Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ “Việt Bắc” (1)

Lại Nguyên Ân

sưu tầm và biên soạn

Mục lục

1. Lời dẫn

 2. Phác qua những nét của tiến trình thảo luận và tranh luận

3. Xuân Trường – Vài ý nghĩ khi đọc tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu

4. Xuân Diệu – Ðọc tập thơ Việt Bắc

5. A.T. – Hai cuộc thảo luận về Việt Bắc và Vượt Côn Ðảo

6a. Hoàng Yến – Tập thơ Việt Bắc có hiện thực không?

6b. Hoàng Yến – Ðọc thơ Việt Bắc của Tố Hữu

6c. Một buổi thảo luận về thơ Tố Hữu (trong văn nghệ sĩ quân đội)

7. Minh Tranh – Tình yêu trong tập thơ Việt Bắc

8. Tin ngắn Văn nghệ: Cuộc họp thứ nhất thảo luận về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu tại trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam

9. Vũ Ðức Phúc – Hoàng Yến chưa nắm vững vấn đề hiện thực

10. Hoàng Cầm – Tập thơ Việt Bắc ít chất sống thực tế

11. Tin văn hóa: Hai cuộc nói chuyện văn nghệ

12. Cuộc hội nghị phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu lần thứ hai sôi nổi và tiến bộ rõ rệt

13. Cuộc họp thứ ba thảo luận tập thơ Việt Bắc

14. Tin văn hóa: Các cuộc họp phê bình tập thơ Việt Bắc

15. Hiện Thực – Sổ tay văn nghệ (trích)

16. Lê Ðạt – Giai cấp tính trong thơ Tố Hữu

17. Vũ Ðức Phúc – Phản đối cái buồn của Hoàng Cầm khi đọc thơ Tố Hữu

18. Nhân Hồng – Chúng ta tiếp thu di sản của nhà thơ Xô viết vĩ đại như thế nào?

19. Phan Cự Ðệ – Ðọc tập Việt Bắc: Tình cảm chưa theo kịp ý thức con người

20. Nguyễn Văn Phú – Vài điểm non yếu trong nghệ thuật tập thơ Việt Bắc

21. Hoài Việt – Không đồng ý với Hoàng Yến và Hoàng Cầm

22. Lê Ðạt – Học tập Maiakovski, phát huy sức sống mới của thi ca Việt Nam

23. Trần Dần – Cách nhìn sự vật của nhà thơ Tố Hữu

24. Lê Quang Thành – Góp ý kiến thảo luận về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu

25. Nguyễn Viết Lãm – Tư tưởng và tình cảm trong tập thơ Việt Bắc có hiện thực không?

26. Nhân Hồng – Vấn đề phê bình văn nghệ ở Liên Xô

27. Thẩm Lăng – Việt Bắc và Tố Hữu

28. Tin văn hóa: Hưởng ứng phong trào phê bình văn học của báo Văn nghệ

29. Hiện Thực – Sổ tay Văn nghệ (trích)

30. Hoàng Cầm – Bổ sung ý kiến của tôi về tập thơ Việt Bắc

31. Ðông Hoài – Góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc

32. Chu Dương (Trung Quốc) – Vài ý kiến về phê bình văn nghệ (trích dịch)

33. Vài ý kiến về phê bình văn học

34. Nguyễn Viết Lãm – Ðặc tính sáng tạo trong tập thơ Tố Hữu

35. Bạn đọc góp ý kiến (Lê Bá Súy – Ngô Linh Ngọc – Ðức Minh – Lê Bạch Sơn)

36. Thư bạn đọc (Vũ Ðức Phúc)

37. Nguyễn Viết Lãm – Những nhược điểm của tập thơ Việt Bắc

38. Trần Ðộ – Vài cảm tưởng của một độc giả thông thường

39. Bạn đọc góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc (Nguyễn Văn Sáng – Xuân Sách)

40. Ý kiến của các bạn văn nghệ (Trương Chính)

41. Vũ Ðình Liên – Mối tình dân tộc trong tập thơ Việt Bắc

42. Hoài Thanh – Tình yêu quê hương đất nước trong tập thơ Việt Bắc

43. Tú Mỡ – Góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu

44. Nguyễn Ðình Thi – Thơ Tố Hữu đi vào thực tế quần chúng

45. Nguyễn Ðình Thi – Lập trường giai cấp và đảng tính, vấn đề hiện thực và lãng mạn

46. Nguyễn Ðình Thi – Nhà thơ lớn lên với thời đại

47. Trọng Anh – Ðồng bào miền Nam với thơ Tố Hữu

48. Hoàng Trung Thông – Ý kiến kết thúc cuộc thảo luận về tập thơ Việt Bắc

49. Phụ lục: tập thơ Việt Bắc

– Cá nước
– Phá đường
– Bà mẹ Việt Bắc
– Giữa thành phố trụi
– Lên Tây Bắc
– Bao giờ hết giặc
– Bầm ơi
– Lượm
– Em bé Triều Tiên
– Bắn
– Voi
– Ðợi anh về
– Bài ca của người du kích
– Cho đời tự do
– A-liêu-sa nhớ chăng
– Hành khúc
– Nếu thầy mẹ chết
– Bài ca Tháng Mười
– Ðời đời nhớ ông
– Sáng tháng Năm
– Hoan hô chiến sĩ điện Biên
– Ta đi tới
– Việt Bắc
– Lại về

1. Lời dẫn
Cuốn sách mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tập hợp những tư liệu thông tin bài vở thảo luận và tranh luận về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, ngay sau khi tác phẩm này lần đầu in thành sách riêng và phát hành rộng rãi khắp miền bắc Việt Nam khi đó, tức là từ tháng 12.1954.
Người soạn tập tư liệu này vốn không phải là − và cũng không có tham vọng trở thành − một chuyên gia về Tố Hữu, dù chỉ về phần sáng tác thơ hay là về toàn bộ các thể loại tác phẩm của tác gia ấy. Sưu tập này được thực hiện chỉ vì người soạn thấy rằng tiến trình thảo luận và tranh luận xung quanh tập thơ Việt Bắc hồi nửa đầu năm 1955 trên báo chí ở Hà Nội, trong giới văn nghệ và cả trong một bộ phận công chúng nữa, − là một sự kiện văn học sử không thể bỏ qua.
Các tư liệu rút từ báo chí đương thời mà tôi đã tập hợp từ cách nay vài chục năm, ban đầu chỉ như một hồ sơ tư liệu để dùng riêng, càng về sau càng trở thành loại tư liệu tương đối khó tìm. Bởi vậy, gần đây nhân xem lại tập tư liệu này, tôi đã dành thời gian bổ sung, hoàn chỉnh và đưa in làm tài liệu dùng chung cho các đồng nghiệp nghiên cứu và những bạn đọc có quan tâm.
Có đồng nghiệp khuyên nên viết một chuyên luận hoặc ít ra là một bài dăm ba chục trang in cùng với sưu tập này, bảo rằng làm thế mới bõ công sưu tập. Ngưòi soạn đã toan làm theo, chợt nghĩ chính bài viết đó có thể sẽ khiến người ta ngờ các tài liệu tập hợp in vào đây đã bị dàn dựng theo một ý đồ "định hướng" nào đấy, − điều mà người soạn hoàn toàn không có chủ định. Vậy thì xin gác bài viết ấy lại. Tập sách này chỉ làm nhiệm vụ cung cấp tư liệu mà thôi.
Khi tập hợp in vào sách này, các tư liệu được xếp theo trật tự thời gian chúng xuất hiện trên báo chí đương thời. Người soạn chú trọng giữ lại diện mạo đương thời của các tư liệu nên đã cho in đúng theo văn bản đăng báo, không sửa lại theo những văn bản được các tác giả của chúng nhuận chính và sắp xếp lại, đưa in trong các cuốn sách về sau.
Cũng nhằm giúp bạn đọc sách này hình dung những đường nét của sự kiện văn học sử đã lùi xa càng rõ, càng cụ thể bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu, người soạn đã sưu tầm đưa in vào phụ lục sách này toàn bộ tập thơ Việt Bắc theo đúng dạng thức văn bản in sách lần đầu của tác phẩm này, tức là với đúng những văn bản các câu thơ bài thơ mà những người đương thời đã đọc, từ đó đã có những nhận xét, những ý kiến, rồi viết thành những bài nhận xét có kèm theo những trích dẫn mà báo chí đương thời đã đăng tải, − và cả hai thứ nói trên đều là đối tượng tập hợp của sưu tập tư liệu này. Sự sửa chữa, nhuận sắc vào các bài thơ trong mỗi lần in lại về sau là thuộc thẩm quyền nhà thơ tác giả; còn ở sưu tập này điều cần thiết lại là giữ lại diện mạo các bài thơ ở lát cắt thời gian văn học sử xác định ấy.
Chuẩn bị ra sách vào thời điểm này, một việc nữa người soạn lẽ ra cần làm là liên hệ xin phép các tác giả những bài viết và tác phẩm được đưa vào sưu tập này. Tuy vậy sau 50 năm, việc liên lạc với tất cả các tác giả là điều rất khó thực hiện. Người soạn tin rằng các tác giả từng can dự sự kiện văn học đã lùi xa 50 năm nay không phản đối công việc có tính chất thuần tư liệu của tôi ở đây.
Với tất cả nỗ lực và sự nghiêm túc của một người làm tư liệu, hy vọng tập sách này sẽ có ích. Người soạn rất mong nhận được sự chỉ bảo và bổ sung của đồng nghiệp và bạn đọc gần xa.
Hà Nội, tháng Tám 2004
Lại Nguyên Ân
2. Phác qua những nét của tiến trình thảo luận và tranh luận

30.11.1954

Sách Việt Bắc (106 trang khổ 11 x 16 cm), tập thơ của Tố Hữu, in xong tại nhà in Xuân Thu, 89 Ðại lộ Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

08.12.1954

Sách Việt Bắc được xuất bản.

15.12.1954

Sách Việt Bắc được nộp lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia.

21.01.1955

Báo Nhân dân số Tết Ất Mùi đăng bài của Xuân Trường: “Vài ý nghĩ sau khi đọc tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu”.

15.02.1955

Báo Văn nghệ số 63 đăng (kỳ 1) bài phê bình của Xuân Diệu: “Ðọc tập thơ Việt Bắc".

28.02.1955

Báo Văn nghệ số 64 đăng tiếp (kỳ 2, hết) bài phê bình của Xuân Diệu.

04.03.1955

Mạn đàm về tập thơ Việt Bắc do Phòng Văn nghệ quân đội tổ chức.

11.03.1955

Báo Văn nghệ số 65 công bố mở một "tự do diễn đàn" thảo luận về tập thơ Việt Bắc, mở đầu bằng việc đăng bài của Hoàng Yến: “Tập thơ Việt Bắc có hiện thực không?” Và đăng tin do A.T. viết: “Hai cuộc thảo luận về tập Việt Bắc và Vượt Côn Ðảo".

23.03.1955

Báo Văn nghệ số 66 đăng bài của Minh Tranh: “Tình yêu trong tập thơ Việt Bắc".

31.03.1955

Cuộc họp thảo luận thứ nhất về tập thơ Việt Bắc do Ban Văn học của Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức tại trụ sở của hội.

01.04.1955

Báo Văn nghệ số 67 trong đề mục "Tranh luận về tập thơ Việt Bắc" đăng bài của Vũ Ðức Phúc: “Hoàng Yến chưa nắm vững vấn đề hiện thực”; bài của Hoàng Cầm: “Tập thơ Việt Bắc ít chất sống thực tế”.

Bán nguyệt san “Sinh hoạt văn nghệ” số 36 đăng tường thuật “Một buổi thảo luận về thơ Tố Hữu” [trong văn nghệ sĩ quân đội].

03.04.1955

Báo Nhân dân đăng tin về cuộc họp thứ nhất (31.3.1955) thảo luận về tập thơ Việt Bắc ở Hội Văn nghệ Việt Nam; bài của Hoàng Yến: “Ðọc thơ Việt Bắc của Tố Hữu” (kỳ 1).

04.04.1955

Báo Nhân dân đăng tiếp bài của Hoàng Yến (kỳ 2).

05.04.1955

Xuân Diệu nói chuyện với sinh viên về "Ðịch và ta trong thơ Tố Hữu"; báo Nhân dân đăng tiếp bài của Hoàng Yến (kỳ 3, hết).

07.04.1955

Cuộc họp thảo luận thứ hai về tập thơ Việt Bắc do Ban Văn học của Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức.

08.04.1955

Tuần báo Nói thật số 4 đăng bài: “Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu có thiếu chất sống thực tế không?”

10.04.1955

Báo Nhân dân đăng bài: “Ðẩy mạnh phong trào phê bình văn nghệ”.

11.04.1955

Báo Nhân dân đăng tin và tường thuật cuộc họp phê bình tập thơ Việt Bắc ở Hội Văn nghệ Việt Nam tối 7.4.1955.

11.04.1955

Báo Văn nghệ số 68 trong mục "Tranh luận về tập thơ Việt Bắc" đăng bài của Vũ Ðức Phúc: “Phản đối cái buồn của Hoàng Cầm khi đọc thơ Tố Hữu”; bài của Lê Ðạt: “Giai cấp tính trong thơ Tố Hữu”; ký giả Hiện Thực (?) trong mục "Sổ tay văn nghệ" chấn chỉnh một câu trong một bài thảo luận về tập thơ Việt Bắc; đưa tin Xuân Diệu nói chuyện về thơ Tố Hữu cho sinh viên.

14.04.1955

Cuộc họp thảo luận thứ ba về tập thơ Việt Bắc do Ban Văn học của Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức.

14.04.1955

Báo Nhân dân đăng bài của Nhân Hồng: “Chúng ta tiếp thu di sản của nhà thơ Xô viết vĩ đại như thế nào?”

15.04.1955

Sách Việt Bắc in lần thứ hai, in xong tại nhà in Xuân Thu.

17.04.1955

Báo Nhân dân đưa tin cuộc họp thảo luận thứ ba về tập thơ Việt Bắc tại Hội Văn nghệ Việt Nam.

20.04.1955

Báo Tổ quốc số 9 đăng bài của Phan Cự Ðệ: “Ðọc tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Tình cảm chưa theo kịp ý thức con người.”

21.04.1955

Báo Văn nghệ số 69 trong mục "Tranh luận về tập thơ Việt Bắc" đăng: bài của Nguyễn Văn Phú: “Vài điểm non yếu trong nghệ thuật tập thơ Việt Bắc"; bài của Hoài Việt: “Không đồng ý với Hoàng Yến và Hoàng Cầm”; tin các cuộc họp phê bình tập thơ Việt Bắc các tối 7.4 và 14.4.1955; bài của Lê Ðạt: “Học tập Maiakovski, phát huy sức sống mới của thi ca Việt Nam” (kỳ 1).

21.04.1955

Báo Nhân dân trong mục "Phê bình văn nghệ" đăng bài của Lê Quang Thành: “Góp ý kiến thảo luận về tập thơ Việt Bắc" của Tố Hữu (kỳ 1).

22.04.1955

Báo Nhân dân đăng tiếp (kỳ 2, hết) bài trên của Lê Quang Thành.

23.04.1955

Báo Ðộc lập số 96 đăng bài của Nguyễn Viết Lãm: “Góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc: Tư tưởng và tình cảm trong tập thơ Việt Bắc có hiện thực không?”

27.04.1955

Báo Nhân dân đăng bài của Nhân Hồng: “Vấn đề phê bình văn nghệ ở Liên Xô” (kỳ 1).

28.04.1955

Báo Nhân dân đăng tiếp bài trên của Nhân Hồng (kỳ 2, hết).

30.04.1955

Báo Ðộc lập số 97 đăng bài của Thẩm Lăng: "Việt Bắc và Tố Hữu”.

01.5.1955

Báo Văn nghệ số 70 đăng bài của Hoàng Cầm: “Bổ sung ý kiến của tôi về tập thơ Việt Bắc"; bài của Lê Ðạt: “Học tập Maiakovski, phát huy sức sống mới của thi ca Việt Nam” (kỳ 2, hết); bài của Ðông Hoài: “Góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc"; ký giả Hiện Thực (?) trong mục "Sổ tay văn nghệ" nêu ý kiến uốn nắn sự sùng bái hình thức thơ leo thang; tòa soạn trích dịch ý kiến Chu Dương (Trung Quốc) về phê bình văn nghệ.

05.5.1955

Sách Việt Bắc (in lần thứ hai) nộp lưu chiểu.

05.5.1955

Báo Nhân dân trong mục “Ý kiến bạn đọc” đăng ý kiến phản ứng với một số nhận xét trong cuộc phê bình tập thơ Việt Bắc.

07.5.1955

Báo Ðộc lập số 98 đăng bài của Nguyễn Viết Lãm: “Ðặc tính sáng tạo trong tập thơ Tố Hữu”.

08.5.1955

Báo Nhân dân đăng bài của Hồng Giao: “Cuộc phê phán tư tưởng Hồ Thích ở Trung Quốc”.

10.5.1955

Báo Văn nghệ số 71 trong đề mục "Chung quanh tập thơ Việt Bắc" đăng các ý kiến của Lê Bá Súy, Ngô Linh Ngọc, Ðức Minh, Lê Bạch Sơn trong bài Bạn đọc góp ý kiến; ý kiến của Vũ Ðức Phúc: Thư bạn đọc; tòa soạn đăng trích dịch xã luận tạp chí Người cộng sản (Liên Xô) về phê bình văn học.

14.5.1955

Báo Ðộc lập số 99 đăng bài của Nguyễn Viết Lãm: “Những nhược điểm của tập thơ Việt Bắc".

21.5.1955

Báo Văn nghệ số 72 trong đề mục "Chung quanh tập thơ Việt Bắc" đăng: bài của Trần Ðộ: “Vài cảm tưởng của một độc giả thông thường”; bài Bạn đọc góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc với các ý kiến của Nguyễn Văn Sáng, Xuân Sách.

01.06.1955

Báo Văn nghệ số 73 trong mục "Chung quanh tập thơ Việt Bắc" đăng: ý kiến Trương Chính trong mục "Ý kiến các bạn văn nghệ".

04.06.1955

Báo Nhân dân đăng tin Tòa soạn báo Văn nghệ tự phê bình về mục chữ và nghĩa đã được bạn đọc báo Nhân dân (5.5.1955) góp ý.

05.06.1955

Báo Tổ quốc số 12 đăng bài của Vũ Ðình Liên: “Mối tình dân tộc trong tập thơ Việt Bắc" của Tố Hữu.

10.06.1955

Báo Văn nghệ số 74 đăng bài của Hoài Thanh: “Tình yêu quê hương đất nước trong tập thơ Việt Bắc".

20.06.1955

Báo Văn nghệ số 75 đăng bài của Tú Mỡ: “Góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu”.

03.07.1955

Báo Nhân dân đăng bài của Ngô Ðiền: “Nhân dân Trung Quốc vạch mặt và đòi trừng trị tên phản cách mạng Hồ Phong”.

05.07.1955

Báo Tổ quốc số 14 khởi đăng bài của Ðăng Thai Mai: “Hồ Thích, từ tư tưởng mại bản đến chỗ phản quốc” (đăng liền 3 kỳ, đến số 16, ngày 5.8).

14.07.1955

Báo Văn nghệ số 77 đăng bài của Nguyễn Ðình Thi: “Thơ Tố Hữu đi vào thực tế quần chúng”.

21.07.1955

Báo Văn nghệ số 78 đăng bài của Nguyễn Ðình Thi: “Lập trường giai cấp và đảng tính. Vấn đề hiện thực và lãng mạn”.

28.07.1955

Báo Văn nghệ số 79 đăng bài của Nguyễn Ðình Thi: “Nhà thơ lớn lên với thời đại”.

07.08.1955

Báo Nhân dân đăng bài của Trọng Anh: “Ðồng bào miền Nam với thơ Tố Hữu”.

11.08.1955

Báo Văn nghệ số 81 đăng bài của Hoàng Trung Thông: “Ý kiến kết thúc cuộc thảo luận về tập thơ Việt Bắc".

11.08.1955

Báo Nhân dân đăng kỳ 1 bài trên của Hoàng Trung Thông.

12.08.1955

Báo Nhân dân đăng tiếp (kỳ 2, hết) bài trên của Hoàng Trung Thông.

20.09.1955

Báo Tổ quốc số 19 đăng bài của Ðặng Thai Mai: “Thanh trừ tư tưởng Hồ Phong và tập đoàn phản động của y”.

15.03.1956

Báo Văn nghệ số 112 đăng thông cáo của Ban Gíám khảo và Kết quả Giải thưởng văn học của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 về Giải thưởng thơ: Giải Nhất: Việt Bắc, tập thơ của Tố Hữu.

Comments are closed.