Nguyễn Đức Dương
0. Tại sao mãi tới giờ, sau gần 16 năm cải cách giáo dục, học sinh (HS) ta vẫn còn viết sai chính tả (CT) và sai nhiều đến thế? Phải chăng họ chậm hiểu? Hay họ chưa chăm học? Hay giáo viên dạy họ chưa đủ tận tình? Muốn rõ hư thực ra sao, ta cần làm sáng tỏ hai điều chính:
[i] đâu là những nguyên nhân chính gây nên những “hạt sạn CT” trong bài vở các em?
[ii] SGK môn tiếng Việt hiện hành đã dùng chiến lược nào để dạy các em viết đúng CT?
Bây giờ, ta hãy cùng nhau xem kĩ lại từng điểm.
1. Những “hạt sạn” CT trong bài vở HS, theo kết quả chúng tôi điều tra được từ năm 1984 đến nay, chủ yếu đều chỉ do một nguyên nhân: do quên mặt chữ, nên các em đành hạ bút ứng phó theo đối sách đọc sao–viết vậy: một cách xử lý từng in đậm trong tâm thức họ ngay từ ngày được cắp sách tới trường lần đầu thông qua lối học đánh vần. Chẳng hạn, hễ quên cách viết đúng mấy từ
NHỎ ÚT MẮC DỊCH
các em có thể viết thành:
NHÕ ÚC MẮT VỊT,
vì hai dạng này đều có cách đọc (phát âm) y hệt nhau theo chuẩn phát âm của phương ngữ Nam Bộ hiện nay.
Cần nhớ rằng thứ phương ngữ này trên đà diễn biến đã thủ tiêu thêm nhiều thế đối lập ngữ âm: chẳng những đã nhập làm một cặp D-/GI- với R-, mà còn không phân biệt hàng loạt cặp âm đầu, âm chính cùng âm cuối lẫn hai thanh “hỏi” / “ngã”. Vì vậy, mặt chữ của hàng loạt từ ngữ chẳng còn phản ánh sát sao bộ mặt ngữ âm của nó, như có thể thấy trong nhiều phương ngữ khác. Điều đó cho thấy rõ đối sách đọc sao–viết vậy là một ông “quân sư” tồi: chẳng giúp ích được gì cho các em khi phải đối mặt với một loạt vấn đề CT “hóc búa”, mà nguyên do vốn chẳng dễ gì cắt nghĩa được ngay tức khắc.
2. Giới biên soạn SGK tiếng Việt cải cách, dĩ nhiên, chẳng xa lạ gì với thực trạng đáng ngại đó, và, tất nhiên, họ đã cố tìm đủ cách khắc phục. Thế họ đã tìm cách tháo gỡ theo chiến lược nào?
Đọc kỹ phần Chính tả trong 8 tập SGK và 4 cuốn bài tập từ lớp Hai đến lớp Năm (được coi là then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng CT của HS) dành cho năm học 1996–1997 chắc ai cũng có thể dễ dàng thấy ngay: giới biên soạn đã cố tìm mọi cách để luyện cho học sinh phát âm đúng chuẩn (tức đúng chính âm [orthoepy]) bởi lẽ họ đinh ninh: hễ đọc đúng tự khắc viết đúng.
Cách lập luận này thoạt nhìn quả hấp dẫn khó chối cãi. Thật thế, “chữ viết ra đời là để ghi lại hệ thống ngữ âm của tiếng nói” (Lý Toàn Thắng 1982 : 23), và “với thứ chữ viết ghi âm như quốc ngữ chúng ta, cơ sở quyết định CT là phát âm” (Hoàng Phê 1979 : 5), nên thử hỏi: còn gì tự nhiên và giản dị bằng lấy phát âm làm điểm tựa cho CT, nhất là đối với đối tượng đang ở tuổi đầu đời?
Tiếc thay, giải pháp trên rõ ràng chưa đủ sức thuyết phục, vì nhiều lẽ:
a. Trước hết, mọi hệ thống âm chuẩn, theo nhiều khảo cứu có uy tín, vốn chỉ được xác lập qua một quá trình tự nhiên, kéo dài hàng thế kỉ, nên không thể nào đem ra dạy cho học sinh chỉ với dăm năm trời!
b. Vả chăng, “giọng” địa phương hiện vẫn đang được “trọng vọng” hết mức, nên chưa rõ nhà trường sẽ dùng áp lực nào để buộc cả thầy lẫn trò (vốn ít được trọng vọng hơn hết thảy trong cộng đồng) công nhiên thách thức cái cộng đồng nơi họ sinh trưởng bằng một việc làm còn tệ hơn cả “chửi cha” [người ta] là “pha tiếng”, như tục ngữ từng đúc kết?
c. Hơn nữa, dù cả thầy lẫn trò có thành công mĩ mãn trong việc giúp nhau đọc đúng chuẩn chăng nữa thì các em vẫn chưa thể viết đúng. Lý do thật dễ hiểu: CT chữ quốc ngữ tuy theo rất sát nguyên tắc ngữ âm học, nhưng trong khá nhiều trường hợp vẫn còn bị chi phối bởi nguyên tắc truyền thống và nguyên tắc từ nguyên. Chẳng hạn, ta vẫn phạm lỗi CT như thường nếu viết
Y DƯỢC thành I GIƯỢC
CON CHÁU – CON CHẮU
ƯỚC MUỐN – ƯẤC MUỐN
QUỐC GIA – CUỐC DA,
v.v., tuy mấy cặp từ ngữ trên đều có cách phát âm giống hệt nhau theo theo chuẩn hiện thời.
Cần lưu ý thêm: mặc dù chẳng hề có một thứ chữ viết nào hoàn toàn độc lập đối với mặt âm mà từ đó nó sinh ra, nhưng cũng đừng nên quên rằng mặt chữ và mặt âm hay ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, vốn có đặc điểm khác nhau, chức năng khác nhau và “do đó, cả sự tồn tại cùng sự hành chức và phát triển cũng chả giống nhau” (Hoàng Tuệ 1979 : 148). Một giải pháp CT mà không đếm xỉa gì đến sự kiện chữ viết, “một thực thể được coi là tồn tại riêng, chứ chẳng phải là cái chuyển thân từ mặt âm mà có” (Hoàng Tuệ 1979 : 148) quả rất khó được đánh giá là thượng sách! Và những thành quả quá nhỏ nhoi mà chiến lược đó gặt hái được trong hơn mười mấy năm qua là một bằng chứng hùng hồn về tính kém hiệu quả của nó!
3. Vậy, đâu là giải pháp tối ưu cho vấn đề?
Theo học giả Phan Ngọc (1982 : 7), “đa phần người viết đúng CT hiện nay, nói chung, đều dựa vào cách nhớ từng chữ một, tuy đây là giải pháp thường bị giới giáo dục chỉ trích hết sức gay gắt và bị coi rẻ nhất. Lý do tưởng chả có gì là khó hiểu: nó buộc HS phải học thuộc lòng mặt chữ khoảng trên sáu nghìn âm tiết có mặt trong tiếng mẹ đẻ hiện thời, một công việc vừa hết sức tẻ, vừa mất bao công.
Nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác, ta sẽ thấy sự thể chưa hẳn đã đáng buồn đến thế.
Thật vậy, trong số hơn sáu nghìn âm tiết ấy hoá ra chỉ có chừng hơn một nửa là thông dụng (hay gặp). Bằng chứng? Nếu không tra từ điển, chắc chả ai trong chúng ta có thể ngờ rằng tiếng mình lại có những từ, như biêu (danh), (rách) bướp, lúc lỉu, quọ, rỏn, xền, xều, xười, v.v. Hơn nữa, không ít từ ngữ thuộc loại ít gặp vừa nêu chúng ta chỉ dùng nhiều lắm là vài ba lần trong cả một đời người, nên cứ để HS tự trang bị lấy thiết tưởng đỡ mất công sức và thời giờ hơn là đưa vào SGK.
Vả chăng, con số các từ ngữ không có vấn đề CT (tức HS rất khó có cơ viết sai), chẳng hạn, có, thì, là, đi, nó, như, ạ, à, mẹ, bố, u, v.v. chiếm tới gần 1/3 trong tổng số âm tiết hay gặp còn lại.
Chúng tôi có thử tính con số đó theo bản danh sách các từ hay gặp nhất do Remarchuk & Makagonov (1976) thống kê thì thấy: tổng số các từ “không có vấn đề CT” lên đến 88/319 từ. Tính toán theo Từ điển điện tử tần số tiếng Việt hiện đại của Đặng Thái Minh & Nguyễn Vân Phổ (1991-96), kết quả thu được còn đáng lạc quan hơn: 99/ 320. Riêng với HS phát âm theo giọng Hà Nội, số từ mà các em dễ dàng viết đúng còn cao hơn thế nhiều: đến 252 từ!
Thêm vào đó, nếu biết khai thác thói quen viết lách của các em (chẳng hạn, hầu hết có xu hướng viết ch- thay vì tr-, viết d- thay vì gi-), thì số từ cần dạy còn ít hơn, bởi lẽ trong số 65 từ “có vấn đề CT” kia, những từ mở đầu bằng ch- là 19; còn bằng tr- chỉ có 12; bằng s- là 11; còn bằng x- chỉ có 4; bằng d- là 9; còn bằng gi- chỉ có 3 và bằng r- chỉ có 5; nghĩa là ta chỉ cần dạy cho HS có 12 từ với âm đầu tr, 4 từ với âm đầu x-, 3 từ với âm đầu gi-, tổng cộng là 19 ! Con số vài chục này chắc chắn sẽ càng tăng thêm sức “quyến rũ” khi ta lưu ý thêm rằng “mức độ lấp đầy văn bản” của 319 từ kia rất cao: lên đến 66,53%. Nói cách khác, hễ viết đúng CT 319 từ kia, ta có thể tránh được gần 70% lỗi CT có thể mắc.
4. Từ những gì vừa trình bày, ta có thể đi đến vài kết luận.
a. Nên biên soạn một bộ từ điển các từ hay gặp trong tiếng Việt để trên cơ sở đó tính toán và phân chia số lượng từ ngữ cần dạy cho HS từng lớp, từng năm học ở bậc phổ thông sao cho sát hợp với tình hình của từng địa phương. Tránh lối phân bố chương trình thiếu bài bản, như SGK hiện hành, để giáo viên có một tiêu chuẩn phân minh về lượng từ vựng cần viết đúng CT của từng lớp và nhất là HS khỏi phí thì giờ học những điều mà họ đã biết quá rõ, chẳng hạn, HS Hà Nội khỏi phải nhọc công với chuyện viết đúng hỏi/ngã; còn các em Thành phố Hồ Chí Minh đỡ phải khổ luyện việc phân biệt l-/n-.
b. Biên soạn một hệ thống bài tập về CT thật đa dạng và hoàn chỉnh, để HS có điều kiện rèn luyện kỹ năng nhớ mặt chữ của từng từ, và luôn tự nhắc mình : Coi chừng, đừng để cách phát âm thao túng đầu óc ta, vì diện mạo ngữ âm và diện mạo chữ viết chẳng phải lúc nào cũng tương ứng một-đối-một!”.
c. Nhân tiện xin nói thêm: đừng dạy trẻ đánh vần theo kiểu từng được sử dụng trong phong trào “xoá mù” hồi nước ta mới giành được độc lập: “i” + “tờ” Þ “tờ + i Þ ti”. Tại sao? Cách này tuy giúp trẻ chóng biết “đọc” (chỉ mất nhiều nhất là mươi tuần lễ !), nhưng đi ngược với mọi thành tựu khoa học hiện đại. Trước hết, chúng ta đọc một văn bản bằng mắt (tiếp nhận hình tượng thị giác của từ ngữ), chứ không phải bằng tai (hình tượng âm thanh), như nhiều thực nghiệm tâm lý từng chỉ rõ (xin tham khảo thêm Adreas & Adreas 1994). Hơn nữa, cách dạy này gieo vào cảm thức trong trắng của các em lối hình dung sai lạc về vỏ ngữ âm của từ ngữ, chẳng hạn:
a đi với o không thể là ao (mà phải là a + u),
a đi với u không thể là au (mà phải là ă + u),
i đi với a không thể là ia (mà phải là i + ơ), v.v.
Chẳng phải vô cớ mà hiện thời ở bất cứ quốc gia nào người ta cũng dạy HS đọc từng từ một, chứ không dạy đánh vần. Sau cùng, lối học đánh vần này lại chính là thủ phạm của “hạt sạn” CT đủ mọi loại khó dung thứ, mà HS khó tránh suốt nhiều năm về sau, và cũng là một rào cản khó vượt nhất khi họ cần học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tiếng Pháp.
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ HAY GẶP NHẤT SẮP XẾP THEO TẦN SỐ
I. Theo V. Remarchuk và R. Makagonov (1976)
1 không 2 có
3 tôi 4 anh
5 một 6 người
7 thì 8 con
9 cái 10 là
11 đi 12 lại
13 nó 14 cho
15 cũng 16 phải
17 ở 18 ra
19 như 20 đã
21 thế 22 nhà
23 làm 24 mà
25 được 26 rồi
27 ông 28 đến
29 của 30 còn
31 này 32 những
33 với 34 gì
35 nào 36 vào
37 về 38 và
39 ấy 40 cả
41 nói 42 lên
43 để 44 trong
45 nhưng 46 mình
47 bà 48 hai
49 các 50 chúng
51 chị 52 ta
53 biết 54 em
55 cứ 56 đồng
57 thấy 58 đâu
59 sao 60 nữa
61 đây 62 mới
63 thằng 64 giờ
65 đấy 66 nước
67 trên 68 mấy
69 từ 70 ăn
71 lúc 72 mặt
73 tay 74 ngày
75 đâu 76 làm
77 chứ 78 lấy
79 ai 80 chết
81 đánh 82 mẹ
83 vẫn 84 họ
85 đó 86 năm
87 việc 88 nhau
89 nhge 90 khi
91 mày 92 cô
93 bị 94 vừa
95 xuống 96 nay
97 chi 98 chưa
99 bác 100 qua
101 tiếng 102 bộ
103 vậy 104 đội
105 cháu 106 làng
107 vì 108 quá
109 trước 110 cụ
111 hay 112 hôm
113 quan 114 sau
115 à 116 ba
117 đường 118 chuyện
119 nhiều 120 bên
121 muốn 122 chạy
123 công 124 hết
125 thật 126 vợ
127 nên 128 chàng
129 nhìn 130 mắt
131 hơn 132 báo
133 bao 134 bây
135 chú 136 chị
137 kia 138 nghĩ
139 hàng 140 ạ
141 mất 142 bắt
143 đêm 144 nếu
145 ngày 146 cậu
147 hỏi 148 sáng
149 tiền 150 lần
151 bằng 152 khác
153 tao 154 nhất
155 lòng 156 thành
157 nhớ 158 theo
159 tự 160 bố
161 đứng 162 chỗ
163 thế 164 sẽ
165 xin 166 đừng
167 mỗi 168 tối
169 đang 170 đưa
171 rất 172 chân
173 chồng 174 thương
175 đời 176 cây
177 nằm 178 sự
179 xe 180 sống
181 chịu 182 lo
183 dân 184 định
185 động 186 càng
187 máy 188 buồn
189 đứa 190 lý
191 mai 192 trời
193 bảy 194 cách
195 xa 196 cần
197 cơm 198 cùng
199 sợ 200 giữa
201 khổ 202 chiếc
203 tây 204 trông
205 lẽ 206 tưởng
207 xem 208 báo
209 bỏ 210 hẳn
211 tin 212 tình
213 ý 214 ngủ
215 quanh 216 thêm
217 từng 218 vô
219 thử 220 đều
221 vui 222 xong
223 bọn 224 cao
225 chả 226 cửa
227 gần 228 lao
229 lớn 230 nhận
231 quân 232 trở
233 bán 234 bóng
235 bốn 236 chơi
237 đem 238 đủ
239 học 240 lá
241 chắc 242 cười
243 hiểu 244 áo
245 câu 246 mười
247 tới 248 u
249 chính 250 gặp
251 pháp 252 bắn
253 dưới 254 núi
255 xóm 256 bé
257 cha 258 già
259 ít 260 tâm
261 mươi 262 nhân
263 nhỏ 264 ruộng
265 súng 266 mãi
267 nuôi 268 quả
269 ban 270 sang
271 tháng 272 to
273 dài 274 đàn
275 đình 276 lâu
277 nỗi 278 số
279 cảnh 280 chiến
281 đỏ 282 đôi
283 gọi 284 thanh
285 bước 286 chủ
287 phủ 288 tìm
289 bàn 290 chung
291 mọi 292 ngọn
293 nhiêu 294 phố
295 tất 296 thân
297 tí 298 tụi
299 coi 300 gió
301 giữ 302 khó
303 thiếu 304 cuộc
305 mua 306 sáu
307 sinh 308 thường
309 tính 310 vài
311 bào 312 buổi
313 cảm 314 cơ
315 đen 316 đói
317 hình 318 hơi
319 luôn
II. Theo Đặng Thái Minh và Nguyễn Vân Phổ (1991-1996)
1 của 2 có
3 và 4 một
5 là 6 không
7 người 8 những
9 cho 10 được
11 trong 12 đã
13 các 14 khi
15 với 16 vào
17 ở 18 đến
19 để 20 cũng
21 ra 22 về
23 con 24 như
25 thì 26 còn
27 lại 28 đó
29 năm 30 phải
31 làm 32 ông
33 họ 34 này
35 thể 36 từ
37 sự 38 mà
39 nước 40 trên
41 nhiều 42 nhà
43 khác 44 chi
45 sau 46 nhưng
47 theo 48 ngày
49 chúng 50 vì
51 sẽ 52 ta
53 bị 54 thấy
55 số 56 đi
57 lên 58 thế
59 bạn 60 cái
61 tại 62 mới
63 biết 64 rất
65 hàng 66 trước
67 cách 68 mình
69 nó 70 bằng
71 anh 72 việc
73 đây 74 nào
75 nói 76 loại
77 rằng 78 nhất
79 cuộc 80 do
81 qua 82 đầu
83 cả 84 thứ
85 vẫn 86 dùng
87 sống 88 hết
89 vậy 90 tôi
91 cùng 92 nên
93 lớn 94 lúc
95 thật 96 đang
97 mặt 98 mỹ
99 đường 100 nếu
101 bà 102 ăn
103 tay 104 cây
105 lần 106 nay
107 rồi 108 đời
109 đều 110 nhau
111 em 112 ấy
113 điều 114 pháp
115 chính 116 học
117 khoảng 118 cao
119 thế 120 giới
121 ngoài 122 cô
123 hơn 124 chưa
125 kẻ 126 mỗi
127 vừa 128 cần
129 dưới 130 đất
131 nhỏ 132 ai
133 phần 134 kể
135 nơi 136 lấy
137 thịt 138 chuyện
139 máy 140 tìm
141 hình 142 bên
143 vàng 144 muốn
145 thời 146 yêu
147 sao 148 ba
149 dài 150 tới
151 mọi 152 hỏi
153 bộ 154 chữ
155 mắt 156 câu
157 hành 158 vài
159 viết 160 trẻ
161 thành 162 tuổi
163 bệnh 164 bài
165 khoa 166 học
167 vợ 168 từng
169 tháng 170 lòng
171 loài 172 tiếng
173 chết 174 phụ
175 nữ 176 tiền
177 khó 178 màu
179 nghiên 180 cứu
181 khỏi 182 chẳng
183 vùng 184 thường
185 châu 186 chân
187 ngay 188 quá
189 bỏ 190 dân
191 nữa 192 ít
193 mẹ 194 lời
195 chồng 196 bé
197 thời 198 gian
199 xem 200 chiếc
201 tên 202 đưa
203 đặt 204 nổi
205 haỹ 206 kinh
207 tế 208 mang
209 gia 210 đình
211 thuốc 212 xuống
213 đẹp 214 sức
215 tất 216 mai
217 tình 218 thêm
219 hát 220 khả
221 năng 222 phim
223 trái 224 thế
225 kỷ 226 triệu
227 xe 228 kiểu
229 sách 230 mất
231 dù 232 chó
233 tin 234 việt
235 nam 236 tạo
237 vấn 238 đề
239 da 240 đôi
241 càng 242 khách
243 tính 244 trời
245 đánh 246 thực
247 hiện 248 cứ
249 đầu 250 tiên
251 đối 252 với
253 kia 254 khá
255 phòng 256 kỹ
257 thuật 258 nhìn
259 lá 260 đàn
261 ông 262 cửa
263 nghe 264 vị
265 đủ 266 chất
267 sông 268 trung
269 quốc 270 đem
271 chơi 272 sang
273 kéo 274 nhận
275 trở 276 thành
277 chịu 278 chung
279 dễ 280 bột
281 tốt 282 trường
283 vua 284 bắt
285 cổ 286 sử
287 dụng 288 phía
289 hạnh 290 phúc
291 bởi 292 phát
293 triển 294 đáng
295 đúng 296 hãng
297 biển 298 cá
299 mua 300 uống
301 bánh 302 sáng
303 riêng 304 lâu
305 tiêu 306 xã
307 hội 308 tim
309 trắng 310 bay
311 đâu 312 luôn
313 đá 314 đọc
315 thơ 316 nằm
317 nhật 318 bàn
319 chỗ 320 bước
* Xin tham khảo theâm treân tạp chí “Thoâng tin khoa học vaø coâng nghệ“ của Sở Khoa học, Coâng nghệ vaø Moâi trường Thừa Thieân – Huế, số 3-1996 hoặc treân tạp chí NGOÂN NGÖÕ & ÑÔØI SOÁNG, soá 4 -1997.