Trân trọng kính mời quý vị tới dự
SEMINAR: CÁC HỌC THUYẾT TRUYỀN THÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ XÃ HỘI
Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức
Đơn vị phối hợp: Book Hunter
Chủ trì: G.S Chu Hảo
Diễn giả & Điều phối: Book Hunter
Thời gian: 14h00, thứ Sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Địa điểm: Hội trường tầng 3, tại VUSTA 53 Nguyễn Du, Hà Nội
Timeline:
13h50-14h00: Vào cửa
14h00- 14h05: Giới thiệu
14h10 – 14h40: Tham luận “Phân tích tính thực tiễn của “Bốn học thuyết truyền thông” – Bùi Minh Hùng
14h40- 15h00: Thảo luận
15h00– 15h20: Tham luận: “Học thuyết truyền thông kiểu Mỹ – Góc nhìn từ Truyền hình thực tế”– Dương Thu Thủy
15h20 – 15h40: Tham luận: “Mô hình truyền thông đang được ưa chuộng ở Việt Nam và ảnh hưởng đến tâm lý xã hội”
15h40 – 16h30: Thảo luận
Nội dung chính:
“Bốn học thuyết truyền thông” là cuốn sách của nhóm tác giả Fred S.Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Shcramm, dịch giả Lê Ngọc Sơn, do NXB Tri Thức ấn hành. Cuốn sách tổng kết lại bốn học thuyết truyền thông được sử dụng trên thế giới, phân tích ảnh hưởng của xã hội tới các mô hình đó và ảnh hưởng của cách thức truyền thông tới xã hội.
Các tác giả cho rằng có bốn học thuyết chính bao gồm: Thuyết Độc đoán, Thuyết Tự do, Thuyết Trách nhiệm xã hội và Thuyết Toàn trị Xô Viết. Đó là bốn thuyết để xác định các loại hình báo chí của thế giới phương Tây.
Trong buổi Seminar này, chúng ta sẽ cùng nhau ứng dụng bốn học thuyết này để phân tích tình hình truyền thông báo chí trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay, cũng như tư duy về ảnh hưởng xã hội của một số trường hợp cụ thể.
Các tác giả của cuốn sách đã viết: “Để nhìn nhận sự khác biệt của hệ thống truyền thông giữa các nước một cách toàn diện nhất, phải nhìn vào hệ thống xã hội mà chúng đang hoạt động. Để xem xét hệ thống xã hội trong mối quan hệ với báo chí, phải xem xét những nhiềm tin và quan niệm cơ bản của xã hội đó: đặc tính của con người, xã hội, đất nước, mối quan hệ giữa con người và đất nước đó, của tri thức và sự thật.”