Sách thơ bỏ túi Keorapetse Kgositsile, Thi sĩ Nam Phi

Ngu Yên dịch, giới thiệu

image

image

KEORAPETSE KGOSITSILE

(19.9.1938 – 3.1.2018)

Thi sĩ Nam Phi và nhà hoạt động nhân quyền.

Thành viên của Quốc hội Châu Phi năm 1960 và 1970.

Quốc gia Công Huân thi sĩ năm 2006.

Lưu vong tại Hoa Kỳ từ 1962 đến 1975.

Ở New York, trong thời điểm 1970, ông là một trong vài thi sĩ da đen được giới văn học chú trọng. Ông ảnh hưởng và nâng cấp phong trào thi ca của người Mỹ gốc Phi Châu tại Hoa Kỳ.

Ông cũng rất tích cực và trở thành một trong những lãnh tụ của phong trào thơ Pan-African.

Ông được xem như là cha đẻ của nghệ sĩ Hip-Hop trong nhóm Odd Future, Earl Sweatshirt. Ông thường xuất hiện đọc thơ tại các phòng trà nhạc Jazz.

Tác phẩm ấn hành:

Thơ:

· Spirits Unchained. Detroit: Broadside Press, 1969.

· For Melba. Chicago: Third World Press, 1970.

· My Name is Afrika. New York: Doubleday, 1971.

· Places and Bloodstains: Notes for Ipeleng. Oakland, California: Achebe Publications, 1975.

· The Present is a Dangerous Place to Live. Chicago: Third World Press, 1975. 2nd ed. 1993.

· When the Clouds Clear. Johannesburg: Congress of South African Writers, 1990.

· To the Bitter End. Chicago: Third World Press, 1995.

· If I Could Sing: Selected Poems. Roggebaai, South Africa: Kwela Books, and Plumstead, South Africa: Snailpress, 2002.

· This Way I Salute You. Cape Town: Kwela Books, and Snailpress, 2004.

Tác phẩm khác:

· The Word Is Here: Poetry from Modern Africa. New York: Anchor, 1973.

· Approaches to Poetry Writing. Chicago: Third World Press, 1994.

Xem Youtube: Kgositsile đọc thơ:

http://www.youtube.com/watch?v=R6RXqJwOvMM

 

The New York Times

Giovanni Russonello

Keorapetse Kgositsile, một nhà thơ Nam Phi có tác phẩm và hoạt động tích cực đã giúp kết nối cuộc đấu tranh giành tự do của đất nước với Phong trào Nghệ thuật Da đen ở Hoa Kỳ, qua đời vào ngày 3 tháng 1 tại Johannesburg. Thọ 79 tuổi.

Cái chết của ông được chính phủ Nam Phi thông báo nhưng không nêu rõ nguyên nhân.

Ông Kgositsile – nguyên tên phát âm là KERR-ah-PET-seh HO-set-SEAL-eh, nhưng được gọi một cách trìu mến là Bra Willie – lần đầu tiên được ca ngợi khi sống ở Hoa Kỳ vào những năm 1960. Khi trở lại Nam Phi sau sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc vào đầu những năm 90, ông được chào đón như một anh hùng dân tộc. Năm 2006, ông trở thành người thứ hai được vinh danh là nhà thơ của đất nước.

Thơ của ông đề cập đến các chủ đề về sự đoàn kết của người da đen, sự dịch chuyển và chủ nghĩa chống thực dân với một sự thẳng thắn không khoan nhượng. Trong nhịp điệu biểu hiện cũng như nội dung của chúng, những bài thơ của ông thường vang vọng âm nhạc của người Mỹ da đen và châu Phi.

 

Poetry International

Gus Ferguson

Thơ của Willie Kgositsile bao gồm rõ ràng từ chính trị và đại chúng đến trữ tình và thú tội. Ngoài giọng thơ độc đáo, ông còn là một nhà giáo tài hoa. Trong số các ấn phẩm của ông có một cuốn sách xuất sắc dạy nghề làm thơ – không phải “cái gì” mà là “như thế nào”.

Một điểm nhấn trong tác phẩm của ông là sự công nhận và tôn vinh những ảnh hưởng của ông, tình bạn với các nghệ sĩ khác và đặc biệt là tình yêu sâu sắc đối với nhạc blues và jazz. Thơ ông lấp lánh và rộn ràng với những trích dẫn từ các bài hát, liên quan đến âm nhạc và quan trọng nhất là chính các nhạc sĩ, bao gồm Billie Holiday, Nina Simone, B.B. King, Otis Redding, John Coltrane, Art Blakey, Gloria Bosman, Johnny Dyani, Hugh Masekela và Pharoah Sanders. Trên thực tế, bằng cách bao gồm các tài liệu tham khảo về nhạc jazz, Willie đang tuân theo một thực hành nhạc jazz là trích dẫn từ một giai điệu trong khi ứng biến trên một giai điệu khác.

Các tài liệu tham khảo ngoài văn bản có rất nhiều trong nghệ thuật của ông và được đưa vào với một số niềm tin rằng khán giả đã quen thuộc với chúng. Khi Billy Collins hoặc Robert Berold đề cập đến Thelonious Monk hoặc John Coltrane, người ta phải giả định rằng kiến thức về âm nhạc của họ sẽ nâng cao khả năng tiếp nhận các bài thơ hoặc ít nhất, khiến người đọc đủ tò mò để thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, các bài thơ, như của Willie, có thể truy cập được mà không cần biết trước.

Tuyển tập Nếu tôi có thể hát của Kgositsile cho chúng ta manh mối, giống như nhiều nhà thơ, ông nhận ra âm nhạc là loại hình nghệ thuật thuần khiết nhất. Tiêu đề mang một cảm giác bâng khuâng về khao khát trở thành một nhạc sĩ. Điều này, nếu đúng, thì thật mỉa mai, vì một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất trong câu thơ của ông là tính nhạc tinh tế của chính nó. Một ví dụ ngắn từ một trong những bài thơ, ‘Santamaria’ (từ tuyển tập This Way I Salute you), cho thấy điều này. Trong ‘Santamaria’, nhạc sĩ được nhắc đến là tay trống, trưởng ban nhạc và nhà soạn nhạc người Cuba gốc Phi, Mongo Santamaria. Ở khổ thơ thứ hai tiếng trống được gợi lên:

Refusing to be blinded by sea water

Mongo is not from the Congo

But on conga or any drum

Mongo gathers all our memories

Từ chối bị mù bởi nước biển

Mongo không đến từ Congo

Nhưng trên trống conga hoặc bất kỳ trống nào

Mongo thu thập mọi kỷ niệm

 

 

Thơ Tuyển

 

Tôi Nghe Từ Gió

Từ gió, tôi nghe,

buốt lạnh theo âm thanh

tìm kiếm. Trí nhớ

hôm nay và ngày mai lâm râm

trong bụng như nhịp điệu

của gió vô tâm

nơi con mắt rơi giọt

lệ. Chết rồi không thể

nhớ cho dù nhớ lại

tiếng cười của chết. Nhưng trí nhớ

bướng bỉnh như tiếng gào đau đớn

dâng lên theo sóng lúc bình minh

bên trong cây dừa

nơi sa mạc: đứng lặng mình

cho hình dong thảm thiết

của quá khứ quyện vào

tương lai vô tận

hiện lên mặt lá

từ nụ cười cao cả

hơn một lần sinh ra…..

The Air I Hear

The air, I hear

froze to the sound

searching. And my memory

present and future tickles

the womb like the pulse

of this naked air

in the eye of a tear

drop. The dead cannot

remember even the memory

of death’s laughter. But memory

defiant like the sound of pain

rides the wave at dawn

in the marrow of the desert

palm: stands looking still

and the bitter shape

of yesterdays weaves

timeless tomorrows

in the leaves

of laughter larger than

singular birth…

Tôi Trong Đám Tang

Và trước cánh cửa mắt (1)

nghe đất gọi tên.

Cha trước cha của tôi

đã biết lửa hữu dụng

Cha trước cha của tôi

đã biết dùng lửa.

Cha trước cha của tôi,

với vị thần đa diện,

ngồi vòng tròn trên ghế thấp

sau một ngày sắp tàn. Đôi khi đúng lúc

giữa màu nắng đỏ từ hai mặt trời,

biết thời giờ không ra đời hôm qua.

Vòng tròn vẫn tiếp tục

Thời giờ vẫn như vậy

mặc dù phút giây tự nó không biết sống.

Nhiều đời sống thay đổi cuộc sinh tồn

Đôi khi đúng lúc cạn kiệt

hay bị giậm dưới chân

trên lưng tên nô lệ.

Nhiều chu kỳ trong dòng tuần hoàn

Tôi có thể tự than khóc khi tôi chết

hoặc khóc thương khi em chết

trong lúc vô ích này, tự hỏi:

đời sống ở đâu ta đã tìm đến sống?

Thời gian vẫn như vậy

Quákhứhiệntạitươnglai (2) mãi mãi là bây giờ

Đời sống rồi ở đâu ta đã tìm đến sống?

GHI:

(1) Ý tứ của câu này thật khó hiểu. : tức là bài thơ tuy bắt đầu nhưng tiếp tục từ một số thơ trước. at the door of the eye: Phải chăng là giây phút cuối trước khi nhắm mắt? Hoặc chứng kiến trước sự thay đổi của thế giới?

(2) Nguyên chữ của ông là: Pastpresentfuture. Cũng có thể chuyển nhẹ hơn: hômquahômnayngàymai luôn luôn là bây giờ.

 

I In The Mourning

 

And at the door of the eye

is the still voice of the land.

My father before my father

knew the uses of fire

My father before my father,

with his multiple godhead

sat on his circular stool

after the day was done. At times even

between the rednesses of two suns,

knowing that time was not born yesterday,

The circle continues

Tim will always be

in spite of minutes that know no life.

Lives change in life

At times even rot

or be trampled underfoot

as the back of a slave.

There are cycles in the circle

I may even moan my deadness

or mourn your death,

in this sterile moment asking:

Where is the life we came to live?

Time will always be

Pastpresentfuture is always now

Where then is the life we came to live?

 

 

Gương Soi, Không Tiếng Hát

Này người anh em, đừng nói là đưa tay ra

sẽ chạm đến hồn tôi. Hồn này

sâu thẳm với mong manh

và biết được cái chết của anh.

như vậy có gì khác không

răng tôi thường lộ liễu thế nào

khi tôi cười mỗi ngày mỗi ít?

Buổi sáng không buồn thức dậy

mắt nhìn qua cửa sổ

than thở, hay tiếc thương

chuyện này ngày kia đã lãng phí

Tôi chết trong cõi đời

và sống trong cõi chết

trong trí tôi, tiếng cười

mỗi ngày mỗi ít

Bây giờ anh thấy chưa

mọi ngày, như người nô lệ,

ngẩng mặt vô danh,

vô sinh như tấm gương in hình người chết khác?

Người anh em, tôi cười mỗi ngày mỗi ít

đừng nói sẽ đưa tay ra

để chạm hồn tôi. Hồn này

sâu thẳm với mong manh

và biết được cái chết của anh.

Mirrors, Without Song

 

Do not tell me, my brother, to reach

out and touch my soul. My soul is

inside and thin

and knows your death too

Does it matter then how

often my teeth are seen

when I laugh less and less?

Morning does not wake up

with my eye out the window

moaning, or mourning,

a thing or day gone to waste

I die in the world

and live my deadness

in my head, laughing

less and less.

Do you see now

another day, like a slave,

shows its face to be nothing,

nothing but a mirror of the death of another?

When I laugh, my brother, less and less

do not tell me to reach

out and touch my soul. My

soul is inside and thin

and knows your death too.

 

Ca Khúc Cho Ilva Mackay Và Mongane

Hãy lắng nghe âm thanh nước lụt

Của ước mơ của ký ức ước ao

Của ngày xưa người nông dân đã biết

Không còn cười lúc bất phùng thời. Người anh em

Hiểu, không có chết trong đời sống

Chỉ có trong cõi chết. Nhạc đó là dân ca

Vì vậy tôi ca tụng tên anh

Anh là con cái của thổ ngữ

Sinh ra sẽ có súng

trong mắt này và lựu đạn trong mắt kia

Anh là Tito (1): Không có chuyện

vượt thoát và ẩn núp trong đời nơi

Mọi sự đến để đi theo thông lệ (2)

Nơi mỗi giọt máu là ký hiệu của chết hoặc sống

Anh là Mandela (3). Anh là tất cả

Tên tuổi chúng ta nơi Robben Island (4)

Anh là con cái của âm thanh và cảm giác

Anh có thể nhìn quá khứ

Nhìn thẳng vào mắt

Để biết mùa này và kết quả

Anh phải đến từ hôm qua

Để nhắc nhở sự sống

Rằng chết không nhớ

cấm đoán tù ngục lưu vong tử biệt

Nơi này tôi gặp anh

Xin ca ngợi anh cách này

bằng vết máu trên lưỡi tôi:

Tôi không phải là người hát bài ca xách động (5)

Anh đã dạy tôi điều này:

Anh có thể nói anh đến từ Capetown

Hoặc Johannesburg Accra hoặc Bagamoy

New York Kingston hoặc Havana

Khi anh phải đến từ tương lai

Chúng ta nhận ra nhau bằng vết máu

GHI:

(1) Josip Broz Tito (1892-1980): Lãnh tụ của đảng Yugoslav, chống lại phong trào Nazi. Khi trở thành Tổng thống đầu tiên của Yugoslavia (1953-1980), được coi như là nhà độc tài của thời đại.

( 2) Tôi chọn diễn cụm từ when they do trong câu này như là một "hoạt động".

(3) Nelson Rolihlahla Mandela, Tổng thống Nam Phi 1994-1999.

(4) Robben Island: Nơi có nhà tù từng giam giữ những nhà hoạt động chính trị tên tuổi ở Phi Châu như Mandela, Jacob Zuma, Brutus…

(5) Calypso.

 

Song For Ilva Mackay And Mongane

 

Hear now a sound of floods

Of desire of longing of memories

Of erstwhile peasants who can

No longer laugh downhill. My brother

Knows there is no death in life

Only in death. That music is native

So I sing your name

You are child of your tongue

You will be born with gun

In one eye and grenade in the other

You are Tito: There is no such thing

As escape or sanctuary in life where

All things come to pass when they do

Where every bloodstain is a sign of death or life

You are Mandela You are all

The names we are in Robben Island

You are child of sound and sense

You can look the past

Straight in the eye

To know this season and purpose

You have come from yesterday

To remind the living that

The dead do not remember the banned

The jailed the exiled the dead

Here I meet you

And this way I salute you

With bloodstains on my tongue:

I am no calypsonia

But this you have taught me:

You could say you were from Capetown

Or Johannesburg Accra or Bagamoy

Newyork Kingston or Havana

When you have come from tomorrow

We shall know each other by our bloodstains

 

TRÍCH THƠ TUYỂN

http://www.poetryinternationalweb.net/pi/site/poet/item/5379/10/Keorapetse-Kgositsile

 

Bài Nói Của Ông Mandela

Thần thánh là vô nhân tính

họ không có gì để mất

ngoại trừ nhẫn nại

Thượng Đế giả giết chết thi sĩ trong tôi. Bây giờ

tôi đào phần mộ

bằng nghệ thuật chân chính

Madela’s Sermon

 

Blessed are the dehumanized
for they have nothing to lose
but their patience
False gods killed the poet in me. Now
I dig graves
with artistic precision

 

Cội Nguồn

 

sâu trong đôi má em

tiếng cười rõ ràng thú nhận

mọi sự về hướng nam của những bóng ma

có lần là chúng ta. thẳng phía trước

ký ức gật đầu ra hiệu từ tương lai

em và tôi thuộc bộ lạc da đen

bài hát này vũ khúc kia

nhịp điệu thần thánh để khai sinh

bước chân của ký ức

linh hồn thật sự hiến dâng. Ca khúc

của những ca khúc cội nguồn từ khởi đầu bất diệt

cái này gọi là gì

tình yêu

 

Origins

 

deep in your cheeks
your specific laughter owns
all things south of the ghosts
we once were.  straight ahead
the memory beckons from the future
you and I a tribe of colours
this song  that dance
godlike rhythms to birth
footsteps of memory
the very soul aspires to. Songs
of origins songs of constant beginnings
what is this thing called
love

 

Những Tình Cờ Ghi Lại Cho Con

Con ơi, hãy cẩn trọng, lời nói

thường mang theo huênh hoang

của ước muốn mù quáng cũng mang theo

cặn bã từ ảo tưởng

nhỏ giọt như mủ trên lưng kẻ nô lệ bị bạo hành

ví dụ như họ nói về quyền lực da đen mà đôi mắt

không thể đe dọa sự hoá trắng dễ dàng dù cố tâm

hôm nào con sẽ được truyền lại?

bóng hình nào sống trong lặng câm?

Bao nhiêu năm, cha mong mỏi nói ra

những lời hùng biện nhất cho quá khứ cao đẹp. Nhưng bây giờ

lưỡi đã khô hóa thành giòi khi chúng ta tiếp tục lầy lội

chết và cười toe toét. Ngoại trừ hôm nay được hợp lệ la to

vì kiêu hãnh và tốt đẹp mặc dù vẫn không biết

"nô lệ và người chết không có vẻ đẹp"

Hỗn độn

trong cha và chung quanh

gây rối loạn. Sự khổ đau này

không đến từ quá khứ. Sự khổ đau này

không phải vì chúng ta thiếu

hiểu biết:

đất nước này của chúng ta

đầy hỗn loạn và vay mượn sợ hãi

Chúng ta sống như những bụi cây

héo hon trên mảnh đất

khô cằn và nứt nẻ

xuyên qua tiếng khóc rạn vỡ của cha:

Hình hài nào

được tán thành được tiến lên

với người ta đôi mắt của sơ sinh

xác định được ước muốn, biết được

không nước mắt lo sợ nào sẽ rơi

trên ngọn lửa tốt lành. Cha

thất bại với các danh nghĩa của mình

ngoài trừ đôi mắt sơ sinh, già nua như

sinh sản, cần phải chạm vào ngày,

nói trong ngôn ngữ chúng ta,

hôm nay chúng ta hành động, chúng ta hành động?

 

Random Note To My Son

Beware, my son, words
that carry the loudnesses
of blind desire also carry
the slime of illusion
dripping like pus from the slave’s battered back
e.g. they speak of black power whose eyes
will not threaten the quick whitening of their own intent
what days will you inherit?
what shadows inhabit your silences?
I have aspired to expression, all these years,
elegant past the most eloquent word. But here now
our tongue dries into maggots as we continue our slimy
death and grin. Except today it is fashionable to scream
of pride and beauty as though it were not known that
‘slaves and dead people have no beauty’
Confusion
in me and around me
confusion. This pain was
not from the past. This pain was
not because we had failed
to understand:
this land is mine
confusion and borrowed fears
it was. We stood like shrubs
shrivelled on this piece of earth
the ground parched and cracked
through the cracks my cry:
And what shapes
in assent and ascent
must people the eye of newborn
determined desire know
no frightened tear ever rolls on
to the elegance of fire. I have
fallen with all the names I am
but the newborn eye, old as
childbirth, must touch the day
that, speaking my language, will
say, today we move, we move?

 

Thần Linh Tạo Dựng

Chúng ta là hơi thở từ giọt mưa

Hạt mầm trong cát biển bay theo gió

Chúng ta là cội rễ cây Baobap

Thịt da của đất nước

Máu của Congo sơn màu cao cả

Như đôi vú của mây đen

Sữa chảy qua tháng năm rên rỉ

Chúng ta đều biết

Những thế kỷ hôi mùi

Cứt trắng đóng cuối đường xương sống

Sự chọn lựa là của ta

Đời sống cũng vậy

Nhạc trổi lên từ tiếng cười tái sinh

Vũ điệu Tyityimba và Boogaloo mê mẩn (1)

Từ mắt thần mặt trời trong máu ta

cất tiếng cười suốt đêm suốt ngày

lan tràn khắp phố thị thoái hóa ở Châu Mỹ

huyên náo trên mặt đất. Có phải chăng

Tất cả do thần linh tạo dựng!

Tôi nói, hãy xoay chiều sự cố

Hãy để chúng mở ra

Theo nhịp điệu chúng ta nhảy múa

Anh biết chăng, đây là tình tuyệt đích!

John Coltrane (2) nói với tiền nhân

Chúng ta ngóng chúng ta nghe lời nhắn

Nói với tổ tiên anh đã cho nhạc điệu tiến lên

Trane (3) và chúng tôi nhận lãnh

Sự lựa chọn thuộc về ta

Cũng như trí tuệ và những gì tương xứng

Sự chọn lựa thuộc về ta

Cũng như sự khởi đầu

" Chúng ta sinh ra không phải để than khóc vĩnh viễn "

Sự chọn lựa thuộc về ta

Cũng như cần thiết và ước muốn

Sự chọn lựa thuộc về ta

Cũng như viễn cảnh của tháng ngày

The Gods Wrote

 

We are breath of drop of rain
Grain of sea sand in the wind
We are root of baobab
Flesh of this soil
Blood of Congo brush elegant
As breast of dark cloud
Or milk flowing through the groaning years
We also know
Centuries with the taste
Of white shit down to the spine
The choice is ours
So is the life
The music of our laughter reborn
Tyityimba or boogaloo passion
Of the sun-eyed gods of our blood
Laughs in the nighttime, in the daytime too
And across America vicious cities
Clatter to the ground. Was it not
All written by the gods!
Turn the things! I said
Let them things roll
To the rhythm of our movement
Don’t you know this is a love supreme!
John Coltrane  John Coltrane tell the ancestors
We listened we heard your message
Tell them you gave us tracks to move
Trane and now we know
The choice is ours
So is the mind and the matches too
The choice is ours
So is the beginning
‘We were not made eternally to weep’
The choice is ours
So is the need and the want too
The choice is ours
So is the vision of the day

GHI:

(1) Tyityimba là một loại nhạc và kiểu nhảy múa ở Phi Châu.

image

Boogaloo là một thể nhạc và kiểu nhảy phát xuất từ Latin và phát triển ở Hoa Kỳ trong thập niên 1960.

image

 

(2) John Coltrane: Nhạc sĩ nhạc Jazz trong thập niên 1950. Chuyên thổi Saxophone. 1960, ông và nhóm nhạc sĩ của ông đã thay đổi nhạc Jazz trong phong cách "Nhạc Cảm Nghiệm" (Experimentation) và "Nhạc Ngẫu Hứng" (Improvisation).

(4) Trane: Tên gọi tắt của John Coltrane.

Tâm Hồn Phá Xích Xiềng

Nhịp điệu chính là chúng ta

đi chống đối tàn ác xấu xa

từ những kẻ hung bạo cố tiêu diệt Tâm Hồn

Đây là sức mạnh ca khúc

làm rực rỡ mỗi hành vi

khi ta đi từ cặn bã của kẻ áp bức

Can đảm là ý chí đưa ta ra khỏi bùn lầy

Chính nhịp điệu can đảm

từ máu da đen, cứng như đá Hoa Cương

cuồn cuộn như sông, sừng sửng như núi

Chính là nhịp điệu Tâm Hồn phá xích xiềng

sẽ thắp lửa lên tay

soi sáng đường đi

biểu lộ sức mạnh

để phục sinh con người chân chính

Spirits Unchained

 

Rhythm it is we
walk to against the evil
of monsters who try to kill the Spirit
It is the power of this song
that colors our every act
as we move from the oppressor-made gutter

Gut it is will move us from the gutter
It is the rhythm of guts
blood-black, granite hard
and flowing like the river or the mountains

It is the rhythm of the unchained Spirit
will put fire in our hands
to blaze our way
to clarity to power
to the rebirth of real men…

© 2002, Keorapetse Kgositsile
From: If I Could Sing
Publisher: Kwela Publishers, South Africa

Comments are closed.