Khảo luận thứ hai về chính quyền – chính quyền dân sự

Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

Tác giả: John Locke

Người dịch: Lê Tuấn Huy

Nhà xuất bản: NXB Tri thức

Nhà phát hành: Phương Nam

 

Giới thiệu về nội dung Khảo luận thứ hai về chính quyền –  chính quyền dân sự:

Cuốn sách là một trong những tác phẩm được xem là vĩ đại nhất của nền triết học chính trị và chính trị học nhân loại, khảo luận thứ hai về chính quyền, mà tác giả của nó John Locke, cũng không kém, là một trong những triết gia vĩ đại nhất của Châu Âu thế kỷ XVII, tác giả của Luận về nhận thức con người, hai khảo luận về chính quyền, thư bản vể sự khoan dung, một số suy nghĩ về giáo dục của thiên chúa giáo.
Mỗi người trong trạng thái tự nhiên đồng thời vừa là người phán xử vừa là người thực thi luật tự nhiên, mà con người ta thì thiên vị cho chính mình, nên cảm xúc và sự trả thù vẫn thường hay đưa họ đi quá xa, và với câu đầu quá nóng trong những trường hợp của riêng mình cũng như sự cẩu thả và tính lãnh đạm đã khiến họ quá tắc trách trong những trường hợp của người khác.
Con người cá nhân của họ vốn là sự tự do từ một quyền bẩm sinh, và sở hữu của họ, dù nhiều hay ít, đều là của riêng họ va thuộc quyết định của chính họ chứ không phải là của người chinh phục; nếu khác đi, đó không hề là sở hữu.
Nhân dân có quyền hành động với tư cách quyền lực tối cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp, hoặc dựng lên một hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn theo hình thức cũ đó nhưng được đặt vào tay những con người mới, theo những gì họ cho là tốt đẹp.

Mục Lục:
Lời người dịch
Lời tựa
Chương 1:
Chương 2: Về trạng thái tự nhiên
Chương 3: Về trạng thái chiến tranh
Chương 4: Về tình trạng nô lệ
Chương 5: Về sở hữu
Chương 6: Về quyền lực gia trưởng
Chương 7: Về xã hội chính trị và xã hội dân sự
Chương 8: Về sự khởi đầu của xã hội chính trị
Chương 9: Về mục đích của xã hội chính trị và của chính quyền
Chương 10: Về các hình thức của cộng đồng quốc gia
Chương 11: Về phạm vi của cơ qhab quyền lực lập pháp
Chương 12: Về cơ quan lập pháp, hành pháp và quyền liên hiệp của cộng đồng quốc gia
Chương 13: Về sự phụ thuộc của các cơ quan quyền lực thuộc cộng đồng quốc gia
Chương 14: Về đặc quyền hành động
Chương 15: Về quyền lực gia trưởng, quyền lực chính trị và quyền lực chuyên chính khi xem xét chung
Chương 16: Về sự chinh phạt
Chương 17: Về sự chiếm quyền
Chương 18: Về chế độ chuyên chế
Chương 19: Về sự giải thể của chính quyền. – See more at:

(Nguồn: http://www.vinabook.com/c459/khao-luan-thu-hai-ve-chinh-quyen-chinh-quyen-dan-su-tu-sach-tinh-hoa-tri-thuc-the-gioi-p20997.html#sthash.d9d5kbhZ.dpuf)

Văn Việt: Sau khi đọc lời giới thiệu nội dung sách của vinabook, mời các bạn xem “phản biện” sau đây để càng thấy được ý nghĩa lớn lao của cuốn sách đối với công cuộc “khai dân trí” nặng nhọc mà các trí thức Việt Nam đang tự nguyện gánh vác.

Ẩn ý tuyên truyền nổi dậy trong “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của John Locke

Nhạn Biển

Dân Quyền: Nhạn Biển chắc là một dư luận viên cỡ bự, ông còn phân loại mấy vị trong Diễn đàn XHDS và dọa nhà xuất bản Tri thức nữa, xin đăng lại từ Loa phường (đúng là tên của bộ máy) để bạn đọc ngẫm.

Cuốn sách “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của John Locke được xuất bản và ấn hành bởi NXB Tri Thức, do ông Lê Tuấn Huy dịch. John Locke là một nhà triết học chính trị nổi tiếng vào thời trước Khai Sáng. Ông là một trong số các học giả đặt nền móng cho các thiết chế dân chủ phương Tây hiện nay. Mặc dù mục đích của cuốn sách này là chống lại chế độ quân chủ phương Tây, nhưng đã được một số trí thức hiện nay lợi dụng để tuyên truyền, cài cắm các ý tưởng về lật đổ chính quyền, thay thế chính quyền hiện hành bằng mô hình chính trị mà John Locke đề xướng. Đứng đằng sau các hoạt động này chính là Giáo sư Chu Hảo, dịch giả của cuốn sách và một số trí thức thân thiết cùng phe nhóm với ông.

Dịch giả của cuốn sách này là ông Lê Tuấn Huy. Ông đã có bài viết trên pro&contra (http://www.procontra.asia/?p=3710) có tên: “Cơ quan lập pháp và sự tan rã của xã hội: nhìn từ John Locke”. Bài viết này là “Viết cho việc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII thông qua Hiến pháp sửa đổi”.  Trong bài viết này, ông đã khẳng định:

“Do vậy, đối với Locke, lập pháp bị hoán đổi là nhóm nguyên nhân đầu tiên khiến chính quyền bị giải thể. Có bốn biểu hiện khiến cơ quan này rơi vào tình trạng đó: 1. Quốc vương đặt ý chí độc đoán của mình cho lập pháp công bố; 2. Quốc vương cản trở lập pháp nhóm họp; 3. Quốc vương khiến cho cử tri hoặc cách tuyển cử bị hoán đổi mà không có sự chấp thuận của nhân dân; và 4. Lập pháp khiến nhân dân rơi vào cảnh khuất phục ngoại bang”. Bốn điểm mà ông Lê Tuấn Huy liệt kê ở trên đều là 4 điểm mà các tổ chức chống Cộng hiện nay đang quy kết cho chính quyền Việt Nam lâm thời nhằm mục đích sau cùng là “chính quyền bị giải thể”. Việc đưa ra các ý kiến này trong bối cảnh Hiến pháp chuẩn bị được sửa đổi vào năm 2013, ông Tuấn Huy đã thể hiện rất rõ ý định của mình. Không chỉ có thế, ông còn ủng hộ John Locke trong việc cổ vũ dùng bạo lực để “giải thể chính quyền”: “Với giải pháp đó, không phải Locke cổ xúy cho loại bạo lực tuyệt đối. Ông nói rõ rằng học thuyết của mình, chủ trương quyền lực nơi nhân dân, mới chính là cái để ngăn ngừa bạo loạn, vì chính quyền phải biết rằng nó phải bảo toàn sở hữu của mọi người, nếu không, nhân dân sẽ phải thực hiện quyền thiết lập một cơ quan lập pháp mới (§226). Nổi loạn của người dân là điều răn đe mà Locke muốn nhà nước phải biết để tránh, để không buộc nhân dân phải đi đến giải pháp cuối cùng, sau khi chính quyền đã làm loạn trước bằng việc xâm đoạt những thứ mà nó phải bảo vệ cho họ.” Đây không đơn thuần chỉ là một cách hiểu, đây là một cách thức mượn lời các tư tưởng gia phương Tây để dẫn dắt tầng lớp trí thức đi theo xu hướng lật đổ chính quyền mà họ mong muốn.

Giáo sư Chu Hảo vốn là một trong những người khởi xướng Diễn đàn Xã hội Dân sự cùng với Tiến sĩ Nguyễn Quang A và nhà văn Nguyên Ngọc. Ba người này chia nhau điều hướng và dẫn dắt các trí thức, trong đó Nguyễn Quang A dẫn dắt phe chống Cộng cực đoan, Nguyên Ngọc dẫn dắt văn nghệ sĩ, còn Chu Hảo dẫn dắt tầng lớp nghiên cứu và học thuật. Với nhiệm vụ này, thông qua việc in sách và tổ chức các sự kiện đình đám tuyên truyền về dân chủ kiểu Mỹ, Chu Hảo cố gắng nhồi nhét các tư tưởng này vào đầu các độc giả đam mê kiến thức của NXB Tri Thức. 

Cuốn “Khảo luận thứ hai về chính quyền” là một trong số những cuốn như vậy. Sắp tới đây, với danh nghĩa của NXB Tri Thức và VUSTA, giáo sư Chu Hảo, thông qua một nhóm công chức bị tẩy não về chính trị, cuồng tín dân chủ kiểu Mỹ và có xu hướng bất mãn, có tên là Tinh thần Khai Minh sẽ tổ chức một buổi giới thiệu cuốn sách này tại Hội trường tầng 3 của VUSTA. Trong buổi hội thảo này, họ giả vờ giới thiệu sách nhưng chủ yếu là để tuyên truyền các thông điệp chính trị của mình, đó là về “xã hội dân sự”. Tác phẩm này của John Locke có điểm cốt lõi là các giá trị về dân quyền và Xã hội dân sự:

“Xã hội dân sự là một trạng thái hòa bình giữa những người sống trong đó, loại trừ được khỏi trạng thái chiến tranh nhờ vai trò của người phân xử.”  (tr.276). Người phân xử (thiết chế chính quyền) không loại trừ tự do của cá nhân, mà bảo vệ anh ta. Đối nghịch với đó là nền quân chủ chuyên chế: “nền quân chủ chuyên chế […] thật sự mâu thuẫn với xã hội dân sự, và vì thế không hề là hình thức của chính quyền dân sự. Vì mục đích của xã hội dân sự là để tránh những phiền phức của trạng thái tự nhiên, và nó cũng chính là phương cách giải quyết cho những phiền phức tất yếu theo cùng với trạng thái này, ở việc mỗi người đều là quan tòa cho trường hợp của riêng mình, bằng cách thiết lập một thẩm quyền được nhận biết mà mỗi người của xã hội dân sự đều có thể cáo kiện đến do có bất kỳ tranh cãi có thể nảy sinh, và đó là thẩm quyền mà mọi người trong xã hội phải tuân thủ. Nơi đâu mà những con người bất kỳ không có một nơi có thẩm quyền như vậy để cáo kiện đến hầu có được quyết định cho sự khác biệt bất kỳ nào đó giữa họ, nơi đó người ta vẫn sống trong trạng thái tự nhiên, và vì thế mỗi người họ là một quân vương chuyên chế đối với những người sống dưới quyền thế của họ.” (tr.128-129 – Trích “Khảo luận thứ hai về chính quyền”).

John Locke cho rằng muốn “giải thể chính quyền” thành công thì cần phải có tư tưởng Cách Mạng triệt để, sẵng sàng thay cái cũ bằng cái mới, một khi cái cũ đã lỗi thời. Tư tưởng của John Locke không có sự thỏa hiệp hay hòa hợp, ông cho rằng thực hiện Cách mạng (bỏ cũ thay mới) không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của người dân. “Nhân dân có quyền hành động với tư cách quyền lực tối cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp, hoặc dựng lên một hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn theo hình thức cũ đó nhưng được đặt vào tay những con người mới, theo những gì họ cho là tốt đẹp”. 

Có phải rằng ông Chu Hảo, dịch giả Lê Tuấn Huy và nhóm Tinh Thần Khai Minh đang muốn kích động điều này từ những người đến tham dự. Được biết, sự kiện này được các Admin của nhóm Tinh thần Khai Minh mời rộng rãi, số lượng lên tới hơn 1400 người, và nhờ chia sẻ trên các group cộng đồng trên facebook, các website cung cấp thông tin sự kiện. Trong khi đó, hội trường tầng 3 của NXB Tri Thức chỉ chứa được từ 80 đến 100 người. Các đoạn trích dẫn về dân quyền, mô hình phân quyền… được đưa liên tục trên event của facebook. Nếu không phải là một cuộc tuyên truyền chính trị mà chỉ đơn giản là một buổi hội thảo giới thiệu sách, thiết nghĩ nhóm Tinh Thần Khai Minh không cần thiết phải làm như vậy.

Nguồn: http://danquyenvn.blogspot.fr/2014/07/an-y-tuyen-truyen-noi-day-trong-khao.html

Comments are closed.