Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa, và Dân chủ: Trình tự Phát triển Con Người (kỳ 11)

Donald InglehartChristian Welzel

Nguyễn Quang A dịch

NXB Dân Khí – 2022

Nguyên bản: Modernization, Cultural Change, and Democracy: The Human Development Sequence. Cambridge University Press, 2005.

undefined

8. Liên kết Nhân quả giữa các Giá trị Dân chủ và các Định chế Dân chủ

Phân tích Kinh nghiệm

Các Giải thích Thể chế versus Văn hóa

Chương trước thảo luận sự liên kết nhân quả giữa các giá trị quần chúng và các định chế dân chủ từ quan điểm của một lý thuyết về sự phát triển con người. Chương này kiểm định các kỳ vọng lý thuyết này về mặt kinh nghiệm, sử dụng các số đo về các định chế dân chủ và các giá trị quần chúng từ nhiều xã hội. Sự liên kết mạnh giữa các giá trị quần chúng và các định chế dân chủ đã được giải thích cả về mặt thể chế và văn hóa – và hai diễn giải có các ngụ ý khác nhau hoàn toàn.

Sự giải thích thể chế cho rằng việc sống dưới các định chế dân chủ gây ra các giá trị ủng hộ dân chủ để nổi lên giữa công chúng. Sự giải thích văn hóa đảo ngược mũi tên nhân quả, cho rằng các giá trị quần chúng ủng hộ dân chủ là thuận lợi cho sự nổi lên và sự sống sót của các định chế dân chủ. Có thể hình dung được rằng có thể có các hiệu ứng có đi có lại trong mối quan hệ giữa các định chế dân chủ và các giá trị quần chúng dân chủ, trong trường hợp đó câu hỏi then chốt là liệu mũi tên nhân quả có là mạnh theo một chiều hơn theo chiều kia. Sự giải thích thể chế cho rằng kinh nghiệm dân chủ có trước của một xã hội có tác động nhân quả mạnh hơn lên văn hóa quần chúng của nó. Sự giải thích văn hóa cho rằng các giá trị quần chúng của một xã hội có tác động nhân quả lên thành tích dân chủ sau đó của nó.

Chương trước phác họa một số lý do lý thuyết vì sao sự giải thích văn hóa về mối quan hệ giữa các giá trị quần chúng và dân chủ là hợp lý hơn sự giải thích thể chế. Trong chương này chúng ta xem xét một cơ sở bằng chứng rộng hơn, sử dụng các phân tích định lượng để kiểm định liệu bằng chứng kinh nghiệm ủng hộ sự giải thích văn hóa hay thể chế. Phân tích của chúng tôi tập trung vào dân chủ “tự do” bởi vì lý thuyết của chúng tôi ngụ ý rằng sự phát triển con người liên kết một cách cố hữu với các khía cạnh giải phóng của dân chủ. Chúng tôi tiến hành theo bốn bước.

Thứ nhất, chúng tôi xem xét mức mà các quyền dân sự và chính trị tạo thành dân chủ tự do được thể chế hóa về mặt hình thức. Làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba đã truyền bá dân chủ tự do vào một số nước mới. Việc tập trung vào các thay đổi xảy ra trong thời kỳ này làm cho có thể để thực hiện một sự kiểm định dọc của quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ tự do. Chúng ta có thể kiểm định liệu các giá trị tự-thể hiện được đo trong làn Sóng thứ Ba có một tác động mạnh hơn lên dân chủ tự do sau làn Sóng thứ Ba, hay liệu các giá trị này chủ yếu đã là kết quả của bao nhiêu dân chủ tự do đã có mặt trước làn Sóng thứ Ba.

Thứ hai, chúng tôi giải quyết một trong các giả thiết căn bản – nhưng chưa bao giờ được kiểm định – của lý thuyết văn hóa chính trị: luận đề phù hợp (congruence thesis). Theo luận đề này, các định chế chính trị chắc không có khả năng tồn tại trừ phi chúng thích hợp với văn hóa quần chúng cơ sở. Vì thế, các sự dịch chuyển tới dân chủ sẽ phản ánh bao nhiêu sự không phù hợp (incongruence) đã hiện diện giữa các đòi hỏi quần chúng cho dân chủ và sự thiếu vắng các định chế dân chủ: các đòi hỏi quần chúng cho dân chủ [cầu dân chủ của quần chúng] càng vượt mức độ có mặt các định chế dân chủ [cung dân chủ], thì càng có khả năng rằng một sự dịch chuyển tới dân chủ sẽ xảy ra. Chúng tôi cũng kiểm định luận đề ngược lại, rằng các chế độ dân chủ sẽ không bền bỉ nếu chúng liên kết với một văn hóa quần chúng chủ yếu độc đoán. Chúng tôi đo cả hai loại không phù hợp và kiểm định liệu nó có giúp giải thích các sự dịch chuyển tới dân chủ đã xảy ra trong làn Sóng thứ Ba.

Thứ ba, sự thể chế hóa các quyền tự do dân sự và chính trị là một thành phần cần của dân chủ tự do, nhưng nó không đủ để làm cho dân chủ hiệu quả đích thực. Dân chủ tự do có hiệu quả chỉ nếu các elite thực hiện quyền lực nhà nước theo những cách tôn trọng và phản ánh các quyền của nhân dân. Dân chủ hiệu quả phải dựa vào luật trị [rule of law] (Rose, 2001). Vì thế, chúng tôi sử dụng các số đo về hành vi elite tôn trọng pháp luật để định vị các xã hội trên một thể liên tục phản ánh các mức độ khác nhau của dân chủ hiệu quả. Thể liên tục này cho biết mức mà các quyền tự do dân sự và chính trị được thể chế hóa về mặt hình thức và được các elite chính trị tôn trọng trong thực tế. Sau đó chúng tôi sử dụng số đo này để kiểm định liệu các giá trị tự-thể hiện trước hay truyền thống dân chủ của một xã hội đóng vai trò chính trong việc định hình mức mà một nước có dân chủ hiệu quả.

Thứ tư, vì sự phân biệt giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả chỉ có ý nghĩa nếu các sự khác biệt đáng kể giữa hai phiên bản này của dân chủ tự do, chúng tôi trực tiếp xem xét sự khác biệt này. Chúng tôi tìm thấy rằng các giá trị tự-thể hiện hoạt động như một lực xã hội giúp làm giảm khoảng cách giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả.

Các phân tích này kiểm định sự phụ thuộc của dân chủ tự do vào các giá trị tự-thể hiện từ bốn góc nhìn khác nhau. Và cả bốn kiểm định đều chỉ tới cùng kết luận, cho biết rằng các giá trị tự-thể hiện có một tác động nhân quả lớn đến dân chủ tự do.

Định nghĩa Dân chủ

Người ta đo dân chủ thế nào một phần phụ thuộc vào tiêu điểm lý thuyết của người ta (D. Collier and Adcock, 1999). Cách tiếp cận của chúng tôi – khái niệm về phát triển con người – tập trung vào quyền tự do lựa chọn. Từ quan điểm này, khía cạnh tự do của dân chủ là quan trọng nhất bởi vì các quyền tự do dân sự và chính trị cho nhân dân quyền để thực hiện các sự lựa chọn tự do trong các hoạt động tư và công của họ (Berlin, 1969; Rose, 1995, 2001; Sen, 1999). Các quyền tự do dân sự và chính trị trao quyền cho các công dân để đưa ra các sự lựa chọn tự trị trong việc định hình cuộc sống của họ. Suốt lịch sử, sự tìm kiếm các quyền tự do dân sự và chính trị đã cung cấp một động cơ thúc đẩy chủ yếu cho nhân dân để đấu tranh vì dân chủ, tìm kiếm sự tự-quyết chính trị (Macpherson, 1977; Markoff, 1996; Foweraker and Landman, 1997; Shapiro, 2003). Sự tham gia quần chúng vào các phong trào giải phóng và các cuộc vận động tự do là một yếu tố cốt yếu của dân chủ hóa (Bernhard, 1993; Casper and Taylor, 1996; R. Collier, 1999; McAdam, Tarrow, and Tilly, 2001).

Các quyền tự do dân sự và chính trị xác định phạm vi lựa chọn mà nhân dân phải định hình đời sống của họ theo các giá trị của riêng họ. Các quyền bỏ phiếu là một phần quan trọng của lịch sử nhưng chỉ là một phần, như thế sẽ là không thích đáng để chú tâm hẹp vào chúng. Dân chủ bàu cử có thể dễ dàng bị lạm dụng để che giấu các thiếu sót nghiêm trọng trong sự thực hành thật sự của các quyền tự do dân sự và chính trị. Dưới cấu trúc hình thức của một nền dân chủ bàu cử, các cơ chế độc đoán có thể xác định cái gì thực sự xảy ra, như là đúng trong nhiều nhà nước kế vị Soviet (Rose, 2001). Sức mạnh nhân dân không nằm một mình trong các quyền bỏ phiếu và quyền bỏ phiếu phổ quát mà đòi hỏi một bộ rộng hơn của các quyền tự do dân sự và chính trị. Theo Isaiah Berlin (1969), các quyền tự do này gồm các quyền đối với quyền tự do ra quyết định riêng tư (quyền tự do “phủ định (negative)” khỏi quyền lực nhà nước) và các quyền đối với quyền tự do ra quyết định chính trị (quyền tự do “khẳng định (positive)” đối với quyền lực nhà nước).

Przeworski and Limongi (1997) sử dụng một sự phân loại phân đôi đơn giản chia các chế độ chính trị thành các nền dân chủ và phi dân chủ. Ngoài các thiếu sót quan niệm và phương pháp luận nghiêm trọng (về điểm này, xem một phê bình mạnh mẽ của Elkins, 2000), cách tiếp cận này có thể thích hợp nếu người ta chỉ quan tâm đến dân chủ bàu cử. Vì một nước hoặc có hay không có các đại diện và chính phủ được bàu một cách tự do (D. Collier and Adcock, 1999). Nhưng sự đơn giản hóa nhị phân như vậy không áp dụng cho dân chủ tự do (Bollen and Paxton, 2000). Thay cho là hoàn toàn hiện diện hay vắng mặt, các yếu tố của dân chủ tự do hiện diện hay vắng mặt theo các mức đội khác nhau. Có các sự khác biệt khổng lồ về mức độ mà các nước được phân loại phân đôi như các chế độ phi dân chủ thực sự thực hiện hay đàn áp các quyền tự do. Trong một sự phân loại phân đôi, chẳng hạn, Singapore được phân loại như một chế độ không dân chủ, đánh đồng nó với Bắc Triều Tiên, mặc dù hầu như tất cả các nhà quan sát đồng ý rằng Bắc Triều Tiên đàn áp các quyền tự do dân sự và chính trị nghiêm trọng hơn Singapore rất nhiều. Dân chủ tự do là một vấn đề về mức độ, bắc qua thể liên tục từ sự vắng mặt hoàn toàn của các quyền tự do dân sự và chính trị đến sự hiện diện đầy đủ của chúng. Trong dân chủ tự do, các cuộc bầu cử chỉ là một thành phần quan trọng giữa nhiều thành phần.

image

Khoảng cách hai năm (các trung bình di động)

HÌNH 8.1. Các sự dịch chuyển tới và khỏi dân chủ trên thế giới như một toàn thể, 1973–2001.

Chúng tôi kết hợp số điểm Freedom House cho các quyền tự do dân sự và chính trị (Freedom House, 2002)[1] để đo mức độ mà dân chủ tự do hiện diện một cách hình thức – chí ít trên giấy. Mặc dù có các số đo thay thế, như số điểm Chính thể (Polity) do Marshall and Jaggers (2000) phát triển, chúng tôi sử dụng số điểm Freedom House bởi vì quan điểm lý thuyết của chúng tôi tập trung vào sự lựa chọn con người. Từ quan điểm này, quyền tự do ra quyết định và các quyền bảo vệ nó là các yếu tố cốt yếu nhất của dân chủ. Như thế, mức độ mà dân chủ tự do hiện diện chính thức được đo trên một thang từ 0 đến 12 như sau:image

Theo dõi làn Sóng Dân chủ hóa thứ Ba

Sử dụng số đo này về sự tồn tại hình thức của dân chủ tự do, Hình 8.1 cho thấy khi nào các dịch chuyển đáng kể tới và rời xa dân chủ xảy ra từ 1972 đến 2002. Các đường xu hướng riêng biệt cho thấy số nước di chuyển tới nhiều dân chủ hơn (bằng việc có được các quyền tự do dân sự và chính trị) và số nước di chuyển tới ít dân chủ hơn (bằng việc mất các quyền tự do dân sự và chính trị) trong một năm cho trước. Huntington (1991) xác định sự bắt đầu của làn Sóng thứ Ba quay lại giữa-các năm 1970 khi các chuyển đổi sang dân chủ xảy ra ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Hy Lạp. Nhưng viết sớm hơn – trong 1984 – ông đã không phát hiện ra một xu hướng dân chủ; vào lúc đó, ông trả lời không cho câu hỏi “Sẽ có nhiều nước hơn trở thành dân chủ?”. Tuy nhiên, trong cuốn sách 1991 của mình nhìn lại ông cho rằng các cuộc chuyển đổi ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Hy Lạp là khởi đầu của làn Sóng thứ Ba. Thực ra, đấy là các điềm báo trước của một làn sóng dân chủ hóa vẫn còn để đến, như bằng chứng in Hình 8.1 cho biết.

Bằng chứng kinh nghiệm trong Hình 8.1 không ủng hộ sự định thời gian của Huntington về làn Sóng thứ Ba. Như nó cho thấy, đến 1987 những thay đổi theo hướng dân chủ hơn ở một số nước đã bị bù bởi những thay đổi tới ít dân chủ hơn ở các nước khác, với một trung bình hai đến ba hay đổi theo cả hai hướng. Như thế, đã không có sự dịch chuyển toàn cầu nào tới dân chủ tự do trước 1987: các chuyển đổi sang dân chủ ở Nam Âu trong các năm 1970 bị đối trọng bởi những thay đổi theo hướng ngược lại ở nơi khác. Các phân tích khác gần đây chỉ ra cùng kết luận (Kurzman, 1998).

Hình 8.1 cho thấy không dịch chuyển lớn toàn cầu nào tới dân chủ cho đến cuối các năm 1980. Nhưng bắt đầu khoảng 1987, một “sự bùng nổ dân chủ hóa” (Doorenspleet, 2000) thực sự xảy ra bên trong một thời kỳ tám năm, thiết lập một đường phân nước lịch sử lớn giữa các mức dân chủ trước 1987 và sau 1996.

Các phân tích của chúng tôi nhận ra thời kỳ quan trọng về mặt lịch sử này, phân tích tác động của các giá trị lên dân chủ khi các điều kiện quốc tế thuận lợi làm cho các chuyển đổi sang dân chủ là có thể. Phân tích nhiều sự thay đổi xảy ra trong thời kỳ này làm cho có thể để thực hiện một kiểm định có cơ sở rộng rãi về mức độ mà một văn hóa ủng hộ dân chủ dẫn đến sự nổi lên của các định chế dân chủ, hay liệu các định chế dân chủ tạo ra một văn hóa ủng hộ dân chủ. Chúng tôi giả thuyết rằng các nhân tố văn hóa định hình các mức dân chủ mạnh hơn các định chế dân chủ định hình văn hóa. Việc này ngụ ý rằng các mức cho trước của các giá trị tự-thể hiện ảnh hưởng đến các mức tiếp sau của dân chủ mạnh hơn các mức trước của dân chủ dân chủ ảnh hưởng đến các mức cho trước của các giá trị tự-thể hiện. Phân tích của chúng tôi sẽ tập trung vào sự dịch chuyển toàn cầu giữa các mức dân chủ đã hiện diện trước 1987 và các mức dân chủ hiện diện sau 1996. Chúng tôi sẽ phân tích các sự thay đổi xảy ra trong thời kỳ này, theo số điểm của các nước quanh thế giới. Nhằm để làm giảm tác động của các thăng giáng ngẫu nhiên trước 1987 và sau 1996, chúng tôi sử dụng các mức dân chủ trong giai đoạn sáu năm trước và sau hai thời điềm này như các đường cơ sở “trước” và “sau” của chúng tôi. Nói cách khác, chúng tôi xem xét các thay đổi xảy ra giữa mức dân chủ trung bình hiện diện từ 1981 đến 1986 và mức dân chủ trung bình hiện diện từ 1997 đến 2002. Sử dụng các phân tích hồi quy trình tự thời gian, chúng tôi đo (1) các mức cho trước của các giá trị tự-thể hiện đã ảnh hưởng mạnh thế nào đến các mức sau đó của dân chủ trong 1997–2002; rồi chúng tôi so sánh kết quả này với (2) các mức trước của dân chủ trong 1981–86 đã ảnh hưởng mạnh thế nào đến các mức tiếp sau của các giá trị tự-thể hiện – kiểm soát cho sự phát triển kinh tế xã hội và sự tự tương quan theo thời gian, trong cả hai trường hợp.

Phân tích Thống kê về Tính nhân quả

Việc nhận diện hướng nhân quả trong một mối quan hệ thống kê là phức tạp. Nhưng là có thể, miễn là người ta có dữ liệu cho phép người ta mô hình ba điều kiện cơ bản của tính nhân quả: thứ tự thời gian, sự không xác thực (spuriousness), và sự tự tương quan (xem Cox and Wermuth, 2001).

Thứ tự thời gian ngụ ý rằng tác động của một biến độc lập X lên một biến phụ thuộc Y chỉ có thể được xem là nhân quả nếu X được đo trước Y, bởi vì các nguyên nhân phải đi trước các kết quả. Thí dụ, một tương quan mạnh giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ không thể được diễn giải như một tác động nhân quả của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ nếu các giá trị tự-thể hiện được đo đồng thời hay muộn hơn dân chủ. Nếu các giá trị tự-thể hiện gây ra dân chủ, chúng phải có trước dân chủ.

Điều kiện thứ hai, sự không xác thực hay giả (spuriousness), đòi hỏi chúng ta kiểm định liệu tác động của một biến độc lập X lên một biến phụ thuộc Y có giữ vững khi ta kiểm soát cho các biến thứ ba liên quan. Việc này là cần nhằm loại trừ khả năng rằng tác động của X lên Y chỉ là một tác động lạ của một biến thứ ba Z, mà gây ra cả X và Y. Trong trường hợp này tác động của X lên Y sẽ là không xác thực. Nếu điều này đúng, tác động của X lên Y sẽ biến mất khi ta kiểm soát cho Z. Thí dụ, tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ không thể được coi là nhân quả nếu nó biến mất khi ta kiểm soát cho các mức phát triển kinh tế xã hội. Trong trường hợp này, sự phát triển kinh tế xã hội hoạt động như nguyên nhân chung của cả các giá trị tự-thể hiện và dân chủ, nhưng bản thân các giá trị tự-thể hiện không gây ra dân chủ – chúng sẽ cho thấy một tác động lên dân chủ chỉ trong chừng mực chúng liên kết với sự phát triển kinh tế xã hội.

Sự tự tương quan, điều kiện thứ ba, đòi hỏi chúng ta kiểm định liệu tác động của X lên Y giữ vững khi ta kiểm soát cho các số đo trước của Y. Nếu nó không đứng vững, X chẳng thêm gì vào sự giải thích các thay đổi trong Y theo thời gian. Như thế, một tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ chỉ được coi là nguyên nhân nếu nó giữ vững khi ta kiểm soát cho các số đo sớm hơn của dân chủ. Điều này được biết đến như “tính nhân quả-Granger” (Granger, 1969): nếu các mức của một biến hầu như hoàn toàn được giải thích bởi các mức trước của biến này, thì các nhân tố ngoại sinh có thể không có tác động nhân quả mạnh nào (ít phương sai được để lại cho chúng để giải thích).

Trong phần tiếp theo, chúng tôi mô hình mỗi trong ba điều kiện của tính nhân quả, đầu tiên một cách tách biệt và sau đó đồng thời, trong các hồi quy trong đó chúng tôi đảo ngược các biến phụ thuộc và độc lập, thay đổi thứ tự thời gian của chúng một cách tương ứng.

Chúng tôi có các số đo của các giá trị tự-thể hiện trong thời kỳ liên quan cho 61 nước với bối cảnh văn hóa đa dạng, kể cả một số lớn các nước trở thành dân chủ trong làn Sóng thứ Ba, như Hàn Quốc, Đài Loan, Chile, Ba Lan, Hungary, Nga, và Nam Phi. Các giá trị này được đo khoảng 1990 và 1995, vào thời gian bên trong thời kỳ chyển đổi lịch sử được thấy trong Hình 8.1.[2] Như thế, các số đo của chúng tôi về các giá trị tự-thể hiện đã được lấy sau số đo trước-chuyển đổi của chúng tôi về dân chủ (trong 1981–86) và trước các số đo sau-chuyển đổi của chúng tôi về dân chủ (trong 1997–2002). Nhằm để định vị số đo về các giá trị tự-thể hiện càng sớm càng tốt trong thời kỳ chuyển đổi, chúng tôi sử dụng số đo được đo quanh 1990 hễ khi nào nó sẵn có – mà áp dụng cho 41 xã hội.[3] Cho 20 xã hội còn lại, chúng tôi sử dụng số đo từ 1995. Việc sử dụng số đo sau cùng này là khả thi bởi vì sự tự tương quan thời gian mạnh giữa các số đo tổng hợp của các giá trị tự-thể hiện trong đầu và giữa-các năm 1990: có một tương quan r = 0,94 cho 30 nước mà cả hai số đo là sẵn có. Do đó, các giá trị tự-thể hiện được đo quanh 1995 là một chỉ báo tốt về mức các giá trị tự-thể hiện hơi sớm hơn quanh 1990.[4] Phần lớn các sự đo lường được tiến hành gần thời gian sớm hơn như thế về trung bình các giá trị tự-thể hiện được đo trong 1992 (chúng tôi sẽ nhắc tới số đo này như “số đo đầu các năm 1990”). Trong mọi trường hợp, các giá trị tự-thể hiện được đo trước mức sau-chuyển đổi của dân chủ trong 1997–2002, tức là, trước khi các nền dân chủ mới của làn Sóng thứ Ba đã ổn định về mức dân chủ sau-chuyển đổi của chúng.

Bởi vì các nguyên nhân phải đi trước các kết quả, chúng tôi sử dụng sự đánh thứ tự thời gian “trước-chuyển đổi” (1981–86), “giữa-chuyển đổi” (đầu các năm 1990), và “sau-chuyển đổi” (1997–2002) trong các hồi quy thứ tự-thời gian trong đó chúng tôi kiểm định dân chủ trước-chuyển đổi như một bộ tiên đoán của các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi; và các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi như một bộ tiên đoán của dân chủ sau-chuyển đổi. Nếu sự diễn giải thể chế về mối quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ là đúng, thì dân chủ trước-chuyển đổi phải có một tác động mạnh lên các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi hơn các giá trị này có lên dân chủ sau-chuyển đổi. Nếu diễn giải văn hóa là đúng, và các giá trị tự-thể hiện là thuận lợi cho dân chủ, thì điều ngược lại phải đúng.

Nhưng mô hình này vẫn quá đơn giản. Nhằm để kiểm định hướng nguyên nhân trong mối quan hệ giữa hai biến, ta không chỉ phải đưa các biến phụ thuộc và độc lập vào thứ tự thời gian đúng, sao cho biến độc lập được đo sớm hơn biến phụ thuộc. Ta cũng phải kiểm định liệu tác động của biến trước lên biến tiếp sau vẫn giữ vững khi ta kiểm soát cho các biến có thể liên quan khác. Trong trường hợp này, chúng ta biết rằng cả các giá trị tự-thể hiện và dân chủ tự do tương quan mạnh với sự phát triển kinh tế xã hội – mà có nghĩa hoàn toàn có thể hình dung được rằng sự phát triển kinh tế xã hội gây ra cả hai. Để kiểm định liệu điều này có đúng không, chúng ta phải kiểm định liệu quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ vẫn có ý nghĩa khi chúng ta kiểm soát cho ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, chúng tôi sẽ sử dụng sự phát triển kinh tế xã hội như một biến độc lập thêm trong hồi quy của giá trị tự-thể hiện lên dân chủ trước và hồi quy của dân chủ lên các giá trị tự-thể hiện trước.

Cần thêm một bước nữa để cho phép chúng ta rút ra các kết luận về hướng nhân quả của mối quan hệ giữa dân chủ tự do và các giá trị tự-thể hiện. Chúng ta phải tính đến sự thực rằng các biến có khuynh hướng tự tương quan theo thời gian. Một biến có thể phụ thuộc-con đường mạnh, như thế các mức sớm hơn của biến này giải thích hầu hết phương sai trong các mức muộn hơn, để lại ít phương sai để được giải thích bởi các nhân tố khác. Chúng tôi kỳ vọng điều này là thế với các giá trị tự-thể hiện bởi vì chúng tôi biết rằng các mức của các giá trị này tương quan mạnh theo thời gian (phản ánh sự thực rằng chúng tích tụ trong quá trình tiến hóa từ từ). Do đó, chúng tôi không kỳ vọng rằng các mức trước của dân chủ sẽ giải thích nhiều phương sai trong các giá trị tự-thể hiện một khi chúng tôi kiểm soát cho các mức trước của các giá trị tự-thể hiện. Mặt khác, như chúng ta đã thấy, các mức của dân chủ đã có thay đổi đầy kịch tính trong làn Sóng thứ Ba, mà có nghĩa rằng các số đo trước-chuyển đổi và sau-chuyển đổi của dân chủ tương quan ít mạnh hơn theo thời gian, để lại nhiều phương sai để được giải thích bởi các nhân tố ngoại sinh, như các giá trị tự-thể hiện. Các phân tích kinh nghiệm sẽ cho thấy nếu các kỳ vọng này được bằng chứng ủng hộ.

Bước 1: Giải thích sự Hiện diện của Dân chủ Hình thức

Các giá trị tự-thể hiện có thuận lợi cho dân chủ, hay dân chủ gây ra một văn hóa nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện? Các Hình 8.2a–c tóm tắt các kết quả của sáu mô hình hồi quy kiểm định hai lựa chọn thay thế này. Tại mỗi trong các đồ thị này, các mô hình hồi quy trong nửa trên sử dụng các giá trị tự-thể hiện được đo trong đầu các năm 1990 như một bộ tiên đoán về dân chủ sau-chuyển đổi được đo trong 1997–2002. Các đồ thị trong nửa dưới xem xét khả năng nguyên nhân ngược lại, sử dụng dân chủ trước-chuyển đổi được đo trong 1981–86 như một bộ tiên đoán về các giá trị tự-thể hiện trong đầu các năm 1990.

image

HÌNH 8.2a. Cái gì gây ra cái gì? Kiểm định thứ tự thời gian, kiểm soát cho biến thứ ba.

Trong hai mô hình của Hình 8.2, chúng tôi sử dụng index “sức mạnh nguồn lực” của Vanhanen như một bộ tiên đoán thêm (Vanhanen, 1997). Đấy là một index về các nguồn lực kinh tế xã hội cho biết mức và sự phân bố của các nguồn lực vật chất, nhận thức, và xã hội. Nó gồm các số đo về phân bố tài sản và thu nhập, đề cập đến các nguồn lực kinh tế; các số đo tổng hợp về giáo dục, đề cập đến phân bố của các nguồn lực nhận thức; và các chỉ báo về tính phức tạp xã hội, đo các nguồn lực xã hội sẵn có cho các cá nhân bị phơi ra cho các tương tác con người đa dạng của các xã hội phức tạp.[5] Index này cung cấp một số đo có cơ sở rộng của các nguồn lực kinh tế xã hội, hay sự hiện đại hóa của một xã hội, và nó được đo trước biến phụ thuộc tương ứng.[6]

image

HÌNH 8.2b. Kiểm định thứ tự thời gian, kiểm soát cho sự tự tương quan.

Trong hai mô hình của Hình 8.2b, một số đo của biến phụ thuộc tương ứng tại một thời gian sớm hơn được đưa vào như một bộ tiên đoán thêm để kiểm soát cho sự tự tương quan của biến này theo thời gian. Cuối cùng, ở hai mô hình trong Hình 8.2c, cả các nguồn lực kinh tế xã hội và số đo trước của biến phụ thuộc được dùng như các bộ tiên đoán.

Các kết quả của bài tập này là dễ hiểu. Thứ nhất, kiểm soát cho các nguồn lực kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi có một tác động hết sức có ý nghĩa lên dân chủ sau-chuyển đổi (Hình 8.2a, mô hình trên). Tác động này thậm chí mạnh hơn tác động các nguồn lực kinh tế xã hội lên dân chủ sau-chuyển đổi. Vì thế, tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ không phải là một thành phần lạ (artifact) của sự phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù bản thân các giá trị tự-thể hiện bị định hình bởi các nguồn lực kinh tế xã hội, chúng có một tác động độc lập đáng kể lên dân chủ.

image

HÌNH 8.2c. Kiểm định thứ tự thời gian, kiểm soát cho biến thứ ba và sự tự tương quan.

Thứ hai, khi chúng tôi kiểm soát cho các nguồn lực kinh tế xã hội, dân chủ trước-chuyển đổi không có tác động có ý nghĩa nào lên các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi (Hình 8.2a, nửa dưới), trong khi đó các nguồn lực kinh tế xã hội có một tác động nổi bật lên các giá trị này. Như thế, mặc dù mức sớm hơn của một xã hội về dân chủ cho thấy một tương quan bậc-zero với mức tiếp sau của nó về các giá trị tự-thể hiện (r = 0,78), sự liên kết này là một thành phần lạ của sự phát triển kinh tế xã hội, và sự tương quan này biến mất khi ta giữ sự phát triển không đổi.

 

image

Năm đo dân chủ

HÌNH 8.3. Tương quan giữa các giá trị tự-thể hiện và các mức trước và đến sau của dân chủ.

Hình 8.3 cho một cái nhìn đồ thị về phát hiện này. Kiểm soát cho các nguồn lực kinh tế xã hội, hình minh họa sự thực rằng chúng ta tìm thấy các tương quan mạnh hơn giữa các giá trị tự-thể hiện và các số đo đến sau của dân chủ so với giữa các giá trị tự-thể hiện và các số đo trước của dân chủ rất nhiều: nói cách khác, mối quan hệ là mạnh hơn nhiều khi chúng ta xem các giá trị tự-thể hiện như gây ra dân chủ so với khi chúng ta xem dân chủ như gây ra các giá trị tự-thể hiện. Chúng ta tìm thấy một bước nhảy về cường độ của các tương quan khi sự chuyển đột ngột xảy ra từ việc dân chủ được đo theo thời gian trước các giá trị tự-thể hiện sang việc dân chủ được đo cùng thời và sau các giá trị tự-thể hiện. Kiểm soát cho sự phát triển kinh tế xã hội, các số đo trước theo thời gian của dân chủ hầu như không tương quan với số đo đầu các năm 1990 của các giá trị tự-thể hiện; nhưng các số đo cùng thời và đến sau của dân chủ, cho thấy các tương quan dương mạnh và hết sức có ý nghĩa với các giá trị tự-thể hiện. Điều này cho biết rằng sự biến thiên trong các giá trị tự-thể hiện mà tồn tại độc lập với các nguồn lực kinh tế xã hội không bị tác động bởi các mức trước của dân chủ. Ngược lại, sự biến thiên độc lập này trong các giá trị tự-thể hiện tác động đến các mức đến sau của dân chủ, ngay cả khi chúng ta kiểm soát cho các nguồn lực kinh tế xã hội.[7] Hơn nữa, bởi vì cường độ của các tương quan trong Hình 8.3 tăng lên, là rõ rằng dân chủ tự do và các giá trị tự-thể hiện đã di chuyển vào sự phù hợp sát hơn với nhau. Tuy vậy, chỉ các số đo dân chủ thay đổi trong phân tích này, trong khi đó các giá trị tự-thể hiện vẫn không thay đổi. Vì thế, động học trong Hình 8.3 chứng minh rằng các mức dân chủ điều chỉnh với sự nhấn mạnh cho trước của một xã hội đến các giá trị tự-thể hiện – mà cho biết một tác động nhân quả của các giá trị mức cá nhân lên các định chế.

Hình 8.2b xem xét mối quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ, kiểm soát cho sự tự tương quan thời gian của biến phụ thuộc, dân chủ. Như nó cho biết, các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi cho thấy một tác động mạnh và hết sức có ý nghĩa lên dân chủ sau-chuyển đổi, cho dù chúng ta kiểm soát cho dân chủ trước-chuyển đổi (Hình 8.2b, nửa trên).[8] Và các mức trước-chuyển đổi của dân chủ không có tác động có ý nghĩa nào lên dân chủ sau-chuyển đổi, kiểm soát cho các giá trị tự-thể hiện giữa chuyển đổi. Các kết quả này phản ánh sự thực rằng dân chủ đã trải qua những thay đổi lớn ở nhiều nước trong thời kỳ chuyển đổi – và rằng lượng của sự thay đổi phụ thuộc một mức độ đáng kể vào cường độ của các giá trị tự-thể hiện đã hiện diện trong xã hội vào lúc bắt đầu chuyển đổi. Ngược lại, khi kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian trong các giá trị tự-thể hiện, dân chủ trước-chuyển đổi có một tác động tương đối yếu lên các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi (Hình 8.2b, nửa dưới),[9] phản ánh sự thực rằng các giá trị tự-thể hiện là phụ thuộc-con đường mạnh, để lại ít phương sai để được giải thích bởi dân chủ trước.

Việc đưa vào cả hai sự kiểm soát đồng thời xác nhận các kết quả trước, như Hình 8.2c chứng minh. Các giá trị tự-thể hiện được đo gần sự bắt đầu thời kỳ chuyển đổi có một tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa lên dân chủ sau-chuyển đổi, trong khi các nguồn lực kinh tế xã hội có một tác động yếu hơn nhưng vẫn có ý nghĩa lên dân chủ (Hình 8.2c, nửa trên). Ngược lại, khi chúng tôi kiểm soát cho các giá trị tự-thể hiện và các nguồn lực kinh tế xã hội, các mức trước-chuyển đổi của dân chủ không có tác động có ý nghĩa nào lên các giá trị tự-thể hiện (Hình 8.2c, nửa dưới). Các giá trị tự-thể hiện phụ thuộc trên hết vào các mức trước riêng của chúng và cũng bị ảnh hưởng một cách có ý nghĩa bởi sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng chúng không bị ảnh hưởng bởi các mức trước-chuyển đổi của dân chủ. Một văn hóa nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện không có vẻ phản ánh sự tồn tại trước của dân chủ tự do, nhưng là thuận lợi cho dân chủ tự do.

Nếu chúng ta tính đến trình tự lịch sử của làn Sóng thứ Ba, mối quan hệ giữa dân chủ tự do và các giá trị tự-thể hiện không thể được diễn giải như do tác động của các định chế dân chủ lên các giá trị quần chúng. Bằng chứng từ số điểm của các nước phủ nhận thẳng thừng sự giải thích thể chế của mối quan hệ này. Kiểm soát cho thứ tự thời gian, sự không xác đáng, và sự tự tương quan, các giá trị tự-thể hiện có một tác động nhân quả có ý nghĩa và mạnh lên dân chủ đến sau, nhưng sự đảo ngược không đúng. Bằng chứng ủng hộ mạnh mẽ sự giải thích văn hóa, hơn là sự giải thích thể chế, của mối quan hệ giữa các giá trị quần chúng và các định chế dân chủ.

Tương quan 0,89 giữa số đo tổng hợp của sự tự-thể hiện trong 1981 và 1990 dựa vào 21 nước đã được đo vào cả hai thời điểm.[10]

Hầu hết các nước này là các nền dân chủ Tây phương lâu đời. Có phải sự tự tương quan theo thời gian mạnh mà chúng tôi thấy giữa các giá trị tự-thể hiện trong 1981 và 1990 là độc nhất cho các nền dân chủ ổn định? Rõ ràng không, vì chúng tôi cũng có dữ liệu từ 4 xã hội được khảo sát trong 1981 nhưng vẫn chưa là các nền dân chủ – Hàn Quốc, Hungary, Nam Phi, và Mexico. Các nước này cho thấy sự ổn định về các giá trị tự-thể hiện của họ không ít hơn được tìm thấy trong các nền dân chủ ổn định. Giữa các nền dân chủ lâu đời, các giá trị tự-thể hiện đã thay đổi trung bình 10 phần trăm của mức tích lũy của chúng từ 1981 đến 1990. Tại Hungary chúng đã thay đổi 12 phần trăm, ở Mexico 5 phần trăm, ở Nam Phi 4 phần trăm, và ở Hàn Quốc 0,5 phần trăm. Bởi vì các thay đổi này giải thích cho một tỷ lệ nhỏ của các mức trong các giá trị tự-thể hiện được tích tụ theo thời gian, các thay đổi này tác động đến vị trí tương đối của một xã hội rất ít, như thế các xã hội với các giá trị tự-thể hiện tương đối mạnh trong 1981 vẫn có các giá trị tự-thể hiện tương đối mạnh mười năm sau. Tính ổn định tương đối theo thời gian trong các giá trị tự-thể hiện đặc trưng cho tất cả các kiểu xã hội, ngay cả các nhà nước kế vị Soviet, trong đó chúng tôi đã đo những sự sụt giảm đáng kể về các giá trị tự-thể hiện trong các năm gần đây. Bất chấp sự sụt giảm này, các xã hội này đã ở hầu như cùng vị trí chúng đã chiếm sớm hơn, tương đối với các xã hội khác.

Các phát hiện này làm mất hiệu lực của giả thiết rằng các giá trị tự-thể hiện được tìm thấy trong các nước chuyển đổi được tạo ra bởi các chuyển đổi này. Điều ngược lại là đúng: chúng đã giúp gây ra các chuyển đổi này. Không ngẫu nhiên rằng các sự chuyển đổi đã dừng lại hay đã đảo chiều chính xác ở các nước với các giá trị tự-thể hiện yếu nhất (thí dụ, các nhà nước kế vị Soviet trừ các nước Baltic).

Bước 2: Giải thích các sự Dịch chuyển tới và xa khỏi Dân chủ

Hãy kiểm định luận đề rằng các giá trị tự-thể hiện là thuận lợi cho dân chủ từ một góc nhìn khác. Ở đây, chúng tôi dựa vào một giả thuyết căn bản của cách tiếp cận văn hóa chính trị chưa bao giờ được kiểm định một cách tực tiếp: luận đề phù hợp (congruence thesis). Eckstein (1966), Eckstein and Gurr (1975), Almond and Verba (1963) và nhiều nhà khoa học xã hội khác cho rằng sự ổn định của các chế độ chính trị phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa các định chế chính trị và các giá trị quần chúng: các định chế chính trị phải phù hợp với các định hướng giá trị của các công dân hoặc chúng sẽ không được xem như có tính chính đáng, và sự ổn định của chúng sẽ thấp. Độ vênh giữa các giá trị quần chúng và các định chế chính trị càng lớn, chế độ sẽ càng bất ổn định. Nếu giả thuyết này là đúng, nó gợi ý rằng các sự thay đổi chế độ hoạt động như một hàm của độ vênh (sự không phù hợp) giữa các định chế và văn hóa: độ vênh càng lớn, sự thay đổi chế độ đến sau sẽ càng lớn.[11] Nếu các sự thay đổi chế độ xảy ra, chúng phải có khuynh hướng lớn nhất ở các nước bắt đầu với khoảng cách lớn nhất giữa văn hóa và các định chế. Từ góc nhìn này, các sự thay đổi chế độ có khuynh hướng thu hẹp (sửa) các độ vênh giữa văn hóa và các định chế.

BẢNG 8.1. Sự phù hợp và sự Không phù hợp về Cung Tự do và Cầu Tự do

image

Ta có thể xem sự liên kết giữa các định chế dân chủ và các giá trị tự-thể hiện như phản ánh sự phù hợp giữa cung và cầu cho tự do. Các định chế dân chủ đại diện cung thể chế của tự do bởi vì dân chủ thể chế hóa các quyền tự do dân sự và chính trị; và các giá trị tự-thể hiện tạo ra một cầu văn hóa cho tự do bởi vì các giá trị này nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn. Việc này làm cho có thể để nhận diện hai hình thức không phù hợp, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa cung và cầu cho tự do.

Bảng 8.1 minh họa điều này trong một phân loại học bốn lần. Sự không phù hợp giữa cung thể chế của tự do và cầu văn hóa cho tự do có thể xảy ra ở cả các nền dân chủ và các nhà nước độc đoán. Một nhà nước độc đoán có sự không phù hợp thấp nếu mọi người nhấn mạnh các giá trị sinh tồn, đặt ít sự nhấn mạnh đến sự tự-thể hiện con người. Ở đây, một cầu văn hóa thấp cho tự do trùng với một cung thể chế thấp của tự do. Trong các nền dân chủ, ngược lại, có một sự không phù hợp thấp nếu mọi người nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện, tạo ra một cầu văn hóa mạnh cho tự do, mà phù hợp với cung thể chế rộng của tự do.

Sự không phù hợp giữa văn hóa và các định chế cũng có thể lớn. Nếu các công dân của một xã hội với các mức dân chủ cao đặt sự nhấn mạnh thấp đến quyền tự do con người, có một sự dư cung thể chế của tự do. Nếu các sự dịch chuyển tới nhiều hay ít dân chủ hơn theo một logic làm giảm sự vênh cung-cầu, ta sẽ kỳ vọng một sự dịch chuyển xa khỏi dân chủ trong trường hợp này, làm giảm sự dư cung thể chế của tự do. Ngược lại, trong một nhà nước độc đoán nơi công chúng đặt sự nhấn mạnh lớn lên các giá trị tự-thể hiện, một sự di chuyển tới dân chủ sẽ làm giảm độ vênh cung-cầu, tăng mức tự do sao cho nó trở nên tương ứng sát hơn với cầu văn hóa cơ bản.

Công thức sau đây cho phép chúng ta tính độ vênh giữa cung tự do và cầu cho tự do, phản ánh sự vênh giữa các mức dân chủ tự do và các giá trị tự-thể hiện:

image

 

Sự vênh (sự không phù hợp) giữa cung thể chế của tự do và cầu văn hóa cho tự do được tính bằng việc trừ cung khỏi cầu. Bởi vì chúng tôi muốn đo độ vênh hiện diện trước thời kỳ chuyển đổi, chúng tôi sử dụng các số đo trước-chuyển đổi của dân chủ từ 1981–86 để cho biết cung tự do. Để tính cầu văn hóa cho tự do, chúng tôi sử dụng các giá trị tự-thể hiện được đo quanh 1990 như một sự xấp xỉ về các giá trị này mạnh thế nào trước chuyển đổi. Số đo này sẽ đại thể chính xác bởi vì cường độ của các giá trị tự-thể hiện tại một thời điểm cho trước cho một sự biểu thị mạnh của các giá trị tương ứng tại một thời điểm sớm hơn một chút, như các mô hình hồi quy trong Hình 8.2 đã chứng minh.

Chúng ta không thể đơn giản trừ số đo thô về các giá trị tự-thể hiện khỏi các số đo dân chủ trước-chuyển đổi bởi vì hai biến được đo trên các thang khác nhau: chúng ta phải biến chúng thành các thang có thể so sánh nhằm để tính hiệu số giữa dân chủ và các giá trị tự-thể hiện. Cho mục đích này chúng tôi chuẩn hóa cả hai biến, chuẩn hóa cả hai thang cho cực đại kinh nghiệm của chúng, mà được đánh đồng như 1,0. Sau đó chúng tôi trừ dân chủ khỏi các giá trị tự-thể hiện, mang lại một thang không phù hợp (incongruence) từ –1 đến +1, trên đó –1 đại diện cho tình hình trong đó có dân chủ tự do cực đại và hầu như thiếu vắng các giá trị tự-thể hiện, trong khi +1 cho biết điều ngược lại. Do đó, ta di chuyển càng cao trên thang không phù hợp từ –1 đến +1, xu hướng càng mạnh cho các giá trị tự-thể hiện để xứng với hay vượt qua mức dân chủ (tức là, cầu văn hóa cho tự do tăng lên trong quan hệ với cung thể chế của tự do). Như thế, một số điểm −1 đánh dấu sự thiếu-cầu cực đại cho tự do; trong khi một số điểm +1 đánh dấu dư-cầu cực đại cho tự do. Mẫu của chúng tôi gồm một số nền dân chủ Tây phương ổn định trong đó các mức dân chủ đã vẫn không đổi kể từ sự đo bắt đầu. Rõ ràng, các xã hội này ở tại một cân bằng, với cung và cầu cho dân chủ cân bằng nhau. Như thế, không ngẫu nhiên rằng điểm zero trên thang không phù hợp – nơi cung dân chủ chính xác bằng cầu cho dân chủ – là giá trị vênh trung bình của các nền dân chủ ổn định Tây phương này.[12]

Thang không phù hợp nảy sinh từ các cuộc biến đổi này là một thể liên tục phản ánh mức mà cầu cho tự do vượt, hay kém, cung của nó. Theo giả thuyết của chúng tôi, số điểm của một xã hội trên thang không phù hợp phải tiên đoán cả hướng và mức độ mà một xã hội trải nghiệm các sự thay đổi tới nhiều hay ít dân chủ hơn: các nước với số điểm dương trên thang không phù hợp phải di chuyển tới nhiều dân chủ hơn, trong khi các nước với số điểm không phù hợp âm sẽ có khả năng nhất để di chuyển tới ít dân chủ hơn. Hơn nữa, các sự di chuyển tới dân chủ sẽ là lớn nhất giữa các nước với số điểm dương cao nhất trên thang không phù hợp (tương tự, các sự di chuyển tới ít dân chủ hơn sẽ là lớn nhất giữa các nước với số điểm âm cao nhất trên thang không phù hợp). Tóm lại, các sự thay đổi chế độ hoạt động như một hàm của sự vênh cung-cầu tự do, sao cho các thay đổi xảy ra trong làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba phản ánh mức độ vênh cung-cầu tự do tồn tại ngay trước khi các thay đổi này xảy ra.image

HÌNH 8.4. Tác động lên dân chủ của sự không phù hợp (vênh) giữa cung và cầu cho tự do.

Các tiên đoán này là đúng trên mục tiêu, như Hình 8.4 chứng minh: cầu văn hóa cho tự do càng vượt cung thể chế của nó quanh 1986, các sự di chuyển đến sau, từ 1987 đến 2002, tới nhiều dân chủ hơn càng lớn.[13] Mối quan hệ đảo ngược cũng đúng: cầu văn hóa cho tự do càng kém cung thể chế của nó, các sự di chuyển tới ít dân chủ hơn càng lớn. Các di chuyển lớn tới nhiều dân chủ hơn đã xảy ra chỉ giữa các xã hội có một dư-cầu cho tự do. Và hầu như không sự thiệt hại nào về các mức dân chủ đã xảy ra giữa các xã hội nơi cầu vượt cung (Trung Quốc là ngoại lệ duy nhất). Tổng thể, sự vênh giữa cầu cho tự do của một xã hội và cung của tự do của nó giải thích đầy đủ 73 phần trăm của phương sai trong những thay đổi tới các mức cao hơn hay thấp hơn của dân chủ trong làn Sóng thứ Ba. Đấy là một mô hình động giải thích quá trình dân chủ hóa, không chỉ sự vắng mặt hay hiện diện của dân chủ.

Hình 8.4 cũng cho thấy rằng các thiệt hại giữa các nước với một sự thiếu-cầu là nhỏ hơn các lợi lộc giữa các nước với một dư-cầu, phản ánh sự thực rằng xu hướng tổng thể trong làn Sóng thứ Ba là tới nhiều dân chủ hơn. Xu hướng tổng thể này cũng có thể được giải thích bằng cách tiếp cận không phù hợp: số xã hội trong đó cầu cho tự do vượt cung của nó nhiều hơn số xã hội trong đó cầu cho tự do kém cung của nó rất nhiều. Nhưng đã có vài nước trong loại sau cùng [cung vượt cầu] (như Venezuela và Peru), và chúng chính xác là các trường hợp trong đó ta thấy các mức giảm của dân chủ trong thời kỳ này.

Hình 8.4 cung cấp cơ sở cho sự tiên đoán cái gì sẽ được kỳ vọng xảy ra trong các trường hợp cụ thể. Trung Quốc đã là một trong vài nước đi ngược các tiên đoán của chúng tôi. Như Hình 8.4 cho biết, đã có một sự căng thẳng giữa cầu cho tự do và cung của nó ở Trung Quốc, ngụ ý rằng đã có áp lực xã hội tiềm tàng cho dân chủ hóa. Các lực này tự biểu hiện trong Phong trào Dân chủ 1989, khi những người biểu tình chiếm Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, đòi quyền tự do ngôn luận lớn hơn. Trong vài tháng chính phủ đã do dự, nhưng trong tháng Sáu 1989 các lãnh đạo chóp bu đã ra lệnh cho quân đội đàn áp phong trào. Các xe tank đã được dùng trong vụ tàn sát những người biểu tình sau đó. Sự đàn áp Phong trào Dân chủ chứng minh sự thực rằng các đòi hỏi quần chúng cho tự do không luôn luôn thành công. Các elite độc đoán quyết tâm có thể đàn áp các áp lực quần chúng, chừng nào họ kiểm soát quân đội. Nhưng sự đàn áp thuần túy này là tốn kém và cuối cùng là nguy hiểm. Trong 1989 Phong trào Dân chủ đã chủ yếu tập trung giữa những mảng trẻ hơn và có giáo dục hơn của cư dân đô thị, trong một xã hội vẫn chủ yếu nông thôn. Trung Quốc là một xã hội trong đó các đòi hỏi quần chúng cho tự do đã vượt cung thể chế rồi. Nếu sự phát triển kinh tế xã hội tiêp tục với nhịp độ hiện thời (như nó cho thấy mọi dấu hiệu làm vậy), sự nhấn mạnh quần chúng lên sự tự-thể hiện sẽ trở nên còn phổ biến hơn, và sẽ có lẽ cũng bắt đầu thấm vào quân đội và các elite đảng trẻ hơn, làm cho ngày càng khó để cưỡng lại dân chủ hóa. Chúng tôi tiên đoán rằng quá trình tự do hóa kinh tế của Trung Quốc và sự thí nghiệm của nó với dân chủ mức-địa phương sẽ lan ra mức quốc gia sao cho Trung Quốc sẽ làm một sự chuyển đổi sang dân chủ tự do trong vòng hai thập niên tới.[14]

Là hầu như không thể để diễn giải mối quan hệ được mô tả trong Hình 8.4 như phản ánh tác động của các định chế dân chủ lên các giá trị tự-thể hiện. Trong các chương 1 và 2, chúng tôi đã chứng minh rằng các sự thay đổi về các giá trị tự-thể hiện xảy ra đều đặn nhưng chậm. Vì thế, các giá trị tự-thể hiện được đo quanh 1990 phải đã tích tụ trong một thời kỳ dài, và các mức này đã tồn tại ngay trước khi các sự thay đổi chế độ đột ngột xảy ra. Là không thể về mặt logic rằng các sự thay đổi chế độ đó đã có thể tạo ra các mức giá trị tự-thể hiện đã có sớm hơn. Mũi tên nhân quả chỉ có thể chạy từ các giá trị tự-thể hiện được tích tụ tới các sự thay đổi chế độ đột ngột. Cho nên, các di chuyển tới dân chủ phản ánh một sự bắt kịp các đòi hỏi quần chúng được tích tụ: cung tự do đã di chuyển theo hướng sự phù hợp hơn với cầu tự do cơ bản của các xã hội.

Hình mẫu này xác nhận điểm đã được chứng minh bởi các Hình 8.2a–c, cho thấy rằng – khi chúng ta kiểm soát cho các biến thứ ba và sự tự-tương quan theo thời gian – quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ tự do hoạt động chủ yếu theo một hướng: từ các giá trị đến dân chủ. Các mức trước của dân chủ cho thấy không tác động nào đến các giá trị tự-thể hiện khi chúng ta kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian của các giá trị tự-thể hiện; nhưng, ngược lại, các giá trị tự-thể hiện có một tác động đáng kể lên các mức dân chủ, ngay cả khi chúng ta kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian của dân chủ.

Bước 3: Giải thích các Mức Dân chủ Hiệu quả

Lời xác nhận trung tâm của chúng tôi là các giá trị tự-thể hiện biến hiện đại hóa thành một sự phát triển con người, gây ra các xã hội nhân văn nhấn mạnh sự giải phóng con người. Phần của quá trình này là sự nổi lên của các quyền tự do dân sự và chính trị nơi chúng vẫn chưa có và làm sâu sắc và tăng tính hiệu quả của các quyền tự do này nơi có chúng rồi.

Các quyền tự do dân sự và chính trị là một thành phần cần của dân chủ tự do, nhưng trừ phi chúng được các elite cai trị thực hành thật sự, chúng chỉ thiết lập dân chủ hình thức. Để làm cho các quyền tự do dân sự và chính trị là một thực tế được thực hành hiệu quả đòi hỏi rằng các elite cai trị chấp nhận luật trị (rule of law), và mức độ mà điều này là đúng thay đổi hết sức từ một xã hội đến xã hội khác. Các nhà khoa học xã hội cũng dễ dàng đánh đồng dân chủ hình thức với dân chủ hiệu quả đích thực. Trong thực tiễn thật sự chúng hiếm khi trùng khớp, và khoảng cách thay đổi từ sự khác biệt tương đối khiêm tốn tới một sự khác biệt làm cho dân chủ là một sự giả vờ rỗng tuếch. Từ đầu, các quyền dân sự và chính trị được thiết kế để hạn chế quyền lực nhà nước và chính phủ bạo ngược (Finer, 1999). Nhưng để làm cho điều này hữu hiệu, các quyền dân sự và chính trị cũng đòi hỏi các elite trung thực, tuân theo luật pháp. Tham nhũng, được hiểu theo nghĩa rộng, phản ánh chủ nghĩa gia đình trị, sự thiên vị, và các cơ chế bất hợp pháp khác được các elite sử dụng để né tránh luật trị và lạm dụng quyền lực của họ cho lợi ích riêng của họ, tước mất các quyền hợp pháp của những người dân thường (Sandholtz and Taagepera, 2005). Tương tự, một mình dân chủ hình thức là không đủ để bảo đảm rằng các sự vi phạm các quyền con người sẽ được tránh; tính liêm chính elite là cần thiết cho các quyền con người trở thành thực tế (Davenport and Armstrong, 2004).[15] Sự tham nhũng elite thường đạt đến một điểm làm cho các chuẩn mực dân chủ hoàn toàn vô hiệu (Stiglitz, 2002). Vì thế, bước tiếp theo của chúng tôi là để xem xét quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và các phiên bản hiệu quả của dân chủ tự do.

Thuật ngữ dân chủ “hiệu quả”, như được dùng ở đây, không ám chỉ đến liệu dân chủ có thành công trong các kết cục chính sách của nó. Nó ám chỉ đến sự hiệu quả liên quan đến các yếu tố xác định của dân chủ tự do – các quyền dân sự và chính trị. Dân chủ hiệu quả theo nghĩa này có nghĩa là mức độ mà các quyền dân sự và chính trị được thể chế hóa chính thức là hữu hiệu trong thực tiễn thật sự – tức là, được tôn trọng trong việc các elite sử dụng quyền lực nhà nước (Rose, 2001).

Cho đến nay chúng tôi đã dùng các đánh giá Freedom House để đo các quyền dân sự và chính trị. Các đánh giá này đo sự vắng mặt hay sự có mặt thể chế của các quyền dân sự và chính trị nhưng không phải việc nhà nước thực hành hiệu quả của các quyền này. Trừ phi các quan chức cai trị và các nhà ra quyết định tôn trọng các quyền này khi họ thực thi quyền lực, chúng chỉ tồn tại trên giấy. Nhằm để đo dân chủ hiệu quả, ta cần tính đến mức độ mà các quyền tự do dân sự và chính trị hình thức được luật trị làm cho hữu hiệu.[16]

Dân chủ hiệu quả phản ánh mức độ mà công chức sử dụng quyền lực của họ theo những cách không tước đoạt các quyền hình thức của những người bình thường như các công dân. Như thế, sự vi phạm nghiêm trọng nhất của dân chủ hiệu quả là sự tham nhũng elite (Linz and Stepan, 1996; Heller, 2000; Brzezinski, 2001; Brown, 2001; Fairbanks, 2001; Rose, 2001; Shevtsova, 2001). Theo định nghĩa, tham nhũng có nghĩa rằng công chức không cung cấp cho nhân dân các dịch vụ mà luật cho họ hưởng. Thay vào đó, các elite cung cấp dịch vụ chỉ cho những người có đặc ân mà có khả năng mua chúng bằng trả tiền hối lộ hay ưu ái. Việc này vi phạm luật trị và các quyền bình đẳng. Tham nhũng có khuynh hướng thiết lập các mạng lưới âm mưu được thắt chặt bằng các nghĩa vụ lẫn nhau, nuôi dưỡng chủ nghĩa gia đình trị, sự thiên vị, và chủ nghĩa bảo trợ (clientelism). Tham nhũng phân phối các đặc ân theo những cách hết sức phân biệt đối xử và chọn lọc, tước quyền công dân của quần chúng. Tham nhũng làm xói mòn sức mạnh nhân dân. Nó là ngược lại với luật trị. Nó có thể làm xói mòn các quyền dân sự và chính trị đến mức làm cho chúng vô nghĩa.

Nhằm để đo dân chủ hiệu quả, ta cần đo không chỉ mức độ mà các quyền dân sự và chính trị được thể chế hóa mà cả mức độ mà các công chức thực sự tôn trọng các quyền này. Thành phần đầu tiên trong số hai thành phần này được đo bởi số điểm Freedom House. Mặc dù các số đo này có ý định để đo các quyền dân sự và chính trị đích thực, chúng sao lãng mức độ mà các quyền này thực sự được thực hành bởi các elite tuân theo pháp luật. Freedom House có khuynh hướng đánh giá một xã hội tổ chức các cuộc bầu cử tự do như là “tự do,” cho nó số điểm ở hay ở gần đỉnh của các thang. Như thế, các nền dân chủ mới ở Đông Âu được trao số điểm cao như các nền dân chủ Tây Âu lâu đời, mặc dù bất cứ phân tích sâu nào (xem Rose, 2001) cho biết rằng các nền dân chủ mới này trong thực tiễn thối nát hơn số điểm Freedom House của chúng cho biết. Bởi vì số điểm Freedom House có khuynh hướng đánh đồng dân chủ hình thức với dân chủ hiệu quả, là cần thiết để bổ sung cho chúng, nhằm để đo mức độ mà các định chế dân chủ thực sự hữu hiệu, cung cấp quyền tự do lựa chọn đích thực cho các công dân.

Số điểm “kiểm soát tham nhũng” do World Bank (Kaufman et al., 2003) phát triển cung cấp số đo toàn diện nhất và lành mạnh nhất về mặt phương pháp luận về hành vi tuân theo-pháp luật và trung thực của elite, hay “tính liêm chính elite.” Các số đo này được tính từ các thăm dò ý kiến chuyên gia và các khảo sát dân cư phản ánh mức độ mà các công chức lạm dụng quyền lực công cho các lợi ích tư. Một phương pháp “các thành phần không quan sát được” tinh vi được sử dụng để làm cho các cảm nhận tham nhũng từ 25 nguồn khác nhau so sánh được ngang các nước và để tóm tắt chúng thành một thang nhân tố duy nhất, trong đó số điểm cao cho biết sự vắng mặt của tham nhũng, hay tính liêm chính elite. Chúng tôi biến đổi số điểm kiểm soát-tham nhũng của World Bank thành một thang từ 0 đến 1,0.[17] Chúng tôi dùng số đo này về tính liêm chính elite để xếp loại số điểm dân chủ hình thức (sau khi đã biến đổi số điểm Freedom House kết hợp thành một thang phần trăm trong đó cực đại được đánh ngang với 100). Bởi vì chúng tôi sử dụng số điểm Freedom House và World Bank gần nhất từ 2000–2, chúng tôi nhận được một số đo về dân chủ hiệu quả trong 2000–2.[18] Thủ tục này mang lại một index về dân chủ hiệu quả đo dân chủ hình thức được tính trọng số hiệu quả:[19]

image

Mặc dù tính liêm chính elite nhân với tính hiệu quả của các quyền tự do dân sự và chính trị cho trước, nó không thể bù cho sự vắng mặt của các quyền tự do dân sự và chính trị. Như một nhân tố xếp loại, tính liêm chính elite không thể làm nhiều hơn việc tái tạo một mức cho trước của dân chủ hình thức. Cho dù chúng ta có một mức tính liêm chính elite cực đại 1,0 (không có tham nhũng elite), nhân tố này không thể nâng một mức dân chủ hình thức thấp mà đơn giản duy trì nó. Tuy vậy, một mức độ thấp của tính liêm chính elite có thể hạ một mức dân chủ hình thức cao, phản ánh sự thực rằng có các biến thiên lớn về mức độ mà dân chủ hiệu quả thực sự hiện diện giữa các xã hội được xếp hạng như các nền dân chủ hình thức.

Một mức dân chủ hình thức cao là điều kiện cần cho việc đạt một số điểm cao về dân chủ hiệu quả, nhưng nó không đủ. Hãy hình dung một nước với một hiến pháp bảo đảm một bộ đầy đủ của các quyền dân sự và chính trị; nếu nước này bị cai trị bởi các elite thối nát không tôn trọng các quyền này, nó làm cho chúng không thích đáng. Trong một trường hợp như vậy, ngay cả số điểm cao nhất cho dân chủ hình thức có thể bị hạ cấp, rơi xuống gần zero nếu số điểm tính liêm chính elite là gần zero. Như thế, một xã hội có thể nhận được một số điểm thấp về dân chủ hiệu quả vì một trong hai lý do: hoặc nó không có dân chủ hình thức nào, như thế ngay cả tính liêm chính elite hoàn hảo sẽ không tạo ra dân chủ hiệu quả; hay nó có dân chủ hình thức, nhưng tính liêm chính elite thấp làm cho nó phi hiệu quả. Trong cả hai trường hợp nhân dân bị tước đoạt các quyền của họ. Số đo này cung cấp một đại diện có ý nghĩa của thực tế – và của mức độ mà nhân dân thực sự có lựa chọn hữu hiệu.

Tóm lại, dân chủ hiệu quả đo không chỉ mức độ một xã hội có các quyền tự do trên giấy nhưng đo mức độ các quyền tự do này thực sự được thực hành bởi nhà nước và các quan chức của nó. Biến này trải một thể liên tục từ ít hay không dân chủ thật nào đến dân chủ hiệu quả đầy đủ.

image

HÌNH 8.5. Dân chủ hình thức versus dân chủ hiệu quả.

Như Hình 8.5 minh họa, là khó cho một nước để nhận được một số điểm cao về dân chủ hiệu quả hơn về dân chủ hình thức.

Dân chủ hình thức chuyển thành dân chủ hiệu quả theo một cách cong phi tuyến: một biến thiên tương đối lớn trên nửa thấp của thang dân chủ hình thức tạo ra một sự biến thiên tương đối nhỏ trong dân chủ hiệu quả, trong khi một sự biến thiên nhỏ trong tứ phân vị (quartile) đỉnh trên thang dân chủ hình thức chuyển thành các biến thiên lớn trong dân chủ hiệu quả. Các kết quả này phản ánh sự thực rằng dân chủ hình thức là một điều kiện cần để tạo ra dân chủ hiệu quả: chỉ các quốc gia có số điểm cao về các quyền dân sự và chính trị (tức là, trên điểm bách phân thứ 75) có thể đạt số điểm cao về dân chủ hiệu quả. Nhưng các quyền dân sự và chính trị không phải là điều kiện đủ cho dân chủ hiệu quả: không phải tất cả các nước có số điểm cao về các quyền dân sự và chính trị cũng có số điểm cao về dân chủ hiệu quả bởi vì nó phụ thuộc vào mức tính liêm chính elite của chúng. Tính liêm chính elite là một nhân tố cốt yếu trong sự phân biệt giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả.

Điều này phản ánh một khía cạnh quan trọng của thực tế. Thí dụ, Freedom House gán cho Latvia và Slovakia cùng số điểm về dân chủ hình thức như nước Anh hay Đức (khoảng 90 phần trăm của số điểm cực đại trong mỗi trường hợp), nhưng nước Anh và Đức có số điểm cao hơn đáng kể về dân chủ hiệu quả so với Latvia và Slovakia (khoảng 75 phần trăm của số điểm cực đại so với khoảng 35 phần trăm). Nếu chúng ta coi số đo dân chủ hình thức ở giá trị danh nghĩa của nó, chúng ta sẽ kết luận rằng Latvia và Slovakia đúng là dân chủ như nước Anh và Đức. Nhưng trong thực tế, chúng có các elite tương đối thối nát những người làm mất giá trị của các quyền hiến định mà nhân dân của chúng có về mặt lý thuyết (xem Rose, 2001; Sandholtz and Taagepera, 2005). Ngược lại, trong khi có biến thiên lớn về mức của dân chủ hình thức giữa các nước thu nhập thấp, trải từ dưới phân vị bách phân (percentile) thứ 10 trong trường hợp của Trung Quốc đến phân vị bách phân thứ 75 trong trường hợp của Ấn Độ, tham nhũng elite phổ biến làm giảm các sự khác biệt này một cách đáng kể: Trung Quốc có số điểm tại bách phân vị thứ 5 về dân chủ hiệu quả và Ấn Độ chỉ dưới bách phân vị thứ 30. Tính đến sự hiệu quả của các quyền dân sự và chính trị của một xã hội, tình hình ở Ấn Độ là gần hơn một chút với tình hình của Trung Quốc so với tình hình của Nhật Bản, mặc dù Ấn Độ xếp hạng về dân chủ hình thức cao hơn Trung Quốc rất nhiều. Dân chủ hiệu quả là một số đo đòi hỏi khắt khe hơn và có ý nghĩa hơn dân chủ hình thức: nó phản ánh nhân dân thực sự có bao nhiêu quyền tự do hơn là họ có bao nhiêu quyền tự do trên giấy. Bởi vì dân chủ hiệu quả là cái nhân dân thực sự tìm kiếm khi họ nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện, chúng ta kỳ vọng các giá trị này liên kết còn sát hơn với dân chủ hiệu quả hơn là với dân chủ hình thức.[20]

Hình 7.2 xác nhận điểm này. Chúng ta đã thấy rồi bằng chứng trong Hình 7.1 cho thấy rằng các giá trị tự-thể hiện liên kết một cách đáng kể với dân chủ hình thức. Nhưng như Hình 7.2 minh họa, các giá trị này liên kết còn mật thiết hơn với dân chủ hiệu quả. Cường độ của các giá trị tự-thể hiện giải thích 80 phần trăm của phương sai ngang-quốc gia trong các số đo đến sau của dân chủ hiệu quả, với không outlier [trường hợp nằm ngoài] nổi bật nào (không ngay cả Ấn Độ). Tuy vậy, các phân tích thêm là cần thiết trước khi chúng ta có thể kết luận rằng mối quan hệ này là nhân quả.


[1] Freedom House đo sự hiện diện của quyền tự do cá nhân trên các thang từ 1 đến 7 cho “các quyền tự do dân sự” và “các quyền chính trị.” Trên cả hai thang quyền tự do, 1 cho biết mức cao nhất và 7 mức thấp nhất của tự do. Chúng tôi đảo các thang này sao cho các con số cao hơn cho biết một tập lớn hơn của các quyền tự do. Sau đó chúng tôi cộng cả hai thang lại để tạo ra một index dân chủ tự do tổng thể, trải từ 0 đến 12 (thực sự từ 2 đến 14, như thế chúng tôi trừ 2 để có 0 như cực tiểu). Rồi chúng tôi chuẩn hóa cực đại (12) thành giá trị 100 để cung cấp một thang tỷ lệ phần trăm của mức dân chủ tự do. Về tính hiệu lực của các số đo Freedom House và các tương quan mạnh của chúng với các số đo dân chủ, xem Bollen and Paxton (2000).

[2] Cho các lý do về thứ tự thời gian, các phân tích tiếp theo được giới hạn cho các nước mà các đợt thứ hai và thứ ba của các Khảo sát Giá trị đã thu thập dữ liệu vào đầu hay giữa các năm 1990.

[3] Nhằm để nhận diện cho nước nào dữ liệu được lấy từ đợt nào của các Khảo sát Giá trị, xem Phụ lục Internet, ghi chú 4. Cho các dẫn chiếu này và tiếp sau tới Phụ lục Internet, xem http://www.worldvaluessurvey.org/publications/humandevelopment.html.

[4] Tuyên bố này đứng vững, cho dù các giá trị tự-thể hiện đã giảm trong các xã hội nguyên-cộng sản (nhất là các nhà nước kế vị Soviet). Đối với ngay cả các trường hợp này, các xã hội đã không rời vị trí gần đúng của chúng đối với các xã hội khác.

[5] Cho các chi tiết về các chỉ báo Vanhanen dùng để tạo ra các index của ông, xem Phụ lục Internet, #08 dưới Variables.

[6] Trong Phần I chúng tôi đã muốn phân tích tác động của sự phát triển kinh tế xã hội lên các giá trị một cách tách biệt cho ba loại nguồn lực do sự phát triển kinh tế xã hội cung cấp. Tại đây trong Phần II chúng tôi quan tâm đến sự phát triển kinh tế xã hội như một nhân tố kiểm soát mà chúng tôi chỉ cần một chỉ báo tổng thể. Việc này giải thích vì sao chúng tôi giới thiệu index cô đọng của Vanhanen về các nguồn lực kinh tế xã hội tại điểm này. Chúng tôi xem index này thích hợp hơn Index Phát triển con người bởi vì sự kết hợp nhân (multiplicative) của nó về các nguồn lực tránh việc trung bình hóa chúng trong một sự kết hợp cộng. Index Phát triển con Người (UN Development Program, 1995, 2000), ngược lại, kết hợp các số đo thành phần của nó bằng cách cộng. Hơn nữa, Index Phát triển con Người không bao gồm một số đo về tính phức tạp xã hội mà có thể được dùng như một proxy (đại diện) cho sự tăng nhanh của các nguồn lực xã hội.

[7] Chúng tôi chạy một thủ tục tương quan từng phần (partial correlation) trong đó chúng tôi tính tương quan số đo đầu các năm 1990 của các giá trị tự-thể hiện với các số đo hàng năm khác nhau của dân chủ, kiểm soát cho số đo cuối các năm 1980 của Vanhanen về các nguồn lực kinh tế xã hội.

[8] Hadenius and Teorell (2004) tiến hành một phân tích tương tự, nhưng họ dùng số đo Freedom House 1990 về dân chủ để kiểm soát cho sự tự tương quan thời gian của dân chủ. Thủ tục này không tính đến hình mẫu của các sự thay đổi chế độ lịch sử được thấy ở đây, như thế nó không tách một cách thỏa đáng các số đo trước-chuyển đổi và sau-chuyển đổi của dân chủ. Thay vào đó, các số đo 1990 nhắc đến một điểm theo thời gian mà tại đó dân chủ là một mục tiêu di động trong nhiều nước. Để tính đến làn Sóng thứ Ba, ta phải kiểm soát cho sự tự tương quan của các mức sau-chuyển đổi của dân chủ với các mức trước-chuyển đổi của dân chủ.

[9] Trong nửa dưới của các Hình 8.2b và 8.2c, trong đó chúng tôi kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian của các giá trị tự-thể hiện, mẫu được giảm xuống các nước đã tham gia các Khảo sát Giá trị đầu tiên trong 1981. Trong các trường hợp này, các khát vọng tự do hậu-duy vật đã không thể tính được trên cơ sở của ba khoản [item] (xem Phụ lục Internet, #43 dưới Variables) mà chỉ trên cơ sở hai khoản (bởi vì những sự thay đổi về bảng câu hỏi). Điều này có nghĩa rằng index tỷ lệ phần trăm của các giá trị tự-thể hiện đã được tính trên cơ sở hơi khác cho dữ liệu 1981.

[10] Như được lưu ý trong ghi chú trước, các số đo tổng hợp (aggregate) của các giá trị tự-thể hiện dựa vào các số đo thành phần hơi khác cho 1981 và 1990. Bất chấp sự không nhất quán này, tương quan là mạnh trên cả hai điểm thời gian.

[11] Lập luận này áp dụng cho các thay đổi chế độ do xã hội dẫn dắt, nhưng không cho các sự thay đổi chế độ do bên ngoài áp đặt.

* Chắc do nhầm, trong nguyên bản các tác giả đảo ngược công thức này: vênh = cung – cầu.

[12] Cho các chi tiết về sự xây dựng thang không phù hợp, xem Phụ lục Internet, #50 dưới Variables.

[13] Số điểm thay đổi về dân chủ đo hiệu số giữa mức dân chủ hình thức trước-chuyển đổi (trong 1981–86) và mức dân chủ sau-chuyển đổi (1997–2002), trừ cái trước khỏi cái sau. Xem Phụ lục Internet, #19 dưới Variables.

[14] Chắc chắn, có các sự vi phạm rõ ràng về các quyền con người, và Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn không chấp nhận sự đối lập công khai. Trung Quốc không phải là một nền dân chủ bàu cử. Nhưng cũng rõ rằng các cải cách kinh tế, hành chính, và chính trị địa phương đã làm tăng sự tự trị và sự lựa chọn của mọi người trong việc định hình cuộc sống của họ. Các quyền tự do chính trị ở mức địa phương và các quyền tự do dân sự trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và văn hóa đã được mở rộng đáng kể ở Trung Quốc. Điều này không được phản ánh trong các đánh giá Freedom House của Trung Quốc, mà vẫn ở đáy của thang. Đấy là một dấu hiệu khác rằng Freedom House có khuynh hướng cho một nước số điểm tự do thấp nói chung, chừng nào nó không có các cuộc bầu cử cạnh tranh ở mức quốc gia [xem thêm các chú thích liên quan của người dịch ở Chương 7].

[15] Davenport and Armstrong (2004) chứng minh rằng những sự tăng từ từ về dân chủ hình thức không có tác động làm giảm nhất quán nào lên các sự vi phạm các quyền con người, xác nhận rằng dân chủ hình thức thuần túy làm ít để đảm bảo rằng hoặc các quyền chính trị hay các quyền con người của các công dân được những người nắm quyền tôn trọng đích thực: tính liêm chính elite cũng phải có mặt.

[16] Rose (2001) cũng đưa ra lý lẽ này. Trong việc đo dân chủ hiệu quả, tuy vậy, ông đơn giản lấy trung bình các số đo của sự hiện diện hình thức của các quyền dân sự và luật trị. Một sự kết hợp cộng như vậy là không thích hợp về mặt lý thuyết bởi vì nó cho phép các mức cao của luật trị để bù cho các mức thấp của các quyền dân sự và chính trị. Như thế, một nước có thể xuất hiện với một mức trung bình của dân chủ hiệu quả, cho dù nó không có các quyền dân sự và chính trị chút nào, nếu các elite của nó hành xử theo luật hiện tồn. Cho đến gần đây, Singapore là một thí dụ. Vì lý do này, chúng tôi sử dụng một thủ tục cân đo trong đó các số đo về luật trị được dùng để xếp loại các số đo cho trước của các quyền dân sự và chính trị. Việc này không cho phép số điểm cao về luật trị để bù cho số điểm thấp về các quyền dân sự và chính trị. Trong trường hợp giỏi nhất, số điểm luật trị cao đơn giản tái tạo một số điểm về các quyền dân sự và chính trị cho trước.

[17] Cho các chi tiết đo lường về tính liêm chính elite, xem Phụ lục Internet, #20 dưới Variables.

[18] Xem cả Phụ lục Internet, #21 dưới Variables.

[19] Hadenius and Teorell (2004) phê phán sự đo này, cho rằng nó phản ánh sự lẫn lộn quan niệm bởi vì nó kết hợp hai thứ khác nhau. Điều này tương tự với việc cho rằng muối ăn là một sự lẫn lộn quan niệm bởi vì nó là một sự kết hợp của natri và chlorine, một kim loại ăn da và một khí màu hơi xanh, mà là hai thứ rất khác nhau. Thực ra, các thứ hoàn toàn khác nhau có thể và thường xuyên có tương tác với nhau để tạo ra các kết cục quan trọng. Phê phán của Hadenius là xác đáng hơn nếu chúng tôi đã đơn giản tính trung bình dân chủ hình thức và tính liêm chính elite, mà chúng tôi đã không làm bởi vì chúng hai thứ khác nhau. Nhưng dân chủ hình thức và tính liêm chính elite có thể và có tương tác để tạo ra dân chủ hiệu quả. Sự kết hợp nhân của chúng – trong đó chẳng cái nào có thể thay thế cái kia – đo chính xác tương tác này.

[20] Trung Quốc có số điểm tại bách phân vị thứ 5 của dân chủ hiệu quả trong khi sự phân loại phân đôi đơn giản mã hóa nó như phi dân chủ dứt khoát. Sự mã hóa tinh tế hơn này cung cấp nhiều thông tin hơn vì nó cho thấy Trung Quốc là phi dân chủ thế nào, hơn là đơn giản nói rằng Trung Quốc là phi dân chủ.

Comments are closed.