Hội thảo JEAN-JACQUES ROUSSEAU – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

clip_image002[4]clip_image004[4]               clip_image006[4]                      

            

Hội thảo

JEAN-JACQUES ROUSSEAU – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

18:00, thứ Hai, ngày 22/05/2017, Hội trường l’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội

 

Thật khó có thể hình dung về thế giới nói Tiếng Pháp mà không có J.J Rousseau ở trong đó. Nói vậy, bởi vì những thành tựu của Ông có một tầm ảnh hưởng bao trùm và sâu sắc, không chỉ với châu Âu thời kỳ Khai Sáng mà còn với cả nền văn minh Pháp ngữ hiện đại. Và không giới hạn ở đó, những công trình của Rousseau về triết học, chính trị, văn học, nghệ thuật và giáo dục… đã trở thành tài sản vô giá của toàn thể nhân loài.

 

Những thành tựu vĩ đại đó càng trở nên đậm chất “huyền thoại” khi nó được gắn số phận khắc nghiệt và đầy mâu thuẫn mà Rousseau đã phải trải qua.

 

Một người chưa bao giờ thực sự được đào tạo lâu dài và chuyên nghiệp về âm nhạc, lại là người soạn thảo nhạc kịch, sáng tạo nên một cách chép nhạc mới và phụ trách phần âm nhạc trong bộ Từ điển Bách Khoa của Diderot. Một người phần lớn là tự học, đã thắng giải thi viết luận của Viện hàn lâm Dijon, trở thành một trong những  Triết gia chính trị có ảnh hưởng nhất của Thời kỳ Khai Sáng, trực tiếp ảnh hưởng đến Đại cách mạng Pháp. 

 

Một người cha đã từ bỏ những đứa con của mình, lại viết nên tác phẩm bất hủ, cho đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến triết lý giáo dục của nhiều quốc gia. Một người mà cả tuổi trẻ chật vật để mưu sinh, chịu biết bao khổ cực về thể xác, khi về già lại triền miên trong những khổ ải tinh thần vì các xung đột với đồng nghiệp, bạn bè, triết gia đối lập và cả người bạn đời; rốt cuộc, lại là nhân vật chủ chốt của Chủ nghĩa lãng mạn và dòng văn học lãng mạn Pháp. Và Rousseau cũng là người đầu tiên viết tự truyện, mở đầu cho phong trào viết hồi ký hiện đại, với trọng tâm là tính chủ thể của nhân vật.

 

Trong hội thảo lần này, với tham luận “Rousseau – Cuộc đời và Sự nghiệp” mà trọng tâm xoay quanh 02 tác phẩm của Rousseau đã được Nhà xuất bản Tri Thức dịch ra Tiếng Việt là : “Những lời bộc bạch” và “Emile hay là về giáo dục” , mong muốn chia sẻ đam mê và đem lại đôi nét về Rousseau cho toàn thể các bạn khát khao tri thức và yêu đọc sách./


Diễn giả:
Trần Đăng Dương :  thành viên HopeLab Academic Team

Điều phối chương trình: GS Chu Hảo – Giám đốc NXBTT

 

Comments are closed.