mà là tai hại, vì nó đã gây ra không chỉ cái chết của chính ông, mà cái chết của các bạn hành khách của ông và phi hành đoàn.

Thảm họa do lỗi con người có thể tránh được gây ra. Dữ kiện đó là khó để đối mặt. Trong một bầu không khí do Katyn gợi lên, cảm xúc dâng cao. Chúng còn dâng cao hơn trong gia đình Kaczyński, nơi hai anh em sinh đôi được thống nhất bởi chính trị đột nhiên bị chia rẽ theo một cách bất ngờ và khủng khiếp. Bên trong đảng Luật và Công lý, tai nạn gây ra một hậu quả kỳ lạ: một anh em sinh đôi (Jarosław, người bây giờ trở thành lãnh tụ của đảng Luật và Công lý) vẫn còn sống sau khi anh em sinh đôi khác (Lech, tổng thống) đã chết trong một thảm họa gây nhầm lẫn. Làm cho vấn đề còn tồi tệ hơn rằng hai anh em đã nói chuyện vài phút trước khi máy bay rơi: dù cái gì khác đã có thể được nói, có vẻ rõ ràng rằng Jarosław đã không can ngăn Lech hạ cánh.

Macierewicz đã hiểu101 rằng sự tìm ý nghĩa sau cái chết có thể được chuyển thành sự hư cấu chính trị hữu ích. Ông đã tạo ra một sự sùng bái bí ẩn quanh sự rơi máy bay, cổ động tuyên truyền cho những sự giải thích đáng ngờ và mâu thuẫn, với ngụ ý chung rằng Putin và Tusk đã hợp tác trong một chính kiến giết người hàng loạt. Kỹ thuật của ông giống một cách đáng chú ý với cách các nhà chức trách Nga đã xử trí MH17. Trong trường hợp MH17, những người Nga đã bắn hạ một máy bay dân dụng, và tìm cách phủ nhận nó. Trong trường hợp Smolensk, Nga đã không bắn hạ một máy bay dân dụng, nhưng Macierewicz đã có vẻ háo hức để chứng minh rằng nó đã bắn. Nhưng sự khác biệt là ít quan trọng hơn sự giống nhau. Trong cả hai trường hợp, dấu vết bằng chứng là dư dả và thuyết phục, và đã dẫn đến những cuộc điều tra với những kết luận rõ ràng. Trong cả hai trường hợp, các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn đã xe những câu truyện bịa đặt được trù tính để lấp liếm tính thực và xác nhận trạng thái nạn nhân.

Macierewicz đã đòi rằng danh sách102 các nạn nhân của tai nạn Smolensk được đọc tại các nơi công cộng, và tham gia trong các lễ tưởng niệm sinh động hàng tháng. Một từ trong tiếng Ba Lan được dành cho những người chết anh dũng của các cuộc chiến tranh và các cuộc nổi dậy, polegli (những người đã hy sinh), được Macierewicz và những người khác dùng cho các nạn nhân vụ rớt máy bay. Sau 2015, Smolensk đã trở nên quan trọng hơn vụ tàn sát Katyn mà các nhà lãnh đạo Ba Lan đã muốn tưởng niệm, quan trọng hơn toàn bộ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, quan trọng hơn thế kỷ thứ hai mươi. Lễ tưởng niệm Smolensk đã chia rẽ xã hội Ba Lan như một sự hư cấu có thể chia rẽ. Nó làm cho những người Ba Lan xa lánh khỏi các đồng minh của họ, vì không nhà lãnh đạo Tây phương nào có thể tin vào phiên bản của Macierewicz về các sự kiện, hay thậm chí giả vờ để tin vào nó. Các nỗ lực một phần tư thế kỷ của các sử gia để truyền tải những nỗi kinh hoàng của lịch sử Ba Lan đã bị uổng phí trong vài tháng: nhờ Macierewicz, lịch sử thật về sự đau khổ Ba Lan bị khâm liệm dưới những lời nói dối dân tộc chủ nghĩa. Tusk được bàu làm chủ tịch Hội đồng Âu châu, một trong những vị trí lãnh đạo chóp bu trong Liên Âu. Đã là khó cho các chính trị gia Âu châu để xử lý gợi ý của Macierewicz rằng Tusk đã hiệp lực với Putin để lên kế hoạch một sự giết người hàng loạt.

Những lời buộc tội của Macierewicz103 đối với nước Nga đã lạ lùng đến mức ông dường như giống người cuối cùng có thể là một đặc vụ Nga. Có lẽ đó là điểm chính. Macierewicz đã thúc đẩy sự sùng bái của ông về Smolensk trong khi cất nhắc những người với các mối quan hệ với Moscow. Như quốc vụ khanh của mình ông đã chỉ định Bartosz Kownacki, một người đã đến Moscow để hợp pháp hóa cuộc bầu cử gian lận của Putin trong 2012. Như người đứng đầu mật mã quốc gia Macierewicz đã chỉ định Tomasz Mikołajewski, một người mà về ông ta ít được biết đến—ngoài việc sự bất lực của ông để vượt qua các sự kiểm tra lai lịch an ninh. Cho các sự bổ nhiệm khác, ông dựa vào Jacek Kotas, “liên lạc Nga.” Kotas có một think tank chuẩn bị cán bộ cho Macierewicz. Một trong những bài báo lập trường của nó đã khuyến nghị rằng quân đội Ba Lan được phi chuyên nghiệp hóa và được bổ sung bằng một lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ mà sẽ ngăn chặn các cuộc phản kháng chống lại chính phủ. Bài báo đó được cùng viết bởi Krzysztof Gaj, người đã truyền bá sự tuyên truyền Nga về chủ nghĩa phát xít Ukrainia. Macierewicz đã khiến Phòng vệ Lãnh thổ ở dưới quyền của đích thân ông, như thế tránh cấu trúc chỉ huy của các lực lượng vũ trang Ba Lan. Chẳng bao lâu nó được tài trợ ở cùng mức như toàn bộ hải quân Ba Lan. Ông đã sa thải tuyệt đại đa số nhân viên cao cấp và các tướng của Ba Lan, thay thế họ bằng những người không có kinh nghiệm, vài trong số họ được biết vì các quan điểm thân-Nga và chống-NATO của họ.

Warsaw trong khi đó104 đã từ bỏ một chính sách mà đã phân biệt nó giữa các đồng cấp NATO và EU của nó: sự ủng hộ sự độc lập Ukrainia. Dưới chính phủ Luật và Công lý, Warsaw chọn để nhấn mạnh các tình tiết của xung đột Ba Lan-Ukrainia theo những cách gợi ý sự vô tội hoàn toàn của những người Ba Lan. Đấy là chính sách Ba Lan được Malofeev trợ cấp trong 2014, mà không mấy thành công. Bây giờ có vẻ rằng không cần sự trợ cấp nào cả. Các đồng minh Tây phương bị bối rối. Những người Pháp được Bartosz Kownacki bảo rằng những người Ba Lan đã dạy họ sử dụng nĩa như thế nào. Tình báo Anh kết luận rằng Ba Lan không là một đối tác đáng tin cậy.

Macierewicz đã duy trì105 một số mối quan hệ Mỹ, nhưng các quan hệ này dẫn quay lại nước Nga. Trong 2010, khi Macierewicz tìm lời khuyên về phản ứng với thảm họa Smolensk ra sao, ông đã đến Hoa Kỳ. Sự tiếp xúc của ông trong Hạ Viện Mỹ là Dana Rohrabacher, một nhà lập pháp Mỹ phân biệt bản thân ông bằng sự ủng hộ của ông cho Vladimir Putin và chính sách đối ngoại Nga. Trong 2012, FBI cảnh báo Rohrabacher rằng ông bị các gián điệp Nga coi như một nguồn. Kevin McCarthy, lãnh đạo đa số Cộng hòa của Hạ Viện, muộn hơn đã nêu tên Rohrabacher (cùng với Donald Trump) như chính trị gia Cộng hòa có khả năng nhất để được Nga trả tiền. Trong 2015, sau khi Macierewicz trở thành bộ trưởng quốc phòng, Rohrabacher đã đi Warsaw để gặp ông. Trong 2016, Rohrabacher đi Moscow để thu thập các tài liệu mà Moscow tin sẽ giúp cuộc vận động của Trump. Thật lý thú, Macierewicz đã cố gắng bảo vệ Donald Trump khỏi sự cáo buộc rằng cuộc vận động của ông có liên quan đến nước Nga.

Macierewicz đã không phủ nhận106 các dữ kiện kết nối ông với Moscow. Thay vào đó ông coi tính thực (factuality) như kẻ thù. Khi một nhà báo công bố một cuốn sách nêu chi tiết các liên kết Nga của ông trong 2017, Macierewicz đã không tranh cãi các khẳng định của nó, cũng chẳng kiện nhà báo trong một tòa án dân sự nơi ông lẽ ra phải đưa ra bằng chứng. Thay vào đó, ông cho rằng nghề báo điều tra tạo thành một sự tấn công thân thể lên một bộ trưởng chính phủ, và đã khởi xướng thủ tục tố tụng để xử nhà báo vì chủ nghĩa khủng bố trước tòa án binh. Ông đã bị thay thế như bộ trưởng quốc phòng trong tháng Giêng 2018. Vào lúc đó, Liên Âu (nhất là, cơ quan hành pháp của nó, Ủy ban Âu châu) đã đề xuất trừng phạt Ba Lan vì việc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật trị.

Chẳng có gì cố hữu Nga107 về sự hư cấu chính trị. Ilyin và Surkov đã đi đến kết luận của họ bởi vì những kinh nghiệm của họ ở, và các khát vọng của họ cho, nước Nga. Các xã hội khác có thể chịu thua cùng hình thức chính trị, sau một cú sốc và một vụ bê bối, như ở Ba Lan, hay như một kết quả của bất bình đẳng và sự can thiệp Nga, như ở Anh và Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu của ông về media Nga và xã hội Nga, được công bố trong 2014, Peter Pomerantsev kết luận với sự suy ngẫm rằng “ở đây sẽ ở đó,” phương Tây sẽ giống nước Nga. Chính chính sách Nga là để tăng tốc quá trình này.

Nếu các nhà lãnh đạo không có khả năng để cải cách nước Nga, cải cách phải có vẻ là không thể. Nếu những người Nga tin rằng tất cả các lãnh đạo và tất cả media đều nói dối, thì họ sẽ học để gạt bỏ các mô hình Tây phương cho bản thân họ. Nếu các công dân của châu Âu và Hoa Kỳ tham gia vào sự ngờ vực chung lẫn nhau và ngờ vực các định chế của họ, thì châu Âu và nước Mỹ có thể được kỳ vọng để tan rã. Các nhà báo không thể hoạt động giữa sự ngờ vực hoàn toàn; các xã hội dân sự suy tàn khi các công dân không thể trông cậy vào nhau; luật trị phụ thuộc vào các niềm tin rằng mọi người sẽ tuân theo luật mà không có sự thực thi của nó và rằng sự thi hành khi xảy ra nó sẽ là vô tư. Chính ý tưởng về tính vô tư giả thiết rằng có các sự thật mà có thể được hiểu bất chấp triển vọng.

Tuyên truyền Nga được truyền108 bởi học trò bên cực Hữu Âu châu mà chia sẻ lợi ích của nước Nga trong việc phá hủy các định chế Âu châu. Ý tưởng, chẳng hạn, rằng chiến tranh Nga chống Sodom (và cuộc xâm lược liên kết của Nga ở Ukraine) là một “chiến tranh lạnh,” hay một “Chiến tranh lạnh 2.0,” được Club Izborsk trình bày. Nó là một ý niệm hữu ích ở nước Nga, vì nó cách điệu hóa việc tấn công đồng tính [gay bashing] (và rồi sự xâm lấn một láng giềng bất lực trong khi tấn công đồng tính) như một sự đối đầu lớn với một siêu cường toàn cầu về hình thù của nền văn minh. Phép chuyển nghĩa [ẩn dụ] này của “một chiến tranh lạnh mới” được truyền bá bởi Marine Le Pen, lãnh tụ của Front National, mà đã dùng nó trên RT bắt đầu trong 2011 và trong chuyến viếng thăm Moscow tháng Bảy 2013 của bà. Người theo thuyết da trắng thượng đẳng Mỹ hàng đầu, Richard Spencer, sử dụng cùng thuật ngữ cùng thời gian khi được RT phỏng vấn.

Cực Hữu Âu châu và Mỹ cũng truyền bá lời xác nhận Nga chính thức rằng các cuộc biểu tình Ukrainia trên Maidan là tác phẩm của phương Tây. Tên phát xít Ba Lan Mateusz Piskorski cho rằng các cuộc biểu tình Ukrainia là tác phẩm “sứ quán Hoa Kỳ.” Heinz-Christian Strache, lãnh tụ của đảng Freiheitliche của Austria, đổ lỗi cho mật vụ Tây phương. Márton Gyöngyös của đảng Jobbik Hungari, người mà bản thân báo chí Nga đã phân loại như một người bài Do thái và một tân-Nazi trong những năm trước khi những kẻ bài Do thái và tân-Nazi trở thành các nhà bình luận của RT, nói rằng các cuộc biểu tình Maidan do các nhà ngoại giao Mỹ sắp đặt. Manuel Ochsenreiter, một tân-Nazi Đức, nói về cách mạng Ukrainia như “bị phương Tây áp đặt.” Chẳng ai trong những người này đưa ra bằng chứng cả.

Các ý tưởng âm mưu Nga,109 được cực Hữu Âu châu truyền bá, tìm thấy sức kéo ở vài nơi của cánh Hữu Mỹ. Vài tuyên bố của cựu dân biểu Cộng hòa Ron Paul, mà đã ứng cử tổng thống trong 2008 và 2012, là đặc biệt lý thú. Paul, tự mô tả mình như một nhà tự do chủ nghĩa (libertarian), đã cất lên những chỉ trích mạnh mẽ về các cuộc chiến tranh Mỹ ở nước ngoài. Bây giờ ông bảo vệ một chiến tranh Nga ở nước ngoài. Paul trích dẫn Sergei Glazyev với sự tán thành—mặc dù chính trị phát xít và kinh tế học tân-cộng sản của Glazyev mâu thuẫn với chủ nghĩa tự do vô độ (libertarianism) của Paul, và sự hiếu chiến của Glazyev trái với chủ nghĩa biệt lập của Paul. Paul ủng hộ dự án Eurasia, mà lần nữa lại bất ngờ, vì các nguồn triết học của nó là phát xít và kinh tế học của nó gồm kế hoạch hóa nhà nước. Paul, lặp lại một loạt kẻ phát xít Âu châu, cho rằng “chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc đảo chính” ở Ukraine. Giống họ, ông không đưa ra bằng chứng nào. Thay vào đó ông trích dẫn tuyên truyền từ RT.

Đã ít ngạc nhiên hơn110 rằng Lyndon LaRouche, lãnh đạo của một tổ chức Nazi-bí mật Mỹ, đi theo đường lối của Glazyev. LaRouche và Glazyev đã cộng tác trong hai thập niên quanh ý tưởng về một chế độ tài phiệt quốc tế (Do thái), một sự diệt chủng của những người Nga bởi những người tự do [liberal] (Do thái), và tính đáng mong muốn của Eurasia. Theo quan điểm của LaRouche, Ukraine là một cấu trúc nhân tạo được những người Do thái tạo ra để ngăn cản Eurasia. Giống Glazyev và những kẻ phát xít Nga khác, LaRouche đã triển khai các biểu tượng quen thuộc của Holocaust để xác định những người Do thái như các thủ phạm và những người khác như các nạn nhân. Vào ngày 27 tháng Sáu 2014, LaRouche công bố một bài báo của Glazyev, cho rằng chính phủ Ukrainia là một tập đoàn Nazi do Hoa Kỳ dựng lên.

Stephen Cohen111 đã vay mượn từ lạm dụng của media Nga cùng lúc, vào ngày 30 tháng Sáu 2014. Giống LaRouche, Cohen tán thành khẳng định tuyên truyền Nga rằng việc Nga xâm lấn Ukraine được biện minh bởi sự diệt chủng Ukrainia. Quan niệm rằng Ukraine đang gây ra sự diệt chủng được RT dịch sang tiếng Anh, và sau đó được những người Mỹ cực Hữu và cực Tả nào đó truyền bá. Cố gắng tuyên truyền này đã khai thác các hình ảnh liên kết với Holocaust. Những hình ảnh này có thể được dùng bởi LaRouche để trình bày những người Nga như các nạn nhân của những người Do thái cho những người bài Do thái Mỹ, hay bởi Cohen để gợi ý cho cánh Tả Mỹ và những người Do thái Mỹ rằng trạng thái nạn nhân Nga trong 2014 là giống trạng thái nạn nhân Do thái trong 1941. Theo cả hai cách, kết quả đã không chỉ làm giả các sự kiện ở Ukraine mà cũng để tầm thường hóa Holocaust.

Viết trong tờ The Nation,112 Cohen cho rằng thủ tướng Ukrainia đã nói về các kẻ thù như “dưới con người (subhuman),” mà ông đề xuất như bằng chứng về các tín điều nazi và hành vi của chính phủ Ukrainia. Thủ tướng Ukrainia thực ra đã viết một lời chia buồn cho các gia đình Ukrainia của những người lính tử trận, trong đó ông dùng từ “vô nhân đạo” (neliudy) để mô tả những kẻ tấn công. Media Nga sau đó đã [cố ý] dịch sai từ Ukrainia thành từ Nga như “dưới con người” (nedocheloveki), và RT đã dùng từ “subhuman” trong các buổi phát tiếng-Anh. Cohen đã phục vụ như liên kết cuối cùng trong chuỗi, đưa sự vu khống vào media Mỹ. Trong một tường thuật RT, sự dịch sai đã được phát sóng cùng với một loạt lời nói dối khác và đi cùng với các hình ảnh sinh động về sự giết người hàng loạt ở Rwanda. Đoạn (video) RT đã vi phạm các tiêu chuẩn phát sóng ở Vương quốc Anh, và bị rút khỏi internet. Các bạn đọc tìm lời xác nhận “dưới con người” giả vẫn có thể tìm thấy trong The Nation.

Khi Nga bắn hạ MH17 trong113 tháng Bảy 2014, Cohen nói: “Chúng ta đã có những sự bắn hạ này. Chúng ta đã có chúng trong chiến tranh lạnh.” Việc giết các thường dân bị gạt bỏ bằng một sự ám chỉ mơ hồ đến quá khứ. Một vũ khí Nga với một đội Nga trong một cuộc xâm lược Nga vào Ukraine đã bắn hạ một máy bay dân dụng và giết 298 người. Một nhà nước đã chuyển những người lính và các vũ khí; một sĩ quan ra lệnh khai hỏa; các phi công bị giết trong một buồng lái khi mảnh đạn xuyên qua thân thể họ; một máy bay bị xé tan mười kilomet trên trái đất; những trẻ em, phụ nữ, đàn ông đã chết trong sự khủng bố đột ngột, các phần thân thể họ rải rác khắp các vùng quê. Vào ngày 18 tháng Bảy 2014, ngày mà Cohen nói điều này, truyền hình Nga phát nhiều phiên bản của nó về sự kiện. Thay cho việc giải thích cho những người Mỹ những gì các phóng viên biết—rằng nhiều máy bay Ukrainia đã bị vũ khí Nga bắn hạ ở cùng chỗ trong các tuần trước, và rằng sĩ quan GRU Nga Igor Girkin đã đòi công trạng cho việc bắn hạ máy bay mà hóa ra là MH17—Cohen đã thay đổi chủ đề sang “chiến tranh lạnh.”

Ý tưởng này rằng chính sách chống-gay của Nga114 và sự xâm lược của nó vào Ukraine là một “chiến tranh lạnh mới” đã là một meme được truyền bá bên trong nước Nga bởi những kẻ phát xít của Club Izborsk và sau đó bởi các chính trị gia cánh-hữu trên RT: Marine Le Pen, bắt đầu trong 2011, và Richard Spencer, bắt đầu trong 2013. Thuật ngữ đã trở thành một rường cột chính trong các trang của tuần san The Nation trong 2014, nhờ các bài báo của Cohen và tổng biên tập tạp chí, Katrina vanden Heuvel.

Vào ngày 24 tháng Bảy 2014,115 trên truyền hình vanden Heuvel cho rằng Moscow “đang kêu gọi một cuộc ngừng bắn” trong một “nội chiến.” Trong việc nói theo cách này, bà đang tách nước Nga khỏi một cuộc xung đột trong đó nó là kẻ xâm lược. Vào thời khắc đó, các thủ tướng của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Lugansk” đã không là những người Ukrainia mà là các công dân Nga được đưa vào bởi các lực lượng Nga, các nhà công nghệ chính trị chẳng có quan hệ gì với Ukraine. Trong năng lực quan hệ công chúng của họ, họ đang quảng cáo cho chính khái niệm “nội chiến” mà vanden Heuvel đã giúp để truyền bá. Vào lúc sự xuất hiện của bà trên truyền hình, công dân Nga phụ trách an ninh là Vladimir Antyufeyev, người đã mô tả đặc trưng cuộc xung đột như một cuộc chiến tranh chống lại âm mưu Tam Điểm quốc tế và đã đoán trước sự phá hủy Hoa Kỳ.

Vanden Heuvel đã nói116 một tuần sau khi MH17 bị bắn hạ bởi một hệ thống vũ khí Nga, trong một mùa hè trong đó Nga chuyển vũ khí qua biên giới đã được tường thuật rộng rãi. Bà nói về một “nội chiến” trong một cuộc pháo kích Nga ồ ạt từ lãnh thổ Nga. Một nhà báo Nga tại địa điểm phóng đã tường thuật rằng “Nga từ lãnh thổ của chính nó đang nã pháo Ukraine” và viết về “sự xâm lược quân sự của nước Nga chống lại Ukraine.” Khi vanden Heuvel đang nói, hàng ngàn lính Nga từ các đơn vị có căn cứ khắp Liên bang Nga đang tập trung tại biên giới Nga-Ukrainia. Những thực tế sơ đẳng này của chiến tranh Nga chống lại Ukraine, được biết lúc đó nhờ công việc của các phóng viên Nga và Ukrainia, đã bị nhấn chìm bởi The Nation trong những sự chuyển nghĩa tuyên truyền.

Những người viết quan trọng117 của cánh Tả Anh đã lặp lại cùng đề tài Nga có thể tranh luận. Trong tờ The Guardian, John Pilger viết trong tháng Năm 2014 rằng Putin “đã là nhà lãnh đạo duy nhất lên án sự lên của chủ nghĩa phát xít.” Đấy là một kết luận không khôn ngoan để rút ra từ các sự kiện hiện thời. Chỉ vài ngày sớm hơn, những kẻ tân-Nazi đã diễu hành trên đường phố Moscow mà không vấp phải sự lên án từ tổng thống của họ. Vài tuần sớm hơn, trên truyền hình nhà nước Nga, một cô xướng ngôn viên Nga chủ chốt đã cho rằng những người Do thái đã gây ra Holocaust cho chính họ; và người đối thoại của cô, Alexander Prokhanov, đã đồng ý. Chính phủ Putin đã trả lương cho cô xướng ngôn viên chính, và bản thân Putin đã xuất hiện trên media với Prokhanov (người cũng đã có một chuyến bay vui vẻ trên một máy bay ném bom Nga, một sự biểu hiện khá rõ về sự ủng hộ chính thức). Những người này đã không bị lên án. Nước Nga lúc đó đang tập hợp cực Hữu Âu châu—như “các nhà quan sát” bầu cử, như những người lính trên chiến trường, và như các nhà tuyên truyền các thông điệp của nó. Moscow đã tổ chức các cuộc họp của những kẻ phát xít Âu châu và đã trợ cấp đảng cực Hữu Pháp, Front National.

Làm sao các nhà hướng dẫn dư luận118 cánh Tả lại bị cám dỗ bởi Vladimir Putin, lãnh tụ toàn cầu của cực Hữu? Nước Nga đã tạo ra những phép chuyển nghĩa nhắm tới cái các chuyên gia chiến tranh mạng gọi là “các tính nhạy cảm”: những gì người ta chắc có vẻ tin vì cách nói và hành vi của họ. Là có thể để cho rằng Ukraine là một cấu trúc [construction] Do thái (cho một công chúng) và cả rằng Ukraine là một cấu trúc phát xít (cho một công chúng khác). Những người bên cánh Tả bị lôi kéo vào bởi những kích thích trên media xã hội mà nói với các cam kết của chính họ. Pilger viết bài báo của ông dưới ảnh hưởng của một văn bản ông tìm thấy trên internet, tự cho là được viết bởi một bác sĩ, nêu chi tiết cái được cho là các sự tàn ác Ukrainia ở Odessa—nhưng bác sĩ đã không tồn tại và sự kiện đã không xảy ra. Sự sửa lỗi của The Guardian đã lưu ý chỉ rằng nguồn của Pilger, một trang media xã hội giả, “sau đó đã bị dỡ bỏ”: nhẹ nhàng hơn rất nhiều để nói rằng bài báo được đọc nhiều nhất về Ukraine trong tờ báo đó trong 2014 là một bản dịch của sự hư cấu chính trị Nga sang tiếng Anh.

Phó tổng biên tập Guardian Seumas Milne119 trong tháng Giêng 2014 cho rằng “các nhà dân tộc chủ nghĩa cực hữu và phát xít đã ở tâm của các cuộc biểu tình” ở Ukraine. Điều này không tương ứng với tường thuật của The Guardian từ Ukraine mà với đường lối tuyên truyền Nga. Milne loại bỏ khỏi hồ sơ công sức của khoảng một triệu công dân Ukrainia để hướng về luật trị chống lại chế độ tài phiệt: một sự đổi hướng kỳ quặc cho một tờ báo với một truyền thống cánh-tả. Ngay cả sau khi Putin đã thú nhận rằng các lực lượng Nga đã ở Ukraine, Milne cho rằng “những người đàn ông nhỏ màu xanh” hầu hết đã là những người Ukrainia. Tại thượng đỉnh tổng thống của Putin về chính sách đối ngoại ở Valdai trong 2013, tổng thống Nga cho rằng Nga và Ukraine là “một dân tộc.” Milne đã chủ tọa một phiên của thượng đỉnh 2014, theo lời mời của Putin.

Chẳng ai trong những người này—Milne, Pilger, Cohen, vanden Heuvel, LaRouche, Paul—đưa ra một diễn giải duy nhất mà không sẵn có trên RT. Trong một số trường hợp, như với Paul và LaRouche, sự mắc nợ tuyên truyền Nga đã được thừa nhận. Ngay cả những người mà tác phẩm của họ được công bố bên cạnh sự tường thuật thực sự, trong The Nation hay trong The Guardian, đã bỏ qua những sự điều tra của các phóng viên Nga và Ukrainia thật sự. Chẳng ai trong những người viết Mỹ và Anh có ảnh hưởng này đã thăm Ukraine, mà lẽ ra phải là thực hành báo chí bình thường. Những người mà nói tự do đến vậy về các âm mưu, các cuộc đảo chính, các tập đoàn (junta), các trại, những kẻ phát xít, và những sự diệt chủng đã né tránh liên lạc với thế giới thực. Từ một khoảng cách, họ dùng sự thông minh của họ để nhấn chìm một đất nước vào phi-thực tế (unreality); trong việc làm vậy, họ nhấn chìm nước của chính họ và bản thân họ.

Những lượng thời gian khổng lồ120 đã uổng phí ở Anh, Hoa Kỳ, và châu Âu trong 2014 và 2015 trên những cuộc thảo luận về liệu Ukraine có tồn tại không và liệu nước Nga có xâm lấn nó hay không. Chiến thắng lớn đó của chiến tranh thông tin đã đáng là bài học bổ ích cho các nhà lãnh đạo Nga. Trong cuộc xâm lăng Ukraine, các chiến thắng Nga chính đã là ở trong tâm trí của những người Âu châu và những người Mỹ, không phải trên các chiến trường. Các chính trị gia cực-Hữu đã truyền bá các thông điệp của nước Nga, và các nhà báo cánh tả đã giúp để đưa chúng vào trung tâm. Một trong những nhà báo cánh tả sau đó đã bước vào các hành lang quyền lực. Trong tháng Mười 2015, Seumas Milne, sau khi chủ tọa một phiên thượng đỉnh Valdai của Putin, đã trở thành người đứng đầu truyền thông cho Jeremy Corbyn, lãnh tụ của Đảng Lao động Anh. Với Milne như chánh văn phòng báo chí của mình, Corbyn đã tỏ ra là một người bênh vực tồi cho tư cách thành viên EU. Các cử tri Anh chọn để rời EU, và Moscow ca tụng.

Trong tháng Bảy 2016,121 không lâu sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, Donald Trump nói, “Putin sẽ không đi vào Ukraine, bạn có thể ghi lại.” Cuộc xâm lấn Nga vào Ukraine đã bắt đầu hơn hai năm trước rồi, trong tháng Hai 2014, ngay sau khi những kẻ bắn tỉa giết những người Ukrainia trên Maidan. Chính nhờ các sự kiện đó mà Trump có một nhà quản lý chiến dịch vận động. Yanukovych đã trốn sang nước Nga, nhưng cố vấn của ông Paul Manafort tiếp tục làm việc cho một đảng thân-Nga ở Ukraine suốt đến cuối 2015. Chủ sử dụng lao động mới của Manafort, Khối Đối lập, chính xác là phần của hệ thống chính trị Ukrainia mà muốn kinh doanh với Nga trong khi nước Nga đang xâm lược Ukraine. Đấy là sự chuyển tiếp hoàn hảo cho việc làm tiếp theo của Manafort. Trong 2016, ông chuyển về New York và tiếp quản sự quản lý chiến dịch vận động của Trump. Trong 2014, Trump biết rằng nước Nga đã xâm lấn Ukraine. Dưới sự giám hộ của Manafort, Trump tuyên bố sự vô tội Nga.

Lyndon LaRouche và Ron Paul lấy cùng đường lối lúc đó: nước Nga đã chẳng làm gì sai, và những người Âu châu và những người Mỹ phải bị đổ lỗi vì sự xâm lấn Nga, mà có lẽ đã xảy ra và có lẽ đã không xảy ra. Viết trong The Nation trong mùa hè và mùa thu 2016, Cohen đã bảo vệ Trump và Manafort, và đã mơ rằng Trump và Putin một ngày nào đó sẽ đến với nhau và lập lại trật tự thế giới. Lời nói láo và chủ nghĩa phát xít Nga tấn công Liên Âu và Hoa Kỳ, mà chiến dịch vận động của Trump là một phần của nó, là một câu chuyện tự nhiên cho cánh Tả. Tuy vậy, ít người bên cánh Tả đã xem Trump và sự hư cấu của riêng ông một cách nghiêm túc trong 2016. Có lẽ điều này là bởi vì những người viết mà họ tin cậy đã không phải là các nhà phân tích về, mà đúng hơn là những người tham gia vào, chiến dịch Nga để làm xói mòn tính thực (factuality). Trong bất kỳ sự kiện nào, Ukraine là lời cảnh báo mà chẳng ai để ý đến.

Khi một ứng viên tổng thống từ một thế giới hư cấu xuất hiện ở Hoa Kỳ, những người Ukrainia và những người Nga đã nhận thấy những hình mẫu quen thuộc, nhưng ít người bên cánh Hữu Mỹ hay cánh Tả Mỹ đã lắng nghe. Khi Moscow đưa vào hoạt động ở Hoa Kỳ cùng những kỹ thuật được dùng ở Ukraine, ít người bên cánh Hữu Mỹ hay cánh Tả Mỹ đã nhận ra. Và như thế Hoa Kỳ bị đánh bại, Trump được bàu, Đảng Cộng hòa bị mù, và Đảng Dân chủ bị sốc. Những người Nga đã cung cấp sự hư cấu chính trị, nhưng những người Mỹ đã nhận được cái họ yêu cầu.

Chú thích:

1. Các ý tưởng của Ivan Ilyin Tiểu thuyết: Natan Dubovitsky [Vladislav Surkov], “My ischeznem, kak tol’ko on otkroet glaza. Dolg obshchestva i vash, prezhde vsego—prodolzhat’ snitsia emu,” Okolonolia, Media Group LIVE, Moscow 2009. Xem cả: Peter Pomerantsev, “The Hidden Author of Putinism,” The Atlantic, Nov. 7, 2014; “Russia: A Postmodern Dictatorship,” Institute of Modern Russia, 2013, 6; và trên hết Pomerantsev, Nothing Is True.

2. Để chấm dứt tính thực Vladislav Surkov, “Russkaia politicheskaia kul’tura. Vzgliad iz utopii,” Russkii Zhurnal, June 15, 2007.

3. Ở nước Nga của những năm 2010 Maksim Trudoliubov and Nikolai Iepple, “Rossiiskoe obshchestvo ne vidit sebia,” Vedomosti, July 2, 2015. Pavlovsky đối sánh thực hành Nga đương thời với thực hành Soviet trước đó. Trong thời kỳ Stalinist, các âm mưu được miêu tả sinh động trong các vụ xử trình diễn đã đổi hướng tới sự hư cấu, và, trong một số vụ đầy kịch tính nhất, hướng tới lý thuyết âm mưu bài Do thái: xem Snyder, Bloodlands; xem cả Proces z vedením protistátního spikleneckého centra v čele s Rodolfem Slánským (Prague: Ministerstvo Spravedlnosti, 1953); Włodzimierz Rozenbaum, “The March Events,” Polin, vol. 21, 2008, 62–93; Dariusz Stola, “The Hate Campaign of March 1968,” Polin, vol. 21, 2008, 16–36. Volin: Masha Gessen, “Diadia Volin,” RFE/RL, Feb. 11, 2013. Tỷ lệ 90%: Levada Center, “Rossiiskii Media Landshaft,” June 17, 2014. Ngân sách: Peter Pomerantsev, “Unplugging Putin TV,” Foreign Affairs, Feb. 18, 2015.

4. RT, truyền hình Các ví dụ về khách: Peter Pomerantsev and Michael Weiss, “The Menace of Unreality: How the Kremlin Weaponizes Information, Culture, and Money,” Institute of Modern Russia, Nov. 22, 2014, 15. Trích dẫn Putin: Margarita Simonyan phỏng vấn, RT, June 12, 2013. “No such thing”: “Interv’iu/Margarita Simon’ian,” RNS, March 15, 2017. Xem cả Peter Pomerantsev, “Inside Putin’s Information War,” Politico, Jan. 4, 2015; Peter Pomerantsev, “Inside the Kremlin’s hall of mirrors,” TG, April 9, 2015. Ngân sách RT: Gabrielle Tetrault-Farber, “Looking West, Russia Beefs Up Spending in Global Media Giants,” Moscow Times, Sept. 23, 2014. Khẩu hiệu “Question More (Câu hỏi Nữa)” được một hãng quan hệ công chúng Mỹ tạo ra.

5. Tính thực bị thay thế So sánh với Pomerantsev, Nothing Is True, 73, 228.

6. “Chiến tranh thông tin Trích dẫn: Peter Pomerantsev, “Inside Putin’s Information War,” Politico, Jan. 4, 2015.

7. Những người đầu tiên Kremlin phái tới Girkin và Borodai: Sokolov-Mitrich and Leibin, “Ostavit’ Bogu mesto v istorii”; “Profile of Russian Tycoon’s Big New Christian TV Channel,” FT, Oct. 16, 2015; Mitrokhin, “Transnationale Provokation, 158, và “Infiltration,” 3–16; “Russian ultra-nationalists come to fight in Ukraine,” StopFake, March 8, 2014; “After Neutrality Proves Untenable, a Ukrainian Oligarch Makes His Move,” NYT, May 20, 2014.

8. Khi Nga bắt đầu Rầm rầm: Kurczab-Redlich, Wowa, 671. Đồng phục: “Vladimir Putin answered journalists’ questions on the situation in Ukraine, March 4, 2014,” Kremlin, 20366. Định thời gian của binh lính: Thomas Gutschker, “Putins Schlachtplan,” FAZ, July 9, 2014.

9. Putin đã không thử Clover, Black Wind, White Snow, 19.

10. Tấn công trực tiếp của Putin Về “những người đàn ông nhỏ màu xanh”: Miller et al., “An Invasion by Any Other Name,” 10, 12, 27, 30, 45, 47; Bebler, “Crimea and the Russian-Ukrainian Conflict,” 35–53. Sergatskova: Voina na tri bukvy, 24.

11. Các biên tập viên Tây phương Simon Shuster, “Putin’s Confessions on Crimea Expose Kremlin Media,” Time, March 20, 2015. Hành động sau đó được lặp lại một lần thứ hai với sự can thiệp Nga ở Donbas. Shaun Walker, “Putin admits Russian military presence in Ukraine for first time,” TG, Dec. 17, 2015.

12. Sau sự phủ nhận đáng ngờ “Vladimir Putin answered journalists’ questions on the situation in Ukraine, March 4, 2014,” Kremlin, 20366.

13. Ý tưởng cũ hơn  Cho phỏng vấn đầy đủ và khung cảnh, xem Rick Perlstein, “Lee Atwater’s Infamous 1981 Interview on the Southern Strategy,” The Nation, November 13, 2012.

14. Sự lựa chọn các chiến thuật Sự bỏ các phù hiệu trước khi xâm lấn đã là một chủ đề thường xuyên trong những sự liên lạc cuối cùng giữa các binh lính Nga và cha mẹ hay vợ của họ. Xem, chẳng hạn, Elena Racheva, “ ‘On sam vybral etu professiiu. Ia sama vybrala ego. Nado terpet’,” NG, Aug. 30, 2014.

15. Các lính thật “Vladimir Putin trả lời các câu hỏi của các nhà báo về tình hình ở Ukraine, 4 tháng Ba 2014,” Kremlin, 20366.

16. Tính vĩnh viễn lấy các điểm nào đó Sherr, “A War of Perception.” Putin’s reference to “Novorossiia”: “Direct Line with Vladimir Putin,” April 17, 2014, Kremlin, 20796.

17. Hầu hết công dân Dugin nói về “Novorossiia” vào ngày 3 tháng Ba: Clover, Black Wind, White Snow, 13.

18. Khi Surkov và Glazyev Mitrokhin, “Infiltration.”

19. Và như thế, trong mùa xuân 2014 Trích dẫn của lính: Pavel Kanygin, “Bes, Fiks, Roman i goluboglazyi,” NG, April 17, 2014. Về sự hiện diện của các lính Nga, xem Pieniążek, Pozdrowienia z Noworosji, 72, 93. Xem cả phỏng vấn video với Girkin ngày 26 tháng Tư 2014: “Segodnia otkryl litso komanduiushchii otriadom samooborony Slavianska Igor’ Strelkov,” www.youtube.com/​watch?v=8mGXDcO9ugw, và sự nhớ lại của dân cư ở Olha Musafirova, “Po leninskim mestam,” NG, Oct. 2014; Iulia Polukhna, “Dolgaia doroga v Lugansk,” NG, Oct. 21, 2014. Trích dẫn Borodai: Kanygin, “Aleksandr Borodai.”

20. Nhà nước Ukrainia Czuperski et al., “Hiding in Plain Sight,” 4–6; Miller et al., “An Invasion by Any Other Name.”

21. Sau khi sáp nhập Về Kolomois’kyi: Pieniążek, Pozdrowienia z Noworosji; “Ukraine’s Catch 22 Over Its Oligarch Class,” Johnson’s Russia List, March 25, 2015. Người Nga treo cờ trên Kharkiv: “Protestors raise Russian flag in two east Ukrainian cities,” Reuters, March 1, 2014. Tiếp quản tòa nhà hành chính Odessa: Oksana Grytsenko, “Pro-Russia groups take over government buildings,” TG, March 3, 2014; Charles King, “Forgetting Odessa,” Slate, May 8, 2014; Mitrokhin, “Infiltration.”

22. Trong tháng Ba và tháng Tư Odessa: Ekaterina Sergatskova’s journalism from the May 3, 2014, Bản tiếng Nga của Ukrains’ka pravda và của Artiom Chapai ngày 5 tháng Năm tường thuật từ Insider được in lại trong Voina na try bukvy, 64–68, 77–84. Xem cả Natalia Zinets, “More than 40 killed in fire, clashes in Ukraine’s Odessa,” Reuters, May 2, 2014; Howard Amos and Harriet Salem, “Ukraine clashes,” TG, May 2, 2014.

23. Prokhanov so sánh Prokhanov, “Odinnadtsatyi stalinskii udar.”

24. Vào tháng Năm 2014 Về Vostok, xem Ekaterina Sergatskova’s coverage in the June 2, 2014, bản tiếng Nga của Ukrains’ka Pravda, được in lại trong Voina na tri bukvy, 117. Xem cả James Sherr, “A War of Perception,” trong Keir Giles et al., eds., The Russian Challenge (London: Chatham House, 2015); James Rupert, “Russia Allows—or Organizes—Chechen Fighters to Reinforce the Secessionist War in Ukraine,” New Atlanticist, May 30, 2014. Trích dẫn Girkin: Sherr, “A War of Perception.”

25. Ít nhất 31 người  Maria Turchenkova, “Gruz 200,” Ekho Moskvy, blog, June 4, 2014. Về động cơ của những người tình nguyện từ Liên bang Nga: các phỏng vấn người ly khai Nga (K) và (L).

26. Một trong số 31 người này  Elena Kostiuchenko, “ ‘Vash muzh dobrovol’no poshel pod ostrel’,” NG, June 17, 2014. Các gia đình Nga mà con của họ bị giết ở Syria đối mặt với các vấn đề tương tự. Maria Tsvetkova, “Death certificate offers clues on Russian casualties in Syria,” Reuters, Oct. 27, 2017.

27. Vào cuối tháng Sáu 2014 Voina na tri bukvy, 117; Serhyi Kudelia, “The Donbas Rift,” Russian Politics and Law, vol. 54, no. 1, 2016, 20. Trích dẫn Khodakovskii: “Komandir batal’ona ‘Vostok’: Kiev schel, chto dlia nego region poterian,” RIA.ru, June 4, 2014.

28. Vào ngày 5 tháng Bảy, đối mặt Phỏng vấn Girkin: Alekander Chalenko, Politnavigator, Dec. 1, 2014; xem cả Alekander Prokhanov, phỏng vấn Girkin, “Kto ty, Strelok?” Zavtra, Nov. 20, 2014; “Igor’ Strelkov: Ia sebia s Zhukovym ne sravnivaiu, no, kak i on, shtabnoi raboty ne liubliu,” politnavigator.net, Dec. 1, 2014. Về lập trường chiến lược, xem Michael Weiss, “All is not well in Novorossiya,” Foreign Policy, July 12, 2014.

29. Một cách tự nhiên, các công dân Ukrainia Khảo sát: Kudelia, “Donbas Rift,” 20. Tự vệ đã là một chủ đề trong các cuộc phỏng vấn với những người ly khai, kể cả những người mà cũng bày tỏ quan điểm ý thức hệ: Các phỏng vấn nhà ly khai (B) và (V), người sau cũng nói về trẻ em và đạn pháo. Tất nhiên đã có những ngoại lệ: xem “Varyag: Moe mirovozzrenie sformirovali trudy Dugina,” evrazia.org, Nov. 19, 2015.

30. Việc nhìn thấy cái chết tàn bạo Phỏng vấn nhà ly khai (V).

31. Sau khi đưa Donbas đến “Vladimir Antiufeev—novyi glava gosbezopasnosti DNR,” politikus.ru, July 10, 2014; Irene Chalupa, “Needing Better Control in Ukraine War, Moscow Sends in an Old KGB Hand,” New Atlanticist, July 17, 2014.

32. Trong một xung đột đóng băng Các trích dẫn là từ một phỏng vấn: Pavel Kanygin, “ ‘Pridnestrovskii general’ Vladimir Antiufeev, stavshii liderom DNP: ‘Slabaki! Ispugalis’ sanktsii! Gde klad, tam i serdtse’,” NG, Aug. 15, 2014. Cho các đoạn trích tiếng Anh, xem “Rebel Leader Blames Ukrainian War on Masons,” Moscow Times, Aug. 15, 2014.

33. Đối với Antyufeyev, những khát vọng Kanygin, “ ‘Pridnestrovskii general’ Vladimir Antiufeev.”

34. Vì Ukraine là tiêu điểm Ibid.

35. Cuộc phản công Nga  Evgenii Zhukov, Facebook Post, July 11, 2014.

36. Zhukov mô tả  Trích dẫn Gregoriev: “Rossiia obstrelivaet Ukrainu s svoei territorii,” Novoe Vremia, July 23, 2014. Bắn pháo từ nước Nga: Sean Case, “Smoking GRADs: Evidence of 90 cross-border artillery strikes from Russia to Ukraine in summer 2014,” mapinvestigation.blogspot.com, July 16, 2015; “Origin of Artillery Attacks on Ukrainian Military Positions in Eastern Ukraine Between 14 July 2014 and 8 Aug. 2014,” Bellingcat, Feb. 17, 2015.

37. Các quân đội thường sơ tán Elena Racheva, “Pogranichnoe sostoianie,” NG, Aug. 11, 2014.

38. Các nhà báo Nga Ibid.

39. Quân đội Ukrainia đã không thể Natalya Telegina, “Kak by voina. Reportazh s ukrainskoi granitsy,” Dozhd’, Aug. 5, 2014. Girkin chịu trách nhiệm: Alekander Prokhanov, phỏng vấn Girkin, “Kto ty, Strelok?” Zavtra, Nov. 20, 2014.

40. Một ngày sau khi Nga bắt đầu Chuyện đóng đinh trên thánh giá: “Bezhenka iz Slavianska vspominaet, kak pri nei kaznili malen’kogo syna i zhenu opolchentsa,” PK, July 12, 2014, 37175. Sự tiếp nhận câu chuyện đóng đinh trên thánh giá: “Aleksey Volin o siuzhete “Pervogo kanala” pro raspiatogo mal’chika,” www.youtube.com/​watch?v=7TVV5atZ0Qk, July 15, 2014.

41. Có vẻ rằng đích thân Alexander Dugin Post gốc của Dugin: www.facebook.com/​alexandr.dugin/​posts/​811615568848485.

42. Truyền hình Nga Các vũ khí: Miller et al., “An Invasion by Any Other Name,” 5–65. Xem cả: NATO Allied Command Operations, “NATO Releases Imagery: Raises Questions on Russia’s Role in Providing Tanks to Ukraine,” June 14, 2014.

43. Một hệ thống vũ khí Nga cốt yếu Michael Weiss and James Miller, “How We Know Russia Shot Down MH17,” DB, July 17, 2015; Miller et al., “An Invasion by Any Other Name,” 17–34.

44. Một trong số nhiều Sự thờ ơ Nga: “Pre-MH17 Photograph of Buk 332 Discovered,” Bellingcat, June 5, 2017; Wacław Radzinowicz, “Donbas, Syria, zestrzelony boeing,” GW, May 31, 2017.

45. Vào 1:20 chiều Cho chi tiết hỗ trợ thêm, xem Bellingcat Investigation Team, “MH-17,” 3–16, 36–44, nguyên văn đây đó, www.bellingcat.com/​tag/​mh17/; Weiss and Miller, “How We Know.” Sự khoe khoang của Girkin: web.archive.org/​web/​2014071715222’/​http://​vk.com/​strelkov_info [website không còn hoạt động]. Khodakovskii và những người khác: Pieniążek, Pozdrowienia z Noworosji, 199, 210; xem cả “Aleksandr Khodakovskii: Ia znal, chto ‘Buk’ shel iz Luganska,” echo.msk.ru, July 12, 2014.

46. Luật hấp dẫn Sự mập mờ của Churkov: Weiss and Miller, “How We Know.” Kể từ 2017, Hội đồng An toàn Hà Lan đã tìm kiếm thông tin về hai người đàn ông có vẻ là các sĩ quan quân đội Nga cấp cao. “Russian Colonel General Identified as Key MH17 Figure,” Bellingcat, Dec. 8, 2017. Các biến thể hư cấu được thảo luận dưới đây.

47. Vào chính ngày “Istochnik: ukrainskie siloviki mogli pereputat’ malaiziiskii ‘Boing’ s samoletom Putina,” NTV, July 17, 2014, 1144376; “Minoborony: Riadom s ‘boingom’ letel ukrainskii shturmovik,” life.ru, July 21, 2014, 137035; “Veroiatnoi tsel’iu sbivshikh malaiziiskii ‘Boing’ mog byt’ samolet Prezidenta Rossii,” PK, July 18, 2014, 37539; “Reports that Putin flew similar route as MH17,” RT, July 17, 2014, 173672.

48. Ngày tiếp sau, 18 tháng Bảy “Dispetchery vynudili Boeing snizitsia nezadolgo do krusheniia,” TVC, July 18, 2014, 45179; “Neverov: Kolomoiskii mog otdavat’ prikazy dispetcheram po Boeing,” TVC, July 23, 2014, 45480; “Fizionomist: Ochevidno, chto Kolomoiskii znaet, kto sbil ‘boing’,” life.ru, Oct. 22, 2014, 3329.

49. Trong khi đó, năm “Dispetcher: riadom s Boeing byli zamecheny dva ukrainskikh istrebitelia,” Vesti, July 17, 2014, 1807749. Câu chuyện thứ ba: “V silovykh strukturakh Ukrainy est’ versiia, chto Boeing sbili na ucheniiakh,” ria.ru, July 7, 2014, 20140725. Câu chuyện thứ tư: “Igor’ Strelkov: chast’ liudei iz Boinga umerli za neskol’ko sutok do katastrofy,” Rusvesna.su, July 18, 2014.

50. Các sự hư cấu này Sergei Lavrov, phỏng vấn, Rossiiskaia Gazeta, Aug. 26, 2014.

51. Nhưng cho dù tất cả những lời nói dối này “Rassledovanie Katastrofy ‘Boinga,’ ” Levada Center, July 27, 2015.

52. Những người Nga mà đã xem truyền hình Video có thể được xem như “Bike Show—2014. Sevastopol,” June 15, 2015, https://www.youtube.com/​watch?v=8K3ApJ2MeP8.

53. Trong bài văn đó, Prokhanov Tất nhiên, những người Nga không vô tội trong thời gian Đức chiếm đóng. Họ đã cộng tác với những người Đức theo cùng cách như các công dân Soviet khác. Cho thảo luận, xem Snyder, Black Earth.

54. Prokhanov đổ lỗi Bài văn của Prokhanov, ở đây và sau đó, là “Odinnadtsatyi stalinskii udar. O nashem novom Dne Pobedy,” Izvestiia, May 5, 2014. Ông đã viết ở nơi khác về Eurasia như quê hương của “các nữ thần vàng”: “Zolotye bogini Evrazii,” Izvestiia, June 2, 2014.

55. Xã hội Ukrainia Về Đức chiếm đóng Ukraine Soviet, xem Karel C. Berkhoff, Harvest of Despair (Cambridge, Mass.: Harvard UP, 2004).

56. Sau khi pháo binh Nga Trích dẫn và nói chung: “Glava fonda sverdlovskikh veteranov spetsnaza: ‘Ia pomogaiu dobrovol’tsam otpravit’sia na Ukrainu,’ ” phỏng vấn Vladimir Efimov, Novosti E1.ru, Dec. 24, 2014. Xem cả Miller et al., “An Invasion by Any Other Name,” 64. Đáng tham khảo về thời kỳ này là Aleksei Levinson, “Mentalnaia iama,” NG, June 4, 2014; Levada Center, “Rossiiskii Media Landshaft,” June 17, 2014; Ekaterna Vinokurova, “Ischezaiuschchaia federalizatsiia,” Znak, Aug. 25, 2014.

57. Một số trong những người tình nguyện Nga này Động cơ thúc đẩy và những sự đổi chác: Elena Racheva, “Tyl,” NG, Aug. 2014. Khoảng cách: phỏng vấn người tình nguyện Nga (K). Tiếng gọi của trái tim: phỏng vấn người tình nguyện Nga (L). Sodom toàn cầu: Dmytro Fionik, “Pryhody Boha v Ukraini,” trong Veni, vidi, scripsi: Istoriia nazhyvo (Kyiv: Tempura, 2015), 73. Về tuyển mộ, xem “Glava fonda sverdlovskikh veteranov spetsnaza.” Cho nhiều chân dung hơn về những người tình nguyện, xem Walker, The Long Hangover, prologue, sic passim.

58. Số những người tình nguyện Nga Binh lính tràn lên: Miller et al., “An Invasion by Any Other Name.” Các trại: Racheva, “Pogranichnoe sostoianie”; Racheva, “Tyl.”

59. Đôi khi những người lính Nhảy múa: Racheva, “Pogranichnoe sostoianie.” Các binh lính Dagestani bị giết: Ruslan Magomedov, “Gruz 200,” Chernovik, Aug. 22, 2014.

60. Lữ đoàn Súng Cơ giới Riêng biệt thứ 18 Tumanov: Elena Racheva, “Drugoi raboty-to net,” NG, Sept. 2014; cũng xem Parfitt, “Secret dead of Russia’s undeclared war”; Konrad Schuller and Friedrich Schmidt, “Ein offenes Staatsgeheimnis,” FAZ, Nov. 22, 2014. Về Lữ đoàn Súng Cơ giới Riêng biệt thứ 18, xem cả “Sovet po pravam cheloveka peredal Dozhdiu kopiiu obrashcheniia v SK s imenami propavshykh soldat,” Dozhd’, Sept. 2, 2014; Sergei Kanev, “Lapochka iz Kushchevki,” NG, Sept. 9, 2014; Evgenii Titov, “Stavropol’skaia pravozashchitnitsa, rasskazavshaia o pogibshikh v Ukraine voennosluzhashchikh, arestovana i dostavlena v Piatigorsk,” NG, Oct. 19, 2014; Courtney Weaver, “Café encounter exposes reality of Russian soldiers in Ukraine,” FT, Oct. 22, 2014.

61. Vào ngày 13 tháng Tám,  Các trích dẫn: Parfitt, “Secret dead of Russia’s undeclared war.” Media xã hội: Racheva, “Drugoi raboty-to net.”

62. Konstantin Kuzmin Trích dẫn từ Steven Rosenberg, “Ukraine Crisis: Forgotten Death of a Russian Soldier,” BBC, Sept. 18, 2014.

63. Một trong những đồng chí của Kuzmin’s Rufat: Kanev, “Lapochka iz Kushchevki.”

64. Vào hay khoảng 17 tháng Tám 2014 Sergei: Ivan Zhilin, “On otdal svoiu zhizn’, a ego privezli ot tak…” NG, Nov. 21, 2014. Các đám tang ở Pskov: Aleksei Ponomarev, “V Pskove proshli zakrytye pokhorony mestnykh desantnikov,” Slon, Aug. 25, 2014; cũng xem “K poslednemu moriu,” Pskovskaia Gubernaia, Sept. 12–13, 2014; và David M. Herszenhorn and Alexandra Odynova, “Soldiers’ Graves Bear Witness to Russia’s Role in Ukraine,” NYT, Sept. 21, 2014. Trung đoàn Dù thứ 137 và Andrianov: Ivan Zhilin, “On otdal svouiu zhizn’, a ego privezli ot tak…” NG, Nov. 21, 2014.

65. Lữ đoàn Tấn công Đổ bộ đường Không thứ 31 Elena Racheva, “Bilet v odin konets,” NG, Sept. 8, 2014.

66. Vào khoảng cùng lúc  Herszenhorn and Odynova, “Soldiers’ Graves Bear Witness.”

67. Tại điểm nào đó trong tháng Tám “Russia’s 200th Motorized Infantry Brigade in the Donbass: The Tell-Tale Tanks,” Bellingcat, July 4, 2016.

68. Evgeny Trundaev Về Trundaev và Lữ đoàn thứ 200: “Russia’s 200th Motorized Infantry Brigade in the Donbass: The Hero of Russia,” Bellingcat, June 21, 2016. Ilovaisk: “Russia’s 6th Tank Brigade,” Bellingcat, Sept. 22, 2015; Racheva, “Bilet v odin konets”; Miller et al., “An Invasion by Any Other Name,” 7, 26–37; “The Battle of Ilovaisk,” TI, Sept. 15, 2014.

69. Trong đầu 2015 Piotr Andrusieczko, “Lotnisko w Doniecku—ukraiński Stalingrad,” GW, Oct. 3, 2014; Sergei L. Loiko, “Ukraine fighters, surrounded at wrecked airport, refuse to give up,” Los Angeles Times, Oct. 28, 2014. Natalia Zinets and Maria Tsvetkova, “Ukraine’s Poroshenko tells army not to give up Donetsk airport,” Reuters, Dec. 5, 2014. “Cyborgs”: Miller et al., “An Invasion by Any Other Name,” 8, 36. Những kẻ phiến loạn Ukrainia bị hành hình: Oleg Sukhov, “Russian fighter’s confession of killing prisoners might become evidence of war crimes,” Kyiv Post, April 6, 2015.

70. Mục tiêu thứ hai Il’ia Barabanov, “V pampasakh Donbassa,” Kommersant.ru, Feb. 19, 2015. Cho một sự xác nhận kỹ lưỡng về cuộc hành trình của Dambaev từ Siberia đến Ukraine và ngược lại, xem Simon Ostrovsky, “Russia Denies That Its Soldiers Are in Ukraine, But We Tracked One There Using His Selfies,” Vice, June 16, 2015. Về lữ đoàn thứ 200: “Russia’s 200th Motorized Infantry Brigade in the Donbass,” Bellingcat, Jan. 16, 2016.

71. Bato Dambaev Barabanov, “V pampasakh Donbassa.” Thái độ với tuyên truyền: Elena Kostiuchenko, “My vse znali, na chto idem i chto mozhet byt’,” NG, Feb. 3, 2015.

72. Mặc dù một sự ngừng bắn thứ hai Batomunkuev: Kostiuchenko, “My vse znali.”

73. Các đơn vị của quân đội Nga Ruslan Leviev, “Three Graves: Russian Investigation Team Uncovers Spetsnaz Brigade in Ukraine,” Bellingcat, May 22, 2015.

74. Người láng giềng này đã có thể tương phản Phụ thuộc vào người đóng thuế Nga: Konrad Schuller, “Ohne Kohle in Kohlrevier,” FAZ, Nov. 24, 2014. Cuộc điện thoại từ Moscow: Anton Zverev, “Ex-rebel leaders detail role played by Putin aide in east Ukraine,” Reuters, May 11, 2017. Các chỉ dẫn từ Moscow: Jochen Bittner, Arndt Ginzel, and Alexej Hock, “Cheerful Propaganda and Hate on Command,” Die Zeit, Sept. 30, 2016. Các số thống kê: chính phủ Ukrainia cung cấp các danh sách về những lính bị giết (dưới 3.000 vào lúc viết các dòng này) và các ước lượng dân thường bị giết (8.000). Không có thông tin Nga chính thức nào về lính Nga bị giết, vì Nga phủ nhận rằng nó đang tiến hành một cuộc chiến tranh ở Ukraine. Rất có thể, thương vong Nga và Ukrainia là có thể so sánh được. Cho sự thảo luận, xem “ ‘Traceless regiment’: Russian military losses in Donbas,” Ukrainian Crisis Media Center, May 17, 2017, mà là một phiên bản rút gọn của bài báo của Oleksiy Bratushchak cùng ngày trong Ukrains’ka Pravda. Báo cáo chính thức Ukrainia về những người phải đi sơ tán trong nước là khoảng 1,6 triệu, nhưng số này gồm chỉ những người mà đã đăng ký cho tình trạng đó và chắc chắn là một con số thấp hơn số thật. Xem “5 Unreported Facts About Displaced People in Ukraine,” Hromadske International, May 18, 2017.

75. Trong tháng Năm 2014 Andy Greenberg, “How an Entire Nation Became Russia’s Test Lab for Cyberwar,” Wired, June 20, 2017; Ellen Nakashima, “U.S. government officially accuses Russia of hacking campaign,” WP, Oct. 7, 2016; Frenkel, “Meet Fancy Bear.” Cú hack tổng thống: Patrikarakos, War in 140 Characters, 123.

76. Chiến tranh mạng Các tổ chức Hoa Kỳ: “Bears in the Midst: Intrusion in the Democratic National Convention,” Crowdstrike, June 15, 2016. Bộ Ngoại giao: Ellen Nakashima, “New Details Emerge about Russian Hack,” WP, April 3, 2017. Malware trong mạng lưới điện: Greenberg, “How an Entire Nation.” Xem chương 6 cho thảo luận thêm.

77. Yếu tố nổi bật nhất Để theo dõi sự đối đầu Ukrainia với cyberwar, hãy tham khảo StopFakeEuroMaidan Press.

78. Suốt cuộc chiến tranh ở Ukraine Trích dẫn Putin: “Priamaia liniia s Vladimirom Putinym,” Kremlin, April 17, 2014. Các lực lượng đặc biệt: Kanygin, “Bes, Fiks, Roman i goluboglazyi.” Lavrov: Maria Gorelova, “Lavrov: Soobshcheniia o vvode voisk RF na Ukrainu—chast’ informatsionnoi voiny,” KP, Aug. 23, 2016; “Lavrov nazval snimki vtorzheniia voisk RF v Ukrainu kadrami iz komp’iuternoi igry,” NV.ua, Aug. 29, 2014.

79. Lavrov đã không thực sự muốn nói Levada Center, press release, Dec. 11, 2014.

80. Sau tất cả sự kích thích St. Petersburg: Bộ Tư pháp Nga, 29-8-2014, minjust.ru/​ru/​press/​news/​minyustom-rossii-vneseny-dopolneniya-v-reestr-nekommercheskih-organizaciy-1. Piatigorsk: Evgenii Titov, “Stavropol’skaia pravozashchitnitsa, rasskazavshaia o pogibshikh v Ukraine voennosluzhashchikh, arestovana i dostavlena v Piatigorsk,” NG, Oct. 2014. Xem Leviev, “Three Graves”; Rosenberg, “Ukraine crisis”; Miller et al., “Invasion by Any Other Name,” 64.

81.  Logic cơ bản Đấy là sự áp dụng có logic của ý tưởng “thực tế” trong lý thuyết về quan hệ quốc tế rằng các mối quan hệ quốc tế là về các lợi lộc tương đối chứ không phải tuyệt đối: rốt cuộc, việc mất ít hơn tất cả những người khác là một cái lợi tương đối. Cái quan trọng để nhận ra là các lý thuyết về quan hệ quốc tế mà tự giới thiệu mình như “realism (chủ nghĩa hiện thực)” có thể thực sự là chuẩn tắc (normative), theo nghĩa rằng các nhà nước hoạt động nhằm để làm cho chúng đúng. Việc Nga theo đuổi trò chơi tổng-âm có nghĩa từ viễn cảnh hẹp hòi của chế độ tài phiệt bị đe dọa, nhưng nó không là “chủ nghĩa hiện thực” theo nghĩa thông thường của từ, vì sự áp dụng của nó làm thay đổi thế giới. Theo nghĩa đó các nhà kiến tạo (constructivist) trong lý thuyết quan hệ quốc tế là đúng. Bản thân “chủ nghĩa hiện thực” trong lý thuyết quan hệ quốc tế là một sự xây dựng văn học (literary construction) vào lúc đầu, và một sự xây dựng Đức thật vậy. Nó dẫn quay lại đến Carl Schmitt. Matthew Specter khai thác các chủ đề liên quan.

82. Xã hội Ukrainia được củng cố Trích dẫn: “Ukraine chief rabbi accuses Russians of staging antisemitic ‘provocations,’ ” Jewish Telegraphic Agency, March 3, 2014. Số thống kê: “Only 5.5% of Ukrainian citizens consider themselves ‘Russian,’ ” UNIAN, July 11, 2017.

83. Bằng việc xâm lấn Ukraine Lavrov: Lilia Shevtsova, “The Putin Doctrine,” The American Interest, April 14, 2014; “Lavrov rasskazal, chto meshaet formirovaniiu novogo mirovogo poriadka,” Ren.tv, 19. Cho các đánh giá đương thời về Trung Quốc, xem các chú thích trong chương 3.

84. Các nhà tư tưởng Eurasia của Nga  Về nước (water) như một nguồn quý giá: Steven Solomon, Water (New York: HarperCollins, 2010).

85. Sergei Glazyev đã mở “Kremlin Advisor Speaks at Yalta Conference Amid Separatists, European Far Right (August 25–31),” TI, Aug. 30, 2014; Robert Beckhusen, “As Russia Invades Ukraine, the Kremlin’s Far Right Allies Meet in Yalta,” Medium, Aug. 31, 2014.

86. Bên trong Liên Âu Gauland: Melanie Amman and Pavel Lokshin, “German Populists Forge Ties with Russia,” Der Spiegel, April 27, 2016. Bundestag: Swiss Federal Intelligence Service, Situation Report, 2015, 76; Gerodimos et al., “Russia Is Attacking Western Liberal Democracies.”

87. Đối diện với số người tị nạn tăng lên  Quyết định của Merkel: Helena Smith and Mark Tran, “Germany says it could take 500,000 refugees a year,” TG, Sept. 8, 2015. Về những người tị nạn và sự lên của AfD, so sánh Timothy Garton Ash, “It’s the Kultur, Stupid,” NYR, Dec. 7, 2017; Mark Leonard, “The Germany Crisis,” New Statesman, March 5, 2016. Sự hài hòa hóa: Vladimir Putin, “70-ia sessiia General’noi Assamblei OON,” UN, Sept. 28, 2015. Giống những người Mỹ, những người Đức nói chung đã không xem chính trị ở Ukraine như liên quan đến họ một cách trực tiếp; nó thông thường được thảo luận, ở cả hai nước, qua các bội lọc ngoại lai hóa (exoticizing) mà làm cho việc này là không thể. Cuốn sách của Karl Schlögel, Entscheidung in Kiew, đã là một nỗ lực để giải thích cho những người Đức mối quan hệ giữa sự tấn công Nga chống lại sự thật ở Ukraine và kinh nghiệm riêng của họ về tính dễ vỡ của các định chế. Một số phóng viên Đức với sự hiểu biết về đông Âu cũng đã thử để làm trung gian: Alice Bota, “Angst vor Ukraines Patrioten,” Die Zeit, Oct. 24, 2014.

88. Bom Nga bắt đầu rơi Về sự đánh bom Nga: “Russia air strikes ‘strengthen IS,’ ” BBC, Oct. 2, 2015; Jonathan Marcus, “Syria crisis,” BBC, Oct. 8, 2015; Tom Miles and Stephanie Nebehay, “U.N. rights boss warns Russia over Syria air strikes,” Reuters, Oct. 4, 2016; Alec Luhn, “Russian media could almost be covering a different war in Syria,” TG, Oct. 3, 2016; Wacław Radzinowicz, “Donbas, Syria, zestrzelony boeing,” GW, May 31, 2017.

89. Một bi kịch gia đình Berlin “Russia’s Propaganda War Against Germany,” Der Spiegel, Feb. 8, 2016. Sputnik và nói chung: Rutenberg, “How the Kremlin built.”

90. Chiến tranh thông tin Nga Pervyi Kanal: “Avstriia vremenno priostanavlivaet deistvie Shengenskogo soglasheniia iz-za sluchaev nasiliia v Germanii,” PK, Jan. 16, 2016, 300073. Cảnh sát tuyên bố: Polizei Berlin, Facebook post, Jan. 18, 2016. Các trích dẫn 1 và 2: “SMI FRG: iznasilovanie v Berline russkoi devochki zamiali, chtoby ne seat’ paniku,” Vesti, Jan. 18, 2016; Elena Chinkova, “Liza, my s toboy!” KP, Jan. 24, 2016. Sự đưa tin thêm: Elena Minenkova, “Bednaia Liza…” rg-rb.de, Jan. 20, 2016, 17640; “Pervyi podozrevaemyi v seksual’nykh domogatel’stvakh vo vremia novogodnikh prazdnikov arestovan v Kol’ne,” PK, Jan. 19, 2016, 3166.

91. Chiến tranh thông tin cống lại Merkel Damien McGuinness, “Russia steps into Berlin ‘rape’ storm claiming German cover-up,” BBC, Jan. 27, 2016. Lavrov nói về Lisa F.: “Vystuplenie i otvety na voprosy SMI Ministra inostrannykh del Rossii S.V.Lavrova,” mid.ru, Jan. 26, 2016, 2032328.

92. Không lâu trước Ân xá Quốc tế: “Syria: Russia’s shameful failure to acknowledge civilian killings,” Amnesty International, Dec. 23, 2015. Các bác sĩ vì Nhân quyền: “Russian Warplanes Strike Medical Facilities in Syria,” Physicians for Human Rights, Oct. 7, 2015. Xem cả Westcott, “NGO Says Russian Airstrikes Hit Three Syrian Medical Facilities in Two Days,” NW, Oct. 7, 2015. Các tin tặc (hacker) Nga trong khi đó trừng trị những người tưởng thuật về các sự đánh bom: “Pawn Storm APT Group Returns,” SC Magazine, Oct. 23, 2015.

93. Merkel đã vẫn là lãnh tụ  Chiến tranh mạng Nga chống lại Merkel: Sophie Eisentraut, “Russia Pulling Strings on Both Sides of the Atlantic,” The Cipher, Sept. 22, 2017. Trích dẫn: “Wir werden Frau Merkel jagen,” Der Spiegel, Sept. 24, 2017.

94. Các chính trị gia Âu châu khác Về lập trường của Tusk, xem “Statement by President Tusk on Maidan Square,” EC-CEU, April 27, 2015. Thư Aleksandra Kovaleva: “Letter on ‘Euromaydan,’ ” Maidan Translations, Feb. 21, 2014.

95. Chính phủ Ba Lan đó Rosalia Romaniec, “Curious wiretapping affair rocks Polish government,” Deutsche Welle, June 23, 2014; Michael E. Miller, “Secret Recordings,” WP, June 11, 2015.

96. Vượt qua đường chia Xem nói chung Hannah Arendt, The Origins of Totalitarianism (New York: Harcourt, Brace, 1951). Bình luận hay nhất lúc đó là Marcin Król, “Diabeł ma nas w swych objęciach,” GW, June 27, 2014.

97. Có lẽ đã không là sự ngạc nhiên lớn Lời hứa rằng Macierewicz sẽ không là bộ trưởng quốc phòng: Agata Kondzińska, “Na kłopoty z Macierewiczem – generał Gowin,” GW, Oct. 9, 2015.

98. Trong 2006, khi đảng Luật và Công lý Đấy là các chủ đề của Piątek, Macierewicz i jego Tajemnice. Xem cả Wojciech Czuchnowski, “Nocny atak Macierewicza na Centrum Kontrwywiadu NATO,” GW, Dec. 18, 2015; Julian Borger, “Polish military police raid Nato centre in Warsaw,” TG, Dec. 18, 2015.

99. Macierewicz, một bậc thầy Về tình trạng tưởng niệm vụ thảm sát Katyn trước Macierewicz, cũng như một sự mô tả đặc trưng về tai họa Smolensk (132–53), xem Alexander Etkind et al., Remembering Katyn (Cambridge, UK: Polity, 2012).

100. Chỉ những người sống Trích dẫn từ hộp đen, như được chuyên gia chính phủ Ba Lan xác lập: “ ‘Zmieścisz się śmiało.’ Generał Błasik prowadził tupolewa na lotnisko w Smoleńsku,” dziennik.pl, April 7, 2015, 4877256. Vài đoạn thiết yếu bằng tiếng Anh ở trong “Poland publishes plane crash transcript,” BBC, June 10, 2010. Báo cáo Ba Lan chính thức: “Raport Koncowy z. Badania zdarzenia lotniczego nr 192/2010/11 samolotu Tu-154M nr 101 zaistnialego dnia 10 kwietnia 2010 w rejonie lotniska Smolensk Poloczny,” Warsaw, Poland, July 29, 2011. Các báo cáo chính thức Ba Lan và Nga đã khác về sự tường thuật của chúng về hành vi của những người kiểm soát Nga, nhưng không về điểm cốt yếu. Một tóm tắt có giá trị của một phi công Ba Lan là Jerzy Grzędzielski, “Prawda o katastrofie smołeńskiej.”

101. Macierewicz đã hiểu  Macierewicz đã công bố một Sách Trắng: Zespół Parlamentarny ds. Badania Przyczyn Katastrofy TU-154 M z 10 kwietnia 2010 roku, “Raport Smolenski: Stan badań, Wydanie II” (Warsaw: Poland, May 2013), 76.

102. Macierewicz đã đòi rằng danh sách  “Monthly Warsaw march,” Radio Poland, Nov. 10, 2017, 329891.

103. Những lời buộc tội của Macierewicz Piątek, Macierewicz i jego Tajemnice; Schuller, “Die Moskau-Reise.”

104. Warsaw trong khi đó Schuller, “Die Moskau-Reise.” On Malofeev, xem chương 3.

105. Macierewicz đã duy trì Aubrey McFate, “Poland’s defense ministry met with Dana Rohrabacher,” Daily Kos, Aug. 18, 2017; Adam Entous, “House majority leader to colleagues in 2016: ‘I think Putin pays’ Trump,” WP, May 17, 2017; Nicholas Fandos, “He’s a Member of Congress. The Kremlin Likes Him So Much It Gave Him a Code Name,” NYT, Nov. 21, 2017.

106. Macierewicz đã không phủ nhận “OSCE urges Poland’s restraint with investigative reporter,” AP, Aug. 4, 2017.

107. Không có gì cố hữu Nga Pomerantsev, Nothing Is True, 227.

108. Tuyên truyền Nga được truyền  Xem thảo luận trong chương 3.

109. Các ý tưởng âm mưu Nga Ron Paul, “The Ukraine Fuse Has Been Lit,” Money and Markets podcast, May 16, 2014.

110. Đã ít ngạc nhiên hơn Về Glazyev, xem các chương 3, 4, và 5. Glazyev article chez LaRouche: “On Eurofascism,” Executive Intelligence Review, June 27, 2014. Về những người Do thái như chịu trách nhiệm về chủ nghĩa phát xít và Ukraine: “British Imperial Project in Ukraine: Violent Coup, Fascist Axioms, Neo-Nazis,” Executive Intelligence Review, May 16, 2014. Trong các xuất bản phẩm LaRouche, “British” có nghĩa là “Do thái.” Xem cả Lyndon LaRouche nói về Ukraine trong Executive Intelligence Review, Jan. 3, 2014, May 2014.

111. Stephen Cohen Stephen F. Cohen, “The Silence of American Hawks About Kiev’s Atrocities,” The Nation, June 30, 2014.

112. Viết trong tờ The Nation Cohen mô tả đặc trưng: “Silence of American Hawks (Sự im lặng của những kẻ Diều hâu Mỹ).” Tuyên bố của thủ tướng Ukrainia về lời chia buồn: “Arsenyi Iatseniuk vyrazyl soboleznovannia,” June 14, 2014, www.kmu.gov.ua. Hành động pháp lý chống lại RT: Jasper Jackson, “RT sanctioned by Ofcom over series of misleading and biased articles,” TG, Sept. 21, 2015. Xem cả Pomerantsev and Weiss, “The Menace of Unreality,” 32.

113. Khi Nga bắn hạ MH17 trong Trích dẫn: Democracy Now!, July 18, 2014. Cho sự thảo luận về bản thân sự kiện và chiến dịch Nga gây rối trí, xem chương 4.

114. Ý tưởng này rằng sự chống-gay của Nga Xem các trích dẫn trước về Spencer and Le Pen; xem cả Shekhovtsov, Russia and the Western Far Right, chương 5, Cho hình mẫu lớn hơn: Nga đối với các trung gian cho công chúng. Từ 2014 đến 2017, các bài báo trong The Nation đã dùng thuật ngữ với sự điều đặn. Cho một phân tích điềm tĩnh hơn về sự so sánh giữa hai thời đại, xem Nikolay Koposov, “Back to Yalta? Stephen Cohen and the Ukrainian crisis,” Eurozine, Sept. 5, 2014.

115. Vào ngày 24 tháng Bảy 2014 Trích dẫn: Democracy Now!, July 24, 2014. Các nhà công nghệ chính trị: Mitrokhin, “Infiltration.” Antyufeyev được thảo luận ở trước.

116. Vanden Heuvel đã nói Báo chí Nga nói về bắn pháo: cho các trích dẫn, “Rossiia obstrelivaet Ukrainu s svoei territorii,” Novoe Vremia, July 23, 2014. Bài báo là sẵn có cùng ngày bằng tiếng Anh: “Direct Translation: Russian Army Gunner Brags, ‘All Night We Pounded Ukraine,’ ” New Atlanticist, July 23, 2014.

117. Những người viết quan trọng  John Pilger, “In Ukraine, the US is dragging us towards war with Russia,” TG, May 13, 2014. Các sự kiện được mô tả ở trên. Một tóm tắt tiếng Anh về cuộc phỏng vấn TV: “Jews brought Holocaust on themselves, Russian TV host says,” Jewish News Service, March 24, 2014.

118. Làm sao các nhà hướng dẫn dư luận Walker, The Long Hangover, chương 11.

119. Phó tổng biên tập Guardian Seumas Milne Các trích dẫn: Seumas Milne, “In Ukraine, fascists, oligarchs and western expansion are at the heart of the crisis,” TG, Jan. 29, 2014; Seumas Milne, “It’s not Russia that’s Pushed Ukraine to the Brink of War,” TG, April 30, 2014. Xem cả “Projecting the Kremlin line,” Left Foot Forward, March 15, 2015.

120. Những lượng thời gian khổng lồ Stephen Bush, “Jeremy Corbyn appoints Seumas Milne as head of strategy and communications,” New Statesman, Oct. 20, 2015; Laura Kuenssberg, “Corbyn office ‘sabotaged’ EU Remain campaign—sources,” BBC, June 26, 2016. Về Nga và Brexit, xem thảo luận trong chương 3.

121. Trong tháng Bảy 2016 Trích dẫn Trump: Melissa Chan, “Donald Trump Says Vladimir Putin Won’t ‘Go Into Ukraine,’ ” Time, July 31, 2016. Manafort và Khối Đối lập: Kenneth P. Vogel, “Manafort’s Man in Kiev,” Politico, Aug. 18, 2016; Peter Stone and Greg Gordon, “Manafort flight records show deeper Kremlin ties,” McClatchy, Nov. 27, 2017.

 

(Còn tiếp…)



* Ý tưởng cũ hơn13 về tính có thể phủ nhận có vẻ hợp lý (plausible deniability), được những người Mỹ xây dựng trong những năm 1980, là để đưa ra những khẳng định một cách không chính xác mà cho phép một sự trốn thoát khỏi những sự buộc tội phân biệt chủng tộc. Chiến lược này được nhà chiến lược Lee Atwater trình bày rõ một cách đáng nghi nhớ: “Bạn bắt đầu vào năm 1954, bằng việc nói, ‘Nigger (mọi đen), nigger, nigger.’ Vào năm 1968, bạn không thể nói ‘Nigger’ nữa—việc đó làm hại bạn. Phản tác dụng. Cho nên bạn nói các thứ như forced busing [buộc học sinh đi xe bus để đa dạng hóa thành phần học sinh trong trường học], states’ rights [quyền của các bang], và đủ loại chuyện vớ vẩn như vậy. Bây giờ bạn trở nên trừu tượng đến mức bạn nói về cắt giảm thuế, và tất cả các thứ bạn nói về hoàn toàn là các thứ kinh tế, và một sản phẩm-phụ của chúng là những người da đen bị hại hơn những người da trắng.” Nếu ai đó nói như vậy bị lên án là phân biệt chủng tộc, ông ta có thể có vẻ hợp lý nói rằng ông không nói về những người da đen.

 

Comments are closed.