Tag: Đào Tiến Thi

  • Nghệ thuật là gì?

     Đào Tiến Thi

     

    Nghệ thuật là gì? Đó là câu hỏi xưa cũ như trái đất nhưng mãi mãi muôn đời vẫn đặt ra. Đặt ra thì cứ đặt ra nhưng thiết nghĩ có những nguyên lý được thừa nhận rất lâu dài (chí ít là đến thời điểm đang nói đây) như những tiên đề và do đó muốn bàn luận gì thì cần dựa trên những tiên đề đó.

    (more…)

  • Người anh thân thiết, người chiến sỹ không mệt mỏi (Thành kính vĩnh biệt anh Võ Văn Tạo)

    Đào Tiến Thi

    Tôi và anh quen nhau từ bao giờ, bắt đầu từ trên mạng thôi. Những năm ấy mùa hè nào Trung Quốc cũng gây sự, bắt nạt Việt Nam trên Biển Đông, cho nên đã tạo ra một phong trào chống Trung Quốc xâm lược khá sôi nổi mạnh mẽ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói[1]. Vì thế, những người xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và quyết tâm chống xâm lược trở nên quen nhau, thân thiết với nhau dễ lắm. Rồi một hôm anh ra Hà Nội, anh mượn đâu được một chiếc xe máy cọc cạnh tự đi đến chỗ tôi. Tôi mời anh đi ăn tối, nhưng anh cứ giành trả tiền. Nghe tôi kể vợ tôi nhiều bệnh tật, có lẽ sắp phải đi mổ lại, lúc về, anh còn gửi cho vợ tôi 500.000đ, tôi từ chối thế nào cũng không được. Anh bảo: “Tao biết mày nghèo lắm”. Sau này, tôi để ý trong quan hệ với bè bạn, anh là người vô cùng rộng rãi, hào hiệp, luôn giành lấy phần chi tiêu về mình, mặc dù gia cảnh anh cũng đạm bạc, chẳng giàu có gì.

    (more…)

  • Mấy suy nghĩ nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà văn – giáo sư Trương Tửu (1913-2023)

    Đào Tiến Thi

     

    Sáng 17/11/2023, tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Nhà văn – Giáo sư Trương Tửu. Theo quan sát của tôi, buổi lễ được tổ chức giản dị mà trang nghiêm, ấm cúng tình cảm mà lại rất nghiêm túc về học thuật.

    (more…)

  • Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh và phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa (Tưởng nhớ GS. Nguyễn Văn Hạnh vừa nằm xuống)

    Đào Tiến Thi

    image

     

    Tôi không được học GS. Nguyễn Văn Hạnh. Các sách lý luận và phê bình văn học của thầy viết như Lý luận văn học – vấn đề và suy ngẫm (Giáo dục, 1995), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Giáo dục, 2012) không ấn tượng với tôi lắm. Phong cách viết của GS. Nguyễn Văn Hạnh không rảo riết như GS. Hoàng Ngọc Hiến, không hóm hỉnh, thâm thuý như GS. Nguyễn Đăng Mạnh – những trang viết khiến tôi đã đọc là bị cuốn hút, theo đuổi, thích thú nhưng nhiều khi cũng rất mệt; trái lại, GS. Nguyễn Văn Hạnh viết theo phong cách mực thước, ôn hoà, giản dị, rất dễ hiểu, thích hợp với tầm đón nhận của số đông. Bởi vậy khi có nhu cầu học và thưởng thức thì tôi tìm đến thầy Hoàng Ngọc Hiến, thầy Nguyễn Đăng Mạnh,… còn khi dạy (kể cả khi trả lời học sinh trên báo chí) thì tôi thường tìm đến thầy Nguyễn Văn Hạnh.

    Tuy nhiên, trong một lần được nghe nói chuyện thì tôi thấy GS. Nguyễn Văn Hạnh không chỉ là người “mực thước” mà cũng hóm hỉnh và thâm thuý lắm. Như câu chuyện sau đây.

    (more…)

  • Vài điều ấn tượng trong cuộc tọa đàm "Giao lưu văn hóa Việt – Pháp đầu thế kỷ XX" (Nhân ra mắt cuốn "Dọc đường" của nhà văn Nguyên Ngọc)

    Đào Tiến Thi

    1. Nhà văn Nguyên Ngọc

    Sáng 13/8/2022, tại Le Café ngõ 2 Nguyên Hồng.

    Lúc mới vào hội trường, vừa để chờ thính giả còn tiếp tục đến, vừa để chờ nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên còn từ sân bay Nội Bài chạy xe về (vừa đêm trước còn ở Hội An với cụ Nguyên Ngọc), các bạn phụ trách kỹ thuật đã "xếp" nhà văn Nguyên Ngọc ngồi trước màn hình ở "đầu cầu" bên kia (Hội An). Năm nay nhà văn tròn 90. Tất nhiên tuổi đó là rất già. Nhưng gần đây trông nhà văn thực sự già đi nhanh quá, phần vì thân thể nhiều đau bệnh phần vì tinh thần cũng đầy đau buồn.

    (more…)

  • Một lần gặp bác Đặng Văn Việt

    Đào Tiến Thi

    Khoảng 2014 hay2015 tôi không nhớ chính xác, vào một ngày đầu tháng giêng Âm lịch, vừa ngay sau tết Nguyên đán, tôi được chú Nguyễn Khắc Mai mời gặp mặt đầu xuân. Nhà chú chật chội nên chú mời đến một cái quán, hình như gọi là quán Gió. Quán đặt ngoài trời lại vào đúng hôm gió mùa đông bắc về nên không sai tí nào với cái tên của nó. Gió mạnh và lạnh phát khiếp! Khách mời gồm một số chú, bác già, vài anh em trẻ, và vài người không còn trẻ nhưng chưa già như tôi.

    (more…)

  • Chung quanh vấn đề “văn mẫu” (kỳ 5): Đang có sự hiểu sai về "văn mẫu"

    Đào Tiến Thi

    Theo tường thuật của báo Vietnamet, tại hội nghị tổng kết năm học 2020 – 2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021 – 2022, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nói: "Riêng với môn Ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò".

    https://vietnamnet.vn/…/bo-truong-nguyen-kim-son-can…

    (more…)

  • Thương cảm cụ Kình, nhớ cụ Bùi Hữu Nghĩa xưa đã bênh vực dân oan như thế nào

    Đào Tiến Thi

    image

     

    “Cụ Kình bị bắn ngay trước mặt tôi, người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1 mét, nòng súng to như cổ tay, nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi”. Đó là lời khai của ông Bùi Viết Hiểu, một trong những bị cáo trong vụ án Đồng Tâm.

    (more…)

  • “Nhẹ lương nặng bổng” – một trong những tử huyệt của thể chế

    (Nhân việc cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai xin “giữ lại nhà công vụ”)

    Đào Tiến Thi

    Mấy ngày nay, nhân chuyện bà cựu thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “xin giữ lại” căn hộ nhà công vụ mà bà được ở hồi làm thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, dư luận bùng lên những lời chê trách bà Mai, trong đó không thiếu những lời thóa mạ nặng nề. Tôi hỏi một số bạn bè làm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều năm làm việc với bà Mai thì anh em cho biết bà Mai không phải là người xấu, thậm chí là người giản dị, chan hòa, tình cảm. Bà cũng chẳng thiếu thốn gì. Chồng bà vốn là “tỉnh trưởng” và các con bà hôm nay đều khá giả, có vị trí xã hội cao. May là (nhờ báo chí) bà đã sớm tỉnh ngộ và xin rút đơn[1].

    (more…)

  • "Thiên nhân cảm ứng?"

    Cảm nghĩ đón thu về (6/8/2020)

    Đào Tiến Thi

    Cái nắng nóng năm nay gần như kéo dài suốt tháng 6 và tháng 7, mà là nắng nóng khủng khiếp, nắng nóng triền miên không có mưa, tưởng như ngày nào cũng là ngày Hạ chí (22/6). Ấy thế mà đùng cái mấy hôm nay có lúc có gió lạnh. Sáng sớm hôm nay tôi còn phải đắp chăn! Cứ tưởng dính virus Vũ Hán hóa ra không phải. Nhìn đồng hồ, nhiệt kế chỉ 27 độ C, thấp hơn cả nhiệt độ khi tôi ngủ trong phòng máy lạnh (tôi thường để 28 độ C trong những ngày nóng vừa rồi). Thời tiết mấy hôm nay giống như thời tiết những ngày cuối thu sắp sang đông. Thật lạ quá! Nghĩa là năm nay có lẽ sẽ không có những ngày giữa thu với nắng vàng đầy ắp và trời trong vắt nữa. Càng không có những ngày chớm thu để reo vui như chàng thi sỹ nọ: “Đây mùa thu tới mùa thu tới/ Với lá mơ phải dệt lá vàng”.

    (more…)

  • Thư khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

    (Về việc đóng cửa trường học để phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán)

    Kính gửi ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

    Phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán đang là nhiệm vụ cấp bách của cả nước hiện nay. Ngày 29/1/2020 chúng tôi đã gửi thư khẩn đến Bộ Giáo dục – Đào tạo đề nghị tạm thời đóng cửa trường học. (more…)

  • Thư khẩn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo

    Kính gửi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

    Trong gần một tuần qua, dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành hết sức dữ dội ở Trung Quốc và nguy cơ lây lan ở Việt Nam là rất cao. Tin mới nhất, đến nay, Trung Quốc đã có 5494 người nhiễm bệnh, 131 người chết, 976 người nguy kịch, 9239 người nghi nhiễm và 44.132 người đang được theo dõi. Thành phố Vũ Hán gần như đã bị tê liệt các hoạt động. Tại Việt Nam, theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến nay (29/1/2020) đã có 2 người mắc bệnh (đã khỏi 1 người), 64 người nghi nhiễm virus, trong đó có 39 người tiếp tục cách ly theo dõi chặt chẽ; ngoài ra, có 56 người sức khỏe bình thường nhưng cần cách ly theo dõi vì đã tiếp xúc gần với người nghi bị nhiễm virus nCoV. (more…)

  • Những người hàng xóm của tôi nghĩ về Đồng Tâm

    Đào Tiến Thi

    Sáng nay, mùng 2 Tết, bốn chị lớn tuổi, hàng xóm có, cán bộ phụ nữ có, đến chúc Tết gia đình tôi. Các chị ấy vui nhộn quá, cười nói vang nhà, trong khi tôi thì rầu rĩ. Cho nên tôi không thể không giải thích là tôi bị sốc về vụ Đồng tâm, không sao bình thường được. (more…)

  • Tết này tôi không có tết (Thư ngỏ gửi cho tất cả lúc giao thừa)

    Đào Tiến Thi

    Khoảng 6 giờ sáng ngày 9/1/2020, tôi nhận được tiếng kêu cứu từ một phụ nữ ở Đồng Tâm. Người phụ nữ không muốn xưng tên cho tôi biết xã Đồng Tâm đang bị bao vây và đe dọa. Sự việc sau đó như thế nào tôi đã kể, nay không cần kể lại. Chỉ có một điều cần nói thêm: khoảng giữa buổi sáng, chị cho rằng cụ Kình đã bị giết thì tôi không tin. Tôi bảo chị: “Không ngu dại gì mà họ giết cụ Kình”. Đấy hoàn toàn là suy nghĩ thật của tôi lúc đó chứ không phải là lời động viên. Vì sao vậy? Vì cụ Kình là biểu tượng của những gì cao đẹp nhất, chả nên đụng vào. Ấy là khí tiết ngay thẳng, chính trực, bảo vệ đến cùng lẽ phải. Ấy là tinh thần xả thân vì cộng đồng, không gì đe dọa hay mua chuộc được. Ấy là tinh thần khoan dung, không hận thù, chỉ tranh đấu bằng lý lẽ, bằng chứng cứ,… Tôi cứ nghĩ họ tấn công kiểu gì thì cũng phải giữ an toàn cho cụ Kình, không vì “sai sót kỹ thuật” mà gây thương tích cho cụ. Bởi nó sẽ rất mang tiếng, như đã từng xẩy ra cách đây gần 3 năm, khi viên sỹ quan, có lẽ do quá say lập công, mà đá cụ gãy xương đùi.

    Thế nhưng rồi mọi sự diễn ra ngoài sức tưởng tượng: cụ Kình bị giết bằng nhiều phát đạn. Chưa dừng lại ở đấy, người ta giao thi thể cụ cho gia đình mà không nói lý do cụ chết. Lại còn bắt gia đình xác nhận cụ Kình chết ở ngoài Đồng Sênh chứ không phải ở nhà cùng với xác nhận đất đồng Sênh là đất quốc phòng chứ không phải đất nông nghiệp. Thật không gì quái đản hơn.

    Vụ việc chưa dừng ở đó. Suốt từ đó cho đến giờ, người ta bảo vệ bằng được “lẽ phải” cho những kẻ tấn công và đổ tất cả những gì xấu xa cho cụ Kình và người dân Đồng Tâm.

    Người ta còn phong tỏa cả tiền phúng viếng cụ Kình. VTV cố tình đưa hình ảnh những người phúng điếu và kêu gọi giúp đỡ gia đình cụ Kình là những kẻ “kích động gây rối” và “tiếp tay cho khủng bố”. Tóm lại là bằng mọi cách, họ tạo ra một biểu tượng, rằng ở Đồng Tâm có một nhóm khủng bố mà cụ Kình là trùm khủng bố.

    Ngoài các phương tiện chính thống, còn có những kẻ giấu mặt tấn công trên mạng xã hội, tấn công vào bất cứ ai tỏ ra thương xót và bảo vệ cụ Kình. Đám người – ngợm được gọi là “bò đỏ” này không cần lý lẽ gì, chỉ lấy những câu chửi tục và những hình ảnh tục tĩu nhất làm vũ khí, đặc biệt chúng dùng số đông để áp đảo. Việc này khiến tôi nghĩ đến câu chuyện xưa vua Lê chúa Trịnh “trị tội” Trạng Quỳnh bằng cách cho quân lính đến ỉa đái khắp quanh nhà Quỳnh, sao cho bẩn đến không thể chịu nổi thì sẽ buộc phải thua cuộc!

    Nhân danh chính thống và với đầy đủ phương tiện, người ta đã làm được những việc “phi thường”. Không ít người tin và buộc phải tin.

    Một số bạn bè tôi “chia sẻ” với tôi rằng “sao dân Đồng Tâm ác thế?” Có vị phó giáo sư viết thư cho tôi lên án cụ Kình về tội giết người man rợ! Bà chị tôi ở quê gọi điện cho vợ tôi: “Bảo nó đừng có động đến Đồng Tâm mà chết”.

    Nguyên lý Tăng Sâm giết người của người Tàu từ mấy nghìn năm trước được vận dụng triệt để và tỏ ra thật hữu hiệu.

    Một số bạn bè của tôi tuy vẫn còn lương tri nhưng quá sợ hãi cũng lảng tránh. Họ tìm vui quên ở những chỗ khác, tưởng như vẫn thanh cao, tưởng như vẫn có trách nhiệm lắm. Một người quen của tôi tiếp tục chủ đề chữ Quốc ngữ sôi nổi vừa rồi, viết bài gửi vào email tôi khiến tôi phát cáu, phải bảo anh ấy: “Vụ Đồng Tâm là một cú đấm nảy lửa của nhà cầm quyền vào công lý và lương tri người Việt Nam. Với giới trí thức ưu thời mẫn thế, phải thấy đau xót cực độ cho gia đình cụ Kình và người dân Đồng Tâm, đồng thời cũng là nỗi sỉ nhục đối với chính mình, nếu mình im lặng. Em là người say mê khoa học, riêng về chuyện chữ Quốc ngữ vừa rồi, em định về sửa bài tham luận để đăng tạp chí, nhưng xảy ra vụ Đồng Tâm nên vẫn bỏ nguyên đấy. Bây giờ, chí ít là trong những ngày này, em thấy khoa học chỉ còn là sự lảm nhảm của những người có khối óc nhưng không có trái tim”.

    Chưa bao giờ tôi thấy lương tri bị nhạo báng như lúc này.

    Nếu chọn cách sống không cần lương tri, chỉ vục mặt vào miếng ăn sẽ rất dễ sống. Người ta sẽ để cho anh ăn thỏa thuê. Và anh được sống. Nhưng sống theo nghĩa tồn tại. Tồn tại để làm gì? Để được vục mặt vào miếng ăn. Chỉ có thế và chỉ có thế.

    Vậy thì “Tồn tại hay không tồn tại?” (To be or not to be). “Con người còn có ra gì, nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị của đời mình vào việc ăn, việc ngủ? Chỉ là con vật, không hơn” (Shakespeare). Nếu anh đã tiếp thu được cái gì đó từ văn minh nhân loại thì anh khó lòng mà sống theo cách tồn tại.

    Tôi hình dung lúc này nếu Galile sống lại và đến Việt Nam, người ta ra lệnh cho ông chọn “trái đất quay hay không quay” và nếu chọn cách thứ nhất, sẽ tống ông vào thẳng nhà tù, ông sẽ chọn cách nào?

    Chưa biết Galile chọn cách nào nhưng nếu là 96,2 triệu dân Việt Nam đang sống trên dải đất chữ S này thì tôi chắc có ít nhất 96 triệu sẽ chọn cách thứ hai. Vâng, họ sẽ bảo trái đất không quay. Để được tồn tại. Họ cũng có cái lý của họ. Trước hết tồn tại cái đã rồi sống sau. Còn chán thời gian. Hãy đợi đấy!

    Chỉ có nhiều nhất 200 ngàn người chọn cách thứ nhất.

    Người phụ nữ gọi điện kêu cứu hôm 9/1 thì từ trưa hôm đó cho đến bây giờ, tôi không thể liên lạc được nữa. Chắc chị đã bị bắt rồi. Vì chị chọn cách thứ nhất.

    Tôi chọn cách thứ nhất: tôi bảo trái đất quay.

    Tôi chấp nhận không chỉ nhà tù mà sẵn sàng lên máy chém.

    Chẳng phải tôi muốn làm anh hùng. Chỉ vì tôi không thể nói trái đất đứng yên.

  • Mất nước là mất tất cả

    Đào Tiến Thi

    Nhà có 5 người thì mấy ngày nay cả 5 đều gặp triệu chứng về tiêu hóa. Chẳng ăn thức ăn nào “lạ”. Vậy thì rất có thể do nguồn nước bị chất “lạ” (dầu nhớt) xâm nhập, nó đang khiến mấy triệu dân phía tây nam Hà Nội lo lắng. Nhưng cái đó cũng chả là gì. Có chết cũng chết từ từ. Chưa có gì đáng lo bằng những ngày tới đây dùng nước gì. Ban quản lý chung cư (BQLCC) thông báo sẽ có xe téc chở nước đến phục vụ. Tuy nhiên thấy báo chí đưa tin nhiều nơi dân phát hiện nước ấy cũng bẩn, thế thì làm sao đây? (more…)

  • Tổ quốc lâm nguy, hành động hay không hành động?

    (Lược thuật một cuộc tọa đàm hết sức sôi nổi và cảm động)

    Đào Tiến Thi

    Không kể những cuộc gây hấn trên biển trong thập niên thứ nhất thế kỷ XXI mà không mấy ai biết đến, kể từ mùa hè 2011, với hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, giới chóp bu cầm quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) đã lộ nguyên hình bộ mặt xâm lược, bành trướng đầy tham vọng và đầy tàn ác. Cũng từ đấy, ngoài những vụ lẻ tẻ trong năm, không có mùa hè nào Trung Cộng không gây sự nghiêm trọng trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Và song song với những cuộc gấy hấn ấy, đã bùng lên phong trào chống xâm lược Trung Cộng trong nhân dân Việt Nam, kể cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại. (more…)

  • Lược thuật đám tang nhà tranh đấu Nguyễn Thanh Giang

    Đào Tiến Thi

    Mỗi lần sắp đi viếng một anh em trong đội ngũ đấu tranh (chống Tàu Cộng xâm lược và bảo vệ quyền dân) từ giã cõi trần, hoặc chỉ viếng thân nhân của họ thôi, là chúng tôi bồn chồn lo lắng không yên. (more…)

  • Giáo sư Ngô Đức Thọ người truyền lửa chí sỹ (Lời vĩnh biệt GS. Ngô Đức Thọ)

    Đào Tiến Thi

    Anh chị em chúng tôi tề tựu ở đây, ngoài một số ít là học trò, còn lại là những người đồng chí, người bạn vong niên đã kết thân với Giáo sư trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. (more…)

  • Nhân Hội Sách Xuân 2019[1], đôi điều về mảng sách văn học và ký văn học

    Đào Tiến Thi

    Là dân làm xuất bản, cho nên mỗi lần đi hội sách, ngoài mua sách, tôi còn quan sát tình trạng xuất bản. (more…)

  • Chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa: quả pháo tịt ngòi?

    Đào Tiến Thi

    Với một đất nước 90 triệu dân, và đặc biệt do nhu cầu, cách thức học tập mới của thời đại, việc cả nước chỉ có một bộ sách giáo khoa (SGK), từ nhiều năm nay đã trở thành vấn đề nhức nhối.

    SGK thực chất cũng là một thứ hàng hóa, lẽ ra phải tuân theo quy luật của sản xuất và tiêu dùng ở ít nhất hai khía cạnh: Thứ nhất, như mọi thứ hàng hóa, nếu không có cạnh tranh thì khó có thể có hàng tốt. Thứ hai, người dùng phải bỏ tiền ra mua thì phải có quyền được lựa chọn. Khi không được quyền lựa chọn thì người mua luôn cảm thấy bị ép buộc, có tâm lý bực bội, ngay cả hàng tốt cũng có thể thành mất cảm tình. Việc bới lông tìm vết, thậm chí nhục mạ những người làm SGK đã trở thành hiện tượng xã hội phổ biến trong khoảng hai thập niên qua và xu hướng này ngày càng dữ dội, có cội rễ từ hai nguyên nhân trên. (more…)

  • “Nghề văn cho ta sống sâu sắc với chính mình”

    (Kỷ niệm một năm vĩnh biệt GS. Nguyễn Đăng Mạnh, 9-2-2018 – 9-2-2019)

    Đào Tiến Thi

    Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười

    Đọc những trang viết của GS. Nguyễn Đăng Mạnh cũng như khi trò chuyện với thầy, ngoài việc được cảm thụ một cách tinh tế tư tưởng và nghệ thuật của các nhà văn lớn, thầy còn truyền cảm hứng cho tôi hai thứ tình cảm mãnh liệt: tình yêu văn chương và tình yêu nghề dạy học, cụ thể là nghề dạy văn. (more…)

  • Một cộng đồng gồng mình đi ngược quy luật tự nhiên?

    Đào Tiến Thi

    Mỗi buổi sáng đi làm hay buổi chiều trên đường về, nhìn dòng xe đủ các loại hối hả lăn bánh, tôi thường nghĩ rằng cả một xã hội hùng mạnh đang vận động không ngừng nghỉ về phía trước. Tuy nhiên dần dần tôi lại thấy “Thấy dzậy mà không phải dzậy”. Mỗi cá thể trong cộng đồng hối hả kia, hoặc nhiều hoặc ít, đều nhận ra những cái vô lý, vô nghĩa, sai trái, dối trá,… mà mình đang tham gia nhưng rồi… vẫn cứ tiếp tục tham gia. Điềm nhiên. Hối hả. Mạnh mẽ. (more…)

  • Bỏ điều khoản xử lý tài sản chưa chứng minh được nguồn gốc

    Đào Tiến Thi

    Ngày 20.11, với 452/465 đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tuy nhiên, điều khoản quy định xử lý tài sản chưa giải trình được nguồn gốc đã bị bỏ ra khỏi dự thảo.

    Lý giải nguyên nhân bỏ điều khoản này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng: “Đây là vấn đề mới, lần đầu tiên chúng ta xử lý. Trong khi đó, tài sản, thu nhập của người dân, cán bộ, công chức, viên chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhà nước ta chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội và pháp luật chưa quy định đánh thuế đối với tài sản thì việc xác định tính hợp lý của nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm để đánh thuế hoặc thu hồi là vấn đề rất phức tạp. Mặt khác, đây là vấn đề lớn, có liên quan quyền sở hữu tài sản – quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp, nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng”. (Theo thanh niên.vn)

    Cách đây mấy tháng, nói về chuyện kê khai tài sản của cán bộ cấp cao, ông Nguyễn Phú Trọng cũng bảo “vấn đề phức tạp, tế nhị liên quan đến đời tư”.

    Tuy nhiên cùng lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng lại nhiệt liệt ủng hộ Luật An ninh mạng, cái luật cho phép lực lượng an ninh lục tung đời tư của mỗi người, để biết được mỗi cá nhân đang nghĩ gì, chơi với ai, yêu ai ghét ai. Tuy nhiên cái này ông Nguyễn Phú Trọng bảo là để “không cho phép nói xấu ai thì nói, chửi ai thì chửi”.

    Bây giờ chuyện tài sản không chứng minh được nguồn gốc thì Quốc hội bảo đó là “quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp”.

    Đúng quá! Tất cả những điefu mà ông Nguyễn Phú Trọng và Quốc hội nói đúng không cãi vào đâu được.

    Nhưng cũng những quyền thiêng liêng như thế, như quyền hội họp, quyền lập hội, quyền biểu tình mặc dù được ghi trong Hiến pháp 72 năm nay nhưng dứt khoát Nhà nước Việt Nam không ra luật để hễ ai thực hiện quyền đó là “trái pháp luật”. Dân nghe thế sợ mất mây.

    Tài sản kếch xù không chứng minh được nguồn gốc chỉ có vua quan mới có. Còn đấu tranh chống bất công và chống xâm lược thông qua mạng xã hội, qua hội họp, biểu tình,… chỉ có dân mới làm.

    Như thế là đủ hiểu. Nhưng cũng nên tham khảo thêm câu chuyện dưới đây – câu chuyện “Thế bánh tao đâu?”

    Chuyện kể rằng: Một ông thầy đồ đi ăn cỗ ở nhà bên. Rượu thịt rồi, nhà chủ còn đem bánh ra mời. Ông ta ăn vài cái và còn muốn đem về vài cái, liền gọi thằng đầy tớ theo hầu lại, đưa cho nó hai cái và bảo: “Này cho con”.

    Thằng đầy tớ tưởng thật bóc bánh chén luôn.

    Thầy đồ rất bực mà không biết làm thế nào. Lúc về, thấy thằng đầy tớ đi trước, liền bảo “Này, tao là thầy mày hay mày là thầy tao mà mày chạy trước tao?”.

    Thằng đầy tớ sợ quá liền lùi lại, đi sau. Ông thầy lại quát: “Mày dẫn tù binh ấy à?”

    Thằng đầy tớ chạy lên đi ngang hàng. Ông thầy lấy gậy phang cho một cái, bảo: “Mày là bạn tao đấy à?”

    Thằng đầy tớ khoanh tay: “Dạ, đi trước thầy cũng mắng, đi sau thầy cũng mắng, đi ngang thầy cũng mắng, thế thì con đi thế nào là đúng ạ?”

    – Mày láo! Thế bánh tao đâu?

    Ông thầy đồ trong câu chuyện trên lúc nào cũng đúng, còn thằng đầy tớ thì lúc nào cũng sai (chính xác là cần quy sai là thành sai). Vì ở đây người ta dùng thủ thuật thay đổi hệ quy chiếu.

    Chỉ có thế thôi. Đơn giản.

  • Vì sao luôn luôn có những làn sóng chửi rủa ngành giáo dục?

    Đào Tiến Thi

    clip_image002

    Học sinh một trườg tiểu học trong một lễ khai giảng

    (Ảnh minh hoạ lấy từ Interrnet)

    Từ nhiều năm nay, nhất là từ thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trở đi, cứ động đến ngành Giáo dục (GD) là từ người dân thường đến trí thức, quan chức, đại biểu Quốc hội, đều buông lời phê phán, công kích, chửi rủa. Hình ảnh các ông bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận,… ra trước Quốc hội thường là rất thảm hại. Dù nhiều cái lỗi không thuộc về các ông, về Bộ GD, nhưng các ông cũng không cãi. Không rõ là vì không biết cãi, hay là biết có cãi mấy cũng không ai nghe, nên các ông thường dùng phương pháp “nhận lỗi”. Nhận hết. Sự việc gần đây nhất, khi có người chất vấn vấn đề sinh viên thất nghiệp, ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhận lỗi là do ngành GD đào tạo nhân lực chưa tốt. (Khổ, có tốt đi chăng nữa, nhưng không ô dù, không chạy tiền, thậm chí không đánh đổi thân xác, liệu có được tuyển dụng hay không?) (more…)