Sài Gòn – Những ngày phong thành (64)

THÔNG TIN:

*Hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và chuyển giao công nghệ sản xuất kháng thể đa dòng XAV-19 điều trị covid-19 của Pháp cho Việt Nam

https://www.facebook.com/MOHVIETNAM/posts/846059936297787

T*P.HCM kiến nghị Thủ tướng cho bệnh viện tư điều trị COVID-19 có thu phí

https://tuoitre.vn/tp-hcm-kien-nghi-thu-tuong-cho-benh-vien-tu-dieu-tri-covid-19-co-thu-phi-2021090817285828.htm

Nóng: Từ 8.9, TP.HCM cho phép quán ăn mở cửa đến 18 giờ, chỉ bán mang về

https://thanhnien.vn/thoi-su/nong-tphcm-cho-phep-quan-an-mo-cua-den-18-gio-chi-ban-mang-ve-1446760.html

*Quận 7: Nếu đủ điều kiện gắn biển “Hộ kinh doanh xanh” sẽ được hoạt động lại

https://nld.com.vn/chinh-tri/quan-7-neu-du-dieu-kien-gan-bien-ho-kinh-doanh-xanh-se-duoc-hoat-dong-lai-2021090822082282.htm

*Siêu thị chuẩn bị đón khách

https://tuoitre.vn/sieu-thi-chuan-bi-don-khach-20210908085853164.htm

*Camera tự động quét QR code tại các chốt kiểm soát ở TP.HCM

https://zingnews.vn/video-camera-tu-dong-quet-qr-code-tai-cac-chot-kiem-soat-o-tphcm-post1260718.html#zingweb_home_sectionlatest20

*F0 xuất viện ở TP HCM kỷ lục

https://vnexpress.net/f0-xuat-vien-o-tp-hcm-ky-luc-4353205.html

 

PHẢI CHỜ BAO LÂU NỮA MỚI CÓ “DÂN HỎI – THỦ TƯỚNG TRẢ LỜI”?

Chỉ khi nào có đối thoại trực tiếp, người dân mới có thể bắt lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.

Yên Khắc Chính – Luật Khoa, 8/9/2021

Chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” phát trực tuyến vào tối ngày 6/9/2021 đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo người dân không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh. [1]

Sự kiện người đứng đầu cơ quan hành chính của thành phố, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, lần đầu xuất hiện trả lời phỏng vấn trực tuyến khiến nhiều người ngạc nhiên, tò mò và có phần thích thú.

Quyền Linh, một trong hai người dẫn chương trình, đã có không dưới ba lần nhấn mạnh đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, và khen ngợi “chính quyền thành phố rất dũng cảm” khi đối thoại trực tiếp với người dân.

Đây đích thực là việc chưa có tiền lệ đối với những ai đang sống trong thể chế hiện tại của Việt Nam. Nó vừa là tín hiệu tích cực, nhưng cũng đồng thời là minh chứng đáng buồn cho khẩu hiệu “dân làm chủ” được chính quyền tuyên truyền bấy lâu nay.

Đối thoại với dân: Yêu cầu tối thiểu của một lãnh đạo

Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, việc các quan chức lãnh đạo trực tiếp đối thoại trả lời chất vấn của người dân không phải là chuyện gì ghê gớm. Nó là một sinh hoạt chính trị hết sức bình thường.

Trực tiếp đối thoại với dân thậm chí là yêu cầu cơ bản từ trước khi những người này giành được ghế trong bộ máy chính quyền.

Để có được vị trí lãnh đạo, họ phải được người dân bầu. Để có được phiếu bầu của dân, họ phải tiến hành vận động tranh cử. Trong quá trình vận động tranh cử, họ tiếp xúc càng nhiều cử tri, trả lời càng nhiều câu hỏi, thuyết phục càng nhiều người thì khả năng thắng cử càng cao.

Những sinh hoạt chính trị này diễn ra từ rất lâu trước khi có sự xuất hiện của công nghệ hiện đại.

Tại Mỹ, vào giữa thế kỷ 19, các chính trị gia tranh cử tổng thống đã tiếp xúc đối thoại với cử tri nhằm tranh thủ sự ủng hộ. [2] Khi truyền hình được phổ cập và lên ngôi từ giữa thế kỷ 20, các cuộc phỏng vấn với những câu hỏi bất ngờ, hóc búa và không có trong kịch bản dành cho các quan chức trở thành một món ăn chính trị phổ biến của người Mỹ. [3] Truyền thống này được nâng tầm với sự xuất hiện của Internet. Người dân có thể theo dõi bất kỳ lúc nào các cuộc thảo luận và đối thoại của lãnh đạo trên mạng mà không cần canh giờ xem tivi.

Các chính trị gia nhanh nhạy còn chủ động dùng các công cụ trên mạng để tăng cường trao đổi trực tiếp với người dân. Donald Trump khi tranh cử tổng thống vào năm 2016 đã tổ chức buổi hỏi đáp trong chuyên mục “Ask Me Anything” (Hỏi tôi bất cứ thứ gì) của Reddit, một trong những diễn đàn trên mạng có nhiều người tham gia nhất tại Mỹ. [4] Trước đó vào năm 2012, Barack Obama cũng đã tổ chức một chương trình hỏi đáp tương tự trên diễn đàn này.

Mạng xã hội ra đời tạo ra một cuộc cách mạng khác, kết nối trực tiếp 24/7 các chính trị gia với cử tri của mình. Gần như đã trở thành một điều luật bất thành văn, các quan chức chính quyền bắt buộc phải có ít nhất một tài khoản mạng xã hội để trao đổi với người dân.

Ở các nước châu Á, những lãnh đạo được đánh giá cao thường tích cực kết nối với người dân qua mạng xã hội. Tài khoản của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hay của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là những kênh tương tác phổ biến giữa người dân các nước này với lãnh đạo chính quyền. [5][6] Ngay cả các lãnh đạo được xem là độc tài như Thủ tướng Campuchia Hun Sen hay Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cũng sở hữu tài khoản Facebook chính thức. [7][8]

clip_image002Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn giữa rừng phóng viên ở Đài Bắc, tháng 11/2018. Ảnh: EPA-EFE.

Việt Nam: Khi nào mới có đối thoại đúng nghĩa?

Nhiều người hẳn đã có ấn tượng tốt sau khi xem ông Phan Văn Mãi trả lời trực tuyến các câu hỏi trong hơn một tiếng đồng hồ vào tối ngày 6/9.

Không có những câu lý luận vòng vo tối nghĩa, không có màn đổ lỗi dịch bệnh cho người dân, và chịu thừa nhận khuyết điểm của chính quyền, dù khá nhẹ nhàng, trong vấn đề an sinh – chừng đó là đủ để nhiều người cảm thấy như được thở trong một bầu không khí tươi mới. Ít nhất thì ông này có đầu óc bình thường – đó là cảm nhận của không ít người xem.

Đích thực là so với mặt bằng chung các lãnh đạo đất nước vào thời điểm hiện tại, màn thể hiện của ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh là không tệ.

Và đó là điều đáng buồn cho bức tranh chính trị của người Việt Nam.

Nếu đã quen theo dõi các cuộc đối thoại, phỏng vấn chính trị ở nước ngoài, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác thất vọng, bực bội và chán nản khi xem chương trình tối ngày 6/9.

Các câu hỏi được chuẩn bị sẵn, hai người dẫn chương trình không dám chất vấn các câu trả lời chung chung của khách mời, và những vấn đề bức xúc nhất lại không được nhắc đến.

Ai chịu trách nhiệm cho ít nhất là hàng chục ngàn trường hợp người dân Sài Gòn bị bỏ rơi, không nhận được bất kỳ gói hỗ trợ nào từ chính quyền suốt ba tháng qua?

Ai chịu trách nhiệm cho chính sách “đi chợ hộ” thất bại, để hàng triệu người bị nhốt trong nhà không có cách chi mua được thực phẩm trong hơn hai tuần qua?

Cơ sở nào để chính quyền thực hiện những chính sách chống dịch cực đoan như nhốt tất cả F0 lẫn F1 vào trại cách ly, gây lãng phí lớn khi đòi xét nghiệm toàn bộ cư dân, trong khi bỏ ngoài tai những góp ý của giới chuyên gia?

Một cách công bằng, đó là những câu hỏi vượt quá tầm của người đứng đầu thành phố. Nó thuộc về trách nhiệm của chính quyền trung ương.

Vậy nên người dân, cho dù thất vọng hay hồ hởi với các câu trả lời của chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, cũng cần phải đặt câu hỏi: “Vì sao ông thủ tướng chính phủ vẫn chưa chịu xuất hiện trả lời chất vấn trực tiếp của tôi?”.

Chỉ khi nào đối thoại trực tiếp, người dân mới có thể chất vấn ông Thủ tướng Phạm Minh Chính, rằng vì sao ông hăm hở chỉ đạo “đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm hành vi ‘bom hàng’ đi chợ hộ tại TP. Hồ Chí Minh”, [9] một việc mà chính các cán bộ địa phương trực tiếp phụ trách cũng nhận định là khó xảy ra. [10] Trong khi đó, ông lại ngậm tăm không nói gì tới trách nhiệm của bản thân khi buộc hàng triệu người ở trong nhà chờ “đi chợ hộ” trong tuyệt vọng suốt hai tuần qua. Nếu tin lời chính quyền của ông, ngồi yên không chủ động tìm mua thực phẩm tích trữ từ trước, trong hai tuần qua người Sài Gòn lấy gì để ăn? [11]

Chỉ có trao đổi trực tiếp, người dân mới có thể nghe ông thủ tướng giải trình ai sẽ chịu trách nhiệm cho những chính sách chống dịch hỗn loạn, mỗi địa phương một phách. Và chỉ có qua đối thoại trực tiếp, người dân mới có thể truy vấn nếu ông chỉ biết đổ vấy trách nhiệm cho quan chức địa phương như cách làm cố hữu xưa nay. [12]

Cũng chỉ có gặp mặt trực tiếp, người dân may ra mới giúp ông thủ tướng hiểu tình cảnh của hàng triệu người Sài Gòn suốt ba tháng qua, đặc biệt là những người sống trong các khu vực bị chốt chặn phong tỏa.

Chắc chắn sẽ có người mời ông thủ tướng về sống luôn ở “vùng đỏ”, để xem lãnh đạo sẽ xoay sở kiểu gì khi nồi cơm điện duy nhất bị hỏng, khi bếp điện bị cháy, khi bồn cầu bị tắc, khi tủ lạnh bị hư, khi vòi nước bị bể, khi trần nhà dột nước, khi người thân có bệnh mãn tính hết thuốc mà không thể ra ngoài mua, hay khi chính ông bị đau ruột thừa mà không qua được chốt chặn để tới bệnh viện.

Chỉ khi sống trong hoàn cảnh như vậy trong ít nhất một tháng, ông thủ tướng may ra mới bớt sản xuất những chỉ thị và chính sách trên trời.

Để lôi được những người như ông xuống dưới mặt đất, người dân trước tiên cần đòi lại thứ quyền cơ bản nhất mà thể chế của Việt Nam đã tước bỏ của họ bấy lâu nay: quyền được đối thoại bình đẳng, công khai và trực diện với quan chức chính quyền.

Chú thích:

1.  Online T. T. (2021, September 6). Chủ tịch UBND TP.HCM trả lời trực tuyến: “Vùng xanh được đi chợ 1 tuần/lần, mở dần một số dịch vụ.” TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/chu-tich-ubnd-tp-hcm-tra-loi-truc-tuyen-vung-xanh-duoc-di-cho-1-tuan-lan-mo-dan-mot-so-dich-vu-20210906184222848.htm

2.  The Origins of Modern Campaigning: 1860–1932. (2016, December 6). See How They Ran! http://www.roosevelthouse.hunter.cuny.edu/seehowtheyran/portfolios/origins-of-modern-campaigning/

3.  Socolow, M. J. (2019, October 1). A brief history of television interviews – and why live TV helps those who lie and want to hide. The Conversation. https://theconversation.com/a-brief-history-of-television-interviews-and-why-live-tv-helps-those-who-lie-and-want-to-hide-124471

4.  Robertson, A. (2016, July 28). Donald Trump’s Reddit Q&A session was surprisingly bland. The Verge. https://www.theverge.com/2016/7/27/12272254/donald-trump-reddit-ama-dnc

5.  Facebook 蔡英文 Tsai Ing-wen. (2021). https://www.facebook.com/tsaiingwen

6.  Facebook Lee Hsien Loong. (2021). https://www.facebook.com/leehsienloong

7.  Facebook Samdech Hun Sen, Cambodian Prime Minister. (2021). https://www.facebook.com/hunsencambodia/

8.  Facebook ประยุทธ์ จันทร์โอชา Prayut Chan-o-cha. (2021). https://www.facebook.com/prayutofficial/

9.  Online T. T. (2021b, September 6). Thủ tướng đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm hành vi “bom hàng” đi chợ hộ tại TP.HCM. TUOI TRE ONLINE. https://web.archive.org/web/20210906053415/https://tuoitre.vn/thu-tuong-de-nghi-bo-cong-an-xu-ly-nghiem-hanh-vi-bom-hang-di-cho-ho-tai-tphcm-20210906114524485.htm

10.  Hiền, N. (2021, August 28). Các phường nói về việc bị “bom hàng” khi đi chợ hộ. PLO. https://web.archive.org/web/20210829223105/https://plo.vn/ban-doc/cac-phuong-noi-ve-viec-bi-bom-hang-khi-di-cho-ho-1011562.html

11.  Báo Sài Gòn Giải Phóng. (2021, August 21). Tránh đổ xô mua hàng tích trữ. https://www.sggp.org.vn/tranh-do-xo-mua-hang-tich-tru-755522.html

12.  Online T. T. (2021, July 30). Thủ tướng: Chống dịch quyết liệt hơn với những giải pháp đặc biệt. TUOI TRE ONLINE. https://web.archive.org/web/20210814053548/https://tuoitre.vn/thu-tuong-chong-dich-quyet-liet-hon-voi-nhung-giai-phap-dac-biet-20210730180615546.htm

 

SÀI GÒN 100 NGÀY COVID KHỐC LIỆT:

AI ĐONG ĐƯỢC HẾT NƯỚC MẮT? AI “SAO KÊ” NỔI YÊU THƯƠNG?

FB Cù Mai Công

TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách với chỉ thị 10 và 15 từ 31-5-2021, rồi 16, rồi 16+, 12 rồi giãn cách nghiêm với hàng vạn bộ đội vào cuộc, tới tối 7-9 hôm nay đúng 100 ngày.

100 ngày, dài hơn cuộc chiến Quảng Trị 1972 khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến tối 7-9 là 13.701 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Riêng số bệnh nhân Covid ở TP.HCM không qua khỏi tới giờ cũng đã hơn 10.000 ca, hơn một sư đoàn, nhiều hơn số tử trận mỗi bên ở Quảng Trị 1972. Có thời điểm, mỗi ngày TP.HCM có 300-400 người ra đi, bằng một tiểu đoàn. Như hồi chiến tranh. Ra đi không một người thân bên cạnh.

Xin không nói về cách chống dịch. Covid quá phức tạp, cả thế giới cũng còn rất nhiều cách nhìn nhận, đánh giá lẫn chọn cách phòng chống nó. Cuộc chiến đang hồi cao điểm, lúng túng lẫn lung tung trong biện pháp, cách làm là có thể hiểu được và xin tạm khoan nói vì đó lại là một chuyện khác, có khi không ai chịu ai, dễ sa lầy và rối lòng người.

Chỉ biết là 100 ngày vừa qua, từ quân – dân, chính quyền, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp lẫn bà con tiểu thương, chị vé số, anh phụ hồ tả tơi với nó. Tuyến đầu – ngành y hơn 200.000 y, bác sĩ, điều dưỡng… của thành phố lẫn các tỉnh bạn hỗ trợ vẫn đang chìm trong núi công việc lẫn nguy cơ phơi nhiễm hàng giây hàng giờ ở TP.HCM. Hàng trăm, hàng ngàn con người các ngành tham gia phòng chống Covid đã phơi nhiễm và có người đã ra đi.

Tối qua 6-9, trong chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời”, một người mẹ có con là bác sĩ thảng thốt nói với Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: “Ông chủ tịch ơi, sẽ chống đến bao giờ, con tôi đi biền biệt mấy tháng nay?”.

Nghe nhói lòng biết bao nhiêu nỗi lo của một người mẹ trong dịch Covid. Bà chỉ là một trong hàng triệu nỗi lo hôm nay của người Sài Gòn hôm nay về dịch giã, sinh kế… Lo đến thắt ruột thắt gan mỗi ngày. Có khi thật sự là bế tắc kiệt cùng trong các dãy trọ 100 ngày thất nghiệp. Đau đớn khôn cùng khi bao nhiêu người ra đi vội vàng, không thể tin nổi. Mới vài hôm trước còn nói, còn cười, còn lên facebook, còn vẽ tranh, làm thơ, còn bàn chuyện Covid…

Không ngành nghề, phường xã, lãnh vực nào không có người ra đi. Ngay anh em Tuổi Trẻ của tôi cũng có mấy gia đình F0 cả nhà. Có bạn là phóng viên trẻ lặn lội cùng Covid suốt 100 ngày và đêm qua. Hàng vạn bà con nhập cư có lúc “bồng bế nhau chạy trốn” Sài Gòn – nơi họ gởi yêu thương, nơi họ nuôi hy vọng…

Suốt 100 ngày đêm vừa qua, Covid là câu chuyện đầu môi của bất kỳ người Sài Gòn nào. Chỉ hơn một giờ tối 6-9, hơn 800.000 lượt xem và 100.000 lượt bình luận của người đang ở Sài Gòn – đô thị lớn nhất nước đã gởi về chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời”, gởi cho Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi. BBC Tiếng Việt ngay lập tức đã nhận định là lãnh đạo TP.HCM “chịu chơi” – đúng kiểu nói của người Sài Gòn.

Tại buổi đối thoại, cả MC Quyền Linh lẫn Phó cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) Lê Quang Tự Do khá thẳng thắn chuyển cho ông Mãi nhiều comments hóc búa thật sự: từ "Bao giờ TP.HCM nới lỏng giãn cách, tại sao TP.HCM giãn cách hoài mà vẫn không hết dịch?", gói an sinh đến sau 15-9, bà con nhập cư có được về quê… Hóc búa đến mức ông Mãi thú thật nhiều người bảo ông cân nhắc có nên trả lời trực tuyến hay không.

Buổi đối thoại cho thấy hàng loạt lo nghĩ về chính sách đến 15-9 và sau đó của cả chính quyền lẫn dân chúng. Lấy việc an sinh xã hội chẳng hạn,ông Mãi cho biết tới giờ này, ngân sách thành phố đã chi gần 4.800 tỉ đồng, nguồn vận động 1.200 tỉ, tổng cộng 6.000 tỉ đồng để hỗ trợ khoảng 4,7 triệu người dân. Ba tháng, mỗi người khó khăn nhận được khoảng 1,2 triệu đồng, mỗi tháng 400.000 đồng rõ ràng không đủ để sống. Nhất là khi thực tế giá cả tăng vọt, hiện vẫn ở mức cao.

TP.HCM đang chuẩn bị tiếp tục những hỗ trợ mới sau hai gói an sinh, cho tất cả mọi người. Có lẽ đã tính toán trước, ngày 18-8, TP.HCM đã làm việc với Thủ tướng cũng như các bộ, ngành để kiến nghị hỗ trợ cho TP.HCM số tiền hơn 27.968 tỉ đồng và 142.200 tấn gạo. Số tiền và gạo này dùng để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ và lương thực cho người lao động nghèo trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 của Chính phủ.

Rất tiếc, chiều 7-9, Bộ Tài chính cho rằng, TPHCM đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ khẩn cấp 28.000 tỉ đồng là để hỗ trợ lao động và người nghèo trên địa bàn gặp khó khăn do dịch COVID-19, đây là chính sách đặc thù nên địa phương tự cân đối ngân sách để hỗ trợ.

Không khó để nhận ra nỗi lo, gánh nặng chồng chất nỗi lo, gánh nặng của TP.HCM sau trả lời này. Tiền đâu để lo tiếp khi Covid còn dài, giãn cách còn nghiêm đến mức không ai không cảm thấy nghẹt thở?

Ngày 6-8, TP.HCM công bố có 2 triệu hộ với 5,3 triệu dân TP.HCM khó khăn sẽ được hỗ trợ 750.000 đồng/người, bình quân mỗi ngày 25.000 đồng/người. Tổng số tiền hỗ trợ 8.000 tỉ đồng.

Và chính lúc này, ông Mãi đã nói về bao nhiêu con người, chương trình thiện nguyện của dân lo cho dân thời gian qua trong cuộc chiến mà ông Mãi phải nói là “khốc liệt” hơn ba tháng qua. Ông nói cụ thể: Mỗi ngày hàng trăm ngàn suất ăn của dân lo cho dân, và cho rằng: “Không có lực lượng này, chính quyền khó mà lo nổi”.

Ông khẳng định: Không thể nào kể hết được, sau dịch sẽ tổng kết, nhưng chắc chắn sẽ không đầy đủ.

Ông Mãi nói đúng. Làm sao có thể thống kê, “sao kê” được lòng dân Sài Gòn lo cho dân Sài Gòn 100 ngày qua. Sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, chưa bap giờ tôi thấy dân Sài Gòn mở lòng trải tình như vậy. Không nơi nào không có quầy cơm, gói quà từ thiện; không hẻm hóc nào ở Sài Gòn không có yêu thương, chia sớt.

100 ngày qua, một ngôi chùa nhỏ ở quận 4, các sư thầy và bao nhiêu con Phật nơi đây đã nấu gần 1,5 triệu suất ăn, cung cấp nhu yếu phẩm, thuốc và thiết bị điều trị cho bệnh nhân, y bác sĩ các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, công nhân môi trường, người nghèo các địa phương… Ngày 25-8, nhà chùa còn trao tặng sáu xe cứu thương, tổng trị giá 7,2 tỉ đồng, cho các bệnh viện: Chợ Rẫy, Phạm Ngọc Thạch, Bình Dân, Ung bướu, quận 4 và một xe cứu thương cho tăng ni, phật tử ở thành phố.

100 ngày qua, suốt từ nửa đêm đến tối mịt, mấy chục nữ tu dòng Đaminh Rosa Lima đã tự khuân vác hàng chục, hàng trăm tấn gạo, mì, rau củ quả, sữa.. đến nhiều phòng trọ ở TP.HCM. Nhìn các nữ tu “chân yếu tay mềm” mang vác từng bịch gạo, bó rau, thùng sữa… đến bà con mình, tôi thầm nghĩ họ đang lặng lẽ làm theo điều Chúa dạy với đồng bào mình, bất kể lương giáo, ai chẳng là máu thịt Việt Nam: “Ai muốn theo ta thì vác thánh giá theo chân ta”.

Cha xứ Mẫu Tâm (Lăng Cha Cả) và cộng đoàn dân Chúa của mình, 100 ngày qua, cũng gởi đến cho bà con mình bao nhiêu là gạo, là rau, là mì gói và cả gà. Ngày 3-9, nghe nói 32 phòng trọ của những người lao động buôn ve chai, vé số không được một lần cứu trợ ở một chung cư cũ nát 481 Lê Văn Sỹ, ngày 4-9, vị linh mục chánh xứ nơi đây đã lập tức chuyển mì gói ,trứng, rau củ… tới. Ít ra bà con nơi đây cũng thêm được ít ngày yên bụng…

Có thế nói những ngày này, không nhà thờ, nhà chùa, thánh thất… nào ở Sài Gòn không mở rộng tấm lòng từ bi, bác ái, thương dân của mình; chìa tay ra với tất thảy, không phân biệt đồng đạo với mình hay không, chỉ biết đó là đồng bào của mình.

Rồi “cô gái ném dép” có vẻ ngổ ngáo Nguyễn Thùy Dương, nhà có em trai nhiễm Covid, một lần tôi thấy bữa cơm của hai mẹ con chỉ là đậu hủ xào trứng và rau luộc vẫn quần quật cơm nước từ thiện và quà từ tâm. Hơn 40.000 phần cơm cho những người khó khăn, các khu phong tỏa. Đến trước 23-8, cô gái “Dương dịu dàng” đã cùng nhóm bạn mình gởi 150 tấn gạo, hàng ngàn phần quà trao đến bà con khó khăn, vé số, cơ nhỡ…; gần 100 trường ở trọ được hỗ trợ trong chương trình “Ở lại với Sài Gòn”. Sau đó, vỡ trận do người tới xin đông quá phải phát đại trà tiếp; lo thực phẩm bổ sung cho nhiều bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Ngày 22-3, sợ bà con không trụ nổi 7-14 ngày hoặc có thể hơn. Ngày cuối cùng, cô gởi nhiều phần gạo, mỗi phần 25kg, vì biết mỗi gia đình bốn, năm miệng ăn và cá khô, mắm muối, cá hộp, trứng…

Rồi một tổng giám đốc buôn bán xe hơi mà về tánh tình, tôi xin nói thật “rất cà chớn” là Hoa Kim Cương, dịch giã làm ăn “đứng hình”, thua lỗ, vậy mà cũng lò mò đi vác gạo làm từ thiện mấy tháng nay…

Anh trai Thùy Dương vốn là là môn sinh sân võ tôi hơn 20 năm trước. Hoa Kim Cương hồi còn sinh viên đến nhà tôi chơi, học nghề báo khi tôi làm anh Cỏ Cú 30 năm xưa… Hiện giờ họ là ai, như thế nào với xã hội thì đó là chuyện của họ với xã hội. Chỉ biết là tất cả những gì, bất kỳ những ai lo cho bà con mình lúc khó khăn muôn phần này cần phải được kính trọng.

“Dù xây chín bậc phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người”

Họ là hàng chục, hàng trăm ngàn giọt nước trong biển yêu thương của Sài Gòn 100 ngày qua. Không ai kể hết nổi đâu. Mà có lẽ họ cũng không cần ai kể. Làm sao có thể “sao kê” lòng dân Sài Gòn muôn dặm khi ai cũng muốn làm một giọt nước trong. Họ không kể, họ chưa “sao kê”, nhưng tôi nghĩ tổng số tiền, gạo muối mắm, thịt cá, rau củ quả… quy ra tiền ấy chắc chắn lên đến cả chục ngàn tỉ đồng…

Lòng dân Sài Gòn muôn vẻ đi cùng một Sài Gòn muôn vàn đau thương. Và không phải không có những người đi làm từ thiện đã nhiễm con virus nghiệt súc này, ra đi mãi mãi. Họ đã vào cuộc với cả tấm lòng, sinh mạng mình.

23-8, TP.HCM siết chặt giãn cách. Tới giờ 7-9 là hơn nửa tháng. Hầu như ngày nào Sài gòn cũng mưa. Mưa đã buồn, mưa Covid càng thảm. Những nhiều nhóm từ thiện vẫn tiếp tục công việc của mình khi bà con mình nhiều người càng lúc càng thắt ngặt. Giãn cách, không ai không khó khăn nên tôi nghĩ đây là lúc”lá rách dùm lá nát” chứ lá nào ở Sài Gòn hiện nay còn lành nổi.

Kệ, tới đâu hay tới đó. Trưa 5-9, tôi ghé siêu thị mua ít đồ cho nhà. Qua ngã ba Phạm Văn Hai – Nguyễn Thị Thu Minh (Tân Bình) tôi gặp anh L.M.Q. gầy guộc đang ngồi co ro bên vỉa hè, đôi mắt vô hồn trên đường vắng. Anh Q. quê Long Hồ, Vĩnh Long, trước dịch bán vé số, phụ hồ, thuê trọ ở cầu số 1 kênh Nhiêu Lộc, cách nhà tôi khoảng 300m. Giọng anh tuyệt vọng: “Nghỉ vé số hai tháng rồi, về quê không được, túi không còn một đồng. Sáng giờ chưa ăn gì…”. Đồ mua về nhà, tôi sẻ anh một nửa: sữa tươi, mì gói, xúc xích… và ít tiền để anh “lây lất” thêm chục ngày, chờ hết 15-9. Nhận quà, người thanh niên 32 tuổi cúi đầu, ứa nước mắt đàn ông. Ngày 6-9, tài khoản ATM của tôi nhận lương cơ quan, lại đi, gởi quà một anh bảo vệ khu Ông Tạ nửa tháng nay thui thủi một mình “ba tại chỗ” gác công ty vì không có giấy đi đường: “Giờ mì gói cũng không còn”…

Rồi chuyển qua tài khoản cho ba mẹ con thuê trọ ở Gò Vấp kẹt ở Sài Gòn ít quà mua gạo. Rồi chạy giao 20 “Túi thuốc chăm sóc sức khỏe F0” mà anh Nguyễn Phước Lộc, phó Ban Dân vận TW gởi tôi để “anh gởi cho bà con nào F0 giùm em”. Mỗi túi thuốc là một hy vọng của một con người, một gia đình, người thân…

Hôm nay 7-9, chín ngày nữa là 15-9. Chín ngày dài lắm, khi Sài Gòn rõ ràng đã như kiệt sức sau 100 ngày “ai ở nhà nấy”…

clip_image004

"Chú mua giùm con vỉ trứng. Ba mẹ con bị cách ly hết rồi để con một mình ở nhà. Con theo chú của con đi đổ rác để tranh thủ bán trứng kiếm ăn từng nhà. Con không có tiền ăn, không có tiền mua tập vở. Con phải núp đi theo chú vì không ai cho con ra đường để bán dạo" (Phan Xuân Trung)

clip_image006

Kho gạo từ thiện của các nữ tu Dòng Daminh Rosa Lima – Ảnh: MINH DU

clip_image008

Phần quà quý thời Covid của một giáo xứ gởi một đồng nghiệp của tôi, một Phật tử thuần thành – Ảnh: PHẠM OANH

clip_image010

Quà của các nữ tu Dòng Đamin Rosa Lima gởi tận tay bà con khu phong tỏa – Ảnh: MINH DU

 

KHÔNG CAM TÂM ĐỔ NÚI TIỀN CHO NỖI ÁM ẢNH BỊ CHỌT MŨI

FB Vu Kim Hanh

Hôm qua sau khi tôi chuyển các đề xuất để mở cửa lại doanh nghiệp ngay những ngày này, rồi đi theo thúc hối phản hồi, thì anh Nguyễn Thanh Mỹ, chủ tịch CLB Doanh nghiệp dẫn đầu VN cười khà khà thật thoải mái: chưa có bảng góp ý để nộp cho chị nhưng tôi có một thứ để bắt đền: một giải pháp giảm nhẹ chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp.

Tôi giật mình, đó là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho các nhà máy, không chỉ với công nhân mà còn cho các ông bà chủ. 3 ngày xét nghiệm một lần, hơn 1.000 công nhân, các doanh nghiệp FDI còn phải khóc ròng. Núi cũng lở, sông cũng cạn, huống gì doanh nghiệp đang phải “thở oxy” từng ngày. Và thế là ông bạn doanh nhân đầy sáng kiến của chúng ta miệt mài sáng chế…

Và hôm qua, anh kể. Chị Hạnh yêu cầu góp ý cho giải pháp SX trở lại. Thì chúng tôi đang giải quyết đây, cứu vãn một khoản chi phí quá lớn là điều kiện tiên quyết mới được sản xuất lại. Chuyện này bức bách vì nó đánh toang ruột DN bởi đồng tiền liền khúc ruột mà. Thật vậy, một vấn đề trở ngại lớn là doanh nghiệp phải thực hiện xét nghiệm RT-PCR mỗi tuần cho tất cả người lao động tham gia. Chi phí rất cao và khó có thể thực hiện do phải dừng sản xuất để xét nghiệm.

Thầy trò tôi mày mò mấy tháng rồi. Tôi và các cháu kỹ sư đang phát triển phương pháp test nhanh kháng nguyên có độ chính xác hơn 80%, mà rẻ gấp 10 lần và không cần dừng sản xuất.

Mỹ gọi phương pháp này là CNOR, chữ viết tắt mấy đặc điểm nổi bật của phương pháp: Chính xác (C); Nhanh (N); Ổn định tâm lý người lao động (O) và Rẻ tiền để thực hiện ®.

Phương pháp CNOR dựa vào toán học xác suất để làm test nhanh kháng nguyên thôi.

Chỉ thay đổi cách và số lần lấy mẫu.

Không gì mới cả nhưng tiết kiệm nhiều tiền cho doanh nghiệp lắm.

Hơn nữa doanh nghiệp trên 1,000 lao động có thể làm dễ dàng. Công ty tôi đang phát triển SaaS và App để tự động lập lịch trình thực hiện lấy mẫu.

Cty Mỹ có 350 nhân viên 3T.

Phương pháp CNOR chỉ tốn từ 23T đến 70T VND/Tháng.

Phương pháp RT-PCR theo quy định tốn 230T VND/Tháng. Không gì mới cả nhưng tiết kiệm nhiều tiền cho doanh nghiệp lắm.

Anh Cổ Gia Thọ (chủ tịch CT văn phòng phẩm Thiên Long) trong group chúng tôi liền hình dung: Cả thế giới cũng như Việt Nam đang chuẩn bị cho việc sống chung với covid. Chắc chắn sẽ có quy định test nhanh trước khi đi vào sinh hoạt ở các nơi công cộng như: Cinema, rạp sân khấu, Theatre … Nhà hàng (rất cần vì không thể đeo khẩu trang).

Anh Mỹ nói rất trầm tĩnh: Tôi chờ gặp anh Chủ tịch tỉnh Trà Vinh trình bày, xong trao đổi với mấy anh bạn thân là Bộ trưởng mấy bộ liên quan thử coi mấy ảnh lọt lỗ tai không, rồi mới trình cho Bộ Y Tế. Tôi đã đăng ký CNOR là giải pháp hữu ích rồi.

Nghe vậy, tư nhiên tôi bật cười: thôi sẵn đà lấy được mấy trăm bằng sáng chế, anh xin luôn “Ở BỂN” đi. Chứ ở Việt Nam, sáng kiến này có thể vi phạm “Giải pháp thần thánh”, coi chừng bị sổ toẹt từ đầu?

Tôi không ngạc nhiên và nghi ngờ giá trị khoa học và hiệu quả các sáng chế của anh. Anh có 280 bằng sáng chế được Hoa Kỳ, Canada và các nước khác công nhận. Anh cho các nhà máy ở Trung Quốc thuê nhiều bằng sách chế và thu về khoản tiền lớn, trút hết xây “công viên khoa học” Mỹ Lan và sau đó, một không gian Nông nghiệp công nghệ cao gần 10 ha ở cù lao Long Trị của Trà Vinh.

Cuối tháng 4.2021, chúng tôi, một nhóm nhỏ các doanh nghiệp thân hữu đến thăm Mỹ Lan (Khu công nghiệp Trà Vinh) và Rynan Technologies ở cù lao Long Trị (Trà Vinh), tôi đã chứng kiến khung cảnh hiện đại khang trang của 7 nhà máy của toàn khu vực Mỹ Lan và chứng kiến luôn hình ảnh làm việc miệt mài của 3 nhóm kỹ sư trẻ chuyên nghiên cứu, vận hành và thực hiện các hoạt động nông nghiệp công nghệ cao của Rynan Technologies.

Được ngắm nhìn những bảng board mạch rất đẹp là sản phẩm của điện toán biên (edge computing), bảng này nhằm GIÁM SÁT SÂU RẦY bằng cách thu thập dữ liệu, phân tích, xử lý dữ liệu rồi đưa lên đám mây (cloud) và truyền lại để theo dõi sâu rầy trong trồng trọt. Nhóm kỹ sư trẻ của Rynan Technologies đã thiết kế bo mạch và đưa cho một công ty khác ở TPHCM gia công các linh kiện, làm ra bảng bo mạch này (công ty Fab9).

Và cũng được đứng xem thật linh hoạt và hiệu quả khi các nữ kỹ sư trẻ giới thiệu các ảnh viễn thám, đang được dùng làm dữ liệu quan trắc thủy văn giúp nông dân theo dõi mực nước, độ mặn của nước hàng 15ph/ lần mỗi ngày.

Một nhóm khác thì đang chế ra các thiết bị IoT để hỗ trợ kỹ thuật việc trồng lúa, nuôi tôm… Hai nhóm còn lại thì lập trình các ứng dụng trên máy tính trên web và lập trình các ứng dụng trí thông minh nhân tạo AI.

Nay có một giải pháp mới thật thời sự vừa ra đời.

Mong sao anh Mỹ sẽ đưa được sáng chế này, giúp được cho các DN đang bên bờ vực tìm lại cách hồi sinh. Chứ riêng tôi, tôi thấy cách người ta “thần tốc” xét nghiệm hiện nay nó cay đắng quá, chỉ là cách tiêu tiền vô ích. Vô ích mà bắt buộc, những que test đắt tiền và chi phí xét nghiệm cao ngất đã trở thành ác mộng của doanh nghiệp. Để làm gì? Hàng chục, hàng trăm người đã phân tích rồi mà điệp khúc chọt mũi như “bài quân hành” thiêng liêng cứ vang lên mãi?

Giờ tôi nghĩ lại rồi. Đó không phải là lời nguyền, mà là một ý định rất khó hiểu mà cũng dễ hiểu. Nhưng đau lắm, vì tôi cũng có đóng góp vào chuyện vô vọng và vô ích đó: tiền tôi đã đóng thuế.

clip_image012

Giới thiệu tác dụng ảnh viễn thám

clip_image014

Anh Thanh Mỹ đưa nhóm bạn là các thành viên CLB doanh nghiệp dẫn đầu (Sứ Minh Long, VPP Thiên Long, Nhựa Duy Tân…) qua đò sang cù lao Long Hựu để thăm CT Nông nghiệp công nghệ cao Rynan Technologies.

clip_image016

Máy bán thức ăn chế biến sẵn, bán cho các siêu thị và doanh nghiệp.

clip_image018

Máy in do Mỹ Lan sản xuất, phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

clip_image020

Máy cung cấp thức ăn cho cá và tôm (sử dụng một phần là các thùng rác công nghiệp có sẵn)

KHỦNG HOẢNG TỪ THIỆN

FB Xuân Sơn Võ

Mấy hôm nay, cộng đồng mang xôn xao vì vụ sao kê. Thực ra thì tôi không quan tâm lắm đến chuyện này, vì ban đầu, nó có vẻ như mâu thuẫn của ai đó đối với một số nghệ sĩ nổi tiếng.

Cho đến hôm qua, tôi tình cờ nghe được một đoạn phát biểu, tố cáo các nghệ sĩ. Tôi giật mình, mới trước đó mấy hôm, ông ĐNH và tổ chức NT cũng bị lùm xùm gì đó. Như vậy thì sự việc này có thể liên quan đến tôi, vì tôi cũng đứng ra quyên góp của cộng đồng với mục đích từ thiện.

Đầu tiên nhất, tôi thấy cần phải nói quan điểm của mình về công việc từ thiện. Hiện nay, ở Việt nam, công việc từ thiện hầu hết đều mang tính tự phát. Trong khi đa số người làm từ thiện từ tâm, quan tâm đến hiệu quả hướng tới những người nghèo khổ, thì một số lại lợi dụng để đánh bóng tên tuổi, hoặc lợi dụng từ thiện để bán hàng.

Nhưng dù là gì, thì phải nói, trong đợt bùng phát dịch lần này tại Sài Gòn, nếu cứ trông chờ vào nhà nước mà không có hoạt động tích cực của những cá nhân hay tổ chức từ thiện tự phát, thì có lẽ số lượng người chết sẽ lớn gấp rất nhiều lần. Không chỉ chết bệnh, mà còn chết đói. Và không chỉ có chết, mà còn nhiều vấn nạn xã hội khác nữa.

Thực ra thì sau vụ Hoài Linh, tôi đã dặn lòng, ngoài chương trình DĨA CƠM TRÊN TƯỜNG đang thực hiện, tôi sẽ không quyên góp bất cứ thứ gì nữa. Thế rồi dịch bùng phát, và kéo dài. Thấy nhân viên và bà con khổ sở, mình thì đang ở Đà Lạt, tôi đã bỏ tiền túi ra để mua rau giúp cho mọi người. Con số tiền tôi bỏ ra cũng bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng duy trì cuộc sống gia đình nếu dịch còn kéo dài.

Nhưng dịch kéo quá dài, công ty đóng cửa dài ngày, các khoản chi thì vẫn phải chi. Những khoản liên quan đến nhà nước thì không được giảm một xu, thời hạn cũng không được chậm một ngày. Đấy là chưa kể, mùa dịch nên nhiều nơi “vã” lắm. Mình không cẩn thận là bị “cẩu xực” liền.

Chỉ còn trông chờ vào sự hỗ trợ của tư nhân, như tiền thuê mặt bằng chẳng hạn. Cũng lại là dân hỗ trợ cho dân. Nhà nước thì chẳng có hỗ trợ gì. Lại phải bỏ tiền ra hỗ trợ cho nhân viên. Bình thường thì công ty luôn có một khoản dự phòng cho 6 tháng, nhưng dịch kéo dài đã hơn 1 năm cho đến thời điểm bắt đầu bùng phát lần này. Chỉ sau 2 tháng đóng cửa, công ty bắt đầu phải xài vào khoản tiền dùng để trả nợ, và tôi cũng phải bỏ tiền túi góp cho công ty, để công ty không phải sập.

Trong khi đó, tôi nhận được lời kêu cứu của các nhà vườn Đà Lạt. Thôi thì nhắm mắt đưa chân, kêu gọi quyên góp. Thế rồi, thấy bà con chết quá trời chết, thông qua những câu chuyện, những hình ảnh của các bác sĩ quen, bạn bè. Tôi lại lao vào oxy, rồi từ đó đến thuốc… Nhưng cũng may, tôi đã kịp thời ngưng quyên góp, vì thực ra nó cũng quá khả năng quản lí của tôi.

Quay trở lại câu chuyện quyên góp của các nghệ sĩ và người nổi tiếng. Tôi không biết ai đúng ai sai. Bản thân tôi cũng gần như chẳng có quan hệ gì với các nghệ sĩ bị tố cáo, ngoại trừ một người đã tùng hát cho chương trình DĨA CƠM TRÊN TƯỜNG một lần. Nhưng thực tình khi tôi nghe những lời thóa mạ các nghệ sĩ, tôi thấy có gì đó dung tục và chợ búa.

Khi tôi hỏi thăm, mới biết hầu hết những lời tố cáo đều dung tục và chợ búa như vậy. Tại sao những cái đó lại có thể cứ tồn tại và ung dung lan truyền trên mạng? Trong khi cả một hệ thống an ninh mạng hùng hậu, có sự tham gia của cả các thầy cô giáo và đội quân chuyên nghiệp. Tôi chợt giật mình, cái đội quân chuyên nghiệp kia cũng thô tục và chợ búa y như vậy.

À, vậy là tôi hiểu. Tất cả ai có uy tín, nhận được nhiều đóng góp của dân, đều bị tấn công, đòi sao kê. Mục đích có vẻ là để tập trung các khoản đóng góp từ thiện vào một mối. Mà cái đầu mối ấy thì rất nhiều người lại không muốn đóng góp vào.

Tôi chỉ thắc mắc, sao ai đó không đòi sao kê của cái đầu mối nhận từ thiện mà nhiều người không tin tưởng ấy nhỉ?

 

RANH GIỚI

FB Trương Huy San

Nếu bạn không sợ mất ngủ, hãy xem phim này. Nếu bạn chưa có khái niệm gì về Covid, hãy xem phim này. Nếu bạn chưa biết các y bác sĩ và nhân viên y tế đang phải "chiến đấu" ra sao, hãy xem phim này. Tôi xin lỗi là đã chưa từng nghĩ, VTV lại có một tác phẩm rất báo chí như thế này. Tôi khâm phục và rất biết ơn nhà báo Quỳnh Tư cũng như rất khâm phục và biết ơn các y, bác sĩ và nhân viên y tế, những người đang cứu Sài Gòn, quê hương thứ 2 của tôi.

BÁC SĨ CŨNG LÀ CON NGƯỜI

FB Nguyen Pham Xuan

Hãy ủng hộ nhiều nữa cho những người làm ngành y, nhất là trong đại dịch Covid-19.

Những kẻ gây khó gây khổ cho người dân bằng những thủ tục giấy tờ, những quy định trời ơi đất hỡi, cũng chính là những kẻ trút thêm gánh nặng cho các bác sĩ và nhân viên y tế. Hơn thế nữa chúng, những kẻ đó, còn chính là kẻ gây bệnh cho xã hội, bắt xã hội phải chịu đựng dịch bệnh của chúng gây ra.

Tôi đọc được câu này và muốn chia sẻ:

“Врач – не работа. Это служение. Ты никогда себе не принадлежишь. И – что самое трудное – никто не видит в тебе живого человека. Только спасителя. Функцию, которую в зависимости от результатов лечения либо ненавидят, либо боготворят. Научиться жить с этим непросто – и лучезарных оптимистов среди врачей немного.” (Марина Степнова)

“Bác sĩ không phải là công việc. Đó là sự phục vụ. Bạn không bao giờ được thuộc về mình cả. Và điều khó khăn nhất là không ai nhìn bạn như một con người sống bình thường. Mà chỉ là người cứu chữa. Người làm phận sự mà tùy vào kết quả điều trị người ta sẽ mạt sát hay tung hô. Học sống với điều này thật khó khăn – nên không có nhiều người lạc quan tươi sáng trong hàng ngũ các bác sĩ.” (Marina Stepnova, nhà văn Nga)clip_image022

(Ảnh: nhà văn Marina Stepnova)

BỆNH VIỆN, NHÂN VIÊN Y TẾ CẦN HỖ TRỢ KHẨN CẤP

Tiền Phong, 08/09/2021

clip_image024

Nhân viên y tế đang nỗ lực chống dịch nhưng thu nhập giảm sâu

TP – Trực tiếp đối mặt nguy hiểm, áp lực công việc và trách nhiệm ở mức cao nhưng thu nhập của nhân viên y tế đang bị giảm sâu vì bệnh viện tự chủ về tài chính nhưng không có nguồn thu. Trong khi đó, các khoản hỗ trợ của TPHCM cho lực lượng ở tuyến đầu chống dịch COVID-19 đến nay vẫn chưa nhận được.

Kiệt sức, giảm thu nhập

Tại TPHCM, số ca mới mắc được ghi nhận trung bình mỗi ngày 5.300 người. Hơn 177.300 nhân viên y tế đang ngày đêm chiến đấu trên mọi trận tuyến. Nhiều người phơi nhiễm, một số nhân viên y tế và lực lượng chống dịch đã tử vong sau khi mắc COVID-19.

Nhân viên y tế làm việc với cường độ gấp nhiều lần so với ngày thường với nhiều rủi ro nhưng thu nhập của họ đang giảm mạnh. “Chúng tôi chỉ còn được lãnh lương cứng theo quy định của Nhà nước, các khoản phụ cấp, trợ cấp, thu nhập tăng thêm đã giảm đến 75%.

Các y, bác sĩ vẫn đang cố gắng chiến đấu, quyết tâm điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân nhưng đến giờ này ai cũng lo lắng bởi nhiều người đang gánh trên vai cả gia đình với nhiều miệng ăn, chưa kể họ phải trả thêm tiền thuê nhà và rất nhiều khoản tiền khác.

Lấy gì để ăn, để cho con đi học, để trang trải cuộc sống trong những ngày tới nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài đang là bài toán vô cùng khó”, chị Nguyễn Thùy Linh (công tác tại Bệnh viện Da liễu, đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện Dã chiến số 12) nói.

Bác sĩ Vũ Hồng Quân (công tác tại Bệnh viện Quân dân y Miền Đông) cho biết nơi đây đang điều trị hơn 500 bệnh nhân COVID-19 thuộc nhóm có bệnh lý nền, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng.

Theo bác sĩ Quân, thời điểm này, lương cơ bản của anh em trong bệnh viện, kể cả giám đốc đều phải giảm 50% vì không có nguồn thu. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, thu nhập tăng thêm trước đây đều đã bị cắt hết.

“Một số nguồn tài chính được cung cấp từ trên chuyển xuống bệnh viện chưa nhận được. Chi phí hằng ngày bệnh viện đang phải tự xoay xở để lo điều trị cho bệnh nhân và các khoản chi khác. Bệnh viện đã mượn mấy chục tỷ để chi trả từ khi dịch bùng phát đến nay, tình hình ngày càng khó khăn”, BS Quân nói.

Theo chia sẻ của BS Quân, lương của ông tháng qua chỉ còn 5,6 triệu đồng. Thời điểm bình thường, mỗi tháng ông nhận khoảng 12 triệu đồng tiền lương, chưa bao gồm các khoản thu nhập tăng thêm.

Tuy nhiên, ông cho rằng mình vẫn còn may mắn vì nhiều bác sĩ trẻ hiện nay mỗi tháng chỉ được nhận hơn 3,1 triệu đồng tiền lương.

“Mỗi tháng tôi chỉ còn nhận được khoảng 6 triệu đồng, thu nhập đã giảm khoảng 40%. Gần đây, chúng tôi vượt qua khó khăn là nhờ nguồn thực phẩm hỗ trợ từ các mạnh thường quân.

Nếu không có họ giúp sức thì chẳng biết làm sao để trang trải trong tình cảnh khó khăn, thu nhập giảm sâu.

Tuy nhiên, các khoản thiện nguyện tài trợ cũng chỉ có mức độ, đến nay các mạnh thường quân cũng đã đuối sức, các nguồn quỹ đã gần cạn nếu Nhà nước không chăm lo thì sẽ rất khó khăn cho y bác sĩ”, chị Lê Thanh Tình (công tác tại Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức) tâm sự.

Chậm hỗ trợ

Ngày 2/8, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, ký công văn về việc “Triển khai chương trình động viên cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch COVID-19”.

Theo đó, thành phố thực hiện chính sách đặc thù, hỗ trợ động viên hưởng một lần cho lực lượng tuyến đầu, có 5 đối tượng được hỗ trợ với mức từ 1,5 – 10 triệu đồng.

Cụ thể, với lực lượng y tế tuyến đầu thực hiện công việc trực tiếp được hỗ trợ 10 triệu đồng/người; lực lượng tuyến đầu thực hiện công việc gián tiếp 4,5 triệu đồng/người; tổ COVID-19 cộng đồng 2 triệu đồng/người.

Với lực lượng tình nguyện viên được Sở Y tế huy động tham gia phòng chống dịch, nếu là cán bộ, giảng viên từ các trường y khoa trên địa bàn, y tế tư nhân, nhân viên y tế nghỉ hưu, tình nguyện viên tôn giáo, tình nguyện viên lái xe vận chuyển F0, F1 theo yêu cầu cách ly tập trung được hỗ trợ 3 triệu đồng/người. Lực lượng sinh viên y khoa được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người.

Tuy nhiên, ngày 7/9, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo nhiều bệnh viện nói rằng, vẫn chưa nhận được gói hỗ trợ trên.

BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu, nói: “Bệnh viện khó khăn lắm, lượng bệnh nhân giảm khoảng 90%, nguồn thu toàn bệnh viện giảm hơn 90% nhưng vẫn phải đảm bảo chi trả lương và một phần trợ cấp cho nhân viên y tế. Chúng tôi cũng đang trông chờ vào các chính sách hỗ trợ và gói động viên tuyến đầu chống dịch nhưng đến nay chưa nhận được.

Để chia sẻ khó khăn cùng nhau vượt qua đại dịch, nhân viên y tế trong bệnh viện đã chủ động lập một khoản quỹ riêng, ai có nhiều góp nhiều ai có ít góp ít để hỗ trợ những người khó khăn cần giúp đỡ”.

Theo BS Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, nhiều y bác sĩ đang rất khó khăn nhưng phải quán triệt tư tưởng chung để cùng nhau chia sẻ vượt qua dịch bệnh.

“Nguồn tài chính nhất định từ phát triển sự nghiệp đang được bệnh viện sử dụng để chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên, nhưng tình hình này nếu dịch kéo dài sẽ trở nên rất khó khăn”, BS Khanh nói.

PGS.TS.BS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết: “Thống Nhất là bệnh viện tự chủ hoàn toàn về tài chính, phải làm ra tiền thì mới có lương cho anh em. Bây giờ, không có bệnh nhân, nhưng lại phải tập trung chống dịch. Chúng tôi đang thực hiện hình thức tạm chi cơ bản cho toàn thể cán bộ, nhân viên bệnh viện bằng nguồn dự trữ còn lại, nhưng sắp hết rồi”.

Chiều 7/9 trả lời phóng viên Tiền Phong về việc khi nào gói hỗ trợ của thành phố đến với nhân viên y tế, BS Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, ngày 24/8, HĐND TPHCM thông qua nghị quyết hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu.

Qua thống kê, mới có một số bệnh viện đã chi trả cho lực lượng tuyến đầu gồm: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Nhi Đồng 1, Bình Dân… Một số đơn vị khác đã lên danh sách, trong tuần này sẽ nhận được gói hỗ trợ.

(Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi)

Vân Sơn

"20 NGÀY VỪA QUA ĐỐI VỚI TÔI DÀI NHƯ 20 NĂMclip_image026"

FB Bệnh viện Chợ Rẫy

Chị Nguyễn Thị Thanh T – Điều dưỡng của Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn bồi hồi xúc động khi nói về hành trình “vượt cửa tử” của mình trong 20 ngày nhập viện điều trị Covid -19: “Tôi không nghĩ mình đã đi 1 đoạn đường dài kinh khủng đến vậy, 1 ngày mà tưởng như 1 năm! Hai mươi ngày vừa qua chẳng khác gì 20 năm ”

clip_image028BS Võ Tấn Lực – Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy – một trong những bác sĩ tham gia vào ekip điều trị cho bệnh nhân Thanh T. cho biết, bệnh nhân Thanh T. được chuyển khẩn cấp đến Bệnh viện Hồi sức Covid -19 lúc gần 1 giờ sáng ngày 23.8 trong tình trạng viêm phổi nguy kịch do Covid-19 và khả năng tử vong ngay trong đêm nếu không được can thiệp khẩn. Trước đó, ekip điều trị tại bệnh viện Trưng Vương đã hội chẩn với BS CK2 Trần Thanh Linh – Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid -19 và quyết định chấm dứt thai kỳ, mổ bắt con ngay trong đêm trước diễn tiến nặng quá nhanh của bệnh nhân Thanh T. Tại Bệnh viện Hồi sức Covid -19, bệnh nhân Thanh T. đã trải qua quá trình điều trị cực kỳ cam go. Bên cạnh việc xử lý các biến chứng của Covid-19, các bác sĩ phải liên tục ứng phó với tình trạng nhiễm khuẩn Klebsiella Pneumoniae đa kháng thuốc. Trong quá trình điều trị bệnh nhân T. còn bị sốc phản vệ với các thuốc kháng sinh đang điều trị. Dưới sự dẫn dắt của BS CK2 Trần Thanh Linh – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy- Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid -19, trải qua 9 ngày điều trị tại khoa ICU2A, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Thanh T. cải thiện dần và đã được chuyển lên khoa Sub – ICU7A để thở HFNC, thở mask và thở canula và đến nay, ngày xuất viện thì bệnh nhân T đã tự thở được bằng khí trời, chỉ số SpO2 là 98 – 99% và kết quả 2 lần xét nghiệm PCR là âm tính.

Chồng chị Thanh T. – anh Phùng Quy – cũng là điều dưỡng của Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn bùi ngùi chia sẻ, “Tôi đã rất sốc và lo lắng khi thấy tình trạng vợ diễn tiến rất nguy kịch. Vậy nên hôm nay nhìn thấy vợ được xuất viện trở về cùng gia đình là điều vô cùng may mắn. Là một nhân viên y tế, tôi hiểu được hành trình vất vả của các ekip tham gia điều trị cho vợ tôi. Không biết nói gì hơn với các anh, chị đồng nghiệp ngoài lời cảm ơn chân thành từ gia đình chúng tôi

clip_image030Và chúng tôi đã có dịp được chứng kiến những ánh mắt đọng lại trong ngày ra viện của chị Thanh T. với thật nhiều cảm xúc.

clip_image032

clip_image034

clip_image036

BS Võ Tấn Lực – Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy một trong những BS tham gia trong ekip điều trị cho BN Nguyễn Thị Thanh T.

clip_image038

KHỎI COVID-19, HAI CHÀNG TRAI 10X Ở LẠI BỆNH VIỆN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN

FB Sức khoẻ Việt Nam

Quãng thời gian hoảng loạn vì nhiễm bệnh COVID-19 đã đi qua. Những hân hoan, nhân từ trong cuộc sống bừng lên, thôi thúc trong tâm trí của những người đã khỏi bệnh. Người nọ hối hả theo chân người kia ở các phòng cấp cứu để lau từng bàn tay, xoa bóp từng tấm thân rã rời của các F0 khác đang chuyển biến nặng.

CỨ MỖI LẦN TỈNH GIẤC LẠI THẤY… Y BÁC SĨ

Có người nghĩ rằng nhịp sống hiện đại đã quét đi hình ảnh những chàng trai tuổi đôi mươi nơi phồn hoa đô thị xuyên ngày đêm miệt mài chăm sóc những ca bệnh COVID-19 nặng là… người dưng. Nhưng hiện thực không phải thế.

Từ những chiều Sài Gòn đầy nắng hay tối đêm, lặng lẽ dõi theo bước chân các F0 đã âm tính nhưng tình nguyện ở lại mới vỡ lẽ ra bao đổi thay kỳ diệu.

Bước vào tuổi 21, đang hừng hực khát vọng chinh phục tri thức tại một trường đại học lớn ở Sài Gòn thì Trần Minh Khôi (sinh năm 2000) bỗng bủn rủn chân tay khi nhận kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2. Những tiếng ho dày lên theo nhịp thở nặng nhọc. Ngày chiếc xe cấp cứu đưa Khôi vào Bệnh viện Dã chiến số 3 (An Khánh, Thủ Đức) đan xen trong anh là những thấp thỏm âu lo, những ám ảnh và sợ hãi. Khôi bộc bạch: “Cảm giác bất an cứ từ đâu len lỏi vào. Có đêm, ngồi thu mình dưới bóng đèn sáng choang, nhìn qua cửa sổ thấy những cơn mưa như trút nước. Lẫn trong mưa là ánh đèn xe cấp cứu loang loáng…Lúc đó thèm cuộc sống bình thường bên ngoài đến cháy bỏng. Nhiều bệnh nhân ho nhiều, muốn nằm im, phó mặc cho số phận”.

Nhưng rồi phòng bệnh của Khôi cũng như các phòng khác, cứ ít phút y bác sĩ lại đến, lại chăm sóc, hỏi han như người nhà. Nỗi bần thần, sự nhụt trí được xua tan. Mỗi lần nhìn các chuyến xe đưa người khỏi bệnh về nhà, Khôi cùng mọi người trỗi dậy khát vọng chiến thắng bệnh tật.

Những đêm buồn dài chỉ còn trong ký ức, Khôi chia sẻ: Càng lo thì đêm càng lâu qua. Xua tan những điều ấy đi, làm theo các hướng dẫn của y bác sĩ giấc ngủ trở nên êm dịu hơn. Mỗi lần tỉnh giấc thấy bên cạnh mình là những chiến sĩ áo trắng chạy đua với thời gian giành giật sự sống cho mình. Việc nọ cứ nối tiếp việc kia như: Đo nhiệt độ, tư vấn sức khỏe, giải thích kỹ về các triệu chứng bệnh tật…

Lấy lại tự tin, Khôi luôn tự nhủ với mình và khuyên người khác hãy thức dậy tâm niệm “tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Sức trẻ, niềm tin đã giúp Khôi vượt qua những giờ thở oxy gay cấn. Cuối tháng 8, anh hoàn toàn khỏi bệnh và quyết định ở lại chăm sóc các bệnh nhân nặng khác.

Như Khôi, Lê Hoàng Nhật Lưu (sinh năm 2000) từng hoảng loạn thấy mình như đang rơi xuống vực thẳm khi các xét nghiệm ban đầu đều dương tính với SARS-CoV-2. Lồng ngực nặng như đá đè. Ngày mới nhập viện, sau mỗi giấc ngủ nông, mắt Lưu lại đờ đẫn với nỗ trăn trở bao giờ được trở lại cuộc sống như xưa. Có đêm vừa chợp mắt, Lưu lại giật thót. Mỗi lúc như thế, tiếng nói dịu dàng, lời động viên như liều thuốc tinh thần từ các chiến sĩ áo trắng lại đi vào lòng. Cởi bỏ mọi nút thắt tâm lý. Những chàng trai F0 này mạnh mẽ trở lại.

Ngày khỏi bệnh, Lưu mừng rỡ chỉ muốn ùa về. Nhưng rồi từ phòng chờ xuất viện, những thông báo chuyển bệnh nhân nặng xuống phòng cấp cứu cứ réo rắt vang lên. Sau mỗi ca trực ánh mắt y bác sĩ xè cay vì mồ hôi và cả nước mắt của tình thương yêu dành cho các ca bệnh nặng. Dòng suy nghĩ của Lưu lại xoay chuyển sang hướng khác. Nhất là khi biết ngành y tế khuyến khích F0 từng khỏi bệnh ở lại chăm sóc bệnh nhân khác thì từ cuối tháng 8, Lưu tình nguyện ở lại.

CỨ NHƯ… MỘT GIA ĐÌNH ĐẶC BIỆT

Chiều muộn ngày 6/9, dù chưa đến ca trực nhưng nhận được yêu cầu cần hỗ trợ, nhanh thoăn thoắt cặp thành niên trẻ Trần Minh Khôi và Lê Hoàng Nhật Lưu có mặt ở phòng cấp cứu Bệnh viện Dã chiến số 3. Từng bình oxy được các anh di chuyển ngăn nắp đến các vị trí giường bệnh.

Lặng lẽ theo chân Khôi, càng thấu hiểu thêm những gian nan của tình nguyện viên cũng như y bác sĩ nơi đây. Vừa an ủi một bệnh nhân rất nặng: “Bác ơi, hãy xem chúng cháu như con của bác đi. Đừng ngại ngùng khi được dìu đỡ đi vệ sinh cá nhân. Đừng buồn vì ngày mai lại mở ra những hy vọng mới. Nền y học và sự chăm chút của thầy thuốc luôn bền bỉ”. Giường này người bệnh lớn tuổi phấn khởi lên, đôi chân Khôi và Lưu lại vộ vã qua giường khác. Với những người bệnh trẻ đồng trang lứa như mình, các anh còn thổi vào ý nghĩ họ tinh thần lạc quan.

Ướt đẫm mồ hôi sau khi đánh vật với bình oxy, Lưu tự tin khích lệ người bệnh trẻ: “Không lo thiếu oxy nhé. Có y bác sĩ, có bọn mình rồi. “Con covy” sẽ bị tiêu diệt thôi. Mình phải nung nấu ý nghĩ, ta sẽ chiến thắng bệnh nhé”.

Thấm vội dòng nước mắt vừa lăn xuống khẩu trang, bệnh nhân Nguyễn Thu H. tâm tình: “Tôi phải thở oxy nhiều ngày rồi. Cấp cứu liên tục. Giờ mới đỡ hơn được chút. Khi chưa có các tình nguyện viên là F0, từ việc đi nhà cầu, đi tiểu các y bác sĩ phải lo hết, giờ đỡ hơn phần nào nhưng số bệnh nhân chuyển nặng lại tăng lên nên nỗi nhọc nhằn nhân thêm bội lần. Ngày ra viện chắc nhớ những yêu thương đặc biệt nơi này lắm. Tuổi quá cao rồi chứ không thì khi nào âm tính tôi sẽ xin ở lại đỡ đần cho các y bác sĩ ngay”.

Nhìn đám mây u ám vừa kéo qua ô cửa kính trong suốt của phòng cấp cứu, bệnh nhân Thanh Q. rạng rỡ niềm hạnh phúc, đọc vanh vách tên từng y tá, bác sĩ cũng như tình nguyện viên là F0 khỏi bệnh. Ông bảo: Cận kề bên hiểm nguy mới thấy sự hy sinh vô điều kiện của các thầy thuốc nơi này. Có những đêm, dường như hàng loạt đôi tay không có phút nghỉ vì những ca bệnh chuyển nặng nhiều quá. Người lo tiêm thuốc, người lo theo dõi dấu hiệu sinh tồn, các F0 đã âm tính như Khôi, Lưu…thì tất bật vận chuyển bình oxy, đấm lưng, xoa ngực…không khí khẩn trương như thể chậm lại một giây sẽ ảnh hưởng đến bao sự sống vậy.

Nghĩ về những ngày rộn rã trên giảng đường đại học, Minh Khôi thổ lộ: “Khi dịch bệnh được khống chế chắc em lại tiếp tục trở lại trường đại học. Nhưng hành trang theo trong cuộc đời bây giờ không chỉ tri thức còn có những ngày tháng không quên trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 này. Ở đó cô đọng lại nghĩa tình, bừng thức lên những ước muốn chăm lo cho nhau trong những ngày sự sống mong manh”.

Túc trực suốt gần hai tháng qua điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện Dã chiến số 3, BS trẻ Bùi Thị Kim Kha tâm tình: Dường như tình yêu thương có sức mạnh và lý lẽ riêng. Điều ấy kéo con người ta lại gần nhau hơn, gắn bó và dồn hết tâm lực cứu giúp người qua giai đoạn ngặt nghèo.

Hà Văn Đạo

clip_image040

Trần Minh Khôi chăm sóc bệnh nhân trong phòng cấp cứu Bệnh viện Dã chiến 3

clip_image042

Trần Minh Khôi chia sẻ: “Trong hành trang của mình còn có những ngày cam go nhưng nghĩa tình ở Bệnh viện điều trị COVID-19”

clip_image044

Lê Hoàng Nhật Lưu trong phòng cấp cứu Bệnh viện Dã chiến 3 để từng ngày chăm sóc bệnh nhân nặng

clip_image046

Lê Hoàng Nhật Lưu (bên phải) luôn mong sát cánh bên bệnh nhân nặng

CÓ MỘT NƠI ĐÃ TRỞ THÀNH NHÀ

FB Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức

“Nhà” là cách mà đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện Thủ Đức dùng để gọi Chung cư Bình Minh, nơi được trưng dụng làm Bệnh viện dã chiến điều trị Covid – 19 Thủ Đức số 01 (phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức).

Với quy mô 1.500 giường bệnh, những ngày đầu thành lập, mỗi ngày Bệnh viện thu dung từ 250 đến 300 người bệnh F0. Đội ngũ nhân viên mỏng, đa phần được điều động từ những cơ sở khác nhau, việc điều trị và chăm sóc bệnh viện Covid – 19 rất mới mẻ; chưa kể vấn đề nơi ăn, chốn ở cũng hết sức “tạm bợ”. Mọi thứ nơi đây đối với họ đều “lạ”. Rồi tất cả những cái xa lạ đó cũng nhanh chóng thân quen. Sau hơn một tháng “3 cùng”: cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc, giờ đây chung cư Bình Minh đã trở thành “NHÀ” của nhiều người. Của đội ngũ y tế, của các anh dân quân và cả những bệnh nhân Covid – 19.

Là một nơi thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, có những khoảnh khắc vỡ òa hạnh phúc nhưng cũng có những phút giây hụt hẫng, đau lòng. Ngày qua ngày, những tâm trạng đó cứ đan xen nhau giúp cho những con người nơi đây kiên cường hơn, cùng nhau đoàn kết, chung sức thầm lặng chiến đấu bằng tất cả tấm lòng nhân ái và trách nhiệm. Có lẽ rất tự nhiên mà họ đã trở thành những người thân một nhà. Họ hiểu rằng Covid-19 không chừa một ai, kể cả nhân viên y tế. Đã có những bác sĩ, điều dưỡng trở thành F0; nhưng sau khi chiến thắng Covid, họ lại tiếp tục ở lại ngôi nhà này để phục vụ người bệnh, để cùng chiến đấu.

Thực ra, từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, không chỉ có chung cư Bình Minh trở thành "nhà" mà tất các các cơ sở thu dung điều trị, bệnh viện đều là "nhà" của đội ngũ y, bác sĩ và cả những bệnh nhân Covid-19. Hay ngoài kia còn có những căn nhà dã chiến lợp tạm dọc các con phố lại là "nhà" của các chiến sĩ quân đội, công an. Mỗi người một nhiệm vụ, một trách nhiệm nhưng sự hy sinh, thầm lặng cống hiến của họ như là những vòng tay siết chặt của sự đoàn kết, chung lòng để hướng về một ngày đẩy lùi được dịch bệnh, họ lại được trở về ngôi nhà thực sự, tổ ấm của mỗi người với những người thân yêu mà từng ngày họ mong ngóng.

clip_image048

clip_image050

clip_image052

clip_image054

ĐẤU GIÁ TRANH GÂY QUỸ ỦNG HỘ BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN THU DUNG SỐ 6 (*)

FB Artcific – Online Art Platform

TÁC PHẨM: HAPPENS TO THE HEART

Giá khởi điểm: 10.000.000 VND

Giá mua ngay: Không có giá bán ngay

(Bước giá: 1.000.000 VND)

MÔ TẢ TÁC PHẨM

Một bức tranh mà bản thân tác giả cảm thấy yêu thích nhất. Hoạ sỹ cho biết, cảm hứng bắt nguồn từ những bức ảnh, kể về hoạt động thiện nguyện hỗ trợ bà con trong tâm dịch của nhiều ngôi chùa và giáo xứ mà nhiều người gửi cho anh (vẫn thường như vậy, nhiều người thích Thăng Fly kể lại một câu chuyện, một sự kiện hay một hot-trend nào đấy qua thân phận của Pikalong). Thăng có thói quen vừa vẽ vừa nghe sách nói, hoặc bài giảng kinh phật. Có lần, anh vô tình nghe thầy Minh Niệm kể về những kỷ niệm của thầy với một cha xứ, trong hành trình "tu bụi" của thầy ở Virginia. Anh nghĩ: “đó là duyên”.

THĂNG FLY

Thăng Fly là hoạ sỹ truyện tranh, những câu chuyện anh vẽ thường lấy cảm hứng từ đời sống thường nhật của người Việt Nam. Thăng mới bắt đầu vẽ acrylic trên toan vào năm nay. Anh muốn vẽ thêm tranh để ủng hộ những người gặp khó khăn trong đại dịch.

Xem tác phẩm chi tiết hơn tại: https://artcific.com/vi/artworks/154983797360268

clip_image056

(*) Nhan đề của Văn Việt.

Comments are closed.