91. Decolonization – Phi thực dân hóa. Phi thực dân hóa lá quá trình thay đổi quan hệ giữa các nước đi xâm lược và thuộc địa, trong bối cảnh cáo chung của các đế quốc châu Âu trong thế giới đang phát triển trước áp lực của Thế chiến II. Quá trình này phản ánh quan hệ quyền lực giữa các đế quốc xâm lược và các phong trào dân tộc chủ nghĩa ở thuộc địa đang dân lên nhằm khẳng định quyền dân tộc tự quyết và thách thức chủ nghĩa bá quyền đế quốc truyền thống. Nhiều người cho rằng quá trình phi thực dân hóa bắt đầu bằng việc thành lập nhà nước độc lập Ấn Độ, Pakistan, Ceylon (hiện nay là Sri Lanka), Burma (năm 1989 đổi thành Myanmar) và Indonesia vào cuối những năm 1940 cho đến việc tách Zimbabwe khỏi Rhodesia vào năm 1980, thậm chí kéo dài tới quá trình dân chủ hóa chế độ phân biệt chủng tộc ờ Nam Phi và trao trả Hong Kong và Macao về cho Trung Quốc vào các năm 1997 và 1999. Annus mirabilis (năm tuyệt vời – Latin) ở châu Phi (1960) khi mười lăm thuộc địa, chủ yếu là của Pháp trên lục địa này giành được độc lập có thể được coi là đỉnh điểm của quá trình phi thực dân hóa.
Có thể chia quá trình này thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là trao nền độc lập về mặt hình thức bằng cách tách ra khỏi nhà nước thực dân. Nền độc lập được trao và nhà nước mới được thành lập giành được vị trí trong hệ thống quốc tế, trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên Hiệp Quốc. Nhà nước mới giành được chủ quyền về mặt chính trị từ khi tham gia vào hệ thống quốc gia theo hiệp ước Westpalia và cộng đồng quốc tế.
Một cách tổng quát hơn, quá trình phi thực dân hóa là thay đổi chính quyền trong nhà nước mới được thành lập, từ độc tài-quan liêu do đế quốc thực dân lập ra – độc tài, gia trưởng, hay chính quyền của thiểu số thực dân – sang chính quyền hợp pháp của khu vực. Quá trình này có thể đòi hỏi thỏa thuận giữa nước thực dân và chính quyền ở thuộc địa.Thỏa thuận có thể là do lực lượng dân tộc chủ nghĩa đã dành chiến thắng về quân sự, là việc công nhận rằng tiếp tục giữ chính quyền thuộc địa trước tinh thần dân tộc đang lên là bất khả thi hoặc quá tốn kém hay thỏa thuận ngầm giữ chính quốc và những nhà cầm quyền mới ở thuộc địa nhằm công nhận địa vị độc lập mà không thay đổi một cách căn bản quan hệ giữ hai bên. Những bước đi đầu tiên nhắm thay thế các quan chức thuộc địa bằng chính phủ đại diện và có trách nhiệm có thể được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc đang dần trở thành cực đoan, còn chính quốc thì tìm cách thay đổi cho phù hợp với tình hình bằng cách tìm cách tìm các chính phủ có tinh thần hợp tác.
Một cách tổng quát nhất, phi thực dân hóa có thể được coi là việc thành lập nhà nước hoàn toàn độc lập, thoát khỏi mọi sự phụ thuộc về kinh tế và văn hóa với cường quốc thực dân (xem Chủ nghĩa đế quốc). Người ta thường nghĩ về sự phụ này theo những thuật ngữ như viện trợ phát triển hoặc tiếp tục sử dụng ngôn ngữ của cường quốc thực dân chứ không sử dụng ngôn ngữ địa phương. Theo nghĩa này, cần phải có quyền tự do tìm liên minh với những cường quốc khác, mà không cần phải được chính quốc đồng ý. Theo nghĩa rộng nhất này, người ta vẫn còn tiếp tục tranh luận xem một nước cụ thể nào đó đã thực sự độc lập hay chưa, vì nhiều nước trong thế giới đang phát triển vẫn còn lệ thuộc vào đế quốc thuộc địa cũ, cũng như lệ thuộc vào các thiết chế đa phương như Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế.
92. Decree – Nghị định. Nghị định là luật hoặc quy định pháp lý, có tất cả sức mạnh như những đạo luật do quốc hội ban hành, nhưng được ban hành bởi bộ trưởng hoặc cơ quan của nhà nước được hiến pháp hoặc cơ quan ban hành pháp luật ủy quyền.
93. Deflation – Giảm phát. Giảm phát là tình trạng, trong đó giá trị của tiền gia tăng, còn giá hàng hóa, tiền lương, tiền công giảm, và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Nhưng trong chính trị, thuật ngữ này được sử một cách khá tùy tiện, để chỉ những biện pháp hạn chế cho vay và/hoặc tăng lãi suất cho vay do chính phủ áp đặt dẫn tới gia tăng thất nghiệp.
94. Delegate – Đại diện. Một người được một người khác hay nhóm người trao cho quyền thay mặt họ trong đàm phán hoặc hành động. Tư tưởng chính chính của việc ủy quyền là người ủy quyền trao quyền hoặc trách nhiệm cho người đại diện cho mình thực hiện nhiệm vụ hoặc nhận trách nhiệm nào đó; do đó đại diện (delegate) còn có thể là đại biểu (representative). Người ta có thể có những quan điểm khác nhau về quan hệ giữ người úy quyền và người đại diện. Ví dụ, người đại diện có thể được gửi tới hội nghị với nhiệm vụ duy nhất là báo cáo lại, hoặc được gửi tới để rang buộc người ủy quyền với những quyết định được đưa ra. Như vậy, khái niệm đại biểu có thể bao gồm quyền, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm.