Thơ Friedrich Nietzsche (1844-1900)

Văn Đức dịch từ http://hor.de/gedichte/friedrich_nietzsche/index.html

 

friedrich-nietzsche

 

Gửi Gớt

Rằng điều vương vấn trong ta,

Chỉ là miệng thế, chỉ là dụng ngôn!

Ngả nghiêng đàn hát thi nhân,

Cũng do con tạo xoay vần mà nên…

Sát na luân thế chuyển vần,

Chẳng qua như giấc mộng xuân đương thì:

Chán nhàm bao chuyện thị phi,

Thánh rằng cuồng nộ, ngu si rằng đùa…

Vênh vang nhân thế cuộc cờ,

Là thân là ảnh, tỏ mờ đổi thay: –

Trăm năm câu chuyện khóc cười,

Túi càn khôn cuốn con người vào trong!…

An Goethe

Das Unvergängliche
Ist nur dein Gleichnis!
Gott der Verfängliche
Ist Dichter-Erschleichnis…

Welt-Rad, das rollende,
Streift Ziel auf Ziel:
Noth – nennt’s der Grollende,
Der Narr nennt’s – Spiel…

Welt-Spiel, das herrische,
Mischt Sein und Schein: –
Das Ewig-Närrische
Mischt uns – hinein!…

Tuý ca

Ôi người! Hãy lắng!

Đêm sâu nói gì?

“Ta đang ngủ thiếp –

Tỉnh choàng, mộng đi:

Thế gian sâu thẳm,

Ngày sao chẳng tường?

Đau đớn can trường,

Tim còn háo hức!

Niềm đau mong khuất

Muốn thèm đa đoan,

– Thèm muốn đừng tan!”

Das trunkne Lied

O Mensch! Gib, acht!
Was spricht die tiefe Mitternacht?
“Ich schlief, ich schlief –
aus tiefem Traum bin ich erwacht: –
Die Welt ist tief,
und tiefer als der Tag gedacht.
Tief ist ihr Weh -,
Lust – tiefer noch als Herzeleid:
Weh spricht: vergeh!
doch alle Lust will Ewigkeit -,
– will tiefe, tiefe Ewigkeit

Ước nguyện thi nhân

Mới đây thôi, lúc hồi tâm,

Ngồi dưới những tàn cây râm,

Ta nghe tích tắc; nhẹ nhàng tích tắc,

Dịu êm, vỗ nhịp tĩnh hà.

Thình lình giận đến, chau mày,

– Nhưng rồi cũng buông xuôi,

Để, như một thi nhân,

Chính tự ta cũng hoà thanh vỗ nhịp.

Cứ như đang đặt vần

Từng âm cóc nhảy,

Đột nhiên ta phải cười lên

Một khắc dài không kìm nổi.

Thi nhân ư? Mi, thi nhân?

Đã có gì bất thường trong cái đầu mi vậy?

– “Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“

Con chim gõ kiến nhún vai.

Cớ gì ta khắc khoải đợi chờ nơi lùm cây?

Cái kẻ cướp ngày, ta, rình rập cho ai?

Phương ngôn? Bào ảnh? Vội vàng

Ta đính điệu vần theo sát.

Chỉ trườn lướt và chộp nhảy, chính thi nhân

dệt hồn cốt mình thành thi ca.

– “Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“

Con chim gõ kiến nhún vai.

Liệu vần điệu có như cung tiễn?

Để ta gửi vào vô cùng,

Khi tên chạm tới Cung Hằng,

Lòng hoá biển cuồng giẫy sóng!

Ôi dào, sẽ chết thôi, cái tay bé bỏng,

Choáng váng men say!

– “Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sĩ“

Con chim gõ kiến nhún vai.

Vội vàng gom mảnh vụn phương ngôn,

Lẫn cả cuồng từ, như đang giờ giã biệt!

Cho đến khi dòng nối dòng,

Treo đính vào chuỗi nhịp.

Và kinh hoàng: tên tội đồ hiển lộ,

Vơ cả mớ vào lòng mà vui – Thi nhân? Ôi!

– “Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“

Con chim gõ kiến nhún vai.

Nghe chăng, chim yêu? Mi còn cợt nhả?

Chán chường chưa, trong đầu ta,

Bi thương nào hơn khi con tim ràng buộc?

Hờn dỗi nơi ta thật là đáng sợ! –

Mà thi nhân – vẫn vá víu vần

Trong nóng giận chẳng lý gì trái phải.

– “Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“

Con chim gõ kiến nhún vai.

Dichters Berufung

Als ich jüngst, mich zu erquicken,
Unter dunklen Bäumen saß,
Hört’ ich ticken, leise ticken,
Zierlich, wie nach Takt und Maas.
Böse wurd’ ich, zog Gesichter, –
Endlich aber gab ich nach,
Bis ich gar, gleich einem Dichter,
Selber mit im Tiktak sprach.

Wie mir so im Verse-Machen
Silb’ um Silb’ ihr Hopsa sprang,
Musst’ ich plötzlich lachen, lachen
Eine Viertelstunde lang.
Du ein Dichter? Du ein Dichter?
Steht’s mit deinem Kopf so schlecht?
– “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
Achselzuckt der Vogel Specht.

Wessen harr’ ich hier im Busche?
Wem doch laur’ ich Räuber auf?
Ist’s ein Spruch? Ein Bild? Im Husche
Sitzt mein Reim ihm hintendrauf.
Was nur schlüpft und hüpft, gleich sticht der
Dichter sich’s zum Vers zurecht.
– “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
Achselzuckt der Vogel Specht.

*

Reime, mein’ ich, sind wie Pfeile?
Wie das zappelt, zittert, springt,
Wenn der Pfeil in edle Theile
Des Lacerten-Leibchens dringt!
Ach, ihr sterbt dran, arme Wichter,
Oder taumelt wie bezecht!
– “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
Achselzuckt der Vogel Specht.

Schiefe Sprüchlein voller Eile,
Trunkne Wörtlein, wie sich’s drängt!
Bis ihr Alle, Zeil’ an Zeile,
An der Tiktak-Kette hängt.
Und es giebt grausam Gelichter,
Das dies – freut? Sind Dichter – schlecht?
– “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
Achselzuckt der Vogel Specht.

Höhnst du, Vogel? Willst du scherzen?
Steht’s mit meinem Kopf schon schlimm,
Schlimmer stünd’s mit meinem Herzen?
Fürchte, fürchte meinen Grimm! –
Doch der Dichter – Reime flicht er
Selbst im Grimm noch schlecht und recht.
– “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
Achselzuckt der Vogel Specht.

Hãy coi: Con người

Ta biết rằng ta đến từ đâu!

Khát khao như ngọn lửa tinh cầu,

Một giây ngời đỏ và tàn lụi.

Ta hoá thân ta thành ánh sáng,

Chỉ chút tàn tro gửi muôn sau:

Lửa đỏ và ta khác chi nhau!

Ecce homo

Ja! Ich weiß, woher ich stamme!
Ungesättigt gleich der Flamme
Glühe und verzehr’ ich mich.

Licht wird alles, was ich fasse,
Kohle alles, was ich lasse:
Flamme bin ich sicherlich

Cảm thức đơn côi

Chim quạ kêu gào

Và ríu rít bay về nơi kẻ chợ:

Mùa tuyết rơi chẳng còn bao lâu nữa. –

May mắn cho ai giờ này còn có quê hương!

Bây giờ ngươi đang đứng trân trân,

Hồi tưởng lại khắc thời chưa xa ấy!

Kẻ hèn ngu chính là mi đấy,

Chạy trốn hàn đông để đến nơi này?

Chiếc cổng thành – thế giới của mi đây

Ngàn lần hoang vu lặng câm và giá buốt!

Những gì mi đánh mất,

Chẳng ai người hối tiếc làm chi.

Bây giờ mi đứng đó, mặt như chì,

Nguyền rủa cảnh đông tàn tuyết lạnh,

Khác chi kẻ cuồng si ương nghạnh,

Cứ chúi đầu vào chốn đau thương.

Kìa bay, cánh chim, hộc tiếng

Mi ca hoài trong hoang mạc âm giai! –

Hãy chôn vùi đi, kẻ khốn khổ kia ơi,

Trong băng giá trái tim mi máu tứa!

Chim quạ kêu gào

Và ríu rít bay về nơi kẻ chợ:

Mùa tuyết rơi chẳng còn bao lâu nữa. –

Đau đớn thay những kẻ thiếu quê hương!

Vereinsamt

Die Krähen schrein
Und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
Bald wird es schnein. –
Wohl dem, der jetzt noch Heimat hat!

Nun stehst du starr,
Schaust rückwärts, ach! wie lange schon!
Was bist Du Narr
Vor Winters in die Welt entflohn?

Die Welt – ein Tor
Zu tausend Wüsten stumm und kalt!
Wer das verlor,
Was du verlorst, macht nirgends halt.

Nun stehst du bleich,
Zur Winter-Wanderschaft verflucht,
Dem Rauche gleich,
Der stets nach kältern Himmeln sucht.

Flieg, Vogel, schnarr
Dein Lied im Wüstenvogel-Ton! –
Versteck, du Narr,
Dein blutend Herz in Eis und Hohn!

Die Krähen schrein
Und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
Bald wird es schnein. –
Weh dem, der keine Heimat hat.

Comments are closed.