Arlette Quỳnh Anh Trần – người nuôi dưỡng nghệ thuật

Hành trình đến với nghệ thuật của nữ giám tuyển kiêm giám đốc của bộ sưu tập nghệ thuật tư nhân Post Vidai

clip_image001

Cách đây hơn 10 năm, tưởng chừng cô gái trẻ sinh năm 1987 sẽ gắn bó với ngành Luật. Nhưng Arlette Quỳnh Anh Trần đã được hai vị giám tuyển kiêm nghệ sỹ có tiếng là Rirkrit Tiravanija và Gridthiya Gaweewong. Mời vào vị trí trợ lý giám tuyển cho dự án nghệ thuật Saigon Open City. Sau nhiều dự án khác tiếp nối, Arlette đã chuyển đến Berlin, Đức để theo đuổi triết học và nghệ thuật.

Trở về nước vào năm 2013, Arlette Quỳnh Anh Trần trở thành trợ lý giám tuyển của tổ chức nghệ thuật đương đại phi lợi nhuận Sàn Art. Và tạo dấu ấn qua vô số dự án tại đây. Cô cũng là một trong ba thành viên của nhóm nghệ thuật Art Labor. Cùng với nghệ sỹ Phan Thảo Nguyên và Trương Công Tùng.

Những dự án của họ thực hiện mang mục đích mở rộng phạm vi của nghệ thuật. Mà theo Arlette không chỉ gói gọn duy nhất trong lĩnh vực thị giác. Art Labor đã hợp tác với rất nhiều tài năng thuộc các ngành nghề đa dạng. Để tạo ra những thử nghiệm về phương thức tổ chức triển lãm, vai trò của nghệ sỹ, và giá trị của nghệ thuật trong xã hội.

Sau 3 năm gắn bó với Sàn Art, hiện Arlette Quỳnh Anh Trần đã trở thành Giám đốc của Post Vidai. Đây là bộ sưu tập tư nhân về nghệ thuật đương đại lớn nhất tại Việt Nam. Thành lập từ năm 1994, Post Vidai lưu trữ gần 500 tác phẩm của gần 45 nghệ sỹ. Được sáng tác từ năm 1970 cho đến hiện nay. Trong vai trò mới của mình, Arlette giúp quản lý và đồng thời quảng bá bộ sưu tập đặc biệt này đến công chúng. Theo cô, đây là một kho tư liệu vô cùng quý giá về lịch sử nghệ thuật Việt Nam chưa được nhiều người biết đến.

clip_image002

Chia sẻ của Arlette Quỳnh Anh Trần

“Điều đầu tiên tôi trân trọng về nghệ thuật vẫn là những rung động về mặt thị giác. Nhưng tôi không thích những gì mang tính khổng lồ, hoành tráng. Đôi khi, chỉ từ những thứ rất là nhỏ thôi cũng có thể khiến ta rung động. Nghệ thuật có một năng lượng rất tích cực. Ngay cả khi đề tài trong tác phẩm mang tính phản biện hoặc bàn về những sự việc không được vui. Nhưng điều quan trọng là nó khiến ta phải suy nghĩ, và từ đó rung động. Tôi thấy sự rung động đó mang tính nhân văn mạnh, có hàm chứa một chất thơ trong đấy.”

Con đường trải nghiệm nghệ thuật

“Trải nghiệm lớn nhất tôi không bao giờ quên được là vào năm 2015. Khi tôi có cơ hội làm việc với nữ giám tuyển Carolyn Christov-Bakargiev tại International Istanbul Biennial 2015 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Khi tôi đề xuất nghệ sỹ Nguyễn Huy An để tham dự biennial lần đó. Tôi đã rất băn khoăn không biết liệu bà có cảm được tác phẩm của anh không.

Tác phẩm của Huy An rất tế nhị, không mang tính hoành tráng. Và cũng không hàm chứa một tuyên ngôn lớn về chính trị hay xã hội. Sau đó rất ngạc nhiên là Carolyn đã chọn không chỉ một tác phẩm, mà là 6 bộ tác phẩm. Để tôi và Huy An sắp đặt trong một không gian triển lãm riêng.

Về sau Carolyn bảo bà đã không dùng lý trí để phân tích tác phẩm. Mà chỉ đơn thuần là theo trực giác. Tôi thấy đó là một điều rất thú vị. Nhiều khi curator phải mang những tính toán chiến lược vào trong quyết định của mình. Nhưng thật sự nghệ thuật vẫn là thứ gì đó mang tính ngẫu hứng, và đó là điều tôi cảm thấy đúng với con đường của mình.” – Arlette Quỳnh Anh Trần

Trích đăng từ Tạp chí Harper’s Bazaar Việt Nam số tháng 7, phát hành ngày 26/06/2017 trên toàn quốc.

Bài: QUYÊN HOÀNG

Ảnh: THUỶ TIÊN

Harper’s Bazaar Việt Nam

Nguồn: http://bazaarvietnam.vn/harper-bazaar/arlette-quynh-anh-tran/

Comments are closed.