Bệnh dịch! COVID-19 lay chuyển thế giới (kỳ 1)

Slavoj Žižek, 2020, New York – London: OR Books

Nguyễn Quang A dịch

image

image

“NHÀ TRIẾT HỌC NGUY HIỂM NHẤT Ở PHƯƠNG TÂY”

ADAM KIRSCH, THE NEW REPUBLIC

Khi một bệnh dịch toàn cầu chưa từng có quét qua hành tinh, ai giỏi hơn nhà triết học Slovenia cực kỳ mạnh mẽ Slavoj Žižek để khám phá ra những ý nghĩa sâu hơn của nó, để kinh ngạc trước những nghịch lý gây sững sờ của nó, để suy đoán về sự thâm thuý của các hệ quả của nó, tất cả theo một cách mà sẽ làm bạn toát mồ hôi đầm đìa và thở hổn hển.

Chúng ta sống trong một thời khắc khi hành động vĩ đại nhất của sự thương yêu là để giữ khoảng cách với đối tượng yêu thương của bạn. Khi các chính phủ khét tiếng về các khoản cắt giảm nhẫn tâm trong chi tiêu công đột nhiên có thể phù phép ra hàng ngàn tỷ. Khi giấy vệ sinh trở thành một mặt hàng quý giá như kim cương. Và khi, theo Žižek, một hình thức mới của chủ nghĩa cộng sản có thể là cách duy nhất để tránh việc sa vào tình trạng dã man toàn cầu.

Được viết với sự sôi nổi và sự yêu thích thành thói quen của ông về những sự tương tự trong văn hoá đại chúng (Quentin Tarantino và H. G. Wells ngồi cạnh Hegel và Marx trong những trang sách này), Žižek đưa ra một bức ảnh tức thì cô đọng và khiêu khích của cuộc khủng hoảng khi nó lan rộng, nhấn chìm tất cả chúng ta.

Tặng Michael Sorkin — tôi biết ông không còn với chúng ta nữa, nhưng tôi từ chối tin điều đó.

MỤC LỤC

DẪN NHẬP NOLI ME TANGERE

1. BÂY GIỜ TẤT CẢ CHÚNG TA TRÊN CÙNG CHIẾC THUYỀN

2. VÌ SAO CHÚNG TA LUÔN LUÔN MỆT MỎI?

3. TỚI MỘT CƠN BÃO HOÀN HẢO Ở CHÂU ÂU

4. HOAN NGHÊNH ĐẾN VỚI SA MẠC VIRAL

5. NĂM GIAI ĐOẠN CỦA CÁC BỆNH DỊCH

6. VIRUS Ý THỨC HỆ

7. BÌNH TĨNH VÀ HOẢNG LOẠN!

8. GIÁM SÁT VÀ TRỪNG TRỊ? VÂNG, LÀM ĐI!

9. SỰ DÃ MAN VỚI BỘ MẶT NGƯỜI CÓ LÀ SỐ PHẬN CỦA CHÚNG TA?

10. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN HAY SỰ DÃ MAN, ĐƠN GIẢN VẬY THÔI!

PHỤ LỤC HAI LÁ THƯ HỮU ÍCH TỪ BẠN BÈ

DẪN NHẬP

NOLI ME TANGERE

“Đừng chạm đến ta,” là câu Đức Jesus Christ nói với Mary Magdalene khi bà nhận ra ngài sau sự phục sinh của ngài, theo Kinh thánh John 20:17. Tôi, một người công khai thú nhận là Kitô hữu (Christian) vô thần, hiểu các từ này thế nào? Thứ nhất, tôi hiểu chúng cùng với câu trả lời của đấng Christ cho câu hỏi của các môn đồ của ngài về cách chúng ta sẽ biết rằng ngài đã quay lại, đã phục sinh. Đấng Christ nói ngài sẽ ở đó khi có sự yêu thương giữa các tín đồ của ngài. Ngài sẽ ở đó không phải như một người để chạm đến, mà như sự liên kết của tình yêu và sự đoàn kết (tình liên đới) giữa mọi người—như thế, “đừng chạm đến ta, hãy chạm đến và cư xử với những người khác trong tinh thần yêu thương”

Tuy vậy, ngày nay ở giữa đại dịch coronavirus, tất cả chúng ta đang bị bỏ bom chính xác bởi những lời kêu gọi đừng chạm đến những người khác, mà để cách ly bản thân chúng ta, để duy trì một khoảng cách thân thể thích hợp. Điều này có nghĩa là gì cho lệnh cấm “đừng chạm đến ta?” Tay không thể với tới người khác; chỉ từ bên trong chúng ta mới có thể đến gần với nhau—và cửa sổ vào “bên trong” là con mắt của chúng ta. Những ngày này, khi bạn gặp ai đó thân thiết với bạn (hay thậm chí một người lạ) và duy trì một khoảng cách thích hợp, một cái nhìn sâu vào mắt người khác có thể tiết lộ nhiều hơn một sự đụng chạm thân mật. Trong một trong những đoạn tuổi trẻ của mình, Hegel đã viết:

Người yêu quý không ngược lại với chúng ta, hắn là một với chính chúng ta; chúng ta thấy chúng ta chỉ trong hắn, nhưng rồi lần nữa hắn không phải là một chúng ta nữa—một điều bí ẩn, một phép màu [ein Wunder], một thứ mà chúng ta không thể nắm được.

Là cốt yếu để đừng hiểu hai lời xác nhận này như ngược nhau, cứ như người thân yêu một phần là một “chúng ta,” phần của chính mình, và một phần là một điều bí ẩn. Chẳng phải phép màu của tình yêu thương rằng bạn là phần của căn cước của tôi chính xác trong chừng mực bạn vẫn là một phép màu mà tôi không thể nắm được, một điều bí ẩn không chỉ cho tôi mà cả cho bản thân bạn nữa? Để trích một đoạn nổi tiếng khác từ Hegel trẻ:

Con người là đêm này, sự hư vô trống rỗng này, mà chứa mọi thứ trong sự đơn giản của nó—một sự phong phú vô tận của nhiều biểu tượng, hình ảnh mà chẳng cái nào trong số đó thuộc về hắn—hay mà không hiện diện. Người ta nhìn thấy đêm này khi người ta nhìn vào mắt con người.

Không con coronavirus nào có thể lấy điều này khỏi chúng ta. Như thế có hy vọng rằng sự giữ khoảng cách thân thể sẽ thậm chí củng cố cường độ của mối liên kết của chúng ta với những người khác. Chính chỉ bây giờ, khi tôi phải tránh xa những người thân thiết với tôi, mà tôi trải nghiệm đầy đủ sự hiện diện của họ, tầm quan trọng của họ đối với tôi.

Tôi có thể nghe thấy rồi một tiếng cười hoài nghi: OK, có thể chúng ta sẽ có được những thời khắc như vậy của sự gần gũi tâm linh, nhưng việc này sẽ giúp chúng ta như thế nào để xử lý tai hoạ đang xảy ra? Chúng ta sẽ học được bất cứ thứ gì từ nó?

Hegel đã viết rằng thứ duy nhất chúng ta có thể học được từ lịch sử là, chúng ta chẳng học được gì từ lịch sử cả, như thế tôi nghi bệnh dịch sẽ làm cho chúng ta thông minh hơn chút nào. Thứ duy nhất rõ là, virus sẽ làm tan vỡ chính các nền tảng của đời sống chúng ta, gây ra không chỉ sự khổ đau khổng lồ mà cả sự tàn phá kinh tế có thể hình dung là tồi hơn Đại Suy thoái. Không có sự quay lại tình trạng bình thường, “sự bình thường” mới sẽ phải được xây dựng trên đống hoang tàn của đời sống cũ của chúng ta, hay chúng ta sẽ thấy mình trong một tình trạng man rợ mới mà các dấu hiệu của nó có thể thấy rõ ràng rồi. Sẽ là không đủ để coi bệnh dịch như một sự cố không may, để thoát khỏi các hậu quả của nó và quay lại sự vận hành trơn tru của cách cũ của việc làm các thứ, có lẽ với một số sự hiệu chỉnh các dàn xếp chăm sóc sức khoẻ của chúng ta. Chúng ta sẽ phải nêu ra câu hỏi then chốt: Cái gì sai với hệ thống của chúng ta rằng tai hoạ đã giáng xuống chúng ta không được chuẩn bị bất chấp các nhà khoa học đã cảnh cáo chúng ta từ nhiều năm trước?

1.

BÂY GIỜ TẤT CẢ CHÚNG TA TRÊN CÙNG CHIẾC THUYỀN

Lí Văn Lượng, bác sĩ đầu tiên phát hiện ra bệnh dịch coronavirus đang diễn ra và đã bị các nhà chức trách kiểm duyệt, là một anh hùng thật của thời đại chúng ta, gần giống Chelsea Manning hay Edward Snowden Trung quốc, cho nên không ngạc nhiên cái chết của ông đã gây ra sự giận dữ lan rộng. Phản ứng có thể tiên đoán được về nhà nước Trung quốc xử lý bệnh dịch như thế nào được bình luận của nhà báo Verna Yu ở Hồng Kông miêu tả hay nhất, “Nếu giả như Trung Quốc coi trọng tự do ngôn luận, sẽ không có khủng hoảng coronavirus nào. Trừ phi quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác của các công dân Trung quốc được tôn trọng, những khủng hoảng như vậy sẽ chỉ lại xảy ra … Các quyền con người ở Trung Quốc có thể có vẻ ít liên quan đến phần còn lại của thế giới nhưng như chúng ta đã thấy trong khủng hoảng này, thảm hoạ đã có thể xảy ra khi Trung Quốc cản trở các quyền tự do của các công dân của nó.”1

Đúng, người ta có thể nói rằng toàn bộ sự hoạt động của bộ máy nhà nước Trung quốc chống lại khẩu hiệu cũ của Mao “Hãy tin nhân dân!” Đúng hơn chính phủ hoạt động trên giả thiết rằng người ta KHÔNG được tin nhân dân: nhân dân phải được yêu thương, bảo vệ, chăm sóc, kiểm soát … nhưng không được tin. Sự không tin cậy này đúng là cực điểm của cùng thái độ phô bày của các nhà chức trách Trung quốc khi họ giải quyết các phản ứng đối với các cuộc phản kháng sinh thái học hay các vấn đề sức khoẻ của các công nhân. Các nhà chức trách Trung quốc thường dùng đến một thủ tục cá biệt hơn bao giờ hết: một người (một nhà hoạt động sinh thái học, một sinh viên Marxist, trùm Interpol, một người thuyết pháp tôn giáo, một nhà xuất bản Hồng Kông, thậm chí một nữ diễn viên phim nổi tiếng) đơn giản biến mất trong vài tuần trước khi lại xuất hiện công khai với những cáo buộc cụ thể được nêu ra chống lại họ, và thời kỳ im lặng kéo dài này bày tỏ thông điệp then chốt: quyền lực được sử dụng theo một cách không thể hiểu được nơi chẳng gì phải được chứng minh cả. Lập luận pháp lý đến ở vị trí thứ hai xa xôi khi thông điệp cơ bản này được chuyển đi. Nhưng trường hợp của các sinh viên Marxist biến mất tuy nhiên là đặc thù: trong khi những sự biến mất liên quan đến các cá nhân mà các hoạt động của họ có thể được mô tả đặc trưng bằng cách nào đó như một mối đe doạ đối với nhà nước, còn các sinh viên Marxist biến mất hợp pháp hoá hoạt động phê phán của họ bằng một dẫn chiếu đến bản thân ý thức hệ chính thống.

Cái đã gây ra phản ứng hoảng hốt như vậy trong ban lãnh đạo Đảng, tất nhiên, là bóng ma của một mạng lưới tự-tổ chức đang nổi lên qua các liên kết ngang trực tiếp giữa các nhóm sinh viên và các công nhân, và dựa vào chủ nghĩa Marx, với sự đồng cảm trong một số cán bộ đảng già và thậm chí các phần của quân đội. Một mạng lưới như vậy làm xói mòn trực tiếp tính chính đáng của sự cai trị của Đảng và vạch mặt nó như một sự lừa đảo. Thế nên không ngạc nhiên rằng trong những năm gần đây, chính phủ đã đóng cửa nhiều website “Maoist” và đã cấm các nhóm tranh luận Marxist tại các đại học. Thứ nguy hiểm nhất để làm ngày nay ở Trung Quốc là để tin nghiêm túc vào ý thức hệ chính thống của chính nhà nước. Trung Quốc bây giờ đang trả giá cho một lập trường như vậy:

Đại dịch coronavirus có thể lan ra khoảng hai phần ba dân số thế giới nếu nó không thể được kiểm soát,” theo Gabriel Leung nhà dịch tễ học y tế công cộng của Hồng Kông. “Nhân dân cần có sự tin tưởng và sự tin cậy vào chính phủ của họ trong khi cộng đồng khoa học tính toán những sự bất trắc của đợt bột phát mới,” ông nói, “và tất nhiên khi bạn có truyền thông xã hội và tất cả tin giả và tin thật bị trộn lẫn và rồi zero sự tin cậy, thì là bạn chiến đấu chống dịch bệnh đó thế nào? Bạn cần sự tin cậy thêm, một tinh thần đoàn kết thêm, một ý thức thiện chí thêm, mà tất cả đã cạn kiệt hoàn toàn.2

Phải có nhiều hơn một tiếng nói trong một xã hội lành mạnh, bác sĩ Lí nói từ giường bệnh viện trước khi ông chết, nhưng nhu cầu cấp bách này cho các tiếng nói khác được lắng nghe không nhất thiết có nghĩa là nền dân chủ đa đảng kiểu Tây phương, nó chỉ đòi một không gian mở cho các phản ứng phê phán của các công dân để lưu hành. Lý lẽ chính chống lại ý tưởng rằng nhà nước phải kiểm soát những tin đồn để ngăn chặn sự hoảng loạn là, bản thân sự kiểm soát này truyền bá sự nghi ngờ và như thế gây ra nhiều thuyết âm mưu hơn. Chỉ một sự tin cậy lẫn nhau giữa những người dân thường và nhà nước mới có thể ngăn chặn điều này khỏi xảy ra.

Cần một nhà nước mạnh trong thời gian các bệnh dịch vì các biện pháp quy mô lớn như sự cách ly phải được thực hiện với kỷ luật quân sự. Trung Quốc đã có khả năng cách ly hàng chục triệu người. Có vẻ không chắc rằng, đối mặt với bệnh dịch cùng quy mô, Hoa Kỳ sẽ có khả năng thực thi cùng các biện pháp. Không khó để hình dung rằng các toán lớn của những người tự do chủ nghĩa (libertarian), mang vũ khí và nghi rằng sự cách ly là một âm mưu nhà nước, sẽ thử tìm cách tránh. Như thế có phải đã có thể ngăn chặn sự bùng nổ dịch với nhiều tự do ngôn luận hơn, hay Trung Quốc đã buộc phải hy sinh các quyền tự do dân sự ở tỉnh Hồ Bắc nhằm để cứu thế giới? Theo nghĩa nào đó, cả hai lựa chọn thay thế này là đúng. Và cái làm cho tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn là, không có cách dễ dàng nào để tách quyền tự do ngôn luận “tốt” khỏi các tin đồn “xấu”. Khi những tiếng nói phê phán cho rằng các nhà chức trách Trung quốc “luôn luôn coi sự thật như tin đồn”, ta phải nói thêm rằng các phương tiện truyền thông chính thống và lĩnh vực mênh mông của tin tức số đầy dẫy tin đồn rồi.

Một trong những mạng lưới truyền hình quốc gia Nga cung cấp một thí dụ nóng bỏng về điều này. Đó là Kênh Một, mở một chỗ đều đặn dành cho các thuyết âm mưu coronavirus trên chương trình thời sự chính buổi tối của nó, Vremya (Вре́мя, “Thời sự”). Phong cách đưa tin là nước đôi, có vẻ để lật tẩy các thuyết (âm mưu) trong khi để lại cho các khán giả một ấn tượng rằng chúng chứa một cái lõi sự thật. Thông điệp chính, rằng cuối cùng các elite Tây phương trong bóng tối, và nhất là các elite Hoa Kỳ, bị lên án vì bệnh dịch coronaviruss bằng cách nào đó, như thế được lan ra như một tin đồn đáng ngờ: quá điên rồ để là sự thật, nhưng tuy vậy, ai mà biết được … ?3 Lạ thay việc treo sự thật thực sự không tiêu diệt tính hiệu quả biểu tượng của nó. Thêm nữa, chúng ta phải nhận ra rằng, đôi khi, việc không nói toàn bộ sự thật cho công chúng có thể ngăn chặn một cách hiệu quả một làn sóng hoảng loạn mà có thể dẫn đến nhiều nạn nhân hơn. Tại mức này, vấn đề không thể được giải quyết—con đường ra duy nhất là sự tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân và các bộ máy nhà nước, và đấy là cái vô cùng thiếu ở Trung Quốc.

Khi bệnh dịch toàn thế giới diễn ra, chúng ta cần biết rằng các cơ chế thị trường sẽ là không đủ để ngăn chặn sự hỗn loạn và đói. Sẽ phải xem xét các biện pháp mà có vẻ như “Cộng sản” đối với hầu hết chúng ta ngày nay trên mức toàn cầu: sự điều phối sản xuất và phân phối sẽ phải xảy ra bên ngoài các toạ độ của thị trường. Tại đây ta phải nhớ lại nạn đói khoai tây Irish trong những năm 1840 mà đã tàn phá Ireland, với hàng triệu cái chết hay buộc phải di cư. Nhà nước Anh đã duy trì sự tin cậy của họ vào các cơ chế thị trường, xuất khẩu thực phẩm từ Ireland ngay cả khi số rất đông người đang đau khổ vì đói. Chúng ta phải hy vọng rằng ngày nay một giải pháp hung ác tương tự không còn có thể chấp nhận được nữa.

Người ta có thể hiểu bệnh dịch coronavirus đang diễn ra như phiên bản đảo ngược của The War of the Worlds [Chiến tranh của các Thế giới] (1897) của H. G. Wells. Đấy là câu chuyện về làm sao sau khi những người Sao Hoả xâm chiếm trái đất, người hùng dẫn chuyện tuyệt vọng phát hiện ra rằng tất cả họ đã bị giết bởi một cuộc tấn công dữ dội của các mầm bệnh trái đất mà họ không có sự miễn dịch nào: “bị giết, sau khi tất cả các công cụ của con người đã thất bại, bởi các thứ khiêm tốn nhất mà Chúa, trong sự khôn ngoan của ngài, đã đặt trên trái đất này.” Lý thú để lưu ý rằng, theo Wells, cốt truyện đã nảy sinh từ một cuộc thảo luận với anh ông, Frank Wells, về tác động tai hoạ của những người Anh lên những người bản địa Tasmanian. Cái gì sẽ xảy ra, ông tự hỏi, nếu những người Sao Hoả đã làm với nước Anh cái những người Anh đã làm với những người Tasmanian? Tuy vậy, những người Tasmanian đã thiếu các mầm bệnh gây chết người để đánh bại những kẻ xâm chiếm của họ.4 Có lẽ một bệnh dịch đang đe doạ giết hại một phần lớn nhân loại phải được xem như câu chuyện của Wells quay ngược lại: “những người Sao Hoả xâm lấn” bóc lột và phá huỷ một cách tàn nhẫn đời sống trên trái đất, bản thân chúng ta, loài người; và sau khi mọi công cụ của chúng ta những con linh trưởng được phát triển cao độ để bảo vệ bản thân chúng đã thất bại, bây giờ chúng ta bị đe doạ “bởi các thứ khiêm tốn nhất mà Chúa, trong sự khôn ngoan của ngài, đã đặt trên trái đất này,” các virus ngu đần mà chỉ tự sinh sản—và biến dị một cách mù quáng.

Tất nhiên chúng ta phải phân tích chi tiết các điều kiện xã hội mà đã làm cho đại dịch coronavirus là có thể. Hãy chỉ nghĩ về cách, trong thế giới được liên kết ngày nay, một người Anh gặp ai đó ở Singapore, quay lại nước Anh, và rồi đi trượt tuyết ở Pháp, lây nhiễm bốn người khác ở đó … Các nghi phạm thông thường đợi trong hàng để được thẩm vấn: toàn cầu hoá, thị trường tư bản chủ nghĩa, tính tạm thời của người giàu. Tuy vậy, chúng ta phải cưỡng lại sự cám dỗ để coi bệnh dịch đang diễn ra như cái gì đó có một ý nghĩa sâu hơn: sự trừng phạt tàn ác nhưng công bằng của nhân loại đối với sự khai thác tàn nhẫn các hình thức sống khác trên trái đất. Nếu chúng ta tìm kiếm một thông điệp che giấu như vậy, chúng ta vẫn là tiền-hiện đại: chúng ta coi vũ trụ của chúng ta như một đối tác trong sự liên lạc. Dù là chính sự sống sót của chúng ta bị đe doạ, có cái gì đó an ủi trong sự thực rằng chúng ta bị trừng phạt, vũ trụ (hay thậm chí Ai đó ở đó) đang tương tác với chúng ta. Chúng ta quan trọng theo cách sâu sắc nào đó. Thứ thực sự khó để chấp nhận là sự thực, rằng bệnh dịch đang diễn ra là một kết quả của sự bất ngờ tự nhiên ở mức tinh khiết nhất của nó, rằng nó chỉ xảy ra và không che giấu ý nghĩa sâu hơn nào. Trong trật tự lớn hơn của các thứ, chúng ta chỉ là một loài với không tầm quan trọng đặc biệt nào.

Phản ứng lại mối đe doạ do sự bùng phát coronavirus gây ra, thủ tướng Israeli Benjamin Netanyahu ngay lập tức đưa ra sự giúp đỡ và sự điều phối cho nhà chức trách Palestin—không phải từ lòng tốt và sự cân nhắc con người, mà vì sự thực đơn giản rằng là không thể để tách những người Do Thái và những người Palestin ở đó—nếu một nhóm bị nhiễm, nhóm kia sẽ cũng bị một cách không thể tránh khỏi. Đấy là thực tế mà chúng ta phải chuyển thành chính trị—bây giờ là lúc để bỏ khẩu hiệu “nước Mỹ (hay bất cứ ai khác) trên Hết”. Như Martin Luther King diễn đạt hơn một nửa thế kỷ trước: “Tất cả chúng ta có thể đến trên những con tàu khác nhau, nhưng bây giờ chúng ta trong cùng chiếc thuyền.”

1 https://www.theguardian.com/world/2020/feb/08/if-China-valued-free-speech-there-would-be-no-coronavirus-crisis.

2 https://www.theguardian.com/world/2020/feb/11/coronavirus-expert-warns-infection-could-reach-60-of-worlds-population.

3 https://www.bbc.com/news/world-europe-51413870.

4 https://en.wikipedia.org/wiki/The_War_of_the_Worlds.

2.

SAO CHÚNG TA LUÔN LUÔN MỆT MỎI?

Đại dịch coronavirus khiến chúng ta đối mặt với hai nhân vật đối lập phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta: những người, như các nhân viên y tế và những người chăm sóc làm việc quá sức đến mức kiệt sức, và những người chẳng có gì để làm vì họ bị buộc phải hay tự nguyện giam hãm tại nhà của họ. Thuộc về loại thứ hai, tôi cảm thấy bắt buộc sử dụng tình trạng khó chịu này để đưa ra một sự suy ngẫm ngắn về những cách khác nhau mà theo đó chúng ta trở nên mệt mỏi. Tôi sẽ bỏ qua ở đây nghịch lý hiển nhiên của bản thân sự bắt buộc không hoạt động khiến chúng ta mệt mỏi, nhưng hãy để tôi bắt đầu với Byung-Chul Han, người đưa ra một sự giải thích có hệ thống về làm sao và vì sao chúng ta sống trong một “xã hội kiệt sức.”1 Đây là một bản tóm tắt ngắn về kiệt tác cùng tên của Byung-Chul Han, được lấy ra một cách xấu hổ nhưng với lòng biết ơn từ Wikipedia:

“Được thúc đẩy bởi nhu cầu để kiên trì và không phải để thất bại, cũng như bởi khát vọng hiệu quả, chúng ta trở thành các phạm nhân và đồng thời những vật hy sinh và bước vào một cơn lốc xoáy của sự phân ranh giới, sự tự bóc lột và sự sụp đổ. Khi sự sản xuất là phi vật chất, mỗi người sở hữu tư liệu sản xuất rồi: bản thân mình. Hệ thống tân tự do không còn là hệ thống giai cấp theo nghĩa thích hợp nữa. Nó không gồm các giai cấp bày tỏ sự đối kháng nhau. Đấy là cái giải thích cho sự ổn định của hệ thống.” Han cho rằng các chủ thể trở thành những người tự-bóc lột: “Ngày nay, mỗi người là một lao công tự-bóc lột trong công việc riêng của mình. Bây giờ người dân là chủ và nô lệ trong một người. Ngay cả đấu tranh giai cấp đã biến thành một cuộc đấu tranh bên trong chống lại chính mình” Cá nhân đã trở thành cái Han gọi là “chủ thể-thành tích (achievement-subject)”; cá nhân không tin họ là “các chủ thể” phục tùng (subjugated “subject”) mà đúng hơn là “các dự án (project): Luôn luôn đổi mới và phát minh lại chính mình” mà “chẳng khác gì một hình thức ép buộc và ràng buộc—quả thực, một loại chủ thể hoá (subjectivation) nô dịch hoá (subjugation) hiệu quả hơn. Với tư cách một dự án tự cho là không chịu các hạn chế bên ngoài và xa lạ, cái-tôi bây giờ nô dịch bản thân nó cho các hạn chế bên trong và các tự-ràng buộc, mà lấy hình thức của thành tích ép buộc và tối ưu hoá”.2

Trong khi Han đưa ra những nhận xét dễ hiểu về phương thức mới của sự chủ thể hoá mà từ đó chúng ta có thể học được nhiều (cái ông thấy rõ là nhân vật cái-siêu-tôi [superego] của ngày hôm nay), tuy nhiên tôi nghĩ rằng vài điểm phản biện phải được đưa ra. Thứ nhất, các hạn chế và các ràng buộc dứt khoát không chỉ là bên trong: các quy tắc nghiêm ngặt mới về hành vi được thực thi, đặc biệt giữa các thành viên của giai cấp “trí thức” mới. Hãy chỉ nghĩ về các ràng buộc Phải Đạo (Politically Correct), tạo thành một lĩnh vực đặc biệt của “cuộc đáu tranh chống lại bản thân mình,” chống lại những cám dỗ “không đứng đắn”. Hay hãy xét thí dụ sau đây về một hạn chế rất bên ngoài: Vài năm trước nhà làm phim Udi Aloni đã tổ chức cho một nhóm Palestin, Nhà hát Tự do Jenin, để thăm New York, và đã có một tường thuật về cuộc viếng thăm trong tờ New York Times mà suýt nữa đã không được đăng. Được yêu cầu để nói rõ xuất bản phẩm gần đây nhất của ông cho câu chuyện, Aloni đã nhắc đến một cuốn sách do ông biên tập; vấn đề là từ “hai-quốc gia” đã là phụ đề của cuốn sách. Sợ chọc tức chính phủ Israeli, tờ Times đã yêu cầu xoá từ này, nếu không thì bài tường thuật sẽ không được đăng.

Hoặc hãy xét một thí dụ khác, gần đây hơn: nhà văn Anh gốc Pakistani Kamila Shamsie đã viết một tiểu thuyết, Home Fire (Cháy Nhà), một phiên bản được hiện đại hoá thành công của [thần thoại Hy Lạp] Antigone, và đã được nhiều giải quốc tế, trong số đó có Giải Nelly Sachs do thành phố Đức Dortmund trao cho. Tuy nhiên, khi được biết rằng Shamsie đã ủng hộ BDS (phong trào Tẩy chay, Gạt bỏ và Trừng phạt [Boycott, Divestment and Sanctions]), bà đã bị tước giải một cách hồi tố với lời giải thích rằng, khi họ quyết định trao giải cho bà, “các thành viên ban giám khảo đã không biết rằng tác giả đã tham gia vào các biện pháp tẩy chay chống lại chính phủ Israeli vì các chính sách Palestin của nó kể từ 2014.3 Đây là nơi chúng ta đang đứng hôm nay: Peter Handke được Giải Nobel Văn học năm 2019 mặc dù ông đã công khai tán thành các chiến dịch quân sự Serb ở Bosnia, còn việc ủng hộ một cuộc biểu tình ôn hoà chống lại chính trị Bờ Tây của Israel thì loại trừ bạn khỏi bàn của những người được giải.

Thứ hai, hình thức mới của tính chủ quan được Han mô tả bị điều kiện hoá bởi pha mới của chủ nghĩa tư bản toàn cầu mà vẫn là một hệ thống giai cấp với những sự bất bình đẳng tăng lên—cuộc đấu tranh và những sự đối kháng chẳng cách nào có thể quy giản về “cuộc đấu tranh” nội bộ cá nhân “chống lại bản thân” cả. Vẫn có hàng triệu người lao động chân tay trong các nước Thế giới Thứ Ba, có những sự khác biệt lớn giữa những loại khác nhau của những người lao động phi vật chất (là đủ để nhắc đến lĩnh vực gia tăng của những người được thuê làm trong ngành “dịch vụ con người,” như những người chăm sóc người già). Lỗ hổng tách nhà quản lý chóp bu sở hữu hay vận hành một công ty khỏi một người lao động bấp bênh ngồi một mình ở nhà nhiều ngày với máy tính cá nhân của mình—họ dứt khoát không phải là cả ông chủ lẫn nô lệ theo cùng nghĩa.

Được viết rất nhiều về cách lao động ở dây chuyền Fordist được thay thế như thế nào bằng một phương thức làm việc hợp tác, mới, tạo ra nhiều chỗ cho sự sáng tạo cá nhân. Tuy vậy, cái xảy ra thực tế không phải là sự thay thế, mà là một sự thuê ngoài (outsourcing): công việc cho Microsoft và Apple có thể được tổ chức theo cách hợp tác nhiều hơn, nhưng rồi các sản phẩm cuối cùng của chúng được lắp ráp ở Trung Quốc hay Indonesia theo cách rất Fordist—việc làm dây chuyền đơn giản được thuê ngoài. Như thế chúng ta có một sự phân công lao động mới: những người lao động tự-kinh doanh và tự-bóc lột (được Han mô tả) ở phương Tây đã phát triển, lao động dây chuyền gây suy nhược ở Thế giới thứ Ba, thêm lĩnh vực gia tăng của những người lao động chăm sóc con người trong mọi dạng của nó (những người chăm sóc, những người bồi bàn …) nơi sự bóc lột cũng đầy dẫy. Chỉ nhóm thứ nhất (người tự-kinh doanh, thường là những người lao động tự do bấp bênh) hợp với mô tả của Han.

Mỗi trong ba nhóm ngụ ý một phương thức đặc thù của sự trở nên mệt mỏi và làm việc quá sức. Công việc dây chuyền là đơn giản gây suy nhược vì sự lặp đi lặp lại của nó—các công nhân trở nên mệt mỏi một cách tuyệt vọng về việc lắp cùng iPhone hết lần này đến lần khác trong nhà máy Foxconn ở ngoại ô Thượng Hải. Ngược với sự mệt mỏi này, cái làm cho công việc chăm sóc con người mệt mỏi đến vậy chính là sự thực rằng họ được kỳ vọng làm việc với sự thấu cảm, để có vẻ chăm lo cho “các đối tượng” của công việc của họ: một cô giữ trẻ được trả công không chỉ để trông trẻ mà để bày tỏ sự trìu mến với lũ trẻ, cũng thế đối với những người chăm sóc người già hay người ốm yếu. Ta có thể tưởng tượng sự căng thẳng của việc liên tục “là tử tế.” Ngược với hai lĩnh vực đầu tiên này nơi chúng ta chí ít có thể duy trì loại khoảng cách bên trong nào đó đối với cái chúng ta đang làm (ngay cả khi chúng ta được kỳ vọng để đối xử tốt với một đứa trẻ, chúng ta có thể chỉ giả bộ làm vậy), lĩnh vực thứ ba đòi hỏi chúng ta cái gì đó mà gây mệt mỏi hơn nhiều. Hãy tưởng tượng được thuê để quảng cáo hay đóng gói một sản phẩm nhằm để mê hoặc mọi người mua nó—cho dù đích thân người ta không quan tâm đến sản phẩm hay thậm chí chán ghét chính ý tưởng của nó. Người ta phải làm công việc sáng tạo khá căng, thử tìm ra các giải pháp độc đáo, và một cố gắng như vậy có thể làm kiệt sức nhiều hơn công việc dây chuyền lặp đi lặp lại rất nhiều. Đấy là sự mệt mỏi cụ thể Han bàn đến.

Nhưng không chỉ các lao động bấp bênh làm việc trước màn hình PC của họ ở nhà là những người làm kiệt sức mình qua sự tự-bóc lột. Phải nhắc đến một nhóm khác ở đây, thường được nhắc đến bởi thuật ngữ đánh lừa “công việc nhóm sáng tạo.”4 Đấy là những người lao động được kỳ vọng gánh vác các chức năng kinh doanh, nhân danh ban lãnh đạo cao hơn hay các chủ sở hữu. Họ giải quyết sự tổ chức xã hội của sự sản xuất và sự phân phối của nó “một cách sáng tạo”. Vai trò của các nhóm như vậy là mập mờ: một mặt, “bằng việc chiếm đoạt các chức năng kinh doanh, những người lao động đối phó với đặc trưng xã hội và ý nghĩa của việc làm của họ trong hình thức bị hạn chế của tính sinh lời”: “Khả năng để tổ chức lao động và kết hợp sự hợp tác một cách hiệu quả và kinh tế, và để nghĩ về đặc trưng hữu ích xã hội của lao động, là có ích cho nhân loại và sẽ luôn luôn là.”5 Tuy vậy, họ đang làm điều này dưới sự lệ thuộc liên tục của vốn, tức là, với mục tiêu làm cho công ty hiệu quả hơn và sinh lời hơn, và chính sự căng thẳng này là cái làm cho “công việc nhóm sáng tạo” như vậy hết sức mệt lử. Họ phải chịu trách nhiệm về sự thành công của công ty, trong khi công việc nhóm của họ cũng gồm sự cạnh tranh giữa bản thân họ và với các nhóm khác. Với tư cách các nhà tổ chức quá trình làm việc, họ được trả công để thực hiện một vai trò mà về mặt truyền thống là của các nhà tư bản. Và như thế, với tất cả các mối lo và trách nhiệm quản lý trong khi vẫn là những người lao động được trả công có tương lai bấp bênh, họ nhận được cái tồi nhất của cả hai thế giới.

Những sự phân chia giai cấp như vậy có một chiều kích mới trong sự hoảng loạn coronavirus. Chúng ta bị bỏ bom bởi những lời kêu gọi để làm việc từ nhà, trong sự cách ly an toàn. Nhưng các nhóm nào có thể làm việc này? Những người lao động trí tuệ bấp bênh và các nhà quản lý có khả năng hợp tác qua email và hội nghị từ xa, như thế ngay cả khi họ bị cách ly thì công việc của họ diễn ra ít nhiều trơn tru. Họ có thể thậm chí giành được nhiều thời gian hơn để “bóc lột bản thân chúng ta.” Nhưng về những người, mà công việc của họ xảy ra ở bên ngoài, trong các nhà máy và cánh đồng, trong các cửa hàng, các bệnh viện và giao thông công cộng, thì sao? Nhiều thứ phải xảy ra ở bên ngoài không an toàn để cho những người khác có thể sống sót trong sự cách ly riêng tư của họ …

Và, cuối cùng nhưng không kém quan trọng, chúng ta phải tránh sự cám dỗ để lên án kỷ luật tự giác nghiêm khắc và sự tận tuỵ để làm việc và truyền bá lập trường “Cứ bình tĩnh đi!”—Arbeit macht frei! (“Lao động mang lại tự do”) vẫn là khẩu hiệu đúng, mặc dù nó đã bị bọn Nazi lạm dụng một cách tàn nhẫn. Đúng, có lao động gây kiệt sức cho nhiều người phải đối phó với các tác động của các bệnh dịch—nhưng nó là lao động có ý nghĩa cho lợi ích của cộng đồng mà mang lại sự hài lòng của chính nó, không phải là cố ngắng ngu đần của việc cố thử thành công trong thị trường. Khi một người lao động y tế trở nên hết sức mệt mỏi vì phải làm việc quá giờ, khi một người chăm sóc bị kiệt sức bởi nhiệm vụ đòi hỏi, họ bị mệt mỏi theo một cách khác với sự kiệt sức được thúc đẩy bởi các động cơ sự nghiệp ám ảnh. Sự mệt mỏi của họ là đáng giá.

1 Byung-Chul Han, The Burnout Society, Redwood City: Stanford UP 2015.

2 https://en.wikipedia.org/wiki/Byung-Chul_Han.

3 https://www.middleeasteye.net/news/german-city-reverse-prize-uk-author-kamila-shamsie-over-support-bds.

4 Xem Stephan Siemens and Martina Frenzel, Das unternehmerische Wir, Hamburg: VSA Verlag 2014.

5 Eva Bockenheimer, “Where Are We Developing the Requirements for a New Society,” in Victoria Fareld and Hannes Kuch, From Marx to Hegel and Back, London: Bloomsbury 2020, p. 209.

Comments are closed.