Thuật ngữ chính trị (23)

Phạm Nguyên Trường

Political Dictionary – The Bridge

56. Confederacy/confederation – Liên minh. Liên minh là hệ thống chính trị được xây dựng từ thỏa thuận giữa một số thực thể độc lập muốn giữ mức độ tự chủ cao. Tư tưởng về liên minh (confederalism) khác với liên bang (federalism) ở chỗ cũng là các thực thể độc lập nhưng trong liên bang, cơ quan trung ương có quyền lực to lớn hơn và có thể có thể mở rộng thêm, ví dụ, thông qua việc giải thích hiến pháp liên bang. Ngược lại, trong liên minh, một số quyền hạn được các đơn vị thành viên giao cho chính quyền trung ương, tất cả các quyền khác vẫn nằm trong tay bang. Ví dụ nổi tiếng nhất là Liên minh các của Mĩ, đấy là liên minh các bang miền Nam rút ra Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Tên gọi và nguyên tắc tổ chức được chọn nhằm nhấn mạnh sự khác biệt giữa Liên minh và Hợp Chúng Quốc, vì các bang miền Nam thấy rằng quyền lự của liên bang gia tăng, có thể đe dọa các thiết chế của mình, mà trước hết là chế độ nô lệ. Cuộc Nội chiến đã đập tan Liên minh miền Nam. Khởi thủy, Hoa Kỳ là liên minh: Hiến pháp năm 1787, được viết sau Chiến tranh giành Độc lập, quyết định thành lập liên bang, một phần vì người ta đã nhận ra sự yếu kém của chính quyền liên minh trong thời dan diễn ra cuộc chiến tranh này.

57. Confidence – tín nhiệm Ở những nước mà nhánh hành pháp chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp chứ không phải được dân bầu cho một nhiệm kỳ cố định (ví dụ, ở Hoa Kỳ), phải được cơ quan lập pháp ủng hộ thì chính phủ mới tồn tại được. Sự ủng hộ có thể được thử thách bằng cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm (xem Trách nhiệm giải trình). Chính phủ không được tín nhiệm sẽ phải từ chức; sẽ kéo theo một trong hai hậu quả sẽ theo sau đây. Hoặc là người ta sẽ tìm cách thành lập chính phủ mới có thể được cơ quan lập pháp ủng hộ (tất nhiên, đây là trường hợp không đảng nào nắm được đa số ghế trong cơ quan lập pháp), hoặc giải tán cơ quan lập pháp và tiến hành cuộc tổng tuyển cử mới.
58. Congress – Đại hội/Quốc hội Hoa Kì
Nói chung, đại hội là cuộc họp của các đại biểu hoặc các quan chức để tranh luận và thảo luận. Nhưng, thuật ngữ này còn được dùng để chỉ cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ, bao gồm Hạ viện gồm 435 thành viên và Thượng viện gồm 100 thành viên. Nhiệm kì hạ nghị sĩ kéo dài 2 năm; nhiệm kì thượng nghị sĩ kéo dài 6 năm, đều do dân bầu. Các hạ nghị sĩ được gọi là dân biểu, còn các thành viên thượng viện thì được gọi là thượng nghị sĩ.
Ở Ấn Độ, đảng chính trị chính tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập từ Đế quốc Anh là có tên là Congress Party (Đảng Quốc đại). Đảng này giữ thế thượng phong trong nền chính trị ở Ấn Độ từ ngày giành được độc lập, năm 1947, cho đến những năm 1980, và vẫn là đảng lớn nhất ở nước này. Các tổ chức cũng đọi khi tự lấy tên là Congress, ví dụ, American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations (AFL-CIO – Liên đoàn Lao động và Đại hội các Tổ chức Công nghiệp Hoa Kỳ) và Trades Union Congress (Đại hội Công đoàn – TUC) là những tổ chức công đoàn lớn ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
59. Congress of Vienna – Đại hội Viên. Đại hội Viên là hội nghị với sự tham gia của đại sứ tất cả các quốc gia châu Âu dưới sự chủ trì của chính khách người Áo Klemens Wenzel von Metternich, và diễn ra tại Vienna từ tháng 11 năm 1814 đến tháng 6 năm 1815, mặc dù các đại biểu đã có mặt đầy đủ và bắt đầu quá trình đàm phán ngay từ cuối tháng 9 năm 1814. Mục tiêu của Đại hội là tìm cách lập lại một nền hòa bình lâu dài cho châu Âu bằng cách giải quyết những vấn đề phát sinh từ Chiến tranh Cách mạng Pháp và những cuộc Chiến tranh Napoleon. Mục tiêu không chỉ đơn giản là khôi phục lại cương giới cũ mà còn thay đổi lãnh địa của các cường quốc để tạo thế cân bằng và duy trì hòa bình. Các nhà lãnh đạo bảo thủ không ủng hộ chủ nghĩa cộng hòa hay cách mạng, những hiện tiện đang đe dọa trật tự phong kiến châu Âu. Pháp mất tất cả những lãnh thổ mà họ chinh phục được trong những năm trước đó, trong khi Áo, Phổ và Nga giành được nhiều vùng đất béo bở. Phổ giành được những thành bang nhỏ hơn ở miền tây, Pomerania thuộc Thụy Điển và 40% Vương quốc Saxony; Áo giành lại Venice và phần lớn miền bắc Ý. Nga chiếm được một phần của Ba Lan. Vương quốc Hà Lan mới được thành lập mấy tháng trước, bao gồm một số lãnh địa cũ của Áo, khu vựa mà năm 1830 trở thành nước Bỉ.
Nước Pháp do Napoleon đứng đầu bị đánh bại và đầu hàng tháng 5 năm 1814, kết thúc 20 năm chiến tranh liên miên. Cuộc đàm phán vẫn tiếp tục bất, mặc dù Napoleon trốn khỏi nơi lưu đày và nắm lại quyền lực ở Pháp, tức Vương triều 100 ngày từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1815. “Đạo luật cuối cùng” của Đại hội được ký 9 ngày trước khi ông ta bị đánh bại hoàn toàn ở Waterloo, ngày 18 tháng 6 năm 1815.
Những nhà sử học theo phái tự do chỉ trích Hội nghị vì những cụ đàn áp các phong trào quốc gia và tự do nổ ra sau đó, và coi đây phong trào phản động, phục vụ cho lợi ích của chế độ quân chủ truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người ca tụng Hội ngị vì đã tạo ra một thời kì ổn định, hòa bình tương đối lâu dài cho phần lớn châu Âu.
Theo nghĩa chuyên môn, "Hội nghị Vienna" không hẳn là một hội nghị: Không có phiên họp toàn thể, và phần lớn các cuộc thảo luận diễn ra một cách không chính thức, mặt đối mặt, giữa các cường quốc Áo, Anh, Pháp, Nga và đôi khi có cả Phổ, các đoàn đại biểu khác ít hoặc hoàn toàn không tham gia. Mặt khác, lần đầu tiên trong lịch Đại hội diễn ra trên quy mô lục địa, đại diện các quốc gia hội họp với nhau để thảo ra các hiệp ước. Đại hội Vienna tạo ra khuôn khổ cho trật tự chính trị châu Âu cho đến trước khi Đại chiến thế giới thứ nhất nổ ra năm 1914.

Comments are closed.