Thuật ngữ chính trị (3)

Phạm Nguyên Trường

Political Dictionary – The Bridge

15. Amenity – tiện nghi. Trong lĩnh vực bất động sản và nhà ở, tiện nghi là một cái gì đó được coi là gia tăng lợi ích cho tài sản và do đó làm tăng giá trị của nó. Tiện nghi hữu hình có thể bao gồm số phòng và đặc điểm phòng khách và các tiện nghi như thang máy, wi-fi, nhà hàng, công viên, khu vực chung, bể bơi, sân golf, câu lạc bộ sức khỏe, nhà hát hoặc phòng chứa phương tiện truyền thông, đường dành cho xe đạp hoặc nhà để xe, trong khi các tiện nghi vô hình có thể bao gồm những lĩnh vực như giao thông công cộng, phong cảnh dễ chịu, các hoạt động gần đó và mức độ tội phạm thấp. Về mặt môi trường, tiện nghi có thể bao gồm không khí sạch hoặc nước sạch, hoặc chất lượng của bất kỳ hàng hóa môi trường nào khác có thể làm giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của cư dân hoặc làm tăng phúc lợi về mặt kinh tế của họ. Tiện nghi cũng có thể dưới dạng tiện nghi di động.

16. The American Enlightenment – Phong tào Khai sáng ở Mỹ. Là giai đoạn lên men trí tuệ trong 13 thuộc địa ở châu Mỹ kéo dài từ thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII, dẫn đến cuộc Cách mạng Mỹ và thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Phong trào Khai sáng ở Mỹ chịu ảnh hưởng của phong tào Khai sáng ở châu Âu thế kỷ XVII và triết lý bản địa Mỹ. Theo James MacGregor Burns, tinh thần của phong trào Khai sáng Mỹ đã mang lại cho lý tưởng Khai sáng hình thức thiết thực, hữu ích trong cuộc sống của quốc gia và dân tộc.
Phong trào Khai sáng áp dụng lập luận khoa học vào kĩnh vực chính trị, khoa học và tôn giáo. Phong trào này thúc đẩy lòng khoan dung tôn giáo và khôi phục văn học, nghệ thuật và âm nhạc, coi đây là những ngành học quan trọng cần phải đưa vào các trường đại học. Các trường đại học theo lối Mỹ “kiểu mới” được thành lập như King College New York (nay là Columbia University) và College Philadelphia (nay là University of Pennsylvania). Yale College và College of William & Mary đã được cải tổ. Tong nhiều chương trình giảng dạy ở đại học, người ta đã lấy triết lý đạo đức phi giáo phái thay thế cho thần học. Thậm cí các trường đại học của Thanh giá như College of New Jersey (nay là Princeton University) và Harvard University cũng đã cải tổ chương trình giảng dạy để đưa vào triết học tự nhiên (khoa học), thiên văn học hiện đại và toán học.
Chủ tịch của các trường đại học, trong đó có các nhà lãnh đạo tôn giáo Thanh giáo như Jonathan Edwards, Thomas Clap, và Ezra Stiles, và các nhà triết học đạo đức thao Anh giáo như Samuel Johnson và William Smith là những đại diện nổi bật nhất của phong trào Khai sang Mỹ. John Adams, James Madison, Thomas Paine, George Mason, James Wilson, Ethan Allen, Alexander Hamilton, và học rộng như Benjamin Franklin và Thomas Jefferson là những nhà tư tưởng chính trị hàng đầu. Các nhà khoa học hàng đầu là Benjamin Franklin, vì những công trình nghiên cứu việc về điện, William Smith vì việc tổ chức và quan sát về sao Kim, Jared Eliot vì những công trình trong ngành luyện kim và nông nghiệp, nhà thiên văn học David Rittenhouse trong ngành thiên văn học, toán học, Benjamin Rush trong y học, Charles Willson Peale trong lịch sử tự nhiên và Cadwallader Colden vì những công trong lĩnh vực thực vật và vệ sinh thành phố. Jane Colden, con gái của Colden, là nhà thực vật học nữ đầu tiên làm việc tại Mỹ. Bá tước Rumford là một nhà khoa học hàng đầu, đặc biệt là trong lĩnh vực nhiệt.
17. American Revolution – Cách mạng Mỹ. Cuộc Cách mạng Mỹ là cuộc nổi dậy của thuộc địa của Anh ở châu Mỹ trong giai đoạn từ năm 1765 đến năm 1783. Những người yêu nước tại mười ba thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ vớ sự giúp đỡ của Pháp đã đánh bại quân đội Anh trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ (1775–1783) và lập nên nhà nước mới có tên là Hợp Chúng Quốc (The United States of America).
Bắt đầu từ đạo Luật Tem, năm 1765, các thuộc địa Mỹ tuyên bố “không có đại diện thì không nộp thuế”. Vì không có đại diện trong Nghị viện Anh, các thuộc địa này không chấp nhận để Quốc hội Anh đánh thuế. Các cuộc biểu tình liên tục leo thang, dẫn đến Cuộc thảm sát ở Boston năm 1770 và đốt tàu Gaspee ở Rhode Island năm 1772, sau đó là Tiệc trà Boston, tháng 12 năm 1773, trong đó, những người yêu nước đã phá hủy một lô hàng trà bị đánh thuế. Người Anh phản ứng bằng cách phong tỏa Cảng Boston, sau đó ban hành là một loạt đạo luật có tính trừng phạt nhằm bãi bỏ quyền tự trị của Thuộc địa Vịnh (Massachusetts Massachusetts Bay Colony). Những thuộc địa khác đứng lên ủng hộ Massachusetts và cuối năm 1774, tại Hội nghị Thuộc địa, những người yêu nước đã thành lập chính của mình nhằm điều phố những nỗ lực trong cuộc kháng chiến chống lại Vương quốc Anh; những người thực dân khác tiếp tục giữ liên kết với nhà vua Anh và được gọi là những người Bảo hoàng hoặc Tories.
Căng thẳng bùng ra thành trận chiến giữa dân quân yêu nước và chính quyền Anh khi quân đội của vua George tìm cách chiếm và phá hủy đồ quân dụng của người Mỹ ở Lexington và Concord, ngày 19 tháng 4 năm 1775. Sau đó, cuộc xung đột leo thang thành chiến tranh, trong đó những người yêu nước và quân Pháp (đồng minh của lực lượng này) chiến đấu chống lại quân Anh và lực lượng bảo hoàng, kéo dài từ năm 1775 đến năm 1783. Từng ban trong mười ba thuộc địa đều thành lập Hội đồng hàng tỉnh (Provincial Congress) và giành quyền lực từ tay chính quyền thuộc địa cũ và đàn áp phe Bảo hoàng và chiêu mộ binh sĩ cho Quân đội Lục địa do Tướng George Washington chỉ huy. Quốc hội Lục địa tuyên bố rằng George là ông vua chuyên chế, dẫm đạp lên quyền của những người thực dân Anh, và ngày 2 tháng 7 năm 1776, tuyên bố các thuộc địa là các bang tự do và độc lập. Lãnh đạo lực lượng yêu nước nêu cao triết lý chính trị của chủ nghĩa tự do và chế độ cộng hòa, bác bỏ chế độ quân chủ và quý tộc. Họ cũng tuyên bố rằng tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Quân đội Lục địa mới được thành lập đã buộc binh lính Anh rút khỏi Boston vào tháng 3 năm 1776, nhưng mùa hè năm đó, quân Anh chiếm thành phố New York và bến cảng của thành phố này và giữ được vị trí chiến lược này cho đến cuối cuộc chiến. Chỉ trong một thời gian ngắn Hải quân Anh phong tỏa các hải cảng và chiếm được các thành phố khác, nhưng họ không đánh bại được lực lượng của Washington. Lực lượng yêu nước đã không chiếm Canada vào mùa đông năm 1775-76, nhưng đã buộc quân Anh phải đầu hàng trong Trận Saratoga, tháng 10 năm 1777. Quân Anh đầu hàng là tác nhân chính thúc đẩy Pháp tham chiến (đồng minh của Mỹ) với một đội quân đông đảo, hải quân pháp đe dọa tấn công thẳng vào nước Anh. Trận Saratoga này cũng thúc đẩy Tây Ban Nha đứng về phía Mỹ. Chiến tranh đã chuyển sang các bang miền Nam với sự giúp đỡ của lực lượng bảo hoàng, đầu năm 1780, quân Anh do Charles Cornwallis chỉ huy đã buộc đạo quân ở Charleston, Nam Carolina, đầu hàng, nhưng không tìm được đủ những người tình nguyện dân sự trong lực lượng bảo hoàng nên không thể kiểm soát được lãnh thổ. Cuối cùng, mùa thu năm 1781, lực lượng liên quân Pháp-Mỹ đã buộc đội quân Anh thứ hai tại Yorktown đầu hàng. Chiến tranh kết thúc. Hiệp ước Paris được ký ngày 3 tháng 9 năm 1783, chính thức chấm dứt cuộc xung đột và khẳng định sự chia tách hoàn toàn quốc gia mới khỏi Đế quốc Anh. Hoa Kỳ chiếm gần như toàn bộ vùng lãnh thổ phía đông sông Mississippi và phía nam Ngũ Đại Hồ Lớn, nước Anh tiếp tục giữ được Canada, còn Tây Ban Nha thì chiếm được Florida.
Cuộc cách mạng đã đưa tới những kết quả quan trọng: Hoa Kỳ độc lập và giữ quan hệ kinh tế hữu hảo với Anh, thông qua bản Hiến pháp, thành lập chính phủ liên bang tương đối, trong đó có tổng thống dân cử, ngành tư pháp độc lập và quốc hội lưỡng viện, Thượng viện đại diện cho các bang và Hạ viện đại diện cho dân chúng. Sau cách mạng, khoảng 60.000 người bảo hoàng di cư sang các vùng lãnh thổ do Anh chiếm đóng, chủ yếu là tới Canada, nhưng phần lớn vẫn ở lại Hoa Kỳ.
18. Amicus curiae – Thân hữu của tòa án. Từ này có gốc từ chữ Latin, amo, nghĩa lả “tôi yêu”, “tôi thích”. Thân hữu của toàn có thể làm chứng tại tòa án, hành động như những cố vấn không vụ lợi hoặc trình bày quan điểm của dân chúng hay tổ chức, những người không liên quan trực tiếp tới phiên tòa, nhưng có thể bị ảng hưởng bởi phán quyết của tòa. Tòa án Hoa Kỳ thường sử dụng biện pháp này.
Amicus curiae hay được dùng cùng danh từ tiếng Anh brief (nghĩa là lời chỉ dẫn, văn bản pháp lý, bản tóm tắt) thành “amicus curiae brief” hay gọn là “amicus brief“. Amicus brief là văn bản, lời góp ý của một bên thứ ba, không liên quan quyền lợi trực tiếp đến vụ việc nhưng có “quan ngại sâu sắc”, gửi cho tòa án để giúp tòa có thêm thông tin để xử lý vụ việc. Có thể dịch là “góp ý amicus curiae”.
19. Amnesty International (AI) – Ân xá quốc tế. Ân xá Quốc tế là tổ chức phi chính phủ quốc tế, Peter Benenson, luật sư người Anh, thành lập năm 1961 Ân xá Quốc tế nhằm mục đích củng cố mọi quyền căn bản của con người như đã nêu trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Với niềm tin đó, Ân xá hoạt động nhằm:
– Giải phóng mọi tù nhân lương tâm (prisoner of conscience, khái niệm này dùng để chỉ một người bị tù vì thực hành niềm tin của họ một cách hoà bình, hơi khác với cách hiểu thông thường về tù chính trị);
– Bảo đảm các phiên toà diễn ra công khai và công bằng;
– Bãi bỏ tử hình và mọi hình thức tra tấn và đối xử tàn bạo với tù nhân;
– Chấm dứt những sự khủng bố, giết chóc và mất tích cưỡng bức;
– Giúp đỡ những người xin tị nạn chính trị;
– Hợp tác với các tổ chức cùng mục đích chấm dứt vi phạm nhân quyền;
– Nâng cao cảnh giác về mọi sự vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.
Năm 1977, Ân xá Quốc tế được trao tặng Giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới.

Comments are closed.