Seminar: 21 bài học cho thế kỉ 21

I – THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức

Người điều phối: G.S Chu Hảo

Chịu trách nhiệm nội dung & Diễn giả: Mr. Minh Đào, Cựu sáng lập tại trang Web đánh giá sách Trạm Đọc, người hướng dẫn các khoá học cộng đồng về tư duy phản biện đầu tiên tại Hà Nội thông qua Club Critical Thinkers với gần 100+ các cựu học viên, tổ chức các buổi Talk Show thông qua dự án Ideas Lab về các cuốn sách hay, thuộc nhiều lĩnh vực như Triết học, Lịch sử, Tâm lý… với hơn 500+ các bạn trẻ từng tham gia các sự kiện.

Thời gian: 14h00 – 16h30, thứ 6, ngày 19/10/2018

Địa điểm: Hội trường tầng 3 – Toà nhà VUSTA 53 Nguyễn Du, Hà Nội

II – TIMELINE

Phần 1: Giới thiệu về Harari và 2 cuốn sách đã được xuất bản tại VN: Sapiens & Homo Deus
Phần 2: Giới Thiệu về cuốn sách 21 Lessons for the 21st Century, Xuất bản 4/9/2018
Phần 3: Trình bày một số vấn đề lớn mà cuốn sách đặt ra
Phần 4: Đặt câu hỏi & Thảo luận

TÓM LƯỢC NỘI DUNG:

“Harari là tác giả có ngòi bút kích thích đến mức kể cả khi không đồng ý với anh, tôi vẫn muốn tiếp tục đọc và suy ngẫm.” – Bill Gates
Nếu như Sapiens là cuộc hành trình trở về quá khứ xa xôi của loài người, Homo Deus là chuyến thám hiểm tương lai với những thách thức đe doạ sự tồn tại của những người Sapiens cuối cùng, thì 21 Bài Học cho Thế Kỉ 21 là một điểm dừng để con người ngồi lại, bình tâm suy nghĩ về những câu hỏi lớn đối mặt với họ…. ngay trong hiện tại.
Bằng khả năng mang lại sự rõ ràng giữa một thế giới ngày càng phức tạp, và văn phong đầy phần hài hước hiếm thấy ở một nhà sử học, Yuval Harari với cuốn sách best-seller thứ 3 của mình lại làm cả thế giới phải xôn xao vì những vấn đề vô cùng mật thiết mà nó đặt ra với mỗi công dân của thế kỉ này.
Tại sao bạn lại cần tham gia sự kiện? Tại sao bạn lại cần phải quan tâm đến những câu hỏi vĩ mô trong khi “chúng ta có những việc cấp bách hơn phải làm: chúng ta phải đi làm, chăm con, hay phụng dưỡng bố mẹ già. Đáng tiếc là, lịch sử không biết nhượng bộ. Nếu tương lai của loài người được định đoạt khi thiếu vắng bạn, bởi bạn quá bận cho con ăn và mặc đồ – bạn và chúng cũng không vì thế mà thoát khỏi được những hệ luỵ. Điều này đúng là bất công; nhưng ai nói lịch sử là công bằng nào?
Một cuốn sách không cho người ta đồ ăn hay quần áo – nhưng nó có thể mang lại sự rõ ràng [trong tư duy], vì vậy giúp sân chơi toàn cầu trở nên công bằng hơn. Nếu cuốn sách này có thể trao quyền cho một số nhỏ tham gia vào cuộc tranh biện về tương lai của loài chúng ta, nó đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.”

Comments are closed.