A Vietnamese Requiem: Là gì và tại sao

clip_image001

clip_image003

Photo: Anvi Hoàng

Requiem là một bài nhạc lớn thông thường có độ dài từ 30 phút đến hơn một tiếng. Trong lịch sử âm nhạc phương Tây  requiem là thể loại âm nhạc quan trọng nhất mà người ta dùng để vinh danh, ca tụng hoặc bày tỏ lòng thương tiếc đối với cái chết của một hoặc nhiều người trước đám đông. Bài requiem thường dùng kinh Thiên Chúa Giáo làm lời và một dàn hòa nhạc. Requiem được trình diễn trên sân khấu, mang tính cách ca tụng hoặc răn dạy về Ngày Phán Xét (Judgment Day), và là một buổi hòa nhạc lớn ở nơi công cộng cho mọi người tham dự.

Trong khi đó ở Việt Nam, truyền thống âm nhạc liên quan đến cái chết được xem là một sự kiện gia đình và mang tính cá nhân. Một gia đình theo đạo Phật thường mời các sư đến tụng kinh tại nhà. Gia đình Công Giáo thì mời Cha Đạo và bạn đạo đến đọc kinh. Người không có tôn giáo thì thuê ban nhạc đám tang đến nhà để chơi nhạc hầu như cả ngày cả đêm. Các yếu tố âm nhạc theo truyền thống của một đám tang bao gồm: nhạc thăm viếng, nhạc đưa tiễn, nhạc chôn cất, và nguyện cầu sau đám tang. Sau một thời gian nếu gia đình người chết muốn liên lạc với người quá cố thì họ dùng nghi thức đồng bóng và nhạc chầu văn.

Khi suy nghĩ về lịch sử âm nhạc Việt Nam, giáo sư âm nhạc P.Q. Phan, người viết tuần bản và nhà viết nhạc của vở opera mới đây được trình diễn ra mắt lần đầu Câu Chuyện Bà Thị Kính(The Tale of Lady Thị Kính), cho biết rằng đã từ lâu ông muốn viết một bài requiem dùng kinh Phật và bằng tiếng Việt. Và ông cương quyết thực hiện ước mơ này. Mới đây P.Q. Phan đã hoàn thành A Vietnamese Requiem bao gồm cả phần nghiên cứu và viết phiên âm quốc tế cho phần lời bằng tiếng Việt. A Vietnamese Requiem sử dụng kinh Phật phái Nguyên Thủy bằng tiếng Việt. Bài nhạc lớn này viết cho 4 giọng ca solo – giọng nữ cao (soprano), giọng nữ cao trầm (mezzo-soprano), giọng nam cao (tenor), giọng nam trầm (bass-baritone); dàn đồng ca hát 8 bè, và dàn nhạc thính phòng. A Vietnamese Requiemdài 35 phút, sẽ được trình diễn ra mắt lầu đầu tại trường nhạc Jacobs School of Music thuộc trường đại học Indiana University vào ngày 24 tháng 4 năm 2015 tại Bloomington, IN, bởi nhóm nhạc hợp xướng NOTUS: IU Contemporary Vocal Ensemble dưới sự chỉ huy của giáo sư và nhạc trưởng Dominick DiOrio.

Sáng tác mới này của P.Q. Phan chắc chắn sẽ là một đóng góp có giá trị vào kho tàng âm nhạc Việt Nam cũng như cho thể loại nhạc requiem của phương Tây. Bài nhạc này thực hiện được nhiều điều đầu tiên. A Vietnamese Requiem là bài requiem tương đương một bài requiem của phương Tây lần đầu tiên được một nhà soạn nhạc gốc châu Á viết, là bài requiem đầu tiên dùng kinh Phật và cũng là bài requiem đầu tiên được hát bằng tiếng Việt.

Sau đây là chia sẻ của P.Q. Phan về quá trình sáng tạo bài A Vietnamese Requiem.

Tại sao ông viết A Vietnamese Requiem?

Ý tưởng bắt đầu khi tôi cứ suy nghĩ mãi về chuyện là: nạn nhân chiến tranh thường được nhắc đến, bàn luận, và ca tụng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Người ta nói về người chết trong chiến tranh để ca tụng chứ không hẳn chỉ là than tiếc họ, như vậy để cho gia đình nạn nhân biết rằng cái chết của người thân của họ là không uổng phí.

Việt Nam là một đất nước trãi qua sự tàn phá và xáo trộn của chiến tranh trong thế kỷ 20 nhiều hơn bất kỳ đất nước nào trên thế giới, nhưng người ta dường như không biết đến điều này và không nói về điều này. Khi họ nhắc đến chuyện chiến tranh ở Việt Nam, họ lại nói với giọng điệu kẻ cả, thương hại, mà không bày tỏ sự tôn kính. Điều tệ hơn nữa là chính người Việt Nam cũng không nói đến cái chết của mình với lòng kính trọng. Do đó không thể đòi hỏi người khác hoặc thế giới ca tụng cái chết của mình. Tôi muốn khuyến khích mọi người thay đổi thái độ này và viết A Vietnamese Requiem.

Tại sao ông nói rằng người Việt Nam không nói đến cái chết của họ một cách tôn kính?

Người Việt Nam không nói đến cái chết để ca tụng nó. Tôi nghĩ rằng có hai lý do chính cho việc này. Một là cuộc sống đi quá nhanh đối với người Việt Nam. Hai là họ không đón nhận cái chết của người khác như thể nó có thể là của chính mình. Tôi nghĩ họ không thấy được điều này. Họ xem cái chết của người khác như là sự kiện riêng rẽ và vì vậy chẳng liên quan gì tới mình. Thật ra là chúng liên quan với nhau cả bởi vì tất cả chúng ta đều là người như nhau. Thêm vào đó, văn hóa Việt Nam tẩy não mọi người và làm họ cảm thấy xấu hổ khi nói đến cái chết của mình.

Bạn có thể thấy rằng trong văn hóa phương Tây người ta không mắc cỡ khi nói rằng “Cha tôi bị ung thư trong một thời gian dài và cuối cùng ông mất”. Vì thái độ này mà người ta họp nhau lại và cố gắng tìm mọi cách để chặn đứng căn bịnh này. Trong khi đó, nhiều người Việt Nam nghĩ rằng bịnh là điều xấu hổ và thường họ dấu diếm nguyên nhân cái chết của họ. Đúng ra họ không nên xấu hổ vì một chuyện mà họ không thể kiểm soát. Nếu họ chấp nhận bịnh tật thì họ có thể tìm cách chữa trị nó.

Theo ông tại sao người Việt Nam xấu hổ khi nói đến cái chết?

Tôi nghĩ điều này liên quan đến nền văn hóa lâu đời cứ tự trách mình, đến mức mà người Việt Nam không nhận ra là không phải chuyện gì cũng do lỗi của họ. Họ nên hiểu rằng nếu họ cởi mở nói đến chuyện bịnh tật, mọi người có thể họp lại làm việc với nhau để tìm cách chữa trị.

Nhìn vào một bức tranh rộng lớn hơn, thật là đáng xấu hổ rằng trong thế kỷ 20, số người Việt Nam chết vì chiến tranh cộng lại là gần 10 triệu người. Mà không có một cuốn sách nào nói đến chuyện này.

Nhiều người có viết về ‘Chiến Tranh Việt Nam’.

Nhưng sách về ‘Chiến Tranh Việt Nam’ thì không liên quan mấy đến chuyện vinh danh và/hoặc ca tụng cái chết của những người vô tội. Tôi nghĩ rằng ca tụng những cái chết này là chuyện quan trọng. Đồng thời chúng ta có thể dùng đó như là một bài học, một ví dụ, hoặc đơn giản là một cơ hội để tìm cách tránh sự tàn phá của chiến tranh trong tương lai. Đôi khi người Việt Nam chết rất nhiều, rất nhiều, nó trở thành diệt chủng. Ví dụ 3 triệu người chết đói thời Nhật chiếm đóng, đó là diệt chủng, nhưng chúng ta không nói đến chuyện này. Chúng ta cũng không nói đến những nông dân thời ‘Chiến Tranh Việt Nam’ bị kẹt giữa hai làn đạn của lực lượng miền Bắc với quân đội miền Nam và phe đồng minh của họ. Họ đứng giữa và họ chết như những người vô tội.

Tôi nghĩ đến tất cả những chuyện đó mà muốn viết bài requiem.

__________________________________________________________

Bạn có thích đọc diaCRITICS không?

Nếu thế thì mời đăng ký nhận bài hoặc GÓP TIỀN GIÚP ĐỠ.

Xem các lựa chọn ở góc phải bên trên, đăng ký qua email hoặc bản tin RSS.

__________________________________________________________

Ông muốn đạt được điều gì với bài requiem?

Chủ yếu là tôi muốn vinh danh gần 10 triệu nạn nhân chiến tranh người Việt Nam của thế kỷ 20, những người chết trong thời Pháp thuộc, thời Nhật chiếm đóng, thời ‘Chiến Tranh Việt Nam’, thời chiến tranh biên giới và biển đảo với Tàu, trong những chuyến vượt biển sau năm 1975, và tất cả những người mà cuộc sống bị lấy mất vì chiến tranh hoặc hậu quả chiến tranh.

Làm sao ông gởi được thông điệp của ông đến mọi người?

Tôi dùng một thể loại âm nhạc cao nhất của văn minh phương Tây để vinh danh cái chết và chuyển thể nó cho văn hóa Việt Nam. Bởi vì trong văn hóa Việt Nam chúng ta chỉ có cầu siêumà người ta dịch ra là ‘requiem’ và như thế là sai. Những người chết vì chiến tranh không cần cầu siêu bởi vì chẳng có gì sai về họ. Cầu siêu là cách chúng ta nói rằng những người chết này ở nơi không tốt và họ cần chúng ta giúp đỡ để siêu thoát. Tôi cho rằng như thế là coi thường họ. Những người chết vì chiến tranh đã là nạn nhân, họ không muốn trở thành nạn nhân lần nữa. Nếu chúng ta muốn vinh danh họ thì đừng biến họ thành nạn nhân lần thứ hai. Lối suy nghĩ này có thể gây tranh cãi nhưng đó là sự thật. Có lẽ phải có cách nhìn phương Tây mới nói lên sự thật theo cách này được.

Nạn nhân chiến tranh người Việt Nam cần được nhớ và vinh danh. Họ không cần sự thương hại. Họ không cần bị coi thường. Đó là toàn bộ vấn đề.

Lời của bài requiem rất quan trọng. Ông có thể nói về chuyện này?

Lời rất quan trọng. Thường thì chữ ‘requiem’ tự động gợi đến việc dùng kinh điển Thiên Chúa Giáo về vấn đề ngợi ca Chúa, và sự Soi Sáng xảy ra sau khi chết. Đối với tôi, mặc dù là một người theo đạo Thiên Chúa nhưng vì tôn giáo chính ở Việt Nam là đạo Phật nên dùng kinh Phật thì hợp lý hơn. Vì lời dạy của Đức Phật thì có phần gần gũi đối với người Việt Nam hơn là kinh Thiên Chúa Giáo. Đó là chưa kể nhiều người Công Giáo Việt Nam cũng phần nào theo đạo Phật ít nhiều.

Lời bài nhạc có ý nghĩa như thế nào đối với nhà soạn nhạc?

Nhà soạn nhạc phải tin vào ý nghĩa của lời nhạc để có thể phổ nhạc. Nếu lời nhạc không làm động lòng nhà soạn nhạc thì người đó không thể tạo ra được sự phối hợp hoàn hảo giữa nhạc và lời.

Một bài requiem thì thêm gì vào văn hóa Việt Nam?

Việt Nam cần một bài requiem để nhìn cái chết với một lăng kính mới. Rằng cái chết có thể được ca tụng chứ không phải chỉ để than tiếc. Tôi cho đây là một khái niệm mới cho văn hóa Việt Nam. Người ta đối diện cái chết với một suy nghĩ tích cực: rằng nó có thể được vinh danh, rằng nó đã không vô ích.

Trong văn hóa phương Tây, người ta có cách nhìn mới mẻ về cái chết, rằng cái chết của tất cả mọi người đều là anh hùng, chứ không phải chỉ là cái chết của một ông vua, bà hoàng nào. Trong văn hóa Việt Nam, chúng ta chấp nhận cái chết của một ông vua hoặc một bà hoàng hậu hoặc một ông tướng là anh hùng, trong khi đó cái chết của nạn nhân chiến tranh thì không. Tôi nghĩ cái chết của những nạn nhân nên được vinh danh và xem là anh hùng theo một cách nào đó. Bằng cách vinh danh họ, chúng ta nói rằng cái chết của họ cũng là anh hùng.

Tại sao ông đặt tên bài nhạc là A Vietnamese Requiem?

Thông thường, nhà soạn nhạc chỉ dùng chữ ‘requiem’. Về cái tựa đề bài nhạc của tôi, tôi lấy ý tưởng từ Brahms, người viết bài A German Requiem dùng tiếng Đức. Vì vậy tôi gọi bài nhạc của tôi là A Vietnamese Requiem vì bài nhạc là về cái chết, được hát bằng tiếng Việt để ca tụng cái chết nói chung nhưng cụ thể là cái chết của gần 10 triệu người Việt Nam đã chết vì những cuộc chiến tranh do người khác gây ra trên đất nước Việt Nam.

Giáo sư nhạc sĩ P.Q. Phan (Phan Quang Phục) là một nhạc sĩ sáng tác nhạc cổ điển đương đại (contemporary classical music), hiện sống tại Mỹ. Sáng tác của ông đã được trình tấu tại nhiều nơi trên thế giới và nhiều giàn nhạc nổi tiếng đã đặt ông soạn nhạc. Ông đã từng dạy nhạc tại University of Illinois ở Urbana-Champaign và Cleveland State University. Hiện ông là giáo sư hàm “Associate Professor” ngành sáng tác tại trường nhạc Jacobs School of Music, thuộc trường đại học Indiana University, ở Bloomington, IN.

Anvi Hoàng sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, sang Mỹ học cao học. Hiện cô sống ở Bloomington thuộc tiểu bang Indiana. Anvi viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt. Anvi đang hoàn tất hai cuốn sách mới mang tựa đề Cam: Chosen Path of a Vietnamese WomanCam: Con đường lựa chọn của người đàn bà Việt Nam.


Bạn có thích đọc diaCRITICS không? Nếu có thì xin mời đăng ký nhận bài ở đây.

Vui lòng bỏ chút thời gian chia sẻ bài này. Chia sẻ (qua email, Facebook, v.v.) giúp quảng bá diaCRITICS. Mời bạn tham gia vào câu chuyện và để lại lời bàn. Bạn nghĩ về cái chết như thế nào? Bạn có đồng ý với P.Q. Phan về việc nên vinh danh nạn nhân chiến tranh người Việt Nam?

Nguồn: http://diacritics.org/?p=25800

Comments are closed.