Chính phủ Tình cờ (kỳ 11)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image_thumb[3]_thumb[1]_thumb[1]

5. Sự rút thăm và Chính trị trong Thế kỷ 21

“Một sự tung súc sắc sẽ chằng bao giờ thủ tiêu sự may rủi.”

Stéphane Mallarmé, 1897

“Chúa chơi trò súc sắc không biết mệt dưới các luật mà bản thân ngài quy định.”

Albert Einstein, “Thư gửi cho Paul Epstein,” 1945

Trong cuốn sách này, chúng ta bắt đầu bằng việc so sánh các lý lẽ ngày nay ủng hộ sự chọn bằng rút thăm với các lý lẽ được các nhà dân chủ Athen cổ xưa và các nhà cộng hòa Florentine chống lại nhà Medici trong thế kỷ thứ mười lăm đưa ra. Việc này nêu ra vài câu hỏi. (1) Sự dùng chính trị của sự rút thăm đã có tầm quan trọng gì trong thời Cổ, thời Trung Cổ, và thời kỳ Đầu Hiện đại? Chúng ta có nên chấp nhận, như các tác giả cổ điển như Aristotle, Montesquieu và Rousseau đã chấp nhận, hay các tác giả gần đây như Bernard Manin và Jacques Rancière chấp nhận, rằng sự chọn bằng bốc thăm liên kết không thể tách rời với nền dân chủ? (2) Vì sao sự rút thăm đã biến mất khỏi chính trường trong giữa các năm 1800, hệt như nó được sử dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực tư pháp cho bồi thẩm đoàn xét xử? (3) Tầm quan trọng của sự hồi sinh hiện thời của nó trong nhiều bối cảnh thử nghiệm thay đổi và tăng nhanh là gì? (4) Các minipublic và nhất là các hội nghị công dân được chọn ngẫu nhiên có thể cung cấp một giải pháp hứa hẹn cho khủng hoảng tính chính đáng của chính phủ đại diện trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, chí ít ở phương Bắc Toàn cầu?

Trong cuốn sách này, chúng ta đã phác họa một số câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này. Câu hỏi thứ nhất có giá trị đưa chúng ta vượt xa hơn con đường quen thuộc được nhiều người đi, vì nó buộc chúng ta phải xem xét lại nền dân chủ nói chung và các nền dân chủ đương thời dựa vào bầu cử nói riêng. Sự rút thăm đã là một công cụ trung tâm trong lịch sử chính trị của nhiều hệ thống chính trị, ở châu Âu và xa hơn. Khá lý thú, ở Athens cổ xưa và các lời xác nhận của các nhà hoạt động rút thăm đương thời như nhau, sự chọn ngẫu nhiên trong chính trị được xem như dân chủ hơn các cuộc bầu cử. Tuy vậy, sự rút thăm không nên được đánh đồng với nền dân chủ: nền dân chủ phân phối Athen đã chỉ là một sự hóa thân hết sức cụ thể. Sự chọn ngẫu nhiên ngụ ý sự bình đẳng biểu tượng của tất cả những người mà giữa họ sự rút thăm xảy ra, và một sự phân biệt sắc nét giữa những người đó và những người bị loại khỏi quá trình. Nó có thể hoạt động bên trong các giới elite nhỏ, như đã thế cho quan chấp chính tối cao Roma, các công chức Trung hoa đế quốc, và các chế độ quý tộc phân phối Đầu Hiện đại. Vì thế, sự dùng chính trị của sự rút thăm trong quá khứ không thể được quy cho một động cơ duy nhất, xuyên lịch sử.

Để hiểu vì sao sự chọn bằng bốc thăm đã biến mất khỏi chính trị bên cạnh sự đến của các cuộc cách mạng hiện đại từ cuối thế kỷ thứ mười tám, cuốn sách này phác họa một số nhân tố. Một trong những nguyên nhân chính đã là một tưởng tượng mới về chủ quyền nhân dân (quyền tối cao của nhân dân) và ý chí nhân dân, mà ngụ ý một sự ủy thác của nhân dân cho các đại diện của nó. Các cuộc bầu cử đã trở thành thủ tục chính và hợp pháp hóa nghi lễ của chính phủ đại diện, so sánh được với lý thuyết khế ước như được phát triển trong luật tư đương thời. Sự rút thăm và bầu cử như thế đã tách ra khỏi nhau, bầu cử được xem như cho phép sự bày tỏ sự đa dạng của các lợi ích và các giá trị, và tạo thành một định chế có khả năng hiện thân quốc gia và xác định lợi ích chung: đấy là vì sao sự ủy thác được trao cho các đại diện đã phải là “tự do,” tức là, không ràng buộc. Một nhân tố quyết định khác đã là một quan niệm mới về lý trí, được hình dung như khả năng để kiểm soát cuộc sống của mình và thế giới. Trong paradigm mới này, sự rút thăm ngược lại được xem như sự dùng may rủi mù quáng để ra các quyết định. Vì khái niệm lấy mẫu đại diện vẫn chưa sẵn có, sự rút thăm đã chỉ có thể được xem như phi lý trong chính trị. Vì hai lý do này, sự chọn bằng bốc thăm đã có vẻ như một thủ tục lỗi thời. Đặc biệt, đấy là vì sao ngay cả các đảng dân chủ cấp tiến nhất đã không chủ trương hay thảo luận sự dùng rút thăm. Ngược lại, các bồi thẩm đoàn nhân dân được cho là dính líu chỉ đến các phán xử chủ quan về các quyết định tư pháp cá biệt; để dựa vào lương tri của bất kỳ ai; và như thế, để đưa ra một quyết định công bằng và vô tư – trong khi chính trị vẫn là lĩnh vực của chủ nghĩa đa nguyên và xung đột. Ngay cả các bồi thẩm đoàn Anh và Mỹ, mà Tocqueville xem như các công cụ chính trị, bề ngoài gồm các công dân có thể thay thế cho nhau cố gắng để đạt sự đồng thuận: Sự biện minh của chúng như thế đã hoàn toàn khác với logic của các cuộc bầu cử cạnh tranh. Các nhân tố thêm có lẽ đã đóng một vai trò gián tiếp trong dài hạn, như một quan niệm quý tộc về nền cộng hòa nhấn mạnh đến một nhóm elite của các nhà cai trị tách khỏi nhân dân; sự nghề nghiệp hóa từ từ của một hoạt động mà phải chịu sự phân công lao động, như các hoạt động khác; và sự khó khăn để hình dung thực hành dân chủ rút thăm trong các nhà nước-quốc gia lớn.

Tầm quan trọng của sự hồi sinh đương thời của sự rút thăm và số tăng theo hàm số mũ của các thử nghiệm đương thời với thủ tục cũng có thể được giải thích bởi sự khám phá ra sự lấy mẫu đại diện. Trong thực tế, sự rút thăm như được thực hành trong chính trị ngày nay gắn bó không thể tách rời với sự lấy mẫu đại diện, ghép với quan niệm về sự thảo luận cân nhắc. Sự lấy mẫu đại diện làm cho có thể để lập ra một “minipublic,” một công luận phản chứng mà tách khỏi cả các chính trị gia được bàu và lĩnh vực công rộng hơn. Về mặt đó, các dẫn chiếu đến Athens cổ xưa, nơi vô số cuộc thảo luận mặt-đối-mặt xảy ra và nơi những người được chọn ngẫu nhiên được nhúng trong một mạng lưới dày đặc của các quan hệ xã hội, là có vấn đề. Chúng bỏ qua sự thay đổi sâu sắc do sự khám phá lịch sử của sự lấy mẫu đại diện và sự áp dụng của nó đến sự chọn ngẫu nhiên những người giữ chức vụ chính trị gây ra. Ngoài ra, chúng ta phải phân biệt hai làn sóng đương thời của các minipublic, làn sóng thứ nhất là các cơ quan từ trên xuống, được kiểm soát chặt chẽ và chỉ mang tính tư vấn, làn sóng thứ hai là các thực thể lai trên đường của chúng tới sự thể chế hóa; cái sau được trao quyền hơn và được các phong trào xã hội cũng như các nhà chức trách công bênh vực. Tuy vậy, ngay cả trong làn sóng thứ hai, sự chính trị hóa các hội nghị công dân đã thay đổi từ một thử nghiệm sang thử nghiệm khác. Do đó không ngạc nhiên rằng vào đầu các năm 2020, các tưởng tượng dân chủ mà hợp pháp hóa sự lại đưa rút thăm vào chính trị thay đổi đáng kể, bao gồm các tưởng tượng dân chủ thảo luận cân nhắc, dân chủ chống-chính trị, và dân chủ triệt để. Chỉ trong một số trường hợp mà các sự khác biệt lịch sử lớn có thể được vượt quá, và một sự giống với Athens có thể được biện minh.

Sau khi đã trình bày một tổng quan lịch sử và lý thuyết trong các Chương 1 đến 4, bây giờ chúng ta có thể quay lại câu hỏi cuối cùng của các câu hỏi ban đầu của chúng ta. Hàng ngàn thử nghiệm đương thời đã dùng sự rút thăm. Một lượng đáng kể hiểu biết thực tiễn và lý luận đã là đặc biệt quan trọng trong thế giới Anh-Mỹ và trong một mức độ ít hơn ở châu Âu lục địa. Thực hành đã đặc biệt rộng rãi ở châu Âu lục địa, ở Vương quốc Anh, Ireland, và Australia, theo sau là Bắc Mỹ, và trong mức độ ít hơn ở châu Á, Mỹ Latin, và châu Phi. Có phải sự lại đưa rút thăm vào là một đáp ứng hứa hẹn với khủng hoảng dân chủ chính trị? Về các vấn đề nào và dưới hoàn cảnh nào sự chọn bằng bốc thăm có thể là chính đáng hơn các thủ tục khác? Theo những cách nào nó có thể hay phải kết hợp với các cơ chế chọn khác?

BA THÁCH THỨC

Nhằm để trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ xem xét ba phê phán phổ biến và căn bản nhất được đưa ra về các cơ quan được chọn ngẫu nhiên. Từ Cách mạng Pháp đến hiện nay, ý kiến dòng chính đã phán xét các cơ quan được chọn ngẫu nhiên như sự tranh cãi nguyên tắc đại diện dân chủ; như là phi lý; và như là không tương thích căn bản với bản chất đa nguyên và luận chiến của chính trị. Chúng ta hãy xử trí ba thách thức này theo thứ tự.

Một Loại Đại diện Mới

Phê phán thứ nhất vẫn có thể được nghe thường xuyên ngày nay, nhất là giữa các chính trị gia được bàu. Chúng tôi đại diện nhân dân bởi vì chúng tôi có một sự ủy thác bầu cử, các quan chức được bàu nói, trong khi các công dân được chọn ngẫu nhiên chỉ đại diện bản thân họ. Là đúng rằng các công dân đôi khi dè dặt cho rằng họ là các đại diện, hoặc bởi vì họ đã tiếp thu phê phán này về sự rút thăm, hay bởi vì phần lớn họ không tin các đại diện được bàu, mà họ đánh đồng với bản thân sự đại diện. Yêu sách đại diện của các chính trị gia được bàu dựa vào hai trụ cột. Các cuộc bầu cử được cho là cho phép sự đại diện của các lợi ích xã hội và các giá trị đa dạng, và đến lượt tạo ra một cơ quan thống nhất có khả năng bảo vệ lợi ích chung. Tuy vậy, công thức màu nhiệm kết hợp sự đại diện ủy thác và sự đại diện hiện thân này phần lớn đã bị mất tín nhiệm, vì các đảng chính trị bây giờ bị một đa số công dân xem như không có khả năng để đại diện các quan điểm của họ và được thúc đẩy nhiều bởi các lợi ích đặc biệt hơn là bởi lợi ích chung. Điều này không tự động vô hiệu hóa phê phán về sự chọn ngẫu nhiên những người giữ chức vụ: nó có lẽ vẫn được chia sẻ bởi một đa số nhân dân ở phương Bắc Toàn cầu. Tuy vậy, sự xác nhận của chúng tôi rằng các minipublic và đặc biệt các hội nghị công dân là một hình thức mới và dân chủ hơn của sự đại diện chính trị trong thế kỷ thứ hai mươi mốt.

Vụ kiện R. v. Kokopenace ở Canada (2015) là một chỗ tốt để bắt đầu thảo luận này. Bị đơn, một đàn ông Thổ dân từ khu bảo tồn Grassy Narrows First Nation, cho rằng các quyền hiến định của ông đã bị vi phạm bởi vì jury (bồi thẩm đoàn) đã không có tính đại diện về xã hội học của dân cư địa phương và như thế là thiên vị và có thành kiến.[1] Tòa Phúc thẩm chủ yếu đã quan tâm đến việc diễn giải quan niệm về tính đại diện, như có trong Hiến chương Canada về các Quyền và các quyền Tự do. Một sự phân biệt cốt yếu được đưa ra giữa một sự hiểu chức năng và một sự hiểu thống kê của tính đại diện. Các thẩm phán của vụ R. v. Kokopenace tất cả đều thống nhất rằng là một định chế đại diện về mặt chức năng: Nó thể hiện “lương tâm của cộng đồng,” và “đại diện xã hội theo nghĩa rằng nó hành động nhân danh xã hội.”[2] Tuy vậy, vài trong số họ bác bỏ ý tưởng rằng chức năng này dựa vào tính đại diện xã hội học, một quan niệm không tường minh trong luật học Canada, không giống trong luật học Mỹ.[3] Các thẩm phán đã bảo vệ quan điểm đối lập, xem sự chọn ngẫu nhiên như một “proxy (đại diện)” cho tính đại diện thống kê.[4] Trong vụ R. v. Kokopenace, vấn đề nảy sinh bởi vì những người Thổ dân, chiếm 21,5 phần trăm đến 31,8 phần trăm dân cư trưởng thành trong quận, chỉ chiếm 4,1 phần trăm các cá nhân trên danh sách jury.[5] Không tin tưởng một hệ thống tư pháp Canada đã kỳ thị về mặt lịch sử và cấu trúc chống lại họ, các cá nhân Thổ dân đã chắc có khả năng từ chối sự tham gia jury. Nhưng các bồi thẩm đoàn được cấu tạo dưới các hoàn cảnh như vậy có thể thực sự công bằng? Tất cả các thẩm phán đều đồng ý rằng nhà nước không có nghĩa vụ nào để bảo đảm một sự bình đẳng của các kết quả cho tất cả các nhóm xã hội tiềm năng: Việc này sẽ là không thể về mặt kỹ thuật và sẽ đòi hỏi một sự vi phạm sự riêng tư trong quá trình chọn.[6] Thảo luận vì thế đã tập trung vào tính vô tư của thủ tục chọn. Một đa số thẩm phán cho rằng nghĩa vụ của nhà nước chỉ để bảo đảm rằng không sự kỳ thị có ý thức nào xảy ra chống lại một nhóm cá biệt, và rằng trong trường hợp cá biệt này, các quyền của bị cáo vì thế đã không bị vi phạm. Tuy vậy, trong ý kiến bất đồng của ông Thẩm phán Cromwell cho rằng vì lịch sử lâu dài của sự kỳ thị có hệ thống chống lại các dân cư First Nations, nhà nước phải tích cực khuyến khích sự bao hàm bình đẳng của các Thổ dân trên các danh sách jury, và rằng sự thất bại của nó để làm vậy là nguyên nhân đủ để lật ngược quyết định xét xử.[7]

Khi lý thuyết hóa các minipublic trong lĩnh vực chính trị, chúng ta có thể lượm lặt ba bài học từ vụ xử này. Thứ nhất, các cơ quan được chọn ngẫu nhiên đại diện người dân theo một cách chức năng vì chúng hiện thân một cộng đồng thảo luận cân nhắc về lợi ích chung. Thứ hai, phù hợp với ý kiến bất đồng của Thẩm phán Cromwell, chúng làm vậy vì tính đại diện xã hội học hay ít nhất tính đa dạng của nó: Chiều này là cốt yếu cho tính chính đáng của các minipublic. Đặc biệt, các minipublic cho phép sự đại diện của các quan điểm, các giá trị, và các kinh nghiệm xã hội khác nhau tốt hơn sự đại diện bầu cử. Thứ ba, các cơ quan được chọn ngẫu nhiên có thể có các phương thức cụ thể của sự cho phép, sự phản ứng, và trách nhiệm giải trình. Chúng ta lần lượt xem xét mỗi trong các bài học này.

Một sự hiện thân mới của nhân dân. Theo bước chân của các cơ quan được chọn ngẫu nhiên khác suốt lịch sử, các minipublic đương thời là một sự hiện thân đặc thù của nhân dân, một vi thế giới (microcosm) của cộng đồng được chọn cho mục đích thảo luận cân nhắc về lợi ích chung. Chúng ta đã thảo luận trước chiều này của các minipublic và tôi sẽ không giải thích thêm về điều này ở đây. Tuy vậy, phép hoán dụ pars pro toto (lấy một phần để đại diện cho toàn thể) của một minipublic không phải chắc như đinh đóng cột: Yêu sách đại diện của nó có thể luôn luôn bị tranh cãi. Lãnh tụ anti-Federalist John Adams đã viết rằng các đại diện nên “nghĩ, cảm nhận, lập luận, và hành động” hệt như nhân dân mà họ đại diện (Adams 1776). Tuy vậy, đối với các nhà chủ trương các minipublic, sự giống nhau thống kê giữa các đại diện mô tả và công chúng chỉ là điểm bắt đầu. Một khi một minipublic đã thảo luận cân nhắc, nó có thể thay đổi ý kiến của nó, loại thay đổi này thực ra được xem như dấu hiệu của sự thảo luận cân nhắc chất lượng cao. Minipublic thể hiện một công luận đối chứng (tức là, công luận lẽ ra có thể là gì, giả như nó am hiểu hơn và các thành viên của nó có khả năng tham gia đối thoại bên trong một khung khổ hợp lý thỏa đáng), nhưng điều này có nghĩa rằng nó thường bất đồng với công luận “thực sự” (tức là, ý kiến của nhiều người như nó được phản ánh trong chính trị). Vấn đề này được thảo luận rộng rãi trong văn liệu (Curato, Vrydagh, và Bächtiger 2020), và cách theo đó các khuyến nghị jury được xử trí trong vài kinh nghiệm có ảnh hưởng sâu xa minh họa rằng rủi ro này là không chỉ lý thuyết thuần túy. Trong 2005, luật bầu cử được Hội nghị Công dân British Columbia đề xuất về Cải cách Bầu cử cuối cùng đã thuyết phục được chỉ một đa số đơn giản (57,7 phần trăm cử tri), dưới ngưỡng pháp lý cần thiết (60%) để cho nó được chấp nhận và dưới xa tuyệt đại đa số (92,8 phần trăm) đã bỏ phiếu cho nó bên trong Hội nghị. Khi đề xuất lại được đệ trình cho trưng cầu dân ý trong tháng Năm 2009, phải thú nhận trong một khung cảnh rất khác, nó lại bị gạt bỏ và thậm chí đã không kiếm được 39 phần trăm số phiếu. Kết cục còn gây thất vọng hơn ở Ontario: Chỉ 36,9 phần trăm cử tri (với tỷ lệ vắng mặt lên đến 50 phần trăm) đã thông qua phương pháp bỏ phiếu mới do Hội nghị Công dân đề xuất. Nhiều thành viên của Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu tương tự đã lo rằng các khuyên nghị của họ sẽ không được các công dân đồng bào của họ chấp nhận. Tất nhiên, những sự khác biệt như vậy không phải là đặc thù cho các thủ tục chính trị dựa vào sự rút thăm, và khoảng cách giữa các quyết định nghị viện và công luận là phần của cuộc sống hàng ngày trong một nền dân chủ đại diện. Các nhà lãnh đạo chính trị coi “những thăng giáng giữa kỳ” như bình thường – chỉ vào thời gian bầu cử thì họ mới phải chứng tỏ rằng họ tiếp tục nhận được sự tin cậy của nhân dân. Thế nhưng, đối diện với lỗ hổng tiềm năng giữa ý kiến được khai sáng của các minipublic và ý kiến của quần chúng, nhiều nhà chủ trương các minipublic chỉ ủng hộ cái trước và lo về cái sau. Ngược lại, chúng ta thấy rằng một làn sóng thử nghiệm thứ hai đã bắt đầu kết hợp các minipublic với nền dân chủ trực tiếp hay nền dân chủ tham gia. Việc này cho thấy sự dân chủ hóa có tính hệ thống của nền dân chủ, một chủ đề mà chúng ta sẽ trình bày chi tiết trong tiết đoạn cuối. Cái có vẻ rõ là các cơ quan được chọn ngẫu nhiên đương thời không nên được xem như tự-hỗ trợ, mà nên tồn tại bên cạnh các cơ chế và các nguyên tắc khác để xây dựng một tòa nhà dân chủ vững chắc.

Sự đại diện mô tả và chính kiến về sự hiện diện (the politics of presence). Là quan trọng để lưu ý rằng cho dù các bồi thẩm đoàn ban đầu được thiết kế để cho phép sự phán xử bởi những người ngang hàng của người ta bên trong các cộng đồng thuần nhất, ý tưởng về tính đại diện xã hội học bây giờ là chiều quan trọng của Tòa án Phúc thẩm Canada và Tòa án Tối cao Mỹ. Ngược với những gì được những người ủng hộ nền dân chủ chống-chính trị lập luận, tính đa dạng là quan trọng, và một sự đại diện hợp lý của các nhóm dưới là đặc biệt quan trọng. Là cốt yếu để bảo đảm tính chính đáng của các cơ chế dựa vào rút thăm và sự ủng hộ yêu sách của chúng về sự hiện thân nhân dân. Sự chọn bằng bốc thăm hợp đặc biệt tốt với ý tưởng đại diện mô tả. Cái nó đặt lên chương trình nghị sự là một “sự hiện diện chính trị,” để dùng quan niệm do Anne Phillips (1995) đặt ra. Điều này thách thức giả thiết rằng hành động đại diện nên là độc lập với các đặc trưng xã hội của các đại diện liên quan. Nó trệch khỏi nhiều quan điểm cộng hòa và khai phóng về sự thảo luận cân nhắc chính trị, mà thừa nhận chỉ công dân trừu tượng và mù quáng đối với sự phân biệt đối xử có tính hệ thống tác động đến các cá nhân từ các nhóm dưới, đặc biệt khi họ thử tham gia vào chính trị. Cái quan trọng không chỉ là các ý tưởng nào được đại diện, mà là ai đại diện chúng; câu trả lời cho phần thứ hai sẽ chắc có khả năng ảnh hưởng đến câu trả lời cho phần đầu tiên. Ví dụ, vì trạng thái hiện thời của các quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ, sẽ là an toàn để cho rằng một hội đồng gồm chỉ đàn ông và một hội đồng bình đẳng-giới sẽ tiếp cận vấn đề bạo lực gia đình theo những cách khác nhau. Hơn nữa, không phụ thuộc vào các vấn đề và các quyết định được nói đến, các đặc trưng xã hội và nhân khẩu học của các đại diện có một giá trị nội tại: Sự hiện diện ngang nhau của phụ nữ trong các cơ quan đại diện có một tầm quan trọng biểu tượng cho bình đẳng giới trong xã hội như một toàn thể. Cuối cùng, sự bình đẳng dân chủ có giá trị vốn có, và sự tham gia bình đẳng của đàn ông và phụ nữ trong sự đại diện là một trong những chiều cốt yếu của nó.

Như thế, chính kiến về sự hiện diện liên quan đến tất cả các nhóm dưới (kể cả giai cấp lao động và những người với các mức giáo dục thấp, mà bị Phillips và nhiều người ủng hộ chính trị bản sắc bỏ qua). Nói chung, sự rút thăm có vẻ phù hợp tốt hơn để bảo đảm sự đại diện hợp lý của đàn ông và phụ nữ trong các chức vụ được bàu hơn các hạn ngạch pháp lý được thể chế hóa ở nhiều nước hay, chẳng hạn, các ghế được dành cho các Đẳng cấp được định Danh và các Bộ lạc được định Danh ở Ấn Độ. Kinh nghiệm cho thấy rằng việc nhân lên các hạn ngạch hay các ghế dành riêng cho nhiều hơn hai hay ba loại là khá khó, từ một lập trường kỹ thuật, và thường dẫn tới bế tắc chính trị. Ngược lại, sự rút thăm không làm cứng hay cụ thể hóa các ranh giới nhóm, bởi vì nó không giả định trước bất kể bản sắc cố định hay vốn có nào. Tuy vậy, mặc dù quan niệm về một xã hội gồm các cá nhân hoàn toàn có thể thay thế nhau đôi khi được liên kết với sự rút thăm “thuần khiết,” trong thực tế, sự chọn ngẫu nhiên có thể được phân tầng để tính đến các sự khác biệt xã hội chính, liên hệ với vấn đề mà một minipublic cho trước sẵn sàng thảo luận. Sự dùng bổ sung của các hạn ngạch có nghĩa, tuy vậy, rằng các tiêu chuẩn phải được xác định để chọn các nhóm thích đáng. Các loại này đến lượt có thể có một tác động ngôn hành (performative effect), nếu chỉ hợp pháp hóa các sự chia tách nào đó và làm cho các sự chia tách khác không được nhìn thấy. Điều này phải được thừa nhận công khai và được thảo luận công khai, mà đáng tiếc không phải luôn thế trong các thử nghiệm đương thời.

Ngoài ra, mục tiêu không chỉ để nhận được một mặt cắt ngang đa dạng hay đại diện của dân cư. Một khi một minipublic được tạo thành, sự phân bố lời nói bình đẳng ngang các thành viên của một nhóm không thuần nhất về mặt xã hội và văn hóa vẫn là một thách thức (Fraser 1997; Young 1990): Một số cá nhân quen với việc nói trước công chúng hơn những người khác, vì vốn văn hóa có khuynh hướng cởi bỏ các ức chế và làm tăng sự tự-tin. Ngoài ra, các chuyên gia và các nhà chuyên nghiệp có thể ảnh hưởng đáng kể đến diễn tiến của cuộc tranh luận. Tuy vậy, sự hiểu biết thực tiễn nhận được trên hàng ngàn thử nghiệm rút thăm làm yên tâm về điểm này. Cùng với các dụng cụ thủ tục khác, việc điều tiết (moderating) các cuộc tranh luận có khuynh hướng tối thiểu hóa các sự bất đối xứng: Điều này trở nên rõ ngay lập tức khi những người mà trước đó yên lặng trở nên sinh động trong các thảo luận hội thảo nhỏ và rời đi với sự tự tin lớn hơn vào các kỹ năng diễn thuyết trước công chúng của họ. Sự bình đẳng hoàn hảo chẳng bao giờ đạt được: Nếu sự rút thăm diễn ra nhanh, có rủi ro đáng kể rằng các nhà hỗ trợ (facilitator) ít kinh nghiệm hơn sẽ được dùng và rằng thách thức này sẽ nảy sinh thường xuyên hơn. Tuy nhiên, các minipublic thảo luận cân nhắc có khuynh hướng làm tốt hơn nhiều về khía cạnh này so với bất kỳ dụng cụ tham gia khác nào, nói chi đến các cơ chế dân chủ đại diện truyền thống hơn.

Sự ủy quyền, sự phản ứng nhanh, trách nhiệm giải trình. Trong công trình có ảnh hưởng sâu rộng của bà, Hannah Pitkin (1972) cho rằng một hình thức chính đáng về mặt chuẩn tắc của sự đại diện nên ngụ ý sự ủy quyền, sự phản ứng nhanh, và trách nhiệm giải trình. Mặc dù Pitkin thảo luận các đại diện được bàu khi bà đưa ra lý lẽ này, và một số hình thức đại diện lý thú không theo sơ đồ này, các tiêu chuẩn này áp dụng tốt cho các đại diện được chọn ngẫu nhiên.

Chúng ta hãy bắt đầu với sự ủy quyền (authorization). Thật thú vị, trong hầu hết các nước, các thẩm phán và các bồi thẩm viên được coi là các đại diện, bởi vì họ nói nhân danh cộng đồng. Một số nhà khai phóng xem chúng như sự hạn chế nền dân chủ và thể hiện các quyền con người tự nhiên. Một quan điểm thuyết phục hơn cho rằng các thẩm phán và các bồi thẩm viên là một sự tự-hạn chế cần thiết của nhân dân: Mặc dù bị tách ra chẳng bao giờ hoàn hảo cũng không hoàn toàn khỏi chính trị, như sự thảo luận Thụy sĩ về chọn các thẩm phán liên bang chứng minh, luật trị (rule of law) hạn chế các sai lầm và sự tùy tiện. Sự ủy quyền của các thẩm phán và các bồi thẩm viên đến trực tiếp từ hiến pháp và các luật được ban hành tiếp sau các cuộc thảo luận chính trị, và từ sự công bằng thủ tục theo đó họ được bổ nhiệm. Một loại ủy quyền tương tự được trao cho các minipublic chính trị. Sự tương tự với nhánh tư pháp làm rõ rằng trong sự vắng mặt của bất cứ ràng buộc thể chế nào, tính chính đáng chuẩn tắc của sự ủy quyền ad hoc của một cơ quan chính trị cai quản là mong manh. Khi sự tồn tại của minipublic phụ thuộc vào ý chí tùy tiện của cơ quan chính trị, chắc có khả năng rằng sự thao túng chính trị sẽ đóng một vai trò liên quan đến cả quyết định để tạo ra minipublic và sự xác định chương trình nghị sự của nó. Ngoài ra, khi dụng cụ chỉ là tư vấn, khả năng cherry-picking (chọn theo ý mình cái tốt nhất trong) các đề xuất của các công dân có thể ủng hộ ấn tượng về sự tùy tiện. Các hội nghị vùng Pháp dính líu đến “tranh luận lớn” 2019 đã là các biểu hiện biếm họa của tính chính đáng mong manh này, mà đã minh họa toàn cầu hơn một trong những thiếu sót quan trọng nhất của các cơ chế làn sóng rút thăm thứ nhất. Sự thể chế hóa bắt đầu xảy ra với các cơ chế làn sóng rút thăm thứ hai vì thế là một sự phát triển quan trọng. Các minipublic được chọn ngẫu nhiên phải trở thành một phần của phong cảnh pháp lý nếu chúng ta muốn chúng hữu ích hơn và chính đáng hơn các thăm dò dư luận, và như thế được lợi từ sự ủy quyền thích đáng. Lưu ý rằng sự ủy quyền được trao cho cơ quan được chọn ngẫu nhiên như một toàn thể, như một sự hiện thân của nhân dân. Các thành viên của nó không nhận các sự ủy thác từ các cử tri và người ta không kỳ vọng những người da màu để đại diện chỉ những người da màu, phụ nữ đại diện chỉ phụ nữ, đàn ông đại diện chỉ đàn ông, và vân vân. Sơ đồ này khác với nguyên tắc của các cuộc bầu cử riêng biệt, hoạt động theo từng nhóm, và mà các hệ thống nghiệp đoàn chủ nghĩa của Ancien régime (Chế độ cũ của) Pháp và các dụng cụ tân-nghiệp đoàn chủ nghĩa sau chiến tranh đã dựa vào. Nó cũng khác với các hình thức cấp tiến của chính trị bản sắc cho rằng phụ nữ có thể nói cho phụ nữ, và vân vân cho tất cả các nhóm subaltern (dưới). Mục tiêu, đúng hơn, là để mở rộng phổ xã hội của những người tham gia trong sự thảo luận cân nhắc sao cho quá trình được làm giàu bởi các quan điểm đa dạng hơn, và các định kiến và các hạn chế khác nhau sẽ khử lẫn nhau. Tóm lại, lý tưởng là tính đa dạng được đại diện nên giống sự đa nguyên của xã hội càng sát càng tốt.

Sự phản ứng nhanh (responsiveness) của các đại diện được bàu được cho là đến chủ yếu từ triển vọng bầu cử lại. Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, lý lẽ này là yếu, và các thăm dò dư luận cho thấy rằng một đại đa số công dân tin các chính trị gia không quan tâm đến những người như họ. Ngược lại, bởi vì chúng gồm những người thường từ các bối cảnh xã hội khác nhau, các minipublic được chọn ngẫu nhiên một cách logic phản ứng nhanh hơn với cảm xúc và mối bận tâm của các công dân đồng bào của chúng. Ngoài ra, vì chúng được lợi từ các cuộc điều trần công khai với các chuyên gia và những người có lợi ích liên quan khác nhau và có thể học từ nhau trong thảo luận cân nhắc, sự phản ứng nhanh của chúng với lời khuyên chuyên gia và khoa học cũng như với các đòi hỏi của tất cả những người liên quan – và không chỉ với lời khuyên và các đòi hỏi của các lobby hùng mạnh và giàu nhất – là khá quan trọng. Nhớ tới các lý lẽ này, có vẻ là kỳ quặc để đọc hết lần này đến lần khác rằng các cuộc bầu cử khiến các đại diện phản ứng nhanh còn sự rút thăm thì không.

Vấn đề trách nhiệm giải trình (accountability) của các công dân được rút thăm cũng chịu nhiều quan niệm định kiến. Tại Athens cổ xưa, các công dân mà trở thành các quan tòa (magistrate) đã phải chịu trách nhiệm pháp lý vì các hành động của họ, bất luận họ được bàu hay được chọn ngẫu nhiên. Đấy là một lý do vì sao một số công dân đã không tự nguyện phục vụ. Trong các nền dân chủ đương thời, các chính trị gia trở nên có trách nhiệm pháp lý một khi họ lấy các vị trí hành pháp và phải trả lời cho các cử tri nếu họ tìm cách tái tranh cử, nhưng rất phổ biến cho các chính trị gia để không giữ các lời hứa bầu cử của họ. Ngược với cái được lý tưởng hóa trong lý thuyết chính trị khai phóng, chính trị thực tế là nhiều nước đi chiến lược che giấu, lobby cửa sau, thao túng media, chủ nghĩa thân hữu, và các thương lượng không công khai đến mức trách nhiệm giải trình của các đại diện được bàu giỏi nhất chỉ là một phần. Người ta thậm chí có thể nói rằng họ chịu nhiều trách nhiệm hơn với các công ty tư bản chủ nghĩa và các thị trường hơn là với các cử tri của họ (Streeck 2016; Crouch 2004). Ngược lại, các minipublic chịu trách nhiệm với những ai? Ở đây lại lần nữa, các thử nghiệm đương thời đã vượt xa hầu hết các lời lý luận tầm thường. Thứ nhất, quan sát cho thấy rằng các thành viên của các minipublic cảm thấy có trách nhiệm đối với nhà chức trách công đã triệu tập chúng. Họ cũng cảm thấy có trách nhiệm với công chúng họ được cho là hiện thân. (Thứ hai,) Họ thường được yêu cầu bảo vệ các đề xuất của họ công khai. Thí dụ, các thành viên của Hội nghị Công dân British Columbia đã trình bày các kết luận của họ trong một loạt tranh luận công khai, trong khi các thành viên của Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu, cam kết minh bạch, đã bị soi xét công khai trong các phiên của họ, và bước vào đối thoại công khai với các chính trị gia trước mặt công chúng rộng hơn, đặc biệt vào cuối Hội nghị. Thứ ba, và quan trọng nhất, động lực thảo luận cân nhắc khuyến khích những người tham gia để giữ nhau dưới sự xem xét kỹ lưỡng; bất kỳ ai hành xử “vô trách nhiệm” mau chóng mất tín nhiệm, dù họ từ chối lắng nghe những người khác hay bảo vệ một lợi ích đặc biệt. Trách nhiệm giải trình lẫn nhau đến từ sự đoàn kết nhóm là khá mạnh, như vô số nghiên cứu đã cho thấy trong các khung cảnh khác; Jane Mansbridge (2019) nhấn mạnh đúng đắn tầm quan trọng thiết yếu của nó cho các minipublic đương thời. Thứ tư, nếu các cơ quan được chọn ngẫu nhiên giả như phát triển trên một quy mô lớn hơn, sẽ cần đến pháp luật đặc biệt để thiết lập hình thức pháp lý nào đó của trách nhiệm giải trình. Rốt cuộc, người ta có thể cho rằng các thành viên của các minipublic có lẽ có trách nhiệm hơn với công chúng và quan tâm đến phúc lợi của công chúng hơn các chính trị gia được bàu. Tuy vậy, câu hỏi vẫn còn liệu tình hình sẽ khác triệt để nếu giả như các hội nghị công dân thường xuyên được trao quyền và được thể chế hóa. Điều chắc chắn là sự hoạt động thực tế của nền dân chủ bầu cử còn xa mới tương ứng với các nguyên tắc Khai Sáng, tin nền dân chủ sẽ thể chế hóa ý chí của nhân dân, hay với lý thuyết chính trị khai phóng, cho rằng các cuộc bầu cử là cách tốt nhất để đảm bảo sự ủy quyền, sự phản ứng nhanh, và trách nhiệm giải trình của và vì nhân dân.

Sự đại diện của các thế hệ tương lai và các thứ không phải con người. Vượt xa hơn vụ kiện R. v. Kokopenace, một luận đề thứ tư là các minipublic phù hợp tốt hơn các cuộc bầu cử để dại diện cả các thế hệ tương lai và các thứ không phải con người. Theo định nghĩa, các thực thể này không bỏ phiếu. Tất nhiên chúng có thể được tính đến gián tiếp trong chính trị bầu cử qua cảm giác của cả các cử tri và các chính trị gia, nhưng đấy giỏi nhất là một sản phẩm phụ tiềm năng của hệ thống. Các nền dân chủ bầu cử cho đến nay đã làm ăn kém khi được giao nhiệm vụ xử lý mối đe dọa cấp bách của biến đổi khí hậu. Một số trong các nước dân chủ nhất, như các quốc gia Scandinavia, có lẽ đi tiên phong trong chuyển đổi sinh thái, nhưng Hoa Kỳ, nền dân chủ khai phóng hùng mạnh nhất, chắc có thể là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất cho tương lai của hành tinh, nếu chúng ta tính đến tỷ lệ phát thải khí nhà kính trên đầu người. Và nếu người ta so sánh các chính sách môi trường của Trung Quốc và Ấn Độ, nước sau làm ăn tồi hơn nước trước rất nhiều (Lee and Greenstone 2021). So với các kết quả tồi này, các định chế không bầu cử nào đó có thể có hiệu quả hơn để bảo vệ các thế hệ tương lai và các thực thể không phải con người. Trong các nước nơi quyền đối với một môi trường lành mạnh và giá trị vốn có của trái đất được bao gồm trong hiến pháp, nhánh tư pháp có thể đóng một vai trò quan trọng. Các định chế không được bàu có thể được giao nhiệm vụ rõ ràng để đại diện các thế hệ tương lai và/hoặc các thực thể không phải con người. Trong một số trường hợp, tư cách pháp nhân được trao cho các thực thể tự nhiên như các con sông; một hiệp hội hay NGO có thể đại diện cái sau, như cha mẹ có thể hoạt động như những người được ủy thác hay những người thay thế cho con cái của họ. Một hình thức đại diện được ủy thác có thể được trao cho các hội nghị khí hậu của các công dân, với các thử nghiệm được triệu tập kể từ cuối các năm 2010 chỉ là một bước đầu tiên. Hình thức đại diện cụ thể cũng có thể được quan niệm hóa khác đi. Chúng có thể được xem như có một sự ủy thác, được các thế hệ hiện thời trao cho, để là một sự hiện thân mới của loài người cả hiện tại và tương lai, hay của thiên nhiên, gồm cả các khía cạnh con người và không con người. Trong mọi trường hợp, các hội nghị khí hậu công dân sẽ bị ảnh hưởng ít hơn nhiều bởi các lobby tư bản chủ nghĩa so với các quốc hội được bàu, nếu chỉ bởi vì các thành viên của chúng sẽ ít có khả năng hơn rất nhiều để được lợi từ các cánh cửa quay (revolving door) giữa chức vụ công và khu vực tư nhân. Chúng có thể mang các yêu sách của các phong trào sinh thái khác nhau: Yêu sách thứ ba của Extinction Rebellion, cụ thể là tạo ra các hội nghị khí hậu, có vẻ khá nhất quán từ quan điểm này. So với các nhà chức trách khác, như các cơ quan kỹ trị chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường, chúng sẽ có ít tài chuyên môn hơn nhưng sẽ có giá trị gia tăng của việc tiến hành sự thảo luận cân nhắc đa nguyên về các lợi ích và các giá trị của các thế hệ tương lai (Smith 2021; Hammond and Smith 2017; Bourg et al. 2011; Kahane 2016; Read 2012).

Tới một nền Dân chủ Nhận thức

Sự thảo luận cân nhắc đa nguyên cũng giúp giảm nhẹ thách thức nhận thức, thứ hai đối mặt với các cơ quan được chọn ngẫu nhiên. Kể từ thời Cổ, một trong các lý lẽ phổ biến nhất được đưa ra chống lại sự rút thăm là nó đưa các cá nhân bất tài lên các vị trí có trách nhiệm. Chiều được gọi là phi lý này đối lập một mặt với năng lực cần thiết của các chính trị gia chuyên nghiệp,[8] và mặt khác của các chuyên gia không được bàu. Tuy vậy, những người bênh vực sự lại đưa rút thăm vào chính trị có các phản lý lẽ mạnh cho cả hai điểm. Thực ra, sự kết hợp của các cơ quan được chọn ngẫu nhiên và sự thảo luận cân nhắc làm cho có thể cho một “nền dân chủ nhận thức” để phát triển.

Sự khôn ngoan của nhiều người. Những người bênh vực rút thăm sẽ cãi lý rằng sự khôn ngoan của nhiều người là ưu việt hơn sự khôn ngoan của ít người. Mặc dù cá nhân các thành viên của các minipublic có thể không khôn ngoan như các chuyên gia chuyên nghiệp, sự trao đổi các quan điểm và các lý lẽ của họ sẽ có sắc thái hơn lập luận của bất kỳ một người đơn nhất hay nhóm chia sẻ cùng kinh nghiệm sống nào (Landemore 2020). Nếu các lý lẽ đưa ra trong một cuộc họp là có lý và có căn cứ nhưng tất cả đều chỉ theo cùng hướng bởi vì các tiếng nói khác nhau tiềm tàng bị thiếu vắng hay bị gạt sang bên lề, thì tính khách quan của mỗi diễn giả được tách biệt không ngăn cản cuộc tranh luận khỏi là hẹp hòi và cuối cùng thiên vị. Ngược lại, sự rút thăm thúc đẩy sự bao hàm các kinh nghiệm và các quan điểm đa dạng. Sự thảo luận cân nhắc phong phú như thế có thể xảy ra: Được đặc trưng bởi sự tôn trọng và sức ảnh hưởng ngang nhau trong một sự trao đổi đàm luận dựa vào những sự cân nhắc thích đáng, nó nhắm để làm rõ các vấn đề và đạt sự đồng thuận, trong khi vẫn định hướng tới lợi ích chung. Trong quá trình, các công dân cải thiện hiểu biết và năng lực của họ, và học để nhìn xa hơn các lợi ích riêng của họ.

Các minipublic thảo luận cân nhắc làm sống lại lý tưởng Khai Sáng về một “tòa án lý trí,” có khả năng xem xét các chính sách và các vấn đề công cộng, nhưng tòa án này không còn đơn giản là tầm hiểu biết độc quyền của những người có học và của giai cấp tư sản có văn hóa hay của tần lớp quý tộc nữa (Habermas 1989; Baker 1990; Lilti 2015). Các lý thuyết tinh hoa chủ nghĩa bảo thủ gây ấn tượng sai lầm cũng như các lý thuyết bày tỏ nhân danh một đội tiên phong cách mạng hay khoa học, cho rằng những người bình thường là bất tài, kinh nghiệm cho thấy rằng, ngược lại, các minipublic thảo luận cân nhắc không chỉ là dân chủ mà cũng tạo ra các kết cục hợp lý. Bản chất của các cuộc điều trần của chúng, thông tin chất lượng cao được làm cho sẵn có, sự xen kẽ giữa các phiên toàn thể và các hội thảo, sự dùng các nhà hỗ trợ (facilitator) thảo luận, một phong cách tổ chức được thiết kế để tránh các nguy hiểm của sự thao túng, các thủ tục rõ ràng để đạt một kết luận tổng hợp – tất cả các yếu tố này thấm nhuần một động lực thảo luận cân nhắc mẫu mực. Ở mức vi mô, chúng có vẻ tiếp cận tình huống phát biểu lý tưởng được Habermas (1996) đề xuất.

Một số nhà tâm lý học cho rằng, còn xa mới dẫn đến một sự thuyết phục lẫn nhau, các thảo luận mâu thuẫn tăng cường các sự phân cực hiện có và làm cho khó khăn hơn để đạt sự thỏa hiệp, nói chi đến sự đồng thuận theo nghĩa nghiêm ngặt nhất của từ (Sunstein 1999). Lý lẽ của họ đã bị phủ nhận bởi gần như tất cả những nghiên cứu xã hội học về các minipublic, nơi tác động phân cực hiếm khi được quan sát. Hầu hết các chuyên gia có khuynh hướng đánh giá thấp khía cạnh tích cực của các động lực thảo luận cân nhắc họ quan sát (Bobbio and Giannetti 2007). Các nhà hoạt động thảo luận cân nhắc nói chung cho rằng sự thảo luận am hiểu cho phép các công dân hình thành một ý kiến được khai sáng và để thuyết phục nhau qua sự thảo luận. Một số nghiên cứu định lượng nói chung xác nhận rằng các ý kiến có thay đổi trong tiến trình thảo luận cân nhắc. Tuy vậy, tác động dài hạn của sự thảo luận cân nhắc lên cá nhân những người tham gia vẫn chưa rõ, nhất là khi các thử nghiệm chỉ kéo dài một hay hai cuối tuần (Talpin 2011). Có vẻ rằng nói chung, các công dân tích cực trước trong các cộng đồng của họ được tăng cường trong sự tham gia công dân của họ (Funes, Talpin and Rull 2014) và như thế được khuyến khích để đóng góp thêm cho sự phát triển của một nền dân chủ nhận thức rộng hơn.

Sự hiểu biết công dân và dân chủ hóa tài chuyên môn. Chiều cốt yếu thứ hai làm cơ sở cho khái niệm nền dân chủ nhận thức là năng lực của các công dân thường để phát triển các loại tri thức đặc thù. Ý tưởng này được bảo vệ bởi Josiah Ober giải thích “phép màu (miracle) Hy lạp,” và đặc biệt sự trổ hoa của Athens trong vài thế kỷ. Ober nhấn mạnh sự thực rằng sự thảo luận cân nhắc ở thành phố Attic đã màu mỡ chính xác bởi vì nó có thể dựa vào các mạng lưới xã hội tồn tại trong đời sống hàng ngày, nơi người dân từ những chỗ và bối cảnh khác nhau có thể làm quen và học hỏi lẫn nhau; và bởi vì họ có thể dựa vào các chuyên gia mà không phải giao các quyết định cho chuyên gia. Nền dân chủ Athen đã cải thiện theo thời gian bởi vì “nhiều công dân trở nên tinh tế hơn trong khi bảo tồn tính đa dạng của các quan điểm; sự tinh tế tăng lên đã không dẫn đến sự đồng đều hóa các quan điểm. Như một kết quả, việc học và đổi mới sáng tạo đồng thời được ủng hộ, và Athens đã thịnh vượng, theo thời gian, trong môi trường cạnh tranh của nó” (Ober 2021, pp. 453–489; 2015).

Lý lẽ có thể được áp dụng cho thế kỷ thứ hai mươi mốt: Tầm quan trọng tăng lên của giáo dục và truyền bá thông tin qua media đại chúng và các mạng xã hội đã làm tăng đầy kịch tính kiến thức sẵn có cho người trung bình. Trong một Hội nghị Công dân gồm 100 người tham gia hay nhiều hơn, điều này có nghĩa rằng lượng tri thức chuyên gia nào đó được huy động. Là đúng rằng nó là thấp hơn so với một nhóm tương tự của các nhà khoa học và các chuyên gia khác. Thế nhưng vài loại tri thức khác có thể cho phép dân thường để phát triển một tính duy lý đặc thù vis-à-vis các chuyên gia và các nhà chuyên nghiệp chính trị (Sintomer 2008).

Thứ nhất là người sử dụng tri thức mà John Dewey (1954, p. 207) nhắc đến khi ông viết:

người đi giày biết gỏi nhất rằng nó làm đau và nó làm đau ở đâu, cho dù chuyên gia đóng giày là người sành sỏi nhất về làm sao để sửa điều gây phiền hà … Một tầng lớp chuyên gia không thể tránh khỏi bị xa rời các lợi ích chung đến mức để trở thành một tầng lớp với các lợi ích riêng và sự hiểu biết riêng, mà trong các vấn đề xã hội không phải là sự hiểu biết chút nào.

Vì bồi thẩm đoàn xét xử bắt đầu phát triển bên cạnh các cuộc cách mạng cuối thế kỷ thứ mười tám, khái niệm về sự phán xử bởi những người ngang hàng của mình đã bao gồm khá rõ ý tưởng rằng mội vụ xử công bằng được phán xử bởi những người quen thuộc với các điều kiện và các vấn đề được thảo luận. Sự hiểu biết thực tiễn như vậy là một chiều của chính kiến về sự hiện diện. Tuy vậy, bởi vì đa số các đổi mới dân chủ như lập ngân sách tham gia đặt cược vào sự tích hợp tri thức người dùng vào quản lý công, các cơ chế đương thời dựa vào sự chọn bằng bốc thăm không nhất thiết chọn những người với kinh nghiệm trực tiếp về các vấn đề được thảo luận. Các minipublic được chọn ngẫu nhiên như thế không tự động dựa vào tri thức người dùng đặc thù-vấn đề. Chủ yếu trong các bồi thẩm đoàn của công dân địa phương mà sự hiểu biết như vậy có thể đóng một vai trò, chẳng hạn khi vấn đề được nói đến là tổ chức các hình mẫu giao thông trong một thành phố. Sự hiểu biết thực tiễn có thể cũng quan trọng khi thảo luận các vấn đề nóng bỏng cụ thể như phá thai hay hôn nhân đồng-giới: Trong một Hội nghị Công dân quốc gia, nhiều người tham gia sẽ có một đánh giá cá nhân về vấn đề, hoặc trực tiếp hay gián tiếp qua kinh nghiệm của những bà con hay bạn bè, và sẽ trình bày nó cho những người tham gia khác.

Phần lớn thời gian, tuy vậy, “tri thức” được dùng trong các minipublic được chọn ngẫu nhiên là khác: nó đơn giản là lẽ thường (common sense, lương tri). Như chúng ta đã thấy trong Chương 3, lương tri là cái bồi thẩm đoàn xét xử đã dựa vào suốt lịch sử của chúng. Nếu không có “sự phán xét thực tiễn lành mạnh, không phụ thuộc vào tri thức chuyên biệt, sự huấn luyện, hay thứ tương tự”[9] này thì chính quan niệm về nền dân chủ – ý tưởng rằng mọi người có quyền để giúp định hình các công việc chung, nếu chỉ qua sự bầu cử các đại diện – sẽ không có ý nghĩa. Thực ra, ngay cả các đại diện chính trị được bàu phải thừa nhận rằng sự hiểu biết của họ chẳng bao giờ được chuyên môn hóa như tri thức của các chuyên gia làm việc cho họ.

Việc dân chủ hóa tài chuyên môn không có nghĩa là đầu vào của các nhà chuyên nghiệp là vô dụng khi cố gắng đưa ra các quyết định chính trị hợp lý. Thực ra, các xã hội hiện đại đều kết hợp các yếu tố của chế độ nhân tài và nền dân chủ: Một không tưởng vô chính phủ không có các bất đối xứng tri thức không phải là một mục tiêu thực tế. Tuy nhiên, trong nhiều khung cảnh và liên quan đến nhiều vấn đề, tri thức chuyên gia nên được kết hợp với tri thức của các công dân thường nhằm để đạt một sự hiểu có sắc thái hơn và để thúc đẩy các chính sách có ý nghĩa. Như chúng ta đã thấy, đấy là vì sự khôn ngoan của nhiều người là siêu việt hơn sự khôn ngoan của ít người, và vì kiến thức chuyên môn đã được phổ biến rộng khắp xã hội. Ngoài ra, vì tài chuyên môn là luôn luôn đa nguyên và mâu thuẫn, phải đưa ra các sự đánh đổi giữa các giải pháp khác nhau. Rốt cuộc, các quyết định quan trọng nhất phải là các quyết định chính trị, không phải các quyết định kỹ thuật hay khoa học. Vì thế là cốt yếu rằng trong các cuộc điều trần chuyên gia và người có lợi ích liên quan, các lựa chọn thay thế khác nhau được phác họa rõ ràng và các trình bày trái ngược về các vấn đề được nói đến được nêu rõ (Manin 2005).

Các minipublic được chọn ngẫu nhiên dựa nhiều vào tri thức chuyên gia khi nói đến các vấn đề thủ tục. Như chúng ta đã nhấn mạnh nhiều lần rồi, các cuộc tranh luận phải được tổ chức cẩn trọng và được cung cấp đủ thông tin nếu sự thảo luận cân nhắc muốn có chất lượng cao. Việc này liệu có đe dọa hay không để trao quyền lực quá đáng cho các nhà chuyên môn chuyên điều tiết (moderate) các cuộc tranh luận, vì họ ảnh hưởng đến nhiều sự lựa chọn cốt yếu về format thảo luận cân nhắc? Các minipublic nên được chọn ngẫu nhiên như thế nào? Đồng thuận có phải là mục tiêu tốt nhất? Bỏ phiếu có nên được tổ chức và nếu có, khi nào? Làm sao có thể đạt sự tổng hợp? Các quan điểm thiểu số nên được bao gồm như thế nào? Khi các căng thẳng nảy sinh là sự bất đồng không chỉ cá nhân mà ngụ ý sự bất đồng chính trị hay đạo đức sâu sắc, các moderator nên đóng vai trò gì? Việc trả lời các câu hỏi này giả định trước tri thức thực tiễn nào đó về các minipublic được điều tiết như thế nào (một số nhà tư vấn và người hỗ trợ có kinh nghiệm hơn những người khác, và các hậu quả của điều này là dễ quan sát được trong nghiên cứu định lượng), nhưng cũng về các lựa chọn chính trị ngược dòng mà ngụ ý các quan điểm cụ thể về nền dân chủ và sự thảo luận cân nhắc tốt nên trông giống cái gì. Như đã lưu ý ở trước, các thủ tục thể hiện các giá trị và các tưởng tượng, mà phải được thảo luận về mặt chính trị. Phần lớn thời gian, các nhà chức trách, mà quyết định thiết lập một minipublic, không rõ về các lựa chọn thủ tục phải được đưa ra. Mặc dù công chúng rộng hơn thường thảo luận các chủ đề được chọn và các kết quả thảo luận cân nhắc với các nhà chức trách đã tổ chức minipublic, thông thường nó không biết gì khi nói đến các chiều thủ tục. Ngay cả trong làn sóng thử nghiệm rút thăm thứ hai, chỉ trong các trường hợp hiếm hoi những người tham gia các cơ quan được chọn ngẫu nhiên đã thảo luận format (định dạng) của sự thảo luận cân nhắc. Sự tiến bộ tới một nền dân chủ nhận thức vì thế nên bao gồm các thảo luận có tính hệ thống về các format và các phương thức.

Một ví dụ sẽ là đủ. Các thảo luận cân nhắc có nên được tổ chức công khai hay vẫn nên ở đằng sau các cửa đóng kín, ít nhất trong hầu hết thời gian? Mặc dù các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc thường là mở, điều này không phải thế với hầu hết các bồi thẩm đoàn công dân và các hội nghị đồng thuận, trong khi các hội nghị công dân thay đổi về vấn đề này. Bồi thẩm đoàn xét xử, về phần chúng, nghe bằng chứng công khai, rồi rút lui để thảo luận cân nhắc. Việc này nêu lên một vấn đề về lý thuyết chính trị và luật hiến pháp. Một số người biện minh cho sự bí mật vì lý do rằng sự thảo luận cân nhắc công khai sẽ dẫn những người tham gia đến làm cứng các lập trường của họ, dùng các dụng cụ hùng biện, và là ít khách quan hơn (Elster 1991); những người khác bảo vệ nó vì lý do cần bảo vệ các bồi thẩm đoàn khỏi ảnh hưởng của các lobby. Từ một quan điểm Habermasian, ngược lại, sự công khai với công chúng là một tài sản, vì nó thúc những người nói tập trung vào lợi ích chung – hay ít nhất để trình bày các lý lẽ của họ như tương thích với lợi ích chung. Như thế trở nên khó khăn hơn để tiến hành bất kể loại mặc cả nào đằng sau các cửa đóng kín. Sự thiếu tính công khai cũng là một trở ngại ngăn cản các cơ chế thảo luận cân nhắc khỏi việc tác động đến các bộ phận công chúng rộng hơn. Không phân tích thực nghiệm có hệ thống nào đã tạo một sự đột phá về vấn đề này, và các nhà tổ chức các minipublic đã bảo vệ một số chiến lược tương phản nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng khung cảnh thể chế, xã hội, và chính trị đóng một vai trò quan trọng; vì thế là khó để cho một câu trả lời độc nhất và rõ ràng. Như một kết quả, tranh luận rõ ràng về vấn đề phải xảy ra, và các lựa chọn chính trị rõ ràng phải được đưa ra.

Các minipublic cũng dựa vào tri thức chuyên gia khi nói đến các vấn đề thực chất. Các cơ chế mới dựa vào sự chọn bằng bốc thăm là không thuần nhất về mặt đó. Trong đa số các trường hợp, những người tham gia phải thảo luận cân nhắc và chọn giữa các lựa chọn khả dĩ được phát triển trước bởi các chuyên gia và những người liên quan, chẳng hạn liệu có cho phép hay cấm sự phá thai hay hôn nhân đồng-giới. Các vấn đề phức tạp hơn, như các chính sách cần thiết cho một nước để thực hiện các cam kết để giảm phát thải CO2 và có thể chấp nhận được cho đa số công dân, tạo cho các hội nghị công dân và các minipublic khác phạm vi rộng hơn và tính sáng tạo lớn hơn. Tuy nhiên, mặc dù chúng có thể kết hợp các cơ chế khác nhau trong một cấu trúc phức tạp, như đã là thế cho Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu, hầu hết hay tất cả các biện pháp riêng lẻ được các chuyên gia nghiên cứu ban đầu. Trong các thử nghiệm khác, các minipublic chấp nhận bất cứ đồng thuận chuyên gia cơ bản nào về một vấn đề. Nghiên cứu đã chỉ bắt đầu xử trí câu hỏi này, thử phân tích tính sáng tạo thật của các minipublic và vì thế mức độ dân chủ hóa mà chúng có thể thể hiện (Tilikete 2020).

Các công dân và sự hiểu biết chính trị. Một chiều cuối cùng đáng phân tích: Tri thức mà các công dân, không phải là các chính trị gia chuyên nghiệp, có thể phát triển về hoạt động của hệ thống chính trị và về xã hội rộng hơn (Sintomer 2008). Thường khi một minipublic được thiết lập, các công dân được chọn ngẫu nhiên, mà là các nhà hoạt động, bị loại trừ sau khi họ được rút thăm và được thay thế bằng các công dân “bình thường.” Sự chọn này được biện minh một cách thực tiễn: Các minipublic được cho là để trao một tiếng nói cho các công dân không thường bày tỏ mình, còn các nhà hoạt động có thể dễ độc chiếm sự thảo luận cân nhắc. Nhưng cũng có một lý do khác, thực chất hơn để biện minh việc thay thế các nhà hoạt động: Các công dân tham gia trong các minipublic nên chỉ dùng lẽ thường của họ và sự hiểu biết người dùng thực tiễn của họ, mà không chính trị hóa sự thảo luận cân nhắc. Từ quan điểm này, là tốt hơn để không bao gồm những người với know-how chính trị đáng kể.

Trong lĩnh vực tư pháp, ý tưởng này được chấp nhận rộng rãi trong các bồi thẩm đoàn Mỹ, dẫn đến sự thái quá kỳ quặc rằng, ở Hoa Kỳ, các bồi thẩm viên sẽ thường bị từ chối nếu họ đã nghe bất kỳ ai nói về vụ kiện trong media trước việc gia nhập jury. Cấu tạo này không để nhiều chỗ cho sự phán xử ngang hàng, khái niệm ở gốc rễ của jury xét xử: Lý lẽ rằng những người ngang hàng có khuynh hướng biết tốt nhất những người và khung cảnh được nói đến. Như một kết quả, tính vô tư trở thành đồng nghĩa với sự thiếu hiểu biết ban đầu, nơi các bồi thẩm viên là không nhiều hơn một “tờ giấy trắng” để được viết lên trong quá trình tố tụng (Abramson 2003). Bức tranh biếm họa này về “bức màn vô minh (veil of ignorance)” mà Rawls mô tả như thái độ tinh thần đúng cho một sự thảo luận vô tư về các nguyên tắc công lý thực ra có thể được tìm thấy, dù trong một hình thức ôn hòa hơn, trong nhiều bồi thẩm đoàn công dân (Dienel 1997, 2009). Động lực học của sự thảo luận công khai không được cho là đủ để gây ra khoảng cách phản xạ từ các lợi ích riêng của những người nói và các giá trị chính trị. Càng nhiều dụng cụ thảo luận cân nhắc bị cách ly khỏi thế giới thực và tách bản thân chúng khỏi xã hội dân sự có tổ chức, chúng được cho là đảm bảo lợi ích chung càng tốt. Các công dân mà quan tâm nhất và tích cực nhất trong đời sống công cộng sẽ bị từ chối trong quá trình chọn jury công dân, với kết quả rằng bất kể sự hiểu biết chính trị đáng kể nào sẽ bị loại trừ khỏi minipublic. Trong các thực hành hiện thời, có vẻ rằng các công dân có hiểu biết về chính trị nhất – những người mà về trung bình đã phát triển một sự hiểu tốt hơn về chính trị, và nhất là về các sự bất công hiện có – không có một chỗ trong các minipublic đương thời (Vandamme 2021, pp. 107–112). Hơn nữa, công luận được khai sáng mà định hình trong các bồi thẩm đoàn công dân có thể ngược lại với công luận được các phong trào xã hội huy động.

Chiều này trái ngược với các đặc trưng của nền dân chủ nhận thức Athen, mà dựa vào một mạng lưới dày đặc, được nhúng của các công dân chính trị (Ober 2008; Ismard 2010). Việc vượt quá Athens, tuy vậy, một quan điểm bao hàm hơn về những người có thể được rút thăm phải được phát triển. Theo cách đó, các cơ quan hỗn hợp làm cho có thể cho các công dân thường để hợp tác chặt chẽ với các chính trị gia và xã hội dân sự có tổ chức là các thử nghiệm quý giá. Chúng sẽ giúp để làm tăng tính chính đáng thực sự của các minipublic nhưng cũng, thực chất hơn, để kiểm tra sự hiểu biết người dùng thực tiễn, lẽ thường, và know-how chính trị có thể thụ phấn chéo như thế nào. Như chúng ta đã thấy, một số tăng lên của các thử nghiệm đang kết hợp các minipublic và các dụng cụ của nền dân chủ trực tiếp. Chúng dựa vào một paradigm khác đáng kể với các quan điểm phản đối cái sau cho nền dân chủ thảo luận cân nhắc, và chúng hiểu rằng các cơ quan được chọn ngẫu nhiên có thể phục vụ như một echo chamber (phòng tiếng vang) cho tài chuyên môn-đối lại (counter-expertise) và công luận được huy động. Là thiết yếu để nhận ra rằng nền dân chủ nhận thức không thể chỉ dựa vào lẽ thường và sự hiểu biết thực tiễn của nhiều người. Nó cũng phải dành không gian cho sự hiểu biết chính trị của các nhà hoạt động và tài chuyên môn-đối lại của các NGO, mà là cần thiết để làm cân bằng (trung hòa) tài chuyên môn được các nhóm lợi ích chi phối trong xã hội, và nhất là các công ty tư bản đề xuất.

Vượt xa hơn sự Đồng thuận

Các lý lẽ này chống lại sự rút thăm, mà chồng gối với vấn đề chính trị hóa các hội nghị công dân như được thảo luận trong Chương 4, lại xuất hiện khi tranh luận về bản chất của sự đồng thuận. Chính trong chừng mực chúng kêu gọi lương tri và sự hiểu biết thực tiễn mà bồi thẩm đoàn xét xử được yêu cầu để đạt các quyết định một cách nhất trí hay, trong một số nước, với một đa số đủ tiêu chuẩn mạnh. Cùng đòi hỏi khá thường xuyên được áp dụng cho các bồi thẩm đoàn công dân và các hội nghị đồng thuận. Trong các trường hợp đó, mục tiêu là để tránh tách nhóm thành một đa số và một thiểu số bằng phương tiện bỏ phiếu, thay vào đó để khiến tất cả những người tham gia lắng nghe lẫn nhau và đạt một sự hiểu biết chung.

Ý tưởng rằng đồng thuận (consensus) là chân trời cần thiết của sự thảo luận cân nhắc được Jürgen Habermas lý thuyết hóa. Trong cuốn Between Facts and Norms (1996), Habermas cho rằng sự đồng thuận phải được hiểu theo nghĩa hẹp nhất của nó, như một thỏa thuận chung đạt được về một vấn đề cho trước vì cùng các lý do. Điều này vượt xa hơn rất nhiều định nghĩa Rawlsian về “sự đồng thuận chồng gối,” nơi đạt được một thỏa thuận về các nguyên tắc chung theo các lý do mà có thể thay đổi từ người này sang người khác (Habermas 1995; Rawls 1995). Cả hai quan điểm đã bị phê phán, vì hầu hết những người bênh vực sự thảo luận cân nhắc dân chủ thích ý tưởng về “sự bất đồng ý kiến (dissensus) thảo luận cân nhắc” hơn, trong đó tất cả các bên của cuộc thảo luận làm rõ các lý lẽ riêng của họ và lắng nghe các lý lẽ của những người khác – mà không là cùng thứ như việc chia sẻ chúng. Philippe Urfalino đã thêm rằng trong thế giới thực, khi đạt được đồng thuận, nó thường xuyên nhất là bề ngoài, và thực ra chỉ là một “sự không phản đối,” nơi những người trong thiểu số từ chối dùng quyền phủ quyết của họ (Urfalino 2014). Tất nhiên, một số chủ đề được các bồi thẩm đoàn đề cập là khá cụ thể để dẫn đến sự thỏa thuận rộng. Là dễ để đạt sự đồng thuận về sự phạm tội hay sự vô tội của một cảnh sát da trắng bị buộc tội tấn công trong một khu dân cư bị thiệt thòi, hơn là để đạt một sự đồng thuận về cách chung mà theo đó cảnh sát được tổ chức hay các biện pháp có thể cải thiện Phúc lợi trong các vùng giai cấp lao động. Cũng thế là dễ để đồng ý về một hình mẫu giao thông mới trong một thị trấn cỡ vừa hơn là về vai trò của các xe hơi trong xã hội như một toàn thể. Không thể phủ nhận rằng sự đồng thuận bề ngoài có thể trao trọng lượng lớn hơn cho một quyết định, cũng như một ý nghĩa mạnh của tính vô tư; mục tiêu của sự đồng thuận có vài hiểm họa lớn, tuy vậy.

Các cơ quan được chọn ngẫu nhiên không nên được đặt vào cùng loại như “các nhóm đồng hệ (affinity group)” xã hội dân sự mà hoạt động với sự đồng thuận, vì chúng dính líu đến việc nêu một ý kiến hay đưa ra một quyết định ràng buộc nhân danh xã hội như một toàn thể (Urfalino 2021). Tương tự, chúng rất khác với các cơ quan lai bị quy giản thành không đối lập bởi bản chất hỗn tạp của những người có lợi ích liên quan của chúng, như với vấn đề quản trị Internet, chẳng hạn (Cardon 2010; Aguiton and Cardon 2007). Khi chúng nhắm tới sự nhất trí, các cơ quan được chọn ngẫu nhiên đối mặt với hai rủi ro. Thứ nhất, kết cục của sự thảo luận cân nhắc sẽ thường gây thất vọng: Nó sẽ là quá phải chăng, đại diện mẫu số chung thấp nhất, và thường chỉ tóm tắt sự đồng thuận lỏng lẻo mà tồn tại rồi giữa các chuyên gia. Thứ hai, sự đồng thuận sẽ đạt được với cái giá cung cấp sự lựa chọn lớn hơn giữa các lựa chọn thay thế xã hội và chính trị cốt yếu. Nó thậm chí có thể che giấu sự thực rằng một lựa chọn thay thế được ưa thích ngầm định hơn lựa chọn thay thế khác. Về khía cạnh này, là hữu ích để so sánh Conseil Constitutionnel (Hội đồng Hiến pháp) Pháp hay Corte Costituzionale (Tòa án Hiến pháp) Italia với Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, Tòa án Âu châu về các Quyền con người, hay Tòa án Hiến pháp Đức. Trong khi hai cơ quan đầu đưa ra các phán quyết có vẻ nhất trí, ba cơ quan sau cho phép các thẩm phán công bố các ý kiến thiểu số và các động cơ pháp lý bất đồng. Chi tiết này có tính quyết định trong việc nâng cao luật học hiến pháp trên tài chuyên môn pháp lý. Một phán quyết của một tòa án hiến pháp không phải là sự tuyên bố về một sự thật không ai có thể xâm phạm: Nó chỉ là một yếu tố, dù rõ ràng là một yếu tố cốt yếu và rất cụ thể, trong một tranh luận chính trị và triết lý giữa các thẩm phán, các thẩm phán khác, các đại diện chính trị, các chuyên gia, và các công dân thường về các quyền căn bản và các nguyên tắc của trật tự xã hội hiện tồn. Từ quan điểm này, các minipublic hoạt động theo các đường lối giống Tòa án Tối cao Mỹ là năng động hơn, vì chúng là các dụng cụ tranh luận hợp lý về các lựa chọn thay thế được đưa ra. Mục tiêu là để mở rộng mẫu số chung thấp nhất càng nhiều càng tốt bằng việc gạt bỏ các lý lẽ tồi hay các tin giả (fake news), bằng việc cải thiện mức hiểu biết, và bằng các lý lẽ có sắc thái. Chúng cũng hoạt động để giải thích từ điểm nào các giải pháp khả dĩ khác nhau là có thể, để làm rõ các lựa chọn tiềm năng này, và để hiểu nếu có thể đạt một đa số đơn giản, đủ tiêu chuẩn, hay thậm chí áp đảo về một đề xuất (hay về một sự kết hợp của các đề xuất ban đầu khác nhau) – hay liệu minipublic vẫn trong một sự bế tắc, như các bồi thẩm đoàn nhân dân bị treo đôi khi bế tắc hay không.

Một mối nguy hiểm khác của mệnh lệnh đồng thuận là nó trao sự tin cho các lý lẽ cực đoan nào đó, theo đó các minipublic thảo luận cân nhắc sẽ không thể tránh khỏi là phần hữu cơ của bộ máy thể chế và như thế không có khả năng tác động đến những sự biến đổi chính trị và xã hội thật. Tất nhiên, luôn luôn có mối nguy hiểm rằng bất kể nền dân chủ tham gia hay nền dân chủ thảo luận cân nhắc được thể chế hóa nào sẽ không đáp ứng được tất cả các kỳ vọng gắn vào nó, và trong quá trình hạ các công dân thành những người tiêu dùng am hiểu (well-informed) – đấy thực ra đã là cách tiếp cận được Tony Blair bênh vực ở Vương quốc Anh vào đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt. Chắc chắn, là tốt hơn rằng các công chức không mất sự quan tâm đến nhân dân mà họ phục vụ, và rằng một văn hóa đánh giá nên lan rộng khắp khu vực công như một toàn thể. Trong việc kêu gọi đầu vào hay sự kiểm soát của những người dùng hơn là dựa vào chỉ các đánh giá nội bộ mang tính thứ bậc và việc biến các công dân thành các khách hàng thị trường, tuy vậy, sự hiện đại hóa tham gia (participatory modernization) có thể đưa ra một con đường khác với Quản lý Công Mới và sự ủng hộ của nó cho chủ nghĩa khai phóng mới (Sintomer, Herzberg and Röcke 2016). Nếu giả như chúng chỉ đóng góp cho sự hiện đại hóa quản lý công và sự thực hiện các chính sách công, tuy vậy, các minipublic sẽ trong mối hiểm nguy đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các vấn đề quan trọng nhất. Đấy là hướng được các chính trị gia hậu thuẫn sự rút thăm nào đó ủng hộ. Trong sự biện minh cổ điển của nền dân chủ đại diện, chính vì chỉ các nhà lãnh đạo được bàu mới có thể xác định một cách hợp pháp lợi ích chung mà họ hưởng một độc quyền đối với sự ra quyết định chính trị. Trong nhiều kinh nghiệm thảo luận cân nhắc, các đường viền của độc quyền này bị mờ đi, nhưng các minipublic có một phạm vi nhỏ. Chúng chỉ tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề thứ yếu theo một cách thuần túy tư vấn, hoạt động như các nhóm tiêu điểm được hợp lý hóa thảo luận các giá trị của các lựa chọn nổi trội nhất. Sự phân công lao động này giống sự phân công lao động được Hegel quan niệm trong phần ba đầu tiên của thế kỷ thứ mười chín về các bồi thẩm đoàn; theo Hegel, công dân thường nên có khả năng quyết định về các vấn đề cá biệt nhưng các vấn đề “phổ quát” sẽ được dành cho nhà nước quyết định.

Ranh giới này giữa chính trị và xã hội dân sự vẫn bị tranh cãi, tuy vậy, và như Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu cho thấy, những người tham gia thường đòi quyền lực lớn hơn một khi quá trình đang diễn ra, thách thức sự độc quyền chính trị của các nhà lãnh đạo được bàu và đảng chính trị rộng hơn. Điều này cũng là thế khi các minipublic được tổ chức từ dưới và đòi một hình thức chính đáng cạnh tranh với hệ thống chính trị thể chế. Một số thử nghiệm dựa vào các thủ tục mà gồm sự bỏ phiếu tại điểm nào đó, nhằm để đạt các đa số và các thiểu số rõ ràng về các vấn đề được nói đến. Trong tương lai các minipublic, vì thế, nên được bao gồm như phần của một cải cách có tính hệ thống rộng hơn của các hệ thống dân chủ.

DÂN CHỦ HÓA DÂN CHỦ: MỘT VIỄN CẢNH HỆ THỐNG

Việc chuyển từ chủ đề (tương đối) không gây tranh cãi về các minipublic tới chính trị quần chúng và hệ thống chính trị ngụ ý một phân tích toàn diện hơn. “Bước ngoặt có hệ thống” của lý thuyết dân chủ thảo luận cân nhắc chính xác đã thử phát triển một sự hiểu rộng hơn về vai trò của sự thảo luận cân nhắc trong các định chế khác nhau, thay vì tập trung chủ yếu vào các minipublic. Tuy vậy, như chúng ta đã lưu ý trước, nó đã dựa vào một tầm nhìn ngây thơ về xã hội. Một cách tiếp cận thực tế có hệ thống không thể hạ nền dân chủ xuống sự thảo luận cân nhắc, ngay cả khi chúng ta rời khỏi phương trình Habermasian về sự thảo luận cân nhắc bằng sự tranh luận (cho các quan điểm khác một phần, xem Pilet, Bedock, and Vandamme 2021; Berger et al. 2020). Hơn nữa, ngược với các quan điểm Rawlsian, các tòa án tối cao không phải là mô hình hay nhất để hình dung nền dân chủ là hoặc nên là gì. Các sử gia như Josiah Ober, mà nhấn mạnh tầm quan trọng của nền dân chủ nhận thức, cũng nhấn mạnh rằng ở Athens, các công dân đã hợp tác nhưng cũng đã cạnh tranh, thường đấu tranh vì quyền lực và bảo vệ hay chiến đấu chống lại các hệ thứ bậc thực tế và pháp lý. Chúng ta đã thấy trong Chương 1 rằng các chế độ chính trị hiện thời là các hệ thống hỗn hợp, một phần dân chủ và một phần đầu sỏ, hệt như tất cả “các nền dân chủ” đã tồn tại suốt lịch sử. Tuy vậy, tình trạng hiện thời của các nền dân chủ khai phóng là khá u ám. Các quan hệ thống trị đều mang tính cấu trúc; phương thức phát triển tư bản chủ nghĩa đã hoàn toàn làm mất ổn định hành tinh và hệ thống bầu cử không được thiết kế để giải quyết các thách thức có quy mô này. Chính trị thường bị quy về các cuộc đấu tranh quyền lực nhỏ và giai cấp chính trị bây giờ phần lớn bị mất tín nhiệm trong con mắt của các công dân. Nhà nước-quốc gia, cung cấp khung khổ cho sự phát triển của nền dân chủ, đã bị toàn cầu hóa làm yếu đi; ảnh hưởng cốt yếu của các công ty xuyên quốc gia, các thị trường tài chính, và các tổ chức kỹ trị đang tạo ra sự phản ứng dữ dội hậu-dân chủ và độc đoán. Các lý lẽ chuẩn tắc được trao đổi trong một cuộc trò chuyện hòa nhã sẽ là không đủ để thuyết phục các elite để chuyển đổi sang nền dân chủ và công lý xã hội hay sinh thái. Những thay đổi phải xảy ra là khổng lồ, và thậm chí cách mạng, mặc dù các cuộc cách mạng sắp tới sẽ không giống các cuộc khởi nghĩa vũ trang của quá khứ, nhưng trông giống “các cuộc cách mạng mạng lưới (network revolutions)” của sự giải phóng phụ nữ và phong trào #MeToo.

Bốn Vai trò: nêu Ý kiến, Giám sát, Phán xử, Lập pháp

Nhìn vào khủng hoảng đại diện hiện thời, kể cả đường vòng lịch sử và xã hội học của chúng ta về sự dùng chính trị của sự rút thăm và những suy ngẫm lý luận hơn của chúng ta về vì sao nó đã có thể tái xuất hiện trong vài thập niên qua, có vẻ rằng sự phát triển theo hàm số mũ hiện thời của các cơ quan được chọn ngẫu nhiên là nhiều hơn chỉ một mốt nhất thời thoáng qua. Nó nói về cái gì đó căn bản hơn. Mặc dù nó vẫn chỉ có được sự ủng hộ thiểu số, nó đáng được phát triển thêm. Chúng ta có thể hình dung thế nào vai trò của các cơ quan được chọn ngẫu nhiên, chí ít trong các nền dân chủ khai phóng của phương Bắc Toàn cầu? Chúng ta chỉ có thể phác họa một mô hình ướm thử, vì các thử nghiệm mới không nghi ngờ gì sẽ mở rộng hết sức phạm vi của sự thực hành và tạo ra vấn đề thêm cho sự suy ngẫm lý luận. Không có và sẽ chẳng bao giờ có một mô hình hoàn hảo, nên được dùng trong mọi khung cảnh: Các đổi mới dân chủ luôn luôn được lai và bị ảnh hưởng hết sức của khung cảnh và các sự phụ thuộc con đường. Vì thế, chúng tôi sẽ đề xuất một chân trời hơn là một tiêu chuẩn cứng nhắc phải theo trong mọi trường hợp.

Ít nhất bốn lựa chọn tiềm năng có vẻ đáng thảo luận, mà tương ứng với bốn chức năng khác nhau mà các dụng cụ rút thăm đã thực hiện suốt lịch sử. Đấy là: nêu ý kiến và đề xuất; giám sát và đánh giá; phán xử; và lập pháp. Khi phân tích một cách có hệ thống bốn đại lộ khác nhau này, ba tham số nên được tính đến: tầm quan trọng thay đổi của tính vô tư phụ thuộc vào các vấn đề được nói đến; liệu các vấn đề này liên quan đến các vấn đề cụ thể hay đến các chủ đề tổng quát hơn; và liệu chúng đối phó với ngắn hạn hay dài hạn. Trong tất cả các trường hợp này, là sống còn để thể chế hóa thực hành của các minipublic được chọn ngẫu nhiên, và để làm cho sự tồn tại của chúng là ràng buộc về mặt pháp lý, sao cho chúng không phụ thuộc chỉ vào sự đồng bóng của những người nắm quyền. Chỉ khi đó chúng sẽ có khả năng để hoạt động theo một cách tự trị, được lợi từ một sự cân bằng quyền lực thật, và mang lại những sự biến đổi mà không chỉ làm lợi cho các (nhóm) đặc lợi hiện có.

Nêu ý kiến và đề xuất. Làn sóng thứ nhất của các minipublic về cơ bản đã tìm kiếm sự trình bày rõ các ý kiến được khai sáng có khả năng đưa ra lời khuyên tư vấn cho các nhà chức trách được bàu và công chúng rộng hơn. Sự nổi lên của một công luận mà là khác với dư luận được các cuộc thăm dò truyền thống trình bày quả thực là một vấn đề quan trọng, nhưng nó cần được trao phạm vi lớn hơn và được liên kết mật thiết hơn với quá trình ra quyết định, sao cho nó không vẫn là “chỉ sự nói suông” (để dùng một thành ngữ miệt thị phổ biến giữa các công dân dính líu đến quá trình tham gia). Mục tiêu nên là để tăng số các bồi thẩm đoàn công dân và các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc bằng việc tăng cường môi trường pháp lý cho một tranh luận công khai xảy ra trước khi các quyết định lớn được đưa ra. Ngoài ra, các nhà chức trách thích hợp nên được yêu cầu để cho một báo cáo chính xác về các khuyến nghị của các cơ quan tư vấn này được hợp nhất như thế nào vào các chính sách công của chúng, hay, ở nơi thích hợp, để phác họa các lý do vì sao một số khuyến nghị bị bác bỏ. Mỗi minipublic nên được triệu tập lại sau đó để đánh giá các đề xuất của nó được tính đến như thế nào và liệu kết cục có vẻ thỏa mãn hay không. Đấy là một điểm cốt yếu nếu sự tư vấn phải vượt qua một “hình ảnh chính trị” thuần túy không có kết quả thực tiễn. Trong các vùng và các nước mà công nhận sáng kiến công dân, các bồi thẩm đoàn công dân được yêu cầu thảo luận các đề xuất và cung cấp các đánh giá mà được gửi cho tất cả các công dân trước khi một sự bỏ phiếu diễn ra, một ví dụ là Xem xét Sáng kiến Công dân Oregon. Các panel của công dân được chọn ngẫu nhiên cũng có thể làm việc mật thiết với các đại diện được bàu và xã hội dân sự có tổ chức, như là thế với Hội nghị EU về Tương lại của châu Âu (2020–2021) hay các panel công dân của Hội đồng Kinh tế, Xã hội, và Môi trường Pháp. Để bảo đảm rằng các kinh nghiệm so sánh được, các thực hành tốt được chia sẻ, và các lỗi trước được tránh, các quỹ quốc gia và xuyên quốc gia và/hoặc các nhà chức trách công độc lập cho nền dân chủ tham gia và nền dân chủ thảo luận cân nhắc nên được thiết lập để giám sát và hỗ trợ các thử nghiệm phân tán. Chúng cũng nên có nhiệm vụ tổ chức thường xuyên các minipublic được chọn ngẫu nhiên hay các hội nghị (hội đồng) công dân, tương tự như Hội đồng Công nghệ Đan mạch.

Giám sát và đánh giá. Nếu các minipublic vẫn ở mức tư vấn, chúng sẽ không có khả năng giải quyết đầy đủ khủng hoảng tính chính đáng của hệ thống chính trị và giúp bảo đảm sự dân chủ hóa của nó. Các minipublic phải được trao quyền. Một số nên được trao vai trò giám sát và đánh giá. Như lịch sử chứng tỏ dư dả, sự rút thăm có thể đặc biệt chính đáng về mặt này, như nó có thể được dùng để nuôi dưỡng tính vô tư. Các trung tâm giám sát nên trở thành bắt buộc trong mọi nhánh công vụ, để xác minh mức độ các trung tâm giám sát giải quyết các đòi hỏi và lời phàn nàn của công chúng. Các trung tâm này nên có quyền tiếp cận các tài liệu, và quyền cả để đánh giá các dịch vụ được chào và để chất vấn các quan chức công. Các bộ được đánh giá nên được yêu cầu để trả lời cho những đánh giá này. Khi so sánh với các khảo sát sự hài lòng hiện có, các trung tâm giám sát này sẽ có lợi thế lớn về cho phép sự thảo luận cân nhắc hơn là chỉ đơn thuần ghi lại các ý kiến cá nhân. Chúng sẽ gồm một phần các đại biểu từ các hiệp hội người dùng và một phần những người dùng được chọn bằng thăm. Chúng sẽ là một bước lớn trong quá trình hiện đại hóa hành chính, cũng như một công cụ có thể khuyến khích quá trình đó tiếp tục.

Song song, và theo bước chân của các thử nghiệm được tiến hành ở vùng Poitou-Charentes giữa 2004 và 2014 (Flamand 2011), các bồi thẩm đoàn công dân phân tán nên trở thành bắt buộc cho sự đánh giá công khai về các chính trị gia được bàu tôn trọng tốt thế nào các lời hứa bầu cử của họ. Các bồi thẩm đoàn này, mỗi jury tập trung vào một lĩnh vực hoạt động công, nên họp hai lần trong một thời kỳ giữ chức. Cuộc họp đầu tiên, được tổ chức không lâu sau bầu cử, sẽ đánh giá các ưu tiên chính sách. Cuộc họp thứ hai, được tổ chức giữa chừng hay trong năm trước khi chấm dứt nhiệm kỳ (đủ muộn để rút ra những kết luận thích hợp, nhưng không muộn đến mức chúng bị cuốn vào cuộc vận động bầu cử) sẽ xem xét thành tích của các quan chức được bàu về các mục tiêu đã tuyên bố của họ. Các cuộc điều trần sẽ được tổ chức với các chính trị gia nắm quyền, các đảng đối lập, các NGO liên quan, và các chuyên gia về các vấn đề được nói đến. Các bồi thẩm đoàn sẽ được kỳ vọng để đệ trình một báo cáo công dân công khai vào cuối quá trình. Ở đây lại lần nữa, mục tiêu sẽ ít để đạt sự đồng thuận hơn là để hình thành các phán xét hợp lý; ở nơi phù hợp, các quan điểm thiểu số sẽ cũng được công bố.

Phán xử. Các đức hạnh của tính vô tư gắn với các cơ quan được chọn ngẫu nhiên cũng nên khuyến khích sự phục hồi phương pháp này trong các trường hợp nơi tầm quan trọng của tính trung lập và sự công bằng là cốt yếu. Điều này nên là thế bên trong lĩnh vực tư pháp ở các nước không sử dụng bồi thẩm đoàn xét xử hay đã từ bỏ sự dùng chúng. Ví dụ, vào cuối các năm 2000, Nhật Bản đã lại đưa bồi thẩm đoàn xét xử vào với một quan điểm để “nhân đạo hóa” nhánh tư pháp của nó bằng phương tiện phán xử ngang hàng vô tư.

Cũng đến lúc để làm sống lại ý tưởng được Pierre Leroux đưa ra đầu tiên trong 1848: Sự tạo ra một Tòa án Nhân dân với quyền hạn để phán xử các vụ án chính trị, các sự vi phạm các luật báo chí, các sự vi phạm chống lại an ninh quốc gia, và các trường hợp tham nhũng giữa các chính trị gia được bàu. Các vụ bê bối khác nhau đã làm xói mòn rất nhiều sự đáng tin của chính trị, kích động ý tưởng rằng “tất cả bọn chúng đều là một lũ thối nát.” Nhiều chính trị gia đã hành xử cứ như họ ở trên luật pháp. Vì sao không thử củng cố chính trị bằng việc bắt họ bị các công dân thường xét xử khi điều đó là sự cần thiết đáng tiếc? Benjamin Constant đã nhận xét rồi, trong các năm 1820, các rủi ro vốn có đối với các vụ xử chính trị, và vì sự chính trị hóa tư pháp là một vấn đề thật sự, sự chọn bằng bốc thăm sẽ là bảo đảm tốt nhất của tính vô tư trong những vấn đề như vậy. Không ai, ngay cả những người đứng đầu nhà nước, được ở trên luật pháp. Thế nhưng, trong một số nước, có một sự miễn cưỡng có thể hiểu được để thấy một tổng thống hay một thủ tướng bị một tòa án gồm các dân biểu quốc hội luận tội, vì những người này có thể hành động vì các động cơ đảng phái – như quả thực các tòa án tối cao có thể, một thực tế được các vụ minh họa trong các thập niên vừa qua ở Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, và Brazil. Tương tự, mặc dù sự miễn trừ nghị sĩ ngày nay đe dọa để trở thành một sự cản trở tiến trình công lý bình thường và khiến các công dân cảm thấy rằng các thành viên quốc hội có thể thoát khỏi bất cứ điều gì, về truyền thống nó đã cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho cơ quan lập pháp chống lại áp lực từ hai nhánh khác của chính phủ. Việc ban cho một Tòa án Nhân dân, được các thẩm phán chuyên nghiệp hỗ trợ, thẩm quyền xét xử tổng thống, các bộ trưởng, các công chức cấp cao, hay các thành viên quốc hội sẽ là đảm bảo khả dĩ tốt nhất về tính trung lập, và đồng thời nó có thể tái khẳng định một nguyên tắc cơ bản của luật trị (rule of law).

Các panel công dân cũng nên được tích hợp vào sự hoạt động của các cơ quan điều tiết và giám sát, ở mức cả quốc gia và Âu châu. Để nêu chỉ một ví dụ, ủy ban những người có lợi ích liên quan của Cơ quan Hóa chất Âu châu (ECHA), mà ban các giấy phép tiếp thị cho các sản phẩm hóa chất, hiện thời bị các nhóm công nghiệp chi phối. Trọng lượng của các NGO sinh thái, các công đoàn, và các hiệp hội người tiêu dùng nên được nâng cao mạnh mẽ, và một panel công dân được chọn ngẫu nhiên nên tham gia trong ủy ban những người có lợi ích liên quan. Trong “xã hội rủi ro” của chúng ta, dân chủ hóa các lựa chọn công nghệ nên là vấn đề cần được bàn luận, và những người dân thường nên tham gia vào các cơ quan như vậy.

Một đại lộ khác đáng khai thác sẽ hoạt động ở mức cộng đồng. Thử nghiệm Berlin với các bồi thẩm đoàn công dân khu dân cư trong các năm 2000 có thể được khái quát hóa. Các bồi thẩm đoàn này có khả năng ra quyết định nhanh và không quan liêu trên cơ sở sự hiểu biết của các công dân. Điều này sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong sự trao quyền cho cộng đồng. Mô hình Berlin, nơi jury một phần được rút từ những người tích cực nhất trong cộng đồng và một phần được rút thăm, chắc chắn là mô hình để noi theo. Sự tạo ra các cơ quan như vậy sẽ không tự động đòi hỏi một sự thay đổi đột ngột trong hiến pháp. Nếu các chính quyền địa phương cam đoan theo các quyết định của các bồi thẩm đoàn bên trong giới hạn thẩm quyền luật định của chúng và các ràng buộc pháp lý hiện hành, việc này là đủ để cho các bồi thẩm đoàn một vai trò ra quyết định có hiệu lực. Tuy vậy, trong trung đến dài hạn, mức độ thể chế hóa nào đó sẽ trở nên cần thiết. Các sáng kiến khác nhau có thể khuyến khích sự thay đổi này: Các định chế quốc gia hay bang có thể đề xuất một cách có hệ thống thêm một số tiền một triệu euro trên jury công dân cho các dự án chúng tài trợ. Thử nghiệm Berlin, và luật về sự tham gia được thông qua ở Tuscany trong 2006–2007 tiếp sau một quá trình mở rộng kể cả các cuộc họp điện tử thị trấn và một cử tri đoàn được chọn ngẫu nhiên của các công dân đã là hai bước sơ bộ theo hướng này. Theo cách này, sự chọn bằng bốc thăm nên được cổ vũ như một phương tiện vượt quá địa phương và giải quyết các vấn đề quy mô trong lập ngân sách tham gia.

Lập pháp. Cuối cùng, hệ thống dân chủ của chúng ta cần các quyền lực đối trọng mà cho các công dân thường trọng lượng lớn hơn so với các đại diện chính trị và bộ máy nhà nước, mà có một xu hướng tự nhiên để trở nên tự trị khỏi nhân dân mà họ phụ thuộc vào theo lý thuyết (Balibar 1998). Các minipublic được chọn ngẫu nhiên là một cách khác để hiện thân nhân dân. Chúng không nên hoạt động chỉ bên trong các hạn chế nghiêm ngặt do Hegel áp đặt lên việc những người dân thường thực hiện quyền lực. Một lựa chọn tham vọng, đòi hỏi những thay đổi thể chế sâu sắc và một sự thay đổi trong sự cân bằng của chính thể, sẽ gồm việc tạo ra một viện quốc hội hoàn toàn mà gồm các cá nhân được chọn bằng thăm. Dưới các vỏ bọc khác nhau, các đề xuất theo hướng này đã được khởi xướng trong các năm 1970 (Mueller, Tollison, and Willet 1972, pp. 57–68) và đã sinh sôi nhanh kể từ các năm 2000, ở cả mức quốc gia (Sutherland 2004; Bourg et al. 2011) và mức EU (Schmitter and Trechsel 2004; Buchstein 2009). Trong nhiều nước, bắt đầu với Vương quốc Anh, thượng viện là một tàn dư không đáng mong muốn của thời khi hành động lập pháp đã phải được chia giữa dân thường và tầng lớp quý tộc. Các viện kiểu này không còn bất kể lý do thuyết phục nào để tồn tại nữa. Chúng, đúng là, có áp dụng “các kiểm tra và công bằng” với hạ viện, nhưng chúng làm vậy vì các lý do cổ xưa. Chúng có thể được thay thế bởi một viện được chọn ngẫu nhiên. Trong các nước liên bang, nơi sự phân bổ quyền lực cân bằng hơn rồi, một viện thứ ba có thể được lập ra.

Từ các Minipublic đến cơ quan Lập pháp rút Thăm

Sự sáng chế ra nhà nước phúc lợi trong các thế kỷ thứ mười chín và hai mươi đã là do cố gắng của nhiều diễn viên cạnh tranh: phong trào lao động cách mạng và các chính khách như Thủ tướng Đức Otto von Bismarck, các giáo hội mà đã muốn sự đoàn kết lớn hơn, và các doanh nhân muốn bán các sản phẩm của họ cho những người lao động của họ. Sự quay lại của sự rút thăm với chính trị có thể đi theo một con đường tương tự. Các NGO cấp cơ sở, các phong trào xã hội, và các blogger đã đều bắt đầu đòi lại sự rút thăm như một thủ tục chọn chính trị khả thi. Họ đã phát hiện các học giả làm việc về lý thuyết dân chủ, các doanh nhân và các nhà khoa học chán ghét tham nhũng và các trò chơi chính trị ngắn hạn, và các chính trị gia tìm kiếm một cách khác để làm việc. Những người Cổ xưa đã nghĩ rằng một chính phủ hỗn hợp có thể kết hợp các đức hạnh của nền dân chủ, chế độ quý tộc, và nền quân chủ. Một cơ quan lập pháp gồm các công dân được chọn ngẫu nhiên có thể trở thành một phần của một loại chính phủ hỗn hợp mới mà sẽ kết hợp sự thảo luận cân nhắc dân chủ với nền dân chủ trực tiếp, tham gia, và đại diện.[10] Khi liên kết với những thay đổi xã hội, kinh tế, và sinh thái, sự kết hợp mới này có thể được hiểu như phần của một diễn biến dân chủ triệt để, sự dân chủ hóa có hệ thống của nền dân chủ. Tập trung vào một viện rút thăm và dựa vào các bài học từ cả hai làn sóng thử nghiệm rút thăm, chúng ta sẽ kết thúc bằng việc nêu bật vài trong số các đặc tính then chốt mà loại cơ quan này nên có.

Cơ quan lập pháp rút thăm trao quyền cho một mặt cắt ngang hợp lý của nhân dân, không phải cho toàn thể công dân. Thiết kế thể chế của nó nên tính đến đặc điểm cốt yếu này. Ngoài ra, kinh nghiệm cho thấy rằng các minipublic được chọn ngẫu nhiên không làm việc rất tốt khi chúng giải quyết các chủ đề chung mà không có thời gian để thực sự đào sâu sự hiểu biết của chúng về vấn đề. Có lẽ giải pháp phải được tìm thấy trong mô hình được Cộng đồng nói tiếng Đức của Bỉ hay thành phố Paris đề xuất: Tức là, một hội đồng công dân thường trực mà nhiệm vụ chủ yếu của nó là để quyết định khi nào để tổ chức các panel công dân về các chủ đề cụ thể? Hay sẽ được ưa thích hơn, thay vào đó, để đi theo tiền lệ của tòa án Athen cổ xưa và để rút ngẫu nhiên một hội đồng khoảng 6.000 người, và tách nó thành các bồi thẩm đoàn nhỏ hơn mỗi lần nó họp để thảo luật một vấn đề cụ thể? Hay, sẽ còn tốt hơn để có một hội đồng công dân thường trực mà hoạt động như một minipublic thống nhất và giải quyết tất cả các vấn đề (hay ít nhất các vấn đề thuộc trách nhiệm của nó) (Owen and Smith 2019; Gastil and Wright 2019a)? Hai lựa chọn đầu tiên có vẻ thích hợp hơn hiện nay, nhưng bất luận giải pháp là gì, một hội đồng loại này nên hoạt động cả trong các phiên toàn thể và các ủy ban. Các thành viên của nó sẽ được trả lương ở mức của các dân biểu và các thượng nghị sĩ ngày nay (ít nhất trong thời kỳ khi họ họp trong trường hợp hai lựa chọn thay thế sau cùng được nhắc đến). Họ sẽ nhận được một năm huấn luyện trong lĩnh vực lựa chọn của họ, và sẽ có sự tiếp cận đến các trợ lý, thông tin, và tài liệu so sánh được với các thứ sẵn có cho các viện hiện có.

Phạm vi hoạt động, các quyền hạn của một viện được chọn ngẫu nhiên sẽ là gì? Theo định nghĩa, lập pháp có nghĩa là xử trí các vấn đề chung liên hệ với lợi ích chung, hơn là đưa ra một phán xét cụ thể về một vấn đề cá biệt. Vượt quá ranh giới Hegelian nên được biện minh cẩn trọng, theo hai tiêu chuẩn khác nhau và cạnh tranh bằng cách nào đó. (1) Tính vô tư. Lịch sử cho thấy rằng sự chọn bằng bốc thăm có một lợi thế rõ ràng hơn các hình thức chọn khác, kể cả các cuộc bầu cử, khi bắt buộc phải đảm bảo tính vô tư. Trong các nền dân chủ hiện đại, các quan chức được bàu, các chuyên gia, và các lobby có một xu hướng mạnh để bảo vệ các lợi ích đặc biệt của họ. Ngược lại, cơ quan lập pháp rút thăm sẽ cho phép tuyển mộ các cá nhân không đảng phái, không có các lợi ích sự nghiệp để bảo vệ. Ngoài ra, các quy tắc thủ tục thảo luận cân nhắc sẽ khuyến khích việc ra quyết định mà nói chung đại diện lợi ích công cộng. (2) Một hình thức khác của sự đại diện chính trị. Chúng ta đã thấy rằng các minipublic tạo thành một hình thức khác của sự đại diện chính trị, một hình thức mà đặc biệt quý giá khi thảo luận các vấn đề dài hạn, như các thế hệ tương lai và các thực thể không con người không thể bỏ phiếu. Cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp có các hạn chế quan trọng về mặt này, và cơ quan lập pháp rút thăm có thể đại diện một lựa chọn thay thế có giá trị. Tuy vậy, vì các quyết định phải được đưa ra có thể có các hệ lụy kinh tế, xã hội, văn hóa, và và thậm chí siêu hình sâu sắc, một cơ quan lập pháp công dân không thể tự cho là trung lập và nên thừa nhận chiều chính trị của riêng nó. Bất chấp các thiếu sót khác nhau của nó, Hội nghị Công dân Pháp vì Khí hậu đã cho thấy tiềm năng của một định chế như vậy.

Đấy là vì sao một viện được chọn ngẫu nhiên nên có bốn trách nhiệm chính. Trách nhiệm thứ nhất sẽ là để triệu tập các minipublic được chọn ngẫu nhiên về các chủ đề cụ thể. Thứ hai sẽ là để xác định các quy tắc chính trị. Như học được ở British Columbia, một viện như vậy phải có luật bầu cử trong thẩm quyền của nó để trách trao quyền lực cho đảng đa số để thay đổi các quy tắc bầu cử thiên vị cho nó. Thứ ba, một viện được chọn ngẫu nhiên nên thảo luận các vấn đề hết sức gây tranh cãi khi các lựa chọn rõ đã được xác định trước và một quyết định đơn giản phải được đưa ra, như đã là thế cho hôn nhân đồng-giới hay sự phá thai ở Ireland. Cuối cùng, một viện như vậy nên lập pháp vào tương lai, đặc biệt về các vấn đề sinh thái. Như đã là thế ở Iceland, viện này nên cũng dính líu đến cải cách hiến pháp, như các thượng viện nói chung dính líu đến ngày nay. Tính vô tư sẽ đóng một vai trò cốt yếu liên quan đến trách nhiệm thứ hai, trong khi loại đại diện chính trị khác được ngụ ý bởi trách nhiệm thứ tư; hai trách nhiệm khác sẽ nằm đâu đó ở giữa.

Về các trách nhiệm khác nhau này, quyền lực của viện rút thăm sẽ là gì? Các minipublic được triệu tập về các vấn đề cụ thể có thể có các mức quyền lực khác nhau. Khi thảo luận các quy tắc chính trị, các quyết định của viện nên là ràng buộc. Về các vấn đề hết sức tranh cãi, các đề xuất của viện có thể được đệ trình cho một trưng cầu dân ý nhằm để tăng tính chính đáng của chúng: Cho mục đích này, sự kết hợp của một Hội nghị Công dân và nền dân chủ trực tiếp có vẻ hứa hẹn. Cuối cùng, viện được chọn ngẫu nhiên sẽ có sáng kiến của riêng nó đề cập các vấn đề về bảo vệ mô trường và các vấn đề dài hạn khác. Nó sẽ có quyền phủ quyết tạm đình (chỉ) về các luật hay các quy định được thảo luận (Bourg et al. 2011), và cũng có thể đưa ra các đề xuất lập pháp riêng của nó. Trong các trường hợp bất đồng dai dẳng với chính phủ hay quốc hội, vấn đề có thể được giải quyết bằng trưng cầu dân ý.


[1] R. v. Kokopenace 2015 SCC 28.

[2] Ibid., p. 457.

[3] Ibid., pp. 463–468.

[4] Ibid., p. 405.

[5] Ibid., p. 458.

[6] Ibid., pp. 425–426.

[7] Ibid., pp. 478ff.

[8] Thật lý thú, Jane Mansbridge (1999, pp. 628–657) đã đưa ra một biến thể của lý lẽ này khi bảo vệ các hình thức đại diện mô tả mà kết hợp các cuộc bầu cử (được cho là tạo ra một sự chọn các đàn ông và đàn bà được coi là có năng lực nhất) với các hạn ngạch, nhằm cho các nhóm subaltern được đại diện bình đẳng, trong khi bác bỏ sự rút thăm.

[9] Freeonlinedictionary.com

[10] Về các quan điểm khác nhau về vấn đề này, xem Abizadeh (2019) và Landa and Pevnick (2021).

(Còn tiếp)

Comments are closed.