Đồng hồ bếp

Wolfgang Borchert

Người dịch: Lưu Thủy Hương

Wolfgang BorchertWolfgang Borchert sanh ngày 20 tháng 5 năm 1921 tại Hamburg, mất ngày 20 tháng 11 năm 1947 tại Basel (Thuỵ Sĩ), là nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ sân khấu. Tác phẩm của ông ngày nay được đưa vào giảng dạy trong các trường trung học ở Đức, là những ví dụ tiêu biểu cho dòng văn học đổ nát “Trümmerliteratur” (hay Kahlschlagliteratur) sau chiến tranh.

Năm 1941, ngay sau khi vừa tốt nghiệp trường nghệ thuật sân khấu, Borchert bị động viên vào Lực lượng Vệ quốc của Đức quốc xã và bị điều về mặt trận miền Đông. Tại chiến trường Smolensk ông bị thương ở bàn tay trái. Ngón tay giữa bị phẫu thuật cắt bỏ. Tháng 7 năm 1942, Borchert bị đưa ra toà án binh Nürnberg với tội danh “Tự huỷ hoại thân thể” cùng mức án tử hình. Ông được toà án tha bổng nhưng sau đó lại bị truy tố về tội chỉ trích chống đối chính quyền bằng nhiều hình thức: thơ, văn, thư từ, kịch bản sân khấu. Borchert bị chính quyền Phát xít bắt giam nhiều lần và bị đưa trở ra chiến trường trong tình trạng thương tật và bệnh hoạn. Tháng 3 năm 1945, tại phòng tuyến ở Frankfurt, ông bị quân đội đồng minh bắt làm tù binh. Borchert đào thoát khỏi trại giam, lê tấm thân suy kiệt và bệnh tật trên suốt con đường bộ dài 600 cây số để trở về lại thành phố quê hương.

Trong quãng đời ngắn ngủi còn lại sau chiến tranh, bằng một nỗ lực kiên cường và một khát vọng sống mãnh liệt, Borchert không ngừng cố gắng vượt qua bệnh tật và đau đớn để đến với công việc. Các tác phẩm văn chương nổi tiếng của Borchert được sáng tác vội vã trong những ngày từ sân khấu chuyển sang giường bệnh, từ giường bệnh về lại sân khấu. Ngày tháng cô đơn cuối cùng ở nhà thương Babel, trong những cơn động kinh và tình trạng xuất huyết nội tạng, Borchert vẫn miệt mài viết. Dann gibt es nur ein là tác phẩm phản chiến nổi danh và cũng là tác phẩm cuối cùng của ông.

Ngày 21 tháng 11 năm 1947, tin buồn đến với khán giả thành phố quê hương Hamburg, ngay trong đêm vở kịch Draußen vor der Tür lần đầu được trình diễn trên sân khấu và thành công rực rỡ. Borchert đã qua đời một ngày trước đó, ở tuổi 26.

Wolfgang Borchert viết về bộ mặt thật tàn khốc của chiến tranh và thân phận bi thảm của con người. Câu văn đơn giản ngắn gọn, bỏ qua những ràng buộc ngữ pháp, đôi lúc vỡ vụn. Bài văn mang dáng vóc của một bài thơ vận chuyển theo nhịp điệu, tốc độ và sự dồn nén. Như những tác phẩm thuộc dòng văn học đổ nát khác, chúng thường không có khởi đầu và cũng không có kết cuộc, chúng mang bộ mặt phẳng lì vô cảm trên một thân thể thương tật.

*********

Lời tri ân Borchert

Thưa tiên sinh,

tôi mạo muội dịch ba tác phẩm của tiên sinh để giới thiệu với độc giả Việt Nam: một khuôn mặt tiêu biểu của dòng văn học đổ nát, một ý thức phản chiến quật cường và một khát vọng tự do. Ba bản dịch này phải trải qua bảy tháng dài hoang mang lo nghĩ, bởi vì tôi không chắc là mình có hiểu rõ được tâm tình của tiên sinh hay không. Nhiều đêm liền, tôi ngồi trong bóng đêm. Giữa lòng chiến hào đổ nát. Ngoài kia súng đạn vang rền. Những con người cầm súng bắn vào những con người không quen biết. Những con người gục ngã ngay trong chiếc hố mình vừa mới đào. Những bộ xương trắng phơi trên tuyết trắng. Những kẻ vì cái chết của đồng loại mà được phong thưởng. Trong bóng tối hãi hùng ấy, lời thì thầm của tiên sinh làm tôi thức tỉnh:

“Và còn một kẻ nữa – HẮN ĐÃ RA LỆNH.”

Thưa tiên sinh,

những ngày được “làm quen” với tiên sinh tôi ngẫm ra một điều: sự giản dị và chân thật trong văn chương là con đường ngắn nhất để đi vào tâm hồn người đọc. Cảm ơn đoạn đường đã được đồng hành cùng tiên sinh. Sau này nếu có chia tay nhau trên những nẻo đường tự do trùng điệp, những kỷ niệm giản dị và chân thật ấy vẫn mãi khắc sâu trong lòng.

Lưu Thuỷ Hương

Họ để ý đến gã từ lúc gã còn ở đằng xa đi tới. Gã có bộ mặt già nua nhưng dáng đi đấy cho thấy rằng, gã chỉ mới vừa hai mươi. Ông cụ non ngồi xuống bên họ trên băng ghế. Và rồi cụ cho họ xem cái đang cầm trong tay.

Đây là cái đồng hồ nhà bếp của chúng tôi, gã nói và nhìn quanh hàng người ngồi dưới nắng. Vâng, tôi vẫn tìm ra nó. Nó còn sót lại.

Gã đưa chiếc đĩa đồng hồ trắng tròn ra phía trước và chậm ngón tay lên mấy con số sơn xanh.

Nó chẳng có giá trị gì nữa, gã phân trần, tôi cũng biết thế. Và nó cũng chẳng đặc sắc gì. Nó chỉ như một cái đĩa sơn màu trắng thôi. Nhưng mà mấy con số màu xanh sao mà xinh xắn thế, thấy thương quá đi. Mấy cây kim dĩ nhiên chỉ làm bằng thiếc. Đã thế mà còn không chạy được nữa. Ừ, không. Nó bị hỏng hóc bên trong rồi, chắc chắn là thế. Nhưng nhìn nó vẫn giống như xưa. Ngay cả khi nó không còn chạy nữa.

Gã thận trọng vẽ một vòng ngón tay dọc theo đường viền đĩa đồng hồ. Rồi gã nói khẽ khàng: Và nó còn sót lại.

Những người ngồi phơi nắng trên băng ghế không nhìn gã. Một người nhìn xuống đôi giày và người đàn bà cúi nhìn vào chiếc xe đẩy con. Rồi người nào đấy nói:

Hẳn là anh đã mất tất cả?

Vâng, vâng, gã nói giọng thân thiện, ông cứ nghĩ xem, quả thật là tất cả. Chỉ có nó ở đây, nó còn sót lại. Và gã lại đưa cái đồng hồ lên cao, như thể mọi người chưa biết đến nó.

Nhưng mà nó không chạy nữa, một bà nói.

Vâng, vâng, nó không chạy nữa. Nó hỏng rồi, tôi biết lắm chứ. Nhưng ngoài chuyện đấy ra nó vẫn nguyên như thế: trắng và xanh. Và gã lại tiếp tục chỉ họ xem cái đồng hồ. Và điều tuyệt vời nhất, gã xúc động bật ra, điều ấy tôi chưa kể cho quý vị nghe. Cái tuyệt vời nhất chính là: Quý vị thử nghĩ xem, nó đứng lại vào lúc hai giờ rưỡi. Chính xác lúc hai giờ rưỡi, quý vị thử nghĩ xem!

Thế căn nhà của ông nhất định bị trúng bom vào lúc hai giờ rưỡi, một người đàn ông vừa nói vừa nghiêm trọng trề môi dưới. Cái này tôi vẫn thường nghe. Khi quả bom rơi xuống, đồng hồ đứng lại. Đấy là do sức ép.

Gã quan sát cái đồng hồ của mình và lắc đầu ra chiều suy nghĩ. Không, thưa quý ngài, không, ở chỗ này thì ông lầm rồi. Chuyện chẳng liên quan gì đến bom đạn. Ông không cần kể lể mãi về bom. Không. Vào lúc hai giờ rưỡi là một cái gì đấy hoàn toàn khác, chỉ có ông không biết điều ấy mà thôi. Điều hài hước là ở chỗ đấy, khi nó đứng lại vào đúng hai giờ rưỡi. Mà không ở bốn giờ mười lăm hay bảy giờ. Hai giờ rưỡi chính ra là lúc tôi luôn về đến nhà. Hai giờ rưỡi khuya đấy, ý tôi là thế. Gần như luôn luôn vào lúc hai giờ rưỡi. Điều khôi hài là ở chỗ đấy.

Gã nhìn những người khác, nhưng ánh mắt họ lảng đi. Gã không tìm thấy ánh mắt họ. Vì thế gã gật gù với cái đồng hồ: Rồi dĩ nhiên là tôi đói bụng, đúng không nhỉ? Và tôi đi ngay vào bếp. Bao giờ cũng khoảng hai giờ rưỡi. Và rồi … , rồi chính mẹ tôi sẽ vào đến. Dù tôi mở cửa khẽ khàng đến thế nào đi nữa thì bà ấy vẫn luôn nghe được tiếng động của tôi. Và khi tôi đang tìm chút đồ ăn trong gian bếp tối, bỗng nhiên đèn bật sáng. Rồi mẹ đứng đấy trong tấm áo len và chiếc khăn quàng màu đỏ. Và đôi chân trần. Luôn luôn với chân trần. Mà nền bếp thì lót gạch. Và mẹ nheo mắt lại vì chói ánh đèn. Bởi mẹ đã đi ngủ trước đấy rồi. Lúc ấy là ban đêm mà.

Lại trễ như thế, mẹ nói. Không bao giờ mẹ nói nhiều hơn. Chỉ: Lại trễ như thế. Và rồi mẹ hâm nóng đồ ăn tối và nhìn tôi ăn như thế nào. Cùng lúc mẹ cứ cọ hai chân lên nhau, do nền gạch lạnh quá. Ban đêm không bao giờ mẹ mang dép. Và mẹ ngồi thật lâu bên tôi, cho đến khi tôi no. Và rồi tôi còn nghe tiếng mẹ thu dọn bát đĩa, khi tôi đã tắt đèn phòng. Mỗi buổi tối đều như thế. Và hầu như luôn luôn vào lúc hai giờ rưỡi. Tôi thấy việc mẹ tôi mỗi đêm làm thức ăn cho tôi trong bếp là chuyện đương nhiên. Chuyện ấy hoàn toàn đương nhiên. Bà luôn làm thế mà. Và mẹ không bao giờ nói nhiều hơn là: Lại trễ như thế. Mà lần nào mẹ cũng chỉ nói có ngần ấy. Còn tôi thì cứ nghĩ, điều đấy sẽ không bao giờ chấm dứt. Như một lẽ đương nhiên. Tất cả vẫn luôn là như thế mà.

Một khoảng lặng thinh trải dài trên băng ghế. Rồi gã nói khẽ khàng: Và giờ đây? Gã nhìn những người khác. Nhưng gã không tìm thấy ánh mắt họ. Cho nên gã tỉ tê với chiếc đồng hồ có bộ mặt trắng xanh tròn trĩnh: Bây giờ, bây giờ thì tôi biết, đấy từng là cõi thiên đường. Thực sự là cõi thiên đường.

Cả băng ghế chìm trong im lặng. Rồi một bà hỏi: Và gia đình của anh?

Gã bối rối mỉm cười: À, bà nghĩ đến cha mẹ tôi? Vâng, họ cũng đã biến mất. Mất tất cả. Tất cả, bà hình dung xem. Mất cả.

Gã ngượng ngùng mỉm cười với người này rồi với người khác. Nhưng họ không nhìn gã.

Bấy giờ gã lại đưa cái đồng hồ lên cao và cười. Gã cười: Chỉ có nó ở đây. Nó còn sót lại. Và tuyệt vời nhất là nó lại đứng đúng vào lúc hai giờ rưỡi. Vừa đúng hai giờ rưỡi.

Rồi gã không nói gì nữa. Bộ mặt gã già quắt queo. Người đàn ông ngồi bên cạnh gã thì nhìn xuống đôi giày. Nhưng ông ta không thấy đôi giày của mình. Ông ta cứ nghĩ đến cụm từ: Cõi Thiên Đường.

************

Nguyên tác tiếng Đức của Wolfgang Borchert

Die Küchenuhr

Sie sahen ihn schon von weitem auf sich zukommen, denn er fiel auf. Er hatte ein ganz altes Gesicht, aber wie er ging, daran sah man, daß er erst zwanzig war. Er setzte sich mit seinem alten Gesicht zu ihnen auf die Bank. Und dann zeigte er ihnen, war er in der Hand trug.
Das war unsere Küchenuhr, sagte er und sah sie alle der Reihe nach an, die auf der Bank in der Sonne saßen. Ja, ich habe sie noch gefunden. Sie ist übriggeblieben.

Er hielt eine runde tellerweiße Küchenuhr vor sich hin und tupfte mit dem Finger die blaugemalten Zahlen ab.
Sie hatte weiter keinen Wert, meinte er entschuldigend, das weiß ich auch. Und sie ist auch nicht so besonders schön. Sie ist nur wie ein Teller, so mit weißem Lack. Aber die blauen Zahlen sehen doch ganz hübsch aus, finde ich. Die Zeiger sind natürlich nur aus Blech. Und nun gehen sie auch nicht mehr. Nein. Innerlich ist sie kaputt, das steht fest. Aber sie sieht noch aus wie immer. Auch wenn sie jetzt nicht mehr geht.
Er machte mit der Fingerspitze einen vorsichtigen Kreis auf dem Rand der Telleruhr entlang. Und er sagte leise: Und sie ist übriggeblieben.
Die auf der Bank in der Sonne saßen, sahen ihn nicht an. Einer sah auf seine Schuhe und die Frau in ihren Kinderwagen. Dann sagte jemand:
Sie haben wohl alles verloren?
Ja, ja, sagte er freudig, denken Sie, aber auch alles! Nur sie hier, sie ist übrig. Und er hob die Uhr wieder hoch, als ob die anderen sie noch nicht kannten.
Aber sie geht doch nicht mehr, sagte die Frau.
Nein, nein, das nicht. Kaputt ist sie, das weiß ich wohl. Aber sonst ist sie doch noch ganz wie immer: weiß und blau. Und wieder zeigte er ihnen seine Uhr. Und was das Schönste ist, fuhr er aufgeregt fort, das habe ich Ihnen ja noch überhaupt nicht erzählt. Das Schönste kommt nämlich noch: Denken Sie mal, sie ist um halb drei stehengeblieben. Ausgerechnet um halb drei, denken sie mal!
Dann wurde Ihr Haus sicher um halb drei getroffen, sagte der Mann und schob wichtig die Unterlippe vor. Das habe ich schon oft gehört. Wenn die Bombe runtergeht, bleiben die Uhren stehen. Das kommt von dem Druck.
Er sah seine Uhr an und schüttelte überlegen den Kopf. Nein, lieber Herr, nein, da irren Sie sich. Das hat mit den Bomben nichts zu tun. Sie müssen nicht immer von den Bomben reden. Nein. Um halb drei war ganz etwas anderes, das wissen Sie nur nicht. Das ist nämlich der Witz, daß sie gerade um halb drei stehengeblieben ist. Und nicht um viertel nach vier oder um sieben. Um halb drei kam ich nämlich immer nach Hause. Nachts, meine ich. Fast immer um halb drei. Das ist ja gerade der Witz.

Er sah die anderen an, aber die hatten ihre Augen von ihm weggenommen. Er fand sie nicht. Da nichte er seiner Uhr zu: Dann hatte ich natürlich Hunger, nicht wahr? Und ich ging immer gleich in die Küche Da war es dann immer fast halb drei. Und dann, dann kam nämlich meine Mutter. Ich konnte noch so leise die Tür aufmachen, sie hat mich immer gehört. Und wenn ich in der dunklen Küche etwas zu essen suchte, ging plötzlich das Licht an. Dann stand sie da in ihrer Wolljacke und mit einem roten Schal um. Und barfuß. Immer barfuß. Und dabei war unsere Küche gekachelt. Und sie machte ihre Augen ganz klein, weil ihr das Licht so hell war. Denn sie hatte ja schon geschlafen. Es war ja Nacht.
So spät wieder, sagte sie dann. Mehr sagte sie nie. Nur: So spät wieder. Und dann machte sie mir das Abendbrot warm und sah zu, wie ich aß. Dabei scheuerte sie immer die Füße aneinander, weil die Kacheln so kalt waren. Schuhe zog sie nachts nie an. Und sie saß so lange bei mir, bis ich satt war. Und dann hörte ich sie noch die Teller wegsetzen, wenn ich in meinem Zimmer schon das Licht ausgemacht hatte. Jede Nacht war es so. Und meistens immer um halb drei. Das war ganz selbstverständlich, fand ich, daß sie mir nachts um halb drei in der Küche das Essen machte. Ich fand das ganz selbstverständlich. Sie tat das ja immer. Und sie hat nie mehr gesagt als: So spät wieder. Aber das sagte sie jedesmal. Und ich dachte, das könnte nie aufhören. Es war mir so selbstverständlich. Das alles war doch immer so gewesen.
Einen Atemzug lang war es ganz still auf der Bank. Dann sagte er leise: Und jetzt? Er sah die anderen an. Aber er fand sie nicht. Da sagte er der Uhr leise ins weißblaue runde Gesicht: Jetzt, jetzt weiß ich, daß es das Paradies war. Das richtige Paradies.

Auf der Bank war es ganz still. Dann fragte die Frau: Und ihre Familie?
Er lächelte sie verlegen an: Ach, Sie meinen meine Eltern? Ja, die sind auch mit weg. Alles ist weg. Alles, stellen Sie sich vor. Alles weg.
Er lächelte verlegen von einem zum anderen. Aber sie sahen ihn nicht an.
Da hob er wieder die Uhr hoch und er lachte. Er lachte: Nur sie hier. Sie ist übrig. Und das Schönste ist ja, daß sie ausgerechnet um halb drei stehengeblieben ist. Ausgerechnet um halb drei.
Dann sagte er nichts mehr. Aber er hatte ein ganz altes Gesicht. Und der Mann, der neben ihm saß, sah auf seine Schuhe. Aber er sah seine Schuhe nicht. Er dachte immerzu an das Wort Paradies.

Comments are closed.