Thơ Mỹ – một thời đáng nhớ (kỳ 13 – Frederick Turner – phần 2)

Khế Iêm

image

VILLANELLE ON THE OREGON COAST

 

                                                For Margaret Prentice

 

Many a time I’ve dreamed of such a place

Where darkened headlands tumbled to the shore

And a white ocean blew against my face;

 

An inland valley gave a breathing space

Against the water’s overwhelming roar.

Many a time I’ve dreamed of such a place,

 

But the great wind of dream-time would erase

All human detail, leaving but a core

That the white ocean blew against my face;

 

Now, though, our footprints measure out our pace

Upon this homeland that I never saw

(Many a time I’ve dreamed of such a place);

 

The cypress-pins and huckleberry-lace

Had been invisible to me before

When the white ocean blew against my face:

 

Sister and stranger, you gave me the grace

To read the print upon the windswept shore.

Many a time I’ll dream of such a place,

 

Where that white ocean blows against my face.

 

THỂ VILLANELLE TRÊN BỜ BIỂN OREGON

 

                                                Tặng Margaret Prentice

 

Nhiều lần tôi đã mơ về một nơi như vậy

Nơi những doi đất xa xôi sói mòn thành bờ

Và nước biển trắng đã bắn vào mặt tôi;

 

Đất liền nơi thung lũng mang lại khỏang không thoảng thóat

Đối lại với tiếng gầm ghì của sóng nước.

Nhiều lần tôi đã mơ về một nơi như vậy,

 

Nhưng cơn gió lớn ở thời mơ mộng bôi xóa

Mọi tình tiết về con người, chỉ lưu lại điều

Nước biển trắng đã bắn vào mặt tôi;

 

Bây giờ, dẫu rằng, những dấu chân đo bước chân chúng ta

Trên quê hương này tôi chưa hề thấy

(Nhiều lần tôi đã mơ về một nơi như vậy);

 

Những hình dạng lá tùng và lá dâu

Đã không còn thấy được như trước kia

Khi nước biển trắng bắn vào mặt tôi:

 

Chị và người lạ, đã cho tôi ân huệ

Để đọc dấu in trên bờ biển bị gió cuốn đi.

Nhiều lần tôi đã mơ về một nơi như vậy,

 

Nơi nước biển trắng bắn vào mặt tôi.

 

*Chú thích

Villanelle là một thể thơ được du nhập vào thơ Anh từ Pháp vào thế kỷ 19, nguyên từ một thể thơ Ý (villanelle). Villanelle là một thể thơ vần đôi. Dòng đầu và dòng thứ ba của đọan thơ đầu tiên được luân phiên lập lại ở những đọan thơ sau, như những điệp khúc. Thể thơ này có 19 dòng, mỗi đọan thơ 3 dòng, riêng đọan thơ chót gồn 4 dòng. Về nhạc tính, nó thuộc thể nhạc khiêu vũ (dance).

 

REVISITING NORTHAMPTONSHIRE

 

The spring is checked in this unnatural chill.

As if a bowl of cold pent up the year,

Its lifebirth stands eternal, glassy, still,

The buds anatomized as they appear.

 

The may, refrigerated, blooms in June;

The chestnut-candles cannot fall or die;

The yellow fields of mustard, in a swoon,

Make an inverted, dazzling, heatless sky.

 

Sequence is both suspended and preserved.

The tiny flowers of early spring survive

Into regimes they’ve never known, unnerved,

As if in terror that they’re still alive.

 

And I, the traveller, have ventured here

Armed with the paralysing strength of man,

To where I was a child as helpless-dear

As these white blossoms where my life began.

 

And is the glass of human memory,

This little draught of immortality, the drug

That holds the world in immobility

Against the pathos of its living tug?

 

Do I, a cruel northeaster, freeze the spring,

Compel this frigid heaven on the earth?

And when I turn away, will everything

Breathe freely once again in its rebirth?

 

THĂM LẠI NORTHAMPTONSHIRE

 

Mùa xuân bị gián đọan trong cái lạnh khác thường này.

Như thể một khối lạnh nén kín trong năm,

Khỏang đầu đời xuân ấy đứng bất động, trong suốt, bất tử,

Qua những chồi nụ đang nhú lên.

 

Hoa tháng Năm, bị lạnh, nở vào tháng Sáu;

Hoa hạt dẻ không thể rụng hay chết

Cánh đồng hoa cải vàng, ngây ngất,

Làm cho bầu trời đảo ngược, chói lòa, lạnh bất thường.

 

Tiếp theo tạm thời ngừng nghỉ và nhớ lại.

Những đóa hoa tí xíu của mùa xuân sớm sống sót

Trong cái trật tự chúng không hề biết, cứng đờ,

Như thể trong sự kinh hòang chúng vẫn còn sống.

 

Và tôi, kẻ du hành, thám hiểm ở đây

Trang bị với sức mạnh tê liệt của người đàn ông,

Tới nơi tôi là đứa trẻ yếu đuối không ai giúp đỡ

Như những chùm hoa trắng này nơi cuộc đời tôi bắt đầu.

 

Một hớp nhỏ của bất tử, chất thuốc,

Giữ cho thế giới trong bất tử

Và là phong vũ biểu của ký ức con người

Ngựơc với tính bi thương tranh đua sống động?

 

Có phải tôi, cơn gió lạnh từ đông bắc, làm đông lạnh mùa xuân,

Áp đặt cái trời lạnh buốt này trên mặt đất?

Và khi tôi quay đi, mọi thứ

Thở phào nhẹ nhõm trong phục sinh?

 

NORTH SEA STORM

 

Zuidzande, Zeeland, August 1993

                                    For Marleen van Cauwelaert

 

The wind that blows across the polders blows

The end of one age, the birth of another.

Turn of the century weather.

It blusters by the eaves and throws

A scarred branch at the chimney-stack

Over and over.

 

We hear it in the attic bedroom, twitch and crack,

Secret, invisible, speaking of the sea.

The mourning doves take shelter in the lee.

Over and over they repeat the track:

It’s too true, Tookturoo,

It’s too true, Tookturoo.

 

My friends and I are plotting the next century.

The wind that blows across the polders blows

A branch of ripened pears across the sky;

Hesitates, rises, swings across and falls.

The overloaded apple-tree

Can only jerk and shake.

 

In all this dreadful pother

Something must surely fall and die;

Something must surely come to be.

The storm is whining at the walls.

The grasses on the dyke are all bowed one way.

The little orchard glows

 

With green, with green beneath the cold grey sky.

It’s too true, Tookturoo.

Something is stretching itself awake.

The wind that blows the northern sea

Will blow us all away.

The wind that blows across the polders blows

Day into night, night into day.

It’s too true, Tookturoo.

It’s too true, Tookturoo.

 

BÃO BIỂN BẮC

Zuidzande, Zeeland, Tháng 8-1993

                                    Gửi Marleen van Cauwelaert

 

Gió ở những doi đất lấn ra biển thổi

Sự chấm dứt một thời, khởi sinh thời khác.

Thời tiết đầu thế kỷ.

Đập ầm ầm qua mái hiên và quật ngã

Một cành cây sẹo ở dãy ống khói

Nhiều lần.

 

Chúng tôi nghe tiếng giật răng rắc từ buồng ngủ trên gác xép,

Bí mật, vô hình, tiếng nói của biển cả.

Những con chim bồ câu đen tìm trú ẩn ở nơi khuất gió.

Lập đi lập lại chuỗi âm thanh:

Quá thật đi, Cúc cù cu.

Quá thật đi, Cúc cù cu.

 

Những ngừơi bạn tôi và tôi đang phác họa thế kỷ tới.

Gió ở những doi đất lấn ra biển thổi

Một cành đầy lê chín bắt ngang bầu trời;

Do dự, hất cao, đong đưa qua lại rồi rơi xuống.

Cây táo quá tải

Chỉ có thể co giật và lắc mạnh.

 

Trong tiếng ầm ầm kinh hồn

Cái gì đó chắc phải rơi rụng và chết;

Cái gì đó chắc phải đến lúc như thế.

Cơn bão đang gầm rú bên tường nhà.

Cỏ trên con đê rạp về một hướng.

Vườn trái cây đỏ rực

 

Với màu xanh lục, xanh lục dưới màu trời xám lạnh.

Quá thật đi, Cúc cù cu.

Cái gì đó vươn vai thức dậy.

Gió thổi biển bắc

Sẽ thổi tất cả chúng ta đi.

Gió ở doi đất lấn ra biển thổi

Ngày vào đêm, đêm vào ngày.

Quá thật đi, Cúc cù cu.

Quá thật đi, Cúc cù cu.

 

37,000 FEET ABOVE THE ATLANTIC

 

Here between heaven and heaven there is no prayer,

No mark of past, no roots, as those I saw

Just yesterday, great feet mottled and bare

Thrust in the sandy soil of Hanover:

Only the breath of ego and the smell

Of coffee, and the sound of broken air

Tearing across the airfoils and the hell

Of carbide turbine-blades. And yet I swear

The darkened heavens whisper to me here

Of you, rapt in your blue pavilions,

Bone-temples deep with your divine software,

And what you will have known, what alien suns,

What techne of what gentleness and power;

And the stunned self, its great gifts stranded here

Between the nightblue future and the past,

Is silent in the vision of the knower

Where the first heaven is whispered by the last.

 

TRÊN CAO 37,000 FEET ĐẠI TÂY DƯƠNG

 

Nơi đây giữa thiên đường và thiên đường không có,

Lời kinh cầu, không có dấu hiệu quá khứ không

Gốc rễ, như gốc rễ tôi thấy mới hôm qua,

Những bàn chân khổng lồ lốm đốm, trần trụi xuyên

Thủng đất cát ở Hanover: chỉ có hơi

Thở của bản ngã, mùi cà phê, và âm thanh

Không khí xé ra giữa cánh máy bay phần máy

Phản lực bằng chất carbide. Và tôi còn thề

Rằng bầu trời tối thì thầm với tôi về anh,

Say mê trong những cung xanh của anh, thân thể

Con người sâu trong khả năng sáng tạo, và những

Gì anh biết, những định tinh lạ nào, phương pháp

Thanh lịch và quyền năng nào; và cái tôi bị

Kích động, những món quà lớn tắc nghẽn nơi đây

Giữa màu xanh đêm tương lai và quá khứ, yên

Lặng trong cái nhìn của kẻ biết nơi thiên đường

Đầu tiên được thì thầm bởi cái cuối cùng.

 

APRIL WIND

                                                for Ann Weary

 

Wind, gigantic, wrestles the April leaves;

The mares are nervous, elated, tossing their manes;

We pass in file under the forest eaves

Where a magic bodarc shakes an emerald free

From each of its branched black veins;

 

The path is narrow, we are fingered at elbow and knee

By the grape and the cedar elm. All goes dazzling bright:

The sun has come out and now we suddenly see

How this green is the white of the plant world, the blanch

Of its secret kinship with light;

 

And my friend turns – the artist, who owns this ranch –

And tells how a painter will throw on gout of white,

And feather a green glaze thereover, for a branch;

And now, strangely, we both fall silent and ride

 

As if we were chilled by a slight;

For through the woodland is blowing a perfume, a tide

Of sweetness from some blossoming out of our sight,

Mysterious, innocent, heavenly, known on the inside

 

Only, unfading; and the mares are dancing, and we,

Like disciplined riders, pull tight

On the rein and grasp with the strength of the thigh and

                                                                                    the knee

The huge bodies that move, prehistoric and blind,

Through the now darkening glades. And we are quite free

To speak, or not, as we make for the gate we shall find

In the waves of the fragrant wind.

 

GIÓ THÁNG TƯ

                                    Tặng Ann Weary

 

Gió, lớn, vật vã những chiếc lá tháng Tư;

Những con ngựa cái bồn chồn, phấn kích, tung bờm;

Chúng tôi theo hang dọc dưới mái rừng

Nơi vòm cây ma thuật đong đưa màu lục bích khỏi

Trong mỗi nhánh gân lá màu đen

 

Đường đi hẹp, khuỷu tay và đầu gối va phải chùm nho,

Cây du, tuyết tùng. Mọi thứ sáng lên ngoạn mục:

Mặt trời lên và bây giờ chúng tôi bất ngờ thấy

Làm sao màu xanh lại trắng trong thế giới thực vật, tái nhợt

Đồng cảm bí mật với ánh sáng;

 

Bạn tôi quay lại – anh là họa sĩ chủ nhân trang trại này –

Và kể làm sao người họa sĩ sẽ ném trên đốm trắng màu trắng,

Và phủ lên lớp xanh nhẹ lên đó, thành màu tái nhợt,

Và bây giờ, kỳ lạ, cả hai chúng tôi đều yên lặng và cưỡi ngựa

 

Như thể chúng tôi bị lạnh bởi sự mong manh;

Xuyên qua rừng cây đang thổi qua mùi thơm, cơn thủy triều

Của vị ngọt dịu từ vài bông hoa ngoài tầm nhìn,

Bí mật, vô hại, thần tiên, chỉ biết được

 

Từ bên trong, không phai nhạt; con ngựa khiêu vũ, và chúng tôi,

Như những người cưỡi ngựa có kỷ luật, ghì

 

Dây cương và kềm với sức mạnh của đùi và đầu gối,

Những thân hình to lớn chuyển động, tiền sử và mù,

Xuyên qua con đường hẹp đang tối. Và chúng tôi hoàn toàn tự do

Nói, hoặc không, như hướng về phía cổng chúng ta sẽ tìm

Trong những làn sóng của hương gió.

 

THE BRUGES VIRGIN

 

The tourists do not comprehend that pure white light.

The art professor makes a formal note.

I, but half-ruined, feel the ancient grace,

The terror of the Virgin’s face,

The hint, like the fresh herb beside her throat,

Of ever-lost delight.

 

We clean the varnish, cannot see to clean

Our clogged lies, lusts, treasons, sloths, vanities;

We use the lilies of our sex to know,

And cannot therefore see to know

The vision in whose light the virgin sees,

Nor know what sin might mean.

 

Nature is made the proxy for our shame;

Pollution is the name we give the grief

Of self-despoiled and ravished innocence.

We make machines do penitence

To the dim spectres of our disbelief,

Absolving us of blame.

 

The closest we can come is in denial:

Think how the fogs clear from a mountainside

To show the galleries of virgin trees,

When the dawn’s dazzling mysteries

Remind us of the soul’s lost passiontide,

The sources of its Nile.

 

BRUGES ĐỒNG TRINH

 

Những du khách không thấu hiểu ánh sáng trắng trong lành đó.

Giáo sư nghệ thuật ghi chú rõ ràng.

Tôi, lúng túng bởi kiến thức, cảm thấy vẻ duyên dáng cổ xưa,

Sự kinh hoàng trên khuôn mặt Đồng trinh,

Ám chỉ, như cỏ tươi mới bên cổ họng cô

Ánh sáng không kéo dài mãi.

 

Chúng ta lau chùi lớp vẹc ni, không thể thấy để lau sạch

Những lời dối trá, dục vọng, sự phản bội, biếng nhác, tính hợm hĩnh;

Chúng ta dùng sự hấp dẫn bề ngoài để biết,

Và vì thế không thể thấy để biết

Thị giác trong ánh sáng của ai người đồng trinh thấy,

Cũng không biết tội lỗi có nghĩa gì.

 

Thiên nhiên

Ô nhiễm là tên chúng ta đưa tới nỗi buồn

Của sự vô tội bị cưỡng đọat và hãm hiếp.

Đến những bóng ma lờ mờ của sự hoài nghi

Xá tội chúng ta vì sự báng bổ.

 

Điều gần nhất chúng ta có thể đến trong lời phủ nhận:

Hãy nghĩ làm sao sương mù tan nơi sườn núi

Để lộ ra những thân cây nguyên si,

Khi những bí mật ngoạn mục của bình minh

Nhắc chúng ta tái lập lại ý nghĩ thanh khiết của tâm hồn,

Suối nguồn sông Nile của nó.

 

THE WHEAT FIELD

 

This field of rustling wheat has gone from green

To almost hazy blue, to rufous gold.

Piers Plowman’s plot is what it seems to mean,

Eternal blessings sown a hundredfold,

Time’s wheel of tilth and fallow, reap and glean.

 

This glory is the mark of death to him

Who travels the North Dallas corridor.

These last years of the old millennium

Wealth in its heyday rises to a roar

Along the freeways of computerdom,

 

And field by field, wood by dappled wood,

The city, eating northward, prepotent,

Engorges land as its essential food.

They’ll sow, the year before development,

A field of corn to suck the soil’s last good.

 

This golden plot’s the mark upon the tree

That tells the woodman which one must come down;

It is the fever when the HIV

Plants its pale banner in the body’s town:

It is the sign of Man’s apostasy.

 

And the observer in his car or plane

Would on first seeing mourn this cruelty,

Meadows never to see the sun again,

Nature the victim to modernity

– And all the gracenotes of that grim refrain.

 

But there’s a chivalry of experience,

That carries thought beyond its first crude test,

That makes an actor of an audience,

And will not be content with second-best.

Creation flourishes on turbulence;

 

For what will happen here after the reaping?

The roads will come, the pipes and sewers and wires,

Young families will set up their housekeeping

In raw bright rooms that after a few years

Will be the secret nests of children sleeping;

 

Strange birds will fly among the orchard-trees

Where once huge flocks of starlings veered and wheeled;

Flowers bred by Romans, Arabs, Japanese,

Are planted there, where all was empty field,

By African and Asian refugees.

 

The golden corn has got another meaning;

Trans-substanced to a further sacrament;

New bread will rise fragrant out of the gleaning;

The human is what nature always meant;

The golden fall is but another greening

Into the dark fields of the firmament.

 

CÁNH ĐỒNG LÚA MÌ

 

Cánh đồng xào xạc lúa mì đã biến từ màu lục diệp

Thành màu xanh mù sương, rồi vàng hung.

Vùng đất trong câu truyện Piers Plowman ngụ ý,

Những hồng ân vĩnh cửu đã được gieo xuống cả trăm lần,

Qua bánh xe thời gian của đất cày và ải, gặt hái và thu họach.

 

Niềm vinh quang này, nay còn đâu

Xuyên suốt hành lang North Dallas.

Những năm tháng cuối cùng thiên niên kỷ

Ầm ĩ nổi lên sự thịnh vượng thời vàng son

Dọc theo những xa lộ của vương quốc điện tóan,

 

Và cánh đồng tiếp giáp cánh đồng, rừng cây lốm đốm rừng cây,

Thành thị ăn lan về hướng Bắc, lấn lướt,

Nghiến ngấu đất đai như thực phẩm chính yếu.

Họ gieo, năm trước khi mở mang,

Cánh đồng ngũ cốc, tận dụng đất trồng cho mùa gặt cuối.

 

Cánh đồng ngũ cốc chẳng khác nào dấu ghi trên cây

Dặn người tiều phu cây nào phải đốn ngã;

Đó là cơn sốt khi HIV

Cấy những biểu ngữ tái xanh trên thân thể thị trấn:

Dấu hiệu suy đồi đạo lý Con Người.

 

Và nếu ngồi trên xe hoặc máy bay quan sát

Đầu tiên thương tiếc cho sự tàn ác này,

Những đồng cỏ không bao giờ thấy mặt trời lần nữa,

Thiên nhiên là nạn nhân của thời hiện đại

– Và cả những nốt nhạc không thiết yếu của điệp khúc ảm đạm.

 

Nhưng có một trải nghiệm mang tinh thần hiệp sĩ,

Đưa ý tưởng vượt quá thử nghiệm thô sơ ban đầu,

Làm diễn viên trong một khán giả,

Và sẽ không bằng lòng với những gì không hòan hảo.

Sự sáng tạo nở hoa trong hỗn lọan;

 

Và điều gì sẽ xảy ra ở đây sau kỳ thu họach?

Đó là con đường sẽ hiện ra, điện nước cống rãnh,

Những gia đình trẻ sắp xếp công việc nhà

Trong căn phòng sáng sủa, mới tinh để sau đó vài năm

Trở thành tổ ấm cho con trẻ;

 

Những con chim kỳ lạ sẽ bay trên vườn cây ăn trái

Nơi đã có lần những bầy chim đá đổi chiều và bay lượn;

Những lòai hoa giống La Mã, Ả rập, Nhật bản,

Được trồng bởi người tị nạn Phi châu và Á châu,

Nơi trước kia tòan là cánh đồng hoang.

 

Cánh đồng ngũ cốc có một ý nghĩa khác;

Xuyên bản thể tới một lễ bí tích xa hơn;

Bánh mì mới tỏa hương thơm từ sự thu nhặt;

Với thiên nhiên, con người luôn luôn giá trị;

Sự biến mất của lúa mì chỉ là khởi điểm khác

Bên trong những cánh đồng u tối của bầu trời.

 

* Chú thích

Piers Ploughman (viết năm 1360–1387) hay Visio Willelmi de Petro Ploughman (William’s Vision of Piers Ploughman) là tựa đề bài thơ ngụ ngôn Anh thời Trung cổ của William Langland được viết theo kỹ thuật điệp âm (alliterative: âm hay chữ đầu trước hai hay nhiều âm hay chữ tiếp theo) và không vần, chia thành từng đọan, gọi là “passus” (Latin là “step”). Piers Ploughman được những nhà phê bình coi như là một trong những tác phẩm lớn của văn học Anh, cùng với Canterbury Tales của Chaucer và Sir Gawain và the Green Knight trong thời Trung cổ. Bài thơ, một phần là ngụ ngôn về thần học, một phần là sự châm biếm xã hội, liên quan tới ý định của người kể, tìm kiếm đời sống Cơ đốc đích thực, trong bối cảnh Cơ đốc giáo thời Trung cổ. Sự tìm kiếm này đưa tới hàng lọat những suy niệm viễn vông, và thẩm tra của những nhân vật ngụ ngôn Dowel (“Do- Well”), Dobet (“Do-Better”), and Dobest (“Do-Best”) (làm tốt, làm tốt hơn và làm tốt nhất).

 

Bài thơ bắt đầu nơi Malvern Hills ở Malvern, Worcestershire, Anh. Một người đàn ông tên là Will thiếp ngủ và thấy một tòa tháp trên một ngọn đồi và một thành lũy dưới một thung lũng sâu; giữa những biểu tượng thiên đường và địa ngục đó, là “cõi người” (field full of folk), đại diện cho thế giới lòai người. Trong phần đầu, Piers, một người thợ cày khiêm tốn, xuất hiện và nhận mình như một người kể truyện, dẫn đường tới sự thật. Những phần sau, liên quan tới người kể đi tìm những nhân vật Dowel, Dobet and Dobest.

 

From Wikipedia, the free encyclopedia

 

Lời tác giả: Những vùng ngọai ô ở Bắc Dallas, đặc biệt là Ricard­son, Plano và McKinney, đã trở thành Thung Lũng Silicon thứ hai với kỹ thuật cao về điện tóan, những công ty về mạng lưới tin học, kỹ thuật số, và kỹ thuật sinh học. Những cánh đồng nông nghiệp bị san phẳng để xây những khu nhà mới cho hàng ngàn công nhân trong những khuôn viên của những công ty mới. Những công nhân này chẳng phải đến từ Bắc Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới.

 

Khi một cánh đồng lúa mì đã gieo, thì đó là dấu hiệu của một vụ mùa chót trước khi những xe ủi đất bắt đầu làm việc. Cánh đồng lúa mì, đối với những người tổ tiên là người Anh, là “field full of fold” (cõi người), biểu tượng cho những người theo đạo Cơ đốc thời trung cổ và cổ đại mà nhà thơ William Langland đã diễn tả trong “Piers Plowman”. “Cõi người” ấy chính là hình ảnh gia đình truyền thống, giá trị truyền thừa, thái độ tôn kính thiên đường hạ giới, và đời sống thiên nhiên. Bài thơ của tôi thương tiếc cho thế giới đó, nhưng đồng thời cũng tán dương sự nổi lên của một “cõi người” mới, một cộng đồng đa chủng tộc kiến tạo tương lai.

 

Comments are closed.