Những màu âm xô giạt

Vũ Thành Sơn

20180513_202918Huy Tưởng là nhà thơ quen thuộc với độc giả miền Nam. Trước năm 1975 sáng tác của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí, đặc san văn chương Sài Gòn. Ông là tác giả bảy tập thơ đồng thời là dịch giả hai tác phẩm của William Saroyan và Ernest Hemingway.

Cũng như nhiều người cầm bút ở miền Nam, biến cố lịch sử 1975 đã gây ra một sự đứt đoạn không dễ hàn gắn trong sự nghiệp sáng tác, Huy Tưởng một thời gian đã hầu như vắng mặt trong các sinh hoạt văn chương Việt Nam sau chiến tranh.

Nhưng tiếng gọi Thi Ca không vì vậy mà tắt lịm trong tâm hồn đa cảm, sầu mộng của thi sĩ. Ở những góc khuất của cuộc đời, thơ vẫn cất lên tiếng nói thân mật của mình như một bảo chứng cho chúng ta rằng Con Người bất diệt và không bất lực trước vạn hữu. Với Nhng màu âm xô git, tập thơ thứ tám xuất bản sau khi định cư tại Úc, Huy Tưởng một lần nữa đã trở lại, lặng lẽ như trong một “cuộc giải ngộ giữa đêm khuya”.

Lần trở lại này cho thấy một Huy Tưởng hoàn toàn khác. So với Mt mùa tóc m, Áo nguyt ca hay Người nuôi la tch mch phiêu lãng ở những phương trời ảo mộng, Huy Tưởng của Nhng màu âm xô git bây giờ đã là một Huy Tưởng “bước đi xước bóng” trên “những cung đường đầy chông gai hiểm hóc núi nhọn hố sâu”, nặng trĩu ưu tư siêu hình về thân phận bi đát của con người. Dễ dàng bắt gặp trong Nhng màu âm xô git những suy tư mang tính tổng kết “cái quan luận định”.

Có phải bởi tuổi tác, những cơn đau bệnh quái ác và tình cảnh ly hương đã làm cho ông mòn mỏi, bi quan?

Chỉ cần đọc lướt qua tựa đề mà tác giả đặt cho những bài thơ trong Nhng màu âm xô git cũng đủ cho chúng ta cảm nhận được điều đó: Khúc khuu tà dương, Vsbp bênh ca trái đất, Vsmc rung trong các cuc chơi, Phcó cây đã chết, Tôi nm nghe mòn mi vn đời sau, Khi đời sng (dường như) không có tht, Đêm tn tuyt, Mt hôm tôi chết rt thơ ngây

Nhng màu âm xô git, bên cạnh đó, còn cho thấy những tìm tòi về ngôn ngữ, hình ảnh, bút pháp… của nhà thơ Huy Tưởng trong cố gắng làm mới thơ của ông. Đọc thơ, rất nhiều khi, không thể, không chỉ đọc bằng mắt mà còn lắng nghe bằng đôi tai những tiếng động nhỏ nhẹ hoặc, thậm chí, sự im lặng thành kính mà thơ đem đến trong đời sống. Điều đó càng đúng trong trường hợp thơ Huy Tưởng. Thơ Huy Tưởng không dành cho những người bận rộn; nó là những lời thủ thỉ trò chuyện trong những đêm dài mất ngủ.

Tất nhiên, mọi sự tìm tòi nào cũng phải chịu sự thử thách, kiểm chứng của thời gian. Nhưng có cần thiết phải đợi đến sự kiểm chứng của thời gian nếu những “bài thơ được viết ngay sau lưng giấy bảng điện tim của chính mình”?

“Thật phi lý khi cho rằng để kết luận một bài thơ có sức sống bền bỉ hay không thì phải chờ đợi để chứng kiến. Một độc giả chân chính khi đọc một bài thơ hay có thể nói ngay vào thời điểm bài thơ ấy tác động đến mình là y đã nhận lãnh một vết thương bất tử và không thể gượng dậy nổi. Điều đó muốn nói lên rằng trong thơ cũng như trong tình yêu, sự vững bền được cảm nhận ngay tức thì. Không cần phải đợi chờ sự kiểm nghiệm của thời gian. Sự thử thách của một bài thơ không phải là chúng ta không bao giờ quên bài thơ đó mà chính là chúng ta biết rằng sẽ không bao giờ có thể quên được bài thơ đó ngay từ cái nhìn đầu tiên.” (Robert Frost, The Poetry of Amy Lowell, trong Selected Prose of Robert Frost, Holt, Rinehart and Winston, 1966).

Comments are closed.