Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất (3)

Slavoj Žižek

Nguyễn Quang A dịch

6. TÌNH DỤC TRONG THỜI ĐẠI GIÃN CÁCH XÃ HỘI

Tại Ireland, Tổng giám đốc Dịch vụ Sức khoẻ ban hành các hướng dẫn về thực hiện tình dục trong thời gian Covid-19, và hai khuyến nghị chủ chốt là:

“Tạm nghỉ sự tương tác thân thể và mặt-đối-mặt là đáng xem xét, đặc biệt nếu bạn thường gặp các đối tác tình dục của bạn online hay kiếm sống bằng quan hệ tình dục. Hãy xem xét việc hẹn hò video, gửi tin nhắn tình dục hay các chat room. Đảm bảo chắc chắn để tẩy trùng các bàn phím và màn hình chạm mà bạn chia sẻ với những người khác. Thủ dâm sẽ không lan truyền coronavirus, đặc biệt nếu bạn rửa tay bạn (và bất cứ đồ chơi tình dục nào) bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước khi và sau khi dùng.”[1]

Đây là lời khuyên thường tình hợp lý trong một thời gian đại dịch lan truyền bởi sự tiếp xúc thân thể, nhưng ta phải lưu ý rằng nó chỉ kết thúc quá trình đang xảy ra rồi với sự số hoá tăng không ngừng của đời sống chúng ta: các số liệu thống kê cho thấy rằng những người lớn ngày nay dùng ít thời gian hơn nhiều để khám phá tình dục so với khám phá web và ma tuý. Cho dù họ có tham gia tình dục, chẳng phải làm việc đó trong không gian mạng (với tất cả phim khiêu dâm nặng sẵn có) là dễ hơn nhiều và hài lòng ngay lập tức hơn ư? Vì lý do này, các serie TV Mỹ mới Euphoria (mô tả công khai các tài liệu như theo sau “một nhóm học sinh trung học khi họ điều hướng ma tuý, tình dục, bản sắc, chấn thương, truyền thông xã hội, tình yêu và tình bạn”) hầu như mô tả cái ngược lại của đời sống của các học sinh trung học ngày nay. Nó không có quan hệ với thanh niên ngày nay và, vì lý do này, là sai niên đại một cách kỳ lạ—thêm một bài tập về sự luyến tiếc tuổi trung niên vì các thế hệ trẻ hơn một thời đã bị sa đoạ như thế nào.

Nhưng chúng ta phải đi một bước thêm nữa ở đây: nếu đã chẳng bao giờ có tình dục “thực sự” hoàn toàn với không sự bổ sung ảo hay mơ tưởng nào thì sao? Sự thủ dâm bình thường được hiểu như “tự làm trong khi tưởng tượng một đối tác hay các đối tác”—nhưng nếu tình dục, trong chừng mực nào đó, luôn luôn là sự thủ dâm với một đối tác thật thì sao? Ý tôi muốn nói gì bằng việc này? Trong một bình luận trong tờ Guardian, Eva Wiseman nhắc đến “một thời khắc trong The Butterfly Effect, các serie podcast của Jon Ronson về những dư chấn của phim khiêu dâm internet. Trong một bộ phim khiêu dâm một diễn viên mất sự cương cứng của anh giữa cảnh—để phỉnh nó cương lại, anh ta đã rời người phụ nữ, trần truồng dưới anh ta, chộp lấy điện thoại của anh ta và tìm Pornhub (trang web khiêu dâm). Mà đã làm tôi thấy như loáng thoáng ngày tận thế.”[2] Bà kết luận: “Cái gì đó thối nát trong tình trạng tình dục.” Tôi sẽ thêm vào việc này bài học của phân tâm học: cái gì đó thật sự thối nát trong tình trạng tình dục—tình dục con người bị biến thái (perverted) tự nó, bị phơi ra cho những sự đảo lộn bạo dâm và, một cách cụ thể, cho sự pha trộn của thực tế và hình ảnh tưởng tượng. Ngay cả khi tôi một mình với đối tác của tôi, tương tác (tình dục) của tôi với họ bị đan xen vào nhau một cách rắm rối với những hình ảnh tưởng tượng của tôi, tức là, mọi tương tác tình dục được cấu trúc một cách tiềm năng như “sự thủ dâm với một đối tác thực,” tôi sử dụng xác thịt và thân thể của đối tác của tôi như một chỗ dựa để thực hiện và diễn các hình ảnh tưởng tượng của tôi. Chúng ta không thể giảm lỗ hổng này giữa thực tế thân thể của đối tác của tôi và vũ trụ của những hình ảnh tưởng tượng xuống một sự bóp méo được mở ra bởi chế độ gia trưởng và sự thống trị hay sự bóc lột xã hội—lỗ hổng có ở đó ngay từ đầu. Như thế tôi hoàn toàn hiểu diễn viên, nhằm để lấy lại sự cương cứng, đã tìm Pornhub—anh đã tìm kiếm một sự hỗ trợ tưởng tượng cho thành tích của anh. Chính vì cùng lý do này mà, như phần của sự giao hợp, một người sẽ yêu cầu người kia tiếp tục nói chuyện, thường kể lại cái gì đó “tục tĩu”—ngay cả khi bạn cầm trong tay mình “chính nó” (thân thể trần truồng của đối tác yêu dấu), sự hiện diện này phải được bổ sung bằng sự tưởng tượng bằng lời.

Chiến lược này đã có kết quả cho diễn viên bởi vì anh ta đã không trong một mối quan hệ yêu thương với nữ diễn viên—thân thể cô về cơ bản đã là một sexbot (robot tình dục) sống cho anh ta. Nếu giả như anh ta yêu say đắm đối tác tình dục của anh ta, thân thể cô sẽ là quan trọng đối với anh ta vì mọi cử chỉ sờ mó cô sẽ xáo lộn cái lõi của tính chủ quan của cô. Khi người ta làm tình với ai đó họ thực sự yêu, sự động chạm vào thân thể đối tác là cốt yếu. Vì thế người ta phải đảo ngược sự khôn ngoan thông thường theo đó ham muốn tình dục là xác thịt còn tình yêu là tâm linh: tình yêu tình dục là xác thịt hơn tình dục mà không có tình yêu.

Có vẻ chẳng có gì ngạc nhiên trong tiêu đề của một báo cáo gần đây trong tạp chí Vice: “Sự phong toả Covid-19 Đã Dẫn đến sự Tăng Khổng lồ Đột ngột về Bán Búp bê Tình dục.”[3] Sự giải thích hiển nhiên có vẻ là đủ: với tất cả sự giữ khoảng cách xã hội bị áp đặt trong sự phản ứng lại với đại dịch, mọi người tránh tiếp xúc thân thể trực tiếp. Tuy vậy, một chi tiết được nhắc tới trong báo cáo làm xói mòn sự giải thích này: tuyệt đại đa số búp bê tình dục được bán cho những cặp vợ chồng. Làm sao điều này lại có thể? Duane Rousselle gợi ý manh mối nằm ở trong sự thực rằng “hầu hết chúng ta cảm thấy được kết nối mạnh với nhau trong thời gian đại dịch hơn bao giờ hết”: sự bùng nổ bán búp bê tình dục “vì thế là mẫu mực hơn là một cố gắng ở giữa bản chất kết nối quá mức của đại dịch để tạo ra một rào cản đối với mối quan hệ tình dục. Những điều này không có nghĩa để vượt qua quan hệ tình dục mà đúng hơn để ‘bít lại’ và để làm chậm lại cường độ của sự tiếp cận của chúng ta đến những quan hệ tình dục đời sống thực.”[4] Lưu ý sự đảo ngược biện chứng tinh vi hoạt động ở đây: vấn đề thật của đại dịch không phải là sự cách ly xã hội mà là sự nương tựa quá của chúng ta vào nhau, vào các liên kết xã hội—chúng ta có thể phụ thuộc vào người khác hơn chúng ta là trong sự cách ly? Đối với một cặp vợ chồng tiêu biểu, tất cả những lý do thông thường cho việc tránh tình dục bị vô hiệu khi chúng ta bị cách ly (“xin lỗi, không tình dục tối nay, chúng ta phải đi thăm bạn bè hay em phải hoàn thành công việc nào đó”), và trong một sự tìm kiếm tuyệt vọng một trở ngại cho nghĩa vụ tình dục, họ xen vào giữa bản thân họ một búp bê chất dẻo. Nghịch lý là, cái được dùng như một trở ngại cho mối quan hệ tình dục là một đối tượng được tình dục hoá par excellence (thượng hạng).

Thế đại dịch đang diễn sẽ có hạn chế tình dục và truyền bá tình yêu dưới hình thức ngưỡng mộ xa cho một người yêu quý vẫn ở ngoài tầm với? Đại dịch sẽ dứt khoát thúc đẩy các trò chơi tình dục số mà không có sự tiếp xúc thân thể. Hy vọng, tuy vậy, một sự đánh giá cao mới của sự tiếp xúc thân thể thân mật sẽ cũng nảy sinh từ đại dịch, và chúng ta sẽ lại học được bài học của (đạo diễn) Andrei Tarkovsky mà đối với ông đất—vật chất trơ trơ, ẩm—là không chống đối tâm linh mà là chính môi trường của nó. Trong kiệt tác Mirror (Gương; Hồi ức) của Tarkovsky, cha ông Arseny Tarkovsky thuật lại các dòng của riêng ông: “Một linh hồn là tội lỗi mà không có một thân thể, giống một thân thể mà không có quần áo.” Việc thủ dâm với những hình ảnh khiêu dâm là tội lỗi, trong khi tiếp xúc thân thể là một con đường tới tinh thần.

7. THẾ GIỚI MỚI (KHÔNG RẤT) DŨNG CẢM CỦA NHỮNG CON LỢN VÀ ĐÀN ÔNG

Vào ngày 28 tháng Tám, Elon Musk tại một cuộc họp báo ở Los Angeles đã trình bày bằng chứng sống đầu tiên về thành công của dự án Neuralink của ông: cái ông nhắc đến như “một con lợn khoẻ mạnh và hạnh phúc” (làm sao ông biế con lợn đã hạnh phúc?) với một sự cấy ghép não làm cho một máy tính có thể đọc được các quá trình não của nó.[5] Musk đã nhấn mạnh các lợi ích sức khoẻ của Neuralink (tránh nói đến tiềm năng của nó cho sự kiểm soát chưa từng thấy của đời sống nội tâm của chúng ta), và đã tuyên bố rằng bây giờ ông đang tìm những người tình nguyện. Một sự tương tự đáng ngại với liệu pháp sốc điện là hiển nhiên ngay lập tức ở đây—đầu tiên những con lợn, rồi những người đàn ông. Liệu pháp sốc điện đã được bác sĩ tâm thần Italian Ugo Cerletti sáng chế trong năm 1938 sau khi ông thấy những con lợn bị điện giật trước khi bị giết mổ—thấy rằng việc này làm cho chúng dễ bảo hơn, ông đã được gây hứng khởi để thử cùng liệu pháp trên con người.[6]

Phải thú nhận rằng đây là một bình luận không công bằng đối với Musk. Phải tránh cả hai thái cực trong diễn giải tầm quan trọng của Neuralink: chúng ta không nên ca ngợi nó như một sáng chế mở đường tới Kỳ dị (một sự tự nhận thức [giác ngộ] tập thể thần thánh) cũng chẳng sợ nó như một tín hiệu rằng chúng ta sẽ mất sự tự trị cá nhân của chúng ta và trở thành các bánh răng trong một cỗ máy số. Bản thân Musk rơi vào giấc mơ ý thức hệ—đây là tiêu đề và tiêu đề phụ của một báo cáo gần đây trong tờ The Independent: “Elon Musk Tiên đoán Ngôn ngữ Con Người sẽ Lạc hậu chỉ Trong vòng Năm Năm: ‘Chúng ta Vẫn Có thể Làm Nó vì các Lý do Tình cảm’—ông sếp Neuralink nói hãng có kế hoạch để nối công cụ với não người trong vòng 12 tháng”.[7] Cho dù chúng ta bỏ qua tính khả thi kỹ thuật của giấc mơ này, hãy chỉ nghĩ cái gì sẽ xảy ra với quá trình quyến rũ gợi tình nếu đầu óc con người chia sẻ những kinh nghiệm một cách trực tiếp (bên ngoài ngôn ngữ) với nhau. Hãy tưởng tượng một cảnh quyến rũ giữa hai đối tượng mà não của họ được kết nối sao cho luồng suy nghĩ của một người là có thể truy cập được cho người kia: nếu đối tác tương lai của tôi có thể trực tiếp trải nghiệm ý định của tôi, thì cái còn lại của những điều phức tạp của các trò chơi quyến rũ là gì? Chẳng phải người kia sẽ phản ứng với cái gì đó như: “OK, tôi biết anh muốn đ*t tôi kinh khủng, vậy tại sao anh còn hỏi tôi tất cả những câu hỏi ngu đần về các bộ phim tôi thích và tôi muốn ăn gì cho bữa tối? Anh không cảm thấy rằng tôi sẽ chẳng bao giờ có quan hệ tình dục với anh sao?” Toàn bộ sự việc sẽ kết thúc trong vài giây.

Cơ bản hơn, khoảng cách giữa đời sống bên trong của chúng ta (sự di chuyển của các suy nghĩ của chúng ta) và thực tế bên ngoài là cơ sở của sự nhận thức của chúng ta về bản thân mình như tự do: chúng ta tự do trong những suy nghĩ của mình chính xác trong chừng mực chúng ở một khoảng cách với thực tế, sao cho chúng ta có thể chơi với chúng, tạo ra các thí nghiệm tư duy, và tham gia vào sự mơ màng với không hậu quả trực tiếp nào trong thực tế—không ai có thể kiểm soát các quá trình tư duy của chúng ta. Một khi cuộc sống bên trong của chúng ta được liên kết trực tiếp với thực tế sao cho các suy nghĩ của chúng ta có các hậu quả vật chất tức thì (hay có thể bị thao túng bởi một máy mà là phần của thực tế) và theo nghĩa này không còn là “của chúng ta” nữa, chúng ta thực ra bước vào một thời đại hậu-con người. Neuralink như thế phải nhắc nhở chúng ta để nêu không chỉ câu hỏi liệu chúng ta vẫn sẽ là con người nếu chúng ta bị nhấn chìm vào một bộ não được nối dây (wired brain), mà cả câu hỏi: chúng ta hiểu “con người” là gì khi chúng ta nói điều này? Tôi đã đề cập những câu hỏi này, kể cả các phương thức mới chưa từng nghe thấy về sự kiểm soát xã hội do Neuralink mở ra, trong cuốn sách của tôi Hegel in a Wired Brain (Hegel trong một Não được Nối dây). Chúng ta không được quên rằng nếu tôi có thể điều chỉnh trực tiếp các quá trình trong thực tế bằng những suy nghĩ của tôi (tôi vừa nghĩ rằng máy pha cà phê của tôi phải chuẩn bị một ly latte macchiato và nó xảy ra), ngụ ý là liên kết nhân quả cũng hoạt động theo chiều ngược lại: những người kiểm soát cỗ máy số mà “đọc suy nghĩ của tôi” cũng có thể kiếm soát tâm trí tôi và cấy những suy nghĩ vào đó.

Cái quan trọng đối với chúng ta ngày nay, trong thời kỳ đại dịch Covid-19, là để nhận ra rằng sự giãn cách xã hội (hay, đúng hơn, thân thể) được thực hiện trong sự phản ứng lại với virus và tầm nhìn Neuralink là bổ sung cho nhau—như thế nào? Sự giữ khoảng cách thân thể như một sự bảo vệ chống lại mối đe doạ lây nhiễm đã dẫn đến sự kết nối xã hội được tăng cường—không chỉ bên trong các gia đình bị cách ly mà bên ngoài chúng (hầu hết qua các phương tiện truyền thông số)—và những sự bùng phát của sự gần gũi thân thể (những cơn nổi xung, tiệc tùng, vân vân) đã nổ ra trong phản ứng lại với cả hai: thông điệp của cơn nổi xung là không chỉ sự gần thân thể mà cũng là ít sự kiểm soát xã hội và như thế nhiều khoảng cách hơn với xã hội nói chung.

Cái đã xảy ra với đại dịch không là một sự dịch chuyển đơn giản từ đời sống cộng đồng sang sự giữ khoảng cách mà là một sự dịch chuyển phức tạp hơn từ một hình trạng (constellation) của sự gần gũi và giữ khoảng cách với người khác. Sự cân bằng mỏng manh giữa đời sống cộng đồng và lĩnh vực tư đặc trưng của xã hội trước-đại dịch được thay thế bởi một hình trạng mới trong đó sự thu nhỏ của không gian cho tương tác xã hội thực sự/thân thể (do những sự cách ly, vân vân) không dẫn đến nhiều sự riêng tư hơn mà sinh ra các chuẩn mực mới của sự phụ thuộc và kiểm tra xã hội—đừng quên rằng ngay cả các drone đã được triển khai để kiểm soát chúng ta trong sự cách ly.

Triển vọng của Neuralink như thế khớp một cách lý tưởng với tầm nhìn về một xã hội mới trong đó những con người được cách ly về mặt thân thể, sống trong các bong bóng bảo vệ, và đồng thời chia sẻ cùng không gian tinh thần—trong đời sống tâm thần của chúng ta, chúng ta sẽ gần nhau hơn bao giờ hết. Cái chúng ta cần bây giờ không chỉ là sự gần gũi thân thể hơn với nhau mà là khoảng cách tâm thần xa hơn với họ.

8. MỘT TƯƠNG LAI KHÔNG CHẠM VÀO, KHÔNG, CẢM ƠN

Có thể có vẻ rằng lựa chọn cơ bản chúng ta có về mặt đối phó với đại dịch là một sự lựa chọn giữa cách Trump (một sự quay lại hoạt động kinh tế trong các điều kiện của thị trường tự do và tính sinh lời, cho dù điều này có nghĩa thêm hàng ngàn cái chết) và cách báo chí của chúng ta chê bai như cách Trung quốc (sự kiểm soát nhà nước được số hoá hoàn toàn đối với các cá nhân). Tuy vậy, ở Hoa Kỳ, một sự lựa chọn thứ ba đang được truyền bá bởi thống đốc bang New York Andrew Cuomo và cựu-CEO của Google Eric Schmidt (với Bloomberg và Bill và Melinda Gates ở đằng sau). Như Naomi Klein giải thích, dự án được công bố bởi Cuomo và Schmidt đề xuất “hình dung lại thực tế hậu-Covid của bang New York, với một sự nhấn mạnh lên sự tích hợp công nghệ vĩnh viễn vào mọi khía cạnh của đời sống công dân.”[8] Klein gọi kiến nghị này là “Screen New Deal”; nó hứa hẹn sự an toàn khỏi sự lây nhiễm trong khi duy trì mọi quyền tự do cá nhân mà các nhà khai phóng quan tâm—nhưng nó có thể hoạt động?

Trong một trong những suy ngẫm về cái chết, diễn viên hài độc thoại Anthony Jeselnik nói về bà của ông: “Chúng tôi đã nghĩ bà chết một cách may mắn trong giấc ngủ của bà. Nhưng sự khám nghiệm tử thi tiết lộ sự thật kinh hoàng: bà đã chết trong khi mổ tử thi.” Đây là vấn đề với việc Schmidt khám nghiệm tử thi của tình trạng hiểm nguy của chúng ta: nó, và các hệ luỵ của nó, làm cho tình trạng hiểm nguy của chúng ta tai hoạ hơn nó hiện đang là rất nhiều. Đây là mô tả phê phán của Klein về tầm nhìn này về một “tương lai lâu dài—và hết sức sinh lời—không chạm vào được”:

“Nó là một tương lai trong đó các nhà của chúng ta không bao giờ còn là những không gian cá nhân dành riêng nữa mà cũng là, qua sự kết nối số tốc độ cao, các trường học của chúng ta, các văn phòng bác sĩ của chúng ta, các phòng tập thể dục của chúng ta, và nếu nhà nước quyết định, là nhà tù của chúng ta. [. . .] cho những người có đặc quyền, hầu như mọi thứ được giao đến tận nhà, hoặc một cách ảo qua streaming và công nghệ đám mây, hay một cách vật lý qua xe không người lái hay drone, rồi screen (màn hình) ‘được chia sẻ’ trên một nền tảng trung gian. Nó là một tương lai sử dụng ít giáo viên, bác sĩ, và lái xe hơn rất nhiều. Nó không chấp nhận tiền mặt hay thẻ tín dụng nào (dưới chiêu bài kiểm soát virus) và có hệ thống giao thông công cộng mang tính bộ xương và ít nghệ thuật biểu diễn trực tiếp trước công chúng (live art) hơn rất nhiều. Nó là một tương lai được cho là chạy trên ‘trí tuệ nhân tạo’ nhưng thực sự được giữ chặt với nhau bởi hàng chục triệu người lao động vô danh được giấu trong các nhà kho, các trung tâm dữ liệu, các xưởng điều độ nội dung, các xí nghiệp điện tử bóc lột thậm tệ, các mỏ lithium, các trang trại công nghiệp, các nhà máy chế biến thịt, và các nhà tù, nơi họ bị bỏ mặc không được bảo vệ khỏi bệnh tật và sự siêu bóc lột.”

Hai điểm chủ chốt nổi bật ngay trong mô tả này. Thứ nhất là nghịch lý rằng những người có đặc quyền để đủ khả năng sống trong không gian không chạm vào cũng là những người bị kiểm soát nhất: toàn bộ cuộc sống của họ là trong suốt với ghế quyền lực thật, một “sự cộng tác chưa từng thấy giữa chính phủ và các gã công nghệ khổng lồ [. . .] với các trường công, các bệnh viện, các văn phòng bác sĩ, cảnh sát, và quân đội tất cả đều thuê ngoài nhiều trong các chức năng cốt lõi của chúng (với một chi phí cao) cho các công ty công nghệ tư nhân.” Các mạng lưới này, mà là huyết mạch của sự tồn tại của chúng ta, có nên thực sự trong tay của các công ty tư nhân như Google, Amazon, và Apple—những công ty mà, kết hợp với các cơ quan an ninh nhà nước, sẽ có khả năng để kiểm duyệt và thao túng dữ liệu sẵn có đối với chúng ta hay thậm chí ngắt kết nối chúng ta khỏi không gian công cộng? Schmidt và Cuomo đã kêu gọi sự đầu tư công khổng lồ vào các công ty này—công chúng có nên sở hữu và kiểm soát chúng không? Tóm lại, như Klein đề xuất, chúng có nên được biến đổi thành các công ty công ích phi lợi nhuận không? Không có những nước đi tương tự, thì dân chủ theo bất kể ý nghĩa nào trên thực tế bị huỷ bỏ, vì thành phần cơ bản của commons của chúng ta—không gian chung của sự truyền thông và tương tác của chúng ta—được đặt dưới sự kiểm soát tư nhân.

Thứ hai, Screen New Deal can thiệp vào đấu tranh giai cấp tại một điểm rất chính xác. Cuộc khủng hoảng viral đang diễn ra đã làm cho chúng ta nhận thức đầy đủ về vai trò cốt yếu của cái David Harvey gọi là “giai cấp lao động mới”: những người chăm sóc dưới mọi hình thức của họ, từ các y tá đến những người giao thực phẩm và các gói hàng khác, những người đổ thùng rác của chúng ta, vân vân. Đối với những người trong chúng ta mà có khả năng tự cách ly, những người lao động này vẫn là hình thức tiếp xúc chủ yếu của chúng ta với những người khác trong dạng thân thể của họ, một nguồn giúp đỡ nhưng cũng là nguồn lâu nhiễm khả dĩ. Screen New Deal có kế hoạch để tối thiểu hoá vai trò có thể thấy được của giai cấp-người chăm sóc này mà phải vẫn không được cách ly, phần lớn không được bảo vệ, phơi chính họ ra cho mối hiểm nguy viral sao cho chúng ta, những người có đặc quyền, có thể sống sót trong an toàn. Một số người thậm chí mơ rằng các robot sẽ thay thế mọi người trong việc chăm sóc những người già. Nhưng những người chăm sóc vô hình này có thể đánh lại và đòi sự bảo vệ tốt hơn: trong nghành đóng gói thịt ở Hoa Kỳ, hàng ngàn người lao động đã bị nhiễm Covid-19 rồi và hàng tá người đã chết, và những thứ tương tự đang xảy ra ở Đức. Các hình thức đấu tranh giai cấp mới sẽ nổ ra ở đây.

Vào cuối của Screen New Deal, nếu chúng ta đưa dự án này đến sự kết thúc ngoa dụ của nó, là ý tưởng về một bộ não được nối dây (wired brain)—về các bộ não của chúng ta (bên ngoài ngôn ngữ) trực tiếp chia sẻ những kinh nghiệm với nhau trong một loại Kỳ dị, hay sự tự-nhận thức tập thể thần thánh. Sự thực hiện dự án Neuralink của Elon Musk có thể có nghĩa rằng ngôn ngữ con người mau chóng lạc hậu—tầm nhìn này có lặp lại tình hình của con người trong phim The Matrix không? Được bảo vệ trong các bong bóng được cách ly của chúng ta, chúng ta sẽ thống nhất hơn về mặt tinh thần hơn bao giờ hết—một tầm nhìn ác mộng nếu có bao giờ có một tầm nhìn.

Trong những cuộc phản kháng nổ ra ở Chile trong tháng Mười 2019, một mẩu graffiti được phun trên tường: “Một sự kết thúc khác của thế giới là có thể.”[9] Đây phải là câu trả lời của chúng ta cho Screen New Deal: đúng, thế giới cũ của chúng ta đến kết thúc, nhưng một tương lai không chạm vào không phải là lựa chọn duy nhất, một sự kết thúc khác của thế giới là có thể.

9. GREATA VÀ BERNIE Ở ĐÂU

Một trong những sự thực phải làm ngạc nhiên các nhà quan sát cảnh corona là: nơi Greta Thunberg và Bernie Sanders đã biến mất? Trừ một ghi chú ngắn từ Greta nói rằng cô nghĩ cô sống sót việc nhiễm Covid-19, người ta nghe rất ít về phong trào cô đã huy động. Còn về Bernie, mặc dù ông đã chủ trương các biện pháp (như chăm sóc sức khoẻ phổ quát) mà bây giờ, với đại dịch hoành hành, được nhận ra như cần thiết khắp thế giới, tương tự không ở đâu ông được thấy hay được nghe. Vì sao đại dịch có tác động này lên các nhân vật chính trị mà các cương lĩnh và những sự thấu hiểu của họ ngày nay là cốt yếu hơn bao giờ hết? Trong những tháng gần đây, chủ đề Covid-19 đã hoàn toàn che khuất những mối lo sinh thái và đã chỉ bị làm lu mờ trong vài tuần qua bởi các cuộc phản kháng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lan từ Hoa Kỳ ra khắp thế giới. Cuộc đấu tranh ý thức hệ và chính trị cốt yếu đang xảy ra ngày nay liên quan đến mối quan hệ giữa ba lĩnh vực: đại dịch, khủng hoảng sinh thái, và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Giới quyền thế tìm cách để giữ ba lĩnh vực riêng ra, và thậm chí ám chỉ đến những căng thẳng giữa chúng. Người ta thường nghe rằng nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta bây giờ là làm cho nền kinh tế chuyển động, và rằng để làm việc này chúng ta phải bỏ qua các vấn đề sinh thái một chút. Người ta nghe rằng các cuộc phản kháng hỗn loạn chống-chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thường vi phạm sự giãn cách xã hội và vì lý do đó đóng góp cho sự lây lan Covid-19. Chống lại dòng lập luận này, ta phải kiên quyết về sự thống nhất cơ bản của ba lĩnh vực: các bệnh dịch nổ ra từ quan hệ không cân bằng của chúng ta với các môi trường tự nhiên của chúng ta, chúng không chỉ là một vấn đề sức khoẻ; ngoài ra do là các mục tiêu áp đảo của tính tàn bạo cảnh sát, những người da Đen dễ bị tổn thương hơn rất nhiều với các virus so với đa số da trắng, những người có đủ khả năng tự-cách ly và có sự chăm sóc y tế tốt hơn. Như thế chúng ta đối phó với những cuộc khủng hoảng nổ ra như những khoảnh khắc do các động lực của chủ nghĩa tư bản toàn cầu gây ra: các bệnh dịch viral, khủng hoảng sinh thái, và sự bất ổn chủng tộc tất cả đã không chỉ được tiên đoán mà đã ở đây với chúng ta hàng thập niên rồi.

Còn về các cuộc phản kháng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, khi Spike Lee được hỏi câu hỏi, ‘Vì sao tám năm của Obama không tạo ra sự thay đổi đủ đáng kể nào đối với các quan hệ chủng tộc ở Hoa Kỳ?’ đây là cách ông đã trả lời: “Câu hỏi rất hay. Nhưng bạn phải hiểu: các quan hệ chủng tộc—mà đã trở nên tồi tệ hơn—là một phản ứng trực tiếp của việc có một tổng thống da đen.”[10] Vì sao? Không phải bởi vì Obama đã “không đủ Đen,” mà bởi vì ông đã là hiện thân của hình ảnh về một người Mỹ da Đen như được phái Tả khai phóng bênh vực, một người Mỹ da Đen mà đã thành công trong khi tôn trọng đầy đủ các quy tắc của trò chơi khai phóng. Các cuộc phản kháng hiện thời là một câu trả lời cục súc cho câu hỏi: “Bây giờ các vị đã có một tổng thống da Đen, các vị còn muốn gì hơn nữa?” Là nhiệm vụ của chúng ta để nói rõ cái “hơn nữa” này. Hãy nhớ rằng, trong tám năm chức tổng thống của Obama, xu hướng chung của các thập niên trước đã tiếp tục về cơ bản không bị gián đoạn: khoảng cách giữa những người giàu và những người nghèo đã rộng ra, tư bản lớn trở nên hùng mạnh hơn. Trong một trong những tình tiết của (series phim truyền hình) The Good Fight [Chuyến bay Tốt lành] (một series tiếp theo của The Good Wife [Vợ Tốt]), nhân vật nữ thức dậy trong một thực tế thay thế trong đó Hillary Clinton đã thắng cuộc bầu cử 2016, đánh bại Trump. Nhưng kết quả là nghịch lý cho chủ nghĩa nữ quyền: không có [phong trào] “Me Too” nào, không có các cuộc phản kháng rộng rãi chống lại sự quấy rối phụ nữ nào bởi vì các nhà nữ quyền ôn hoà, phái Tả quyền thế sợ rằng những việc này có thể dẫn Clinton mất các phiếu bàu đàn ông và không được bầu lại—ngoài ra, Weinstein là một nhà tài trợ lớn cho cuộc vận động của Clinton. Đã có cái gì đó tương tự, có lẽ, xảy ra với Obama?

Có một chi tiết tuyệt vời trong phim Malcolm X của Spike Lee: sau khi Malcolm có một bài phát biểu ở một đại học, một cô sinh viên da trắng tiếp cận ông và hỏi cô có thể làm gì cho cuộc đấu tranh giải phóng người da Đen; ông lạnh lùng trả lời “Chẳng gì cả,” và bỏ đi. Trong việc trích thí dụ này, tôi đã bị chỉ trích vì ngụ ý rằng chúng ta những người da trắng không nên làm bất cứ thứ gì để ủng hộ cuộc đấu tranh da Đen; nhưng điểm chính của tôi (và, tôi nghĩ, của Malcolm) đã chính xác hơn. Các nhà khai phóng da trắng không được hành động cứ như họ sẽ giải phóng những người da Đen, mà đúng hơn phải ủng hộ họ trong cuộc đấu tranh của chính họ vì sự giải phóng—họ phải được đối xử như các tác nhân tự trị, không như chỉ các nạn nhân của hoàn cảnh.

Để quay lại câu hỏi ban đầu của chúng ta: sự biến mất của Greta và Bernie khỏi lĩnh vực công không có nghĩa rằng họ đã quá cấp tiến trong thời gian khủng hoảng viral của chúng ta khi cần nhiều tiếng nói thống nhất hơn. Ngược lại, họ đã không đủ cấp tiến: họ đã không thành công trong việc đề xuất một tầm nhìn toàn cầu mới mà sẽ thực hiện lại dự án của họ trong các điều kiện của một đại dịch.


[1] https://www.sexualwellbeing.ie/sexual-health/sex-and-coronavirus

[2] https://www.theguardian.com/lifeandstyle/2019/dec/08/rough-sex-and-rough-justice-we-need-a-greater-understanding-of-consent

[3] https://www.vice.com/en_us/article/7kpmpb/covid-19-have-led-to-a-huge-spike-in-sex-doll-sales

[4] Liên lạc cá nhân.

[5] See https://www.theguardian.com/technology/2020/aug/28/neuralink-elon-musk-pig-computer-implant

[6] https://www.cchr.org/newsletter/volume4/issue3/10-facts-you-need-to-know-about-the-dangers-of-electroshock.html

[7] https://www.independent.co.uk/life-style/gadgets-and-tech/news/elon-musk-joe-rogan-podcast-language-neuralink-grimes-baby-a9506451.html

[8] https://theintercept.com/2020/05/08/andrew-cuomo-eric-schmidt-coronavirus-tech-shock-doctrine/ Các trích dẫn tiếp sau từ văn bản này.

[9] Tôi nhận được thông tin này từ Juan Rodriguez.

[10] https://www.theguardian.com/film/2020/jun/12/spike-lee-race-relations-today-are-a-direct-response-to-having-a-black-president

Comments are closed.