Quyền lực và tiến bộ (kỳ 3)

2. Tầm nhìn Kênh đào

Hãy đi cẩn thận, đừng đánh thức sự ghen tị của các vị thần vui sướng, hãy Tránh sự Ngạo mạn.

—C. S. Lewis, “A Cliché Came Out of Its Cage,” 1964

Nếu giả như ủy ban đã quyết định xây dựng một kênh đào có âu thuyền, có lẽ tôi đã đội mũ và đi về nhà.

—Ferdinand de Lesseps, 1880, nói về các kế hoạch xây dựng Kênh đào Panama

Vào ngày thứ Sáu 23 tháng Năm 1879, Ferdinand de Lesseps đứng lên để phát biểu với Hội nghị Quốc tế Nghiên cứu Kênh đào Giữa các Đại dương (Congrès International d’Études du Canal Interocéanique). Các đại biểu từ khắp thế giới đã tụ tập về Paris để thảo luận cách tốt nhất để tiếp tục một trong những dự án xây dựng tham vọng nhất thời đại—nối Đại Tây dương và Thái Bình dương bằng một kênh đào ngang Trung Mỹ.

Vào ngày đầu tiên của hội nghị, vài ngày trước, với các đại biểu Lesseps đã nói chắc chắn rằng sơ đồ ưa thích của ông, một kênh đào mức-nước-biển qua Panama, sẽ thắng thế. Ông được nói là đã kết thúc phiên đầu tiên với một lời châm biếm: “Các quý ông, chúng ta sẽ nhanh thông qua chuyện này theo cách Mỹ (à l’Américaine): chúng ta sẽ thông qua vào thứ Ba tới.”

Các đại diện Mỹ đã không thích. Họ đã thích một kênh đào qua Nicaragua, theo đánh giá của họ, sẽ có các lợi thế kỹ nghệ và kinh tế lớn. Họ và nhiều chuyên gia khác tham dự cũng đã không được thuyết phục rằng một kênh đào mức-biển là thiết thực cho bất kể phần nào của Trung Mỹ. Đã có nhiều lời kêu gọi cho sự thảo luận thực chất hơn về các lựa chọn thay thế. Lesseps đã nhất quyết không thay đổi ý kiến của mình. Kênh phải được xây dựng ở Panama và ở mức biển, hoàn toàn không có các âu tàu.

Tầm nhìn hướng dẫn Lesseps đã có gốc rễ trong ba nguyên lý được giữ chắc. Thứ nhất là một phiên bản thế kỉ thứ mười chín của sự lạc quan-công nghệ. Tiến bộ sẽ làm lợi cho tất cả mọi người, và các kênh xuyên đại dương, một trong những ứng dụng quan trọng nhất của những tiến bộ công nghệ của thời đại, sẽ thúc đẩy sự tiến bộ bằng việc làm giảm thời gian cần để chuyên chở hàng hóa khắp thế giới. Nếu có những trở ngại để xây dựng hạ tầng cơ sở như vậy, công nghệ và khoa học sẽ đến để cứu. Thứ hai là một niềm tin vào các thị trường: ngay cả các dự án lớn nhất đã có thể được tài trợ bằng vốn tư nhân, và tiền lời từ các dự án sẽ làm lợi cho các nhà đầu tư và tạo thành một cách khác để phục vụ lợi ích chung. Thứ ba là một bộ che mắt (tầm nhìn hạn hẹp). Sự tập trung của Lesseps đã là các ưu tiên Âu châu, và số phận của những người không Âu châu đã ít quan trọng.

Câu chuyện của Lesseps là xác đáng trong thời đại chúng ta của các công nghệ số như nó đã là một thế kỉ rưỡi trước bởi vì nó minh họa một tầm nhìn thuyết phục nắm giữ và đẩy các biên cương công nghệ như thế nào, cho cái tốt và cái xấu.

Lesseps được các tổ chức Pháp và đôi khi sức mạnh của nhà nước Ai Cập hậu thuẫn. Ông đã có sức thuyết phục bởi vì thành công tuyệt vời trước của ông tại Suez, nơi ông đã có khả năng tán tỉnh các nhà đầu tư Pháp và các nhà lãnh đạo Ai Cập chấp nhận kế hoạch của ông cho một kênh đào và chứng tỏ các công nghệ mới có thể có khả năng đối phó như thế nào với thách thức để giải quyết các vấn đề gai góc dọc đường.

Ngay cả ở đỉnh cao thành công của nó, tuy vậy, phiên bản tiến bộ của Lesseps đã không cho tất cả mọi người. Các công nhân Ai Cập bị ép buộc làm việc cực nhọc trên Kênh Suez chắc đã không phải giữa những người được lợi chính của kỳ tích công nghệ này, và tầm nhìn của Lesseps đã dường như không bận tâm về cảnh ngộ của họ.

Dự án Panama cũng minh họa các tầm nhìn hùng mạnh có thể thất bại ngoạn mục như thế nào, thậm chí theo các điều kiện riêng của nó. Bị sự tự tin và sự lạc quan kìm kẹp, Lesseps đã từ chối thú nhận những khó khăn ở Panama ngay cả khi chúng tỏ ra quá hiển nhiên đối với những người khác. Kỹ nghệ Pháp đã chịu một thất bại nhục nhã, các nhà đầu tư đã mất vận may của họ, và hơn hai mươi ngàn người đã chết vô ích.

Chúng ta Phải Đi tới phương Đông

Trong đầu năm 1798, Napoleon Bonaparte, một vị tướng hai mươi tám tuổi, vừa đánh bại những người Áo ở Italy. Bây giờ ông tìm kiếm cuộc phiêu lưu lớn tiếp theo của ông, tốt hơn là giáng một đòn chống lại kẻ thù số một của Pháp, Đế quốc Anh.

Nhận ra rằng lực lượng hải quân Pháp đã quá yếu để hỗ trợ một cuộc xâm chiếm bản thân nước Anh, thay vào đó Napoleon đề xuất làm xói mòn các lợi ích Anh ở Trung Đông và mở ra những con đường thương mại mới tới châu Á. Ngoài ra, như ông diễn đạt cho một đồng nghiệp, “Chúng ta phải đi tới phương Đông; mọi sự vinh quang lớn đã đều đạt được ở đó.”

Phương “Đông” là một vũ đài mà trên đó các tham vọng Âu châu đã có thể diễn ra. Việc xâm chiếm Ai Cập, trong cách nhìn kẻ cả của Napoleon, sẽ giúp những người Ai Cập hiện đại hóa (hay chí ít, điều này tạo ra một cớ tốt).

Trong tháng Bảy 1798, không xa các kim tự tháp, lực lượng của Napoleon gồm hai mươi lăm ngàn đã chạm trán với khoảng sáu ngàn kị binh Mamluk được huấn luyện tốt, được mười lăm ngàn lính bộ hỗ trợ. Những người Mamluk, con cháu của các lính nô lệ, đã cai trị Ai Cập như một tầng lớp quý tộc chiến binh kể từ Thời Trung Cổ. Họ đã nổi tiếng vì các kỹ năng chiến đấu dữ dội của họ, và mỗi kị binh ăn mặc hoàn hảo và được trang bị một khẩu carbine (một súng ngắn), hay ba cặp súng lục, vài cây giáo, và một mã tấu (một kiếm ngắn cong).

Cuộc tấn công của những người Mamluk, khi nó đến, đã uy nghi và gây kinh hãi. Nhưng bộ binh có kinh nghiệm của Napoleon, được tổ chức ngăn nắp và được súng cannon di động yểm trợ, đã dễ dàng chống lại cuộc tấn công và đã thắng. Những người Mamluk đã mất vài ngàn người, trong khi thương vong Pháp đã chỉ là 29 người bị giết và 260 người bị thương. Thủ đô, Cairo, đã nhanh chóng thất thủ.

Napoleon mang những ý tưởng mới đến Ai Cập, dù những người Ai Cập đã muốn chúng hay không. Cuộc viễn chinh đã gồm cả 167 nhà khoa học và học giả, với sứ mạng để hiểu một trong những nền văn minh cổ nhất. Công trình tích lũy của họ, Description de l’Égypte (Mô tả Ai Cập), đã lên đến 23 cuốn sách, được xuất bản từ 1809 đến 1829, và đã đặt cơ sở cho Ai Cập học hiện đại, làm sâu sắc sự mê hoặc Âu châu với vùng này.

Nhiệm vụ của Napoleon từ chính phủ Pháp đã gồm nhiệm vụ thăm dò tiềm năng cho một kênh nối Biển Đỏ (Hồng Hải) với Địa Trung Hải:

Tổng tư lệnh của Quân đội phương Đông sẽ chiếm Ai Cập; ông sẽ đuổi những người Anh khỏi tất cả các thuộc địa của họ ở phương Đông; và ông sẽ phá hủy tất cả các khu định cư của họ trên Biển Đỏ. Ông sau đó sẽ cắt Eo Suez và tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết nhằm để bảo đảm sự chiếm hữu tự do và độc quyền Biển Đỏ cho Cộng hòa Pháp.

Sau sự lang thang nào đó trong sa mạc, Napoleon được cho là đã sa vào một con đường dài không được dùng nối với các bờ kênh cổ xưa. Các chuyên gia Pháp đã lĩnh nhiệm vụ khảo sát phần còn lại của các kênh mà dường như đã hoạt động, từng đợt, trong hàng ngàn năm, mặc dù không trong sáu trăm năm trước. Mau chóng họ đã thiết lập các dữ kiện địa lý cơ bản: Biển Đỏ và Địa Trung Hải bị tách biệt bởi một eo đất không dài hơn một trăm dặm.

Con đường lịch sử đã là gián tiếp, qua sông Nile, và đã dùng các kênh nhỏ: phía bắc từ Suez trên Biển Đỏ đến các Hồ Đắng, nằm ở khoảng giữa đường lên eo đất, và sau đó hướng sang tây tới sông Nile. Một con đường trực tiếp bắc-nam đã chẳng bao giờ được thử. Tuy nhiên, chiến tranh Âu châu và sự theo đuổi vinh quang đã xen vào, và dự án kênh đã bị xếp xó trong một thế hệ.

Utopia Tư bản

Để hiểu tầm nhìn của Lesseps, đầu tiên chúng ta phải quay sang các ý tưởng của nhà cải cách xã hội Pháp Henri de Saint-Simon và các môn đệ đầy màu sắc của ông. Saint-Simon đã là một nhà văn quý tộc cho rằng sự tiến bộ con người được thúc đẩy bởi sự sáng chế khoa học và sự áp dụng các ý tưởng mới vào công nghiệp. Nhưng ông cũng nghĩ rằng sự lãnh đạo đúng đã là cốt yếu cho sự tiến bộ này: “Tất cả những người được khai sáng sẽ chấp nhận quan điểm rằng các thiên tài nên được trao địa vị xã hội cao nhất.”

Quyền lực nên ở trong tay của những người làm việc kiếm sống và đặc biệt “các thiên tài,” không phải những người bị ông nhắc tới như “những kẻ lười biếng,” mà ông tính cả gia đình quý tộc của chính ông. Chế độ nhân tài này một cách tự nhiên sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp và công nghệ, sự chia sẻ rộng rãi sự thịnh vượng nảy sinh, không chỉ ở Pháp mà cả khắp thế giới. Một số người coi ông như một nhà xã hội chủ nghĩa sớm, nhưng Saint-Simon là một người tin chắc vào tài sản tư nhân và tầm quan trọng của kinh doanh tự do.

Saint-Simon phần lớn đã bị bỏ qua trong đời ông, nhưng chẳng bao lâu sau khi ông chết trong 1825 các ý tưởng của ông đã bắt đầu thu hút sự chú ý, một phần bởi vì sự truyền đạo hiệu quả của Barthélemy Prosper Enfantin. Enfantin đã là một người tốt nghiệp trường kỹ nghệ tinh hoa, École Polytechique (Trường Bách Khoa), và ông đã kéo nhiều kỹ sư trẻ thông minh vào quỹ đạo của ông. Nhóm này đã nâng niềm tin của Saint-Simon vào công nghiệp và công nghệ lên hầu như một tín điều tôn giáo.

Các kênh và, muộn hơn, các đường sắt là những chỗ chính họ đã áp dụng các ý tưởng này. Theo quan điểm của Enfantin, các khoản đầu tư loại này nên được các doanh nhân tổ chức, được vốn tư nhân hỗ trợ. Vai trò chính phủ nên được hạn chế để cung cấp “sự nhượng” cần thiết mà sẽ trao các quyền cần để xây dựng và vận hành một hạ tầng cơ sở cá biệt trong thời gian đủ dài để tạo ra một tiền lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Các kênh đã trong sự chú ý Âu châu trước xa Saint-Simon và Enfantin. Trong số các thành tựu kỹ nghệ nổi tiếng nhất của chế độ cũ ở Pháp đã là kênh Midi. Kênh dài 240-kilomet (150 dặm) này, được khai trương trong 1681, vượt qua một đỉnh khoảng 190 mét trên mức nước biển và đã nối thành phố Toulouse với Địa Trung Hải. Nó đã cung cấp đường thủy trực tiếp đầu tiên giữa Đại Tây dương và Địa Trung Hải, và đã làm giảm đáng kể thời gian đi cho các thuyền.

Vào nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười tám, sự công nghiệp hóa Anh ban đầu được kích thích bởi một “cách mạng giao thông,” với nhiều kênh mới nối các con sông Anh với biển. Giao thông vận tải đường thủy đã cũng quan trọng ở Bắc Mỹ, được cô lại bởi thành công nổi bật của Kênh Erie, được khai trương trong năm 1825.

Vào các năm 1830, Enfantin tin rằng một kênh tại Suez sẽ cung cấp kiểu hạ tầng cơ sở mang lại sự thịnh vượng chung toàn cầu. Ông đã cho rằng không chỉ nước Pháp và nước Anh sẽ được lợi từ kênh mà cả Ai Cập và Ấn Độ nữa. Nhấn mạnh chủ nghĩa thần bí tôn giáo của triết học của nhóm ông và chủ nghĩa Đông phương của họ, Enfantin cũng đã cho rằng phương Tây (châu Âu) là đàn ông và phương Đông (Ấn Độ và nơi khác) là đàn bà, như thế kênh có thể thực sự nối thế giới trong một hình thức hôn nhân toàn cầu có lợi lẫn nhau!

Tiếp sau sự rút lui của Pháp khỏi Ai Cập trong 1801, Đế quốc Ottoman đã cử một trong những tướng của nó, Mohammed Ali, để khẳng đinh lại sự kiểm soát. Ông đã trở thành phó vương chính thức trong năm 1805, và trong nửa chục năm tới đã có một sự bế tắc căng thẳng giữa các lực lượng của Mohammed Ali và tầng lớp quý tộc Mamluk.

Vào ngày 1 tháng Ba 1811, Mohammed Ali mời elite Mamluk tới một tiệc chiêu đãi trong Thành Cairo. Bầu không khí đã thân mật và thức ăn tuyệt vời, nhưng khi tầng lớp quý tộc đi thành hàng xuống một đường mòn hẹp thời trung cổ, họ đã bị bắn.

Ali đã tiếp tục tự xác lập như một nhà hiện đại hóa chuyên quyền, củng cố sự kìm kẹp của ông trên quyền lực bằng việc nhập khẩu công nghệ hiện đại và các ý tưởng từ Tây Âu. Suốt thời gian trị vì bốn mươi ba năm của Ali, ông đã dùng rộng rãi các kỹ sư Âu châu cho các công trình công cộng, kể cả các dự án tưới nước và các cuộc vận động sức khỏe. Đến trong năm 1833, nhóm của Enfantin phù hợp ngay và đã không có khó khăn nào làm cho mình hữu ích bằng sự làm việc trên nhiều dự án, kể cả một đập nước (một kiểu đê chuyển hướng) dùng một hệ thống các cổng để kiểm soát lũ trên sông Nile.

Tuy vậy, Enfantin đã không thể thuyết phục Ali để trao quyền xây một kênh ngang Ai Cập. Người hùng Ai Cập đã hiểu rằng vị trí của ông đòi hỏi một sự cân bằng tế nhị giữa quyền lực đang sa sút của bá vương Ottoman của ông và lực lượng toàn cầu đang lên được Anh và Pháp đại diện. Một kênh tại Suez có thể làm đảo lộn điệu múa địa chính trị mà không cho những người Âu châu và sultan (quốc vương) lại gần. Tồi hơn, việc nối trực tiếp Địa Trung Hải và Biển Đỏ sẽ đi vòng qua các trung tâm dân cư Ai Cập và có tiềm năng làm xói mòn sự thịnh vượng của Ai Cập.

Enfantin và các bạn ông cuối cùng đã đạt thành công đầy ấn tượng trong kinh doanh ở quê nhà, nổi bật nhất trong các năm 1840 với sự hình thành các công ty đường sắt và các ngân hàng cổ phần Pháp có khả năng hỗ trợ việc phát hành cổ phiếu lớn. Trong khi chính phủ Pháp thử xây dựng các đường sắt đường dài bị loạng choạng, thì khu vực tư nhân đã có thành công lớn hơn nhiều. Một ý tưởng lớn mới khác đã trở nên mạnh: các nhà đầu tư nhỏ đã có thể kết hợp các nguồn lực để tài trợ thậm chí các dự án công nghiệp lớn nhất.

Còn về một Kênh Suez tiềm năng, các chìa khóa của eo đất nằm chắc trong tay của nhà cai trị Ai Cập, và câu trả lời của Ali đã là kiên quyết không, cho đến cái chết của ông trong 1848. Gần cuối cuộc đời ông trong 1864, Enfantin đã thú nhận: “Trong tay tôi, câu chuyện kênh đã là một thất bại. Tôi đã không có sự mềm dẻo cần thiết để xử lý tất cả những nghịch cảnh, để chiến đấu đồng thời ở Cairo, London, và Constantinople… Nhằm để thành công, người ta phải, như Lesseps, có một quyết tâm và nhiệt tình của con quỉ không biết mệt mỏi hay các trở ngại.”

Lesseps Tìm thấy Tầm nhìn

Trong năm 1832, câu chuyện kể rằng, Lesseps đã đọc báo cáo của đội khảo sát Napoleonic về kênh tồn tại giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải, chảy ngang Ai Cập cổ xưa. Ông đã gặp Enfantin không lâu sau đó và đã bị mê hoặc với ý tưởng rằng Kênh Suez sẽ là một cách vinh quang và sinh lời để nối thế giới.

Lesseps được truyền các ý tưởng của thời ông. Bối cảnh ngoại giao và giới xã hội đã biến ông thành một nhà Đông phương học tự nhiên, nhìn thế giới từ một quan điểm Âu châu không nao núng. Ông đã dùng hai mươi năm đầu sự nghiệp của ông đại diện các lợi ích Pháp quanh Địa Trung Hải, và một miềm tin ngầm vào sự ưu việt của tư duy Âu châu là rõ ràng suốt hồi ký của ông, Hồi tưởng về Bốn mươi Năm. Theo quan điểm của ông, những người Pháp có một sứ mạng khai hóa biện minh cho việc chiếm Algeria trong các năm 1820 và những sự mở rộng thuộc địa khác.

Lesseps cũng đã tiếp thu các ý tưởng của Saint-Simon về tầm quan trọng của các dự án hạ tầng cơ sở công cộng lớn để thống nhất thế giới và làm cho thương mại đường dài dễ dàng và rẻ hơn. Nếu có thể, Lesseps còn đi xa hơn, nhấn mạnh rằng sự hợp tác công-tư là thiết yếu cho các dự án như vậy: “Các chính phủ có thể khuyến khích các doanh nghiệp như vậy; chúng không thể thực hiện chúng. Chính công chúng là những người mà chúng ta phải kêu gọi…”

Lesseps đã nghĩ thêm rằng sự khéo léo công nghệ sẽ luôn luôn đến để cứu. Vào các năm 1850, công nghệ tiến bước xa hơn những gì đã sẵn có trong thời Saint-Simon. Động cơ hơi nước được cải thiện để làm các máy mạnh hơn bao giờ hết, và các tiến bộ trong luyện kim đã mang lại nhiều vật liệu mới và vững chắc hơn, nhất là thép, mà đã cách mạng hóa sự xây dựng.

Lesseps đã thấy hầu hết kỹ sư thiếu sức tưởng tượng; họ đã quá nhiệt tình để nói cho ông cái gì không thể xảy ra. Thay vào đó ông đã tìm kiếm các chuyên gia có thể nghĩ lớn—thiết bị mới cho việc nạo vét các đường thủy, những cách mới để di chuyển đá cứng ra khỏi đường, và các biện pháp mới để bảo vệ chống lại bệnh lây nhiễm. Ông đã xem vai trò của ông như tưởng tượng ra giải pháp và dàn xếp đủ sự tài trợ. Một trong những cách ngôn ưa thích của ông đã rất Saint-Simonian: “Các thiên tài luôn luôn nổi lên.” Đối với Lesseps, điều này có nghĩa là người xuất chúng nào đó sẽ tìm thấy một giải pháp công nghệ cho bất cứ vấn đề nào—một khi ông, Lesseps, đã thúc mọi người đến điểm nơi vấn đề cần giải quyết trở nên hoàn toàn hiển nhiên.

Kể từ sự khảo sát đầu tiên của đội của Napoleon, đã có một thảo luận kỹ thuật tích cực về hình thức kênh nào ở Suez nên lấy.

Hầu hết các kênh trong đất liền cần các âu tàu. Một buồng hình chữ nhật với các cổng ở cả hai đầu, một âu tàu cho phép các tàu leo các đồi dốc. Khi nước trong một âu tàu giữa hai vùng nước ở mức thấp hơn, các cổng ở mức đó mở ra, và một tàu đi vào. Một khi các cổng ở bên thấp hơn đóng lại, nước từ mức cao hơn đổ đầy buồng, nâng tàu lên mức của điểm đến của nó. Thủ tục lặp lại theo chiều ngược lại khi đi từ mức cao hơn xuống mức thấp hơn.

Người Trung quốc đã đi tiên phong trong việc phát triển các âu tàu hiệu quả hơn một ngàn năm trước. Những sự cải thiện muộn hơn đã gồm sự sáng chế thế kỉ thứ mười lăm về cửa van chữ nhân (miter gate), thường được quy cho Leonardo da Vinci, với hai cánh ở hai đầu, mà đu đưa ra từ bên cạnh và gặp nhau tại góc hướng tới mức cao hơn, làm cho việc mở và đóng dễ dàng hơn. Các bước tiến thêm đã đến với các van được Pháp-thiết kế có thể điều chỉnh dòng nước vào và ra âu tàu. Kênh Erie kỳ diệu, liên kết Albany trên Sông Hudson và Buffalo trên các Hồ Lớn, ban đầu đã có 83 âu tàu cho phép các xà lan leo độ cao tổng cộng 566 bộ (172,5 m).

Đội của Enfantin đã tìm ra rằng Địa Trung Hải và Biển Đỏ có cùng mức về trung bình, cho dù Biển Đỏ có thủy triều lớn hơn. Điều này ngụ ý rằng kênh đào mức-biển về lý thuyết đã là có thể, mặc dù các âu tàu có thể là hữu ích cho việc giảm tác động của thủy triều lên bất kể kênh nào ở Suez.

Lesseps sẽ không có (âu tàu) nào cả. Theo quan điểm của ông, các âu tàu sẽ làm chậm lưu thông đáng kể. Ông xem điều này như một trở ngại không thể chấp nhận được đối với dòng tàu được hứa hẹn bởi sự mở con đường Suez, nhất quán giữ vững nguyên tắc mà muộn hơn ông nói rõ như “một tàu thủy bây giờ phải không bị chậm.”

Tuy vậy, ông đã thích ý tưởng về dùng các hồ bị khô. Việc này trở thành kế hoạch: nối các hồ bị khô với Địa Trung Hải ở miền bắc và Biển Đỏ ở miền nam, và sau đó để nước biển chảy vào để giúp phần còn lại của công trình.

Những người Nhỏ Mua Cổ phần Nhỏ

Trong năm 1849 sự nghiệp ngoại giao hứa hẹn của Lesseps chấm dứt đột ngột sau một sự bất hòa lớn với chính phủ Pháp. Vào tuổi bốn mươi ba, ông đã nghỉ hưu lui về một bất động sản gia đình, dường như chấm dứt công vụ. Trong vài năm ông đã hưởng thụ cuộc sống của một quý ông thôn quê Pháp, làm việc về những sự cải tiến nông nghiệp và thư từ với những người theo Saint-Simon hàng đầu về các dự án kỳ cục của họ. Trong năm 1853 thảm họa cá nhân giáng xuống ông. Vợ ông và một trong những con trai ông đã chết, chắc là do bệnh sốt ban đỏ. Lesseps bị tàn phá và tuyệt vọng vì sự sao nhãng. Ông đã ít biết rằng các sự kiện ở Ai Cập sẽ mau chóng cung cấp nhiều hơn chỉ một sự sao nhãng.

Trong năm 1848 Mohammed Ali mắc bệnh nghiêm trọng đã bị đẩy khỏi quyền lực. Người kế vị ông, con trai cả của ông, Ibrahim Pasha, đã mất cùng năm. Phó vương tiếp theo đã chết đột ngột trong tháng Bảy 1854, và Mohammed Said, con trai thứ tư của Mohammed Ali, trở thành nhà cai trị của Ai Cập.

Khi Lesseps là nhà đại diện Pháp cấp cao ở Ai Cập trong các năm 1830, Mohammed Ali đã yêu cầu ông giúp Mohammed Said tuổi teen giảm trọng lượng. Lesseps đã không chỉ gây ấn tượng cho Mohammed Ali bằng việc chấp nhận sự phân công bất thường này; ông cũng đã tìm được cách ở lại bên tốt của Said bằng việc kết hợp một chương trình cưỡi ngựa đầy sinh lực (một đam mê cho cả hai người) với các đĩa mì ống hào phóng.

Trong cuối năm 1854, tạm dừng chỉ để tham khảo ý kiến của những người theo Saint-Simon hàng đầu và mượn các bản đồ của họ, Lesseps vội vã đến Ai Cập. Ông được chào đón nồng nhiệt và được mời cắm trại trên sa mạc với phó vương mới, mà đã là một vinh dự lớn và một sự báo trước các thứ sắp đến. Theo Lesseps, ông đã ra khỏi lều của ông một buổi sáng để xem mặt trời mọc trên chân trời phía Đông. Đột nhiên một cầu vồng nổi lên từ phía Tây và trải dài trên bầu trời—một điềm, ông nói muộn hơn, rằng ông sẽ đích thân có khả năng thống nhất Đông và Tây.

Buổi tối đó ông vẽ một bức tranh thuyết phục bằng lời cho Mohammed Said về công nghệ hiện đại có thể được dùng như thế nào để xây dựng một kênh mà sẽ vượt trội tất cả các thành tựu cổ xưa. Trong sự kể lại của Lesseps, âm độ của ông đã gồm các dòng này: “Tên của các vị vua Ai Cập xây dựng các kim tự tháp, các tượng đài cho niềm tự hào con người, bị quên đi. Tên của Hoàng tử mở ra kênh hàng hải vĩ đại sẽ được chân phước từ thế kỉ này sang thế kỉ khác cho đến sự kết thúc của thời gian.”

Mohammed Said đã ban cho Lesseps một sự nhượng rất giống sự nhượng mà những người theo Saint-Simon đã nhận được để xây dựng các đường sắt Pháp đường dài. Phó vương đã cung cấp đất cho dự án trong chín mươi chín năm và đổi lại sẽ nhận được 15 phần trăm lợi nhuận. Lesseps sẽ xúc tiến, gây quỹ cho, và vận hành kênh. Ít nhất trên giấy, tất cả rủi ro sẽ rơi vào các cổ đông tư nhân được nêu tên muộn hơn.

Vào năm 1856, đã có khung khổ pháp lý và một thiết kế thô, dựa vào công trình chi tiết của hai kỹ sư Pháp làm việc ở Ai Cập biết kỹ các điều kiện địa phương. Lesseps đã tham khảo một nhóm các chuyên gia kỹ nghệ quốc tế, tất cả họ đều đồng ý rằng một kênh bắc-nam là khả thi về mặt kỹ thuật. Lesseps bây giờ phải thuyết phục mọi người bỏ tiền cho kênh và những người Anh hãy đứng xa.

Trong giữa các năm1850, hầu hết hàng hóa giữa Anh quốc và Ấn Độ được vận chuyển qua biển, tốn đến sáu tháng quanh bờ biển nguy hiểm của châu Phi. Trong 1835 Công ty Đông Ấn đã khai trương một con đường bưu chính qua Biển Đỏ, mà chuyển các hành lý bằng xe lừa hay xe ngựa kéo tám mươi tư dặm ngang sa mạc từ Suez đến Cairo, rồi xuống sông Nile và dọc một kênh nhỏ đến Alexandria. Con đường qua đất liền này đã cắt thời gian đi xuống ít hơn hai tháng nhưng đã thích hợp chỉ cho hàng hóa giá trị cao và ít cồng kềnh. Trong năm 1858, để giúp đỡ loại này của sự chuyển tải và làm cho nó hấp dẫn hơn đối với các du khách, một đường sắt đã mở ra giữa Suez và Alexandria.

Gió và các dòng chảy của Biển Đỏ đã không phù hợp tốt cho các thuyền buồn đường dài Âu châu, và việc kéo các tàu lớn dọc một kênh dài 120 dặm đã không là một đề xuất hấp dẫn. Nhưng Lesseps đã linh cảm đúng về giai đoạn tiếp của công nghệ vận tải đường dài—các tàu hơi nước lớn, mà đối với chúng một Kênh Suez sẽ là hoàn hảo.

Vào đầu năm 1857, Lesseps đã có một âm độ được mài dũa khéo về kênh tại Suez sẽ làm giảm thời gian đi và biến đổi thương mại toàn cầu như thế nào. Nhưng một tầm nhìn chẳng là gì cả nếu nó không được chia sẻ. Đấy là nơi Lesseps vượt trội, một phần bởi vì quyết tâm và sức lôi cuốn của ông, và quan trọng hơn bởi vì ông đã có thể nói với đúng người và bàn bạc với mạng lưới các mối quan hệ có ảnh hưởng của ông.

Lesseps đã đi quanh nước Anh trong mùa xuân và mùa hè 1857, nói chuyện tại hai mươi cuộc gặp gỡ ngang mười sáu thành phố và gặp càng nhiều nhà công nghiệp xuất chúng càng tốt. Ông đã thành công lớn ở các chỗ như Manchester và Bristol, nơi cộng đồng kinh doanh đã hiểu giá trị của giao thông vận tải nhanh hơn cho bông thô Ấn Độ hướng tới các nhà máy Anh, và cho các hàng hóa chế tác và binh lính (khi cần) di chuyển theo hướng khác.

Được trang bị với những tuyên bố ủng hộ của họ, Lesseps đã có một trong những chuyến thăm đều đặn của ông với thủ tướng, Lord Palmerston. Tuy vậy, thật thất vọng Palmerston đã nhất quán không sẵn sàng với kênh, mà ông coi như sự tiếp tục truyền thống Napoleonic để thử cắt nước Anh khỏi những con đường thương mại toàn cầu béo bở. Chính phủ Anh vẫn nghi ngờ sâu sắc và đã cố gắng hết sức để quăng các chướng ngại vật ra ở Constantinople, Cairo, và bất kể nơi nào nó có ảnh hưởng.

Không nao núng, trong tháng Mười 1858, sau hai năm quảng cáo mạnh mẽ, Lesseps cuối cùng đã sẵn sàng bán cổ phiếu. Lesseps đã kiên quyết để có được càng nhiều nhà đầu tư trực tiếp can dự càng tốt, bỏ qua tất cả trung gian. Ông đã chào 400.000 cổ phần với giá 500 franc một cổ phần.

Giá cổ phần đã cao hơn thu nhập trung bình hàng năm một chút ở Pháp lúc đó, khiến cổ phần là đắt nhưng có lẽ có thể chi trả được cho các thành viên của tầng lớp trung lưu Pháp đang tăng nhanh. Cổ phần cũng được chào bán ở tất cả các nước Tây Âu, Hoa Kỳ, và Đế quốc Ottoman. Trên road show (chuyến vận động) cuối cùng, bản thân Lesseps đã thăm Odessa, Trieste, Vienna, Barcelona, và Turin, cũng như Bordeaux và Marseilles ở Pháp.

Vào cuối tháng Mười Một 1858, hai mươi ba ngàn người đã mua cổ phần, và hai mươi mốt ngàn trong số này đã là các nhà đầu tư Pháp. Cầu ở nơi khác đã hờ hững, và các nhà đầu tư có cơ sở ở nước Anh, Nga, Austria, và Hoa Kỳ đã mua tổng cộng zero cổ phần.

Các báo Anh đã chế nhạo rằng các cổ phần đã được những người hầu bàn khách sạn, các thầy tu, và các nhân viên cửa hàng tạp hóa mua. Như Palmerston châm biếm, “Những người nhỏ đã bị xúi giục mua những cổ phần nhỏ.”

Nhưng ông đã bị Lesseps khôn hơn qua mặt, nhận được sự hậu thuẫn của tầng lớp chuyên nghiệp đô thị Pháp—các kỹ sư, các thẩm phán, các nhà ngân hàng, các giáo viên, các thầy tu, các công chức, các nhà buôn, và những người giống thế đã mua cổ phần—cũng như nhà cai trị của Ai Cập, mà đã bước lên để mua tất cả cổ phần mà những người khác không muốn mua. Tiền cược của Said đã kết thúc với 177.000 cổ phần, tốn nhiều hơn tổng thu nhập hàng năm của ông. Nhà nước Ai Cập đã hết sức cam kết.

Người ta Không thể Nói Rằng Họ Chính xác Là Lao động Cưỡng bức

Những người nhìn xa trông rộng có được quyền lực của họ một phần từ những tấm che mắt mà họ đeo vào—kể cả sự đau khổ mà họ bỏ qua. Đã không có sự khác nào đối với Lesseps, quan tâm trước tiên đến thương mại Âu châu, công nghiệp Âu châu, và tất nhiên tầm nhìn tổng thể lấy châu Âu làm trung tâm của ông về sự mở rộng thương mại. Phó vương của Ai Cập và sultan của Đế quốc Ottoman đã cần được quản lý và được tâng bốc, nhưng các kết cục cho những người Ai Cập bình thường đã thực sự không là phần của tính toán của ông. Những người Ai Cập có thể bị bỏ lại phía sau hay thậm chí bị cưỡng bức khi cần, và điều này đã vẫn nhất quán với quan niệm “tiến bộ” mà Lesseps và nhiều người đương thời của ông đã chia sẻ.

Khi việc đào bắt đầu trong 1861, hầu hết lực lượng lao động được chính phủ Ai Cập cung cấp dưới một hệ thống lao động khổ sai (corvée), nơi các nông dân bị buộc để làm việc trên các dự án công cộng.

Trong ba năm tiếp theo, khoảng sáu mươi ngàn đàn ông đã tham gia đào kênh vào bất cứ thời gian cho trước nào, trong số đó hàng ngàn người trên đường của họ từ Thung lũng sông Nile đến khu vực xây dựng, hàng ngàn người đào, và phần còn lại trên đường của họ về quê. Các quan chức đã phải lấp đầy các hạn ngạch tuyển dụng bằng việc phân công các nông dân mà khác đi đã làm việc trên đất của riêng họ hay trên các dự án địa phương, và quân đội Ai Cập chịu trách nhiệm đưa các công nhân đến vị trí kênh và giám sát lao động chân tay.

Các điều kiện đã hà khắc và không khoan nhượng. Lượng đá khổng lồ được di chuyển bằng cuốc chim và rổ quanh năm, ngay cả trong Ramadan, tháng nhịn ăn cho những người Muslim. Các công nhân đã ngủ trong sa mạc trống, được cung cấp khẩu phần tối thiểu, và sống trong các điều kiện mất vệ sinh. Tiền lương đã ít hơn nửa mức thị trường và được trả chỉ vào cuối tháng dịch vụ, để làm nản lòng sự đào ngũ. Sự trừng phạt thân thể đã là thường nhật, mặc dù công ty đã cẩn trọng để không công bố các chi tiết. Một khi thời kỳ lao động cưỡng bức kết thúc, các công nhân phải tìm đường riêng của họ về quê.

Các nhà phê bình Anh cho rằng Lesseps đã vận hành hoạt động dựa vào lao động nô lệ thực sự. Như một thành viên Quốc hội diễn đạt, “Một điều khủng khiếp lớn được thực hiện bởi công ty [Suez] đó theo một cách vô liêm sỉ.” Một quan chức Anh cấp cao đã đi xa hơn: “Hệ thống lao động cưỡng bức này đã giáng chức và làm mất tinh thần dân cư và đánh vào gốc rễ của các nguồn lực sản xuất của đất nước.”

Sự trả lời của Lesseps minh họa cách tiếp cận chung của ông. Ông đã phản đối rằng đấy đơn giản là cách các thứ được làm ở Ai Cập:

Là đúng rằng không có sự can thiệp của chính phủ không công trình công cộng nào có thể được thực hiện trong một nước phương đông, nhưng trong khi nhớ rằng các công nhân trên eo đất được trả lương đều đặn và được ăn uống đầy đủ, người ta không thể nói rằng họ chính xác là lao động cưỡng bức. Trên eo đất họ sống tốt hơn nhiều so với họ sống khi họ tham gia công việc bình thường.

Trong 1863 vận may của Lesseps hết rồi. Mohammed Said, vẫn trong đầu tuổi bốn mươi của ông, đã chết đột ngột, và Ismail, người kế vị của ông, đã lắng nghe kỹ London hơn nhiều. Các nhà phê bình Anh từ lâu cho rằng sultan đã cấm lao động cưỡng bức khắp Đế quốc Ottoman, như thế sự dàn xếp lao động corvée của Lesseps với phó vương Ai Cập đã là bất hợp pháp. Chính phủ Anh bây giờ tăng gấp đôi cố gắng ngoại giao của nó để làm thất bại dự án kênh và dường như thuyết phục được Ismail. Sau nhiều tiến-lui ngoại giao, trong 1864 hoàng đế Pháp, Louis Napoleon, được yêu cầu để phân xử tranh cãi giữa công ty kênh và nhà cai trị Ai Cập.

Louis Napoleon, một cháu trai của Napoleon Bonaparte, được biết đối với những người ủng hộ ông như “Saint-Simon trên lưng ngựa” nhưng bị Victor Hugo chế nhạo như “Napoleon Nhỏ,” đã có xu hướng nghiêng về phía Lesseps. Ông đã lấy con gái của anh họ của Lesseps làm vợ, nhưng ngay cả không có mối quan hệ cá nhân này hoàng đế đã thích các dự án lớn làm tăng uy thế Pháp. Những con đường trung cổ của trung tâm Paris đã trong quá trình biến đổi thành các đại lộ rộng, có hàng cây mà vì chúng thành phố nổi tiếng bây giờ, và hàng ngàn dặm đường sắt mới đang được đặt.

Khi chính phủ Anh ganh đua để ngừng dự án gây khó chịu của Lesseps, Lesseps đã có thể tính đến sự ủng hộ của các cổ đông nhỏ của ông. Thêm vào mối quan hệ cá nhân của ông với Lesseps, Louis Napoleon cũng đã không có mong muốn nào để chống đối các nhà đầu tư Pháp. Ông đã quyết định đưa ra một thỏa hiệp, và ông phán xử rằng corvée có thể được rút lại, nhưng chỉ nếu phó vương trả sự đền bù hào phóng.

Lesseps bây giờ có một lượng tiền mặt đáng kể, thế nhưng ông đã mất hầu hết lực lượng lao động bản địa của ông. Ông đã không thể thuyết phục các công nhân Âu châu, hay bất kể công nhân khác nào cũng vậy, để tham gia vào loại lao động gây gãy lưng mà những người Ai Cập đã bị buộc phải làm, chắc chắn không vì những gì ông đã có khả năng để trả.

Những Thiên tài Pháp

Các tầm nhìn được sự lạc quan cấp năng lượng. Đối với Lesseps, sự lạc quan này tập trung vào công nghệ và các thiên tài (Pháp) mà sẽ cứu vãn tình thế. Thật may, trong lúc ông cần, hai người như vậy đã xuất hiện. Trong tháng Mười Hai 1863 Paul Borel và Alexandre Lavalley, cả hai đã tốt nghiệp École Polytechique, đã thành lập một công ty nạo vét. Borel đã có kinh nghiệm xây dựng các đường sắt Pháp và đã bắt đầu sản xuất các đầu máy xe lửa. Lavalley đã làm việc ở nước Anh về thiết kế máy móc đặc biệt, trở thành một chuyên gia luyện kim, và đã làm việc ở Nga để vét sâu các cảng. Cùng nhau họ đã tạo thành một đội mơ ước, có khả năng tăng năng suất lao động hết sức tại vị trí kênh.

Các máy nạo vét ban đầu của Lesseps được thiết kế để làm việc trên sông Nile, nơi nhiệm vụ chủ yếu đã là loại bỏ bùn. Ngược lại, dự án kênh cần di chuyển lượng lớn đá và cát nặng. Mỗi máy xúc phải được hiệu chuẩn cẩn thận cho các điều kiện địa phương, mà đã thay đổi đáng kể dọc kênh. Công ty của Borel và Lavalley đã xây dựng các máy mới và có khả năng hơn cho nạo vét và đào xúc. Họ mau chóng đến để cung cấp và bảo dưỡng phần lớn đội máy nạo vét được mở rộng, mà đã lên đến ba trăm máy vào 1869.

Trong số 74 triệu mét khối được xúc cho kênh chính, được ước lượng rằng các máy nạo vét Borel-Lavalley đã xúc đến 75 phần trăm, với hầu hết số này được thực hiện giữa 1867 và 1869. Vào lúc kênh được mở trong tháng Mười Một 1869, công nghiệp Pháp đã dẫn đầu thế giới về khả năng của nó để di chuyển đất ngay cả trong các điều kiện khó khăn nhất.

Lesseps đã tỏ ra đúng về mọi vấn đề quan trọng. Kênh đào mức-biển đã tốt hơn mức khả thi; nó đã là lý tưởng. Tiến bộ công nghệ tại chỗ đã chinh phục tất cả các trở ngại. Về chiến lược, kênh đã có tính biến đổi, tăng cường sự kìm kẹp của thương mại Âu châu lên thế giới.

Trong một số năm có vẻ rằng vốn của các nhà đầu tư đã vẫn bị rủi ro: lưu lượng kênh ban đầu đã tăng chậm hơn dự kiến. Nhưng chẳng bao lâu Lesseps tỏ ra cũng là nhà tiên tri về các vấn đề tài chính. Hơi nước đã thay thế buồm, các tàu hơi nước đã trở nên lớn hơn, và khối lượng thương mại toàn cầu đã tăng nhanh chóng. Các lợi thế của kênh đào mức-biển tại Suez đã trở nên hiển nhiên với tất cả những người châu Âu. Vào cuối các năm 1870, các tàu khách chở lên đến hai ngàn người đã nhả hơi qua kênh, ngày và đêm. Với không âu tàu nào để làm chậm chúng, chuyến đi (qua kênh) đã có thể được tiến hành trong ít hơn một ngày. Từ một quan điểm Âu châu, tầm nhìn của Lesseps đã mang lại thành quả hoàn toàn.

Thậm chí kỳ diệu hơn, hy vọng của Lesseps rằng nước Anh sẽ đổi ý kiến để ủng hộ kênh của ông cũng hóa ra đúng. Vào giữa các năm 1870, khoảng hai phần ba lưu thông trên kênh đã là tàu Anh, và sự tiếp tục để giữ các tàu di chuyển được London xem như một ưu tiên chiến lược. Trong 1875, tận dụng lợi thế về cảnh túng quẫn tài chính của chính phủ Ai Cập, Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli đã giành được phần hùn đáng kể trong công ty kênh. Kênh Suez bây giờ đã hiệu quả dưới sự bảo vệ của hải quân hùng mạnh nhất thế giới.

Các cổ đông của Lesseps đã ngây ngất. Đã không quan trọng rằng công trình được dự kiến hoàn thành trong sáu năm nhưng đã tốn mười năm, hay rằng dự đoán ban đầu về năm triệu tấn tàu thuyền qua kênh một năm đã không được thực hiện cho đến tận mãi các năm 1870. Tương lai đã thuộc về các tàu hơi nước ngày càng lớn hơn, mà kênh thì rất phù hợp.

Vào năm 1880, giá trị của các cổ phiếu trong công ty Kênh Suez đã tăng hơn bốn lần, và công ty đã trả cổ thức hàng năm khoảng 15 phần trăm. Lesseps đã không chỉ là một nhà ngoại giao vĩ đại và một nhà đổi mới táo bạo mà cũng là một nhà tài chính thiên tài, bây giờ được những người đương thời biết đến như Le Grand Français (người Pháp Vĩ đại).

Giấc mơ Panama

Ý tưởng về một kênh ngang Trung Mỹ từ lâu đã là một giấc mơ Âu châu, quay lại ít nhất đến 1513, khi các nhà thám hiểm đã muốn di chuyển hàng hóa nhanh chóng giữa hai đại dương. Đã có một con đường gian khổ quanh Nam Mỹ, qua Cape Horn (Mũi Sừng). Nhưng vào giữa thế kỉ thứ mười chín, hầu hết hành khách thích đi tàu thủy đến Panama và rồi đi khoảng năm mươi dặm xe lửa ngang eo đất.

Chính phủ Tây Ban Nha đã tiến hành các bước danh nghĩa tới việc xây dựng một kênh trong 1819, nhưng chẳng gì xảy ra cả, và trong nửa thế kỉ các kế hoạch Âu châu khác nhau đã chẳng đi đến đâu. Vào 1879, với sự mở rộng buôn bán qua Thái Bình dương, một kênh ngang Trung Mỹ đã lại trên chương trình nghị sự. Đã có hai đối thủ cho vị trí, mỗi được hậu thuẫn bởi tập hợp các nhà thám hiểm riêng của nó và các dữ kiện được cho là của họ.

Một nhóm Mỹ đã rất ưa thích một con đường qua Nicaragua. Một số âu tàu sẽ đưa các tàu từ biển Caribbea lên một hồ lớn và đi xuống ở bên kia. Hạn chế hiển nhiên là, với nhiều âu tàu như vậy, thời gian đi sẽ bị chậm. Cũng có mối lo nào đó về hoạt động núi lửa, và Lesseps đã nhanh chóng chỉ ra rằng một sự phun núi lửa sẽ là không tốt cho các âu tàu của kênh.

Con đường thay thế là qua Panama, và đối với địa điểm này được cho là song song với Suez đã hấp dẫn Lesseps. Từ đầu của sự dính líu của ông, Lesseps đã phân biệt bản thân ông bằng sự nhấn mạnh đến nhu cầu xây dựng kênh ở mức biển, hoàn toàn không có các âu tàu, hệt như ở Suez.

Trong 1878 các bộ hạ của Lesseps nhận được một sự nhượng từ chính phủ Colombia, mà đã kiểm soát lãnh thổ liên quan lúc đó. Lesseps đã nhận các điều khoản và các điều kiện giống các dàn xếp ở Suez—một sự thuê đất dài và sự tham gia của chính phủ trong doanh thu cho dự án. Ông sẽ cũng tổ chức công việc và đưa vốn cần thiết vào, như ông đã làm ở Ai Cập.

Một sự khác biệt quan trọng là không có các công nhân corvée nào ở Panama, vì cung lao động địa phương đã không đủ. Lesseps đã không nao núng; các công nhân có thể được đưa vào từ Jamaica và các đảo thuộc địa khác trong vùng Caribbea. So với các công nhân Âu châu, các công nhân Tây Ấn (các đảo vùng Caribbea) đã sẵn lòng làm việc với tiền lương thấp hơn và trong các điều kiện khó khăn hơn. Lesseps cũng đã tự tin, hệt như ở Suez, rằng các máy sẽ tăng năng suất và rằng bất cứ thứ gì cần, những tiến bộ công nghệ sẽ đến để cứu.

Như đã là thế với dự án Suez, Lesseps đã tìm kiếm ý kiến của các chuyên gia quốc tế, mặc dù lần này ông đã chủ yếu quan tâm đến những sự bày tỏ ủng hộ công khai mà sẽ giúp ông kêu gọi vốn. Tuy nhiên, sau khi đã triệu tập Đại Hội tháng Năm 1879 ở Paris, Lesseps đã phải đảm bảo rằng các chuyên gia được tập hợp khuyến nghị cái ông đã muốn làm rồi.

Suốt ngày và kéo dài vào các buổi tối, những người Mỹ và Pháp đã tranh luận các dữ kiện kỹ nghệ và các ngụ ý kinh tế. Con đường Panama sẽ đòi hỏi nhiều sự đào hơn, tốn thêm 50 phần trăm và phơi một số công nhân lớn hơn cho rủi ro bệnh tật lâu hơn. Mưa ở Panama đã cao hơn, nêu ra các vấn đề nghiêm trọng về quản lý dốc có nước chảy. Các âu tàu cần trên con đường Nicaragua sẽ dễ bị hư hỏng trong các trận động đất. Và vân vân.

Đại hội đã chẳng hề có ý định là một sự cạnh tranh tự do và công bằng giữa các ý tưởng; Lesseps đã cẩn trọng chọn nhiều đại biểu để sắp xếp cỗ bài có lợi cho ông. Bất chấp việc đó, vào ngày 23 tháng Năm, đã rõ rằng ông và các đồng minh của ông đang mất dần sự kiểm soát cuộc tranh luận. Với cảm giác hoàn hảo về chọn thời gian, Lesseps đứng lên đề cập trực tiếp các vấn đề cốt lõi. Ông đã nói mà không cần giấy tờ, chứng tỏ sự kiểm soát tuyệt vời về các chi tiết liên quan, và ông đã nhanh chóng kiểm soát hoàn toàn khán giả. Suez đã dạy ông, ông nói, rằng các thành tựu vĩ đại đòi hỏi những cố gắng lớn. Tất nhiên sẽ có những khó khăn—chắc chắn chẳng có mấy ý nghĩa trong bất kể công cuộc kinh doanh dễ nào. Tuy nhiên, công nghệ và các thiên tài sẽ lại nổi lên để giải quyết các vấn đề như vậy. Khi ông kể về các sự kiện, “tôi không do dự để tuyên bố rằng Kênh Panama sẽ là dễ để bắt đầu, để kết thúc, và để duy trì, hơn kênh Suez.”

Khi vốn để tài trợ Suez thiếu, các nguồn hỗ trợ tài chính khác đã xuất hiện. Khi lao động cho việc đào trở nên khan hiếm, thiết bị đào-xúc mới đã được sáng chế. Khi gọng kìm chí tử của dịch tả siết quanh cổ công nhân của nó, công ty Suez đã phản ứng lại với một sự đáp lại y tế công cộng hiệu quả. Từ những thành công này, Lesseps đã học được bài học rằng sự táo bạo đền đáp. Tầm nhìn đòi hỏi tham vọng. Hoặc, như ông diễn đạt,

Để tạo ra một cảng trong Vịnh Pelusium; để vượt qua đầm lầy của Hồ Menzaleh, và để leo lên ngưỡng (lối vào) của El-Guisr; để đào xuyên qua cát của sa mạc; để lập các xưởng ở khoảng cách hai mươi lăm dặm từ bất cứ làng nào; để lấp đầy lòng chảo của các Hồ Đắng; để ngăn cản cát lấn kênh—tất cả đều đã là giấc mơ điên rồ đến thế nào!

Như một đại biểu Mỹ nhận xét, Lesseps “là nhà đào kênh vĩ đại; ảnh hưởng của ông với nhân dân nước ông là chính đáng và phổ quát; ông là người tốt bụng và sẵn lòng giúp đỡ, nhưng ông cũng có nhiều tham vọng…”

Tại sự bỏ phiếu cuối cùng của đại hội, Lesseps bảy mươi ba tuổi đã tuyên bố dứt khoát rằng ông sẽ đích thân quản lý công việc. Các đại biểu bị ấn tượng, và một đa số đã bỏ phiếu như ông muốn. Panama đã tiến lên.

Đánh thức sự Ghen tị của các Thần May mắn

Tiếp sau Đại hội Paris, Lesseps đã đi đến Panama, cuối cùng đích thân kiểm tra địa hình. Đến vào cuối 1879, ông và gia đình ông được tiếp đón như hoàng gia viếng thăm. Người dân đổ ra hoan hô trong mọi cơ hội và tham dự một chuỗi vũ hội ăn mừng.

Lesseps đã đến trong mùa khô, có lợi cho sức khỏe, và ông đã rời đi trước khi bắt đầu mưa. Vì thế ông đã không đích thân thấy cái ông đã được cảnh báo về tại Đại hội Paris và cái các kỹ sư chẳng bao lâu sẽ vật lộn với: mức nước sông dâng lên nhanh và những sự trượt bùn gây tai họa. Lesseps đã cũng khinh thường các mối lo về bệnh lây nhiễm tràn lan. Ông đã châm biếm với các phóng viên rằng vấn đề sức khỏe duy nhất trong chuyến đi của ông đã là sự sạm nắng nhẹ của vợ ông.

Sự thiếu chú ý bất cẩn đối với các chi tiết trong chuyến đi đầu tiên này đã đóng góp cho lỗi cơ bản của dự án: một sự đánh giá thấp to lớn về lượng đất và đá cần di chuyển. Ước lượng ban đầu của Đại hội Paris đã là cần đào 45 triệu mét khối đất (hầu hết là đá) ở Panama. Số này đã tăng lên 75 triệu mét khối theo một ủy ban kỹ thuật gồm chín người đã tháp tùng Lesseps đến Panama.

Thực ra, những người Pháp đã đào ít nhất 50 triệu mét khối trong tám năm tiếp. Những người Mỹ, lên nắm vai trò hai mươi lăm năm sau khi những người Pháp đã bỏ dự án Panama, cuối cùng đã di chuyển thêm 259 triệu mét khối giữa 1904 và 1914—và việc này đã không có việc thử đào sâu ở bất cứ đâu xuống gần mức nước biển.

Cho đến khi quá muộn, Lesseps đã từ chối thừa nhận thực tế địa lý: một dãy núi đáng gờm, cao hơn mức nước biển ít nhất ba trăm bộ (91,5 m) ở mọi nơi, đã cản đường, và một con sông nguy hiểm, dễ gây lũ cắt nhau với con đường kênh dự kiến. Việc đào xuống mức nước biển, một chuyên gia đã ước lượng muộn hơn, sẽ tốn khoảng hai thế kỉ.

Kênh Suez đã cần mười năm để hoàn thành; Lesseps đã kiên định lạc quan rằng kênh ở Panama có thể được xây dựng trong sáu hay nhiều nhất tám năm. Vai trò của ông đã là để tưởng tượng cái gì là có thể, không lo về cái gì có thể hỏng. Như ông viết cho một trong những con trai của ông sau chuyến đi Panama, “Bây giờ bố đã đi qua các địa điểm khác nhau trong Eo đất với các các kỹ sư của chúng ta, bố không thể hiểu vì sao họ đã do dự lâu đến vậy để tuyên bố rằng sẽ là thực tế để xây dựng một kênh hàng hải giữa hai đại dương ở mức nước biển, cho một khoảng cách ngắn như giữa Paris và Fontainebleau.”

Một tính toán sai to lớn khác đã tiếp theo. Tại Đại hội Paris, sự đồng thuận đã là Kênh Panama sẽ tốn khoảng 1,2 tỉ franc, khoảng ba lần chi phí cuối cùng của Kênh Suez. Ủy ban kỹ thuật đi cùng Lesseps đến Panama đã hạ chi phí này xuống 847 triệu franc, trên cơ sở đáng ngờ. Nhưng trong đầu năm 1880, trên cuộc du hành bằng thuyền từ Panama đến Hoa Kỳ, Lesseps đã cắt thêm tổng chi phí dự kiến xuống chỉ hơn 650 triệu franc.

Sau khi quay về Paris, ông đã quyết định, lại lần nữa tự tin rằng dự án của ông tiến triển tốt, để huy động vốn cổ phần ít hơn rất nhiều so với số vốn mà thậm chí bản thân ông đã nghĩ là cần trước đây: chỉ 300 triệu franc. Lại lần nữa, đã không có ai bảo ông làm khác đi. Lesseps đã thích trích những gì Phó vương Mohammed Ali được cho là đã nói với ông về sự nghiệp ban đầu của ông: “Hãy nhớ, khi anh có bất cứ thứ gì quan trọng để thực hiện, rằng nếu có hai người, thì quá thừa một người.”

Trong tháng Mười Hai 1880, công ty của Lesseps phát hành 600.000 cổ phần với một giá trị danh nghĩa 500 franc mỗi cổ phần. Lần này, Lesseps đã đồng ý trả một số ngân hàng lớn một hoa hồng 4 phần trăm để giúp kích thích sự quan tâm đến sự đăng ý công khai. Hơn 1,5 triệu franc được chi để đảm bảo sự đưa tin tích cực.

Đã thật tốt rằng đích thân Lesseps gần đây đã đi Panama và trở về khỏe mạnh. Hơn 100.000 người đã đăng ký mua cổ phần, yêu cầu tăng gấp đôi số sẵn có. Tám mươi ngàn nhà đầu tư đã mua giữa một và năm cổ phần mỗi người.

Đáng tiếc, việc xây dựng Kênh Panama đã cần ít nhất bốn hay năm lần vốn nhiều hơn như đã huy động được trong đợt đầu tiên này, và công ty đã liên tục thiếu vốn và đã phải huy động thêm hầu như mỗi năm. Khi các chi phí bắt đầu vượt các ước lượng ban đầu, sự tín nhiệm của Lesseps bắt đầu sụp đổ.

Tại Suez đã có sự hỗ trợ tài chính: Mohammed Said, mà đã sẵn lòng mua thêm cổ phần khi sự đăng ký mua ban đầu chùn bước, và rồi Louis Napoleon, đã cung cấp sự dàn xếp trọng tài rộng lượng. Cuối cùng, Louis Napoleon cũng đã hỗ trợ chính trị bằng một khoản vay xổ số lớn—hấp dẫn với công chúng bởi vì các phần thưởng tiền mặt một số người giữ trái phiếu sẽ nhận được. Việc này đã bơm thêm 100 triệu franc vào thời khắc quan trọng, khi một sự chào bán trái phiếu quy ước đã thất bại. Nhưng Louis Napoleon rời khỏi chức vụ trong 1870, bị nước Phổ đánh bại trên chiến trường. Các chính trị gia được bàu vận hành nền Đệ Tam Cộng hòa Pháp đã tỏ ra rất ít có khuynh hướng cứu vớt Lesseps và các cổ đông trong công ty Panama của ông.

Cái chết trên sông Chagres

Công việc trên mặt đất đã bắt đầu trong tháng Hai 1881, và ban đầu đã có tiến bộ vừa phải về nạo vét các cảng và các sông. Nhưng khi công việc bắt đầu chuyển sang nền đất cao, việc đào xúc trở nên khó khăn hơn. Một khi mưa đến, mọi thứ bắt đầu sụp đổ.

Trong mùa hè, sốt vàng da đến. Công nhân kênh đầu tiên đã chết trong tháng Sáu. Theo một ước lượng, khoảng sáu mươi người chết muộn hơn năm đó, kể cả một số nhà quản lý cấp cao, hoặc từ sốt rét hay sốt vàng da—thật khó để theo dõi.

Trong tháng Mười năm đó, Lesseps đã vẫn phủ nhận có dịch bệnh ở Panama; ông khăng khăng rằng các trường hợp sốt vàng da duy nhất đã là giữa những người đến đã bị nhiễm rồi. Đấy đã trở thành một hình mẫu quen thuộc: phủ nhận sự tồn tại của bất kể khó khăn nào. Sau một động đất khá lớn trong tháng Chín 1882, Lesseps thậm chí công khai khẳng định rằng sẽ không có động đất tương lai nào.

Các dấu hiệu cảnh báo hơn đã bắt đầu xuất hiện. Trong 1882 một tổng thầu giám sát sự xây dựng đã quyết định rút ra. Vẫn không nao núng, Lesseps đã khiến công ty của ông tiếp quản việc đào xúc và, trong tháng Ba 1883, đã cử một tổng giám đốc mới.

Bất chấp các hứa hẹn của Lesseps, các vấn đề bệnh tật tiếp tục nặng thêm. Gia đình của tổng giám đốc mới chẳng bao lâu đã chết, hầu hết vì sốt vàng da. Lesseps tiếp tục đẩy mạnh, tăng lực lượng lao động lên mười chín ngàn trong 1884. Sốt rét và sốt vàng da tiếp tục hạ gục những người Pháp và lực lượng lao động bản địa với những con số đau lòng.

Chẳng gì trong số này đã là không thể tránh khỏi. Các biện pháp mà những người Pháp, Anh, và Âu châu khác đã phát triển trong hơn một thế kỉ cho các hoạt động quân sự ở các nước nhiệt đới đã có thể được chấp nhận ở Panama và lẽ ra đã giảm tỉ lệ chết cả chục lần. Nhưng điều này đã có nghĩa sự đào ít hơn đáng kể trên năm. Lesseps đã được cảnh báo rõ ràng về các rủi ro này, kể cả trong Đại hội Paris. Thế nhưng ông đã coi tất cả những báo cáo về bệnh tật ở Trung Mỹ như sự disinformation (sự phao tin sai lệch) của các kẻ thù của ông.

Từ 1881 đến 1889 tổng số người chết được ước lượng là hai mươi hai ngàn, trong số đó khoảng năm ngàn người Pháp. Trong một số năm, hơn một nửa số người đến từ Pháp đã chết. Một phần ba lực lượng lao động có thể đã bị bệnh vào bất kể một thời điểm nào.

Những người được công ty của Lesseps thuê trực tiếp đã đủ tư cách để nhận được sự chú ý y tế miễn phí, mặc dù đấy là một phước lành ô hợp; các điều kiện trong bệnh viện kể cả nước đọng cho phép muỗi sinh đẻ, và dịch bệnh đã lan không thương xót trong các khu dân cư. Những người làm việc cho các nhà thầu thậm chí bị tồi tệ hơn; nếu họ không thể trả viện phí hàng ngày, về cơ bản họ bị bỏ trên đường phố khi họ lâm bệnh.

Ngay cả sự đau khổ con người này, bi thảm và dễ thấy hơn sự cưỡng bức mà các công nhân Ai Cập đã chịu ở Suez rất nhiều, đã không làm sứt mẻ quyết tâm của Lesseps. Ông đã vẫn tận tụy với cái ông tưởng tượng là thực tế, và tránh xa các vấn đề hàng ngày. Trong những năm nguy kịch 1882‒1885, ông đã nhất quyết từ chối lắng nghe sự phản hồi am hiểu từ những người của chính ông, ngay cả khi các điều kiện trở nên thảm khốc.

Vào giữa các năm 1880, Lesseps đã bòn rút thị trường trái phiếu rồi nhiều lần, và ông đã phải trả tiền bù rủi ro nặng về mặt chi trả lãi suất được hứa. Trong tháng Năm 1885 ông đã nêu khả năng phát hành các trái phiếu xổ số, mà đã tỏ ra là một kỹ thuật hiệu quả trong năm cuối của dự án Kênh Suez. Nhưng việc phát hành các trái phiếu xổ số đã cần sự cho phép của hội đồng lập pháp. Để củng cố sự ủng hộ chính trị, trong tháng Hai 1886 Lesseps đã đi thăm Panama lần thứ hai. Ông đã lưu lại hai tuần. Lần nữa, nó đã là cảnh hào nhoáng bề ngoài và tất cả đều về Lesseps. Như một trong những kỹ sư chóp bu của ông nhận xét, “Bất cứ sự tôn kính nào dành cho bất kể nhân vật khác nào ngoài bản thân ông đã dường như đánh cắp một tia từ vương miện vinh quang của ông.”

Bản thân Lesseps đã để lại ấn tượng rất tự tin rằng kênh đào mức-biển có thể được xây dựng đúng hạn và dưới ngân sách mở rộng. Tuy nhiên khoảng thời gian này, ba chuyên gia, một được cơ quan lập pháp Pháp cử và hai làm việc cho bản thân công ty, đã xác định một cách độc lập rằng kênh đào mức-biển đã không khả thi. Bất chấp sức thuyết phục khác thường của Lesseps, hội đồng lập pháp đã bắt đầu chú ý dến các dữ kiện, và đủ số dân biểu đã từ chối thay đổi ý kiến của họ.

Trong tháng Mười 1887 Lesseps cuối cùng đã thừa nhận và bắt đầu chuyển tới một kế hoạch quá độ gồm các âu tàu, mà được thiết kế bởi Alexandre-Gustave Eiffel, khi đó làm việc trên tháp cùng tên của ông. Cuối cùng, sau nhiều lắt léo, ông đã nhận được phép để vay 720 triệu franc nữa qua một sự phát hành trái phiếu xổ số. Vào tháng Mười Hai 1888, tuy vậy, sự phát hành trái phiếu đã không huy động đủ tiền để thỏa mãn các đòi hỏi tối thiểu. Công ty Kênh Panama bị đưa vào quyền thụ lý (receivership) [tức là các chủ nợ tiếp quản tài sản].

Lesseps đã chết trong sỉ nhục vài năm sau. Con trai ông và các cộng sự khác đã bị kết án tù vì lừa đảo. Kênh bị bỏ. Nhưng không phải Lesseps là người đã trả giá thật. Các nhà đầu tư đã đóng góp khoảng một tỉ franc, và cuộc sống của năm ngàn người Pháp đã bị mất; mười bảy ngàn công nhân khác, hầu hết từ (quần đảo) Tây Ấn, cũng đã chết. Tất cả điều này để về cơ bản xây dựng chẳng gì cả.

Panama à l’Américaine (theo cách Mỹ)

Khi những người Mỹ tiếp tục dự án nghiêm túc trong 1904, đường sắt và thiết bị nạo vét họ bắt đầu dùng đã hầu như cũng thế như đã sẵn có cho những người Pháp. Và những người Mỹ đã phạm nhiều sai lầm lúc đầu, kể cả gây ra một dịch bệnh sốt vàng da.

Rốt cuộc, những người Pháp đã thất bại vì họ bị bẫy trong một tầm nhìn lừa dối mà đã không cho phép họ thấy các con đường thay thế cho việc dùng know-how và công nghệ sẵn có—và chấp nhận những khó khăn. Họ đã không thay đổi hướng khi bằng chứng, và các thi thể, tăng lên, cho thấy con đường điên rồ của họ. Chính đã là tầm nhìn từ đầu đến cuối của Lesseps, với sự lạc quan-công nghệ và cảm giác tự tin sai của nó. Trong trường hợp này, nó đã không chỉ áp đặt các chi phí lên những người bị tước quyền, nhân danh tiến bộ. Nó đã lún sâu trong cơn đau đớn của sự thờ ơ ngạo mạn ngược với bằng chứng; không bị sự thực cản trở, nó đã tiến tới thảm họa.

Những người Mỹ một cách tự nhiên đã có các định kiến của riêng họ. Giống Lesseps, họ đã không chú ý mấy đến những người địa phương, và các điều kiện cho lực lượng lao động nhập cư đã khắc nghiệt. Nhưng một sự khác biệt lớn là không có tầm nhìn quá tự tin mà Lesseps đã áp đặt, thất bại đã có nghĩa là cái gì đó, nhất là cho các chính trị gia ở quê nhà. Khi những cố gắng ban đầu chùn bước, ban lãnh đạo cấp cao của kênh bị thay thế, và những người, các ý tưởng, và các kỹ thuật mới được đưa vào. Khi sự đào xúc chậm trễ và bệnh tật đe dọa, Tổng thống Theodore Roosevelt đã chuyển sự kiểm soát dự án cho các nhà điều hành Mỹ mà đã làm việc tại địa phương và có phản ứng nhanh nhạy hơn nhiều với các điều kiện địa phương, kể cả vấn đề cốt yếu để giữ các công nhân khỏe mạnh.

Những người Mỹ đã học được rất nhiều về sức khỏe nhiệt đới từ sự chiếm đóng Cuba của họ, và họ đã mang những kỹ thuật khử-muỗi mới được hiểu tới Panama. Thảm thực vật bị phát quang khỏi đường, và nước đọng trên tài sản đã bị cấm. Đường sá và cống rãnh được cải thiện để loại bỏ nơi sinh sản (của muỗi).

Kiến thức khoa học về các kênh và sự đào xúc đã không tiến bộ từ thời những cố gắng Pháp, nhưng khi được giải phóng khỏi tầm nhìn của Lesseps, những người Mỹ đã dùng kiến thức đó khác đi và hiệu quả hơn. Các kỹ sư mới đã mang lại tư duy giỏi nhất về làm thế nào để tổ chức tốt nhất việc khoan, xúc, và logistics từ kinh nghiệm sâu rộng của nước Mỹ với sự xây dựng đường sắt. Những người Pháp đã vật lộn với việc làm sao để loại bỏ đủ bụi bẩn và đá đủ nhanh. Nhà tổng điều hành Mỹ đã xem vấn đề này như một vấn đề lập lịch trình đường sắt, việc đặt và đặt lại đường ray với tốc độ phi thường để giữ các đoàn tàu chạy.

Cũng đã có một ý tưởng lớn mới mà có thể được truy lại, một cách mỉa mai, đến cái được thực hiện ở Suez và đã được đề xuất trước đó cho Kênh Panama. Kênh đào mức-biển đòi hỏi đào quá nhiều, vậy thì vì sao lại không chuyển hướng Sông Chagres gây rắc rối để làm ngập lụt cao nguyên, tạo ra một hồ nhân tạo lớn? Sau đó các âu tàu lớn có thể cho phép các tàu nâng lên mức của hồ và đi ngang các âu tàu mà sẽ cho phép đi xuống phía bên kia.

Kênh Suez không có âu tàu nào ngay cả ngày nay, nhưng hãy xem kỹ bản đồ và bạn sẽ thấy một cấu trúc với những sự giống nhau đáng ngạc nhiên với kênh Panama. Các kỹ sư của Lesseps đã đào một kênh từ Địa Trung Hải đến Hồ Đắng Lớn và sau đó nhồi đầy nó bằng nước biển để biến một lớp muối khô thành một biển (nhỏ) nội địa. Lesseps đã rút ra bài học sai từ Suez. Thay cho việc chống lại các âu tàu, ông đã có thể mô phỏng cách địa hình tự nhiên đã được dùng để làm giảm lượng đào đất cần thiết. Đáng tiếc, vào lúc Kênh Suez hoàn tất, Lesseps bị nhốt vào một cách suy nghĩ bỏ qua tất cả các lựa chọn khác.

Những gì bạn làm với công nghệ phụ thuộc vào hướng tiến bộ bạn thử vẽ ra và những gì bạn coi như một chi phí có thể chấp nhận được. Nó cũng phụ thuộc vào bạn học từ những thất bại và bằng chứng trên thực địa như thế nào. Đấy là nơi tầm nhìn của những người Mỹ, cho dù có thiếu sót và nhẫn tâm ngang thế trong một số khía cạnh, đã tỏ ra tốt hơn.

Bẫy Tầm nhìn

Lesseps đã có sức thuyết phục, có đầu óc kinh doanh, tham vọng. Ông đã có các mối quan hệ, với quyền lực của nhà nước Pháp và đôi khi nhà nước Ai Cập đằng sau ông. Thành công quá khứ của ông đã mê hoặc nhiều người đương thời của ông. Quan trọng nhất, Lesseps đã bán rong một phiên bản thế kỉ thứ mười chín của sự lạc quan-công nghệ: các khoản đầu tư hạ tầng cơ sở công cộng lớn và những tiến bộ công nghệ sẽ làm lợi cho tất cả mọi người, ở châu Âu và trên toàn cầu. Tầm nhìn này đã khiến công chúng Pháp và các nhà ra quyết định Pháp và Ai Cập ủng hộ ý tưởng. Không có nó, Lesseps đã không có sức mạnh ý chí tuyệt đối mà đã khiến ông xây dựng một kênh qua 120 dặm của sa mạc Ai Cập, ngay cả khi các thứ bắt đầu đi ngược lại kế hoạch ban đầu của ông. Công nghệ chẳng là gì cả nếu không có tầm nhìn.

Nhưng tầm nhìn cũng ngụ ý các lăng kính bị méo mó, hạn chế những gì mọi người có thể thấy. Mặc dù chúng ta có thể tán dương tầm nhìn xa của Lesseps ở Suez và sự cam kết của ông với những tiến bộ công nghệ, việc ông dùng hàng ngàn lao động cưỡng bức Ai Cập đã là quan trọng cho cách tiếp cận của ông như sự khăng khăng của ông về kênh đào mức-biển—và thương hiệu tiến bộ của ông đã chẳng bao giờ có ý định để bao gồm những người lao động này. Ngay cả theo các điều kiện riêng của nó, tầm nhìn của Lesseps đã là một thất bại khổng lồ, chính xác bởi vì sức mạnh lớn nhất của ông, bám rễ vào sự tự tin và một cảm giác rõ về mục đích, cũng đã là điểm yếu định mệnh của ông. Tầm nhìn của ông đã gây khó khăn cho ông để nhận ra thất bại và thích nghi với hoàn cảnh thay đổi.

Câu chuyện về hai kênh đào minh họa khía cạnh độc hại nhất của động lực này. Lesseps đã mang cùng các niềm tin, cùng tài chuyên môn và vốn Pháp, và về cơ bản cùng sự ủng hộ thể chế từ châu Âu sang Panama. Nhưng lần này ông đã không hiểu những gì cần, và ông đã nhất quyết từ chối cập nhật các kế hoạch của ông đối diện với các sự thực trên thực địa mà đã trái với cách nhìn ban đầu của ông.

Sự nhạy cảm của Lesseps đã hiện đại khác thường trong một số khía cạnh. Thiên hướng của ông cho các dự án lớn, sự lạc quan-công nghệ của ông, niềm tin của ông vào sức mạnh của các nhà đầu tư tư nhân, và sự thờ ơ của ông đối với số mệnh của tất cả những người không có tiếng nói sẽ đặt ông vào sự đồng hành tốt với nhiều hội đồng quản trị công ty đương thời.

Các bài học từ sự thất bại Kênh Panama vang vọng ngày nay, trên một quy mô thậm chí lớn hơn. Như một đại biểu Mỹ của Đại hội Paris 1879 diễn đạt, “Thất bại của Đại hội này sẽ dạy mọi người bài học bổ ích rằng dưới nền cộng hòa họ phải nghĩ cho bản thân họ, và không đi theo sự lãnh đạo của bất kể người nào.” Than ôi, thật khó để cho rằng bài học này đã được học cho đến nay.

Trước khi chúng ta thảo luận những nỗi đau buồn và thất bại hiện thời của chúng ta để học từ các thảm họa quá khứ áp đặt lên người dân nhân danh tiến bộ, các câu hỏi quan trọng vẫn đang đợi các câu trả lời: Vì sao tầm nhìn của Lesseps đã thắng thế? Ông đã thuyết phục những người khác như thế nào? Vì sao những tiếng nói khác, và những người bị đau khổ như một kết quả, thực tế đã không được lắng nghe? Các câu trả lời có gốc rễ trong quyền lực xã hội và liệu quả thực chúng ta có vẫn sống, theo bất kể ý thức có ý nghĩa nào, “dưới nền cộng hòa” hay không.

(Còn tiếp)

Comments are closed.