Jorge Luis Borges – Sáng lập trào lưu văn chương Hóa Ảo Hiện Thực (5)

Ngu Yên

 

5. Nhận định và truyện, thơ Jorge Luis Borges

clip_image002

(Tranh màu của Miguel Guerra)

Văn phong

Borges rất chú trọng đến văn phong, nhất là phương diện ngôn ngữ. Sự cẩn trọng đó cũng là một lý do khiến cho ông phải chờ đến ba mươi tuổi mới xuất bản cuốn truyện đầu tay. Và người đọc ở Buenos Aires đã có phản ứng đón nhận, tranh cãi và sau cùng yêu chuộng phong cách mới mẻ, kỳ lạ và văn chương.

Phong cách văn chương của Borges rất phức tạp, cũng rối rắm như một mê cung. Nói chung, khác thường và nghịch lý.

Thơ của ông cũng được mệnh danh là cực tính hoặc tiền phong. Trong thơ ông ít dùng tính từ, thường sử dụng thể thơ tự do, bỏ vần, viết câu ngắn, có nhịp điệu, ngoại động từ dùng như nội động từ, thả lỏng cú pháp, thích dùng từ nghịch tính với thơ và trên hết, nhấn mạnh về hình ảnh.

Nghệ thuật hóa ảo xuất hiện nhiều trong văn xuôi, truyện, nhất là tiểu thuyết. Ông đưa ra một lối tường thuật mới. Thường thường vắng bóng ngôi thứ nhất, ngay cả khi ngôi thứ nhất là người kể truyện hoặc tự truyện. Với phương pháp ám chỉ, những hiện thực được hiểu qua tượng trưng. Tức là, độc giả có cơ hội tự giải thích và tự kết luận, dĩ nhiên là có những hiệu quả khác nhau tùy mỗi người, thay vì chấp nhận hoặc không đồng ý với kết luận của tác giả.

Frank MacShane trong Borges the Craftman nhận định về văn phong, “Dòng văn chương từ lâu đã gặp trở ngại để giải phóng ngữ vựng… Ông [Borges] là một nhà ảo thuật về ngôn ngữ.” (trang 354).

Chủ ý của Borges có thể trông thấy rõ nơi văn bản. Phong thái hành văn và cách dùng chữ tạo nên một mảnh nghệ thuật. Sử dụng kiến văn rộng rãi về nhiều ngôn ngữ, hợp tấu những từ đẹp và thi tính, có thể nói, ông sáng tác một ngôn ngữ riêng biệt.

Mỗi chữ của ông được chọn lọc để mỗi chữ đóng góp điều muốn bày tỏ. Trong lối văn phong này, thường khi một từ chính hoặc một cụm từ quan trọng đã đủ gây tác động mạnh. Ông khéo léo đưa tâm tình lên cao, có khi bùng nổ, rồi lại dẫn xuống, về lại nơi bình thản lúc ban đầu. Đọc văn ông như lướt trên những ngọn sóng nhấp nhô.

Riêng về mặt từ ngữ, Borges thường dùng tính từ, đôi khi danh từ bằng từ nguyên gốc. Ông nghiên cứu sâu rộng những cổ ngữ, nhất là tiếng Anh và tiếng Na Uy. Khi chọn những từ này, ông sử dụng ngữ pháp để sắp đặt cho dễ hiểu, đưa vào trong câu văn, khiến bề mặt văn bản mới mẻ hoặc khác lạ và trí thức.

Mặc dù văn chương của ông là văn chương ám chỉ, theo ý nghĩa, mọi thứ trên đời đều mang một hoặc nhiều nghĩa khác hơn là nghĩa thực tế, nhưng không phải khó hiểu. Có khó hay không, là do ý nghĩa ám chỉ, những cưu mang ẩn núp bên trong văn tự. Ông giữ được mức cân bằng giữa cách diễn tả truyền thống và thủ thuật ám tả. Cách chấm phết và ngữ pháp cũng được ông cân nhắc và sử dụng thủ thuật ngắt câu để làm văn phong sống động, tự gây những ảnh hưởng riêng đến người đọc. Phê bình thường gọi văn của ông là văn trí tuệ.

Sự bí ẩn trong truyện của ông là những gì nhìn thấy rõ ràng nhưng khi liên kết hoặc nối kết lại thì như ánh lựa chập chờn, lung linh bất định. Mario Vargas Llosa nói rằng, văn chương của Boges là di tích lịch sử. Điều đó cho thấy sự thành công của ông về văn phong.

David William Foster nhận xét tác phẩm của Borges không phải chủ yếu nơi ngôn ngữ và ý tưởng nhưng chính là cảm giác, cảm xúc. Như Borges đã trình bày trong bài phỏng vấn, ông suy tư rất lâu, rất sâu sắc về những câu truyện định viết. Và đó là những chuyện về đời, về kinh nghiệm sống của ông, nên mang theo những xúc động trong chữ nghĩa. Tạo ra điều kiện để trình bày tâm cảm, ông đã chọn biểu tượng và tượng trưng. Trong bài phỏng vấn, ông cho biết đã đeo đuổi học hỏi về ẩn dụ và cổ dụ (những ẩn dụ trong văn học thời xưa). Dù ông tuyên bố về sau đã không còn yêu thích ẩn dụ, nhưng toàn bộ viết lách của ông đầy dẫy những biểu tượng; nhất là tinh thần ngụ ngôn, có nghĩa là tượng trưng. Ben Belitt định nghĩa, một ngụ ngôn như “một truyện hư cấu ngụ ý so sánh sự đồng dạng trong cái vỏ của truyền thuyết, một cốt truyện qua ý nghĩa tượng trưng”. Borges còn bước xa hơn nữa, Robert Alter cho rằng, Borges đã dùng năng lực của tượng trưng, để khai mở người đọc nhận thức được sức mạnh của tưởng tượng, vượt ra những giới hạn thực tế, thậm chí, vượt ra giới hạn thần học và triết học.

Tượng trưng của Borges

Nghiên cứu học thuật sáng tác của Borges, chia những tượng trưng của ông thành ba loại:

– Tượng trưng gợi ý.

– Tượng trưng bao hàm sự hỗn độn.

– Tượng trưng tiêu biểu ý nghĩa mơ hồ.

Trong truyện của ông, các nhà phê bình cho rằng, những con số và màu sắc là những ngụ ý, tuy nhiên, trong bài phỏng vấn, đã có lúc ông bộc bạch rằng không có ngụ ý gì khi mô tả màu đỏ sang màu hồng.

Theo Nancy B. Mandlove, bàn cờ Vua (chess) là một tượng trưng lớn của Borges. Hai màu cờ (trắng đen) tiêu biểu luật nhị nguyên. Diễn biến trong lúc chơi cờ, tiêu biểu, sinh hoạt xã hội, nhận thức được cách xử thế, cách sống muôn hình vạn trạng của con người. Và Borges, qua văn bản, cố mang lại trật tự ra khỏi hỗn loạn của xã hội; cung cấp một cơ cấu hợp lý cho tri thức, để có thể kiểm soát những gì không thể kiểm soát; để có thể cảm nhận sự vô hạn trong phạm vi hữu hạn.

Theo Carter Wheelock, trong tác phẩm The Mythmaker, mô tả Borges đã dùng tấm gương soi như một biểu tượng tượng trưng. Gương thường sử dụng để ám chỉ những gì bên trong hình ảnh nhưng chỉ thấy được bề ngoài. Borges cho rằng hình thức, hình thể luôn luôn duy nhất và khác biệt, trong khi các nội dung của một hình thức, có khả năng giống nhau. Ngoài ra, hình ảnh phản chiếu trong gương còn cho một người nhìn thấy bản thân, giống như những người khác đã nhìn thấy. Hình ảnh này là thật, những gì sau lưng hình ảnh cũng thật một cách ảo. Và một cách nhìn khác mà David William Foster đã chỉ ra: một người nhìn vào gương chỉ thấy hình ảnh một mặt, một chiều, không có bề sâu. Nhưng nếu đứng giữa nhiều tấm gương, sự phản chiếu từ nhiều góc độ, cho thấy hình ảnh đầy đủ, tạo ra một nhãn quan hiểu biết và dữ kiện suy tư, khác hẳn khi chỉ nhìn sự vật một cách phiến diện.

Sự tượng trưng của Borges dẫn sâu vào một khía cạnh khác là mê trạng (labyrinth, trạng thái mê). Stephen L. Weber trong Lover of Labyrinths, mô tả về Borges, “Chúng ta bắt đầu thưởng thức sự phức tạp trong tác phẩm của Borges khi chúng ta hiểu được mê trạng quả thực hỗn loạn hơn một bảng khắc rối rắm, xoáy ngầm trong bài văn. Mê trạng của Borges không có gì khác hơn là chính ngôn ngữ tạo ra”. (tr.200).

Trong Godgames and Labyrinths: The Logic of Entrapment, Robert Rawdon Wilson nhận xét: “Một mê trạng cho thấy những phức tạp trong ngữ cảnh, bội tăng và tái tạo, cấu trúc nhiều thứ rối rắm: Tóm lại, đây là sự hợp nhất lớn lao giữa ảo tưởng và bế tắc”. Có hai loại mê trạng trong văn chương: loại thứ nhất tạo ra ảo giác về hình thể và loại tạo ra ảo tưởng trong khái niệm, Borges dùng cả hai và tạo ra nhiều tình huống cũng như hình thức mê trạng. Cuối cùng, mê trạng chính là cái tượng trưng cho vũ trụ: mơ hồ, vô định và vô hạn, nhưng vũ trụ lại là một thực tế cụ thể. Đây là một luận lý căn bản của tại sao là Hóa Ảo Hiện Thực, vì chính sự thực cưu mang cái ảo và trong nhiều tình huống, cái ảo có giá trị hơn, ý nghĩa hơn cái thực.

Sử dụng tượng trưng, biểu tượng, ẩn dụ, hoán dụ… và mê trạng, nói chung là ám tả, ngụ ý, cần phải quan tâm đến ý nghĩa nguyên thủy của cái biểu hiện. Tất cả những loại đại diện để ám chỉ, đều bắt đầu một ý nghĩa chính, rồi thời gian và sự thay đổi của văn học, thay đổi của văn hóa, thay đổi cách diễn đạt, đã khiến hầu như đa số “những đại diện” thay đổi ý nghĩa. Lấy một ví dụ, có thể không chính xác lắm, nhưng cho chúng ta, cách nhìn tổng quan: “Anh hùng rơm”. Ngày nay khi nói đến anh hùng rơm, liền được hiểu là anh hùng giả, rơm dễ cháy, anh hùng gặp chuyện nguy hiểm thì bỏ chạy, anh hùng hèn. Nguyên thủy anh hùng rơm dính líu tới thằng bù nhìn làm bằng rơm rạ, dựng lên ngoài đồng ruộng, để dọa chim chóc. Anh hùng rơm, nguyên thủy là anh hùng có mục đích dọa. Không hẳn là hèn, không hẳn là nhát, nhưng chỉ hù thôi, không làm gì khác hơn dù chứng kiến tận mắt những bạo tàn bất công xảy ra, dù đối đầu với quân thù.

Tiếp cận truyện và tiểu thuyết của Borges

Có vài cách để tiếp cận truyện của Borges:

Trước hết là lối xây dựng truyện theo ngụ ngôn hoặc dụ ngôn nhưng phá thể, với thấp thoáng sự hài hước. Nhắm đến những an ủi, khuyên giải về các giả định của cuộc sống, vị trí con người trong vũ trụ, hoặc những vấn đề của vũ trụ riêng cho từng cá nhân, những gì khác hơn, ra ngoài giấc mơ, tức là hiện thực.

Ông là người hoài nghi, một trong cố tính của người nhút nhát. Người ta hoài nghi khi sợ hãi hoặc khi sáng suốt đối lập với niềm tin. Vì hoài nghi là bản tính của triết học và thần học, các chủ đề của Borges phát xuất từ các nguồn thao thức này. Vì hoài nghi không chỉ được giải thích bằng lý trí, còn được giải quyết bằng tưởng tượng, đưa đến huyền thoại, ngụ ngôn, biểu tượng; ông chọn lối giải thích thứ hai. Đem những điều đó vào tiểu thuyết, cung ứng phần văn vẻ của tâm hồn và làm giàu trực giác kinh nghiệm về những bí ẩn của đời sống.

Một khía cạnh khác, ý thức sự giả tưởng để nhìn thấy những tiêu biểu trong thiên nhiên và xã hội. Nhìn thấy sau lưng những thực tế là những sự kỳ quái mà thật sự không kỳ quái chút nào, vì những kỳ quái đó chính là những bình thường. Người bình thường là kỳ quái. Xã hội bình thường là kỳ quái. Tôn giáo, chính trị, kinh tế,… bình thường là kỳ quái. Để đến khi một người thật sự hiểu ra và đối diện với kỳ quái, sẽ thấy rất bình thường.

Sống mà bình thường hóa tất cả khó khăn, tất cả vấn nạn vui buồn sướng khổ, đó là bình an, là thoát tục, là thiền vậy.

Về mặt trí tuệ, truy lùng những đề tài và nội dung siêu hình trong truyện của Borges, đã mở ra một tìm kiếm mới, một hình thức văn học mới: Không có sự khác biệt giữa tiểu thuyết và thực tế. Sáng tạo thực tại cũng như tả chân thực tại. Càng đi sâu vào thực tế càng gần gũi hư cấu.

Giải quyết những vấn nạn trong truyện Hóa Ảo Hiện Thực, cũng như sắp xếp cho đúng, cho vừa những mảnh vỡ ra, từ một tấm hình lớn, kiểu sắp Puzzle, nhưng trong phong cách tâm linh hoặc tâm lý. Ở một góc nhìn của độc giả, đọc truyện loại này là cộng hưởng với tác giả để giải tỏa những bí ẩn trong chốn sâu thẳm của bản thân.

Truyện kỳ quái đặt ra nhiều câu hỏi:

– Hỏi về hiểu biết.

– Hỏi về kinh nghiệm sống.

– Nhưng tuyệt nhiên phải tìm ra sự quen thuộc trong tưởng tượng của tác giả gợi ý, có tưởng tượng chung của mọi người và có nỗi thầm kín của cá nhân.

Sự thành công của truyện kỳ quái còn đặt nặng vấn đề giải trí. Trẻ em xem phim vẽ, ở mọi lứa tuổi, tưởng tượng đầy thích thú. Người lớn xem phim giả tưởng, phim hư cấu, đầy tưởng tượng làm say mê. Truyện và tiểu thuyết của Hóa Ảo Hiện Thực phải đạt quan điểm và nghệ thuật này. Borges nói rằng, “Sau một thời gian, chúng ta sẽ học được sự khác biệt tinh tế giữa cầm một bàn tay và trói một linh hồn. (You Learn, Borges)

Khái niệm thời gian của Borges

Thời gian và vô hạn là một trong những quan tâm sâu sắc của Borges. Theo ông, thời gian không phải là ý tưởng tuyệt đối và thống nhất, nhưng đúng hơn là một dãy vô hạn của thời gian. Theo như ý kiến của Bagby, Borges tin rằng mỗi khoảng khắc là “autonomous” (tự trị). Nghĩa là, theo Holly Mikkelson, Không có thời gian bên ngoài khoảng khắc hiện tại mà mỗi người đang kinh qua. Thời gian bên ngoài hiện tại chỉ là lý thuyết, không thực sự thực hành cái sống.

Borges thể hiện quan niệm thời gian liên hệ với vô hạn trong truyện Las Ruinas Circulares, truyện không có mở đầu cũng không có kết thúc. Robert Gillespie giải thích thời gian và vô hạn trong truyện của Borges: “Các yếu tố Borges dùng xây dựng truyện là vô hạn và vô tận, bởi vì ông tin tưởng trong việc rút ngắn toàn thể cuộc đời của một người lại thành những khoảng khắc hoặc trong vài tập sách”, cho thấy Borges đã am tường phương pháp hòa nhập thực tại vào thời gian bị chia cắt, gọi là tạm thời.

Thực và Ảo trong tác phẩm

Borges là một trong một số ít nhà văn phân định rõ rệt giữa thực và ảo. Chịu ảnh hưởng bởi thẩm mỹ hư cấu và tư tưởng triết học, khái niệm tâm lý, các lý thuyết toán học, và các học thuyết tôn giáo, Borges đã nhìn thấy và cố gắng xác định biên giới giữa ảo và thực, giữa dối và thật. Joseph J. Benevento trong An Introduction to the Realities of Fiction, nhận xét, giữa hiện thực và hư cấu của Borges là một đường kẻ mong manh. Sở dĩ, cụm từ Magic Realism được dùng đại diện cho văn chương của Borges vì những điều ông đề cập là những điều “không chắc xảy ra”, “không chắc có thực” không phải là những điều “không thể xảy ra”, “không bao giờ có thực”. Và một điểm quan trọng khác là truyện của ông không giải quyết hoặc đối đầu với siêu nhiên.

Phương pháp của Borges giải quyết chuyện thực tế thành truyện huyền ảo gồm có mô tả thực tế, thực tại như giấc mơ. Sử dụng “động từ chỉ rõ hành động tiếp tục” và “động từ xảy ra nhiều lần” để tạo tương phản giữa quá khứ và hiện tại. Những hình ảnh, ẩn dụ, biểu tượng, tượng trưng dùng để minh họa hiện thực. Borges muốn khám phá những ám ảnh sâu thẳm của con người để tạo ra một loại văn chương như một phương tiện tìm hiểu cuộc đời. Nói một cách khác, cách “điều trị” thực tại của Borges là thúc đẩy những phản ứng đối với những vấn nạn của nghệ thuật và sự sống.

Và để tạm kết luận, không có gì xác quyết hơn là trở lại với hiệu năng tưởng tượng, nơi bắt đầu của Jorge Luis Borges mở đường Hóa Ảo Hiện Thực: Tưởng tượng là một năng lực duy nhất để phản kháng và giải thoát con người ra khỏi những phi lý trói buộc trong cuộc sống. Đời không có gì đáng chê trách nhưng thực tế có nghĩa là không hài lòng. Dù bất kỳ là tôn giáo nào, triết lý nào, chủ thuyết nào, chính nghĩa nào… và bất cứ ai, không vừa ý thực tế là chuyện đương nhiên, không có lối thoát, ngoại trừ tưởng tượng

TRUYỆN TUYỂN: Borges và Tôi

Người khác, tên Borges, là người trong câu chuyện xảy ra. Tôi tản bộ dọc theo những con đường trong Buenos Aires, ngẫu nhiên, đưa chân đến ngắm vòm cung trên lối vào hội trường và những họa hình bằng sắt trang trí trên cánh cổng. Tôi biết Borges qua thư từ và thấy tên anh trong danh sách giáo sư hoặc trong cuốn tự điển danh nhân (1). Tôi thích những đồng hồ cát, bản đồ, kiểu chữ của thế kỷ XVIII, hương vị cà phê và văn của Stevenson. Anh ta cũng chia sẻ các sở thích này, một cách vô tâm, khiến chúng trở thành những kịch tính của các diễn viên. Có thể quá đáng nếu nói rằng chúng tôi có mối liên hệ đối nghịch. Tôi sống, cứ sống tự nhiên, để Borges có thể tự mình lo liệu văn chương và văn chương đó sẽ biện minh cho tôi. Tôi dễ dàng thú nhận anh ta đã thành tựu một số viết lách, nhưng những trang sách này không cứu nổi tôi, có lẽ vì những gì tốt đẹp đã không giúp ích được ai, kể cả anh ta, còn lại chỉ là ngôn ngữ lưu truyền. Ngoài ra, tôi đang trên đường đến sự chết, chắc chắn như vậy, chỉ còn ít thời giờ của tôi tồn tại trong anh. Từng phút một, tôi cho anh ta tất cả, mặc dù, biết rất rõ tính ngoan cố của anh sẽ cường điệu và làm sai lệch.

Spinoza (2) biết rằng vạn vật sẽ lưu tồn trong sự hiện hữu, đá mãi mãi muốn làm đá, và cọp vẫn là cọp. Tôi cứ tiếp tục hiện hữu trong Borges, không phải trong bản thân (nếu đó là sự thật, tôi phải là người khác), nhưng tôi nhận ra tôi, ít hơn trong sách của anh so với những sách của tác giả khác hoặc trong tiếng ngón tay rải trên đàn Guitar không trôi chảy. Vài năm trước, tôi đã cố gắng giải thoát tôi ra khỏi anh ta để đi từ những thần thoại đã bị hiểu lầm (3), vào những ý đồ đối với thời gian và vô tận, nhưng những ý đồ của Borges bây giờ khiến tôi phải nghĩ ra những chuyện khác. Vì thế, đời tôi là một cuộc thua chạy để mất tất cả và mọi thứ tan vào lãng quên hoặc để lại cho anh ta.

Tôi không biết ai trong hai chúng tôi đã viết những dòng chữ này.

GHI CHÚ

(1) Từ điển về tiểu sử và sự nghiệp của những nhân vật thời danh.

(2) Baruch Spinoza (1632-1677): triết gia người Đức gốc Do Thái. Nhân vật quan trọng trong dòng triết học thế giới, tư tưởng của ông vẫn còn ảnh hưởng cho đến nay.

(3) Suburban myth, tôi nghĩ Borges dùng chữ này một cách văn hoa.

Borges và Tôi, có người cho đây là truyện cực ngắn. Có người cho là bài thơ. Khó mà phân định, như nhiều nhà phê bình đã nêu ra, văn của ông có thơ, có luận. Thơ của ông có luận, có văn.

THƠ TUYỂN:

Ý nghĩa của dòng sông

(Chúng ta là thời gian. Chúng ta là danh tiếng)

(Chúng ta già nua. Chúng ta huyền thoại.) (1)

Chúng ta là thời cơ. Chúng ta là danh vọng.

ngụ ngôn Heraclitus thâm trầm (2).

Chúng ta là nước, không phải đá cứng,

trôi dạt, không đứng yên.

Chúng ta là sông.

Chúng ta là Hy Lạp nhìn thấy dưới nước.

Đã đổi thay phản ảnh như gương soi,

trong tinh thể biến hình như lửa cháy.

Chúng ta là sông tiền định phi lý, đến đại dương.

Bóng tối dọc đường che phủ.

Tất cả chung quanh đều từ giã, tất cả đều rời xa.

Ký ức không in trên đồng bạc,

nhưng có điều gì lưu lại trong hình

một điều gì nhớ tiếc.

GHI CHÚ

(1) Những tựa đề dịch khác nhau cho cùng bài thơ.

(2) Biểu tượng mà Heraclitus sử dụng, tiêu biểu cho triết lý của ông: Không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông, vì sông không còn như sông và người không còn như người.

Hình ảnh ghi lại trên đồng bạc:

clip_image004

Tự sát

Sẽ không có ngôi sao nào ban đêm.

Đêm tự thân sẽ không còn tồn tại.

Tôi sẽ chết mang theo một khối

của trần gian quá độ làm người.

Tôi xóa bỏ Kim Tự Tháp, huy chương,

Những lục địa cùng tất cả khuôn mặt.

Tôi xóa bỏ gia tài quá khứ.

Tôi sẽ làm bụi lịch sử hóa tro.

Bây giờ ngắm hoàng hôn lần cuối.

Và lắng nghe chim hót sau cùng.

Không di chúc hư không cho ai cả..

Hối hận cho bất kỳ sự chết nào

Giải thoát trí nhớ và hy vọng,

vô hạn, trừu tượng, và suýt nữa tương lai,

người chết không phải chết: là sự chết.

Như Thượng Đế của các nhà thần bí,

những điều gì khẳng định phải khước từ,

người chết, khắp hành tinh nơi nào chẳng có,

chỉ là hủy hoại và vắng bóng của thế gian.

Chúng ta cướp của họ hết mọi thứ,

không để lại màu sắc hoặc âm lời:

Đây, sân nhỏ, mắt họ không còn thấy,

kia, vỉa hè, nơi hy vọng đợi chờ.

Kể cả những gì chúng ta suy nghĩ

họ cũng nghĩ thế thôi,

Chúng ta chia phần như kẻ trộm,

trôi theo đêm và ngày.

4. Lịch sử của đêm

Quá trình nhiều thế hệ

loài người tạo ra đêm.

Khởi đầu, đui mù đêm không thấy,

chân trần giẫm lên gai

sợ hãi loài lang sói.

Không ai biết, ai giả đặt tên gọi

cho khoảng cách bóng đen

giữa bình minh và hoàng hôn ánh sáng;

không ai biết, niên kỷ nào đêm đến

giăng mắc ngôi sao.

Khám phá thêm huyền thoại.

Thành mẫu thân của định mệnh yên bình

xoay vần số phận,

tế lễ cừu đen

và gà trống gáy báo tin tận thế.

Dân Chadean (1) chia đêm mười hai căn nhà;

có cổng vào, thế giới vô tận.

Dân Latin mang đêm vào thơ sử thi (2)

và nỗi kinh khiếp của Pascal.

Luis de Leon đã thấy quê hương của đêm

bằng linh hồn run rẩy.

Giờ đây ta cảm nhận sự vô cùng

như rượu cất từ thời thượng cổ

ai chẳng choáng váng khi ngắm nhìn

và thời gian biến đêm thành bất diệt.

Ai nghĩ rằng đêm sẽ không tồn tại

chỉ vì nhìn bằng đôi mắt phù du.

GHI CHÚ

(1) Chadean: Giống dân thời Thượng Cổ, sống ở xứ Chadea khoảng 800 năm trước Tây lịch, văn minh và xâm chiếm Babylon năm 625-539 TTL. Họ giỏi về thiên văn.

(2) Hexameter: Thể thơ cổ trong văn chương Hy lạp và thịnh hành trong văn học Latin. Sử dụng trong những trường ca bất tử như Lliad, Odyssey, Aeneid; về sau là Satire của Horace, Metamorphose của Ovid.

  • Độc giả muốn tìm hiểu thêm về sáng tác của Jorge Luis Borges, xin mời lên mạng Tiền Vệ, lưu trữ truyện và thơ của nhiều dịch giả:

http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=214

  • Những truyện ngắn của Borges do Andrew Hurley dịch sang Anh ngữ:

http://www.amazon.com/Collected-Fictions-Jorge-Luis-Borges/dp/0140286802

TÀI LIỆU:

Agassi, J. Philosophy as Literature: The Case of Borges. Boston University

Bowman, Jean Ann. Jorge Luis Borges: A Study of Criticism in the United States. A Thesis. Master of Art. Texas Tech University, May, 1987.

Perry, John. ‘Borges and I’ and I. The Amherst Lecture In Philosophy, Lecture 2 Feb. 2007.

Borges y Yo

Al otro, a Borges, es a quien le ocurren las cosas. Yo camino por Buenos Aires y me demoro, acaso ya mecánicamente, para mirar el arco de un zaguán y la puerta cancel; de Borges tengo noticias por el correo y veo su nombre en una terna de profesores o en un diccionario biográfico. Me gustan los relojes de arena, los mapas, la tipografía del siglo xviii, las etimologías, el sabor del café y la prosa de Stevenson; el otro comparte esas preferencias, pero de un modo vanidoso que las convierte en atributos de un actor. Seria exagerado afirmar que nuestra relación es hostil; yo vivo, yo me dejo vivir, para que Borges pueda tramar su literatura y esa literatura me justifica. Nada me cuesta confesar que ha logrado ciertas páginas válidas, pero esas páginas no me pueden salvar, quizá porque lo bueno ya no es de nadie, ni siquiera del otro, sino del lenguaje o la tradición. Por lo demás, yo estoy destinado a perderme, definitivamente, y sólo algún instante de mi podrá sobrevivir en el otro. Poco a poco voy cediéndole todo, aunque me consta su perversa costumbre de falsear y magnificar.

Spinoza entendió que todas las cosas quieren perseverar en su ser; la piedra eternamente quiere ser piedra y el tigre un tigre. Yo he de quedar en Borges, no en mí (si es que alguien soy), pero me reconozco menos en sus libros que en muchos otros o que en el laborioso rasgueo de una guitarra. Hace años yo traté de librarme de él y pasé de las mitologías del arrabal a los juegos con el tiempo y con lo infinito, pero esos juegos son de Borges ahora y tendré que idear otras cosas. Así mi vida es una fuga y todo lo pierdo y todo es del olvido, o del otro.

No sé cuál de los dos escribe esta página.

1. Son Los Riós

Somos el tiempo. Somos la famosa

parábola de Heráclito el Oscuro.

Somos el agua, no el diamante duro,

la que se pierde, no la que reposa.

Somos el río y somos aquel griego

que se mira en el río. Su reflejo

cambia en el agua del cambiante espejo,

en el cristal que cambia como el fuego.

Somos el vano río prefijado,

rumbo a su mar. La sombra lo ha cercado.

Todo nos dijo adiós, todo se aleja.

La memoria no acuña su moneda.

Y sin embargo hay algo que se queda

y sin embargo hay algo que se queja.

Bài tìm được trong tiếng Romania, xem họ dịch khác như thế nào đối với bản Anh ngữ.

Noi suntem Epoca, Noi suntem Legenda

Noi suntem Epoca. Noi suntem Legendara

Metaforă a lui Heraclit cel Obscur.

Noi suntem unda, nu piatra nestemată,

Cea trecătoare, nu cea de sine-stătătoare.

Noi suntem apa şi chipul antic

Al profilului grec, ce se reflectă în undă. Faţa

Lui se transformă în apele oglinzii schimbătoare

A pietrei nestemate sclipind ca flacăra.

Noi suntem fluviul inutil, preprogramat,

În drumul lui spre ocean.

Umbrele l-au cernit.

Totul şi-a luat rămas bun dela noi, totul se îndepărtează.

Memoria nu- şi pune stigmatul pe propria-i pecete.

Şi totuşi, este ceva ce rămâne

Şi totuşi, este ceva ce mâhneşte.

2. El suicida

No quedará en la noche una estrella.

No quedará la noche.

Moriré y conmigo la suma

del intolerable universo.

Borraré las pirámides, las medallas,

los continentes y las caras.

Borraré la acumulación del pasado.

Haré polvo la historia, polvo el polvo.

Estoy mirando el último poniente.

Oigo el último pájaro.

Lego la nada a nadie.

(Xem bản tiếng Anh của A.S. Kline)

3. Remordimiento por cualquier muerte

Libre de la memoria y de la esperanza,

ilimitado, abstracto, casi futuro,

el muerto no es un muerto: es la muerte.

Como el Dios de los místicos,

de Quien deben negarse todos los predicados,

el muerto ubicuamente ajeno

no es sino la perdición y ausencia del mundo.

Todo se lo robamos,

no le dejamos ni un color ni una sílaba:

aquí está el patio que ya no comparten sus ojos,

allí la acera donde acechó la esperanza.

Hasta lo que pensamos

podía estarlo pensando él también;

nos hemos repartido como ladrones

el caudal de las noches y de los días.

(Xem bản tiếng Anh trên mạng http://allpoetry.com/Jorge-Luis-Borges.

so với bản dịch của Aaron Goekler:

https://translamateur.wordpress.com/2012/03/19/remorse-for-any-death-by-jorge-luis-borges/

4. Historia de la noche

A lo largo de sus generaciones

los hombres erigieron la noche.

En el principio era ceguera y sueño

y espinas que laceran el pie desnudo

y temor de los lobos.

Nunca sabremos quién forjó la palabra

para el intervalo de sombra

que divide los dos crepúsculos;

nunca sabremos en qué siglo fue cifra

del espacio de estrellas.

Otros engendraron el mito.

La hicieron madre de las Parcas tranquilas

que tejen el destino

y le sacrificaban ovejas negras

y el gallo que presagia su fin.

Doce casas le dieron los caldeos;

infinitos mundos, el Pórtico.

Hexámetros latinos la modelaron

y el terror de Pascal.

Luis de León vio en ella la patria

de su alma estremecida.

Ahora la sentimos inagotable

como un antiguo vino

y nadie puede contemplarla sin vértigo

y el tiempo la ha cargado de eternidad.

Y pensar que no existiría

sin esos tenues instrumentos, los ojos.

Comments are closed.