Đường tới không-tự do (kỳ 1)

Timothy Snyder

Nguyễn Quang A dịch

Lời giới thiệu

image

 

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 64 của tủ sách SOS2,* cuốn ĐƯỜNG tới KHÔNG-TỰ DO (THE ROAD to UNFREEDOM) của Timothy Snyder, được Penguin Random House xuất bản trong năm 2018.

Đây là cuốn thứ hai của ông trong tủ sách này (cuốn trước là cuốn thứ 35).

Trong cuốn sách này tác giả đưa ra hai khái niệm mới của chính kiến về thời gian (politics of time): chính kiến về tính không thể tránh khỏi (politics of inevitability) chính kiến về tính vĩnh viễn (politics of eternity). Chính kiến về thời gian là quan niệm chính trị về thời gian diễn tiến thế nào. Chính kiến về thời gian không chỉ liên quan đến lịch sử mà liên quan đến những đánh giá quá khứ, hiện tại và rút ra các bài học cho tương lai hay để hình dung những tương lai có thể và ảnh hưởng đến các chính sách của các chính trị gia có những chính kiến về thời gian khác nhau.

Chính kiến về tính không thể tránh khỏi na ná như quan niệm cơ học, tất định, tuyến tính về thời gian trong cơ học Newton được chuyển sang dùng trong các khoa học xã hội: tính không thể tránh khỏi hứa hẹn một sự tiến bộ, một tương lai tốt hơn cho mọi người. Tất cả theo các “quy luật xã hội” được xác định trước và như thế nghiên cứu lịch sử (nghiên cứu các hình mẫu quá khứ và rút ra các bài học cho hiện tại và tương lai trong sự tất định) là vô nghĩa (cho nên mới huyênh hoang về sự kết thúc của lịch sử; trong khi cuộc sống con người luôn luôn trong sự bất định liên miên chứ không phải tất định). Đấy là một chính kiến về thời gian sai lầm và đã gây ra không biết bao hậu quả thảm khốc cho loài người.

Chính kiến về tính vĩnh viễn na ná như quan niệm chu kỳ về thời gian (tính theo can chi chẳng hạn). Tính vĩnh viễn đặt một quốc gia vào trung tâm của một câu chuyện nạn nhân có chu kỳ. Thời gian không còn là một đường vào tương lai nữa, mà là một vòng tròn quay lại vô tận đến cùng các đe dọa từ quá khứ. Đây cũng là một chính kiến về thời gian sai lầm đã, đang và có thể mang lại những hậu quả khủng khiếp cho loài người.

Dùng hai khái niệm mới này của chính kiến về thời gian tác giả phân tích lịch sử đương đại của Nga, Châu Âu và Hoa Kỳ (bạn đọc sẽ ngạc nhiên về vai trò của Ukraine!) giúp chúng ta hiểu những diễn tiến gần đây và hiện tại của các vùng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thế giới. Những diễn tiến này có thể được hình dung như sự chuyển tiếp của một chính kiến về thời gian sang chính kiến khác. Qua sự phân tích nổi lên các đức hạnh chính trị quan trọng bị một số nhà tư tưởng (chính trị gia và người dân) bỏ qua: chủ nghĩa cá nhân, sự thừa kế, sự hội nhập, tính mới, sự thật, sự bình đẳng  Đó là một trong nhiều những bài học quan trọng được rút ra cho hiện tại và tương lai trong sự bất định liên miên (tức là có nhiều lựa chọn thay thế [alternative] chứ không phải chẳng có lựa chọn thay thế nào trong cả hai chính kiến về thời gian sai lầm nêu trên [hay chỉ có 2 lựa chọn đó], và các lựa chọn đó (những tương lai đó) là của CHÚNG TA bằng hành động của chính chúng ta).

Phân tích phải dựa vào dữ kiện (fact). Một sự kiện (event) xảy ra chỉ trở thành dữ kiện khi ai đó (phóng viên, nhà khoa học [hay dân gian]) ghi lại cho sự tham khảo và nghiên cứu về sau. Không có các dữ kiện không thể nghiên cứu lịch sử một cách nghiêm túc, đó là vì sao tác giả đề tặng cuốn sách này cho các phóng viên những người sản xuất (biến sự kiện thành) dữ kiện. Từ fact (dữ kiện) trong tiếng Anh cũng có nghĩa là “sự thực”, nên đôi khi được dịch như vậy. Lưu ý là sự thực và sự thật là các khái niệm khác nhau. Dữ kiện, sự kiện, sự thật (truth) là những khái niệm khác nhau và rất quan trọng, việc hiểu đúng chúng trong thế giới tràn ngập dữ liệu (data), tin giả (fake news), thông tin sai lệch (misinformation), sự cố ý tung thông tin sai (disinformation) là công việc khó khăn nhưng vô cùng quan trọng. Không có sự thật tuyệt đối, nhưng sự tranh luận, kiểm tra, kiểm chứng, đối sánh, xác nhận hay bác bỏ, phân tích (chủ yếu do các nhà báo, các nhà khoa học tiến hành) sẽ giúp chúng ta tiếp cận đến sự thật; và đó là vì sao quyền tự do báo chí và quyền tự do học thuật lại quan trọng đến vậy với loài người.

  Tôi chân thành giới thiệu với quý vị cuốn sách rất đáng đọc và đáng phổ biến này của Timothy Snyder và mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện bản dịch.

14-05-2023

Nguyễn Quang A


LỜI MỞ ĐẦU (2010)

C

on trai tôi ra đời ở Vienna. Một ca đẻ khó, và mối quan tâm đầu tiên của bác sĩ sản khoa Áo và bà đỡ Ba Lan đã là đứa trẻ. Nó thở, mẹ nó giữ nó một lát, và rồi cô được chở trên xe lăn đến một phòng phẫu thuật. Bà đỡ, Ewa, đưa nó cho tôi. Con trai tôi và tôi đã hơi lạc lõng về cái gì xảy ra tiếp theo, nhưng chúng tôi gắn bó với nhau. Nó trông lên với những con mắt xanh không tập trung khi các bác sĩ phẫu thuật chạy qua chúng tôi với các bước chân chạy nước rút và tiếng lách cách của các mặt nạ, một dáng mập mờ của những áo choàng xanh.

Ngày tiếp theo mọi việc có vẻ ổn. Các y tá đã chỉ dẫn tôi rời phòng vào thời gian bình thường, năm giờ chiều, để mẹ và con trong sự chăm sóc của họ cho đến sáng. Bây giờ tôi đã có thể, hơi muộn một chút, gửi một thông báo sinh con qua email. Một số bạn đọc tin vui vào cùng lúc mà họ biết về một thảm họa đã lấy mạng sống của những người khác. Một người bạn, một bạn học giả mà tôi đã gặp ở Vienna trong một thế kỷ khác, đã vội lên một máy bay ở Warsaw. Tin nhắn của tôi đã rời đi với tốc độ ánh sáng, nhưng nó đã chẳng bao giờ bắt kịp anh ta.

Năm 2010 đã là một thời suy ngẫm. Một khủng hoảng tài chính hai năm trước đã thủ tiêu nhiều của cải của thế giới, và một sự phục hồi ngập ngừng đã ủng hộ những người giàu. Một người Mỹ gốc Phi đã là tổng thống Hoa Kỳ. Cuộc phiêu lưu vĩ đại của châu Âu trong những năm 2000, sự mở rộng của Liên Âu sang phía đông, đã có vẻ hoàn tất. Một thập niên vào thế kỷ thứ hai mươi mốt, hai thập niên cách sự chấm dứt của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, bảy thập niên sau sự bắt đầu của Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, 2010 đã có vẻ giống một năm cho những tính toán.

Tôi làm việc trên một (cuốn sách) năm đó với một sử gia trong thời gian sắp tàn của ông ấy. Tôi khâm phục Tony Judt nhất vì cuốn lịch sử châu Âu, Postwar (Hậu chiến), của ông được xuất bản trong 2005. Nó thuật lại thành công khó thể tin nổi của Liên Âu trong việc lắp ráp các mảnh vỡ đế quốc thành một nền kinh tế lớn nhất và vùng dân chủ quan trọng nhất của thế giới. Cuốn sách đã kết thúc với một sự suy ngẫm về ký ức Holocaust của những người Do Thái Âu châu. Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, ông gợi ý, các thủ tục và tiền sẽ là không đủ: sự đứng đắn chính trị sẽ đòi hỏi một lịch sử về cảnh khủng khiếp.

Trong năm 2008, Tony mắc bệnh teo cơ thần kinh một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis -ALS), một rối loạn thần kinh thoái hóa. Ông chắc chắn sẽ chết, bị mắc kẹt trong một cơ thể không phục vụ tâm trí của ông. Sau khi Tony không dùng được tay ông nữa, chúng tôi bắt đầu ghi âm các cuộc trò chuyện về các chủ đề từ thế kỷ thứ hai mươi. Khi chúng tôi nói chuyện trong 2009, cả hai chúng tôi bị các giả thiết Mỹ, rằng chủ nghĩa tư bản là không thể thay đổi được và dân chủ là không thể tránh khỏi, làm cho lo lắng. Tony đã viết về các trí thức vô trách nhiệm hỗ trợ chủ nghĩa toàn trị trong thế kỷ thứ hai mươi. Bây giờ ông lo về một sự vô trách nhiệm mới trong thế kỷ thứ hai mươi mốt: một sự bác bỏ hoàn toàn các ý tưởng mà đã san phẳng sự thảo luận, đã làm què quặt chính sách, và đã bình thường hóa sự bất bình đẳng.

Khi ông và tôi nói chuyện, tôi đang viết một lịch sử về những vụ thảm sát chính trị do nước Đức Nazi và Liên Xô tiến hành ở châu Âu trong những năm 1930 và những năm 1940. Nó bắt đầu với những người dân và nhà cửa của họ, nhất là những người Do Thái, Belarusia, Ukrainia, những người Nga, những người Baltic, và những người Ba Lan mà đã trải nghiệm cả hai chế độ trong những chỗ nơi quyền lực Nazi và Soviet chồng lấn nhau. Mặc dù các chương của cuốn sách là tàn nhẫn—những sự chết đói được lập kế hoạch, các hố tử thần, các phòng hơi ngạt—tiền đề của nó là lạc quan: các nguyên nhân của sự giết người hàng loạt đã có thể được xác minh, lời nói của những người chết đã được nhắc lại. Sự thật đã có thể được kể, và các bài học đã có thể được học.

Một chương của cuốn sách đó được dành cho một điểm ngoặt của thế kỷ thứ hai mươi: liên minh Nazi-Soviet mà đã bắt đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai ở châu Âu. Trong tháng Chín 1939, nước Đức Nazi và Liên Xô cả hai đã xâm chiếm Ba Lan, mỗi nước với mục tiêu hủy diệt nhà nước Ba Lan và giai cấp chính trị Ba Lan. Trong tháng Tư 1940, cảnh sát mật Soviet đã giết 21.892 tù nhân chiến tranh Ba Lan, hầu hết trong số họ là các sĩ quan dự bị có giáo dục. Những người đàn ông (và một phụ nữ) đã bị bắn vào sau gáy tại năm địa điểm giết người, một trong số đó là Rừng Katyn, gần Smolensk trong cộng hòa Nga của Liên Xô. Đối với những người Ba Lan, vụ thảm sát Katyn đã có nghĩa là sự đàn áp Soviet nói chung.

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, Ba Lan đã là một chế độ cộng sản và một tay sai Soviet, như thế Katyn đã không thể được thảo luận. Chỉ sau khi Liên Xô giải thể trong 1991 các sử gia mới có thể làm rõ cái gì đã xảy ra. Các tài liệu Soviet không để lại sự nghi ngờ nào rằng vụ giết người hàng loạt đã là một chính sách cố ý, được đích thân Joseph Stalin chuẩn y. Kể từ sự chấm dứt của Liên Xô, một Liên bang Nga mới đã vật lộn để giải quyết di sản của sự khủng bố Stalinist. Vào ngày 3 tháng Hai 2010, khi tôi hoàn tất cuốn sách của mình, thủ tướng Nga đưa ra một đề nghị bất ngờ cho người đồng cấp Ba Lan của ông: một sự tưởng niệm chung về Katyn tháng Tư đó, vào ngày kỷ niệm thứ bảy mươi của tội ác. Vào nửa đêm ngày 1 tháng Tư, ngày con trai tôi dự tính ra đời, tôi đã gửi cuốn sách của tôi cho nhà xuất bản. Vào ngày 7 tháng Tư một đoàn đại biểu chính phủ Ba Lan, do thủ tướng Ba Lan đẫn đầu, đã đến nước Nga. Ngày hôm sau vợ tôi đẻ.

Hai ngày sau đó, một đoàn đại biểu Ba Lan thứ hai lên đường đi Nga. Nó đã gồm tổng thống Ba Lan và vợ ông, các chỉ huy của các lực lượng vũ trang Ba Lan, các dân biểu quốc hội, các nhà hoạt động công dân, các linh mục, và các thành viên gia đình của một số người đã bị giết tại Katyn trong 1940. Một trong các thành viên của nó đã là bạn tôi Tomek Merta, một nhà lý luận chính trị được ngưỡng mộ—và thứ trưởng bộ văn hóa chịu trách nhiệm về lễ tưởng niệm. Sáng sớm thứ Bảy, 10 tháng Tư 2010, Tomek đã lên một máy bay. Nó đã bị rơi vào 8:41 sáng, không xa đường băng hạ cánh tại một sân bay quân sự Nga tại Smolensk. Không ai sống sót. Trong một phòng hộ sinh ở Vienna một điện thoại di động reo chuông, và một bà mẹ mới đã gào lên bằng tiếng Ba Lan ngang căn phòng.

Tối hôm sau, tôi đọc những phản hồi cho công bố sinh của tôi. Một người bạn đã lo rằng tôi hiểu thảm họa giữa niềm vui riêng của tôi: “Như thế anh không thấy mình trong một tình thế khó khăn ư, tôi phải nói với anh rằng Tomek Merta đã bị giết.” Một người bạn khác, mà có tên trên danh sách nhắn tin, đã viết để nói rằng ông đã thay đổi ý và ở nhà. Vợ ông đến hạn sinh vài tuần muộn hơn.

Ông đã kết thúc email: “Từ nay trở đi mọi thứ sẽ khác.”

 

Trong các phòng hộ sinh Austria, các bà mẹ ở lại bốn ngày, để cho các y tá có thể dạy về cho con bú, tắm, và chăm sóc con. Việc này đủ dài cho các gia đình để quen nhau, cho các cha mẹ để biết họ chia sẻ những ngôn ngữ nào, cho các cuộc trò chuyện để bắt đầu. Ngày tiếp theo trong phòng hộ sinh cuộc trò chuyện bằng tiếng Ba Lan đã là về âm mưu. Những lời đồn đoán hình thành: những người Nga đã bắn hạ chiếc máy bay; chính phủ Ba Lan đã ở trong âm mưu giết tổng thống Ba Lan, mà thuộc một đảng khác với thủ tướng. Một bà mẹ Ba Lan mới hỏi tôi ý tôi thế nào. Tôi bảo tất cả điều này đều rất khó có khả năng xảy ra.

Ngày sau đó, gia đình tôi được phép về nhà. Với đứa trẻ sơ sinh trong một cái giỏ, tôi đã viết hai bài về Tomek: một bài là cáo phó bằng tiếng Ba Lan, bài khác là một đánh giá về thảm họa bằng tiếng Anh mà kết thúc với một lời hy vọng về nước Nga. Một tổng thống Ba Lan đã mất mạng khi vội vã để tưởng niệm một sự phạm tội ác trên đất Nga. Tôi bày tỏ hy vọng rằng thủ tướng Nga, Vladimir Putin, sẽ lợi dụng cơ hội để xem xét lịch sử của chủ nghĩa Stalin rộng hơn. Có lẽ đó đã là một lời kêu gọi hợp lý giữa nỗi đau buồn trong tháng Tư 2010; như một tiên đoán, nó đã không thể sai hơn.

Từ nay trở đi mọi thứ là khác. Putin, mà đã là tổng thống hai nhiệm kỳ rồi trước khi trở thành thủ tướng, đã công bố trong tháng Chín 2011 rằng ông muốn làm tổng thống lần nữa. Đảng của ông đã có thành tích tồi trong các cuộc bầu cử quốc hội tháng Mười Hai đó, nhưng dù sao đi nữa được trao một đa số trong quốc hội. Putin đã trở thành tổng thống lần nữa trong tháng Năm 2012 sau một cuộc bầu cử khác có vẻ bị sai sót. Rồi ông đã bảo đảm rằng những sự thảo luận về quá khứ Soviet, như sự thảo luận mà bản thân ông đã khởi xướng về Katyn, sẽ bị coi như các tội hình sự. Tại Ba Lan, thảm họa Smolensk đã thống nhất xã hội trong một ngày, và sau đó đã phân cực nó trong nhiều năm. Sự ám ảnh với thảm họa tháng Tư 2010 đã tăng lên theo thời gian, lấn át vụ thảm sát Katyn mà các nạn nhân của nó đã có ý định tưởng niệm, quả thực lấn át mọi tình tiết lịch sử của sự đau khổ Ba Lan. Ba Lan và Nga đã ngừng suy ngẫm về lịch sử. Thời gian đã thay đổi. Hay có lẽ cảm nhận về thời gian của chúng ta đã thay đổi.

Liên Âu đã rơi vào một bóng tối. Phòng hộ sinh Vienna của chúng tôi, nơi bảo hiểm không đắt tiền phủ mọi thứ, đã là một sự nhắc nhở về thành công của dự án Âu châu. Nó minh họa bằng ví dụ các dịch vụ được coi là nghiễm nhiên trong phần lớn châu Âu nhưng không thể tưởng tượng được ở Hoa Kỳ. Có thể nói cùng thế về xe điện ngầm nhanh và đáng tin cậy mà đã đưa tôi đến bệnh viện: bình thường ở châu Âu, không thể đạt được ở nước Mỹ. Trong 2013, nước Nga quay sang chống lại Liên Âu, lên án nó như suy đồi và thù địch. Thành công của nó có thể cổ vũ những người Nga để nghĩ rằng các đế chế trước kia có thể trở thành các nền dân chủ thịnh vượng, và như thế sự tồn tại của nó đã đột nhiên có thể gặp rủi ro.

Khi láng giềng của Nga, Ukraine, đến gần Liên Âu hơn, Nga đã xâm chiếm nước này và thôn tính một phần lãnh thổ của nó trong 2014. Vào 2015, Nga đã mở rộng một chiến dịch chiến tranh mạng (cyberwar) đặc biệt vượt quá Ukraine sang châu Âu và Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của rất nhiều người Âu châu và người Mỹ. Trong 2016, những người Anh đã bỏ phiếu ra khỏi Liên Âu, như Moscow đã ủng hộ từ lâu, và những người Mỹ đã bàu Donald Trump như tổng thống của họ, một kết cục mà những người Nga đã làm việc để đạt được. Giữa những thiếu sót khác, tổng thống Mỹ mới này đã không thể suy ngẫm về lịch sử: ông đã không có khả năng để tưởng niệm Holocaust khi cơ hội nảy sinh, cũng chẳng lên án bọn Nazi trong đất nước của chính ông.

Thế kỷ thứ hai mươi đã thực sự qua lâu rồi, các bài học của nó không được học. Một dạng chính kiến mới đã nổi lên ở Nga, châu Âu, và Mỹ, một sự không tự do mới để hợp với thời đại mới.

Tôi viết hai bài đó về thảm họa Smolensk sau nhiều năm suy nghĩ về chính kiến về sống và chết, vào một đêm khi màng giữa chúng đã có vẻ mỏng. “Hạnh phúc của bạn giữa sự bất hạnh,” một trong những người bạn của tôi đã viết, và cái đầu tiên đã có vẻ như không xứng đáng như cái thứ hai. Những sự kết thúc và những sự bắt đầu cũng quá gần, hay đã có vẻ trong thứ tự sai, cái chết trước cuộc sống, sự chết trước sự sống; thời gian đã trật khớp.

Vào hay vào khoảng tháng Tư 2010, tính cách con người đã thay đổi. Khi tôi viết thông báo về báo đứa con đầu tiên của tôi ra đời, tôi đã phải đi đến văn phòng của tôi và dùng một máy tính; điện thoại thông minh đã vẫn chưa phổ biến. Tôi đã đợi những trả lời trong hàng ngày hay hàng tuần, không phải ngay lập tức. Vào lúc con gái tôi ra đời hai năm sau, việc này đã thay đổi hoàn toàn: để sở hữu một điện thoại thông minh đã là chuẩn mực, và những trả lời hoặc là ngay lập tức hay không sắp tới. Việc có hai đứa con là khá khác với có một đứa; và thế nhưng tôi nghĩ rằng, đối với tất cả chúng ta, thời gian trong đầu các năm 2010 đã trở nên rời rạc và mơ hồ hơn.

Các máy, mà đã có ý để tạo ra thời gian (rỗi), thay vào đó lại tiêu dùng nó. Khi chúng ta mất khả năng của mình để tập trung và nhớ lại, mọi thứ đều có vẻ mới. Sau cái chết của Tony, trong tháng Tám 2010, tôi đi tua để thảo luận cuốn sách chúng tôi viết cùng nhau, mà ông đã cho cái tít Thinking the Twentieth Century (Nghĩ về Thế kỷ thứ Hai mươi). Khi tôi chu du quanh Hoa Kỳ tôi nhận ra rằng chủ đề của nó đã bị quên lãng lâu quá rồi. Trong các phòng khách sạn, tôi xem TV Nga đùa giỡn với lịch sử chủng tộc Mỹ gây đau buồn, gợi ý rằng Barack Obama sinh ở châu Phi. Tôi lấy làm kỳ lạ rằng kẻ làm trò mua vui Mỹ Donald Trump đã chọn chủ đề không lâu sau đó.

Những người Mỹ và những người Âu châu được hướng dẫn qua thế kỷ mới bởi một câu chuyện về “sự kết thúc của lịch sử,” mà tôi sẽ gọi là chính kiến về tính không thể tránh khỏi (politics of inevitability), một ý thức rằng tương lai chỉ là nhiều hơn của hiện tại, rằng các quy luật tiến bộ được biết kỹ, rằng không có các lựa chọn thay thế nào, và vì thế chẳng có gì thực sự được làm. Trong phiên bản tư bản chủ nghĩa Mỹ của lịch sử này, tự nhiên đem lại thị trường, thị trường đem lại dân chủ, dân chủ mang lại hạnh phúc. Trong phiên bản Âu châu, lịch sử đem lại quốc gia, mà đã học được từ chiến tranh rằng hòa bình là tốt, và vì thế chọn sự hội nhập và sự thịnh vượng.

Trước sự sụp đổ của Liên Xô trong 1991, chủ nghĩa cộng sản đã có chính kiến về tính không thể tránh khỏi riêng của nó: tự nhiên cho phép công nghệ; công nghệ dẫn đến sự thay đổi xã hội; sự thay đổi xã hội gây ra cách mạng; cách mạng lập utopia (xã hội không tưởng). Khi điều này hóa ra là không đúng các chính trị gia Âu châu và Mỹ có chính kiến về tính không thể tránh khỏi đã đắc thắng. Những người Âu châu đã bận rộn với việc hoàn tất sự tạo ra Liên Âu trong 1992. Những người Mỹ suy luận rằng sự thất bại của câu chuyện cộng sản xác nhận sự thật của câu chuyện tư bản chủ nghĩa. Những người Mỹ và những người Âu châu tiếp tục kể cho bản thân họ những câu chuyện của họ về tính không thể tránh khỏi trong một phần tư thế kỷ sau sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản, và như thế đã nuôi dưỡng một thế hệ millennial (sinh 1980-1996) không có lịch sử.

Chính kiến về tính không thể tránh khỏi Mỹ, giống tất cả những câu chuyện như vậy, đã chống lại các dữ kiện (fact-sự thực). Số phận của các nước Nga, Ukraine, và Belarus sau 1991 cho thấy đủ rõ rằng sự sụp đổ của một hệ thống đã không tạo ra một tờ giấy trắng mà trên đó tự nhiên tạo ra các thị trường và các thị trường tạo ra các quyền. Iraq trong 2003 lẽ ra có thể xác nhận bài học này, giả như những người khởi xướng cuộc chiến tranh bất hợp pháp của Mỹ đã suy ngẫm về các hậu quả thảm khốc của nó. Khủng hoảng tài chính 2008 và sự giải điều tiết (deregulation) các khoản đóng góp vận động ở Hoa Kỳ trong 2010 đã phóng đại ảnh hưởng của những người giàu và đã làm giảm ảnh hưởng của các cử tri. Khi bất bình đẳng kinh tế tăng lên, chân trời thời gian co lại, và ít người Mỹ hơn tin rằng tương lai là một phiên bản tốt hơn của hiện tại. Việc thiếu một nhà nước có thể làm việc để bảo đảm các lợi ích xã hội cơ bản—giáo dục, hưu bổng, chăm sóc sức khỏe, giao thông, nghỉ phép nuôi con, nghỉ hè—những người Mỹ có thể bị mỗi ngày làm choáng ngợp, và mất một cảm giác về tương lai.

Sự sụp đổ của chính kiến về tính không thể tránh khỏi dẫn đến một trải nghiệm khác về thời gian: chính kiến về tính vĩnh viễn (politics of eternity). Trong khi tính không thể tránh khỏi hứa hẹn một tương lai tốt hơn cho mọi người, tính vĩnh viễn đặt một quốc gia vào trung tâm của một câu chuyện nạn nhân có chu kỳ. Thời gian không còn là một đường vào tương lai nữa, mà là một vòng tròn quay lại vô tận đến cùng các đe dọa từ quá khứ. Bên trong tính không thể tránh khỏi, không ai chịu trách nhiệm bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng các chi tiết sẽ tự sắp xếp cho cái tốt hơn; bên trong tính vĩnh viễn, không ai chịu trách nhiệm bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng kẻ thù đang đến bất luận chúng ta làm gì. Các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn truyền bá sự tin chắc rằng chính phủ không thể giúp đỡ xã hội như một toàn thể, mà có thể chỉ đề phòng các mối đe dọa. Sự tiến bộ nhường đường cho sự diệt vong.

Khi nắm quyền, các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn bịa ra khủng hoảng và thao túng xúc cảm nảy sinh. Để làm sao lãng khỏi sự bất lực hay sự không sẵn lòng của họ để cải cách, các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn chỉ dẫn các công dân của họ để trải nghiệm sự phấn chấn và sự oán giận vào những khoảng thời gian ngắn, dìm chết tương lai trong hiện tại. Trong chính sách đối ngoại, các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn xem thường và xóa bỏ các thành tựu của các nước mà có thể có vẻ như các tấm gương cho các công dân của riêng họ. Sử dụng công nghệ để truyền sự hư cấu chính trị, cả ở trong nước và nước ngoài, các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn phủ nhận sự thật và tìm cách để quy giản cuộc sống thành sự trình diễn và cảm giác.

Có lẽ trong những năm 2010 đã xảy ra nhiều hơn chúng ta hiểu thấu. Có lẽ sự kế tiếp lộn xộn của các thời khắc giữa vụ rớt máy bay Smolensk và chức tổng thống của Trump đã là một thời đại biến đổi mà chúng ta đã không trải nghiệm như thế. Có lẽ chúng ta đang trượt từ một cảm giác về thời gian sang một cảm giác khác bởi vì chúng ta không hiểu lịch sử tạo nên chúng ta như thế nào, và chúng ta làm nên lịch sử ra sao.

Tính không thể tránh khỏi và tính vĩnh viễn chuyển các dữ kiện (fact) thành các chuyện kể. Những người bị tính không thể tránh khỏi ảnh hưởng nhìn mọi dữ kiện như một đốm sáng mà không làm thay đổi câu chuyện tổng thể của sự tiến bộ; những người chuyển sang tính vĩnh viễn phân loại mọi sự kiện mới chỉ như một ví dụ thêm về một sự đe dọa muôn thuở. Mỗi cái giả trang như lịch sử; mỗi cái loại bỏ lịch sử. Các chính trị gia có chính kiến về tính không thể tránh khỏi dạy rằng những chi tiết của quá khứ là không liên quan, vì mọi thứ xảy ra chỉ là hạt thóc cho cối xay tiến bộ. Các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn nhảy cóc từ một thời khắc sang một thời khắc khác, qua hàng thập niên hay hàng thế kỷ, để xây dựng một huyền thoại về sự vô tội và sự nguy hiểm. Họ tưởng tượng ra các chu kỳ đe dọa trong quá khứ, tạo ra một hình mẫu tưởng tượng mà họ thấy rõ trong hiện tại bằng việc tạo ra các khủng hoảng nhân tạo và bi kịch hàng ngày.

Tính không thể tránh khỏi và tính vĩnh viễn có những kiểu tuyên truyền đặc thù. Các chính trị gia có chính kiến về tính không thể tránh khỏi xe (spin) các dự kiện thành một mạng lưới an lạc (web of well-being). Các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn chặn các dữ kiện để gạt bỏ thực tế rằng có những người tự do hơn và giàu hơn ở các nước khác, và gạt bỏ ý tưởng rằng các cải cách có thể được hình thành trên cơ sở của sự hiểu biết. Trong những năm 2010, phần nhiều của cái đã xảy ra là sự cố ý tạo ra sự hưu cấu chính trị, các câu chuyện ngoại cỡ mà đã gây sự chú ý và chiếm không gian cần thiết cho sự suy ngẫm. Thế nhưng dù tuyên truyền có tạo ra ấn tượng gì vào lúc đó, nó không phải là lời phán xử cuối cùng của lịch sử. Có một sự khác biệt giữa ký ức, những ấn tượng chúng ta nhận được; và lịch sử, các mối quan hệ mà chúng ta làm việc để tạo ra—nếu chúng ta muốn.

Cuốn sách này là một cố gắng để lấy lại hiện tại cho thời gian lịch sử, và như thế để lấy lại thời gian lịch sử cho chính trị. Điều này có nghĩa là thử hiểu một tập hợp của các sự kiện liên kết với nhau trong lịch sử thế giới đương đại của riêng chúng ta, từ Nga đến Hoa Kỳ, vào lúc khi bản thân tính thực (factuality) bị nghi ngờ. Việc Nga xâm chiếm Ukraine trong 2014 là một sự kiểm nghiệm thực tế cho Liên Âu và Hoa Kỳ. Nhiều người Âu châu và người Mỹ đã thấy dễ để theo các con ma tuyên truyền của Nga hơn là để bảo vệ trật tự pháp lý. Những người Âu châu và Mỹ đã phí thời gian để hỏi liệu một sự xâm chiếm đã có xảy ra, liệu Ukraine đã có là một nước, và liệu bằng cách nào đó nó đã đáng để bị xâm chiếm. Việc này tiết lộ một tính dễ bị tổn thương to lớn mà Nga đã mau chóng khai thác bên trong Liên Âu và Hoa Kỳ.

Sử học với tư cách một môn học đã bắt đầu như một sự đương đầu với sự tuyên truyền chiến tranh. Trong cuốn sách lịch sử đầu tiên, The Peloponnesian Wars (Chiến tranh Peloponnesia), Thucydides đã cẩn thận để đưa ra một sự phân biệt giữa những sự giải thích của các nhà lãnh đạo về các hành động của họ và các lý do thực cho các quyết định của họ. Trong thời đại chúng ta, khi sự bất bình đẳng tăng nâng cao sự hư cấu chính trị, nghề báo điều tra trở nên quý giá hơn. Sự phục hưng của nó đã bắt đầu trong thời gian Nga xâm chiếm Ukraine, khi các phóng viên dũng cảm đưa ra những câu chuyện từ những địa điểm nguy hiểm. Trong các nước Nga và Ukraine, các sáng kiến báo chí đã tụm lại quanh các vấn đề của chế độ đạo tặc (kleptocracy) và tham nhũng, và rồi các phóng viên được huấn luyện về các chủ đề này đã theo dõi lấy và đưa tin chiến tranh.

Những gì đã xảy ra rồi ở nước Nga là cái có thể xảy ra ở nước Mỹ và châu Âu: sự ổn định hóa bất bình đẳng nghiêm trọng, sự thay thế chính sách bằng tuyên truyền, sự chuyển từ chính kiến về tính không thể tránh khỏi sang chính kiến về tính vĩnh viễn. Các nhà lãnh đạo Nga có thể lôi cuốn những người Âu châu và Mỹ sang tính vĩnh viễn bởi vì Nga đã đến đó đầu tiên. Họ hiểu các điểm yếu của Mỹ và châu Âu, mà họ đầu tiên đã thấy và khai thác ở trong nước.

Đối với nhiều người Âu châu và Mỹ, các sự kiện trong những năm 2010—sự lên của chính kiến chống dân chủ, nước Nga quay sang chống châu Âu và xâm chiếm Ukraine, trưng cầu dân ý Brexit, việc bầu Trump—đã đến như một sự ngạc nhiên. Những người Mỹ thường phản ứng với sự ngạc nhiên theo hai cách: hoặc bằng việc tưởng tượng rằng sự kiện bất ngờ không thực sự xảy ra, hay bằng việc cho rằng nó là hoàn toàn mới và vì thế không tuân theo hiểu biết lịch sử. Hoặc tất cả bằng cách nào đó sẽ ổn cả, hay tất cả là tồi đến mức chẳng có thể làm gì. Phản ứng đầu tiên là một cơ chế phòng vệ của chính kiến về tính không thể tránh khỏi. Phản ứng thứ hai là tiếng cọt kẹt mà tính không thể tránh khỏi gây ra ngay trước khi nó vỡ và nhường đường cho tính vĩnh viễn. Chính kiến về tính không thể tránh khỏi làm xói mòn trách nhiệm công dân đầu tiên, và rồi sụp đổ thành chính kiến về tính vĩnh viễn khi nó vấp phải một thách thức nghiêm trọng. Những người Mỹ đã phản ứng theo những cách này khi ứng viên của Nga đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ.

Trong những năm 1990 và trong những năm 2000, ảnh hưởng đã chảy từ tây sang đông, trong sự cấy ghép các mô hình kinh tế và chính trị, sự truyền bá của tiếng Anh, và sự mở rộng của Liên Âu và NATO. Trong khi đó, các không gian không được điều tiết của chủ nghĩa tư bản Mỹ và Âu châu đã mời những người Nga giàu có vào một vương quốc mà không có một địa lý đông-tây, vương quốc của các tài khoản ngân hàng hải ngoại, các công ty bình phong, và các thương vụ nặc danh, nơi tiền bạc đánh cắp từ nhân dân Nga được rửa thành tiền sạch. Một phần vì lý do này, trong những năm 2010 ảnh hưởng đã chảy từ đông sang tây, khi sự ngoại lệ hải ngoại trở thành quy tắc, khi sự hư cấu chính trị Nga thâm nhập vượt quá nước Nga. Trong The Peloponnesian Wars, Thucydides định nghĩa “oligarchy (chế độ đầu sỏ)” như sự cai trị của ít người, và đối lập nó với “democracy (dân chủ).” Đối với Aristotle “oligarchy (chế độ tài phiệt)” đã có nghĩa là sự cai trị của ít người giàu có (các nhà tài phiệt); từ theo nghĩa này đã sống lại trong ngôn ngữ Nga trong các năm 1990, và rồi, với lý do chính đáng, trong tiếng Anh những năm 2010.

Các khái niệm và các thực hành đã chuyển từ đông sang tây. Một ví dụ là từ “fake (giả),” như trong “fake news (tin giả).” Từ này nghe có vẻ như một sáng chế Mỹ, và Donald Trump đã cho nó như của riêng ông ta; nhưng từ này đã được dùng ở Nga và Ukraine lâu trước khi nó bắt đầu sự nghiệp của nó ở Hoa Kỳ. Nó có nghĩa là việc tạo ra một văn bản hưu cấu mà giả danh như một tác phẩm báo chí, cả để truyền bá sự lẫn lộn về một sự kiện cá biệt và để làm mất uy tín nghề báo với tư cách như vậy. Bản thân các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn đầu tiên lan truyền tin giả, rồi cho rằng tất cả tin tức đều giả, và cuối cùng rằng chỉ các sự biểu diễn của họ là thực. Chiến dịch Nga để lấp đầy không gian công cộng quốc tế bằng sự hư cấu đã bắt đầu ở Ukraine trong 2014, và sau đó lan sang Hoa Kỳ trong 2015, nơi nó đã giúp để bàu một tổng thống trong 2016. Các kỹ thuật ở mọi nơi đã là như nhau, mặc dù chúng trở nên tinh vi hơn theo thời gian.

Nga trong những năm 2010 đã là một chế độ đạo tặc tìm cách xuất khẩu chính kiến về tính vĩnh viễn: để phá hủy tính thực, để duy trì sự bất bình đẳng, và để tăng tốc các xu hướng tương tự ở châu Âu và Hoa Kỳ. Điều này được thấy rõ từ Ukraine, nơi Nga đã tiến hành một cuộc chiến tranh chính quy trong khi nó khuếch đại các chiến dịch để phá hủy Liên Âu và Hoa Kỳ. Cố vấn của tổng thống Mỹ thân Nga đầu tiên đã là cố vấn của tổng thống Ukrainia thân-Nga cuối cùng. Các chiến thuật Nga, mà đã thất bại ở Ukraine, đã thành công ở Hoa Kỳ. Các nhà tài phiệt (oligarch) Nga và Ukrainia đã che giấu tiền của họ theo một cách mà đã duy trì sự nghiệp của một ứng viên tổng thống Mỹ. Đây là một lịch sử trọn vẹn, lịch sử của thời khắc của chúng ta và các lựa chọn của chúng ta.

Lịch sử có thể là rất đương đại? Chúng ta nghĩ về các cuộc Chiến tranh Peloponnesia như lịch sử cổ xưa, vì những người Athenia đã đánh những người Spartan hơn hai ngàn năm trước. Thế nhưng sử gia của họ, Thucydides, đã mô tả các sự kiện mà ông trải nghiệm. Ông đã gồm cả những thảo luận về quá khứ trong chừng mực việc này là cần thiết để làm rõ những nguy hiểm trong hiện tại. Công trình này khiêm nhường theo cách tiếp cận đó.

Cuốn The Road to Unfreedom (Đường tới Không-tự do) này đào sâu vào lịch sử Nga, Ukrainia, Âu châu, và Mỹ trong chừng mực cần thiết để xác định các vấn đề chính trị hiện tại, và để xua tan một số huyền thoại đã che lấp chúng. Nó dựa vào các nguồn sơ cấp từ các nước liên quan, và tìm các hình mẫu và các khái niệm có thể giúp chúng ta hiểu được thời đại của chính chúng ta. Các ngôn ngữ nguồn—tiếng Nga, tiếng Ukrainia, tiếng Ba Lan, tiếng Đức, tiếng Pháp, và tiếng Anh—là các công cụ học thuật nhưng cũng là nguồn gốc của kinh nghiệm. Tôi đọc và theo dõi media từ nước Nga, Ukraine, châu Âu, và Hoa Kỳ trong những năm này, chu du đến nhiều nơi liên quan, và đôi khi có thể so sánh các giải thích về các sự kiện với những kinh nghiệm của riêng tôi hay của những người tôi biết. Mỗi chương tập trung vào một sự kiện cá biệt và một năm cá biệt—sự quay lại của tư duy toàn trị (2011); sự sụp đổ của chính trị dân chủ ở Nga (2012); Nga tấn công Liên Âu (2013); cách mạng ở Ukraine và cuộc xâm chiếm của Nga theo sau (2014); sự truyền bá hư cấu chính trị ở Nga, châu Âu, và Mỹ (2015); và sự bầu Donald Trump (2016).

Bằng việc gợi ý rằng các nền tảng chính trị không thể thực sự thay đổi, chính kiến về tính không thể tránh khỏi truyền bá sự không chắc chắn về các nền tảng đó thực sự là gì. Nếu chúng ta nghĩ tương lai là một sự mở rộng tự động của trật tự chính trị tốt, chúng ta không cần hỏi trật tự đó là gì, vì sao nó là tốt, nó được duy trì thế nào, và nó có thể được cải thiện ra sao. Lịch sử là và phải là tư duy chính trị, theo nghĩa rằng nó mở ra một kẽ hở giữa tính không thể tránh khỏi và tính vĩnh viễn, cản chúng ta khỏi trôi từ một chính kiến sang chính kiến kia, giúp chúng ta hiểu thời khắc khi chúng ta có thể tạo ra một sự khác biệt.

Khi chúng ta nổi lên từ tính không thể tránh khỏi và đấu tranh với tính vĩnh viễn, một lịch sử của sự tan rã có thể là một hướng dẫn để sửa. Sự xói mòn tiết lộ cái gì kháng cự, cái gì có thể được tăng cường, cái gì có thể được xây dựng lại, và cái gì phải được nhận thức lại. Bởi vì sự hiểu biết là sự trao quyền, các tít chương của cuốn sách này được định khung như các lựa chọn thay thế: Chủ nghĩa cá nhân hay Chủ nghĩa toàn trị; Sự Kế tiếp hay sự Thất bại; Sự Hội nhập hay Đế chế; Tính mới hay Tính vĩnh viễn; Sự Thật hay Lời nói dối; Bình đẳng hay Chế độ Tài phiệt. Như thế tính cá nhân, tính nhẫn nại, sự hợp tác, tính mới, tính trung thực, và công lý xuất hiện như các đức hạnh chính trị. Các phẩm chất này không chỉ là những tính tầm thường hay các sở thích, mà là các dữ kiện (fact) của lịch sử, chẳng ít hơn các lực lượng vật chất có thể là. Các đức hạnh là không thể tách khỏi các định chế chúng gây cảm hứng và nuôi dưỡng.

Một định chế có thể nuôi dưỡng các ý tưởng nào đó về cái tốt, và nó cũng phụ thuộc vào chúng. Nếu các định chế hưng thịnh, chúng cần các đức hạnh; nếu các đức hạnh phải được nuôi dưỡng, chúng cần các định chế. Câu hỏi đạo đức về cái gì là tốt và xấu trong đời sống công chẳng bao giờ có thể được tách khỏi sự điều tra nghiên cứu lịch sử của cấu trúc. Chính chính kiến về tính không thể tránh khỏi và tính vĩnh viễn là cái làm cho các đức hạnh có vẻ không liên quan hay thậm chí tức cười: tính không thể tránh khỏi bằng việc hứa hẹn cái tốt là cái tồn tại rồi và phải mở rộng một cách có thể tiên đoán được, tính vĩnh viễn bằng việc đảm bảo rằng cái xấu luôn luôn là bên ngoài và rằng chúng ta mãi mãi là các nạn nhân vô tội của nó.

Nếu chúng ta muốn có một sự giải thích tốt hơn về cái tốt và cái xấu, chúng ta sẽ phải làm tỉnh lại lịch sử.

 



* Những cuốn trước:

1. Kor, nai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

 ……….

35. Timothy Snyder, Chống Chuyên chế – Xây và Củng cố Dân chủ – Hai mươi bài học của Thế kỷ thứ Hai mươi, NXB Dân khí, 2017

……….

41. Triệu Tử Dương, Tù nhân bí mật của Nhà nước – Nhật ký bí mật của Triệu Tử dương, NXB Dân Khí, 2019

42. Gabriel Zucman, Của cải Giấu giếm của các Quốc gia, NXB Dân Khí, 2019

43. Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, Chiến thắng của sự Bất công:

 ………

53. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021

54. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021

55. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính trị, NXB Dân Khí, 2021

56. Ronald Inglehart và Christian Welzel, Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa và Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022

57. Ronald Inglehart, Sự Tiến hóa Văn hóa, NXB Dân Khí, 2022

58. Blanko Milanovic, Bất bình đẳng Toàn cầu, NXB Dân Khí, 2022

59. Blanko Milanovic, Chủ nghĩa tư bản, Một mình, NXB Dân Khí, 2022

60. Julia Cagé, Cứu Media, NXB Dân Khí, 2022

61. Moisés Naím, Sự Trả thù của Quyền lực, NXB Dân Khí, 2022

62.  David Van Reybrouck, Chống Bầu cử – Biện hộ cho Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022

63. John Gastil và Eric Olin Wright biên tập, Cơ quan Lập pháp bằng rút Thăm, NXB Dân Khí, 2023

Comments are closed.