Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên: Into The Gate of Imagination / Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên: Vào cánh cổng của tưởng tượng

Reviewed by Trịnh Y Thư

clip_image002

Poems of Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên, Vagabond Press, Asia Pacific Poetry Series

It is quite an inspirational surprise to see a beautiful book of poetry, in which not one, not two, but three Vietnamese female poets concurrently share their creative arts. Of course, I’m talking about the project immaculately undertaken by a group of authors and translators, Vietnamese and non-Vietnamese, to bring forth a volume of poetry written by Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan and Nhã Thuyên, the three emerging poets whose names have become increasingly familiar with poetry lovers inside Viet Nam and abroad. Being unable to follow the circle of many Vietnamese writers and poets living in the United States, let alone the world, who over the years have produced a significant amount of fiction and poetry written in English (an inexcusable culpability that you can blame entirely on me), I have the uttermost pleasure reading this book, a pleasure stemming not only from its extremely rich contents but also the circumstances from which it arises. I’m forced to ask myself some basic questions. Firstly, all three aforementioned poets were born after the war – two in their 30’s and one in her 20’s. So, are they too young to write such verses? I guess not, talent and mature age don’t necessarily go together. Secondly, since each one is residing in a different part of the world, can they find a common theme and sing the same song? Yes, they can. Today the world is just a small village, congeniality can be found in any field of humanistic interest. And thirdly, what is the ultimate goal they all strive to achieve in their impeccably complex voices? The answer cannot be simpler: Imagination.

The poems found in this anthology are neither profound nor philosophical in the most uncompromising sense of the terms; rather, they represent the deep feeling of the self and the sharp-witted awareness about one’s own surrounding and condition. They are very modern in the sense of expressing oneself with the utmost intimacy and giving the insights into the different varieties of the artistic temperament. They don’t lack the lyrical quality that has long established as one of the pillars of Vietnamese poetry, but at the same time, they exhibit a tremendous endeavor to go forward trying to escape the cliché of platitude and banality that for so long enfetters its entrance into a world of extraordinary and fantastic imagination. Reading these poems, one can certainly perceive the sort of freedom and iconoclasm manifested in the poetic expression and forms. Here, poetry is written mainly for the sake of poetry. Whether it emerges out of aesthetic temperament or cultural repression is quite irrelevant, the point worth to mention is its attempt to de-canonize all previous notions that poetry must carry on its back a sacred mission or serve as a catalyst to cleanse human life. (Fortunately, today many of those who had lived in Utopia were either dead or proselytized.) Instead, it focuses on the emotive and imaginative aspects of the human content, which, in any case, should be considered as the most sublime intent as far as literature is concerned.

This anthology, thus, could very well be considered as an unequivocal divergence from Realism, Romanticism, Socialism, Patriotism, Sentimentalism and many other isms that had for so long predominated Vietnamese poetry. The trend has actually taken shape for awhile, becoming more noticeable in the Diasporas at first then gradually permeated back to the country in the form of samizdat since it is strictly forbidden by the Communist authority, any violation would be ruthlessly persecuted. There are many compelling reasons for that renaissance in poetry, both subjectively and objectively, but it would take some young talents, like the trio in this book, to get the messages through.

*

Lưu Diệu Vân, the reluctant non-conformist

You can say Lưu Diệu Vân’s poems are interesting because of her skillful and exquisite usage of imagery. In fact, it’s a tour-de-force. In almost every single poem, one could find an intriguing effect created by the peculiar choice of words that she inserts at the right place and the right time. The lyrics are song-like but abstract, a rather strange combination, thus, emitting the mystics that can be attributed to the feeling of uncertainty. There is nothing absolute here. Nothing is definitive. Nothing is consummate. The inner self is examined within the precarious surrounding for she is quite self-conscious about the relationships, not only between interconnecting individuals but also between individual and his/her environment.

Except for the poem “my 1975 story”, which sounds almost like an autobiography, most of Lưu Diệu Vân’s poems touch many facets of the intricately multiple-sided prism of life, from romantic relationship to ideology, from feminism to politics. As she confronts what Milan Kundera called the existential problems, she would make no attempt to hide her true feeling of frustration, indignation, vexation, and even rage. In the poem “ultraconservative”, what the whole nation had worshiped for thousands of years, she took down as “a sprinkle of pink blood” on that nasty “white cloth of chastity.” What’s more, along with the poem “dead philosopher’s apologia”, she declared war against the ideology that had oppressed women throughout history in her country. She is now enraged at the stupidity that nobody seems to care or notice. What is she going to do? Will she blow the trumpet and reach out to her allies to engage directly in that Quixotic fight to tackle the impossibility? Will she stand up to be in the frontline of the battle against gender discrimination that has lasted for centuries in her fatherland? Well, I don’t know, maybe not . . . Why not? Because I see her as she is standing there alone in that ancient capital city wondering about her identity, her place in the landscape of forgetting. She seems to be lost. To her, the question about one’s identity seems quite troublesome since she is tormented by her cultural heritage and at the same time unable to find any empathy with the present. She just can’t understand why people “worship the preserved giant turtle like dear ancestors.” Ah! Please stay right there, yes, precisely, at 11 Ramie street. That must be it! That absolute, undiminished, unbreakable, indestructible symbolism, the abyss between her and the historical heritage forever separates her inner self from reality. Irreconcilable. At variance. Absolutely incompatible. How can you intellectually connect to the people who worship idol, especially that idol is a murderer? How can you communicate and interface with those who possess what Czeslaw Milosz called “The Captive Mind?” Perpetual capitulation, right? Exactly. Poor Milosz, the poet of the century; he wrote that fabulous book in 1953, but nobody in Viet Nam at that time (and even now) seemed to care, and because of that headstrong and impetuous ideology, more than half a century later poor Lưu Diệu Vân found herself unconnected, totally detached with her own root right at the heart of the thousand years old fortress. Her idiosyncrasy is at odds with the land, where “the smiling leaders shake hands on giant billboards”, where the ugly thugs have been shamelessly “extolling a victory that no history book validates” (except for those written by them). The poem “dolls and bicycles” is not a political statement; rather, it’s an aspiration longing for the judgment day that may never come.

Many of Lưu Diệu Vân’s poems in this book deal with the inner self. Fathoming the self ultimately leads to sensuality. As far as she is concerned, self-consciousness must count sensuality as the central theme in the symphony of life. That theme dominates her outputs to a point where almost all allusions to love have something to do with the way she would feel as a woman. But there exists a paradox in her view of love. The poem “falls” starts out with some nice, innocent images like, “diaphanous petals stem auburn sun wings” and ends with an orgy, where the act of love-making is explicitly spelled out, “virile ink / her body / ejaculates his imprint” in the last stanza. The trouble here arises from the fact that in the same poem, she expresses her indifference to love, “the presence for love should never be questioned / or the lack thereof.” Obviously, it’s quite frustrated for her to find love, and frustration becomes exasperation in other poems like “post-feminism” or “dual therapy.” One might wonder: Is there a paradox here or it’s just one of the inscrutable and inexplicable facets of modern times? Are we currently living in an epoch where love no longer exists? What’s wrong with this world now? No, no, relax, my dear friend! Listen, there is nothing to worry about, these question have been asked since the dawn of mankind, and you’re not going to get a satisfied answer now or anytime soon from anyone, not even the poet. Perhaps, you’ll never have the answer. Or, just calm down and listen to Woody Allen, who said: “Love is the answer, but while you’re waiting for the answer, sex raises some pretty interesting questions.”

Next time you see Woody Allen, perhaps you can show him some of Lưu Diệu Vân’s poems.

Yet, Lưu Diệu Vân’s poems are full of humor and sarcasm. But it’s not the kind of humor or sarcasm to amuse or to entertain someone. It’s her artistic temperament toward the paradox of things, and the emotional content in the humor is always intense. Even though the language in these poems at times can be a little more cheerful, it’s not something light-hearted or trivial so as one can take it as a joke. The little whimsical poem “introducing a new product” is quite amazing. At almost every single line, I couldn’t hold back my laughter, especially, at the lines “a woman’s vagina / is for inspecting quality.”

As we can see, Lưu Diệu Vân is a versatile poet. She’s at ease with almost any topic that touches her heart, and one should not be surprised to see her exploring many aspects of the human condition with emotion and sensitivity. Her thoughts may not be deeply profound but her feeling is intense, and that is the most important quality of a true poet. The prominent Vietnamese writer Võ Phiến, who just recently passed away at the age of 90, once said, “A writer is the one who falls in love with life.” Lưu Diệu Vân is a poet who is passionately in love with life; but at the same time, she is repulsed and alienated by the conventionality and morality of the norms. What else could she be but a reluctant non-conformist?

Nhã Thuyên, the incurably melancholy dreamer

If Lưu Diệu Vân is an extrovert then Nhã Thuyên can be considered as an introvert. If Lưu Diệu Vân explores the inner self against the backdrop of her own seemingly realistic environment, Nhã Thuyên is doing it against the unrealistically immense space of emptiness. The eyes are seeing nothing but darkness; the voices are sucked into the expansive void without any echo. In the poem “body menu” reality is depicted as a dream-like landscape, where “the road is like a chunk of fish cut lengthwise, holes and mounds filled with blackened, variegated fish blood.” Almost in every single poem in the book, imaginations are stretched out but they always allude to the limitation of the self, which is inherently fragile and feeble. How can it be strong and devoted in an “absent existence,” where “some face like yours is conversing while scraping itself empty so that a bunch of eyes panic in search of each other”? The absent existence looms so vast and frightful that darkness seems to be everywhere, from here to eternity, in which, only dreams are perceived. Dreams after dreams. She would dream of Death and Love, as if only in dreams one could live up to his/her utmost desires. An air of melancholia pervades the lines and suffuses into the soul of the words, creating an undeniably lugubrious and doleful state of mind. Even in dreams she could not escape from the sadness, which seemed forever affix to the interminable solitude. Ironically, it attracted the inner self forcefully, it’s “something fierce and worth waiting for more than death.” I wonder, will something-worth-waiting-for-more-than-death bring joy and happiness or it is the most dreadful thing that one can come up with? In any case, Nhã Thuyên is not looking for an answer whatsoever. Dreams are delusional. Yes, you know that and I also happen to know that. Everybody knows that. But to Nhã Thuyên, it’s the most important thing to help life flourish. Whatever buried in the sub-consciousness must awake and be fruitful. You’ve got to dig yourself out of the limbo. In the poem “a dream of water”, she wrote: “deep beneath there is still no water, there is only an illusion of water, the illusion flows and nourishes the barren land, but one has to dig nonstop.” And what about the solitude that she adores? To answer your question, I’d like to quote Mr. Octavio Paz, the most preeminent Mexican poet, who said, “Solitude is the profoundest fact of the human condition. Man is the only being who knows he is alone.”

Imagery in Nhã Thuyên’s poems tends to be dream-like. In the poem “unfamiliar appearances”, some innocent raindrops poured down in the garden from the autumn sky had become “faces and faces pour impetuously down on the streets.” View of life as commonly discerned in the everyday activities doesn’t exist in her poetry. In fact, it’s almost like meditation, a poetic meditation, if I can use that phrase. “black rain” is a beautiful poem written in this sense. Much of her typical thematic materials and motifs are encountered in this poem – dreams, darkness, solitude, silence, fear, to name just a few – but it’s not the despair that drives the human content, not the hopelessness, but the belief in oneself, the self-consciousness, the self-determination that finally prevail. What else can you ask for from a poet, my dear friend?

The poetic texture in Nhã Thuyên’s poems tends to be dense and convoluted, particularly in the prose-poems. In addition, the imagery and the metaphors seem to allude to something dream-like, rendering the notion that her words could have come from the sub-consciousness. But can we call her a Surrealist?

Many Vietnamese literature critics, and scholars alike, labeled the two famous poets Hàn Mặc Tử and Bích Khê – who were immensely popular in the so-called New Poetry Movement [1932-1945] in Viet Nam – as Surrealists.

I found it quite unconvincing.

Surrealism, as defined by the pioneers of the movement in the early XX century, defies the literal meanings given to objects; rather, it pivots on the poetic undertones or undercurrents of things that matter. Then, by means of incongruous juxtapositions, it emphasizes the overtones and the connotations, which “exist in the ambiguous relationships to the visual images” to depict reality at “a higher level.” I fail to see any of these features in the outputs of the two revered poets. Moreover, their poems might have had some fantastic, dream-like images, but they had absolutely nothing to do with automatism, which is the foundation groundwork for Surrealism. I also doubt the beautifully rhymed verses in their poems come from the sub-consciousness, let alone the unconsciousness. Rather, they are the imaginations of the consciousness, and calling them Surrealist poets is just flat wrong. They were wonderful poets, who possessed excessive literary talents, pioneering in a sense, and whose poems had remained forever in the heart of any Vietnamese poetry lover. Period. Labeling them Surrealist just doesn’t make their beloved poems any better.

The same is true with Nhã Thuyên. In the set of the prose-poems, one is confounded by her staggering effect of the language. I did not read her original poems in Vietnamese, never have, (frankly, this is a regret that I couldn’t forgive myself), but perhaps one would think the language used in this form of artistic expression is the best tool to bring out the procession of thoughts buried deeply in the sub-consciousness. Actually, it was the poet Hoàng Trúc Ly, who experimented with this form of poetry with high degree of success before 1975 in South Viet Nam, and lately it was brought to a new level by the poet Nguyễn Hoà Trước. Here, the shaping of the Vietnamese language is pushed to its farthest limitations in terms of innovations and colorizations. It’s a metamorphosis, a tour-de-force of language transformation, where it is culminated to the purest form. However, the question is: Do we have any hope deciphering the meanings behind the seemingly mesmerizing lines in these poems, or rather, it belongs to the realm of metaphysics (or something like that for the lack of terminology), and the door leading one to enter its world is through intuition, without any conscious reasoning? I have the tendency leaning toward the latter, although I do know that the raw stuffs coming out of the sub-consciousness – not filtered, not artistically altered by the consciousness to carry some weight – are interesting only to the psychiatrists or the psychologists; they can hardly be called poetry, let alone art. Some people within the Vietnamese literature circle called it Language Poetry, but I found the term misleading. The poetics attributed to a “Language” poet is to relegate the task of interpretation his/her poem to the readers so as it can achieve a sphere of multiple dimensions, while in those prose-poems, mixed with Vietnamese flavor, the meanings, albeit ambiguous, are quite subjective and non-oblique.

All these arguments take me back to the prose-poem entitled “traces of nothing” by Nhã Thuyên in the book. To read it is to enter the world of imaginations. But beneath all those fantastic imageries and allegories, all that seemingly convoluted language, all those interior monologues, her stream of thoughts are perfectly clear. Here, once more, all the familiar thematic materials come into view like a recurring nightmare, and against that backdrop, loom memories, love, loss, and the endless reasoning for existence, or more accurately, non-existence. There is a sense of despair here, quite negative compared to “black rain.” The poem ends with the line “and I sink down forever down to where it’s wet, until all is absolutely empty and I will not come back.” And below the line there is a circle drawn out that could symbolize a situation of entrapment. Or, perhaps, a noose? In any case, one could only think of it as a sense of hopelessness.

The poet Dylan Thomas once said: “Poetry makes you know that you are alone in the unknown world, that your bliss and suffering are forever shared and forever all your own.” And that is exactly the point I want to make about Nhã Thuyên’s poetry.

Lưu Mêlan, the pitiful idealist

Lưu Mêlan looks at life around her through a magnifying glass, she must see something horrifying, for she turns around toward us with a grimacing countenance out of disgust, eyes wide open, and voice trembling. Yes, the world is an ugly ugly ugly place. Welcome to the club!

Compared to Lưu Diệu Vân, and particularly Nhã Thuyên, the poetic texture in Lưu Mêlan’s poems is rather thin. Also, while the semantics of the other two companions at times can be multi-layered, hers is one-dimensional. Her poetic language is straightforward and direct. She would deal with objects literally, not attempting to get into their souls, but borrowing the circumstances as some sorts of connotations to express her feelings. “The Ants” is a typical poem in this fashion. In the poem “Day”, she would take the role of a vigilant observant, using all five senses to explore her environment, then, while sounding like a guarding angel, she would give us a warning about the clear and present dangers of this world. A similar scenario is encountered in the poem called “A Grain of Rice.” Here, she tells us a fairy tale about one of the most beloved items in the ordinary life of a Vietnamese, a grain of rice. But it is a sad fairy tale and at the end she just wants to hide behind the rice plants because “the world was burying human lives.”

With Lưu Mêlan, one is in direct communications with her soul; whether it’s the fear for the world or the disgrace she would feel for the land she calls home. Yes, like many of us, she is lost in her own country, totally detached from the “people who walk on four legs.” Many of Lưu Mêlan’s poems express her desperation and sorrow for a place that’s supposed to be her birthplace, her beloved country. It has got to a point, where she couldn’t hold back her agonizing anger and pain. This is significant. For a young woman as she is, someone who still has a long path to go in the supposedly productive life, but already loses all hope for the future of the country. Now, that’s just unbelievable! How pitiful! But somehow, her piteous voice is lost, being drowned out by waves after waves of ugly ugly ugly noise.

*

Because of the poetic talents that these young poets possess, the book, although not very voluminous in its physical appearance, should have an impact in the ever evolutionary development of Vietnamese poetry in the modern times, and serve as an excellent introduction to those who are interested in Vietnamese literature. The three poets represent a new generation of Vietnamese writers, the so-called 8X generation. Although they have no direct linkage to the war, it is not correct to say that they’re not at all affected by its ramifications. There are huge issues in the aftermath of the war. And even now, with the path the country is taking, the bankruptcy in morality, the political systems in total decay and corruption, the lack of freedom to express oneself, the vacuum upon an interactive intellectual domain, the inertia against progress and new ideas, the prolonged drought in creativities and innovations, to name just a few, all those are implacably shaping their voices as poets. But, more important, what makes each one of the trio stand out in the crowded field is her unique self-consciousness that would help leveraging an ordinary quotidian stream of thoughts and transforming it to an art form. After all, that’s what poetry is all about.

Their gender not in the least hinders their achievements. This should not be a surprise to anyone who understands the tradition of Vietnamese literature. Although the Vietnamese society in the ancient times, and also in modern times to some extent, suffered the great gender bias and discrimination – you can blame it on the Chinese culture – Vietnamese female writers, from generation to generation, never had much prejudice from their male counterparts or the general population. This can be attested by the fact that, while the Brontë sisters of England had to resort to male pseudonyms in order to publish their poetry and novels, the Vietnamese female poets of the XVIII and XIX centuries like Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan (literally, Lady of The Thanhquan-shire) and particularly Hồ Xuân Hương with her ever fascinating allusions of erotic imagery, were very much respected and held in high esteem by their male contemporaries.

Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan and Nhã Thuyên, the three names I should mark in my note to remember to catch their latest opus. This is the book of the month for my reading. Kudos to the people who had conceived and made it into reality. I know I would go back to it, not once, but many times since it is quite addictive. To me, the habit is dolce sweet.

 

Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên: Vào cánh cổng của tưởng tượng

Thái Hà (chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Anh)

Một nỗi ngạc nhiên đầy hứng khởi đã đến với tôi khi nhìn thấy một cuốn sách thơ đẹp, trong đó không chỉ một, cũng không phải hai, mà có đến ba nhà thơ nữ Việt Nam cùng sẻ chia những sáng tạo nghệ thuật của họ. Tất nhiên, tôi đang nói đến một dự án sáng giá được thực hiện bởi một nhóm các tác giả và dịch giả, cả người Việt lẫn không-Việt, đã mang lại sự ra đời cho một tuyển tập thơ của Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan và Nhã Thuyên, ba nhà thơ nữ đang nổi, tên của họ đã trở nên ngày một thân quen hơn với công chúng yêu thơ trong cũng như ngoài nước. Bởi không thể nào bắt kịp được với toàn bộ giới nhà văn nhà thơ Việt hiện sinh sống ở Hoa Kỳ, chứ chưa nói đến ở khắp mọi nơi trên thế giới, những người trong suốt bao năm qua đã cho ra đời một lượng lớn các tác phẩm thơ và tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh (một lỗi lầm không thể nguỵ biện mà bạn có thể đổ cả lên tôi), nên tôi đã cực kỳ phấn khích khi được đọc cuốn sách này, một sự phấn khích nảy sinh không phải chỉ vì nội dung phong phú của nó, mà còn vì những bối cảnh từ đó nó được hình thành. Tôi buộc phải tự đặt cho mình một vài câu hỏi căn bản. Thứ nhất, cả ba nhà thơ nói trên đều sinh ra sau chiến tranh – hai người đang ở trong độ tuổi ba mươi và một người mới trong độ tuổi hai mươi, liệu rằng họ có quá trẻ để viết nên những câu thơ ấy? Theo tôi thì không, tài năng và tuổi tác không nhất thiết lúc nào cũng song hành với nhau. Thứ hai, vì mỗi người cư trú ở một nơi khác nhau trên thế giới, liệu họ có thể chia sẻ một chủ đề chung, có thể cùng hòa chung một điệu nhạc? Đúng là họ có thể làm điều ấy. Ngày nay, thế giới giống như một ngôi làng nhỏ, người ta có thể tìm được sự tâm đầu trong những nỗi trăn trở nhân văn về bất cứ lĩnh vực nào. Và thứ ba, mục đích tối hậu mà cả ba nhà thơ cùng nỗ lực đạt đến qua những tiếng nói phức hợp một cách hoàn hảo của họ là gì? Câu trả lời không còn có thể đơn giản hơn: Thế giới tưởng tượng.

Các bài thơ trong tuyển tập này không uyên thâm, cũng không mang tính triết luận trong cách hiểu khắt khe nhất của thuật ngữ; mà nhiều hơn, chúng biểu đạt những cảm nhận sâu kín về bản thể, những nhận thức nhạy bén về môi trường sống cũng như về thân phận riêng của mỗi cá nhân. Chúng hiện đại trong cảm thức bộc lộ mình trong sự riêng tư hết mực, đồng thời mang đến những cái nhìn thấu suốt về sự khác biệt đa dạng của khí chất nghệ sĩ. Những bài thơ này không thiếu chất trữ tình vốn từ lâu đã được xác lập như là một trong những rường cột của thơ Việt, nhưng cùng lúc, chúng phô bày một nỗ lực dấn tới lớn lao, cố gắng thoát khỏi những khuôn sáo (cliché) của sự tầm thường vô vị từ rất lâu rồi vẫn khóa trái những lối đi dẫn vào thế giới của những tưởng tượng khác lạ, dị thường. Đọc những bài thơ này, người đọc chắc chắn sẽ thâu nhận được một dạng thức nhất định của tự do và hành vi giải thiêng hiển lộ ngay trong cách diễn đạt và hình thức thơ. Ở đây, thơ được viết chủ yếu vì chính thơ. Bất kể thơ khởi lên từ khí chất nghệ sĩ hay những trấn áp văn hóa đều không đáng quan tâm, điểm đáng nói chính là nỗ lực trong việc phá chuẩn (de-canonize) tất cả những quan niệm trước đó vốn cho rằng thơ cần phải mang vác trên mình một sứ mệnh thiêng liêng hay phải phụng sự nghĩa vụ thanh lọc đời sống con người. (May mắn thay, đến hôm nay, vô số kẻ từng chìm đắm trong Cõi Không Tưởng đó hoặc đã chết hoặc đã được cải giáo). Thay vào đó, thơ tập trung hướng đến khía cạnh cảm xúc và tưởng tượng của những vấn đề nhân bản, điều mà, bất luận thế nào, cũng nên được coi là mục đích cao cả nhất mà văn học có thể hướng tới.

Tuyển tập này, bởi vậy, có thể được xem như là sự đoạn tuyệt dứt khoát với Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa yêu nước, Chủ nghĩa cảm thương, cũng như vô số những thứ “chủ nghĩa” khác đã thống trị thơ Việt suốt một thời gian dài. Xu hướng này thực chất đã được chớm hình thành trước đó, trở nên nổi bật hơn cả trước tiên ở những cộng đồng lưu vong, sau đó dần dần có sự thẩm thấu trở lại vào trong nước thông qua hình thức xuất bản lậu, tự xuất bản samizdat, vì nó bị cấm dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chính quyền cộng sản, khi bất cứ một hình thức vi phạm nào cũng đứng trước nguy cơ bị khủng bố tàn nhẫn. Có thể kể ra nhiều nguyên do thuyết phục để lý giải sự phục hưng này trong thơ Việt, cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan, nhưng phải cần đến một vài tài năng trẻ, như bộ ba tác giả của cuốn thơ này chẳng hạn, mới đủ sức minh chứng cho điều ấy.

*

Lưu Diệu Vân, kẻ phản giáo bất đắc dĩ

Có lẽ nhiều người sẽ có chung một cảm nhận rằng sức hấp dẫn của thơ Lưu Diệu Vân nằm ở cách sử dụng hình tượng tài hoa, tinh tế. Thực chất, có thể nói nó đã lên đến mức điêu luyện (tour-de-force). Gần như ở bài thơ nào chúng ta cũng có thể thấy một sức hấp dẫn tạo nên bởi cách lựa chọn ngôn từ độc đáo, được xuất hiện đúng lúc đúng chỗ. Lời thơ gần giống như lời ca, nhưng lại như một sự kết hợp lạ thường, trừu tượng, đưa đến một không khí huyền bí, gây cảm giác về nỗi bất an. Ở đây chẳng có gì là tuyệt đối xác thực. Chẳng có gì dứt khoát. Chẳng có gì trọn vẹn. Bản thể nội tại bị mổ xẻ khi được đặt trong môi trường sống đầy bấp bênh ấy, bởi nhà thơ sở hữu một năng lực tự ý thức sâu sắc về những mối quan hệ, không chỉ là những kết nối liên cá nhân, mà còn là những quan hệ giữa mỗi cá thể với chính môi trường mà mình đang sống trong đó.

Ngoại trừ “câu chuyện 1975 của tôi,” một bài thơ mang dáng dấp tự truyện, đa phần các bài thơ của Lưu Diệu Vân chạm đến những khía cạnh khác nhau của cái lăng kính nhìn đời đa diện đầy phức tạp, từ quan hệ tình cảm lãng mạn tới ý thức hệ, từ tư tưởng nữ quyền đến quan điểm chính trị. Khi đối mặt với những gì mà Milan Kundera gọi là “những vấn đề hiện sinh,” cô không chút ngần ngại che giấu cảm xúc chân thực của mình về sự vỡ mộng, sự phẫn nộ, tức giận, hay thậm chí, thịnh nộ. Trong bài thơ “khắt khe,” những gì mà cả một dân tộc đã tôn thờ trong suốt hàng ngàn năm bị cô hạ bệ thành việc rắc “lốm đốm những giọt máu hồng” làm vấy bẩn “mảnh khăn trắng” trinh nguyên. Thêm vào đó, với bài thơ “gọi hồn triết gia,” cô công khai lên tiếng cho một cuộc chiến chống lại hệ tư tưởng đã trấn áp người phụ nữ Việt trong suốt chiều dài lịch sử đất nước mình. Cô đang phẫn nộ trước sự ngu dốt mà dường như chẳng một ai cho rằng đáng quan tâm hay lưu ý. Vậy cô định sẽ làm gì? Có phải cô sẽ thổi một hồi kèn triệu tập đồng minh cùng trực tiếp tham gia vào một cuộc chiến mang hơi hướng Don Quijote khi lao mình vào những điều bất khả? Hay cô có đứng ra làm kẻ tiên phong trên mặt trận chống lại sự phân biệt giới đã kéo dài hàng thế kỷ trên quê hương mình? Ồ, tôi cũng không biết nữa, nhưng có lẽ là không… Tại sao lại không ư? Bởi tôi trông thấy cô vẫn đang đứng đó, đơn độc, trong một cố đô cổ kính, không ngừng băn khoăn về căn tính của chính mình, về nơi chốn của riêng mình giữa một cảnh quan đã bị vùi vào quên lãng. Cô dường như lạc lối. Với cô, câu hỏi về căn tính một con người cơ chừng rắc rối, cô bị giày vò bởi những di sản văn hóa, đồng thời lại cũng không thể tìm được bất cứ một sự đồng cảm nào với hiện tại. Cô không tài nào hiểu nổi tại sao người ta lại đi “Cúng bái xác ướp một con rùa khổng lồ như tổ tông thân thuộc”. À, xin hãy dừng chân lại chính nơi ấy, phải rồi, chính xác là tại số 11 Hàng Gai. Chính nó đấy! Một biểu trưng tuyệt đối, không thể suy giảm, không thể phá vỡ, và bất hoại; một vực thẳm ngăn cách cô với di sản lịch sử, mãi mãi chia cắt bản thể nội tại của cô với thực tại. Không thể thương lượng. Một tình thế bất hòa. Xung khắc cực điểm. Về mặt nhận thức, làm sao bạn có thể kết nối với những kẻ tôn sùng thần tượng, nhất là khi thần tượng ấy lại là một kẻ sát nhân? Làm sao bạn có thể giao tiếp và gặp gỡ với những con người sở hữu cái mà Czeslaw Milosz gọi là “Tâm thức ngục tù” (The Captive Mind)? Một sự đầu hàng vĩnh viễn? Chính thế. Milosz đáng thương, thi hào của thế kỷ, viết cuốn sách tuyệt vời ấy vào năm 1953, nhưng chẳng có bất cứ một người Việt nào ở thời điểm đó (và thậm chí cả bây giờ) tỏ ra quan tâm đến. Cũng chính vì ý thức hệ cứng đầu và hung hăng ấy mà hơn nửa thế kỷ sau đó, một Lưu Diệu Vân đáng thương vẫn tự thấy mình không thể kết nối, bị cắt rời tuyệt đối khỏi nguồn cội của chính mình ngay khi đang đứng giữa pháo đài ngàn năm tuổi. Khí chất cô bất hòa với vùng đất này, một nơi mà “trên tấm bích chương các lãnh tụ bắt tay thân mật,” nơi những tên sát nhân ghê tởm không chút xấu hổ “chúc tụng những chiến thắng không sách sử ghi nhận” (chỉ được xác nhận qua những cuốn sách được viết bởi chính bọn hắn). Bài thơ “búp bê & xe đạp” không phải là một tuyên ngôn chính trị, mà đúng hơn, đó là một sự nóng lòng mong đợi đến một ngày phán xử công bằng mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ tới.

Rất nhiều bài thơ của Lưu Diệu Vân ở cuốn này đi sâu vào bản ngã bên trong. Cuộc thăm dò bản ngã nào cuối cùng cũng gặp gỡ dục tính. Dưới góc nhìn riêng của nhà thơ, tự ý thức bao giờ cũng phải chạm đến phần tính dục như một chủ đề trung tâm trong bản giao hưởng đời sống. Chủ đề này chi phối những tác phẩm thơ của cô tới mức gần như mọi gợi nhắc về tình yêu đều có một chút gì đó liên quan đến cách cảm nhận của chính cô trong vị thế của một người nữ. Nhưng chính ở đây cũng tồn tại một nghịch lý trong cái nhìn của cô về tình yêu. Bài thơ “falls” mở đầu bằng những hình ảnh đẹp đẽ ngây thơ như “những cánh hoa trong suốt nở những chiếc cánh mặt trời nâu vàng”, và khép lại trong một cuộc truy hoan điên cuồng, nơi hành động làm tình được đặc tả với những chi tiết cụ thể nhất “mực dương vật/ thân thể nàng/ xuất tinh dấu vết chàng” trong khổ cuối. Ở đây, rắc rối nảy sinh khi ngay trong chính bài thơ này, cô đồng thời cũng thể hiện một thái độ lãnh đạm với tình yêu, không nên thắc mắc về sự hiện hữu của tình yêu/ hay sự vắng bóng của nó.” Rõ ràng, công cuộc tìm kiếm tình yêu của cô gặp phải khá nhiều thất vọng, và sự vỡ mộng ấy đã được đẩy lên thành cơn cuồng nộ trong những bài thơ khác, chẳng hạn như “hậu-nữ quyền luận” hay “trị liệu kép.” Điều ấy khiến ta băn khoăn: phải chăng ở đây tồn tại một nghịch lý nào đó hay chỉ là một trong vô vàn những điều khó hiểu không thể giải thích được của thời hiện đại? Liệu có phải chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên đã mất đi mọi vết tích của tình yêu? Chuyện gì bất ổn đang xảy ra với thế giới này vậy? Không đâu, xin hãy dịu lòng, bạn thân mến! Hãy thử lắng nghe mà xem, những câu hỏi này đã từng được đặt ra kể từ trước buổi bình minh của nhân loại, và tất nhiên, và chẳng có một câu trả lời nào làm ta thỏa mãn trong hiện tại, hay trong bất cứ thời kỳ nào từ bất cứ ai, ngay cả nhà thơ cũng vậy. Có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được câu trả lời. Hay đơn giản, hãy tĩnh tâm lại và nghe Woody Allen nói: “Tình yêu chính là câu trả lời, nhưng trong khi chờ đợi câu trả lời ấy, tình dục lại xới lên vài câu hỏi cũng khá thú vị.”

Nếu gặp Woody Allen, có lẽ bạn nên đưa cho ông ấy xem một vài bài thơ của Lưu Diệu Vân.

Tuy thế, những bài thơ của Lưu Diệu Vân lại đậm chất hài hước châm biếm. Nhưng nó không phải là kiểu hài hước hay châm biếm chỉ để giải trí hay tiêu khiển. Nó nảy sinh từ một khí chất nghệ sĩ nhạy cảm trước những nghịch lý của đời sống, và hàm lượng xúc cảm trong sự hài hước ấy lúc nào cũng mãnh liệt. Mặc dù trong một vài bài thơ, ngôn ngữ có vẻ vui tươi hơn, nhưng chưa bao giờ là một cái gì nhẹ nhàng hay tầm phào như những câu nói đùa. Chẳng hạn, một bài thơ dị thường nhỏ nhỏ như “tiếp thị sản phẩm mới” gây ấn tượng mạnh mẽ. Mỗi dòng thơ khiến tôi không thể nén cười, nhất là khi đọc đến những câu như “Cửa mình của đàn bà/ Để kiểm tra chất lượng.”

Chúng ta phải thừa nhận rằng Lưu Diệu Vân là một nhà thơ đa năng. Cô xử lý không chút gượng ép mọi vấn đề làm rung động trái tim mình, và cũng rất tự nhiên mang trọn xúc cảm và sự nhạy bén của mình ra để thăm dò vô số những góc cạnh khác nhau của phận người. Những suy tư của cô có thể không thâm thúy về chiều sâu, nhưng xúc cảm của cô thì bao giờ cũng mạnh mẽ, và đó mới chính là phẩm chất thiết yếu nhất của một nhà thơ đích thực. Võ Phiến, một nhà văn Việt Nam danh tiếng, người mới qua đời gần đây ở tuổi chín mươi, từng nói, “nhà văn là kẻ phải lòng với cuộc sống.” Lưu Diệu Vân là một nhà thơ, người mang một tình yêu nồng cháy với cuộc đời, nhưng đồng thời cô cũng là kẻ bị khước từ, bị ruồng bỏ bởi những tập tục và đạo đức quy phạm. Cô còn có thể là gì khác đây, nếu không phải là môt kẻ phản giáo bất đắc dĩ?

Nhã Thuyên, kẻ mơ triền miên sầu muộn

Nếu như Lưu Diệu Vân là một người hướng ngoại thì có thể coi Nhã Thuyên là một người hướng nội. Nếu Lưu Diệu Vân khám phá bản ngã nội tại trong thế đối nghịch với phông cảnh môi trường mang tính thực tế của cô, thì Nhã Thuyên tiến hành sự thăm dò ấy trong tương quan với một kiểu không gian phi thực mênh mang của sự trống rỗng. Đôi mắt chẳng trông thấy gì ngoài bóng tối, những giọng nói mất hút trong khoảng rỗng không giãn nở, chẳng để lại gì dù chỉ một tiếng vọng. Trong bài thơ “thực đơn thân thể,” thực tại được miêu tả như một khung cảnh mơ, ở nơi đó, “con đường như khúc cá khổng lồ bị chặt ngang, hố hố ụ ụ đặc đen máu cá nham nhở.” Những tưởng tượng dường như được kéo dài hầu như qua từng bài thơ, nhưng dẫu thế nào chúng cũng không ngừng gợi nhắc đến giới hạn của bản thể, một đường biên vốn mỏng manh, dễ tổn thương. Làm sao để có thể mạnh mẽ và tận hiến trong “một tồn tại vắng mặt,” nơi “mặt ai như mặt ngươi đang nói cười trong khi tự móc rỗng để đám con mắt tìm nhau hoảng loạn.” Một tồn tại vắng mặt ẩn hiện quá đỗi mênh mông và đáng sợ, bóng tối dường như ngập khắp mọi chốn, từ nơi này trải đến vô biên, giữa khoảng vô thủy vô chung ấy, chỉ những giấc mơ có thể lĩnh hội. Những cơn mơ tiếp nối những cơn mơ. Cô mơ mãi về Cái Chết và Tình Yêu, cứ như thể chỉ trong những giấc mơ, người ta mới được sống cùng cực ham muốn của bản ngã. Một bầu khí quyển u sầu tràn lan tỏa khắp các dòng thơ, thấm đẫm linh hồn của các chữ, tạo dựng một trạng huống tinh thần thảm sầu, bi thương. Ngay cả trong mơ, cô cũng không thể nào trốn thoát được nỗi buồn, nó dường như đã bị đóng đinh vĩnh viễn vào nỗi cô đơn bất tận. Trớ trêu thay, nó lại có một hấp lực vô cùng mãnh liệt với bản ngã, nó là một “điều gì dữ dội và đáng đợi chờ hơn chết.” Tôi tự hỏi, liệu cái điều-gì-dữ-dội-và-đáng-đợi-chờ-hơn-chết ấy sẽ đưa đến niềm vui và hạnh phúc hay ngược lại, là điều khủng khiếp nhất mà con người có khả năng chạm tới? Bất luận thế nào, Nhã Thuyên cũng không tìm kiếm một câu trả lời cuối kết. Mọi giấc mơ chỉ là ảo tưởng. Thật thế, bạn biết điều ấy, và rất tự nhiên, tôi cũng biết điều ấy. Mọi người không ai là không hiểu. Nhưng với Nhã Thuyên, nó chính là cái gì hệ trọng hơn cả để cuộc đời nảy nở. Tất cả những gì bị chôn vùi trong tiềm thức cần phải được thức tỉnh và sinh sôi. Bạn phải tự cứu mình thoát ra khỏi tình trạng bị giam cầm. Trong bài thơ “giấc mơ nước,” cô viết: “dưới sâu vẫn không có nước, chỉ có những ảo tưởng nước, những ảo tưởng chảy tuôn và nuôi bãi đất cằn, nhưng phải cào xới không thôi.” Còn nỗi cô đơn có gì mà khiến cho cô tôn sùng nó đến thế? Tôi muốn trả lời câu hỏi này bằng cách trích dẫn Octavio Paz, một nhà thơ Mexico ưu tú bậc nhất, người từng phát biểu rằng, “Nỗi cô đơn là một thực tế cùng cực nhất của phận người. Con người là tồn tại duy nhất có khả năng tự nhận thức về nỗi cô độc của chính mình.”

Hình ảnh trong thơ Nhã Thuyên thường giống như trong những giấc mơ. Trong bài thơ “những hình dung xa lạ,” vài giọt mưa ngây thơ trút xuống khu vườn từ bầu trời thu đã biến thành: “những mặt những mặt trút ào ạt xuống đường.” Những cách nhìn đời quen thuộc trong những cảnh huống thường nhật không tồn tại trong thơ cô. Nói đúng hơn, viết thơ cũng giống như hành thiền, một trạng thái mặc tưởng đầy thi tính, hy vọng là tôi có thể dùng cụm từ đó. “mưa đen” là một bài thơ đẹp được viết trong cảm thức này. Hầu hết những chất liệu, những mẫu thức đề tài điển hình trong thơ Nhã Thuyên đều có thể được gặp lại trong bài thơ này – cơn mơ, bóng tối, nỗi cô đơn, sự im lặng, nỗi sợ…, (xin chỉ gọi tên một vài trong số đó) – tuy nhiên, vẫn không phải nỗi tuyệt vọng đang dẫn dắt nội tâm con người; không phải sự vô vọng, mà là niềm tin vào bản ngã, năng lực tự nhận thức và ý thức tự quyết cuối cùng đã giành phần thắng. Bạn còn có thể đòi hỏi điều gì khác đây từ một người làm thơ, hỡi bạn thân mến?

Kết cấu văn bản thơ Nhã Thuyên rậm rạp và đan kết, đặc biệt là ở những bài thơ văn xuôi. Thêm vào đó, hệ thống hình ảnh và phép ẩn dụ thường giống như được bứng ra từ những giấc mơ hé lộ một đặc tính khác trong thơ cô: ngôn từ có lẽ cũng nảy sinh từ tiềm thức. Nhưng liệu chúng ta có thể gọi cô là một nhà thơ siêu thực hay không?

Khá nhiều nhà phê bình, cả giới nghiên cứu văn học Việt Nam, đã gán cho hai thi nhân nổi tiếng là Hàn Mặc Tử và Bích Khê – những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ Mới (1932-1945) ở Việt Nam – cái danh xưng các nhà thơ siêu thực.

Theo tôi quan điểm này có vẻ như thiếu sức thuyết phục.

Chủ nghĩa siêu thực, trong định nghĩa của những người tiên phong của chính trào lưu này vào khoảng đầu thế kỷ XX, là một sự bất tuân các nghĩa đen đã được gán cố định cho đối tượng; thay vào đó, nó tìm kiếm những ý vị thi ca hay mạch ngầm thi tính tiềm ẩn trong mọi sự vật được đề cập đến. Sau đó, qua việc xếp đặt các đối tượng liền kề nhau một cách phi lý, nó nhấn mạnh những mạch ngầm ngữ nghĩa, đồng thời, khơi gợi những ý nghĩa rộng hơn, những gì “tồn tại trong mối liên hệ mơ hồ với hình ảnh thị giác,” nhằm miêu tả thực tại “ở một cấp độ cao hơn.” Tôi chẳng tìm thấy bất cứ một biểu hiện nào trong số những đặc trưng ấy trong các tác phẩm của hai nhà thơ đáng kính trên kia. Thêm nữa, trong những bài thơ của họ có thể xuất hiện một vài hình ảnh huyễn tưởng, như thể lấy ra từ giấc mơ, nhưng họ tuyệt đối chẳng dính dáng gì đến lối viết tự động, một nền tảng căn bản của Chủ nghĩa siêu thực. Tôi cũng nghi ngờ quan điểm cho rằng những câu thơ có vần điệu đẹp đẽ của họ nảy sinh từ tiềm thức, vô thức thì lại càng không phải. Thực chất, đó là những tưởng tượng của ý thức, và gọi họ là nhà thơ siêu thực là một nhầm lẫn cơ bản. Họ là những nhà thơ tuyệt vời, sở hữu một năng lực văn chương trời phú, và có thể gọi họ là những người tiên phong theo một nghĩa nào đó. Những bài thơ của họ vẫn sẽ sống mãi trong trong trái tim người yêu thơ Việt. Một thời đại đã thuộc về quá khứ. Việc gán cho họ danh xưng là các nhà thơ siêu thực chẳng thể khiến những bài thơ vốn được yêu chuộng của họ trở nên hay hơn.

Điều ấy cũng đúng khi nói về Nhã Thuyên. Chùm bài thơ văn xuôi của cô khiến người đọc ngạc nhiên bởi hiệu ứng gây sửng sốt của ngôn ngữ. Tôi đã không đọc trước những bài thơ của Nhã Thuyên trong nguyên bản tiếng Việt, chưa từng làm việc ấy (thành thật mà nói, đó là sự tiếc nuối mà tôi không thể tha thứ cho mình), nhưng có lẽ điều đáng nói hơn cả ở đây là ngôn ngữ, khi được sử dụng trong dạng thức của biểu đạt nghệ thuật này, sẽ trở thành công cụ hữu hiệu nhất để phơi lộ dòng chảy tư duy bị vùi sâu trong tiềm thức. Thực tế, có thể kể đến nhà thơ Hoàng Trúc Ly, người từng thể nghiệm lối thơ này và có được thành công vang dội ở miền Nam Việt Nam trước 1975; về sau, nó được Nguyễn Hòa Trước đẩy lên một cấp độ cao hơn. Ở đây, hình thái ngôn ngữ Việt được đẩy đến tới hạn, hiểu theo nghĩa là được cách tân, và đa sắc hóa. Có thể ví đó là một sự hóa thân, một tuyệt kỹ làm biến hóa ngôn ngữ, đẩy nó lên đến cực điểm trong một hình thức thuần túy nhất. Tuy nhiên, một câu hỏi nảy sinh: chúng ta có chút hy vọng nào không trong việc giải mã những những ý nghĩa ẩn tàng bên dưới mỗi dòng thơ đầy mê hoặc ấy, hay là, hãy thừa nhận rằng nó thuộc về địa hạt của cái siêu hình (những gì ta không thể sử dụng một hệ thống thuật ngữ có sẵn nào để gọi tên), và cánh cửa để bước vào thế giới của nó chỉ có thể là trực giác, ở bên ngoài mọi luận lý của ý thức? Tôi thiên về cách đọc thứ hai hơn, mặc dù tôi thừa hiểu rằng những chất liệu thô được trực tiếp lấy ra từ tiềm thức – không bị sàng lọc, không bị làm biến đổi bởi những dụng ý nghệ thuật để mang vác một vật nặng khác trên lưng – chỉ hấp dẫn trong mắt các chuyên gia tâm lý học hay phân tâm học, khó mà có thể gọi chúng là thơ, huống hồ là nghệ thuật. Một vài người trong giới văn chương Việt gọi đó là Thơ Ngôn Ngữ, nhưng theo tôi thì thuật ngữ ấy quá dễ gây hiểu lầm. Các nhà thi pháp gọi một tác giả là nhà thơ “Ngôn ngữ” hòng chuyển giao cho độc giả quyền diễn giải bài thơ vốn là trách nhiệm của anh/cô ta, khiến cho việc diễn giải ấy trở nên đa chiều hơn; ngược lại, ở những bài thơ văn xuôi thấm đẫm phong vị Việt này, ý nghĩa, dẫu hết sức mơ hồ, vẫn khá chủ quan và rành mạch.

Những lập luận trên kéo tôi quay trở lại với bài thơ văn xuôi “dấu vết của khoảng trống” của Nhã Thuyên, được in trong tập sách. Đọc nó là đang bước vào thế giới của tưởng tượng. Chìm bên dưới tất cả những hình ảnh và những biểu tượng đầy tính huyễn tưởng, bên dưới cấu trúc ngôn từ đan cài xoắn bện, bên dưới cả những phiến đoạn độc thoại nội tâm, là một dòng mạch tư duy hoàn toàn sáng rõ. Ở đây, tất cả những chất liệu quen thuộc mang tính mẫu thức được lặp lại, giống như thể một cơn ác mộng đang tái diễn, và đối lập lại với cảnh tượng ấy là những ký ức chập chờn, là tình yêu, nỗi mất mát, và những suy lý không ngừng về tồn tại, hay chính xác hơn, về sự không tồn tại. Nỗi tuyệt vọng được gọi tên rõ nét, cũng một màu u ám hệt như trong “mưa đen.” Bài thơ kết lại bằng những dòng thơ “tôi lún sâu mãi xuống cát ướt, cho tới khi hoàn toàn vắng lặng, và tôi sẽ không trở về.” Dưới dòng thơ ấy, nhà thơ vẽ một vòng tròn. Có lẽ đó là hình ảnh tượng trưng cho một tình thế bị mắc bẫy. Hoặc, rất có thể, là một cái thòng lọng? Dù hiểu theo nghĩa nào, nó cũng chỉ gợi lên nỗi tuyệt vọng.

Nhà thơ Dylan Thomas từng nói: “Thơ khiến cho bạn nhận thức được rằng mình đơn độc đến thế nào trong một thế giới vô danh, rằng phúc lành và nỗi khổ đau vĩnh viễn song hành, và mãi mãi chỉ thuộc về riêng bạn mà thôi.” Đó cũng chính là điều mà tôi muốn nói về thơ Nhã Thuyên.

Lưu Mêlan, kẻ lý tưởng đáng thương

Lưu Mêlan nhìn cuộc đời quanh mình qua một cặp kính lúp, việc ấy khiến cho một số điều chắc chắn sẽ trở nên đáng sợ khủng khiếp trong mắt cô. Cô quay lại nhìn chúng ta với một vẻ mặt nhăn nhó lộ rõ sự ghê tởm, đôi mắt mở lớn, và giọng nói run rẩy. Đúng vậy, thế gian là một nơi chốn xấu xí, vô cùng xấu xí. Vậy là tất cả chúng ta cũng đồng hội đồng thuyền!

So sánh với Lưu Diệu Vân, và đặc biệt là với Nhã Thuyên, kết cấu các văn bản thơ của Lưu Mêlan có vẻ mỏng mảnh hơn. Không chỉ thế, về mặt ngữ nghĩa, nếu như thơ của hai người bạn đồng hành kia thường mang tính đa tầng thì thơ cô thường đơn hướng. Ngôn ngữ thơ cô thẳng thắn và trực diện. Cô tiếp xúc với các đối tượng theo nghĩa đen của nó, không cố công đi vào tâm hồn sự vật, thay vào đó, chủ yếu sử dụng phông nền bối cảnh, phú cho nó một vài ý nghĩa điển hình, qua đó bày tỏ cảm xúc. Có thể dẫn lại bài thơ “Những Con kiến” như một minh họa tiêu biểu cho phong cách thơ này. Trong bài thơ “Ngày,” cô đảm nhận vị trí một người quan sát rốt ráo, huy động toàn bộ năm giác quan để khám phá môi trường sống quanh mình. Và rồi, giống như thể một thiên thần canh gác, cô sẽ loan báo cho chúng ta lời cảnh cáo về những mối hiểm nguy còn hiện tồn rõ mồn một trên thế gian. Một kịch bản tương tự cũng được xây dựng trong bài thơ “Hạt gạo.” Ở đây, cô kể cho chúng ta nghe câu chuyện cổ tích về một trong những vật phẩm được nâng niu nhất trong đời sống thường nhật của người dân Việt – hạt gạo. Nhưng đó lại là một truyện cổ tích buồn. Kết lại bài thơ, cô chỉ muốn được lẩn mình vào sau những thân cây lúa bởi “thế gian đang chôn vùi đời sống con người.”

Lưu Mêlan đặt người đọc vào một cuộc trò chuyện trực tiếp với tâm hồn cô, ngay cả khi nó đang chìm trong sự khiếp hãi khi đối diện với thế giới hay trong nỗi hổ thẹn mà cô cảm thấy thay cho cái mảnh đất cô vẫn gọi là quê nhà. Thế đấy, cũng như tất thảy chúng ta, cô lạc lối trên chính quê hương mình, chẳng có chút gắn kết nào với “những người đi bằng bốn chân.” Nhiều bài thơ của Lưu Mêlan biểu thị một nỗi tuyệt vọng và sự khóc thương cho một nơi chốn vốn được định danh là nơi chôn rau cắt rốn của cô, đất nước dấu yêu của cô. Đó cũng chính là lúc cô không kìm được cơn giận dữ và nỗi đau giằng xé. Đây là một điểm rất đáng lưu tâm. Bởi, một người trẻ như cô, một người vẫn còn cả chặng đường dài trước mắt để bước vào một cuộc đời vốn được cho là phong nhiêu giàu có, vậy mà dường như đã mất hết mọi hy vọng vào tương lai đất nước. Đó chẳng phải là một điều phi lý hay sao? Thật đáng thương thay! Thế mà, ngay những tiếng nói đáng thương ấy của cô rồi cũng bị nuốt chửng, bị át hết đi bởi tầng tầng lớp lớp những đợt sóng tiếng ồn xấu xí, vô cùng xấu xí.

*

Nhờ sự tài hoa của ba nhà thơ trẻ, cuốn sách này, mặc dù không đồ sộ về vẻ hình thức bên ngoài, nhưng đã tạo được một cú huých nhất định đến sự phát triển theo chiều hướng tiến hóa của thơ Việt đương đại, không những thế, có thể đảm nhận vai trò như một dẫn nhập thông minh cho những ai quan tâm đến văn học Việt Nam. Ba nhà thơ đại diện cho một thế hệ các nhà văn Việt mới, được gọi là thế hệ 8X. Mặc dù cả ba người không có một trải nghiệm trực tiếp nào về chiến tranh, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng họ không phải gánh chịu bất cứ một tác động nào từ những di chứng còn rơi rớt lại của nó. Chiến tranh để lại những hậu quả trầm trọng khôn lường. Hơn nữa, đối diện với hiện tại, chứng kiến con đường mà đất nước đang đi, chứng kiến sự tha hóa về đạo đức, sự thối rữa mục nát của các hệ thống chính trị, tình trạng mất tự do cá nhân, sự rỗng tuếch trên lĩnh vực tri thức, tính ì trệ kìm hãm sự tiến bộ và ngăn chặn những ý tưởng mới (kể đến đây dường như đã là quá đủ), cả ba người đều đang quyết liệt định hình tiếng nói của mình trong tư cách là những nhà thơ. Nhưng, đáng nói hơn, điều khiến cho mỗi nhà thơ này tìm được một chỗ đứng của riêng mình, tách biệt khỏi đám đông, ấy là bởi họ đã tìm được cho mình một cách tự ý thức độc đáo, chính điều này sẽ mang lại một lực đòn bẩy kích thích dòng chảy thường nhật cửa tư duy, để rồi chuyển hóa nó thành một hình thức nghệ thuật. Trên tất cả, đó là điều mà thơ ca hướng đến.

Giới tính của ba nhà thơ chẳng hề ngăn trở những điều họ đạt được. Có lẽ đây không hẳn là một điều đáng ngạc nhiên đối với bất cứ ai am hiểu truyền thống văn chương Việt. Mặc dù xã hội Việt Nam thời trung đại, và ở một mực nào đó, cả trong thời hiện đại, phải chứng kiến sự thiên vị giới và phân biệt đối xử lớn lao mà có thể đổ lỗi cho sự ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Hoa – các nữ văn nhân Việt Nam, từ thế hệ này qua thế hệ khác, chưa bao giờ phải chịu định kiến quá nặng nề từ phía những nam nhân cùng trong giới văn chương cũng như từ phía cộng đồng nói chung. Nhận định này có thể được chứng thực qua một thực tế là, nếu như ở nước Anh, chị em nhà Bronte phải mượn bút danh nam giới mới có thể xuất bản thơ và tiểu thuyết của mình, thì các nhà thơ nữ Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX như Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan (vợ của tri huyện phủ Thanh Quan), và nhất là Hồ Xuân Hương với lối nói bóng gió khiêu gợi về những hình ảnh dục tình, đã được đề cao và tôn vinh bởi chính những đấng nam nhi cùng thời.

Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan và Nhã Thuyên, đó là ba cái tên mà tôi phải tô đậm trong ghi chú để tự nhắc mình phải chộp lấy ngay những tác phẩm mới nhất của họ. Đây cũng là cuốn sách của tháng trong thú đọc của tôi. Vinh dự thay cho những người đã ấp ủ và biến nó thành hiện thực. Tôi biết rồi mình sẽ quay trở lại với nó, không phải chỉ một lần, mà nhiều lần, bởi dường như trong nó có chất gây nghiện. Và với tôi, thói quen cũng có một dư vị ngọt ngào.

Comments are closed.