Sài Gòn – Những ngày phong thành (60)

THÔNG TIN:

*TP.HCM xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế cho giai đoạn sau ngày 15.9

https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-xay-dung-ke-hoach-phuc-hoi-kinh-te-cho-giai-doan-sau-ngay-159-1444784.html

*TP.HCM đưa ra phương án hỗ trợ hàng chục ngàn học sinh thiếu điều kiện học trực tuyến

https://thanhnien.vn/giao-duc/nong-tphcm-dua-ra-phuong-an-ho-tro-hang-chuc-ngan-hoc-sinh-thieu-dieu-kien-hoc-truc-tuyen-1444754.html

*Bí thư Nguyễn Văn Nên: Củ Chi, Q.7 là 2 mũi đột phá thí điểm bình thường mới

https://thanhnien.vn/thoi-su/bi-thu-nguyen-van-nen-cu-chi-q7-la-2-mui-dot-pha-thi-diem-binh-thuong-moi-1444843.html

*TP HCM: Quận, huyện nào có số F0 cộng đồng cao nhất qua xét nghiệm ngày 3-9?

https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-quan-huyen-nao-co-so-f0-cong-dong-cao-nhat-qua-xet-nghiem-ngay-3-9-20210904113929212.htm

*TP.HCM yêu cầu khẩn về chăm sóc F0 tại nhà

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tp-hcm-yeu-cau-khan-ve-cham-soc-f0-tai-nha-771857.html

*6.600 học sinh mắc COVID-19, vì sao TPHCM quyết không dời ngày khai giảng?

https://tienphong.vn/6-600-hoc-sinh-mac-covid-19-vi-sao-tphcm-quyet-khong-doi-ngay-khai-giang-post1372861.tpo

*Nỗi lo ‘đứt’ vắc xin Moderna mũi 2 ở TP.HCM

https://tuoitre.vn/noi-lo-dut-vac-xin-moderna-mui-2-o-tp-hcm-20210903231939725.htm

*TP.HCM: Những ai được tiêm vắc xin mũi 2 đến ngày 15-9?

https://tuoitre.vn/tp-hcm-nhung-ai-duoc-tiem-vac-xin-mui-2-den-ngay-15-9-20210904175457588.htm

*TP.HCM: Vì sao tỉ lệ F0 tại quận 1, quận 4 chiếm đến 7-8% dân số?

https://tuoitre.vn/tphcm-vi-sao-ti-le-f0-tren-tong-so-dan-tai-quan-1-va-4-chiem-den-7-8-20210904205434467.htm

*Tặng 10.000 túi thuốc tới cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh TPHCM

https://tienphong.vn/tang-10-000-tui-thuoc-toi-can-bo-chien-si-bo-tu-lenh-tphcm-post1372866.tpo

*Người dân TPHCM mua nông sản ‘phi lợi nhuận’ ở đâu?

https://tienphong.vn/nguoi-dan-tphcm-mua-nong-san-phi-loi-nhuan-o-dau-post1372751.tpo

*Cán bộ phường ở TP.HCM đưa người thân vào danh sách nhận hỗ trợ Covid-19 bị khởi tố

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/can-bo-phuong-o-tp-hcm-dua-nguoi-than-vao-danh-sach-nhan-ho-tro-covid-19-bi-khoi-to-771969.html

   

 

 

BÁC SĨ ƠI! COVID-19 CÓ GÂY RA DI CHỨNG SAU NÀY KHÔNG?

Báo Thanh Niên

 

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH và ĐỘ BẢO VỆ CỦA VẮC-XIN

FB Bs. Tran Tinh Hien

Trong quá trình xét duyệt để cấp phép khẩn cấp cho vắc-xin Nanocovax các giới chức có thẩm quyền đã chấp thuận cho nhà sản xuất dùng các dữ liệu về sinh miễn dịch để suy diễn đáp ứng bảo vệ trên người được tiêm chủng trong khi chờ đợi hiệu lực vắc-xin VE (vaccine efficacy) tính toán từ sự khác biệt của tỷ lệ mắc bệnh, nhập viện và tử vong của 2 nhóm. Đây là bước đi chưa có tiền lệ nhằm rút ngắn thời gian sản xuất trong tình trạng khẩn cấp hiện nay.

Chúng ta cần tìm hiểu nội dung và những khó khăn của phương án này

KHÁNG THỂ TRUNG HOÀ (Neutralizing antibodies)

Kháng thể là những proteins-immunoglobuline (Ig), được hệ miễn dịch cơ thể tạo ra nhằm giúp cơ thể đối phó với tác nhân xâm nhập. Kháng thể trung hoà là một thành phần quan trọng chống lại virus xâm nhập: không những bám vào virus mà kháng thể trung hoà còn ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào cơ thể hoặc gắn vào bao virus (capsid) ngăn chặn hiện tượng thoát vỏ (uncoated) để phóng thích RNA nhằm nhân lên trong tế bào người bệnh. Trong số những kháng thể được hệ miễn dịch cơ thể tạo ra chỉ có một vài nhóm có khả năng trung hoà virus. Cần một thời gian để cơ thể tạo kháng thể trung hoà nhưng những kháng thể này tồn tại lâu dài để bảo vệ cơ thể trong tương lai nếu bị virus cùng loại xâm nhập qua trung gian các tế bào “có trí nhớ” (memory cell); một khi gặp lại tác nhân này thì sẽ tạo ra số lượng khánh thể tăng gấp nhiều lần (đây là cơ sở của mũi tiêm nhắc vắc-xin).

Không phải kháng thể nào cũng có lợi cho cơ thể; có những “nghịch tử” không những không giúp bảo vệ cơ thể mà còn giúp cho virus dễ dàng xâm nhập tế bào! Đó là trong hiện tượng “tăng cường phụ thuộc vào kháng thể” ADE (antibody dependent enhancement). Trong bệnh sốt xuất huyết Dengue, kháng thể sinh ra trong lần sơ nhiễm (primo-infection) với một type huyết thanh không những không bảo vệ cơ thể mà còn giúp virus Dengue thuộc type huyết thanh khác trong lần nhiễm tiếp theo phát triển nhanh chóng gây bệnh cảnh nặng!

LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ TRUNG HOÀ VÀ MỨC ĐỘ BẢO VỆ CỦA VẮC-XIN COVID-19

Sau khi được tiêm các loại vắc-xin covid-19 mức độ kháng thể trung hoà trong máu là một chỉ dấu của sự bảo vệ chống lại bệnh này. Đây là kết luận của một nghiên cứu mô hình được công bố hồi tháng 4-2021.

Trong tình hình Đại Dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành thì vắc-xin vẫn là vũ khí tốt nhất để đối phó. Theo những quy trình để một vắc-xin được công nhận (ICH-GCP) thì thử nghiệm giai đoạn 3 là quan trọng và là cơ sở để các cơ quan quản lý chấp nhận cho sử dụng cho cộng đồng. Với cỡ mẫu khoảng 30,000-40,000 người tham gia và kéo dài nhiều tháng thì đây quả là một trở ngại khó vượt qua để có một vắc xin thích hợp đúng thời điểm. Vì vậy một mô hình tiên đoán được mức độ bảo vệ của một vắc-xin rất cần thiết và khẩn cấp. Các nhà nghiên cứu của Australia đã sử dụng kết quả của 7 nghiên cứu về vắc xin covid-19 khác nhau gồm (mRNA-1273- Moderna, NVX-CoV2373- Nonavax, BNT162b2 -Pfizer, rAd26-S+rAd5-S -Sputnik 5, ChAdOx1 nCoV-19- Aztrazeneca, Ad26.COV2.S -Janssen, and CoronaVac – Sinovac COVID-19) để xây dựng mô hình.

Nghiên cứu đã ước lượng được mức độ kháng thể trung hoà tương ứng với một tỷ lệ bảo vệ ở mức 50% chống lại nhiễm virus SARS-CoV-2 là vào khoảng 20.2% của trung bình kháng thể bảo vệ trong huyết thanh của người lành bệnh (the mean convalescent level) với khoảng tin cậy 95% CI = 14.4 – 28.4%. Còn với một tỷ lệ bảo vệ 50% chống lại thể bệnh nặng thì mức tương ứng thấp hơn, chỉ vào khoảng (3% của trung bình kháng thể bảo vệ trong huyết thanh của người lành bệnh; 95% CI = 0.7–13%, P = 0.0004).

Nghiên cứu này là một cố gắng để xác định sự liên quan giữa đáp ứng miễn dịch và tác dụng bảo vệ của vắc-xin; được xem như là một đại diện cho sự bảo vệ của vắc xin chống lại SARS-CoV-2. Nếu các nhà nghiên cứu có thể xác định chắc chắn sự liên quan này thì người ta có thể tiên đoán khá chính xác tác dụng của vắc-xin từ thời điểm sớm hơn trong thử nghiệm lâm sàng và có thể giảm bớt nhu cầu của một nghiên cứu pha III rất tốn kém về tiền bạc và thời gian.

Qua nghiên cứu này thì các nhà nghiên cứu cũng biết được rằng nhưng vắc-xin tạo ra đáp ứng sinh kháng thể trung hoà mạnh mẽ như vắc-xin mRNA Moderna và Pfizer thì có độ bảo vệ tốt; vắc xin có đáp ứng kháng thể trung hoà yếu hơn như loại vắc -xin AZ thì độ bảo vệ thấp hơn.

Trong khi chờ đợi có thêm nghiên cứu để tối ưu hoá sự liên quan này thì một vấn đề khác còn là trở ngại kỹ thuật là làm thế nào đo lường chính xác kháng thể trung hoà?

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG KHÁNG THỂ TRUNG HOÀ

Hiện nay phương pháp sử dụng “trung hoà giảm mảng virus” (plaque reduction neutralization test) PRNT được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá kháng thể trung hoà trong nhiều bệnh khác nhau. Nhưng PRNT có nhiều giới hạn khó mà thực hiện với lượng bệnh phẩm lớn trong các thử nghiệm lâm sàng pha III như năng xuất thấp vì phải làm thủ công, cần phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III (BSL III) vì sử dụng virus sống, thời gian chờ đợi virus tạo thành mảng có thể nhìn thấy…

Phương pháp vi trung hoà (microneutralization assay) MNA có thuận lợi hơn vì giảm thời gian thực hiện, tăng hiệu suất nhưng vẫn phải cần sử dụng virus sống nghĩ là cũng phải dùng BSL III

Một biến đổi của phướng pháp vi trung hoà MNA có tên là PNA – sử dung một loại virus khác ít nguy hiểm hơn là virus ở nhóm II độc lực thấp gọi là pseudovirus bao gồm virus không phát triển và đã được biến đổi di truyền mang protein bề mặt của một virus khác như virus VSV (vesicular stomatis virus) mang thêm protein gai của SARS-CoV-2.

Phương pháp sVNT (surrogate Virus Neutralization test): năm 2020 một công trình nghiên cứu sử dụng “đoạn kết hợp thụ thể”RBD từ protein S và thụ thể ACE2 để thiết kế tương tác virus – ký chủ trong những giếng của một tấm thử phản ứng ELISA. Tương tác virus – người bị ngăn cản bởi các kháng thể trung hoà nAb từ huyết thanh của các bệnh nhân đã hồi phục hay của người đã tiêm chủng vắc-xin có thể đại diện tính bảo vệ của vắc xin. Phương pháp này đơn giản không sử dụng virus sống không cần BSL III

Tuy nhiên các phương án thay thế pha III trong thử nghiệm lâm sàng chưa được chính thức công nhận bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền như US- FDA.

Hiện nay ở Việt Nam có thể nói là chưa có một cơ sở xét nghiệm nào có đủ khả năng để thực hiện tốt các phương pháp đo lường trên với số lượng lớn như trong thử nghiệm lâm sàng pha III và hình như một vài nghiên cứu đã có kế hoạch gởi sinh phẩm ra nước ngoài để đo lường?

ĐÁNH GIÁ MIỄN DỊCH TẾ BÀO

Đáp ứng miễn dịch bao gồm cả đáp ứng kháng thể và đáp ứng tế bào thường được gọi là đáp ứng tế bàp T. Cho đến nay chúng ta chỉ biết nhiệm vụ của tế bào lympho T trong vắc-xin là giúp tế bào lympho B phát triển và tạo kháng thể trong các hạch lympho. Người bị suy giảm miễn dịch thiếu kháng thể thì dễ bị nhiễm trùng nhưng hồi phục như người bình thường; nhưng người suy giảm miễn dịch tế bào (thiếu tế bàoT) thì sẽ bị nhiễm virus nhẹ Varicell zoster (thuỷ đậu), không kiểm soát được nhiễm trùng và có thể tử vong.

Có các loại tế bào T như T killer- trực tiếp huỷ diệt tế bào nhiễm virus, T helper; Th1 và Th2 tham gia vào miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

– Th1 tạo ra cytokines (Th1-cytokines) là những chất “thông tin tế bào” mà cytokine chính là interferon gamma – trong các phản ứng thúc đẩy hiện tượng viêm (pro-inflammatory responses) có nhiệm vụ huỷ diệt các ký sinh trùng nội bào và các đáp ứng tự miễn. Nhưng nếu đáp ứng quá mức có thể đưa đến tổn thương mô cơ thể.

– Th2 gồm có các cytokine như interleukins 4, 5, and 13, có liên quan đến IgE và đáp ứng của eosinophile trong các dị ứng và interleukin-10, có tính cách kháng viêm chống lại các tác dụng của nhóm Th1

Làm thế nào đánh giá đáp ứng miễn dịch tế bào của vắc-xin

Kỹ thuật thông dụng hiện nay là IFN-γ ELISPOT (interferon-gamma enzyme-linked immunospot) để định lượng các tế bào tiết IFN-γ hay các dụng cụ như Flow cytometry để dịnh tính và định lượng các tế bào đơn nhân (PBMC). Hiện nay vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu để có thể đánh giá dáp ứng miễn dịch tế bào của vắc-xin chính xác hơn

Có thể nói rằng thử nghiệm lâm sàng 3 giai đoạn vẫn là phương pháp đánh giá thực tế và toàn diện nhất và mặc dù có những tiến bộ về sinh học phân tử cho đến nay vẫn chưa có có phương án nào có thể thay thế…

———————————-

Tham khảo:

https://www.nature.com/articles/s41587-020-0631-z

https://www.nature.com/articles/s41596-021-00536-y.pdf

https://www.pig333.com/…/laboratory-techniques-to…/

https://clinicaltrials.gov/…/NCT04713163/Prot_SAP_000.pdf

clip_image002

LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ SỐT PARACETAMOL CHO BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI NHÀ

Vietnamnet, 04/09/2021

Tôi là F0 tự điều trị tại nhà, do gặp phải tình trạng sốt cao kéo dài nên thường uống 2 viên paracetamol/lần. Xin hỏi bác sĩ, sử dụng thuốc với liều thế nào là đúng quy định? Trường hợp quá liều, tôi có gặp hệ lụy nào về sức khỏe hay không? (Phương Tuyền, 23 tuổi, TP.HCM).

Trả lời VietNamNet, TS.BS Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm phòng chống dịch bệnh và Tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, các khuyến cáo của Bộ Y tế đã nêu rõ, nếu bệnh nhân Covid-19 sốt trên 38,5 độ, có thể dùng paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng để hạ sốt. Khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4-6 tiếng.

Ví dụ, nếu cân nặng của bạn khoảng 50kg thì uống 1 viên nén paracetamol hàm lượng 500mg/lần. Nếu cân nặng cao hơn, khoảng 70-80kg, có thể uống 2 viên paracetamol 500mg/lần. Lưu ý, một ngày không nên uống quá 4 viên.

Đối với trẻ em sốt trên 38,5 độ, có thể cho bé uống paracetamol dạng gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống, hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg. Nguyên tắc cũng là 10-15mg/kg/lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4-6 tiếng, ngày dùng không quá 4 lần.

Theo bác sĩ Điền, biên độ giữa liều điều trị đến liều độc của thuốc paracetamol khá rộng, nên người cơ địa bình thường phải dùng liều rất cao mới có thể xảy ra ngộ độc. Trường hợp sơ suất chồng liều, khoảng cách giữa 2 liều dày hơn không đáng kể so với khuyến cáo sẽ không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh gan (như viêm gan mạn tính tiến triển) hoặc cơ địa mẫn cảm với paracetamol, dùng liều cao hơn khuyến cáo sẽ có nguy cơ ngộ độc paracetamol dẫn tới viêm gan, tăng men gan,…

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân Covid-19 khi dùng thuốc tự điều trị tại nhà cần tuân thủ theo liều đã được hướng dẫn.

Bên cạnh sử dụng paracetamol, người bệnh nên áp dụng thêm những biện pháp cơ học giúp hạ nhiệt, như lau mát cơ thể bằng nước ấm, lấy khăn ấm chườm, uống bù nước và điện giải, nới lỏng quần áo,… “Việc kết hợp nhiều biện pháp bên cạnh uống thuốc sẽ giúp hạ sốt hiệu quả”, bác sĩ Điền nhấn mạnh.

Thông thường, tình trạng sốt do mắc Covid-19 chỉ kéo dài từ 1-3 ngày. Khi sốt kéo dài quá lâu, bạn có thể đã bị bội nhiễm vi khuẩn, bội nhiễm nấm hoặc mắc các bệnh lý khác kèm theo Covid-19.

“Nếu dùng thuốc paracetamol và áp dụng tất cả các biện pháp hạ sốt như đã khuyến cáo nhưng vẫn sốt dai dẳng, bệnh nhân cần liên hệ ngay với lực lượng y tế để được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời, không nên tiếp tục tự điều trị”, bác sĩ lưu ý.

 

BỊ ‘HÀNH’ SAU CÁC MŨI VACCINE: MŨI 1 HAY MŨI 2, NHẸ/NẶNG TÙY LOẠI?

Bs Tịt TuốtTuổi Trẻ Cười, 03/09/2021

Tôi tiêm đủ liệu trình Moderna. Mũi 1 êm, nhưng mũi 2 bị “dần” tơi tả. Nhiều người tiêm AstraZeneca thì bị ngược lại, mũi 1 lên bờ xuống ruộng, nhưng mũi 2 lại êm….

Phản ứng phụ, tạm cho là nhiệt kế của đáp ứng miễn dịch. Mũi 1, chỉ là trận công thủ tượng trưng, trong khi mũi 2 mới dùng đến binh hùng tướng mạnh, trong đó có mục tiêu sinh tạo kháng thể bền vững. Bởi vậy, lệ chung, phản ứng phụ có xu hướng nhiều và nặng hơn sau mũi 2 so với mũi 1.

Nhiều người bị chộ nặng bởi cái bẫy “khen cho nó chết” kiểu này, khúc dạo đầu êm ru, đến mũi kế bò lê bò càng.

Có điều, chuyện này không ứng với tất cả vaccine. Cụ thể, các vaccine dòng mRNA, như Pfizer, đặc biệt Moderna, hay dính nạn đầu xuôi đuôi kẹt kiểu này hơn cả. Rất nhiều báo cáo về “cánh tay Moderna” xuất hiện sau mũi 2.

Trong khi đó, các vaccine viral vector, lá cờ đầu AstraZeneca, lại chơi chiêu ngược. Trái hàng Mỹ, nhiều người tiêm vaccine Anh lại dính đòn gió, vật vã mũi 1, tưởng mũi 2 từ chết đến bị thương, hóa ra giơ cao đánh khẽ. Bổn hãng nhiều lần đăng đàn khoe hàng “liều 1 có tí rủi ro nhưng yên tâm với liều 2”, đặc biệt với phản ứng đông máu/giảm tiểu cầu (TTS).

clip_image004

Vì sao “người Anh” lại ngược xu thế được vậy? Múa rìu qua mắt thợ, thử cân theo thân thủ mỗi loại. Xét hiệu quả, AstraZeneca đạt 76% /mũi 1 và 82%/ mũi 2; Pfizer 52%/mũi 1 và 95%/mũi 2. Nhận ra ngay, thu hoạch từ mũi 2 của Pfizer nhảy vọt (43%), trong khi AstraZeneca là ( 6%). Chân chạy đầu xuất phát tốt nhưng kém tăng tốc vòng sau, trong khi tay thứ 2 ngựa về cuối khá tốt. Đồ Mỹ mạng Hỏa, hàng Anh mạng Kim, nên mới có sự khác biệt về phản ứng phụ giữa 2 mũi tiêm (?). Củng cố, người ta còn nhận thấy kháng thể hai bên đều hao hụt, nhưng mức bay màu của Pfizer nhanh hơn AstraZeneca.

Như vậy, không tuyệt đối, những ai xài hàng mRNA nên chuẩn bị tinh thần tăng 2 căng hơn tăng 1, và ngược lại với các nhãn hàng viral vector (các vaccine khác chưa có dữ liệu). Đây là tồn tại lành tính của các vaccine, không phải thứ này độc hơn thứ kia. Hiển nhiên chỉ bao quát, mỗi trường hợp đơn lẻ chuyện có thể khác.

Nhiều gạch đầu dòng bọc hậu. Đau mình nhức mẩy vừa mổ xẻ là so mũi 2 với mũi 1, không nói gì phản ứng của hãng này nhiều hơn hãng kia. Phản ứng phụ sau mũi 2 có thể nhiều hơn, nhưng không chắc nặng hơn và ngược lại. Thế nào thì có hơn thua, nhưng vẫn là những phản ứng phụ chấp nhận được và nhanh khỏi.

Sau cùng, nhắc lại, phản ứng phụ không phải thang điểm của miễn dịch. Pfizer, Moderna mạnh vì gạo bạo vì tiền, không có nghĩa mấy mũi AstraZeneca nước trong không có cá.

Sau cùng, tình huống phải đối mặt với mũi 2 sừng sỏ ra sao ngày sau thì làm thế nào? Đa phần… trân mình chịu, chuẩn bị tinh thần và hòm sẵn thuốc theo để dùng. Uống thuốc chần trước, thường lệ, được khuyến cáo không nên. Trong vài trường hợp, có chỉ dẫn bác sĩ, một ít can thiệp có thể được tính.

Sau rốt, chuyện là cho phản ứng thông thường, riêng các phản vệ, việc chuẩn bị phần 2 nhiều việc và nhiều cẩn thận hơn, trong đó dùng trước histamin chẳng hạn là khó tránh.

TIÊM VACCINE CHO TRẺ EM?

FB Gs Nguyễn Văn Tuấn

Đây cũng là một chủ đề khá nhạy cảm và đang gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng quyết định thì không thuộc về khoa học mà là… chánh trị. Ấy vậy mà các lãnh đạo chánh trị nói rằng họ theo khuyến cáo của giới khoa học.

1. Bao nhiêu trẻ em bị nhiễm?

Trẻ em dĩ nhiên cũng có thể bị nhiễm nCov. Số liệu của Úc cho thấy trong số 58210 ca nhiễm, có chừng 6200 ca (hay 10%) là trẻ em và thiếu niên tuổi từ 0 đến 19 [1]. Đó là một con số khá lớn. Tuy nhiên, trẻ em và thiếu niên bị nhiễm nhẹ, rất hiếm ai nhập viện và chưa có ca nào vào ICU hay tử vong.

Số liệu từ TPHCM (mà tôi có được từ tháng 8 ) thì trong số gần 75,000 ca nhiễm, có 10,675 ca tuổi từ 0 đến 17 tuổi, chiếm 14% tổng số. Như vậy, tỉ trọng nhiễm ở trẻ em và thiếu niên ở TPHCM khá giống Úc. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em và thiếu niên 0-17 tuổi là 0.1% (n = 6).

2. Có nên tiêm vaccine cho trẻ em?

Đây là câu hỏi đang được bàn tán, nhưng ở một vài nơi thì người ta đã quyết định rồi. Trong các loại vaccine, có lẽ Moderna và Pfizer là thử nghiệm ở trẻ em. (Hình như Sinopharm cũng có thử nghiệm ở trẻ em, nhưng chưa thấy dữ liệu). Theo Pfizer, họ đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III trên 2260 trẻ em tuổi 12-15, và kết quả cho thấy vaccine đạt hiệu quả 100% [2].

Tuy nhiên, hiệu quả là một chuyện, chuyện khác là cân bằng lợi ích và nguy cơ tác hại. Theo dữ liệu nghiên cứu từ Do Thái và Mĩ công bố trong thời gian qua, vaccine Pfizer có liên quan đến một chứng viêm tim (myocarditis và pericarditis). Tuy nhiên tỉ lệ bị chứng này thì rất thấp và cao hơn ở nam giới: 67 trên 1 triệu liều ở nam giới và 9 trên 1 triệu ở nữ giới 12-17 tuổi.

Ở Anh, người ta còn có một hội đồng gọi là JCVI (Joint Committee on Vaccination and Immunisation) chuyên trách vấn đề tiêm chủng vaccine. Sau khi xem xét chứng cớ và cân bằng giữa lợi và hại, JCVI không khuyến cáo tiêm vaccine cho thiếu niên dưới 16 tuổi [3].

Trong một tuyên bố, JCVI cho biết tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi có thể đem lại lợi ích, nhưng lợi ích đó quá nhỏ để khuyến cáo tiêm vaccine đại trà ( “the margin of benefit is considered too small to support universal vaccination of healthy 12- to 15-year-olds at this time”).

Tuy nhiên, ông Jonathan Van-Tam Nguyen (CHO của Anh và cố vấn y tế cho Thủ tướng Anh) có xu hướng nghiêng về tiêm vaccine cho trẻ em [4], vì ông nói trẻ em cũng có nguy cơ bị nhiễm.

Ở Úc cũng có một hội đồng giống như JCVI có tên là ATAGI (Australian Technical Advisory Group on Immunisation). Và, ATAGI cho rằng vaccine Pfizer an toàn cho trẻ em. Thế là chánh phủ liên bang phê chuẩn cho tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi [5].

Một số bác sĩ nhi khoa thì thấy quan ngại việc tiêm vaccine covid cho trẻ em. Họ cho rằng chưa ai biết chuyện gì xảy ra khi trẻ em bị nhiễm nCov và những virus phổ biến khác và được tiêm vaccine covid.

3. Việt Nam có nên tiêm vaccine cho trẻ em?

Như các bạn thấy, cũng là hai nhóm khoa học (một ở Anh, một ở Úc) nhưng họ lại có kết luận khác nhau về tiêm chủng vaccine cho trẻ em. Tại sao khác nhau? Cả hai nhóm đều phải dự vào dữ liệu khoa học, mà dữ liệu thì chỉ từ 1 nguồn RCT. Ấy vậy mà cách họ hiểu, cách đánh giá, và cuối cùng thì kết luận khác nhau.

Khoa học nó mang tính bất định là ở chỗ đó.

Có lẽ câu hỏi quan trọng hơn đối với Việt Nam là có nên tiêm vaccine cho thiếu niên 12-15 tuổi? Theo một bài báo thì "Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phải phối hợp với Bộ Y tế triển khai chương trình tiêm vaccine COVID19 cho học sinh, để các em sớm trở lại trường học." Nhưng không thấy nói ở độ tuổi nào.

Tôi nghĩ hiện nay chúng ta cần phải nghiên cứu câu hỏi này cẩn thận, chớ không cần phải theo Anh hay Úc hay Mĩ. Những dữ liệu cần thiết và vấn đề để xem xét là:

• Bao nhiêu thiếu niên 12-15 tuổi ở Việt Nam?

• Bao nhiêu em trong độ tuổi đó bị nhiễm, và bao nhiêu người nhập viện, bao nhiêu ca tử vong? Thời gian nằm viện là bao lâu?

• Tỉ lệ bị nhiễm các virus khác trong nhóm tuổi 12-15 ở Việt Nam, và họ được tiêm chủng các vaccine nào khác?

• Vấn đề đạo đức y khoa cũng cần phải được thảo luận cho sáng tỏ.

Dự vào các dữ liệu trên, cùng với dữ liệu RCT, tôi nghĩ có thể mô hình hoá lợi ích, chi phí và nguy cơ viêm cơ tim. Từ đó, chánh phủ sẽ có quyết định nên hay không nên tiêm vaccine ở trẻ em. Còn hiện nay, trong điều kiện chưa có dữ liệu đầy đủ, tôi nghiêng về câu trả lời là chưa tiêm vaccine cho trẻ em trong độ tuổi đó.

Bản trên blog: https://nguyenvantuan.info/…/09/04/tiem-vaccine-cho-tre-em

_____

[1] https://www.health.gov.au/…/covid-19-cases-by-age-group…

[2] https://www.pfizer.com/…/pfizer-biontech-announce…

[3] https://www.bbc.com/news/health-58438669

[4] https://www.theguardian.com/…/jcvi-largely-opposed-to…

[5] https://www.health.gov.au/…/pfizer-covid-19-vaccine…

 

HOÀ NHẬP CHƯA?

SỐNG CHUNG VỚI COVID ĐƯỢC CHƯA?

FB Huu Khanh Truong

1.Trong giai đoạn đầu của dịch các biện pháp 5k, các chỉ thị 15,16…, sự chọn lựa ngừng tụ tập, ngưng lễ hội, ngừng các dịch vụ không thiết yếu, rồi bình thường mới… để làm gì, để vi rút không lây thêm cho đến hết lây và chờ miễn dịch bằng tự nhiên và vaccin.

2. Bây giờ khi tỷ lệ tiêm chủng đã đạt được tỷ lệ nhất định, số người tự khỏi đã đạt được tỷ lệ nhất định thì nên thực hiện hoà nhập từng phần, gở bỏ dần bằng hình thức “đi ngược” dần với cách phong tỏa, chỉ thị “nhỏ dần”.

Thật ra chúng ta cũng đang thực hiện hình thức này, ai được đi chuyển, ai được hoạt động tuỳ thuộc vào ngành nghề và khai báo y tế tiêm chủng.

3. ĐÃ ĐẾN LÚC

– Hoà nhập từng khu vực

– Hoà nhập từng ngành nghề

– Hoà nhập từng đối tượng

Dựa vào gì?

– Tỷ lệ tiêm chủng từng khu vực, từng ngành nghề, tỷ lệ bệnh đã hết từng khu vực

4. Cần có hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng: đã chích đủ 2 mũi, đã mắc bệnh và hết lây, đã chích một mũi, chưa chích mũi nào

– Nguy cơ cho bản thân họ, nguy cơ cho gia đình

– Nguy cơ cho đối tác, nguy cơ cho công ty, nguy cơ cho cơ quan

– Họ được đi đến đâu, tham gia phát triển kinh tế, hòa nhập mức độ nào

5. VÀ phải mở rộng tiêm chủng càng nhanh càng tốt để tất cả đối tượng đều đạt 2 mũi vaccin để họ hoà nhập.

6. Nếu tất cả người nguy cơ được bảo vệ, họ bệnh mà không nặng, không tử vong thì bệnh Covid chẳng còn gì đáng ngại

HOÀ NHẬP DẦN THÔI, NGƯỜI DÂN MỆT MỎI VÀ KINH TẾ KIỆT QUỆ LẮM RỒI.

 

LỖI HỆ THỐNG? (*)

FB Bs. Nguyen Thyanh

System error? Nên chỉnh sửa! Thời đại "4 chấm không" hay là 4 chấm… Hết???

Mấy tháng nay dịch bung bét, dân tình tan tác, người chết tràn lan… một tình trạng đang phổ biến cũng rất đáng thương là người nhà không thể liên lạc được người thân khi bị đưa vào bv theo các tầng điều trị. Thử nghĩ coi, cha mẹ người thân mình bị đưa đi không biết sống chết thế nào làm sao chịu nổi?

Một vài bs đã khẳng định thực tế đau đớn này:

1- "Chuyện này tràn lan… Vô rồi là hầu như không biết tin tức gì. Mình có mấy người thân, sơ nằm viện. Phải nhờ vả đồng nghiệp trong đó mới biết. Còn người dân thường thì chỉ biết đằng đẵng chờ tin ngày về, hay là… clip_image006 Khâu thông tin tình trạng bệnh rất tệ, họ đổ cho là: bận quá không làm nổi".

2- "Em nhận được nhiều tin nhắn nhờ hỏi thăm người nhà vào điều trị tại các Bv Covid, đã mấy ngày không liên lạc được, khi em tìm các bạn để hỏi thăm dùm, thường nhận được câu trả lời: ĐÃ MẤT RỒI. Bên quân đội sẽ liên hệ clip_image008"

Thế đấy…

Quá đau phải không? Có thể do quá tải nhưng không thể không sửa được. Lỗi đâu thì sửa ngay đi cho dân bớt lầm than. Khỏi gáy khẩu hiệu làm chi cho mệt, nghe chán ngấy rồi. Một chuyện đơn giản mà không xong thì còn làm cái quái gì được nhỉ?

Thái độ ban ơn không nên tồn tại trong xã hội hôm nay, nhất là ngay lúc này!

(*) Nhan đề của Văn Việt.

HÃY XÉT NGHIỆM TÌM KHÁNG THỂ THAY CHO TẦM SOÁT ‘NGOÁY MŨI’ TÌM KHÁNG NGUYÊN

FB Sài Gòn Báo

Ngày 3-9, tin tức Covid-19 tại TP.HCM ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 kỷ lục – 8.499 ca, cao hơn nhiều so với số ca ghi nhận trong ngày cao nhất trước đó là 6.300 ca (ngày 27-7).

Theo lý giải của lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, TP.HCM đang vét F0 ở tất cả các “vùng đỏ” và phát hiện ra nhiều ca tiềm ẩn mà trước đó chưa phát hiện được. TP.HCM vẫn còn 10 ngày quan trọng nữa để vét F0 và chờ vài ngày nữa để đánh giá tiếp.

Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, số ca nhiễm Covid-19 tăng như vậy không đáng lo vì đây là những F0 không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ đang cách ly tại nhà, hơn nữa các bệnh viện dã chiến đang trống chỗ rất nhiều. Quan trọng là làm giảm được số ca tử vong.

Trên thế giới, người ta ước tính số ca dương tính trong cộng đồng dựa vào số ca tử vong, do đó chúng ta còn nhiều ca chưa tìm ra được nên bây giờ cần tìm ra.

Hiện tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM tử vong trên số ca thực ghi nhận được là 4,2%, nhưng nếu còn nhiều F0 tiềm ẩn được tìm ra thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống.

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết thêm, TP.HCM hiện đã qua đỉnh dịch, hy vọng sẽ yên ổn. Nếu phủ vắc xin tốt thì dịch Covid-19 sẽ qua luôn và thời gian tới chỉ còn những đợt dịch nhỏ.

Tin tức Covid-19, theo công bố của Bộ Y tế thì tại TP.HCM ghi nhận đến hết ngày 3-9 đã có 241.110 ca nhiễm Covid-19 và số ca tử vong là 9.974.

Như vậy xem ra đã đến lúc TP.HCM thực hiện xét nghiệm kháng thể, có giá chỉ 300 ngàn đồng, để ai có kháng thể rồi thì ra đường đi làm, phục vụ xã hội; ai chưa có thì chích ngừa ngay tại chỗ luôn và có lịch chích đủ hai mũi cho họ.

Thực hiện biện pháp này chỉ có xét nghiệm 1 lần, chớ móc mũi 3 ngày/ lần đã sợ rồi nay dự tính móc hàng ngày nữa thì căng đét.

Xét nghiệm tìm kháng thể ít tốn kém mà còn đánh giá được miễn dịch cộng đồng đang ở điểm nào, bởi vì có rất nhiều người nhiễm và tự khỏi như một bệnh cảm bình thường mà họ không hề biết.

clip_image010

ĐỪNG NGẠO NGHỄ NỮA VỚI SÀI GÒN

FB Chanh Tam

Đã lỡ ngạo nghễ chống dịch rồi thì đừng ngạo nghễ cho phép chung sống với dịch. Sài Gòn không thể nín thở chờ sai đâu sửa đó. Hồi phục lại cuộc sống của Sài Gòn cũng cấp bách và cần kịp thời như can thiệp thở với bệnh nhân suy hô hấp vậy.

Một kế hoạch hành động khả thi để hồi phục nhịp thở Sài Gòn chính là phải làm sao để các tầng lớp dân cư biết mình phải làm sao cho đúng, và nếu gặp khó khăn thì nhờ trợ giúp như thế nào. Kế hoạch ấy phải có lộ trình và phương pháp đo lường rõ ràng, dễ dàng kiểm soát được.

Lúc này không còn là lúc săn lùng, bóc tách mà phải thiết lập cơ chế để người dân dù ở trình độ nào cũng dễ dàng phát hiện mình có nguy cơ nhiễm bệnh và lây nhiễm, để nhanh chóng hợp tác với cơ sở y tế địa phương, bất kể công hay tư.

Cần tạo ra một môi trường ân cần, được hướng dẫn cặn kẽ để người dân vì bất kì lí do gì còn e ngại trở nên chủ động và kịp thời thông tin khi nghi mình nhiễm bệnh, có bệnh. Cần tổ chức lối sống tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình mình, bảo vệ đối tác của mình bằng cách hiểu thấu đáo, thực hành nghiêm túc các biện pháp hạn chế lây nhiễm như tuân thủ các khuyến cáo về gián cách: đeo khẩu trang phù hợp, hạn chế tiếp xúc gần, giữ phép vệ sinh trước, trong và sau khi giao tiếp.

Song song đó cần hoàn tất kế hoạch chích ngừa mũi 1 và 2 cho cư dân. Tổ chức các điểm chích ngừa tại các điểm kiểm soát ở cửa ngõ ra vào TP, ở các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị và trung tâm thương mại để sẵn sàng phục vụ nhu cầu khách vãng lai đến giao dịch ở SG. Đặc biệt, cần chú ý tổ chức phân luồng, quản lí an toàn phòng dịch khi tiếp nhận lượng lao động nhập cư quay trở lại phục vụ đời sống Sài Gòn.

Cần có kế hoạch tổ chức các dịch vụ xã hội theo phương thức thị trường hay thiện nguyện nhằm chăm sóc và bảo vệ các cư dân thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc đối tượng yếm thế, nhất là người neo đơn cao tuổi, tàn tật, có bệnh nền.

Cần thay đổi cách tiếp cận mục tiêu an sinh từ cứu đói sang trợ giúp và hợp tác xã hội chăm sóc cụ thể cho các lớp cư dân yếu thế, nâng chuẩn thích ứng với điều kiện sống bảo đảm được yêu cầu giãn cách an toàn trong đời sống đô thị. Có điều kiện và cách thức mở lại thích hợp các khu nhà trọ. Cần soát xét và có kế hoạch hỗ trợ các chủ nhà trọ nâng cao điều kiện đáp ứng chỗ trọ đáp ứng được các điều kiện phòng dịch.

Cần rà soát lại mức độ thích ứng của hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở cơ sở, củng cố khả năng đáp ứng của hệ thống này cả về điều kiện nhân lục và trang bị với dịch bệnh và tai biến đô thị. Thúc đẩy các chương trình hợp tác công tư, khuyến khích doanh nghiệp và các tổ chức thiện nguyện chăm lo cho mục tiêu y tế này ở các dịa bàn dân cư.

Cần xúc tiến các kế hoạch và hoàn tất việc chuẩn bị ở cấp phường xã, quận huyện đến trước 15.9.2021 để sau thời điểm này khôi phục lại việc đi lại, các hoạt động thương mại ở các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và hệ thống các cửa hàng, cơ xưởng.

Chỉ mở cửa lại trường học khi đã có các biện pháp bảo đảm phòng dịch của gia đình, các tụ điểm công cộng như chợ, shop, siêu thị, trung tâm mua sắm, rèn luyện thể dục, thể thao. Mục tiêu này không thể nhanh hơn trước tháng 10. 2021.

 

TẠI SAO SÀI GÒN?

FB Mạc Van Trang

Mấy bạn tôi ở Hà Nội gọi điện thăm hỏi và cứ lo lắng cho Sài Gòn. Rồi lại bảo tôi giải đáp cho những thắc mắc băn khoăn. Đại thể có mấy vấn đề.

1. Dân Sài Gòn có vẻ kém kỷ luật, tập trung đông, làm bùng phát mạnh covid-19?

2. Sao tỉ lệ tử vong vì covid-19 ở Sài Gòn cao vậy?

3. Phong trào làm từ thiện ở Sài Gòn rầm rộ quá, nhưng có thực chất không?

4. Bây giờ chống covid ở Sài Gòn liệu có hy vọng cải thiện gì chưa?

======

Tôi không có đủ dữ kiện để trả lời một cách khoa học, đầy đủ những câu hỏi trên. Chỉ xin viết vắn tắt, mong được các bạn chỉ dẫn, bổ sung thêm.

1. Nói rằng người dân Sài Gòn thiếu kỷ luật làm bùng phát dịch là không đúng.

Sài Gòn là đầu mối giao lưu lớn nhất cả nước, người tứ xứ qua lại tiếp xúc trong một thành phố hơn 10 triệu dân với mật độ dân cư dày đặc, khi đã có F0 trong cộng đồng thì khó kiểm soát lắm.

Sài Gòn có hàng triệu người dân lao động kiếm sống bằng thu nhập hàng ngày và hàng triệu người dân ngoại tỉnh ở Sài Gòn đang mất việc, không có thu nhập trong mấy tháng. Như vậy cuộc sống căng lắm.

Nên khi chính quyền tuyên bố thực hiện giãn cách nghiêm theo CT16 từ ngày 1/8 đến 15/8 thì dân ngoại tỉnh hoảng loạn chạy thục mạng về quê. Rồi chính quyền lại tuyên bố sẽ giãn cách triệt để từ 15/8… Thế là lại bùng phát đợt di tản thứ hai, nhưng lần này dân bị bắt quay trở lại hết. Rồi có lệnh từ 23/8 ai ở đâu ở yên đó, có lực lượng bộ đội đi chợ giùm, cung cấp nhu yếu phẩm đến 100% hộ gia đình… Dân không tin, ùa ra các siêu thị chen nhau vét hàng…

Hiện tượng hàng triệu người dân ngoại tỉnh vào Sài Gòn kiếm sống, rồi khi dịch bùng phát thì hoảng hốt ù té chạy lũ lượt về quê, có lẽ hiếm thấy trong chống dịch covid-19 diễn ra trên thế giới.

Rồi những chỗ tập trung đông người để xét nghiệm, để tiêm chủng, để khai báo giấy tờ…

Tất cả những hiện tượng đó đều góp phần gây nên bùng phát F0…

Sài Gòn có nhiều xóm “ổ chuột”, những con hẻm, những khu nhà trọ rất đông đúc, đó là môi trường dễ lây truyền virus…

Tất cả những hiện tượng nói trên đều tác động mạnh đến tâm lý xã hội và ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông, chứ không nên quy về ý thức kỷ luật của người dân.

2. Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu Phó giám đốc Sở y tế TPHCM cho biết: “Nếu tính trên tổng số ca điều trị tại bệnh viện là 158.262 thì tỷ lệ tử vong là 5,8%. Nhưng nếu cộng thêm hơn 59.000 F0 đang điều trị tại nhà thì tỉ lệ này trong khoảng 4,2%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tùy giai đoạn, có nơi tỉ lệ tử vong dao động trong khoảng 2,1- 4,4%. Vì vậy, tỉ lệ tử vong của TP HCM đang ở mức cao" (1)

(Theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam có 12.446 ca tử vong vì covid-19, trong đó TPHCM hơn 10.000 ca – chưa tìm ra con số chính xác!).

Bác sĩ Phúc Minh cho rằng bệnh nhân F0 từ nhà có dấu hiệu nặng mới chuyển đến “tầng” 1, rồi từ đó thấy nặng lại chuyển qua “tầng” 2, 3. Quá trình chuyển chậm khiến nhiều F0 chết…(2)

Còn bác sĩ Quan Thế Dân cho biết cụ thể: …BN F0 lúc mới chuyển đến chỉ thở oxy gọng kính 5 lít/phút, rồi sau mau chóng chuyển sang thở mặt nạ oxy 15 lít/ph, vẫn không đỡ, SpO2 thấp dưới 90, phải chuyển sang thở oxy dòng cao 60 lít/phút, oxy phun phè phè, vẫn không đỡ. Đành chuyển sang vũ khí cuối cùng đặt ống nội khí quản và thở máy…(3)

Có lẽ thời gian đầu thiếu giường bệnh, thiếu bác sĩ, thiếu máy thở, thiếu oxy, quy trình lộn xộn nên tỉ lệ tử vong vì covid-19 ở Sài Gòn cao?

3. Như ở câu 1 đã nói, Sài Gòn có hàng triệu người quen “làm dừa đủ xài”, tay nghỉ làm là “hàm nghỉ nhai”! Vậy mà nghỉ làm mấy tháng liền. Trong chiến tranh cũng chưa bao giờ phải mất thu nhập mấy tháng như thế! UBND thành phố báo cáo có hơn 4 triệu người cần cứu trợ.

Trước tình trạng như vậy mà cứu trợ của nhà nước thì chậm chạp, nhất là qua khai báo từ Tổ dân phố lên Phường, Quận… Rồi xét phân loại các “đối tượng”, đâu có đều khắp và kịp thời đến mọi người nghèo. Mà cứu trợ 1-2 đợt đâu có đủ sống cho cả gia đình trong mấy tháng?

Do vậy nếu không có dân cứu giúp nhau thì không hiểu sẽ ra sao. Một giáo sư nghiên cứu về văn hóa, nói Sài Gòn có hơn 60% doanh nhân làm từ thiện. Những bữa ăn không đồng, những túi hàng không đồng, những món tiền góp trực tiếp vào những địa chỉ từ thiện hay đưa ngay và luôn đến tay người khốn khó nhiều lắm, không ai biết hết được. Đặc biệt những tình nguyện viên là những Phật tử, những tu sĩ, những nam nữ thanh niên “không có của xin góp công”, họ xin được Giấy đem đồ cứu trợ đến các ngõ ngách, vào tận chỗ bệnh nhân nặng… Đó là chưa kể những nhóm thiện nguyện “Mai táng không đồng”, “ATM OXY”, số Phone gọi cấp cứu, gọi bác sĩ miễn phí… (4).

Trong đợt cứu trợ này tôi chưa thấy ai bị dư luận phê phán lợi dụng cứu trợ…

4. Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu Phó giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 31/8, thành phố có hơn 59.000 ca F0 được cách ly tại nhà, là những người không có bệnh nền và không thuộc nhóm nguy cơ. Tỷ lệ chuyển tuyến của các F0 cách ly tại nhà từ 0,4 đến 0,5%.

Hiện Thành phố đang có 312 Trạm y tế phường, xã và 414 Trạm y tế lưu động để theo dõi, điều trị F0 cách ly tại nhà. Ngành y tế cũng đã cấp 64.000 túi thuốc chăm sóc F0 tại nhà.

Để kéo giảm số ca tử vong, ngành y tế TP Hồ Chí Minh đang nâng cao năng lực điều trị cho “tầng” 2 và 3, đồng thời vẫn đang mở thêm các trung tâm hồi sức tại các bệnh viện Trung ương, bệnh viện Bộ, ngành. Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, có thể trong tuần tới, số ca tử vong mới có hy vọng cải thiện và giảm… (1)

Thưa các bạn, mất mát của Sài Gòn là nỗi đau chung của đất nước, của mỗi người Việt Nam. Bây giờ chưa phải lúc truy xét xem lỗi từ đâu, tại ai…

Cấp thiết lúc này là giảm tử vong tới mức cao nhất và cứu đói – mà cứu đói nhanh, tốt nhất là phát tiền cho người nghèo. Rồi từng bước khôi phục lại cuộc sống bình thường. Những việc đó phải là nhà nước, chính quyền mới giải quyết được một cách căn cơ.

3/9/2021

Chú thích:

1. https://nld.com.vn/…/tp-hcm-so-ca-f0-tu-vong-co-hy-vong…

2. https://www.facebook.com/profile.php?id=100009457401127

3. https://www.facebook.com/macvietha

4. https://vietluan.com.au/53038/nguoi-sai-gon-lam-thien-nguyen

 

NGÀNH Y Ở ĐÂU? (*)

FB Nguyễn Quang Vinh

Tôi nghĩ có gì đó sai sai, cần điều chỉnh mạnh mẽ: Chống dịch tức là vai trò số 1 là ngành Y, là dịch tễ phải không ạ. Họ, cán bộ y tế gồm các chuyên gia đầu ngành điều trị và dịch tễ mới là những vị trí số 1 chống dịch. Nhưng từ Ban chỉ đạo trung ương đến tỉnh, thành phố thì vị trí ngành Y lại ở đâu đó cuối danh sách, dù là số thứ tự, dù là vai trò được phân công nhưng luôn luôn ở cuối. Rồi hình ảnh các lãnh đạo đi kiểm tra chống dịch, toàn nghe mấy ông chức cao quyền trọng của trung ương, của tỉnh, thành phố phát biểu, yêu cầu, chỉ đạo làm thế này thế kia, thế kia thế nọ mà hình ảnh, tiếng nói của ngành Y rất mỏng, yếu, chủ yếu sau đó là "vâng ạ".

Đáng ra các cấp, ngành, bộ lên tới chính phủ phải tập trung phục vụ cho Mệnh Lệnh của ngành Y hoặc cho HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA CHỐNG DỊCH QUỐC GIA (Gồm những vị giáo sư, bác sĩ chuyên ngành giỏi nhất, cả việc mời chuyên gia nước ngoài vào hội đồng này – Một Hội đồng có quyền uy cả chuyên môn và mệnh lệnh chống dịch). Đúng ra phải như vậy.

Giá như Trưởng ban chỉ đạo chống dịch của Chính phủ là Thủ tướng thì Phó ban chỉ đạo thường trực (được quyền thay mặt Thủ tướng) là Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc một chuyên gia dịch tễ đầu ngành, họ cũng có mệnh lệnh cao buộc các cấp thực thi. Mình thì cứ ngó sau cái tên kèm chức vụ Đảng là xếp đầu. Trong khi chống dịch là chuyên môn, chuyên môn, chuyên môn.

Vì thế mới liên tục là mệnh lệnh hành chính.

Vì thế liên tục những áp đặt ngôn từ hành động và không quan tâm đến ngôn từ chuyên ngành dịch tễ.

Vì thế, trước một dàn hùng hậu chức sắc, với vị trí mong mỏng ấy, tiếng nói quyết định ngành Y, của chuyên gia dịch tễ khó át tiếng nói mệnh lệnh chính trị. Vì thế vẫn cứ khẩu hiệu, vẫn cứ phong trào, vẫn cứ xuất quân…

Để yên thân, ngành Y chỉ có thể đề xuất, không được thì "Vâng ạ" dù rất đau, vì có góp, có phản biện, Trển cũng chả theo.

Như mình vào bệnh viện, thì bác sĩ là số 1, nhất nhất tuân theo, chứ mình dù là Tổng thống cũng không thể chỉ đạo bác sĩ phẫu thuật ngay cho tôi hoặc cho tôi uống thuốc này thuốc kia được.

Covid nó chỉ lùi bước trước khoa học, trước vacxin, trước thuốc đặc hiệu thôi. Nhìn ra thế giới là biết.

Phải không ạ?

clip_image012

clip_image014

“TRÔNG CHẾT CƯỜI NGẠO NGHỄ”!

FB Lê Huyền Ái Mỹ

Sáng nay, 4-9, đọc báo mới biết chiều tối qua 3-9, tại cuộc họp báo định kỳ, bà Trịnh Thị Hiền Trân, Phó chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM đã thừa nhận chương trình ca nhạc tổ chức tối 2-9 phục vụ các bệnh nhân F0 và y bác sĩ tại bệnh viện dã chiến thuộc TP Thủ Đức chưa thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế khi giãn cách còn gần, người xem còn tập trung quá đông.

“Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức”, bà Hiền Trân nói. (theo Thanh niên).

Được biết, 9 chương trình ca nhạc trước đó đều tổ chức theo hình thức trực tuyến. “Riêng tối hôm qua (2-9), nhiều lực lượng tham gia phòng chống dịch và bệnh nhân mong muốn tổ chức trực tiếp nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 để lan tỏa tinh thần tự hào, yêu nước nên Hội LHTN VN TP.HCM có chủ trương tổ chức”.

Trên Thanh niên, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM, đánh giá chương trình có mục đích và ý nghĩa rất tốt, tạo sự cân bằng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. “Ông Khuê chia sẻ việc tổ chức biểu diễn chưa được ban tổ chức lường trước, góc độ tiếp cận còn nhiều ý kiến khác nhau. Do đó, Hội LHTN VN TP.HCM cần phải bám sát những nội dung, công văn, chỉ thị, chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; trong đó hết sức cân nhắc phương thức thể hiện phải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo”. (trích Thanh niên).

Công điện ngày 31-8 của thủ tướng chính phủ nêu: “thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 kéo dài 4 ngày, dễ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Vì vậy, rút kinh nghiệm từ lễ 30-4 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phát huy tinh thần trách nhiệm với mục tiêu vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân…” (theo Tuổi trẻ, 31-8).

Vậy, xin thưa rằng,

Thứ nhất: Hội LHTNVN TP HCM đã cố tình, thậm chí là bất chấp đi ngược chỉ đạo của công điện thủ tướng chính phủ. Bức công điện đăng tải ngày 31-8, là một chương trình ca nhạc biểu diễn trực tiếp, chắc chắn có sự đầu tư ít nhiều, có sự chuẩn bị công phu nên dù công điện đã tới trước 2 ngày, vẫn cưỡng lệnh.

Chưa kể, TP HCM, trong đó có TP Thủ Đức đang đặt trong tình trạng giãn cách Chỉ thị 16 nâng cao.

Thứ hai: Như bà phó chủ tịch thường trực Hội nói, “muốn tổ chức trực tiếp nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh 2.9 để lan tỏa tinh thần tự hào, yêu nước”. Xin thưa rằng, tinh thần yêu nước của dân tộc này vốn có sẵn (mà thiết nghĩ, dân tộc nào chẳng yêu đất nước của chính họ) và chưa bao giờ vơi cạn. Trong hoàn cảnh dịch bệnh, tinh thần ấy còn là dịp để thể hiện, đồng cam cộng khổ mà vượt qua, mà chấp nhận sự thiếu hụt, mất mát, tang thương.

Niềm tự hào thì lại còn… chất ngất, ngút ngàn, dễ dàng tới mức dễ dãi hơn thế, ít nhất là trong một bộ phận cán bộ, lãnh đạo!

Cho nên, chẳng cần phải ra sức tổ chức một chương trình ca nhạc ngay trong thời dịch bệnh để lan tỏa; hoặc mới đủ sức mà lan tỏa đâu. Thật.

Thứ ba: Thông thường, một chương trình văn nghệ biểu diễn trực tiếp, nhất là phục vụ lễ trọng, nay lại trong thời điểm dịch bệnh thì đều phải xin ý kiến của ban tuyên giáo. Tôi không rõ chương trình ca hát này có phải xin phép ban hay không nhưng như lời ông trưởng ban tuyên giáo thành ủy thì “việc tổ chức biểu diễn chưa được ban tổ chức lường trước, góc độ tiếp cận còn nhiều ý kiến khác nhau…trong đó hết sức cân nhắc phương thức thể hiện phải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo”.

Đã có “góc độ tiếp cận còn nhiều ý kiến khác nhau” mà vẫn không chịu lắng nghe, suy xét; là một tổ chức đoàn thể – chính trị xã hội mà tổ chức một hoạt động cộng đồng công khai lại không dự báo được những vấn đề “nhạy cảm” có thể xảy ra, phương án ứng phó… thử hỏi, năng lực lẫn trách nhiệm chính trị ấy nên được nhìn nhận, đánh giá như thế nào?

Ông Khuê có nói đến việc “tạo sự cân bằng cho lực lượng tuyến đầu”, tôi lại nghĩ, “sự cân bằng” và cũng là “công bằng” tối thiểu nhất có thể lúc này, ngay tại đây -tuyến đầu chính là huy động đủ trang thiết bị y tế nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những người trong cuộc, làm sao tập hợp đủ nguồn nhân lực để họ được thay ca, có thêm chút thì giờ được nghỉ trước khi quay lại công việc; là cách mà thành phố này đã “bù đắp” được phần nào có thể khi chính thức công bố các mức hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch (ngày 3/9 vừa qua)… chứ trông cậy vào tiếng hát để “tạo cân bằng”, “lấy tiếng hát làm vũ khí chống dịch” thì e rằng, thế giới lại một lần nữa phải “nghiêng mình” mà thán phục, học hỏi phương thức chống đại dịch của ta…

Quả là “trông chết cười ngạo nghễ”!

 

VỢ MẤT, BỆNH NHÂN COVID-19 HỒI PHỤC KỲ DIỆU NHỜ QUYẾT TÂM PHẢI SỐNG VÌ 3 ĐỨA CON NHỎ

Quan Thế Dân, Tuổi trẻ, 4/9/2021

TTO – Đã có hàng trăm ngàn bệnh nhân COVID-19 hồi phục, nhưng con số ấy không thể diễn tả hết sự nỗ lực, cố gắng của từng người bệnh nặng trong hành trình trở về với sự sống. Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu một hành trình như vậy.

Vợ mất, bệnh nhân COVID-19 hồi phục kỳ diệu nhờ quyết tâm phải sống vì 3 đứa con nhỏ - Ảnh 1.

Lá phổi trên phim CT 1 ngày trước, chỉ một chút phổi lành màu đen, bên phải, nhưng đã khá hơn trước – Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trong khoa bệnh COVID-19 nặng, nếu một bệnh nhân có tình hình cải thiện, cả khoa truyền tin nhau ngay, mừng cho bệnh nhân và cũng là nguồn động viên cho mình.

Từ hôm vào, ngày nào tôi cũng tìm xem có ca nào khá lên không để kể cho mọi người nghe, nhưng ca bệnh hôm nay tôi kể lại là một bất ngờ.

Bất ngờ vì ngay khi nhận buồng, mọi người đã bảo, ca này nặng đấy nhé, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da.

Bệnh nhân này nói nôm na đã bị con COVID-19 ăn thủng phổi, nếu trong mấy ngày tới anh có nặng lên thì cũng không thở máy được, vì đang tràn khí màng phổi mà. Như vậy khả năng tử vong gần như chắc chắn.

"Bác cứu cháu với, cháu còn 3 con nhỏ"

Tôi khám bệnh, anh ngước đầu lên nhìn tôi khẩn khoản: "Bác cứu cháu với, cháu còn 3 con nhỏ, vợ cháu vừa mất rồi". Tôi bảo: "Được rồi, phải thật yên tâm nằm thở đi, không lo nghĩ linh tinh".

Nhưng thật lòng tôi thấy anh khó qua khỏi. Xét nghiệm thì thấy các chỉ số của bão cytokine đang hoành hành dữ dội. Hai lá phổi viêm trắng xóa, thở vào đâu? Chúng tôi phải dùng tối đa oxy hỗ trợ: thở oxy dòng cao HFNC 60 lít/phút, rồi lại chụp thêm ra ngoài một cái mask oxy 15 lít phút.

Oxy phun ào ào như thác lũ nhưng phổi viêm nặng như thế, có ngấm được vào máu đâu. Anh rất đói oxy, người rất mệt và khó chịu, nhưng ngoan ngoãn nằm sấp suốt ngày, hổn hển hớp từng ngụm oxy, cố giành sự sống để về với con.

Đến bữa, anh cố gắng ăn để lấy sức. Tôi nhấc vội mask oxy ra bón cho anh một thìa cháo, anh há miệng nhận, rồi tôi lại chụp ngay cái mask oxy xuống. Phải dùng từ đớp mới lột tả được cái hành động ăn khẩn trương như thế nào, ăn và thở.

Và đặc biệt, anh là một người rất có nghị lực, biết chịu đựng, không hoảng loạn, than vãn, kêu ca. Cảm giác khó thở là trải nghiệm kinh khủng nhất, ít ai giữ được bình tĩnh. Nhưng càng la lối, càng kêu ca thì càng thở gấp, phổi càng tổn thương nặng lên.

Nhiều bác sĩ trẻ ở xa không hình dung được tình trạng bệnh nhân nên hiến kế tập thở, tập thiền cho bệnh nhân, nhưng nếu một lần chứng kiến người bệnh ánh mắt lo âu, thở hổn hển, mồ hôi vã ra ướt đầm người, các bạn ấy sẽ nghĩ khác, cũng như cái hiến kế cho bệnh nhân COVID-19 uống sinh tố ấy. Không sai, nhưng không thực tế.

Và thật bất ngờ, anh đã sống. Sáng nào tôi vào cũng thấy anh nằm sấp, hai vòi phun oxy kêu phè phè, đầu đẫm mồ hôi. Nhưng vẫn không chết, mà anh từ từ khỏe lên. SpO2 tăng dần, tăng dần. Chúng tôi giảm dần liều oxy. Tôi xoa đầu anh: "Giỏi lắm, sắp về với con rồi".

Anh ngước nhìn lên: "Bác cố cứu cháu nhé". Tôi ừ đại: "Yên tâm đi". Nhưng thật ra tôi nghĩ bụng, anh ấy đang tự cứu mình rất tốt, mấy người cùng đợt hay kêu ca thì "đi" hết rồi.

Sáng nay thấy liều oxy đã giảm khá nhiều, tôi bảo anh: "Bây giờ bác bỏ cái máy này đi nhé. Cháu tập thở giảm dần oxy đi thì mới về với con được". Các bạn nên biết, người khó thở sợ bị cắt mất nguồn oxy lắm. Nhưng ánh mắt anh ánh lên vẻ quyết tâm: "Vâng".

Tôi ngưng máy oxy dòng cao, anh chỉ còn thở oxy qua mặt nạ. Mười lăm phút trôi qua, oxy máu vẫn không giảm mấy, anh vẫn thở đều, không phải gắng sức. Thành công rồi. Tôi xoa đầu anh, cháu giỏi lắm, sắp về với con rồi. Anh mỉm cười rạng rỡ, tay nắm vòi phun oxy không dùng đến giơ lên, như minh chứng cho quyết tâm sống của mình.

Buổi chiều, theo chỉ đạo của trưởng khoa, chúng tôi đẩy anh đi chụp cắt lớp CT phổi. Nhìn phổi của anh đông đặc gần hết, chỉ còn một chút phổi lành, thế mà anh cai oxy dòng cao được. Thật là kỳ diệu. Lòng quyết tâm của người làm cha đã làm nên điều kỳ diệu này chăng?

Ca bệnh này tôi xin phép bệnh nhân đàng hoàng và chụp ảnh rõ đôi mắt. Một bức ảnh có đôi mắt là bức ảnh có linh hồn.

Vợ mất, bệnh nhân COVID-19 hồi phục kỳ diệu nhờ quyết tâm phải sống vì 3 đứa con nhỏ - Ảnh 2.

BS Quan Thế Dân là bác sĩ hồi sức cấp cứu, đã nghỉ hưu và tình nguyện tham gia chống dịch cùng đoàn Đại học Y Hà Nội. Ông đang tham gia chống dịch ở phía Nam.

 

NHỮNG THÁNG NGÀY KHÔNG THỂ NÀO QUÊN…

BS. Nguyễn Văn Dũng – Sức khoẻ & Đời sống, 4/9/2021

Sài gòn, ngày 31.8.2021!

Bệnh viện Hồi sức COVID-19 Thủ Đức – Những ngày tháng không thể nào quên.

Ngày 13.07.2021, đoàn cán bộ nhân viên y tế tỉnh Thanh Hóa gồm 59 thành viên đã lên đường với quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện cho ngành y tế TP. Hồ Chí Minh, chung tay với các đồng nghiệp phương Nam để đẩy lùi bệnh dịch COVID-19 đang hoành hành.

Đã 50 ngày trôi qua, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nhưng có tín hiệu tích cực hơn. Khi ở tuyến đầu miền Nam, tình hình dịch còn căng thẳng thì nơi quê nhà cũng đã xuất hiện những ổ dịch mới, những diễn biến phức tạp.

Thương Sài Gòn nhưng nặng lòng với quê hương, đoàn chúng tôi tạm chia tay về lại quê hương, chuẩn bị cho một mặt trận mới. Chúng tôi xin gửi lại sứ mệnh lớn lao này cho các đồng nghiệp mới quen, cùng những đoàn chi viện khác.

Cầu mong tất cả chúng ta luôn lạc quan, bền tâm vững chí cùng nhau chiến thắng dịch bệnh. Dù chúng ta ở những tỉnh thành khác nhau, nhưng vẫn đồng lòng – chung sức vì một Việt Nam thân yêu không còn COVID-19!

clip_image016

Đặt nội khí quản cho bệnh nhân.

Gần 2 tháng qua, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên của các cấp lãnh đạo thành phố, ban chỉ đạo chống dịch trung ương và thành phố, sự hỗ trợ và chia sẻ của các đồng nghiệp tại các bệnh viện: BV Nhân dân 115, BV Chợ Rẫy, BV Gia Định, BV Thống Nhất, BV E, BV K Hà Nội, Viện Huyết học truyền máu TƯ, BV 71 TƯ… sự giúp đỡ, tạo điều kiện ăn ở của ban quản lý và nhân viên khách sạn Oscar số 68A- Nguyễn Huệ – Quận 1.

Đặc biệt chúng tôi rất xúc động và trân trọng những tình cảm ấm áp, động viên tinh thần của các tổ chức đoàn thể, cá nhân người dân và bạn bè dành cho đoàn. Có những người chúng tôi chưa biết tên, chưa một lần gặp mặt nhưng đã luôn âm thầm động viên và tiếp sức cho chúng tôi. Những ân tình sâu nặng này chúng tôi xin được khắc ghi!

Xin được thắp nén hương cho những đồng nghiệp của tôi đã ngã xuống trong cuộc chiến này, cho những bệnh nhân nhiễm COVID không may mắn! Xin được chia sẻ nỗi đau mất mát không thể bù đắp nổi của những gia đình đã mất đi người thân trong đại dịch! Xin hãy hiểu cho chúng tôi, chúng tôi đã nỗ lực tới cùng.

Xin được bày tỏ lòng cảm kích với một Sài Gòn nồng ấm yêu thương và kiên cường chống dịch! Chúng tôi sẽ luôn nguyện cầu cho thành phố vượt qua được đại dịch, và cuộc sống bình yên trở lại nơi này. Một Sài Gòn hoa lệ, hào sảng và phồn vinh!

Chỉ có tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự cảm thông, sẻ chia và thấu hiểu sẽ xoa dịu mọi đau thương mất mát.

clip_image018

Đường Sài Gòn vắng vẻ trong mùa dịch COVID.

Hẹn gặp lại Sài Gòn một ngày sớm nhất có thể, ngày chúng tôi được trở lại như những người thân yêu về thăm thành phố, đi bộ trên đường Nguyễn Huệ, ngắm dòng sông Sài Gòn, nhấm nháp ly cà phê, những cốc bia, những chén rượu và những bông hoa, và những nụ cười cùng những người bạn. Chúng tôi sẽ tới thăm những người chưa từng gặp mặt, nhưng đã giúp chúng tôi thêm hiểu, thêm yêu thành phố nghĩa tình này!

Cho đi không phải vì dư thừa, mà vì thấu hiểu sự thiếu thốn và bất hạnh. Tất cả sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại!

Chúng ta phải vượt qua dịch bệnh!

Cầu bình an cho tất cả.

ThS. Nguyễn Văn Dũng

Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 – BVĐK tỉnh Thanh Hoá

NHỮNG LÁ THƯ THỜI COVID-19: TÂM SỰ CỦA THẦY THUỐC HỖ TRỢ BỆNH NHÂN F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

Báo Sức khoẻ & Đời sống

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thấu hiểu được sự khó khăn của nghành y tế và người dân, mô hình bác sĩ online của các nhóm bác sĩ hỗ trợ tư vấn F0, F1 điều trị tại nhà tại TP Hồ Chí Minh ra đời, góp phần tăng cường nguồn nhân lực hỗ trợ ngành y tế, góp sức cùng TP đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân.

Trong chương trình Những lá thư thời COVID-19 hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý vị khán thính giả lá thư của thầy thuốc Nguyễn Hoàng Anh Khoa, hiện đang tham gia hỗ trợ tư vấn F0 điều trị tại nhà tại TP HCM.

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Loa cũng có ‘loa this – loa that’

clip_image020

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Học online phải chờ… giao hàng

clip_image022

Comments are closed.