Kiến nghị về một số điều trong dự thảo Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự (HS) qui định về tội phạm và hình phạt. Nó các ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể của con người. Ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng,…, của công dân. Bởi vậy các hành vi phạm tội được định nghĩa và mô tả trong các điều luật phải rõ ràng, minh bạch, khoa học và cụ thể. Các hành vi bị coi là phạm tội phải thực sự là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và cần phải ngăn chặn và trừng phạt.

Trong dự thảo Bộ luật HS có rất nhiều qui định không rõ ràng, mơ hồ rất dễ làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền hoặc bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử người vô tội. Xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Các tổ chức ký tên dưới đây đưa ra bình luận và kiến nghị sửa đổi hoặc loại bỏ một số điều khoản trong dự thảo Bộ luật HS sửa đổi.

Điều 39. Tử hình

“1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tội đã phạm là tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, người phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, hoặc thực hiện tội phạm một cách man rợ, dã man, tàn bạo hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng.”

BÌNH LUẬN điều 39:

Người phạm tội đặc biệt nghiệm trọng đã gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho xã hội, cho tính mạng, sức khỏe của người khác.

Nhưng nếu pháp luật lại qui định hình phạt tử hình với họ thì thêm một lần nữa pháp luật tiếp tục gây ra những đau khổ cho thân nhân của những người phạm tội.

Việc duy trì án tử hình không đảm bảo tính răn đe tội phạm. Bằng chứng rõ nét nhất là tình trạng tội phạm ở Việt Nam mỗi năm một gia tăng. Mức độ nguy hiểm, tàn bạo của tội phạm cũng gia tăng mạnh mẽ. Điều đó chứng tỏ rằng việc duy trì án tử hình không có tính răn đe.

Tình trạng tội phạm, tính nguy hiểm và tàn bạo của tội phạm phụ thuộc vào giáo dục từ gia đình đến xã hội, phụ thuộc vào tình trạng kinh tế, chính trị, xã hội.

Đồng thời điều 19 Hiến pháp Việt Nam 2013 qui định: “Mọi người có quyền được sống.”

Cho nên việc duy trì hình phạt tử hình như qui định tại điều 39 là không cần thiết.

KIẾN NGHỊ:

Loại bỏ điều 39 và hình phạt tử hình ra khỏi Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.

Điều 71. Xoá án tích theo quyết định của Toà án (sửa đổi)

1. Xoá án tích theo quyết định của Toà án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.

BÌNH LUẬN:

Việc những người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật HS chỉ được xóa án tích theo quyết định của tòa án là một sự phân biệt đối xử. Trái với quy định mọi cá nhận phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật. Người phạm tội đã phải chịu hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội của họ. Sau khi chấp hành án xong, họ trở thành công dân có quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng với công dân khác. Quy định việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án là không phù hợp.

KIẾN NGHỊ:

Loại bỏ điều 71 ra khỏi dự thảo Bộ luật HS sửa đổi. Và đưa các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI vào diện đương nhiên được xóa tại điều 70.

Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (sửa đổi)

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

BÌNH LUẬN điều 109:

Điều 2 Hiến pháp Việt Nam 2013 qui định: “Nhà nước Việt Nam là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân,… Nhà nước Việt Nam do Nhân dân làm chủ. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.”

Điều này được hiểu là Nhân dân có quyền lựa chọn chính quyền thông qua bầu cử tự do, công bằng. Nhân dân có quyền phế truất chính quyền khi chính quyền đó đi ngược lại lợi ích của Nhân dân, hay không thực hiện đúng lời hứa trước Nhân dân.

Việc phế truất chính quyền được Nhân dân thực hiện qua các quyền con người được qui định trong Hiến pháp như: Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền hội họp, lập hội, biểu tình.

Việc phế truất chính quyền được thực hiện bằng biện pháp ôn hòa, phi vũ trang.

Bởi vậy, qui định tại điều 109 của Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự là xâm phạm đến quyền làm chủ đất nước của Nhân dân, xâm phạm đến quyền lực của Nhân dân. Cản trở việc thực hiện các quyền con người của Nhân dân. Cụ thể ở đây là vi phạm điều 2 và điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013.

KIẾN NGHỊ:

Loại bỏ điều 109 ra khỏi dự thảo Bộ luật HS sửa đổi.

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi)

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu có nội dung phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu gây hoang mang trong nhân dân.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

BÌNH LUẬN điều 117:

Tất cả các chính quyền trên thế giới được người dân lựa chọn thông qua bầu cử tự do, công bằng hay các chính quyền độc tài, độc đảng đều không bao giờ có thể đại diện, phục vụ, đáp ứng yêu cầu của 100% người dân. Trong bất kỳ chế độ nào, xã hội nào cũng có rất nhiều các nhóm hay tầng lớp Nhân dân bị thiệt thòi, thiệt hại do các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội do chính quyền thực thi.

Bởi vậy Hiến pháp Việt nam năm 2013 qui định người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do chính kiến, quyền khiếu nại, tố cáo,… Để Nhân dân có thể lên tiếng khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại. Các quyền này còn được ghi nhận trong các Công ước quốc tế.

Trong chế độ độc đảng cộng sản tại Việt Nam, ngày càng nhiều tầng lớp Nhân dân không còn hài lòng với sự lãnh đạo yếu kém, tham nhũng và những bất công trong xã hội. Bởi vậy việc các tầng lớp Nhân dân lên tiếng phê phán, chỉ trích chính quyền và đảng cộng sản là việc làm bình thường, phù hợp với các quyền con người trong Hiến pháp và Công ước quốc tế.

Tùy theo trình độ dân trí, sự bức xúc của Nhân dân mà các tầng lớp Nhân dân sử dụng các ngôn ngữ khác nhau để lên tiếng, chỉ trích, phê phán chính quyền và đảng cộng sản. Và đương nhiên chính quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân thì phải chịu sự chỉ trích, phê phán đó.

Việc làm ra các thông tin, tài liệu nhằm chống chính quyền là việc làm bình thường khi Nhân dân không còn tin tưởng vào chính quyền đó, Nhà nước đó. Miễn là các thông tin, tài liệu đó không kích động bạo lực, bạo loạn, vũ trang.

Bởi vậy, điều 117 trong Dự thảo luật Hình sự sửa đổi đã xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền phê phán, chỉ trích chính quyền của Nhân dân.

KIẾN NGHỊ:

Cần phải loại điều 117 ra khỏi dự thảo.

Điều 297. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (sửa đổi)

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm phạm trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 và Điều 338 của Bộ luật này;

BÌNH LUẬN điểm a:

‘… những thông tin trái với qui định của pháp luật,…’ đó là những thông tin gì? Qui định ở văn bản pháp luật nào? Qui định như điểm a khoản 1 là qui định không rõ ràng, không minh bạch. Chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng qui kết, chụp mũ, áp dụng bừa bãi của các cơ quan tố tụng, xâm phạm trực tiếp đến quyền tiếp cận thông tin, quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

BÌNH LUẬN điểm c:

Trên mạng máy tính, mạng viễn thông có vô vàn các thông tin. ‘Các hành vi khác sử dụng trái phép’ ở qui định này rất mơ hồ, chung chung. Chắc chắn sẽ dẫn đến việc áp dụng một cách bừa bãi, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân.

KIẾN NGHỊ:

Cần phải bỏ điểm a, điểm c của khoản 1 điều này ra khỏi dự thảo Bộ luật HS sửa đổi.

Điều 343. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (sửa đổi)

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

BÌNH LUẬN:

“…các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác…” là các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Công dân có quyền sử dụng các quyền tự do dân chủ của mình để bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ chính quyền, Nhà nước,… hoặc bày tỏ sự bất bình, phản đối, phê phán chính quyền, Nhà nước khi có các chính sách, đường lối không phù hợp, xâm phạm đến lợi ích của Nhân dân.

Bởi tất cả các chính sách, pháp luật,… của chính quyền, Nhà nước không bao giờ bảo đảm đem lại lợi ích cho 100% Nhân dân. Chắc chắn sẽ có những nhóm thiểu số trong xã hội bị ảnh hưởng. Và những nhóm bị ảnh hưởng có quyền sử dụng các quyền tự do dân chủ để bày tỏ sự bất bình, phản đối, phê phán chính quyền, Nhà nước. Thậm chí những người hoặc các nhóm người không bị ảnh hưởng nhưng họ có quyền bày tỏ sự bất bình, phản đối, phê phán chính quyền, Nhà nước.

Tất cả mọi người dân chỉ sử dụng các quyền tự do dân chủ của họ mà đã được Hiến pháp qui định. Không có công dân nào lại đi lợi dụng chính các quyền hiến định của mình.

Qui định của điều 343 sẽ bóp chết các quyền tự do dân chủ của Nhân dân. Bóp chết các tiếng nói phản biện xã hội. Không thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, minh bạch của xã hội. Cản trở tiến trình dân chủ hóa và kìm hãm sự phát triển của đất nước.

KIẾN NGHỊ: Xóa bỏ điều 258 trong Bộ luật Hình sự hiện hành hay điều 343 trong Dự thảo Bộ luật HS sửa đổi.

KÊU GỌI:

Chúng tôi kêu gọi Liên Hiệp Quốc, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế hãy lên tiếng ủng hộ chúng tôi về bản kiến nghị sửa đổi trong Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi của Việt Nam.

Đồng ký tên:

1/ Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc

2/ Diễn Đàn Xã hội Dân sự. Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

3/ Hội thánh Tin lành Chuồng Bò. Ms. Nguyễn Mạnh Hùng

4/ Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam. Bs Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi

5/ Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Nhà báo Phạm Chí Dũng

6/ Hội Anh em Dân chủ. Kỹ sư Phạm Văn Trội

7/ Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Huỳnh Thục Vy

8/ Trung tâm Nhân quyền Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài

9/ Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần tuý. Đại diện: Lê Quang Hiển

 

Recommendations concerning the Penal Code draft

The Penal Code sets provisions concerning crimes and their punishments. It directly affects the laws concerning both the liberty and sanctity of life. It thus affects the honor, dignity, health, life, etc. of citizens. Therefore, the offenses defined and described in the legal code must be clear, transparent, scientific, and specific. Any acts considered to be crimes must truly be actions that endanger society which must be stopped and punished.

In the draft of the Penal Code there are many provisions which are unclear and ambiguous, making it easy for bodies conducting legal proceedings to abuse their powers or unjustly detain, investigate, prosecute, and judge people who are innocent, infringing upon the rights and legal interests of citizens.

The undersigned present the following recommendations for amendment to or removal of a number of provisions in the revised draft of the Penal Code.

Article 39. The Death Penalty

1. The death penalty is a special form of punishment applicable only to offenders who meet all the following conditions:

a. The crime committed is an especially serious crime among the group of offenses including actions against national security, infringements upon human life, drug-related offenses, corruption, and a number of other particularly serious crimes defined in this Code;

b. The offender is the plotter, leader, and orchestrator of the criminal act, the offender has the quality of a hooligan, is a dangerous recidivist, or has committed the crime in a way that is barbaric, savage, cruel, or has many aggravating details.

Commentary on Article 39

Those who have committed especially serious crimes have caused numerous negative consequences for society and for the lives and welfare of others.

However, if the law then prescribes the death penalty for them then, once again, the law will continue to cause suffering for the kin of the offender.

The maintenance of the death penalty does not guarantee the deterrence of crime. The clearest evidence of this is that the rate of crime in Vietnam continues to rise each year. The level of threat and brutality of the crimes have also increased strongly. This fact demonstrates that continuing the death penalty does not deter crime.

The context of a crime, the danger and brutality of a crime depends upon education from the family to society, depends upon the economic, political, and social situation.

At the same time, Article 19 of the Constitution of Vietnam 2013 states: “Every person has the right to life.”

Therefore, maintaining the death penalty as is stated in Article 39 is unnecessary.

Recommendation

Remove Article 39 and the death penalty from the amended draft of the Penal Code.

Article 71. Spending of criminal records by decision of the Court [Amended]

1. The spending of criminal records by decision of the Court shall be applied to persons convicted of crimes defined in Section XIII and Section XXVI of this Code when they have completely served the primary penalty, the probationary period, or the statute of limitations for executing judgements has expired and the they have satisfied the conditions specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

The Court decides upon the spending of criminal records for those who have been convicted of crimes specified in Section XIII and Section XXVI of this Code, based on the nature of the crime that was committed, behavior while serving the legal sentence, and conscious effort of the convicted persons.

Commentary:

That persons convicted of offenses in Section XIII and Section XXVI of the Penal Code can only have their criminal records spent following the decision of the court is discriminatory. It is contrary to the provision that each individual convicted of a crime is equal before the law. Convicted persons have already been punished in a manner corresponding to their offenses. After completing their legal terms, they become citizens with legal rights and obligations equal to all other citizens. Prescribing the spending of criminal records following the decision of the court is therefore not appropriate.

Recommendation:

Remove Article 71 from the amended draft of the Penal Code and have criminal offenses defined in Section XIII and Section XXVI automatically spent according to Article 70.

Article 109. Conducting activities aimed at the overthrow the people’s administration. [Amended]

Those who operate, establish, or participate in organizations aimed at overthrowing the people’s administration, will be punished as follows:

1. Organizers, instigators, and participants who are actively involved or cause serious consequences, shall be sentenced to prison terms from 12 year to 20 years, lifetime imprisonment, or the death penalty;

2. Other accomplices shall be sentenced to prison terms from 5 years to 12 years;

3. Persons preparing to commit these crimes shall be sentenced to prison terms from 1 year to 5 years.

Commentary on Article 109

Article 2 of the Constitution of Vietnam 2013 states: “The state of Vietnam is of the People, by the People, and for the People…the State of Vietnam is governed by the People. All of the authority of the state belongs to the People.”

This article demonstrates that the People have the right to choose a form of government through free and fair elections. The People have the right to dismiss a government when that government goes against the interests of the People, or fails to comply with its promises before the People.

The dismissal of a government is performed by the People through human rights as defined in the Constitution, such as: freedom of speech, freedom of the press, freedom of assembly, association, and demonstration.

The dismissal of that government would be performed through peaceful, non-violent means.

Accordingly, the provisions of Article 109 of the amended Draft of the Penal Code infringes upon the national sovereignty of the People and infringes upon the People’s authority. It obstructs the conduct of human rights of the People. Specifically, it violates Article 2 and Article 25 of the Constitution of Vietnam 2013.

Recommendation

Remove Article 109 from the Amended Draft of the Penal Code.

Article 117. The crime of creating, storing, or distributing information and documents aimed at opposing the state of the Socialist Republic of Viet Nam. [Amended]

1. Persons who have committed one of the following acts aimed at opposing the Socialist Republic of Vietnam shall be sentenced to prison terms from 3 years to 12 years:

a. Creating, storing, or distributing information and documents with content slandering the people’s government;

b. Creating, storing, or distributing information and documents causing panic amongst the citizenry.

2. Those committing this crime in especially serious cases shall be sentenced to prison terms from 10 years to 20 years.

3. Persons preparing to commit this crime shall be sentenced to prison terms from 1 year to 5 years.

Commentary on Article 117

Every government around the world, either one chosen by its citizens through free and fair elections or totalitarian, single-party states, cannot ever represent, serve, or meet the requirements of 100% of its people. Regardless of the regime, every society has many groups or classes of its People who are disadvantaged or harmed by economic, political, or social policies enacted by the government.

Therefore the Constitution of Vietnam 2013 provides that citizens have the rights of freedom of speech, freedom of the press, freedom to hold political views, lodge complaints, and criticize, etc. so that the People can speak up when their rights and legitimate interests are violated. These rights are further recognized by international conventions.

Under the single-party Communist system of Vietnam, everyday more segments of the People are becoming dissatisfied with weak leadership, corruption, and social inequality. Therefore, the fact that the People across segments of society are speaking up to criticize and lodge complaints against the government and the communist party is only natural and consistent with the human rights described in the Constitution and international Convention.

According to their education and literacy, the People, coming from many different segments of society, will use different language forms to voice their frustrations and speak up, criticize, and lodge complaints against the government and the communist party. And certainly a government of the People, by the People and for the People must tolerate these criticisms and complaints.

The creation of information and documents aimed in opposition to the government is a normal action when the People no longer have faith in that government or State, as long as that information and documents do not incite violence, riots, or armed conflict.

Therefore, Article 117 in the Amended Draft of the Penal Code violates the freedom of speech, the freedom of the press, the right to lodge complaints and denounce the government, and the right to criticize the People’s government.

Recommendation:

Remove Article 117 from the draft.

Article 297. The crime of unauthorized transmission or use of information on computer networks and telecommunication networks.

1. Persons who commit one of the following acts violating the interests of agencies, organizations, or individuals, or disrupting order and social security shall be fined from 30,000,000 to 100,000,000 VND or sentenced to prison from 6 months to 3 years:

a. Putting on computer networks or telecommunication networks information contrary to the provisions of law, if not belonging to the cases specified in Article 117 and Article 338 of this Code;

b. […]

c. Other acts of illegal use of information on computer networks and telecommunication networks.

Commentary on Point A

“…[I]nformation contrary to the provisions of law…” refers to what information? Defined according to what legal text? Provisions like point a, paragraph 1 are unclear and non-transparent. It will undoubtedly lead to a situation of charges and allegations applied indiscriminately by the judicial agencies, infringing directly upon the right of access to information, the right to information, the freedom of speech, and the freedom of journalism of the people.

Commentary on Point C

On computer networks and telecommunication networks there is countless information. “Other acts of illegal use” in this provision is general and ambiguous. It will undoubtedly lead to indiscriminate application, violating human and civil rights.

Recommendation

It is necessary to remove point a and point c of paragraph 1 of this provision from the amended draft of the Penal Code.

Article 343. The crime of abusing the rights to democratic freedoms to violate the interests of the State, the rights and legitimate interests of organizations and citizens [Amended]

1. Persons who abuse the rights to freedom of speech, freedom of press, freedom of belief and religion, freedom of assembly and association, and other democratic freedoms to violate the interests of the State, the rights and legitimate interests of organizations and citizens shall be subject to warning, non-custodial reform for up to 3 years, or prison sentence of 6 months to 3 years.

Commentary

“…[T]he rights to freedom of speech, freedom of press, freedom of belief and religion, freedom of assembly and association, and other democratic freedoms” are human rights and civil rights recorded in the Constitution. Citizens have the right to use democratic freedoms to express their sympathy and support for the government and State, … or to express dissatisfaction, dissent, and criticism of the government and the State when there are policies and approaches that infringe upon the interests of the People.

Because all the policies, laws, etc. of the government and State cannot ever be guaranteed to benefit 100% of the People, there will certainly be those minority groups in society who will be affected. And those affected groups have the right to utilize their democratic freedoms to express their discontent, dissent, and criticism of the government and the State. Even those persons or groups of people who are unaffected still have the right to express their discontent, dissent, and criticisms of the government and State.

Every citizen only uses their democratic freedoms as prescribed in the Constitution. No citizen would go about abusing their own Constitutional rights.

The provisions of Article 343 will strangle the democratic freedoms of the people. They will strangle the voices of social critique instead of promoting the healthy development of social transparency. Hinder the progress of democracy and one hampers the development of the nation.

Recommendation:

Remove Article 258 in the current Penal Code or Article 343 in the amended draft of the Penal Code.

Call to Action:

We call the United Nations, national governments, and international organizations to speak up and support us in our petition of Amended Draft of the Penal Code of Vietnam.

October 22, 2015

Signed by:

1. Advocacy Group – Vietnam Independent Literary Club, Nguyen Ngoc, writer. (Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam)

2. Civil Society Forum. Dr. Nguyen Quang A. (Diễn Đàn Xã hội Dân sự)

3. The Cattle Shed Congregation, Pastor Nguyen Manh Hung. (Hội thánh Tin lành Chuồng Bò)

4. Association of Former Prisoners of Conscience in Vietnam, Dr. Nguyen Dan Que and Rev. Phan Van Loi. (Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam)

5. Association of the Independent Press of Vietnam. Pham Chi Dung, journalist. (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam)

6. The Brotherhood for Democracy. Pham Van Troi, engineer (Hội Anh em Dân chủ)

7. Women for Human Rights in Vietnam. Huynh Thuc Vy. (Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam)

8. Center for Human Rights in Vietnam. Nguyen Van Dai, J.D. (Trung tâm Nhân quyền Việt Nam

Comments are closed.