Sài Gòn – Những ngày phong thành (13)

KHÔNG DIỆT ĐƯỢC VIRUS NHƯNG DIỆT ĐƯỢC CHỖ SINH SẢN CỦA NÓ

FB Phan Xuân Trung

clip_image002

Như ta đã biết, virus SARC CoVi 2 là một loại virus lây qua đường hô hấp. Virus xâm nhập vào tế bào niêm mạc mũi, chiếm lấy hệ thống sao chép thông tin di truyền của nhân tế bào, biến tế bào thành công cụ nhân bản cho virus.

Các nghiên cứu khoa học đang tìm cách diệt virus. Tuy nhiên chờ được thuốc diệt virus thì còn lâu.

Một giải pháp đơn giản là phải phá hủy môi trường sinh sản của virus, tức là tế bào niêm mạc vùng mũi họng. Các tế bào niêm mạc này đã bị virus xâm nhập, làm ổ sinh sản, do đó không còn chức năng bảo vệ cho cơ thể mà đang "tiếp tay cho giặc". Vậy phải tìm cách để bất hoạt các tế bào nô lệ này lại.

Nước muối sinh lý 0,9% là nước muối đẳng trương, dùng để làm sạch bề mặt niêm mạc và an toàn cho tế bào. Dùng nước muối đẳng trương để rửa vết thương, rửa sạch khoang mũi và nhiều ứng dụng khác. Tuy nhiên, nước muối này không làm hại tế bào, tức là không có khả năng diệt được "tế bào nô lệ".

Nước muối ưu trương là nước muối được pha đậm hơn nước muối sinh lý. Khi tế bào được tưới nước muối ưu trương thì nước từ trong nội bào sẽ bị hút ra ngoài, làm tế bào teo đét lại và mất khả năng hoạt động bình thường. Đây chính là mục tiêu mà ta muốn hướng đến. Khi tế bào nô lệ bị bất hoạt thì virus không còn lợi dụng được nữa, nghĩa là không thể sinh sản ra hàng tỷ con khác để lây lan trong cộng đồng.

Đối với người bình thường, dùng tất cả các loại dung dịch vệ sinh mũi họng để làm sạch, tẩy rửa bớt mầm bệnh đang tồn tại trong hốc mũi.

Đối với người đã bị nhiễm, niêm mạc mũi họng đã bị mất chức năng (mất khứu giác), không còn khả năng bảo vệ cơ thể nữa thì cần phải phá hủy đi. Việc phá hủy này là một can thiệp mạnh hơn dùng nước muối sinh lý. Nước muối càng đậm thì khả năng phá hủy tế bào niêm mạc càng mạnh.

Nước muối ưu trương không phải độc dược, chỉ ức chế và làm hư tế bào niêm mạc mũi tạm thời. Sau khi lớp tế bào hư bị bong tróc thì cơ thể sẽ tự sinh ra lớp niêm mạc mới, lành lặn hơn.

Lưu ý: Đây là giải pháp dành cho người đã xác định dương tính với virus.

Bài này dùng để giải đáp cho những người ưa bắt bẻ, hỏi về bằng chứng khoa học, lý thuyết nào, nghiên cứu nào…

Bài này cũng dùng để trấn an những người còn nghi ngờ về kiến thức mà tôi muốn chuyển đến cho các bạn.

Xưa kia Hỷ Lai Lạc bỏ thuốc vào giếng nước để chống dịch tả thì ngày nay bạn nhỏ nước muối ưu trương vào mũi để chống virus.

BS PHAN XUÂN TRUNG

XIN ĐỪNG TẠO RA KHAN HIẾM OXY

FB Phan Xuân Trung

Hiện nay nhiều gia đình đang mua máy tạo oxy, bình oxy để "phòng thân", gây nên tình trạng khan hiếm các vật tư và nguyên liệu y tế thiết yếu này.

Trong khi các bệnh viện đang rất cần oxy để điều trị cho bệnh nhân, giành giật từng hơi thở thì nhiều bình oxy và máy tạo oxy "tại gia" lại đang không được sử dụng.

Điều này gây ra một thàm họa nhân đạo do chính chúng ta tạo ra.

Các bệnh viện không tìm ra nguồn oxy thì bệnh nhân sẽ chết.

Bạn sẽ không thể sử dụng máy tạo oxy, bình oxy tại nhà khi gia đình có người trở bệnh. Chỉ có nhân viên y tế có chuyên môn mới sử dụng thiết bị y tế đúng cách và hữu dụng.

Tôi kêu gọi các gia đình đang có sẵn máy tạo oxy nhàn rỗi hãy cho các bệnh viện mượn máy để cứu giúp bệnh nhân. Tài sản đó vẫn là của bạn và được sử dụng để cứu người.

Gia đình nào đang mua để dành máy tạo oxy thì nên liên lạc với địa phương nhờ chuyển máy đến nơi cần thiết. Trên máy nên ghi rõ tài sản này của ai, số phone, địa chỉ để sau này bệnh viện hoàn trả lại.

Hãy cứu người bằng tài sản của mình.

Cứu người cũng là cứu mình.

HƯỚNG DẪN THEO DÕI BỆNH NHÂN COVID 19 TẠI NHÀ – TỔ CHỨC WHO – ALOBACSY.VN VÀ YUGENKO

Y TẾ ANH HƯỚNG DẪN NGƯỜI NHIỄM COVID 19 TỰ CHĂM SÓC TẠI NHÀ RA SAO?

NHẬT KÝ PHONG THÀNH (SỐ 10): CHUYỆN MÙA HÈ

Tuấn Khanh’s Blog

clip_image004

19/07/2021 ~ TUẤN KHANH

Mùa hè năm nay ở Việt Nam có vẻ ít mưa. Trời hầm hập nóng từ trưa. Nóng đến chiều, thậm chí đến hết nắng mới có được chút không khí dịu mát. Nghĩ đến không biết bao nhiêu con người mặc những bộ PPE bảo hộ lúc làm việc chống dịch mà sợ. Chỉ nóng và mất nước thôi cũng đủ xỉu. Các bạn cứ tưởng tượng ở thời tiết nóng trung bình 35-38 độ C ở Sài Gòn, mà phải mặc suốt một cái áo mưa bịt kín như vậy suốt 8-10 tiếng, thì hiểu.

Bà cụ sống trong con hẻm bên cạnh, căn nhà nhỏ và thấp. Chiều nào cụ cũng bước ra đứng ở đầu hẻm đón gió. Ông dân phòng mặc bộ đồ màu cứt ngựa đi ngang, phất phất tay “Thôi vô nhà đi, đứng ngoài đây nguy hiểm lắm”. Bà cụ lắc đầu, nheo nheo mắt, “Đứng chút đã. Ở trong nhà ngộp cũng chết mà”.

Nóng nực quá, rồi chuyện dịch bệnh tràn vào các khu trại giam ở Chí Hòa, nên hồi ngày 6-7 đã xảy ra vụ hàng trăm tù nhân ở đó nổi loạn. Trong đêm đó, tiếng súng nổ liên hồi. Anh L., một người sống gần khu trại giam Chí Hòa kể là lần đầu tiên anh thấy tiếng reo hò của phạm nhân, tiếng súng, tiếng quát tháo của cán bộ trại… kéo dài, bày ra một khung cảnh chưa bao giờ có. “Lần đầu tiên mới thấy, đó, lâu nay, nhiều nhất là nghe còi hụ thôi, chứ lớn như vậy thì chưa bao giờ”, anh L. kể.

Báo chí cho biết có đến 81 phạm nhân, cán bộ trại, công nhân viên phục vụ trại… bị nhiễm covid-19. Nhưng đỉnh điểm là tối 6-7, tin về một thanh niên 26 tuổi bị giam ở đây đã chết, khi đang dương tính với covid-19 lan ra trong trại, khiến sự kích động làm bùng nổ sự kiện.

Dù đưa tin dè chừng và nhỏ giọt, nhưng rồi ai cũng biết là trại xa hơn như Bố Lá cũng đã có covid lây nhiễm trong đó. Còn xa hơn nữa thì không ai biết. Các trại giam bao giờ tin tức cũng kín như bưng.

Chiều 18-7, người dân Sài Gòn nhìn thấy hàng chục xe thùng, chuyển các phạm nhân ở Chí Hòa đến nơi khác. Nghe nói là đến trại giam ở Củ Chi, nơi cái nóng đến điên người.

Sài Gòn đã vậy, còn ở những nơi khác như Nghệ An, nơi có trại giam số 6 lừng danh khắc nghiệt, tù nhân sẽ trải qua những ngày nóng như tra tấn, cùng chuyện an toàn trước dịch bệnh như thế nào?

Chị Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, người bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế, nói chị cũng nghĩ đến điều đó, nhưng cũng không biết có tin gì, cũng không biết làm sao. Trại giam lấy lý do là dịch bệnh, nên không gia đình tù nhân nào được đi thăm, mà chỉ gửi đồ qua bưu điện. “Mỗi tháng được 10 phút gọi điện thoại về, nói không được bao nhiêu thì hết giờ. Thăm hỏi, dặn dò… không sao đủ được. Mà hầu hết người nhà không ai dám hỏi những gì sâu hơn, vì bất cứ khi nào cũng có thể bị công an trực đang nghe, cúp máy ngang khi họ không đồng ý”, chị Kim Thanh nói.

Chắc cũng không nhiều người còn nhớ. Hồi tháng 7-2019, đã có một cuộc tuyệt thực của 4 người là Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Đào Quang Thực và Trần Phi Dũng, để phản đối việc trại giam đột nhiên cắt điện và tháo quạt trong phòng giam. Trời nóng hừng hực, chỉ ngừng quạt một chút thôi đã không thể chịu nổi, nhưng cán bộ trại vì lý do gì đó, lẳng lặng mang quạt đi, lấy cớ là hư.

Khi mọi người trong phòng đề nghị cùng chung tiền mua quạt mới, và thậm chí là trả tiền điện trong phòng, cán bộ cũng từ chối. Những người lớn tuổi và sức khỏe yếu như thầy Đào Quang Thực và ông Nguyễn Văn Túc thì gần như rũ liệt trước tình hình này. Chuyện xảy ra hồi tháng 7, đến tháng 12-2019, thầy Đào Quang Thực chết trong trại.

Chắc cũng phải nói thêm một chút, về cái nóng ở Nghệ An. Sài Gòn có nóng, thì cũng chỉ là tắm hơi giải trí. Còn ở vùng đó, đặc biệt ở trại giam thì thật sự là lò nướng. Dân làm ruộng ở Nghệ An phải đi ra đồng từ 2-3g sáng để làm việc và đến 9g thì về nhà nghỉ, chứ không ai chịu nổi cái nóng.

Hoàng Đức Bình, người bị tù 14 năm về việc đưa tin dân Nghệ An đi kiện Formosa, kể chuyện anh ở trại tạm giam của công an ở đây, cho biết, thời tiết nóng đến mức tạt nước vào tường, nước như muốn sôi lên và bốc hơi ngay. Ban ngày trong trại nóng quá, phải tạt nước cho lấp xấp dưới nền nhà cho đỡ nóng. Đến tối thì trời lại lạnh, lau khô sàn, nằm được một chút thì ngấm lạnh cả người. Sống qua được vài tháng mùa nóng như vậy thì người khỏe cũng trở nên suy sụp.

Điều vừa cảm động, vừa nhói lòng, là những tù nhân như anh Trương Minh Đức, Hoàng Bình… khi gọi về thường nhắc gia đình phải giữ sức khỏe. Cuộc điện thoại mới nhất, anh Đức nhắc vợ mình nên đi xét nghiệm covid hay ghi danh xin chích sớm đi. Bởi chị Kim Thanh nằm trong độ tuổi mà Nhà nước đang kêu gọi phải chích sớm, đặc biệt chị lại bị bệnh phổi mãn tính nữa.

Nhưng đó cũng là một câu chuyện khác. Gia đình của các tù nhân lương tâm dường như nằm rất khuất trong ánh nhìn kiểm soát xã hội của chính quyền. Họ không được xem là những công dân bình thường. Con cái đi học, người nhà đi làm… luôn gặp trắc trở. Trong phong tỏa ở Sài Gòn, nhiều gia đình sống trong thành phố ngoài chuyện hoàn toàn không có ai được trợ giúp về thực phẩm, hỗ trợ tiền thất nghiệp, việc có mặt của họ trên cuộc đời cũng giống như không có thật. Chị Thanh nói muốn ghi danh đi chích, chị cũng không biết hỏi ở đâu, và làm sao được nhận. Thành phần “hay lên tiếng” như chị, đi chứng giấy tờ ngày thường còn gặp đủ chuyện khó, huống chi đến lúc này. Một người khác, xin giấu tên, thì nói rằng chỉ mong là khi nào có dịch vụ chích ngừa covid-19, thì họ sẽ dành dụm tiền để đi chích, chứ đợi đến nhà nước nhớ tới, gọi tên, thì quá xa vời.

Không giống như bà cụ ở hẻm gần nhà tôi, cứ bước ra đường để hóng gió chiều của mùa hè vắng, đầy nắng gắt. Nhiều gia đình của các tù nhân, luôn phải cố giữ mình, phải tránh né mọi thứ để không rơi vào chuyện bị buộc đi cách ly. Bởi cách ly trong khu tập trung, cũng rất vô chừng ngày tháng, có khi là 14 ngày, có khi là 21 ngày… có người cho biết họ bị cách ly 45 ngày vẫn chưa ra khỏi trại. Nếu chẳng may như vậy, họ không thể chuẩn bị đồ thăm nuôi tháng cho chồng, em, con… của mình, cũng có thể không may đón hụt cuộc gọi về của người trong trại.

Số tù nhân lương tâm bị kết án ngày càng nhiều. Gia đình của những tù gặp khó khăn, cũng ngày càng dài. Trước đây, có những người đại diện kêu gọi giúp đỡ cho họ, ở miền Nam thì có chị Dương Thị Tân, miền Bắc thì có chị Nguyễn Thúy Hạnh. Nhưng giờ chị Nguyễn Thúy Hạnh cũng đã bị bắt. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những người gây quỹ giúp, thì mới ngày 18-7, cũng phải tuyên bố ngừng vì nhận ra ông có thể rơi vào cái bẫy hèn hạ nào đó, trong việc nhận tiền giúp các tù nhân lương tâm.

Mùa hè năm nay thật khắc nghiệt. Dịch bệnh và phong tỏa đang làm kiệt sức quá nhiều người. Ai nấy mệt mỏi đến mức khi tôi nhắc về những người tù đang bị phong tỏa đời theo năm chịu án. Sự cảm thông hiện lên đôi mắt, hiện lên từ câu hỏi thăm. Nhưng chỉ có thể vậy thôi. Vì chẳng phải ngay cả chúng ta cũng đang quay quắt, đang không thể cựa quậy gì trong cuộc sống này sao?

BUÔN LẬU RAU, BÁN CHUI RAU

FB Đào Tuấn

Những từ ngữ cay đắng này xuất hiện trên Tuổi trẻ sáng nay. Nó chính xác cho một tình trạng mà một cựu Tổng biên tập của TT, chị Kim Hạnh – từng mô tả trong mấy chữ “dẹp cái rụp tất cả chợ truyền thống”.

Sài Gòn, trước khi phong thành, có tới 238 chợ truyền thống, trong đó có 3 chợ đầu mối.

Rồi “dẹp cái rụp”, chỉ còn các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nơi chỉ đáp ứng 30% nhu cầu.

Buôn lậu rau, bán chui rau suy ra, cũng là tất lẽ dĩ ngẫu.

Hôm qua, Bộ Công đã nói đến chuyện dùng máy bay vận chuyển rau củ vào Nam.

Thậm chí, nếu cần, sẽ đề nghị quân đội điều phối xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu.

Rồi Thành phố cũng nói đến chuyện-vietsub: Dân có thể mua rau ở….bưu điện.

Nhưng sao phải dùng máy bay chở rau củ ngay khi các vựa rau vùng ven đang ế đến phải nhổ bỏ.

Sao phải xe quân đội hay bưu điện mà không phải duy trì các chợ với yêu cầu đảm bảo 5k?!

TS Huỳnh Thế Du từng bình luận cực đắt: Nhà nước không có khả năng tổ chức hệ thống phân phối nhu cầu của hàng chục triệu người. Đó là việc của thị trường. Thành phố đã biết điều này trong “Đêm trước đổi mới”.

Và giải pháp, theo TS Du, là ngăn chặn những anh Kiết Xác vẫn bán hàng dù biết mình mắc covid, nhưng vẫn để những chị Mạt Rệp được bán hàng, đặng kiếm cơm và không làm đứt gãy chuỗi cung ứng; Và ngăn chặn những chuỗi siêu thị Thạch Sùng nắm lượng hàng hoá lớn lợi dụng việc các chợ bị đóng cửa mà tăng giá bắt chẹt người mua nhờ vị thế độc quyền.

Hà Nội đã áp dụng 15+ từ 0h hôm nay, mong Chu Chủ tịch không bước lại vết xe “dẹp cái rụp”. Cũng đừng như Vũng Tàu, cấm người lao động “không được đi xe 2 bánh hay đi bộ” và shipper thì phải có giấy xét nghiệm không không quá 3 ngày.

Nhìn cái ảnh của chị Kim Hạnh, thấy thương Sài Gòn quá. Ai đời rau đậu thịt giờ cũng như mai thuý thế này.

clip_image006

CHỢ PHẢI SỐNG LẠI! MÀ NHƯ THẾ NÀO?

FB Vu Kim Hanh

Thành phố có 238 chợ truyền thống (kể cả 3 chợ đầu mối). Bây giờ, chỉ còn 46 chợ còn hoạt động và đang có 3 chợ tương đối lớn sau thời gian nghỉ đang hoạt động thí điểm trở lại là: chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10), chợ Bình Thới (quận 11) và chợ Phú Lâm (quận 6).

Khi có nhiều tiểu thương bị nhiễm Covid, nỗi lo dịch bệnh bùng phát dẫn tới lệnh đóng cửa các chợ. Giờ nghĩ lại mới rùng mình, bài toán giải pháp thay thế lẽ ra phải được tính kỹ hơn khi dẹp cái rụp tất cả chợ truyền thống. Phòng chống dịch là mục tiêu “tôn nghiêm” không ai dám cãi, nhưng ngay sau đó, nhu yếu phẩm cho đời sống hơn 10 triệu dân vẫn phải có chứ? Các siêu thị và cửa hàng tiện lợi hiện chỉ thỏa được 30% nhu cầu dân TP, mà hàng tươi không phải thế mạnh của hệ thống này. Khi giãn cách, từ (chỉ thị) 15 rồi đến 16, thời gian đầu, nhu cầu dân tăng lên gấp đôi (tâm lý trữ để đề phòng). Hệ thống 30% liêu xiêu vì quá tải và dân thiếu hàng là phải rồi. Biện pháp đưa những chuỗi cửa hàng bán thuốc, đồ dùng trẻ em theo tôi, không căn cơ và nhiều rủi ro.

Chợ phải sống lại thôi!

Bộ Công Thương đã đưa ra 3 điều kiện: (1)Phải chấp nhận chỉ bán hàng tươi thiết yếu; (2)Giãn cách và 5K tối đa; (3)Tiêm vac xin cho tất cả tiểu thương.

Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản rồi, giờ là lúc bình tĩnh nghe các ban quản lý các chợ và tiểu thương nói thật là với 3 nguyên tắc đó nên làm gì? Chính họ mới biết cách thực hiện 3 nguyên tắc đó trong cuộc sống thật của chợ.

Hai điều kiện 1 và 3 không phải bàn. Giờ bàn điều kiện thứ hai. Bán cũng phải giãn cách mà mua cũng phải giãn cách. Không gian bán sắp xếp thế nào là quan trọng. Và bày biện gian hàng sao cho giãn cách. Tùy điều kiện không gian chợ mà bày. Ban quản lý các chợ đều có danh sách tiểu thương bán rau củ quả, thịt cá trứng… Nên chăng thuyết phục họ là giờ phải bán cách ngày. Hàng nên xếp sẵn, bỏ vào bao sẵn luôn càng tốt, theo đơn vị thông dụng, ví dụ, nửa ký cải, chục trái chanh, trứng xếp theo vĩ… để không cần lựa chọn mãi khi người khác chờ. Trả tiền mặt, có khử khuẩn ngay tiền và tiểu thương luôn mang bao tay…

Người mua. Có thể mua hàng ngay chẵn ngày lẻ. Khách đăng ký mua trên App đặt lịch đi chợ. Hoặc không thì đăng ký đặt lịch trên zalo, lấy số thứ tự luôn. Cũng chỉ ngày đầu, khách số chẵn hay lẻ thôi. Rồi thì quen và điều chỉnh chút ít. Thậm chí khách đi chợ tự ghi sẵn nhu cầu, đến thẳng dãy gian hàng bán loại mình cần, lấy hàng nhanh. Trả tiền, nhận tiền thối lại cũng nhanh. Tạm gác lại cái thú 888 với các chị tiểu thương quen, chờ ít lâu sẽ được về thú vui đó.

Các quan chức và chuyên viên của Bộ Công Thương, theo tôi được chờ đợi nhất là 2 việc lớn mà nếu quí vị không làm thì Sở Công Thương TPHCM cũng khó làm: (1) Điều phối luồng hàng giữa các tỉnh và TPHCM sao cho thông suốt. Vướng mắc hiện nay do chính sách mỗi tỉnh mỗi khác về lưu thông hàng hóa, và nhất là phải năn nỉ, biết điều với các chốt chặn, sinh ra tốn kém thời gian, tiền bạc và nhất là sinh ra sự ngán ngẩm vô tận trong tâm lý tài xế (nhiều người sợ quá, trình giấy xét nghiệm xong phải biết điều, thiệt đơn thiệt kép, bỏ nghề luôn) và (2) Quản lý thị trường. Điều khiển đội ngũ quản lý thị trường khắp các tỉnh, có mặt trên các cung đường để chấn chỉnh ngay những gì phạm luật, làm khổ thương nhân, tiểu thương. Được vậy thì dòng chảy hàng hóa sẽ dần dần hồi sinh lại, điều chỉnh dần cho đến mức đỡ bị ách tắc như hiện nay.

Những ngày chợ dẹp, lòng “nhớ thương” mùi chợ, tôi lang thang chụp một số bức ảnh. Cảnh bán hàng như ăn trộm. Khu chợ chính chợ Phú Nhuận ngày vắng lặng. Con đường chính giữa chạy từ đầu đến cuối chợ và hai dãy nhà ven đường này, rất thuận để bày hàng giãn cách. Khu nhà lồng sắp xếp lại cho cá thịt trứng. Cửa ra vào xếp riêng, đi theo luồng. Loa chợ nhắc ngay những trường hợp vi phạm và ngưng ngay việc bán hàng khi vi phạm.

Mấy bức ảnh chợ rau củ của Myanmar hay chợ ướt ở Mỹ cũng là ví dụ hay…

Viết thế này, còn nhiều thiếu sót, chỉ để gợi cho nhiều người góp thêm ý để “hồi sinh” chợ của chúng ta.

clip_image008

clip_image010

clip_image012

clip_image014

AI CẦN ĐƯỢC SỜ ĐẦU CẮT TÓC?

FB Vu Kim Hanh

Có mẫu quảng cáo vui dễ nhớ trên truyền hình: số tui từ nhỏ đã được thầy đoán là, sau này chuyên “nắm đầu” thiên hạ. Dạ, đó là tiên tri cho nghề… thợ cắt tóc của một chàng thanh niên hãnh diện với nghề thời trang tóc của mình. Nhưng bây giờ cũng không cần cầu kỳ thời trang gì hết. Nghề đó giờ quí dã man? Vì ai cũng cần cắt tóc. Các y bác sĩ và nhân viên phục vụ các bệnh viện dã chiến (phải xoay như chong chóng cả ngày?) còn cần được có người có nghề “nắm đầu” sửa tóc cho mình.

Bạn Lê Anh Đủ, giám đốc BSA Media mấy ngày nay theo sát đoàn của Vòng Tay Việt đi trao các “suất ăn dinh dưỡng cho các bệnh viên dã chiến” kể rằng: Hôm qua, 18/7/2021, khi đến trao các suất ăn như thường lệ cho BV Dã chiến số 3 thì Phó Giám đốc Hồ Thanh Thủy nhờ nhắn đến tổ dịch vụ của Nhà Văn hóa Thanh Niên Thành đoàn là, “tóc của anh em hậu cần ở đây “tốt” lắm rồi, đang rất rất cần được cắt". Thông tin này được MC Quỳnh Hoa là người phụ trách nhóm dịch vụ này đã trả lời ngay: cho địa chỉ, đội cắt tóc sẽ đến bệnh viện phục vụ ngay anh ơi.

Từ ngày 16/7/2021 đến nay, Vòng Tay Việt được “đặt hàng” của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid TPHCM đã cùng với Thành đoàn thực hiện chương trình “trao 20 ngàn suất ăn dinh dưỡng mỗi ngày cho 9 BV dã chiến thu dung của TP” (tức là suất ăn bổ sung chất dinh dưỡng, miễn dịch… ngoài 3 bữa chính).

Trong khi đó, việc tiếp tục trao quà cho bà con nghèo các khu phong tỏa vẫn tiếp tục đều. Thành ra kho hàng của Vòng Tay Việt ở Nhà thiếu nhi TP giờ giống như một bãi chiến trường (ngăn nắp hơn chút?). Sáng 18/7/2021, Vòng Tay Việt với sự chung sức của nhóm "Sài Gòn thương nhau", các doanh nghiệp, cá nhân, đã đến tặng quà cho khu phong tỏa của P.Tân Thới Hiệp, Q.12.

Khu phố 4a có 10 F0, mấy con hẻm bị phong tỏa, người dân trong đó đa phần là lao động nghèo, công nhân, sinh viên trọ. Chị phụ trách khu phố cho biết, cùng với gạo mắm muối tương dầu, căng thẳng nhất hiện nay là rau xanh. Khu phố phải đi kiếm rau để mua, mà hiện nay chỉ có thể là rau muống, rồi gửi vào!

P/s: Câu chuyện cần thợ cắt tóc và Vòng tay Việt đã đáp ứng ngay là nằm trong chuỗi trao các suất ăn nói trên, đang diễn ra đều đặn hàng ngày. Sự phối hợp của lực lượng trẻ rất nhiệt tình, xông xáo ngày đêm là cán bộ trẻ và các tình nguyện viên của Thành đoàn, Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân, đã giúp dòng chảy hơn 20 ngàn suất ăn dinh dưỡng đã đến đều đều các BV dã chiến. Theo dõi sự cố gắng và hi sinh vô bờ của các chiến binh áo trắng, chúng tôi thấy sự cố gắng của mình là nhỏ nhoi. Nhiều sản phẩm từ các miền cũng gửi về, là nguồn tình thương vô tận để chúng ta vượt qua những ngày khó khăn này.

clip_image016

clip_image018

clip_image020

clip_image022

clip_image024

clip_image026

"CHO ĐI LÀ CÒN MÃI!". SÀI GÒN ƠI CỐ LÊN!

FB TÂY NAM TIÊN PHONG

https://www.facebook.com/tanamtamexco/videos/1433206720384257 –> NHÚNG VIDEO

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Top món ăn bình dân giá tiền triệu trong mùa dịch

#tuoitrecuoi #biemhoa

clip_image028

clip_image030

clip_image032

clip_image034

clip_image036

clip_image038

TRANH Thăng Fly Comics

"Ráng"

– from Hội chữ thập đỏ Bình Dương.

clip_image040

Comments are closed.