Chính phủ Tình cờ (kỳ 2)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image

1. Nền dân chủ, Hiện đại và Cổ xưa

Vài năm sau khi Bức tường Berlin đổ, trong một trong những sách thành công nhất về mặt quốc tế được viết sau hậu quả của chủ nghĩa Cộng sản Soviet, Francis Fukuyama (2012, p. xi) viết:

Tôi cho rằng các nền dân chủ khai phóng có thể tạo thành “điểm kết thúc của sự tiến hóa ý thức hệ của loài người” và “hình thức cuối cùng của chính phủ con người,” và như vậy tạo thành “sự kết thúc của lịch sử.” Tức là, trong khi các hình thức chính phủ sớm hơn được mô tả đặc trưng bởi các thiếu sót nghiêm trọng và các tính phi lý mà đã dẫn đến sự sụp đổi cuối cùng của chúng, nền dân chủ khai phóng được cho là không bị những mâu thuẫn căn bản như vậy … Trong khi một số nước ngày nay có thể không đạt được nền dân chủ khai phóng ổn định, và những nước khác có thể lại sa vào các hình thức khác, nguyên thủy hơn của sự cai trị như chế độ thần quyền hay chế độ độc tài quân sự, lý tưởng về nền dân chủ khai phóng không thể được hoàn thiện.

The End of History (Sự Kết thúc của Lịch sử) không phải là một cuốn sách tốt, như hầu hết mọi người nói, nhưng thành công to lớn của nó đã có thể hiểu được: Fukuyama đã có khả năng nắm lấy zeit-geist (tinh thần thời đại). Ít hơn ba thập niên sau khi ông đưa ra lý lẽ này, tuy vậy, nó có vẻ nực cười rành rành. Thế kỷ thứ hai mươi mốt đầy nghịch lý: Một mặt, nhiều người sống dưới các chế độ độc đoán đã nổi loạn và đòi dân chủ – mà có vẻ hợp pháp hóa các sự xếp hạng được The Economist think-tank Freedom House xác lập mỗi (hay hai) năm, theo đó, như đối với Fukuyama, nền dân chủ khai phóng Tây phương là mô hình mà dựa vào đó tất cả các nước trên thế giới nên được đo. Từ quan điểm tối thiểu chủ nghĩa này, nền dân chủ về cơ bản có thể được tóm tắt như luật trị (rule of law, nhà nước pháp quyền), sự tồn tại của một thị trường tự do, sự phân chia quyền lực, một lĩnh vực công tự do, và các cuộc bầu cử đảng cạnh tranh; nó vì thế tương đương với cái những người khác có thể gọi là “nền dân chủ tư bản chủ nghĩa” (trong cuốn sách này, hai quan niệm vì thế sẽ được dùng một cách đồng nghĩa). Mặt khác, trong các nền dân chủ cả cũ và mới, chính phủ đại diện bị một khủng hoảng ngày càng tàn khốc về tính chính đáng, một khủng hoảng tác động đến tất cả các lục địa từ Bắc và Nam Mỹ đến châu Âu, từ châu Phi đến châu Á và châu Đại Dương. Ngoài ra, Trung Quốc – quốc gia mới nổi thành công nhất về mặt sự giàu có và sức mạnh – đã kết hợp thị trường tự do và một nền kinh tế kế hoạch nhà nước trung ương tập quyền trong một mô hình độc nhất trong khi từ chối bất kể loại nào của nền dân chủ giống Tây phương. Khắp thế giới, chính trị quốc gia và các xã hội đang trải nghiệm những sự thay đổi văn minh khổng lồ. Khung cảnh này là chìa khóa cho sự hiểu vì sao hàng ngàn cơ quan được chọn bằng bốc thăm đã được dùng trong thập kỷ qua. Trong chương này, đầu tiên tôi sẽ lấy khoảng cách phản xạ nào đó với mô hình khai phóng của nền dân chủ, tập trung vào các cuộc bầu cử, trước khi trình bày sự rút thăm được dùng như thế nào trong thời Cổ.

Tiếp sau hàng thế kỷ không được dùng, sự chọn bằng bốc thăm có vẻ đang quay lại, một lần nữa đóng một vai trò trong hàng ngàn thử nghiệm chính trị. Vì thế chúng ta phải xem xét thủ tục này được dùng như thế nào về mặt truyền thống trong quá khứ, để ý đến các ý nghĩa khác nhau mà nó có thể đã phải phụ thuộc vào khung cảnh xã hội cho trước. Những cách khác nhau, mà sự rút thăm chính trị được áp dụng suốt lịch sử, là gì? Hình thức chọn này đã kết hợp thế nào với các phương thức khác? Các thử nghiệm đổi mới nhất về khía cạnh này là gì? Trong các chương tiếp, chúng ta sẽ thử cung cấp một tổng quan lịch sử về sự rút thăm. Khảo sát của chúng ta sẽ tập trung vào bốn câu hỏi chính. Các thực hành rút thăm khác nhau là gì từ thời Cổ (đoạn hai của Chương 1) đến Trung Cổ và thời Đầu Hiện đại (Chương 2), và các thực hành này đã có tầm quan trọng gì trong khung cảnh lịch sử tương ứng của chúng? Vì sao, khi chúng sinh ra, các nền dân chủ hiện đại không khai thác sự rút thăm cho các mục đích chính trị, thay vào đó lại hạn chế nó ở lĩnh vực tư pháp (Chương 3)? Cuối cùng, vì sao gần đây (và theo các phương thức nào) sự rút thăm đã quay lại sân khấu chính trị (Chương 4), và sự quay lại này nên được diễn giải thế nào từ một quan điểm chuẩn tắc (Chương 5)?

NỀN DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN: THỜI HOÀNG KIM VÀ KHỦNG HOẢNG

Chúng ta phải tránh sự quen thuộc gây lầm lẫn của chúng ta với các hệ thống chính trị hiện thời của phương Bắc Toàn cầu, và thay vào đó ngó tới chúng với một con mắt “Ba Tư,” như Montesquieu (1721) đã làm với Pháp trong thế kỷ thứ mười tám. “Đại tự sự” (Jean-François Lyotard) của nền dân chủ khai phóng, như được Fukuyama tóm tắt và được chia sẻ rộng rãi trong media đại chúng và các xuất bản phẩm hàn lâm Tây phương, trình bày lịch sử của hai hay ba thế kỷ qua như sự phát triển tiến bộ của chủ nghĩa tư bản, dân chủ, và các quyền con người. Về tổng thể, các nhà khai phóng đã quen nhìn lịch sử như một con đường duy nhất tới sự tiến bộ, trong đó một số nước đi trước và các nước khác ở đằng sau – một tình thế cho các nước trước đặc quyền để cai trị các nước sau. Trong khi các bệnh lý luôn phải được tránh, đã là rõ cái gì tạo thành sự phát triển “bình thường”: Dân chủ ngày càng được xem như phần của nó.

Tuy vậy, chuyện kể tuyến tính và vị chủng (ethnocentric) này không còn đáng tin nữa dưới ánh sáng của thuật viết sử đương thời. Một mặt, chúng ta phải nhấn mạnh nhiều con đường và sự chuyển giao từ các nước không-Âu châu mà đã làm cho sự lên của phương Tây là có thể. Chúng ta hãy bắt đầu với hai ví dụ. Dân chủ đã không được sáng chế ở Hy Lạp cổ xưa; ngược lại, nó đã là một hệ thống chính trị phổ biến trong các xã hội săn bắt-hái lượm (Scott 2009). Quan sát này không phủ nhận tầm quan trọng đặc biệt của lịch sử Hy lạp liên quan đến sự phát triển của một xã hội phức tạp và dân chủ tự-phê bình. Một ví dụ thứ hai: sự tồn tại của các vị trí ngành dân sự dựa vào thi cử và khả năng hợp pháp cho mọi cá nhân để trở thành công chức “theo năng lực của mình” – một chiều cốt yếu của nhà nước hiện đại – trên thực tế được nhập từ Trung Quốc vào châu Âu lục địa qua các môn đồ dòng Tên (Jesuit), Napoleon, và, muộn hơn, Công ty Đông Ấn, đầu tiên ở Ấn Độ và rồi ở Vương quốc Anh (Osterhammel 2013, p. 873; Rosenthal and Won 2011).

Hơn nữa, các kinh nghiệm dân chủ và cộng hòa đã luôn luôn có các mặt sáng và tối. Vào cuối thế kỷ thứ mười tám, Cách mạng Mỹ và Pháp đã biến đổi phong cảnh chính trị. Những sự huy động quần chúng, và nhất là các sự huy động của các nhóm bậc dưới (subaltern), đã giống các cuộc động đất, gồm các dư chấn mâu thuẫn của chúng. Chúng đã dẫn đến sự tạo ra các chính phủ đại diện, luật trị, và một bộ các quyền con người trong đó các chiều dân sự và công dân có quan hệ với nhau, tuy thường xuyên nhất trong sự căng thẳng với nhau. Với một số biến thể, mô hình này đã lan ra khắp phương Bắc Toàn cầu, mà các nước của nó đã cũng dẫn đầu cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư bản hiện đại. Các động lực nào đó, mà được sáng chế hay được thể chế hóa vào thời này, vẫn hấp dẫn nhiều người ngày nay.

Tuy vậy, chúng ta phải đánh giá kỹ hơn những sự phát triển khác nhau này. Những gì được tạo ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã là “các chế độ quý tộc bầu cử,” một khái niệm do Jean-Jacques Rousseau (1978, III, pp. 3–7) tạo ra, các sự dàn xếp nơi quyền lực thể chế cốt lõi phần lớn bị độc quyền hóa bởi ít người được bàu. Các chính phủ đại diện, mặc dù chúng đã phải đối phó với một lĩnh vực công tương đối tự do và được bảo vệ về pháp lý, đã trong sự đối lập không chỉ với chủ nghĩa chuyên chế, mà cả với nền dân chủ cổ xưa, hay “nền dân chủ thật.” Đối với James Madison (1982, pp. 46–47), người có ảnh hưởng nhất trong số các Nhà Lập Quốc, bầu cử làm cho có thể:

để tinh chỉnh và mở rộng quan điểm công chúng, bằng việc chuyển chúng qua trung gian của một cơ quan được chọn của các công dân, mà sự sáng suốt của họ có thể thấy rõ nhất lợi ích thật của nước họ, và sự yêu nước và sự yêu công lý của họ sẽ ít có khả năng nhất để hy sinh nó cho những cân nhắc tạm thời hay thiên vị. Dưới một quy định như vậy, rất có thể rằng tiếng nói công chúng, được các đại diện của nhân dân tuyên bố, sẽ phù hợp với lợi ích công hơn nếu được bản thân nhân dân, được triệu tập cho mục đích đó, tuyên bố.

Được dự định rằng các đại diện được khai sáng này sẽ đến chủ yếu từ các tầng lớp phồn vinh nhất (và da trắng, và đàn ông) của xã hội, nhưng ý tưởng đã là các ứng viên sẽ phải thắng trong sự cạnh tranh mở và trải qua sự xem xét kỹ lưỡng khi họ ra tranh cử lại, mà cuối cùng hạn chế sự thực hiện chức vụ của họ. Hơn nữa, các nhà Federalist (theo chủ nghĩa liên bang) bù lại sự đại diện này của các quyền lực đại diện qua một hệ thống kiểm tra và cân bằng (checks and balances) phức tạp được thiết kế để phân bố quyền lực, thừa nhận tính chính đáng của các lợi ích được đại diện, và đặt sự nhấn mạnh lên trách nhiệm giải trình của các quan chức được bàu.

Phiên bản thịnh hành của chủ nghĩa cộng hòa Pháp đã không chia sẻ quan niệm này về kiểm tra và cân bằng. Tuy nhiên, Abbé Sieyès (1985, p. 236), một nhân vật dẫn đầu trong Hội nghị lập Hiến của Pháp, đồng ý với Madison rằng các chính trị gia được bàu nên nổi bật khỏi quần chúng và rằng các công dân “nên chỉ định các đại diện có năng lực hơn bản thân họ rất nhiều để biết lợi ích chung và để diễn giải ý chí riêng của họ liên quan đến nó.” Cũng theo quan điểm của ông, nguồn gốc của năng lực ưu việt này đã một phần là xã hội, vì các đại diện được cho là những người mà sự giàu có của họ khiến họ ghét sự mất trật tự và ít bị tham nhũng (Sieyès 1985, p. 90). Các đại diện cũng nên trở thành các chính trị gia chuyên nghiệp, khi sự phân công lao động được mở rộng sang chính trị với một cách nhìn làm tăng hiệu quả của hoạt động nhà nước.

Các công dân được cho là khôn ngoan và ưu việt về đạo đức này đã phải được bàu: Họ đã không thừa kế các chức vụ của họ bởi đức hạnh thuộc về một giai cấp quý tộc theo luật định, như trong các chế độ Âu châu cũ. Các nhà lãnh đạo cá nhân đã phải luân phiên các vị trí quyền lực nhà nước, thay cho việc chiếm chúng suốt đời. Họ đã là phần của một nhóm tương đối nhỏ của những người đến từ một tầng lớp xã hội có đặc quyền, và họ thường thực hiện các chính sách làm lợi cho cùng các tầng lớp này. Sự mở rộng tiến bộ của quyền bầu cử đàn ông đã không làm thay đổi đột ngột tình hình này. Chính chỉ trong phần ba cuối cùng thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi, với sự lên của các phong trào tiến bộ và lao động và với sự sáng chế ra các đảng chính trị quần chúng, mà những thay đổi thực tế đã bắt đầu mở ra. Tại Anh Quốc, chỉ vào đầu thế kỷ thứ hai mươi thì chính phủ đại diện và nền dân chủ mới bắt đầu trùng nhau trong diễn ngôn công cộng (Bonin 2020). Phụ nữ đã bị loại trừ khỏi quyền bầu cử cho đến 1928, và đã vẫn ở bên lề giữa elite chính trị cho đến các năm 1970. Tại Hoa Kỳ, Chiến tranh Cách mạng Mỹ đã thúc đẩy một lý tưởng cấp tiến về chính phủ-tự quản cộng hòa (Wood 1991), nhưng lý tưởng mâu thuẫn này (Rana 2014) tuy nhiên đã loại trừ cả sự cai trị Anh và “những người ngoài” (những người Công giáo Pháp, Mỹ Bản địa, da Đen). Tại Hoa Kỳ, thành kiến chống lại người da Đen và người Mỹ Bản địa tiếp tục cho đến ngày này, hơn hai thế kỷ sau.

Trong “Thời đại Đế quốc” (Hobsbawm 1987) và các năm tiếp theo, các cuộc bầu cử tự do và công bằng đã không bao giờ được tổ chức trên quy mô của các đế quốc, và người bản địa đã luôn luôn bị xem như ít hơn một công dân đầy đủ. Tại Mỹ Latin, khu vực với số nền cộng hòa đáng kể nhất trong “thế kỷ thứ mười chín dài” (1789–1914), các chính phủ đại diện đã không ổn định và được hợp pháp hóa tồi. Các nước tư bản chủ nghĩa và tự do tiên tiến nhất đã khá thỏa mãn với các quan hệ tiền-tư bản chủ nghĩa và đã áp đặt sự cai trị chuyên quyền trong các thuộc địa không da trắng của chúng (Guha 1982–1985). Ngay cả sau thuộc địa hóa, mô hình dân chủ-khai phóng đã có ảnh hưởng hạn chế ở phương Nam Toàn cầu: các chính phủ đại diện được thành lập ở một ít nước, Ấn Độ nổi bật nhất, nhưng các nhóm cấp dưới đã không nhận được bất cứ mức độ quyền lực nào mà thậm chí còn xa mới có thể so sánh với mức những người ngang hàng của họ ở phương Bắc Toàn cầu có được. Phần lớn, chủ nghĩa tư bản vẫn không được thuần phục, các nhà nước phúc lợi vẫn khá yếu, và các hình thức bóc lột tiền-tư bản chủ nghĩa vẫn khá quan trọng.

Trong bản thân các nước phương Bắc Toàn cầu, cần hàng thập niên trước khi các chế độ quý tộc bầu cử sinh ra từ các cuộc cách mạng thế kỷ thứ mười bảy và thế kỷ thứ mười tám mới phát triển thành các nền dân chủ đại diện. Sự tiến hóa này đã không phải là kết cục của sự phát triển chậm và hòa bình, mà là kết quả của nhiều khủng hoảng, chiến tranh, và cách mạng đặc trưng cho “thế kỷ thứ mười chín dài” và “thế kỷ thứ hai mươi ngắn” (1914–1989) (Hobsbawm 1994). Phần lớn, đã chỉ trong các thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II thì các chính phủ đại diện bắt đầu có được Thời Hoàng kim của chúng, cuối cùng tìm được cách để tích hợp, mặc dù trong một vị trí lệ thuộc, các giai cấp dưới của chúng qua các đảng chính trị quần chúng, quyền bầu cử phổ quát, và nhà nước phúc lợi. Sau các cuộc huy động quan trọng người Mỹ da Đen đã đạt được các quyền dân sự của họ ở Hoa Kỳ. Trong khi những thay đổi lớn như cái sau được quan sát đây đó, “các nhà nước quốc gia-xã hội” (Balibar 2001) đã vẫn là một câu lạc bộ dành riêng. Và như các nhà khoa học chính trị từ Max Weber trở đi đã thừa nhận một cách nhất quán, các đảng chính trị đã là các cấu trúc hết sức thứ bậc và quan liêu giống với các cấu trúc cai quản các công ty, các gia đình, các trường học, và các tổ chức khoa học. Robert Michels (1962) đã đề xuất luận đề nổi tiếng của ông về “luật sắt của chế độ đầu sỏ,” theo đó phong trào lao động chịu số phận kết liễu trong sự quan liêu hóa. Về mặt sinh thái, sự phát triển kinh tế, mà làm cho các nền dân chủ đại diện của phương Bắc Toàn cầu có thể, là không thể phổ quát hóa được và không bền vững. Trong khi nó hết sức tăng tốc sự tăng trưởng và đưa thế giới tới một kỷ nguyên địa chất mới, Anthropocene (kỷ Nhân sinh mới), hệ sinh thái toàn cầu ngày càng bất ổn định. Hơn nữa, sự phát triển này đã dựa – và vẫn dựa – vào một sự phân công lao động bất đối xứng sâu sắc ở mức toàn cầu.

Nếu thời kỳ sau–Chiến tranh Thế giới II được xem như Thời Hoàng kim của dân chủ đại diện, nhãn này thậm chí còn đúng hơn cho thập niên tiếp theo sự kết thúc của thế kỷ thứ hai mươi ngắn. Sự sụp đổ của các chế độ Cộng sản ở Đông Âu, và của hầu hết chế độ ở phương Nam Toàn cầu được khối Soviet truyền cảm hứng, đã tăng cường một xu hướng bắt đầu nổi lên trong giữa-các năm 1970. Tại Nam Âu, ở Mỹ Latin, và ở mức độ ít hơn ở châu Phi và châu Á, các chế độ độc tài, mà “thế giới tự do” thúc đẩy và ủng hộ, đã bị lật đổ, chế độ này sau chế độ kia. Đấy cũng đã là Thời Hoàng kim của “những Nghiên cứu Chuyển đổi” trong giới hàn lâm và các tổ chức quốc tế. Nền dân chủ đại diện và chủ nghĩa tư bản đã ở đỉnh điểm của chúng: Câu hỏi duy nhất là để hiểu các điều kiện cần thiết cho nền dân chủ đại diện và chủ nghĩa tư bản, và các trở ngại tiềm tàng để tránh. Lần đầu tiên trong lịch sử, đã có vẻ rằng một hệ thống chính trị có thể thực sự là phổ quát trong áp dụng. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản và nền dân chủ đại diện được xem như xảy ra cùng với sự dân chủ hóa của các gia đình và các trường học, cuộc cách mạng nữ quyền, sự phát triển của media đại chúng mới mà không còn thuộc về nhà nước nữa, sự bột phát máy tính cá nhân (PC), và sự lên của Internet.

Một hình thức đặc thù của nền dân chủ đại diện đã trở thành bá chủ, một hình thức dựa vào chế độ tân-tự do mới (neoliberal) của sự tích tụ tư bản chủ nghĩa. Từ cuối các năm 1970 trở đi, sự thỏa hiệp giữa chủ nghĩa tự do kinh tế và nền dân chủ xã hội (mà đã tạo ra cái những người Đức gọi là “nền kinh tế thị trường xã hội”) đã thất bại ở phương Bắc Toàn cầu. Việc này tương ứng với sự lên của chủ nghĩa tư bản tài chính. Đầu tiên được thử như một thử nghiệm ở Argentina và Chile dưới sự cai trị độc tài, chủ nghĩa tư bản tài chính sau đó được áp đặt ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ dưới Margaret Thatcher và Ronald Reagan một cách tương ứng, và sau đó ở phần còn lại của thế giới, kể cả các nước với các chính phủ dân chủ-xã hội, và một nước cộng sản như Trung Quốc dưới Đặng Tiểu Bình. Tại phương Bắc Toàn cầu, sự tăng trưởng kinh tế đã chậm hơn Thời Hoàng kim dài một phần tư thế kỷ rất nhiều: điều ngược lại đã đúng cho Trung Quốc và các nước đang phát triển nào đó. Với Đồng thuận Washington, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới áp đặt các chính sách tân-tự do lên các nước đối mặt với khủng hoảng tài chính ở phương Nam Toàn cầu. Trên quy mô thế giới, sự yếu đi rõ rệt của nhà nước phúc lợi đã có vẻ là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng chính trị của nền dân chủ. Các nhà tân-bảo thủ Hoa Kỳ thậm chí đã dương cờ nhân quyền. Nền dân chủ hiện đại, vào điểm này, được nhiều người xem như đồng nghĩa với nền dân chủ tư bản chủ nghĩa tân-tự do. Trong 2009, Freedom House như thế đã có thể tự hào xác nhận: “Trong 1900, không nước nào đã có chính phủ được bàu trên nguyên tắc quyền bầu cử người trưởng thành phổ quát. Ngày nay, có 119 nước như vậy, hay 62 phần trăm của tất cả các nước trên thế giới.”[1] Cái gọi là nền dân chủ khai phóng, sau khi đánh bại hoàn toàn các kẻ thù của nó, bây giờ cuối cùng ở trong quá trình tuyên bố “sự ngự trị của tự do.”

Ba thập niên sau khi bước tường Berlin sụp đổ, thời kỳ này có vẻ khá xa đối với chúng ta, nhất là trong chừng mực liên quan đến chính trị. Số các nền dân chủ đại diện trên thế giới đã không giảm đáng kể, nhưng một số tăng lên của nền dân chủ bây giờ được mô tả như “không-tự do (illiberal).” Tổng thể, tính chính đáng của sự đại diện chính trị qua các cuộc bầu cử đảng cạnh tranh đã bị tổn thất. Trong khi là đúng rằng ở mức độ nào đó nền dân chủ luôn luôn trong khủng hoảng, vì nó là một hệ thống mở cho các cuộc tranh luận và thách thức không ngừng, trạng thái khủng hoảng thường xuyên này đã nổi bật hơn nhiều trong các thời khắc lịch sử nào đó: Hoa Kỳ trong các năm 1960 không thể so sánh được với Cộng hòa Đức Weimar trong các năm 1920. Trong thực tế, một loạt sự phát triển thế kỷ thứ hai mươi mốt minh họa rằng chúng ta đã bước vào một thời kỳ đứt gãy địa chấn.

Trong mức độ thay đổi, các hệ thống chính trị Tây phương đã dần dần bị tai tiếng. Sự không tham gia bỏ phiếu trở thành một vấn đề trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương, đôi khi tăng lên với các tỷ lệ khá choáng váng. Hầu như ở mọi nơi, một đa số công dân có vẻ không còn tin cậy các nhà lãnh đạo chính trị của họ nữa. Các đảng đang mất những người ủng hộ và các cảm tình viên, trong khi uy tín của giai cấp chính trị đang suy giảm. Ngay cả ở Đức, nơi đảng quần chúng giai cấp-lao động được sáng chế ra, hai đảng lớn nhất, Sozialdemokratische Partei Deutschlands (SPD-Đảng Dân chủ Xã hội Đức) và Christlich Demokratische Union Deutschlands (CDU-Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo), đã mất hơn nửa đảng viên của chúng giữa 1990 và 2020, sụt từ một tổng số kết hợp 1.730.000 đảng viên xuống chỉ còn 830.000. Xu hướng đi xuống này là cùng thế nếu chúng ta xem xét 50 đảng Âu châu lớn nhất, và còn nổi bật hơn nếu chúng ta xem xét cường độ (và không chỉ lượng) của sự tham gia đảng. Hơn nữa, sự sụt giảm này còn rõ rệt hơn nếu chúng ta đo chỉ sự tham gia đảng của các công dân không giữ bất kể loại chức vụ chính trị nào. Trên thực tế, các đảng đang ngày càng trở thành một elite nội bộ của các quan chức được bàu. Các xu hướng độc đoán đang phát triển: “Sự kết thúc của lịch sử” qua rồi. Khẩu hiệu (catchword) mới là “dân chủ dưới sự đe dọa.” Dựa vào nền này, và đối mặt với nhịp không ngớt của những sự biến đổi xã hội, sự thiếu sức tưởng tượng thể chế tập thể của chúng ta là đáng chú ý: Trong các thập niên gần đây, các nhà lãnh đạo chính trị phần lớn đã có vẻ bất lực để đảm nhận những cải cách chính trị táo bạo với tác động có tính hệ thống.

Một Khủng hoảng Tính chính đáng trong Thế kỷ thứ Hai mươi mốt

Các nét đặc biệt quốc gia, văn hóa, hay thể chế, các khó khăn của một đảng cụ thể, những sự ngớ ngẩn hay tham vọng của một chính trị gia, hay sự nổi lên của “các vụ bê bối” báo lá cải lý thú là không đủ để giải thích thế bế tắc chúng ta thấy mình trong đó, nói về mặt chính trị. Vấn đề có vẻ thâm căn cố đế hơn rất nhiều trong các năm 1970, chẳng hạn, khi Ủy ban Ba bên bày tỏ các nỗi sợ hãi về một khủng hoảng tính có thể cai trị do một sự thừa mứa của nền dân chủ (Crozier, Huntington, and Watanuki 1975), hay khi nhà triết học Đức Jürgen Habermas (1975) chẩn đoán khủng hoảng tính chính đáng của các xã hội tư bản chủ nghĩa muộn. Thực ra, các hệ thống chính trị Tây phương ngày càng đối mặt với các thay đổi cấu trúc khác biệt về mặt giải tích nhưng tăng cường lẫn nhau. Chính trị sẽ nhìn khá khác trong thế kỷ thứ hai mươi mốt với cách nó đã là trong các thập niên cuối của thế kỷ thứ hai mươi ngắn.

Nền dân chủ, Toàn cầu hóa Tân-tự do, và Hậu chủ nghĩa thực dân

Các nhà nước phúc lợi quốc gia dưới sự tấn công ở gần như mọi nơi của thế giới. Tại phương Bắc Toàn cầu, các nhà nước này đã quen dựa vào một phong trào giai cấp-lao động – mà ngày nay hết sức bị yếu – nhưng cũng vào sự thực rằng các nước này đã thống trị phần còn lại của thế giới, mà đã làm cho các chính sách tái phân phối dễ hơn. Tóm lại, sự toàn cầu hóa khi bị chủ nghĩa tư bản tài chính sai khiến đã làm mất ổn định cơ sở kinh tế của các nhà nước phúc lợi. Lần đầu tiên trong hàng thập kỷ, các thế hệ trẻ hơn đang bước vào cuộc sống chuyên nghiệp với các triển vọng u ám hơn các thế hệ của cha mẹ họ. Chế độ tích tụ tư bản mới, trở nên thịnh hành trong các năm 1970, đã trao cho vốn tài chính tầm quan trọng không cân xứng. Mặc dù các chính sách tân-tự do đã có vẻ, trong một số nước, tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ, chúng cũng dẫn đến những bất bình đẳng lớn hơn (Piketty 2014). Sự phát triển kinh tế của các thị trường mới nổi đã cho phép hàng trăm triệu người thoát nghèo, tất nhiên, nhưng nó cũng làm cho cạnh tranh khó khăn hơn nhiều cho phương Bắc Toàn cầu, nhất là cho các nước chuyên môn hóa trong các sản phẩm có giá trị-gia tăng tầm trung. Các nước phương Bắc Toàn cầu vẫn rất hấp dẫn cho hầu hết dân cư thế giới (mặc dù, theo giai thoại, hầu hết các sinh viên từ Ấn Độ và Trung Quốc có ý định quy về quê hương họ sau khi họ hoàn thành học tập), nhưng về nội bộ, tính chính đáng của chúng đã sụt giảm mạnh. Trung tâm kinh tế thế giới đang chuyển nhanh sang châu Á (hay sang khu vực châu Á-Thái bình dương, tổng quát hơn). Trật tự mới sau-thuộc địa này đang “tỉnh lẻ hóa” (Chakrabarty 2007) phương Bắc Toàn cầu và mô hình chính trị của nó. Nó đã gây ra một khủng hoảng bản sắc, mà cường độ của nó thay đổi từ nước này sang nước khác. Brexit, chính quyền Donald Trump giữa 2016 và 2020, và sự lên của chính trị cực-hữu bài ngoại ở châu Âu lục địa là vài trong số những hiện thân đa dạng của nó.

Tại phương Nam Toàn cầu, tình hình là phức tạp hơn. Trong các thị trường mới nổi, các xu hướng tới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tân-tự do và các nhà nước phúc lợi khiêm tốn cùng tồn tại, dù trong sự căng thẳng với nhau. Sự tương phản sắc nét nhất là giữa các nước trong đó giai cấp cai trị có một dự án phát triển thực sự cho đất nước và các nước trong đó nhà nước bị một giai cấp chính trị cướp bóc cai trị. Về khía cạnh này, liệu một hệ thống chính trị có là “dân chủ” hay “độc đoán” về hình thức không phải là một vấn đề quan trọng cốt yếu. Sự nghèo cấu trúc và nhiều căng thẳng có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng lớn, các cuộc chiến tranh, và thậm chí các nhà nước thất bại. Sự di cư quy mô lớn chỉ là sản phẩm phụ của tình hình này (số người tị nạn khắp thế giới đạt 70,8 triệu vào giữa 2019, mức cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới II) (United Nations High Commissioner for Refugees [UNHCR] 2021), mặc dù họ thường làm lung lay trật tự chính trị của chính các nước mà những người nhập cư và tị nạn thử đến một cách tuyệt vọng.

Nền dân chủ hiện đại đã phát triển bên trong nhà nước-quốc gia. Đã cần hàng thế kỷ để củng cố cái sau chống lại các đế chế và các thành-bang, đầu tiên ở châu Âu và rồi ở phần còn lại của thế giới, bắt đầu với các phong trào độc lập ở châu Mỹ vào cuối thế kỷ thứ mười tám. Tuy vậy, trong nhiều nước phương Nam Toàn cầu, các biên hoạt động của các nhà nước quốc gia này đã vẫn luôn hạn chế do sự phân công lao động quốc tế và trật tự thế giới bất bình đẳng được chủ nghĩa tư bản thúc đẩy. Hơn nữa, ở châu Phi và châu Á, nhiều nhà nước-quốc gia đã vẫn khá nhân tạo về bản chất, chỉ có được tính chính đáng hạn chế. Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, sự cai quản toàn cầu ở mọi nơi đã ngụ ý một sự thay đổi quy mô như sự thay đổi, mà đã xảy ra ở châu Âu từ các thành-bang thời Cổ, thời Trung Cổ, và Phục Hưng, sang các nhà nước-quốc gia hiện đại. Nó vượt xa tầm với của chính phủ đại diện và chủ quyền nhân dân. Nó hoạt động qua các mạng lưới của các diễn viên có địa vị khác nhau: Các nhà nước (đặc biệt các nhà nước hùng mạnh nhất) vẫn có một vai trò quan trọng, nhưng cũng phải đối phó với các hiệp hội công ty xuyên quốc gia và các liên minh của các chính quyền địa phương, các tổ chức kỹ trị quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay IMF, các giáo hội, và trong chừng mực ít hơn các tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia (NGO) như Greenpeace, liên hiệp nông dân Via Campesina, hay Liên minh Công đoàn Thế giới (WFTU). Khẩu hiệu cũ “nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” vẫn thích hợp cho nhiều vấn đề, nhưng một phần lớn của các hoạt động và quy chế cẩn thiết hoạt động trực tiếp ở mức quản trị toàn cầu.

Luận đề được chia sẻ rộng rãi theo đó sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa gây ra sự lên của giai cấp trung lưu và do đó đem lại sự ủng hộ tăng lên cho dân chủ tự do là mang tính ý thức hệ – và không còn đáng tin nữa. Như những sự phát triển cả lịch sử và hiện thời cho thấy rõ ràng, giai cấp trung lưu là không dân chủ một cách tự nhiên và có thể chấp nhận các hành vi chính trị rất khác. Mối liên kết giữa chủ nghĩa tư bản và các nền dân chủ đại diện đã luôn luôn là một liên kết mơ hồ. Mối quan hệ chính thức giữa một mặt hợp đồng lao động tự do và thị trường tự do, và mặt khác các quyền bình đẳng, đã được cả những người tự do và các nhà Marxist hiểu, nhưng đấy chỉ là một phần của câu chuyện. Thực ra, chủ nghĩa tư bản đã tương thích với vài hệ thống chính trị khác nhau. Như được lưu ý ở trước, các chính phủ đại diện hiện đại đầu tiên đã phản đối dân chủ và ủng hộ chủ nghĩa tư bản. Trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ hai mươi, hầu hết các nước dân chủ – mà trong đó các loại khác nhau của quyền con người và bình đẳng chính trị phát triển nhất – đã là các nước trong đó chủ nghĩa tư bản được thuần hóa và được cân bằng bởi sự phi hàng hóa hóa (decommodification) mạnh của khu vực công hay hợp tác xã (Esping-Andersen 1990). Các nước này đã là dân chủ-xã hội hơn khai phóng, ít nhất theo sự hiểu thế kỷ-mười chín về chủ nghĩa khai phóng laissez-faire. Ngoài ra, cuộc đấu tranh cho các quyền công dân và con người được chiến đấu ít nhất bởi các nhà xã hội chủ nghĩa như bởi những người khai phóng. Về khía cạnh này, sự quay lại của chủ nghĩa tư bản không được thuần hóa báo hiệu tin xấu cho sự ổn định của hệ thống chính trị.

Sự lên của các nền dân chủ tư bản chủ nghĩa khắp Mỹ Latin và châu Phi – cũng như ở Nam Hàn và Đài Loan – từ các năm 1980 trở đi cũng đáng lưu ý: So với các nền dân chủ Tây Âu sau Chiến tranh Thế giới II, các nền dân chủ này đã bước vào một thời kỳ khủng hoảng tương đối sớm sau sự khởi đầu của chúng. Hơn nữa, thực tế là các nền dân chủ tư bản chủ nghĩa mới này không đại diện quyền lực thật của nhân dân; trong nhiều trường hợp, sự thất vọng và sự vỡ mộng tăng lên. Tại hầu hết nhà nước hậu-Soviet, các hệ thống ít nhiều độc đoán đã tiếp sau một thời kỳ dân chủ hóa sớm, trong khi các hình thức cướp bóc của chủ nghĩa tư bản đã mở rộng đáng kể. Cùng nhau, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản sự đưa nền dân chủ tư bản chủ nghĩa vào giỏi nhất đã là một thất bại một phần, và tồi nhất một tai họa, như đúng thế ở Nam Tư trước đây và phần lớn của Liên Xô trước kia. Trên một quy mô nhỏ hơn, có thể nói cùng thế cho các dư chấn của mùa Xuân Arab.

Thời đại Anthropocene

Đồng thời, mức độ tăng trưởng kinh tế quan sát được trong hai thế kỷ qua và phong cách sống của các giai cấp trên và trung lưu toàn cầu rõ ràng không bền vững; điều này trở nên còn đúng hơn khi ngày càng nhiều người gia nhập giai cấp trung lưu khắp thế giới. Thực ra, phương thức phát triển của chính các xã hội trong đó chính phủ đại diện và luật trị thịnh hành đã được làm cho có thể chỉ bởi vì các sự bất đối xứng toàn cầu lớn. Mô hình này đã chẳng bao giờ được thiết kể để là có thể phổ quát hóa, một sự thực mà bây giờ được xem là một tác nhân chính của khủng hoảng môi trường toàn cầu hiện hành. Gandhi viết trong 1928: “Chúa cấm rằng Ấn Độ có nên bao giờ tiến hành chủ nghĩa công nghiệp theo cách Tây phương. Chủ nghĩa đế quốc kinh tế của một vương quốc đảo bé tí [Anh Quốc] ngày nay đang giữ thế giới trong xiềng xích. Nếu toàn bộ một quốc gia 300 triệu dân tiến hành sự khai thác kinh tế tương tự, nó sẽ như lũ châu chấu lột trần trụi thế giới” (Gandhi 1968, p. 303). Quy mô thời gian và địa lý của các vấn đề sinh thái ngày nay đưa ra một thách thức hoàn toàn mới cho trật tự dân chủ. Sự phát triển là hỗn loạn ở mọi nơi, và các thế hệ tương lai sẽ buộc phải trả giá môi trường. Làm sao chúng ta có thể bảo vệ tốt nhất các lợi ích của các thế hệ tương lai này, căn cứ vào các hạn chế và tiêu điểm ngắn hạn của các cuộc bầu cử?

Các nước hiện đại đã trở thành “các xã hội rủi ro,” để dùng thuật ngữ do Ulrich Beck (1992) đặt ra. Tất nhiên, con người đã luôn phải đối mặt với sự bất trắc và các hệ quả bất ngờ của các hoạt động của họ. Tuy nhiên, những sự phát triển kinh tế và công nghệ đương thời đang gây ra những thay đổi gần như không thể đảo ngược được, trong số đó sự nóng lên toàn cầu và kỹ nghệ gen (genetic engineering) chỉ là các ví dụ rõ ràng nhất. Xã hội liên hệ như thế nào với các nhà khoa học và công nghệ cũng đã tiến hóa. Sự luyến tiếc các xã hội tiền-hiện đại là cổ như bản thân tính hiện đại. Tuy vậy, ngày nay các mối nghi ngờ này không còn hạn chế ở các giới phản động hay bảo thủ nữa: Có các dòng sâu bên trong thế giới khoa học và các giai cấp xã hội dính líu nhiều nhất đến sự phát triển khoa học và công nghệ. Sự nổi lên của các vấn đề sinh thái đã đóng một vai trò chính về khía cạnh này, cùng với các tranh luận về quy hoạch đô thị và các chính sách y tế. Các nhà nước, mà đã phát triển trong thời kỳ sau-chiến tranh, đã mang tính cả xã hội khoa học. Chiều thứ hai này bây giờ bị thách thức vào lúc chiều thứ nhất (xã hội) đe dọa để sụp đổ dưới áp lực. Nhiều lý lẽ biện minh cho sự độc quyền, mà các chính trị gia và các chuyên gia được hưởng đối với việc hoạch định chính sách, đã dựa vào sự phân công lao động, với ngụ ý rằng các nhà chuyên nghiệp là có khả năng nhất để đưa ra các quyết định duy lý, khách quan. Nhưng như đã trở nên rõ là các hoạt động như vậy xảy ra trong một thế giới không chắc chắn, và các nhà chuyên nghiệp không đưa ra các lựa chọn hoàn toàn “khách quan,” họ cũng chẳng thể kiểm soát các hậu quả của các lựa chọn như vậy, nền tảng nhận thức về sự tôn trọng hai-lần này đối với các chính trị gia và các nhà khoa học đã bị xói mòn (Callon, Lascoumes, and Barthe 2011). Sự nhờ cậy tăng lên vào nghiên cứu học thuật về các thị trường đã tăng cường xu hướng này (Pestre 2003). Khủng hoảng sức khỏe COVID đã đặc biệt soi sáng về khía cạnh này: Rất nhiều chính trị gia ở cả phương Bắc Toàn cầu và phương Nam Toàn cầu đã quyết định bỏ qua một phần hay hoàn toàn các bài học do các nhà khoa học rút ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã bị chia rẽ, và các khuyến nghị như thế đã rất khác nhau giữa các nước và các cơ quan như nhau. Uy quyền của các chuyên gia khoa học và chính trị không còn có thể được cho là nghiễm nhiên nữa: Một thiểu số quan trọng của người dân bây giờ không tin các khuyến nghị của họ.

Suy thoái của Chính trị Đảng

Phần của sự biến đổi này đã đến từ các nhân tố nội bộ của bản thân các hệ thống chính trị. Các đảng chính trị quần chúng dân chủ, mà từ lâu đã cấu trúc chính trị và xã hội ở rất nhiều khu vực khác nhau của thế giới, từ Bắc Mỹ đến Tây Âu và từ Mỹ Latin đến Ấn Độ, bây giờ đã gần như biến mất. Gần như tất cả các đảng quần chúng mới được lập sau cuối thế kỷ thứ hai mươi ngắn là độc đoán, ngoại lệ duy nhất là Movimiento al Socialismo (MAS-Phong trào Chủ nghĩa xã hội) ở Bolivia. Các đảng quần chúng dân chủ đã bước vào một thời kỳ sụt giảm mạnh của sự ưa thích của quần chúng. Trong quá khứ, chúng đã là kênh truyền thông quan trọng nhất giữa các công dân thường – nhất là từ các giai cấp dưới – và các nhà cai trị. Tương tự, chúng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các đòi hỏi xã hội khác nhau, và tổ chức của chúng đã đóng góp mạnh mẽ cho việc cấu trúc bản thân xã hội, một cách trực tiếp và qua một mạng lưới của các hiệp hội liên quan, các NGO, và các công đoàn. Các đảng quần chúng đã có thể tích hợp nhân dân bên trong hệ thống chính trị và làm cho có thể cho hệ thống này để giải quyết hiệu quả đến một dải rộng các vấn đề cốt yếu. Trong gần như tất cả các nước, các đảng quần chúng đã mất các khả năng này. Đáng lưu ý rằng trong ít hơn bốn thập niên, Đảng Công nhân Brazilia (Partido dos Trabalhadores, hay PT) đã hoàn tất một quỹ đạo mà tốn hơn một thế kỷ ở Tây Âu, tiến hóa từ một tổ chức cấp tiến được tạo ra trong một làn sóng của các phong trào xã hội lớn, đến một đảng cai trị cam kết cho một sự biến đổi cải cách nhưng thực tế của đất nước, và cuối cùng đến một đảng bị lún sâu vào các sơ đồ tham nhũng truyền thống của chính trị Brazilia và bây giờ xa cách khỏi các gốc rễ xã hội của nó. Các đảng chính trị vẫn là lĩnh vực chính cho sự chọn các chính trị gia chuyên nghiệp, nhưng chúng đã mất một phần lớn các nhà hoạt động và đảng viên của chúng (Dalton and Wattenberg 2002), cũng như mất các mối quan hệ của chúng với giai cấp lao động, tính đáng tin của chúng trong con mắt của các công dân thường, và năng lực của chúng để chuyển các xung đột xã hội bên trong hệ thống chính trị thể chế mà không làm mất ổn định nó.

Chính trị như một nghề, bắt đầu với các đảng chính trị quần chúng trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ mười chín, bây giờ được xem rộng rãi như cái gì đó tiêu cực (“các chính trị gia lo về việc làm của họ, không phải về những người như tôi”) hơn là tích cực (“các nhà chuyên nghiệp này là các chuyên gia và thông minh hơn chúng ta”). Cái Madison khẳng định trong The Federalist Papers không còn có vẻ đáng tin nữa. Giai cấp chính trị lại ngày càng chứng tỏ bởi các tập quán, phong cách sống, và kinh nghiệm xã hội độc nhất của nó, xác định nó như một nhóm mà các lợi ích và thế giới quan của nó là khác biệt với của các công dân như một toàn thể. Những người ở trên đỉnh của chuỗi thức ăn chính trị (political food chain) chỉ đàm luận với các elite hành chính và kinh tế: Sự chồng gối thường xuyên giữa các lĩnh vực khác nhau này dẫn các nhà quan sát bình thường để gộp chúng lại với nhau.

Một thế kỷ trước, Max Weber (1994) đã vẫn có thể ca ngợi mức độ cao hơn của tính duy lý của một nhà nước quan liêu hiện đại trong đó các viên chức đã làm không nhiều hơn việc thi hành cực kỳ cẩn thận các quy tắc được chuyển từ trên xuống. Các quan niệm như vậy không còn đứng vững được nữa; những suy ngẫm về làm sao Holocaust đã có thể xảy ra thậm chí khiến họ hoài nghi về mặt đạo đức. Theo một cách hoàn toàn khác, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đã giúp để làm mất uy tín hoạt động quan liêu nói chung. Tuy nhiên, các nhân tố vốn có của các nền dân chủ Tây phương đã mang một trọng lượng quyết định. Karl Marx (1975) đã chế nhạo ý tưởng rằng bộ máy quan liêu có thể là một dụng cụ trung lập để phục vụ tính phổ quát, và đã mãnh liệt phê phán chủ nghĩa nghiệp đoàn (corporatism) của nó. Ngày nay, không còn được coi là nghiễm nhiên nữa rằng dịch vụ công chủ yếu hoạt động cho lợi ích công chúng; các giai cấp lao động một cách tự nhiên bị tác động nhiều nhất, vì sự dựa của chúng vào các lợi ích nhà nước trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trường phái tư duy Quản trị Công Mới (New Public Management) đã đưa ra một số đề xuất để cải cách hệ thống. Trong các nước Scandinavia, thành tích của nhà nước, và sự đáp ứng nhanh của nó với những người dùng, đã hết sức được nâng cao, bằng cách ấy tăng cường tính chính đáng của vai trò nhà nước. Tuy vậy, ở nơi khác các lý thuyết được nói đến đã chủ yếu nhập khẩu các tiêu chuẩn thị trường vào lĩnh vực hoạt động công, như thế quy giản những người dùng thành các khách hàng thuần túy, hợp pháp hóa sự tư nhân hóa, và chào hàng các đức hạnh của một nhà nước tối thiểu – tối thiểu, tức là, ở mức xã hội và kinh tế, nhưng thường có khuynh hướng tới sự phình trướng trong các chức năng vương giả, quân sự, và cảnh sát của nó. Các chính trị gia nên nhận ra những khó khăn nảy sinh trong việc biến một chính sách thành hành động với bộ máy hết sức mờ đục và cồng kềnh. Về phần họ, ngay cả các công chức có ý định tốt nhất sợ sự xâm nhập hàng ngày của các chính trị gia được bàu mà không ở trên đỉnh của các vấn đề và không thể tìm hiểu hoạt động của chính bộ máy quan liêu mà họ được cho là để chỉ huy.

Tính chính đáng giảm đi của các đảng chính trị cũng có các gốc rễ ý thức hệ riêng biệt. Sự tin cậy của các công dân không chỉ gồm tư lợi thiết thực; nó phần lớn phụ thuộc vào các lý tưởng và các tưởng tượng mà có khả năng hoạt động như các nguồn của bản sắc và niềm tin vào khả năng của một thế giới tốt đẹp hơn. Sự thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đã là một đòn tàn nhẫn cho một lý tưởng mạnh mẽ đã giúp huy động quần chúng trong hai thế kỷ: Ít hệ thống ý thức hệ khác, nếu có, đã có khả năng kế tục nó. Hệ tư tưởng dân chủ-Thiên chúa giáo cũng đã bị yếu đi hết sức. Có vẻ không có lý tưởng chính trị nào với tiềm năng để kết tinh ý kiến đa số – với sự ngoại lệ tiềm tàng của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chính thống tôn giáo, mà có các hậu quả tàn phá cho trật tự thế giới và hầu như không có vẻ thực tế trong thời đại quản trị toàn cầu.

Như một kết quả, hệ thống chính trị đã mất sự kiểm soát tình hình, và hình như được thúc đẩy bởi chỉ khát vọng cá nhân và sự tranh cãi quyền lực. “Các vụ bê bối,” mà thường xuyên làm rung chuyển phong cảnh chính trị, chỉ củng cố các ý kiến tiêu cực có từ trước. Các xu hướng này cũng tác động đến những người ngoài, vì các hướng sinh thái hay toàn cầu hóa-thay thế (alter-globalist) đòi hỏi sự tham gia vào “một loại chính trị khác” thường cắn xé lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh hành chính hay các sự tranh đua cá nhân mà là cũng độc hại như các cuộc tranh đua của nhóm quyền thế chính trị. Vì sao chúng ta lại ngạc nhiên rằng những năng lượng được đánh thức bởi hệ thống về cơ bản là tiêu cực, hay rằng chúng tự biểu lộ trong các phong trào phản kháng mà, không có khả năng kết nối với các dự án bên trong giai cấp chính trị, vật lộn để vạch ra một tưởng tượng khác về tương lai?

Nền hậu-dân chủ, Chủ nghĩa độc đoán, hay Dân chủ hóa nền Dân chủ?

Tại phương Bắc Toàn cầu, so với tác động to lớn của những thay đổi xã hội (ví dụ, Internet và các mạng xã hội, là một cuộc cách mạng cả cho các quá trình xã hội hóa và cho nền kinh tế, và mà là các biểu tượng hay nhất của thế giới mới), hệ thống chính trị không có vẻ có khả năng về sự đổi mới tương tự. Tuy vậy, hiện trạng – sự tiếp tục của nền dân chủ đại diện của sau–Chiến tranh Thế giới II với một vài sự thích nghi – không còn có thể đứng vững được nữa. Các thay đổi xã hội, địa chính trị, kinh tế, và môi trường đương thời là quá lớn cho chúng ta để chấp nhận tính hiệu quả đáng ngờ của các giải pháp truyền thống. Lịch sử không dừng lại: Như Marx (1907) đã viết trong Tháng Sương mù thứ Mười tám của Louis Bonaparte, nó “tự lặp lại, đầu tiên như thảm kịch, thứ hai như trò hề.” Việc bảo tồn hệ thống chính trị, mà chúng ta đã có vài thập niên trước, đơn giản không còn là một lựa chọn nữa.

Các nền dân chủ đại diện đương thời trên thực tế là một hệ thống hỗn hợp – quý tộc, bởi vì chúng trao quyền lực thật cho một elite tách rời và phần lớn tự trị khỏi nhân dân; nhưng cũng dân chủ, bởi vì elite này được chọn qua bầu cử (và có lẽ sự bầu lại) dựa vào quyền bầu cử phổ quát và quyền lực của nó bị hạn chế bởi luật pháp nó ban hành ( “luật trị (rule of law)”), và cuối cùng bởi vì những người bị trị để tự do bày tỏ quan điểm ngược với các quan điểm của chính phủ (mà đến lượt cần công khai biện minh cho các quyết định của nó) (Manin 1997). Về mặt lịch sử, chính phủ đại diện đã lấy ba hình thức chính. Hình thức thứ nhất, được thiết lập trong thời đại của các tiêu chuẩn tài sản nhưng kéo dài lâu sau đó, đã dựa vào sự thống trị của các nhân sĩ chính trị (tức là, các cá nhân có thể biến đổi vốn xã hội của họ, dựa vào tài sản hay ảnh hưởng, thành vốn chính trị) và tính trung tâm của quốc hội trong đời sống chính trị. Ngay cả không có việc xem xét các chiều thuộc địa, chủng tộc, và giới của hệ thống này, nó hầu như không thể được dán nhãn như dân chủ, vì hầu hết dân cư và nhất là giai cấp lao động đã bị loại trừ khỏi tư cách công dân chủ động, tức là khỏi quyền bầu cử (Dupuis-Déri 2013).

Hình thức thứ hai, được Max Weber (1994) khái niệm hóa, đã liên kết với quyền bầu cử phổ quát (cho đàn ông và trong pha thứ hai cho phụ nữ, nhưng vẫn loại trừ người dân từ các thuộc địa) và các đảng chính trị quần chúng. Các đảng này đã cho phép các chính trị gia để sống không chỉ cho mà cũng từ chính trị, tìm thấy sức mạnh của họ từ sự tích hợp các mảng dân cư thành hệ thống đại diện và tập trung hầu hết quyền ra quyết định. Như một kết quả, các nhân sĩ chính trị mất một phần bá quyền của họ. Tại phương Bắc Toàn cầu, các đảng chính trị đã phát triển theo một trong hai mô hình. Mô hình thứ nhất, tập trung vào bộ máy bầu cử và có ảnh hưởng ở Hoa Kỳ và Anh, tương ứng với một động lực từ trên xuống, trong đó các elite chính trị cạnh tranh vì số phiếu tối đa (Ostrogorski 1902). Mô hình thứ hai, đề cao một đảng quần chúng lao động, có nguồn gốc của nó ở Đức, mặc dù nó cũng tìm thấy sự biểu lộ trong Đảng Lao động Anh vào cuối thế kỷ thứ mười chín dài (Michels 1962). Mô hình này đã phát triển bên trong một động lực tổ chức tăng lên của quần chúng giai cấp lao động, trước khi tự khẳng định mình như một lực lượng chính trong sự cạnh tranh bầu cử và được các luồng chính trị khác bắt chước. Trong thế kỷ thứ hai mươi, hai mô hình này đã kết hợp với nhau. Như đã lưu ý sớm hơn, các đảng quần chúng tiêu biểu cho một hình thức mơ hồ của sự tiến bộ khi chúng xuất hiện trên chính trường vào cuối thế kỷ thứ mười chín. Một mặt, chúng là độc đoán và quan liêu về cấu trúc: Chúng đã thường chống lại hệ thống chính trị nghị viện và thậm chí đôi khi đã gần phá hủy nó. Mặt khác, chúng đã giúp tích hợp các giai cấp dưới vào một hệ thống chính trị mà từ đó trước kia họ bị loại trừ. Chúng đã có một đóng góp lớn cho sự hình thành các nhóm xã hội, bắt đầu với giai cấp lao động.

Có vẻ rõ rằng chúng ta đã đến cuối của thời kỳ thứ hai này, do khủng hoảng cấu trúc của tính chính đáng mà chúng ta đã phân tích. Các dấu hiệu cảnh báo ở mọi nơi: Sự yếu và tính chính đáng giảm sút của các đảng là phổ quát so với thời đại sau–Chiến tranh Thế giới II. Bây giờ các đảng gợi sự hoài nghi giữa các công dân ở mọi nơi tại phương Bắc Toàn cầu và trong hầu hết các nước phương Nam Toàn cầu (Dalton and Wattenberg 2002). Trong khi các đảng chính trị không sắp biến mất, chúng ta có vẻ đã vượt quá giai đoạn khi nền dân chủ được tổ chức hầu như chỉ xoay quanh chúng. Các xu hướng quan trọng nhất trong phong cảnh đang thay đổi này là các xu hướng tới nền hậu-dân chủ và chủ nghĩa độc đoán.

Nền-nền hậu-dân chủ

Nền hậu-dân chủ là một hệ thống trong đó nền dân chủ đại diện cổ điển rõ ràng vẫn còn nguyên vẹn: Các cuộc bầu cử đảng cạnh tranh tự do, luật trị, các sự kiểm tra và cân bằng của các quyền lực hiến định, sự bảo vệ các quyền con người, vân vân tất cả tiếp tục tồn tại về danh nghĩa. Nhưng mặc dù mặt tiền vẫn như cũ, quyền lực thật đã chuyển sang nơi khác. Hầu hết các quyết định quan trọng được đưa ra bởi các công ty xuyên quốc gia, các sở giao dịch chứng khoán, các cơ quan đánh giá tín dụng, các tòa trọng tài, các tổ chức quốc tế, và các cơ quan kỹ trị (Crouch 2004). Nền hậu-dân chủ được Bộ trưởng Tài chính Liên bang Đức, Wolfgang Schäuble, tóm tắt khéo khi ông đáp lại đoàn đại biểu Hy lạp trong giữa các năm 2010 rằng “các cuộc bầu cử không thể thay đổi bất cứ thứ gì.”[2] Nhà xã hội học Đức hàng đầu Wolfgang Streeck (2016), một cựu cố vấn cho Thủ tướng Gerhard Schröder, đã cho định nghĩa này độ sâu khoa học hơn khi ông viết rằng bây giờ các chính trị gia có hai khối cử tri, một mặt các cử tri của họ, và mặt khác các thị trường toàn cầu – và thực ra, cái sau có ảnh hưởng hơn rất nhiều. Khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từ chối để hạn chế dòng tiền tư nhân vào chính trị, người ta có thể nói rằng ở chừng mực nào đó, nó làm cho tham nhũng chính trị và nền hậu-dân chủ hợp hiến.[3] Sự tiến hóa này cũng tăng cường một xu hướng cấu trúc. Cúi lạy các cố vấn truyền thông và các thăm dò dư luận, các nhà lãnh đạo chính trị buộc phải làm cho các cấu trúc đảng của họ lệ thuộc vào những người chơi công cộng khác. Các công dân như thế được giải phóng khỏi sự siết chặt của bộ máy chính trị cũ – nhưng trong thực tế chỉ nhảy từ chảo rán vào lửa. Trong trò chơi chính trị chính thức, bây giờ họ đối mặt với các nhà cai trị mới, trong vỏ bọc của các trùm tư bản nghe-nhìn, các nhà báo ngôi sao, các chuyên gia truyền thông, và các nhà thăm dò ý kiến, ngoài các chính trị gia biết làm thế nào để chơi trò chơi mới này cho lợi thế của họ. Sự cai trị bởi các bộ máy quan liêu phần lớn đã nhường đường cho sự cai trị của media, mà dựa vào các cơ chế lôi cuốn hơn. Nhịp điệu nhanh của media cổ vũ sự tập trung vào các sự kiện mới nhất, làm cho khó đề cập đến các cải cách dài hạn mà thường là cơ hội duy nhất để giải quyết các vấn đề cấu trúc. Và đằng sau sân khấu, những người chơi toàn cầu là những kẻ thắng.

Chủ nghĩa độc đoán

Nền hậu-dân chủ là xu hướng chính ở phương Bắc Toàn cầu, nhưng nó cùng tồn tại với sự lên của chủ nghĩa độc đoán. Các chính trị gia và các nhà hàn lâm dòng chính thường gọi hiện tượng này là “chủ nghĩa dân túy (populism),” mô tả nó như mặt trái của chủ nghĩa khai phóng và từ chối chấp nhận một thái độ phản tỉnh về nền dân chủ tư bản chủ nghĩa (Müller 2017). Trong khi Trung Quốc phát triển một mô hình độc đoán thay thế cho nền dân chủ khai phóng, trong các mước đã quen với dân chủ hình thức, chủ nghĩa độc đoán khác với nền hậu-dân chủ bởi vì nó ngụ ý rằng mặt tiền đã thay đổi. Các cuộc bầu cử được tổ chức nhưng sự cạnh tranh bị hạn chế nghiêm trọng; các quyền tự do (ngôn luận, hiệp hội, báo chí) bị các luật mới hạn chế; công lý phụ thuộc vào những sự tùy hứng của chính phủ. Sự phục hồi mạnh của các nhóm tôn giáo chính thống, dù chúng là Kitô, Muslim, Hinduist, hay Phật giáo, đi theo cùng hướng độc đoán. Tại châu Âu và Bắc Mỹ, đấy là xu hướng được chứng kiến trong các mức độ thay đổi ở các nước như Nga, Hungary, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Hoa Kỳ của Donald Trump. Tại phương Nam Toàn cầu, xu hướng này cũng đã mạnh trong các chính phủ Mỹ Latin cánh tả như Ecuador hay Venezuela (mặc dù trừ yếu tố bài ngoại), cũng như trong các chính phủ cực hữu như chế độ Bolsonaro ở Brazil. Ấn Độ dưới sự cai trị của Narendra Modi tiêu biểu cho một paradigm (hệ hình) của sự tiến hóa này. Các chính phủ độc đoán thử đổ lỗi cho các kẻ thù bên ngoài và bên trong. Chúng sử dụng dụng cụ “trạng thái bực bội trong nền văn minh” (Freud 2002) và các nỗi sợ bài ngoại, đặc biệt chống lại những người di cư và những người tị nạn. Trong một thế giới được cho là ngày càng bị đe dọa, các chính phủ này tự nhận để bảo vệ các giá trị “của chúng ta,” mô hình xã hội “của chúng ta,” và phương thức chính trị “của chúng ta” chống lại những kẻ man rợ mới.

Một nhân tố quan trọng ủng hộ sự lên của các đảng độc đoán hay dân túy cánh hữu. Trong khi là rõ, rằng các sự bất bình đẳng xã hội đang lên, đồng thời giai cấp lao động đang biến mất. Tất nhiên, vẫn còn các công nhân ở phương Bắc Toàn cầu nhưng không còn giai cấp lao động nữa theo nghĩa của một nhóm được thống nhất bởi tình cảm thuộc về, và được cấu trúc bởi, một mạng lưới dày đặc của các tổ chức và các định chế (Beaud and Pialoux 1999). Cơ cấu lịch sử của các giai cấp lao động quốc gia đã cần hàng thập niên – và quả thực, đấy là một dự án đã chẳng bao giờ hoàn tất, vì công việc của các nhóm đang thống nhất phải được đổi mới liên tục khi đối mặt với các xu hướng tới sự tan rã (Thompson 1963). Kể từ các năm 1980, các chính trị gia cánh tả đã vật lộn để bảo vệ hữu hiệu các lợi ích vật chất của các giai cấp lao động, trong khi sự chỉ trích các mô hình tổ chức độc đoán đã giúp làm yếu một phong trào lao động trong đó các thứ bậc thường đã khá cồng kềnh. Giai cấp lao động truyền thống đã là đàn ông và da trắng một cách biểu tượng, và sự nổi lên của các sự chia tách dựa vào giới hay sắc tộc là một thách thức khó cho cánh Tả. Cùng khung khổ diễn giải có thể được áp dụng cho các mối lo môi trường, mà là khó để tích hợp vào các phong trào lao động nhà hoạt động sản xuất. Vì thế, một phần lớn của giai cấp lao động đã bỏ các tổ chức truyền thống của nó, tìm nơi trú ẩn trong sự không tham gia bỏ phiếu hay bỏ phiếu cho các thay thế độc đoán, dân túy.

Để tóm tắt: Ở mức toàn cầu, dự đoán cho các nền dân chủ khai phóng vào đầu các năm 2020 không phải là một dự đoán tích cực. So với hai thập niên trước, có ít chính phủ hơn tham gia vào đổi mới dân chủ. Rất nhiều vùng đang trải nghiệm các vòng xoáy hướng xuống và số các nhà nước thất bại đang tăng lên. Trong các nước như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Italy, hay Pháp, các phong trào cánh hữu cực bảo thủ đã có khả năng thắng các vị trí quan trọng, trong các cuộc bầu cử như trong chính trị đường phố. Trừ phi các hoạt động tiến bộ nghiêm túc được tiến hành ở phương Bắc Toàn cầu như ở phương Nam Toàn cầu, nền hậu-dân chủ và chủ nghĩa độc đoán – hay còn tồi hơn, sự sụp đổ nhà nước – là các kết cục có khả năng xảy ra nhất. Những thay đổi cần thiết phải là có thể so sánh được với những sự biến đổi to lớn mà đã xảy ra ở phương Bắc Toàn cầu trong cuối thế kỷ thứ mười chín và nửa đầu thế kỷ thứ hai mươi và mà đã dẫn tới quyền bầu cử phổ quát, các phong trào công nhân và tiến bộ, các đảng chính trị quần chúng, và sự lên của nhà nước phúc lợi. Thực ra, những sự thay đổi cần thiết ngày nay phải thậm chí cấp tiến hơn, vì chúng không thể là thuần túy quốc gia và phải tính đến các khủng hoảng môi trường tác động đến toàn thế giới. Nhiều diễn viên mới vì thế đang cố gắng dân chủ hóa nền dân chủ ở mọi mức, từ địa phương đến toàn cầu, nhằm để thuần hóa chủ nghĩa tư bản tài chính, để làm nhẹ bớt khủng hoảng sinh thái, và để giải quyết vấn đề công lý toàn cầu ở quy mô xuyên quốc gia.

Dân chủ hóa nền Dân chủ

Kể từ đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt, đã có ba xu hướng tách biệt tới dân chủ hóa nền dân chủ.

CÁC THỬ NGHIỆM THỂ CHẾ VỀ ĐẠI DIỆN MÔ TẢ. Nhiều thử nghiệm đã thành công trong việc cải thiện sự đại diện mô tả ở mức thể chế. Trên quy mô thế giới, bước quan trọng nhất tiến theo hướng này là sự đưa ra các hạn ngạch hay các ghế dành riêng cho phụ nữ. Một sự thay đổi thật đã xảy ra khi Hội nghị Phụ nữ Thế giới lần thứ Tư ở Bắc Kinh (1995) khuyến nghị đưa một hạn ngạch tối thiểu 30 phần trăm cho phụ nữ trong các quốc hội. Trong thập niên trước Hội nghị Bắc Kinh, chỉ mười nước đã đưa ra hình thức nào đó của hạn ngạch phụ nữ. Mười năm sau, hơn 100 nước đã chấp nhận chính sách này. Hơn nữa, các nền dân chủ ở phương Nam Toàn cầu, cũ và mới như nhau, đôi khi đã khai thác các con đường dân chủ mới mà không chỉ là các bản sao của các đối tác miền Bắc của chúng. Tại Ấn Độ, sự đưa vào các hạn ngạch chính trị ủng hộ đầu tiên của “các tiện dân” (các Dalit), và các thiểu số sắc tộc, rồi các đẳng cấp thấp hơn (cái gọi là “Giai cấp Lạc hậu Khác,” Other Backward Class-OBC), mà đã thúc đẩy sự đại diện mô tả trong chính trị và một loại chống phân biệt đối xử (hay hỗ trợ người yếu thế-affirmative action) cho sự phân phối các vị trí công chức và sự tiếp cận đến đại học, đã dẫn đến sự dân chủ hóa xã hội học chính trị suốt các năm 1980 và trong các năm 1990. Việc này xảy ra chính xác vào lúc khi giai cấp lao động đang biến mất khỏi lĩnh vực chính trị trong hầu hết các nước phương Bắc Toàn cầu (Jaffrelot 2003). Mặc dù xu hướng này trong chính trị Ấn Độ hiện thời có vẻ bị thay thế bởi một cuộc phản-cách mạng thúc đẩy một hỗn hợp của chủ nghĩa công xã, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa độc đoán, nó vẫn là một di sản quan trọng trong nền dân chủ đại diện lớn nhất trên thế giới – và một thử nghiệm đáng xem xét cho các nước khác. Tại Mỹ Latin, một làn sóng huy động to lớn từ các năm 1980 trở đi đã thúc đẩy sự chấm dứt nhiều chế độ độc tài. Sự thay đổi này đã dẫn đến sự trân trọng đưa vào hiến pháp các quyền xã hội và sinh thái mới (vượt xa, chẳng hạn, Luật Hoa Kỳ về các Quyền), sự đưa vào các cơ chế dân chủ trực tiếp hay tham gia, sự thúc đẩy những người đến từ các nhóm cấp dưới (và nhất là bản địa), và sự thừa nhận hiến pháp của tư cách công dân đa văn hóa (trong mức độ mà đã chỉ tồn tại ở Canada hay New Zealand ở phương Bắc Toàn cầu). Điều này đã dẫn cả về mặt thực tiễn và lý thuyết đến một biến thể Mỹ Latin rất hứa hẹn của chủ nghĩa tân hiến pháp (Lousteau et al 2012; Avritzer 2002). Làn sóng thử nghiệm dân chủ này cuối cùng đã sụp đổ do sự quản trị tồi của các nhà nước hết sức thối nát, chủ nghĩa độc đoán của các lãnh tụ có sức thuyết phục, và một mô hình kinh tế “ngoài-nhà hoạt động (extractivist)” dựa vào sự xuất khẩu ngyên liệu thô trong một thời kỳ khi giá cả như vậy đã rất cao. Nhưng lần nữa, chắc có khả năng rằng vài trong những sự phát triển này sẽ vẫn là một nguồn cảm hứng cho tương lai, khi thập niên mới vẫn không chắc chắn và có vẻ không chắc có khả năng để cho phép bá quyền được củng cố của các elite bảo thủ.[4]

CÁC PHONG TRÀO XÃ HỘI MỚI VÀ SỰ BÁC BỎ CÁC ĐẠI DIỆN ĐƯỢC BÀU. Hơn nữa, nhiều phong trào xã hội trong vài thập niên qua đã dùng các hình thức tổ chức và huy động dựa vào sự bác bỏ các đại diện được bàu, sự phối hợp ngang, và một chiều thảo luận cân nhắc mạnh. Trong đầu những năm 1970, các nhà nữ quyền đã có khả năng thách thức các xã hội và các đảng chính trị Tây phương mà không có một cấu trúc chính thức của các nữ phát ngôn viên được bàu hay những người ủng hộ chính trị toàn thời gian. Trong cuối những năm 1970 và những năm 1980, mô hình này đã trở nên phổ biến hơn như “các phong trào xã hội mới” (nữ quyền, sinh thái, và hòa bình) đã quay lưng lại với chính trị thể chế và sự cử đại biểu dính líu đến các tháp đại diện (Offe 1987), đề xuất các cấu trúc dựa vào mạng thay cho chúng. Tất nhiên, một số điểm trong một mạng có nhiều trọng lượng hơn những điểm khác, nhưng quyền lực phân biệt này không nhất thiết kết tinh thành quyền lực từ trên xuống dựa vào các hệ thứ bậc và sự đại diện chính thức.

Bắt đầu trong các năm 2000, các phong trào khắp thế giới như Occupy (Chiếm) Wall Street đã thấy sự phát triển của các hình thức huy động bắt nguồn từ truyền thống vô chính phủ. Chúng đã cho thấy một năng lực gây ngạc nhiên để thu hút những người trẻ và để điều phối các hoạt động quy mô lớn. Trong thực tiễn, một nhóm nhỏ quyết định về một hoạt động, thông báo cho các bạn và tiếp xúc với họ bằng nhắn tin, Facebook, Twitter, hay các mạng xã hội khác, và do đó tổ chức một sự tập hợp hết sức cơ động mà có thể nhanh chóng thay đổi mục tiêu hay hoạt động của nó qua sự thảo luận thường xuyên trong tiến trình của cuộc biểu tình; cơ sở của mọi thứ là sự đồng thuận giữa những người tham gia hơn là kỷ luật tổ chức. Các phong trào #MeToo và Black Lives Matter đã theo một con đường tương tự. Trong các hình thức huy động và tổ chức ngang này, các nhà hoạt động thuộc về một đảng hay đảng khác có thể đóng một vai trò, nhưng không thể dễ dàng có được sự kiểm soát hay dùng nó cho các mục đích riêng của họ. Những người phát ngôn tự phát của ngày hôm nay có thể được công nhận trong giây lát như các đại diện mà là hiện thân các nhóm lớn. Tuy vậy, họ không thể được lợi từ một cấu trúc thứ bậc đảm bảo cho họ sự ủng hộ của các cảm tình viên, họ cũng chẳng thể dựa vào các biện pháp ràng buộc pháp lý. Hiện tượng này đã luôn tồn tại, nhất là trong các xã hội săn bắt-hái lượm (Clastres 1987), nhưng nó được tăng cường bởi phạm vi ảnh hưởng teo đi của các đảng chính trị và các tổ chức quần chúng, một mối quan hệ xa hơn với sự tham gia chính trị, và sự phát triển của Internet và media xã hội. Khi thiếu một thực thể tối cao và một nhóm tình nguyện của các cá nhân khác nhau tự hợp lại, thì các quyết định thường bắt đầu xảy ra bằng “sự đồng thuận rõ ràng” hơn là bằng việc bỏ phiếu: Những người không được thuyết phục (hoàn toàn) từ chối dùng quyền phủ quyết của họ (Urfalino 2014). Qua các hình thức tham gia chính trị như vậy, mà thường cực kỳ mạnh và đã cho thấy năng lực của chúng để xây dựng một chương trình nghị sự chính trị, hàng chục hay hàng trăm ngàn người đang thử nghiệm một loại chính trị mà không hướng tới việc giành được một chức vụ được bàu hay quyền lực nhà nước. Ngoài sự dùng nó như một dụng cụ huy động ra, Internet cũng cho phép “những người nghiệp dư” để tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị. Điều này phần lớn là bởi vì bất cứ sự kiểm soát nào đối với các sự trao đổi Internet xảy ra sau dữ kiện và theo chiều ngang, hơn là qua các cố gắng của những người giữ cổng chuyên nghiệp (các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà báo, các biên tập viên) (Cardon 2010).

DÂN CHỦ THAM GIA VÀ THẢO LUẬN CÂN NHẮC. Cuối cùng, các hình thức được thể chế hóa của nền dân chủ tham gia và nền dân chủ thảo luận cân nhắc đã gia tăng. Đã có nhiều sự phát triển giàu trí tưởng tượng trong lĩnh vực này trong các thập niên qua, trong các khung cảnh quốc gia hết sức đa dạng và kéo theo các diễn viên đa dạng (Fung and Wright 2003). Ngân sách tham gia (participatory budget) ở Porto Alegre đã là ví dụ nổi tiếng nhất, cả bởi vì cái nó đã đạt về mặt địa phương và bởi vì nó đã chiếm một vị trí then chốt giữa cụm các phong trào xã hội toàn cầu hóa thay thế và các chính phủ địa phương tiến bộ (Abers 2000; Genro and De Souza 1997; Gret and Sintomer 2004; Santos 2005; Baiocchi 2005). Porto Alegre đã tạo ra một ấn tượng quan trọng, dẫn đến vô số sự bắt chước và sự phỏng theo khắp địa cầu, kể cả ở phương Bắc Toàn cầu, mặc dù trong khi thường mất tiềm năng cấp tiến của nó dọc đường (Sintomer, Herzberg and Röcke 2016; Ganuza and Baiocchi 2012).

Vượt xa hơn cơ chế đặc thù này, đã có một sự thay đổi ý thức hệ đáng chú ý tới một sự đánh giá lớn hơn về sự thảo luận, sự tranh luận, và sự tham gia. Từ các công ty phát triển cộng đồng đến các ngân sách tham gia, từ các hội đồng khu dân cư đến các hội nghị công dân, từ các hội nghị đồng thuận đến các bồi thẩm đoàn công dân, những đổi mới dân chủ khác nhau đã nổi lên (Smith 2009). Chúng hiện thân cái có thể được gọi là “tinh thần mới” của hoạt động công hiện đại (Blondiaux 2008), theo cùng cách mà “tinh thần mới của chủ nghĩa tư bản,” được Luc Boltanski and Eve Chiapello (2007) phân tích từ một quan điểm tân-Weberian, đã bắt đầu lấy hình thù trong cuối các năm 1970. Mặc dù người ta thường bị ấn tượng bởi sự tương phản giữa thuật hùng biện tham vọng và các kết quả khiêm tốn, sự nổi lên của một khung khổ mới của hoạt động công và sự liên kết chính trị phải được xem xét nghiêm túc (Blondiaux and Sintomer 2002). Tuy vậy, ý nghĩa thật của xu hướng này còn xa mới rõ. Một số trong các đổi mới dân chủ này đã tập trung vào tầm quan trọng của sự tham gia công dân, với lập ngân sách tham gia là ví dụ dễ thấy nhất. Những đổi mới khác ngược lại đặt sự thảo luận cân nhắc lên vũ đài chính diện, với các minipublic được chọn ngẫu nhiên như trường hợp nổi tiếng nhất. Mặc dù sự tham gia và sự thảo luận cân nhắc không nhất thiết loại trừ nhau, chúng có căng thẳng với nhau: Số người tham gia càng lớn, càng khó để bảo đảm sự thảo luận cân nhắc chất lượng-cao giữa những người tham gia. Nhiều khi, các yếu tố này được trình bày trong văn liệu như chỉ theo hướng hai mô hình đối lập của nền dân chủ (Held 2006). Một trong những mục tiêu của cuốn sách này là để hiểu kỹ hơn khung khổ mới này của hoạt động công, và để phân tích vai trò của sự rút thăm trong tập hợp này của các đổi mới dân chủ, cũng như mối liên kết của nó với cả sự tham gia và sự thảo luận cân nhắc.

Dân chủ Khai phóng và các Hạn chế của Nó

Nền dân chủ khai phóng không đánh dấu sự kết thúc của lịch sử: Hệ thống chính trị Tây phương hiện đại đã luôn luôn có hai mặt, một sáng và một tối. Theo cùng cách, sự thảo luận chính trị vào đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt không thể được quy giản về sự bảo vệ nền dân chủ khai phóng chống lại mối đe dọa của nền dân chủ không-tự do, chủ nghĩa dân túy, hay chủ nghĩa độc đoán. Tương lai của chính trị cũng chẳng thể quy giản về các thay thế của nền hậu-dân chủ và chủ nghĩa độc đoán. Sự quan tâm trở lại đến sự đại diện mô tả, các chiều chống độc đoán của các phong trào xã hội mới, và sự phát triển của các đổi mới dân chủ tham gia và thảo luận cân nhắc cổ vũ chúng ta để nhìn lại lịch sử của các nền dân chủ Tây phương hiện đại.

Lịch sử này không hạn chế ở hoặc sự khẳng định tiến bộ của nền dân chủ khai phóng và các cuộc bầu cử đảng cạnh tranh, hay các ẩn dụ về chính phủ đại diện. Chạy song song với lịch sử của chính phủ đại diện, thường tương tác với nó, nhưng đôi khi đã loại bỏ hay thậm chí hoàn toàn không đồng bộ (Hardt and Negri 2001), có một chiều khác mà đã luôn luôn hiện diện bên trong nền dân chủ, ở cả phương Bắc và phương Nam Toàn cầu. Nó dựa vào một động lực mà không có nó thì sẽ là không thể để hiểu hai thế kỷ qua: Khái niệm “lịch sử từ dưới,” hướng tới hoạt động tự trị của giai cấp lao động và các nhóm cấp dưới khác, giúp chúng ta đánh giá tốt hơn động lực này. Pierre Rosanvallon (2008) nói về “phản-dân chủ (counter-democracy),” nhưng điều này cổ vũ một sự tập trung vào yếu tố tiêu cực, không tin cậy các chính trị gia được bàu. Xu hướng tham gia trong nền dân chủ – một thuật ngữ hay hơn cho cái chúng ta nghĩ đến – không chỉ được triển khai khi chỉ trích thiên hướng của các đại diện để tước đoạt những người được đại diện khỏi quyền lực mà những người sau đã giao cho họ. Nó gồm những trí tưởng tượng phân biệt về nền dân chủ, trong đó các công dân có một năng lực thật cho chính phủ-tự quản, các nhà cai trị giảm bớt quyền lực đối với những người bị trị, và các không gian tự trị tập thể càng lớn càng tốt. Nó có các chiều không tưởng nhưng có khả năng để huy động hàng triệu người và để biến đổi thế giới, đôi khi dẫn đến sự phá hủy chính phủ đại diện, nhưng cũng – và thường xuyên hơn – dẫn đến sự biến đổi của chính phủ đại diện thành nền dân chủ đại diện, và đến sự tạo ra nền dân chủ nhà nước-phúc lợi.

Xu hướng tham gia cũng ngụ ý một lịch sử khác của nền dân chủ, mà niên đại học của nó là không cùng như niên đại học của lịch sử chính phủ đại diện (cho dù hai thứ đan xen nhau), và mà có các thời khắc thành lập huyền thoại của riêng nó (các cuộc cách mạng đa dạng, Công Xã Paris, các cuộc họp thị trấn ở New England, Landsgemeinde (các hội nghị công dân) Thụy sĩ, 1968, các tổ chức Soviet ở Nga, Đức, Italy, Hungary, Algeria, và Chile, vân vân); trí tưởng tượng của riêng nó (các utopia tự do chủ nghĩa [libertarian] và xã hội chủ nghĩa, các xu hướng bên trong chủ nghĩa khai phóng chính trị hay sinh thái học chính trị, phần của truyền thống công dân cộng hòa và chủ nghĩa thực dụng Anglo-Saxon, vân vân); những người chơi của riêng nó; và các hình thức thẩm vấn và mâu thuẫn của riêng nó. Kể từ các năm 1980, một mô hình mới, nền dân chủ thảo luận cân nhắc, đã xuất hiện, mà được gắn rộng rãi với một cơ chế thể chế mới, minipublic được chọn ngẫu nhiên. Nền dân chủ thảo luận cân nhắc đôi khi đã đối lập với và đôi khi được gắn với nền dân chủ tham gia.

Từ lịch sử thay thế này, chúng ta hãy gỡ rối lịch sử về sự thực hành chính trị của sự rút thăm. Tuy bảng phả hệ của thực hành này quay lại đến các nguồn gốc của nền dân chủ Tây phương ở Hy Lạp cổ xưa, nó cũng sẽ cho phép chúng ta hiểu kỹ hơn các thử nghiệm ngày nay về sự chọn chính trị ngẫu nhiên. Nó sẽ đóng góp cho sự lịch sử hóa nền dân chủ đại diện, như nó đã ổn định hóa ở phương Bắc Toàn cầu và một số nước phương Nam Toàn cầu trong vài thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II. Nó sẽ giúp chúng ta lấy một lập trường phản tỉnh đối với quá khứ gần đây, với một quan điểm để hiểu tốt hơn trạng thái của nền dân chủ vào đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt và xem xét tương lai tiềm năng của nó.


[1] Adrian Karatnycky (2000), The Annual Survey of Political Rights & Civil Liberties 1999–

2000, Freedom House, https://freedomhouse.org/sites/default/files/2020-02/Freedom_in_the

_World_1999-2000_complete_book.pdf

[2] “Yanis Varoufakis à Frangy,” Médiapart, August 25, 2015, https://blogs.mediapart.fr/monica-m/

blog/250815/yanis-varoufakis-frangy.

[3] Các công dân United v. Federal Election Commission, 558 U.S. 310 (2010).

[4]Pablo Stefanoni, “Balance 2016. América Latina: una época más híbrida que refundacional,” La nación, December 18, 2016.

(Còn tiếp)

Comments are closed.