Tag: Nguyễn Thanh Văn

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (26): Nhân một nhận xét rất “hay” mà khá “cay” của nhà văn Diêm Liên Khoa về thân phận văn học

    Nguyễn Thanh Văn

    Nhận định văn học hôm nay đang trong tình trạng YẾU ĐUỐI, CÔ ĐỘC và BẤT LỰC có thể chỉ là một cách nói “khiêu khích” của tác giả Diêm Liên Khoa[*]. Chắc chắn đấy là một gợi ý thú vị và cần thiết cho công chúng, bạn đọc và trước tiên cho người cầm bút. Thiết tưởng chúng ta cứ thử bàn tới, dù người nói có gợi ý ngầm gì khác hay thật tình nghĩ đúng theo nghĩa đen từng từ đi nữa.

    Thật ra, từ lâu không chỉ có nhiều ý kiến đề cập các dấu hiệu bệnh tật của văn học (với nghĩa chính là văn chương hay thơ văn) mà chúng ta hẳn đã từng nghe cáo phó về cái chết của nó. Ngay cả khi không hay chưa có giấy báo tử đã khối người không cần khách khí dài dòng đặt thẳng câu hỏi liệu văn học có còn cần thiết cho xã hội không? Bài viết của tôi dĩ nhiên không phải là một bài trao đổi trực tiếp với nhà văn Trung Quốc mà chỉ là “Nhân một nhận xét…”, nên tôi xin phép tuỳ tiện mà hướng thẳng vào ý liệu văn học đã chết thật chưa hay nếu sắc diện đã YẾU ĐUỐI – CÔ ĐỘC – BẤT LỰC thật rồi thì cho chết luôn, nôm na như cách người ta hát đùa theo ca khúc Mùa thu chết của Phạm Duy (ý thơ Apollinaire) “mùa thu đã chết em biết không – mùa thu đã chết, đã chết rồi… cho chết luôn”.

    Văn học – gồm trước tác thơ văn (văn chương) và khoa học về văn chương (lý luận, lịch sử văn học…) – đã đánh mất vị trí to lớn, sang trọng suốt ít nhất hai thế kỷ qua (tính ngược lại từ khoảng những năm 70 thế kỷ trước) là điều khỏi phải bàn cãi.

    Văn nghệ sĩ vốn quen với thanh vọng “thượng lưu, đài các” bấy lâu không khỏi ngỡ ngàng và chính họ là nhóm có tâm trạng và phát ngôn ngậm ngùi đệ nhất. Thực hư thế nào?!

    (more…)

  • Thơ Nguyễn Thanh Văn

    CHÙM THƠ CUỐI NĂM 2021

    CẢM TẠ

     

    Cám ơn không chỉ những đêm rằm lộng lẫy

    Mà cả những đêm trăng lu và trăng khuyết

    khi thiếu ánh sáng của rằm em

    Anh mới biết đâu là ánh sáng thật của riêng mình.

    (more…)

  • Thơ Nguyễn Thanh Văn

    1. CHƯA HẲN LÀ ĐIỀU TUYỆT VỌNG

     

    Biết chưa đủ đã phải sống

    Sống chưa tròn đã phải chết

    Nếu biết chưa trọn

    Và sống cũng chưa tròn

    Thì cái chết không hẳn là điều tuyệt vọng!

    (more…)

  • Thơ Nguyễn Thanh Văn

    1.   TRẢ LỜI MỘT NÀNG

     

    Anh đã xế nhìn thu không buồn nữa

    Ngửa bàn tay trắng đủ cả hai tay

    Xa xôi lắm, ít hành trang càng nhẹ

    Gom gió đủ rồi sẽ cất cánh bay

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (25): Văn chương Nguyễn Huy Thiệp – thông điệp của đắng cay và hy vọng

    Nguyễn Thanh Văn

    LẠI NÓI CHUYỆN CHÍNH DIỆN VÀ PHẢN DIỆN

    Chuyện hai nhân vật đang nhắc lại giúp nối kết được với nhân vật tôi cho cũng xứng đáng được xếp là nhân vật chính (cô này có thể xem cùng “trọng lượng”, đối xứng được với nhân vật tướng về hưu – người chồng chủ yếu đóng vai người dẫn chuyện): Thuỷ, vợ nhân vật xưng tôi. Chính cô bác sĩ khoa sản này tình cờ gặp họ đang lúc nhà tan cửa nát, lang thang và đưa về nhà. Không khó nhận ra sự tính toán hợp lý – một tính cách của Thuỷ suốt câu chuyện – trong đó. Một hình thức tuyển phục vụ, làm bất kể giờ giấc. Vừa như người nhà, nhưng vẫn lĩnh “lương tháng” đều đặn. Khiếu kinh doanh, tính toán lạnh lùng, Thuỷ cầm chịch kinh tế gia đình và cầm chịch được… chồng mà gia đình vẫn trong ấm ngoài êm. Như chúng ta đã biết đây là người có sáng kiến đưa nhau thai nhi (cả khi còn “nguyên con”) từ khoa sản về bồi bổ cho heo và chó để bán – chi tiết “mang tiếng” nhất trong truyện Nguyễn Huy Thiệp – và được đa số bạn đọc xem là nhân vật phản diện, vô cảm đối lại với tâm hồn cương trực, giàu tình cảm của tướng về hưu; thậm chí nghịch với người chồng có không thiếu gì những phẩm chất của người trí thức: trăn trở, lừng khừng và… hay khóc. Trong truyện ông bố đời đầy sóng gió khóc hai lần và ông con cuộc sống êm xuôi – có điều kiện ăn học nhờ phúc của bố, có gia đình nhờ phúc vợ – lại khóc và nghẹn ngào nhiều hơn.

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (24): Văn chương Nguyễn Huy Thiệp – thông điệp của đắng cay và hy vọng

    Nguyễn Thanh Văn

    SỰ XUẤT HIỆN ĐỘT NGỘT CỦA MỘT CÁNH CHIM LẠ TRONG LÀNG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

    Sự phân tích trầm tĩnh, chi tiết – nhất là khi đã có độ lùi – có thể cho thấy cái gọi là “đột ngột” có tính tương đối. Các văn tài từ Nguyễn Du tới Nam Cao hay các hiện tượng nổ bùng vào đầu thế kỉ 19 hay thời kì 1930-1945, hoặc sự xuất hiện của nhóm Sáng Tạo trong lịch sử văn chương Việt Nam, kể cả gần nhất là hiện tượng và triết lý của văn học hậu hiện đại đã dần dà thâm nhập vào Việt Nam, đang xác lập chỗ đứng (vui lòng lưu ý trong quan niệm của tôi thì mọi hiện tượng văn học và trước tác bằng tiếng Việt đều được xem và bắt buộc phải xem là một bộ phận và thành phần của lịch sử văn học Việt Nam, tuyệt đối bác bỏ sự phân chia vùng miền, chính trị, chính kiến và bác bỏ tinh thần “có thơ tao thì không có thơ mày” – điều đáng xem là phi pháp và phi học thuật) đều có những lý do xã hội – văn hoá – chính trị, từ sự thúc đẩy nội tại của quy luật thẩm mỹ, nhu cầu phát triển tự nhiên của nền văn học dân tộc và sự tương tác giữa các nguồn văn học trên thế giới.

    (more…)

  • Một nơi cao và cô quạnh nhất (2)

    Truyện Nguyễn Thanh Văn

    Để tưởng tiếc văn tài và chí khí bất khuất của cố văn hào Nguyễn Huy Thiệp

    (Tiếp theo và hết)

    Cuộc hội ngộ tiền định nối theo cuộc gặp gỡ giữa hai cậu cháu với hai số phận bi tráng, lại xảy sớm hơn kịch bản của người thủ lĩnh còn nặng tình riêng. Cu Lặn bỗng bị cơn sốt lạ, sáng chiều đã tóp cả người, thầy lang địa phương lù mù không định được bệnh. Theo góp ý nhiều người, Mẹ Lành tức tốc đưa con ngược mấy ngọn đồi liền, tìm thầy. Chỗ khám bệnh nằm trong một ngôi chùa của một ông sư trẻ, người miền xuôi. Người mẹ trẻ khuỵu xuống đang còn cõng con trai trên lưng, quần áo thân thể lấm láp bụi đồi, khi nghe loáng thoáng tiếng xưng hô “Sư Tráng! Sư Tráng!” từ cửa miệng người trong chùa.

    (more…)

  • Một nơi cao và cô quạnh nhất (1)

    Truyện Nguyễn Thanh Văn

    Để tưởng tiếc văn tài và chí khí bất khuất của cố văn hào Nguyễn Huy Thiệp

    Dải đất nửa bản, nửa làng. Nhà và nhà sàn cách nhau cả dăm bảy mẫu đất. Chỗ trồng ngô bắp, đậu mè thì trống trơ, hoang vắng. Chỗ xen giữa toàn cây cao hàng chục thước, xanh mướt, y như các ngón chân của rừng thiêng lén thò vào vùng có hơi người cho bớt cô đơn. Ngước đầu lên là cõi giới của thần, thuần những núi và rừng miên man không ngớt. Không dùng tiếng người, nhưng các thần cũng ham chuyện, gào thét hầu như chẳng bao giờ dứt. Mấy bà già địa phương móm mém kể vào đêm gió lặng, khi các thần ngơi chuyện thì chỉ tổ thêm bồn chồn trong dạ.

    (more…)

  • Myanmar cũng là tổ quốc tôi!

    Nguyễn Thanh Văn

    K. Za Win và Daw M. M. Zin– xin lỗi – có lẽ tôi

    chưa phát âm đúng tên Anh và Chị

    (more…)

  • 1 và 18 và…

    Nguyễn Thanh Văn

     

    Mya Thwe Thwe Khaing!

    Mya Thwe Thwe Khaing!

    Nhân loại gọi trên Em

    Cùng tên Em là tên Tổ Quốc

    Myanmar!

    Myanmar!

    Tim co thắt nhìn Em ngã xuống

    Quân vô đạo!

    (more…)

  • Nguyễn Thanh Văn: Phát biểu nhận Giải Nghiên cứu Phê bình Văn Việt lần thứ Sáu

    Nguyễn Thanh Văn

    Ai đó có nói những người cầm bút đều mong được công nhận. Lời nói này đáng tin hơn các phát biểu cho rằng nhà văn chỉ viết cho chính mình và không cần ai hiểu, không chờ đợi sự phản hồi của ai cả. Tất nhiên sự công nhận không chỉ có nghĩa phải dưới hình thức giải thưởng.

    Vậy cho tôi gửi lời cảm ơn tới bạn đọc theo dõi và chia sẻ loạt 23 kỳ bài viết (đăng trong hai năm 2019-2020, từ kỳ 16 trở đi là đăng trong năm 2020) mang tên Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng, những người mà trong đoạn cuối cùng, tôi hạnh phúc gọi là bạn đọc yêu quý của tôi, khi cùng một lứa bên trời lận đận, phải sống, phải đọc và viết trong cơn bão đáng sợ của một cô nàng có thể có tí nhan sắc chăng, nhưng rất đáng ghét mang tên Covina.

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (23): Một góc nhìn về truyền thống văn hoá và Phật giáo Nhật Bản

    Nguyễn Thanh Văn

    PHẦN TẠM KẾT

    Nói “tạm kết” chỉ vì còn một số bài chung chủ đề chưa đăng. Chủ đề chính là Văn hoá và Phật giáo Nhật Bản, vậy kết luận cũng tóm trong nội dung này.

    Thưa là thưa dzậy mà không phải dzậy, hy vọng quen với lối viết nhì nhằng, không giống ai của người viết, các bạn dễ nhận ra cái gọi là kết luận và tạm kết mặc lòng, có khi là dịp đưa thêm vài ý chưa cạn lời hoặc để lặp lại, nhấn mạnh một ý tôi cho là quan trọng.

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (22): Một góc nhìn về truyền thống văn hoá và Phật giáo Nhật Bản

    Nguyễn Thanh Văn

    CHỦ NGHĨA DUY MỸ NHẬT BẢN VỚI PHẬT PHÁP VÀ PHẬT GIÁO

    Tinh tuý Phật giáo Nhật Bản gồm cả phần triết lý có bao trùm cả nỗ lực làm đẹp Đạo (Chân Lý) bằng quá trình “Zen-hoá” hay không?

    Có ít nhất ba câu hỏi đi kèm:

    1. Zen có là tinh tuý Phật giáo (bản tiếng Việt thường dịch từ “essence” là cốt tuỷ) hay không?

    2. Triết học có là mặt mạnh của người Nhật? Vậy người Nhật tiến hành phản biện công khai và thẳng thắn như thế nào và đã được tiến hành nghiêm túc hay chưa?

    3. Cái Đẹp có đồng hoá được với khái niệm Satori – Giải thoát? Nó đã được kiến giải minh bạch và mời gọi đối thoại hay chưa?

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (21): Một góc nhìn về truyền thống văn hoá và Phật giáo Nhật Bản

    Nguyễn Thanh Văn

    THỬ BÀN THÊM VỀ KHÁI NIỆM “ZEN” QUEN THUỘC VÀ HÀM HỒ

    1. TÍNH CÁCH VÀ LỐI NÓI “AIMAI” (MƠ HỒ) CỦA NGƯỜI NHẬT – HIỆN TƯỢNG BIẾN NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM “ZEN”

    Nếu có ai đặt câu hỏi: “Bạn liên tưởng đến từ nào khi nghe tên Nhật Bản?”, hẳn không ít người trả lời: Zen.

    Nếu câu hỏi chỉnh lại… “[…] khi nghe tới văn hoá Nhật Bản”, tôi dám chắc phần lớn sẽ trả lời: Zen.

    Và nếu câu hỏi là… “[…] khi nghe tới Phật giáo Nhật Bản”, tôi ngờ tất cả sẽ trả lời: Zen.

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (20): MỘT GÓC NHÌN VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VÀ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

    Nguyễn Thanh Văn

    PHẬT GIÁO NHẬT BẢN VỚI VÀI ĐẶC ĐIỂM LỚN

    1. MỘT TRONG NHỮNG LỰC LƯƠNG QUAN TRỌNG BẬC NHẤT MỞ RA CÁNH CỬA VĂN MINH MỚI CHO VƯƠNG QUỐC ĐẠI HOÀ (YAMATO) ĐẦU THẾ KỶ THỨ 7

    Khi có quyết định ở cấp cao nhất chủ trương xoay về hướng lục địa, hội nhập với thế giới (bên ngoài), Nhật Bản có vô số lĩnh vực cần học tập và cải cách. Phật giáo có một vị trí sáng chói – dù không phải duy nhất – trong buổi bình minh của văn minh văn hoá mới. Ngay từ đầu, đất nước ngàn đảo biệt lập với thế giới đã sản sinh ra một trí tuệ và nhân cách lớn mang tên Shotoku, người ý thức trọn vẹn nhu cầu phải thay đổi toàn diện và cũng là một Phật tử và nhà thuyết pháp lỗi lạc, đặc biệt ở tuổi hai mươi đã am hiểu những kinh sách phức tạp, có đẳng cấp như kinh Thắng Man, kinh Pháp Hoa, kinh Duy Ma Cật. Tất nhiên sự đề cao nên tránh đồng hoá với suy tôn quá thực tế như Sansom từng lưu ý, ít ra ở hai điểm. Trước Shotoku, (chính quyền) Nhật Bản đã có giao lưu với Phật giáo Triều Tiên và sư phụ của ngài Shotoku là một trong những vị sư Triều Tiên này. Thời điểm này ba ni cô Nhật Bản được triều đình cho phép qua Triều Tiên học Pháp, đặc biệt Luật Giới (Vinaya) và chính họ đã trở về Nhật lập Ni Chúng đầu tiên ở Nhật Bản. Sự khởi đầu của nhân vật đặc biệt Shotoku là nhờ sự hỗ trợ của một không khí tín ngưỡng tích cực của lớp tu sĩ và tín đồ đầu tiên. Điểm thứ hai không “huyền bí” cho lắm là nỗ lực công nhận và đề cao Phật giáo còn có ý đồ chính trị. Shotoku với sự ủng hộ hoàn toàn của Thiên hoàng Suiko, đã dựa vào thế lực dòng Soga có xu hướng ủng hộ Phật giáo để thanh toán thế lực họ tộc Mononobe dám thách đố vương tộc Yamato.

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (19): MỘT GÓC NHÌN VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VÀ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

    Nguyễn Thanh Văn

    TÍNH ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HOÁ NHẬT

    1. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT

    Từ “độc đáo” rất dễ bị lạm dụng khi nhận xét về văn hoá một cộng đồng. Có khi có nghĩa là “lạ lẫm”, “khác với văn hoá ta”; cũng có khi nhằm chỉ nét khác biệt do khí hậu, địa lý, phong thổ bề mặt hoặc một nét phong hoá, tôn giáo đặc thù chưa có dịp thấy – mà sau khi tiếp xúc thì có khi không còn cảm giác độc đáo nữa. Nhật Bản là một thí dụ cho thấy sức nặng ấn tượng của một nền văn hoá một quốc gia tạo ra cho khách lạ bền vững như thế nào.

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (18): MỘT GÓC NHÌN VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VÀ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

    Nguyễn Thanh Văn

    NHẬT BẢN VÀ TINH THẦN QUỐC GIA CHỦ NGHĨA MẠNH MẼ VÀ CỰC ĐOAN

    Đọc phần trước về các đặc điểm của xã hội và con người Nhật Bản, nếu các bạn thấy còn thiếu đặc điểm gì thì điều đó là tất nhiên. Phần nhiều các tác giả trong các tác phẩm liên quan tới Nhật Bản, dù bất cứ đề tài gì, đều có bàn qua các đặc trưng của xã hội Nhật và tính cách dân tộc Nhật Bản. Nó phức tạp và có nhiều góc độ để tiếp cận, chủ yếu như tôi đã ghi nhận các khái niệm tính cách Nhật, văn hoá Nhật, Zen, Phật giáo và Phật giáo Nhật Bản… đan quyện lẫn nhau.

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (17): MỘT GÓC NHÌN VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VÀ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

    Nguyễn Thanh Văn

    VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA XÃ HỘI NHẬT BẢN TRUYỀN THỐNG

    Đối với nhiều người trên thế giới, Nhật Bản trước hết là đất nước huyền bí, xinh đẹp với hoa anh đào và núi Fuji (Phú Sĩ) tuyết phủ cùng với những con người dũng cảm, thậm chí phi thường mang tinh thần võ sĩ đạo (Bushido) trong huyết quản. Với số người khác, đấy là một quốc gia châu Á có những đặc điểm không giống với quốc gia châu Á nào khác, kể cả các nước gần gũi về văn hoá (thường gọi là đồng văn hay Hán hoá); cũng có thể nói Nhật Bản và người Nhật Bản có nhiều yếu tố lịch sử tiến hoá và tính cách gần với một số nước châu Âu. Rất tiếc, không thiếu người có ánh mắt ác cảm với ký ức về các cuộc chiến trước và sau mốc 1900, bao gồm cuộc xâm lăng Trung Hoa (1895), với nước Nga (1905) – thật ra tính hiếu chiến, có thể gọi là não trạng đế quốc chủ nghĩa của người Nhật đã có từ ban sơ vào thuở xâm chiếm Triều Tiên và kế hoạch xâm lăng Trung Quốc bị phá sản của tướng quân Tú Cát – Hideyoshi (thế kỷ 16) và tất nhiên vai trò, hành trạng của một Nhật Bản hiếu chiến, quân phiệt trong Thế chiến thứ hai. Có lẽ còn nhiều hình ảnh cần khám phá nữa – sự phục hồi kinh tế thần kỳ, bộ mặt văn chương đa dạng, thu hút và Zen chẳng hạn. Những điều vừa nhắc – và cả một loạt những điều có thể nhắc khác – đều chính xác, đều là một phần bộ mặt của đất nước, xã hội (và con người) Phù Tang.

    (more…)

  • Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng (16): MỘT GÓC NHÌN VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VÀ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

    Nguyễn Thanh Văn

    VÀI LỜI THƯA TRƯỚC

    Chủ đề “truyền thống” nên ý riêng của người viết (dù hợp lý) là tập trung vào các đặc điểm từ thời kỳ nữ hoàng Suiko và nhiếp chính Shotoku (Thánh Đức Thái Tử) đầu thế kỷ thứ 7 qua thời đại Nara (Nại Lương), mà các sử gia thừa nhận có sử liệu hoàn toàn đáng tin cậy, cho tới mạt kỳ Ashikaga – Túc Thị, (thế kỷ 15), mở ra thời kỳ Sengoku – Chiến Quốc (thế kỉ 16) tao loạn vốn phù hợp với hình ảnh cổ điển đã quen thuộc của Nhật Bản với thế giới và Việt Nam. Phần thời cận đại Nhật Bản thống nhất trong tay họ tộc Tokugawa – Đức Xuyên (thế kỷ 17 cho tới giữa thế kỷ 19) là một bước ngoặt lớn trong lịch sử xã hội Nhật Bản cho tới thời hiện đại – dù thú thật chỉ là việc điểm nhanh qua thời đại Tiền Minh Trị (Meijji 1868-1912) cho tới Hậu Chiêu Hoà (Hirohito 1926 -1989) đó thôi. Phần sau này xin được gom vào trong một vài kì ngắn gọn, tập trung, với mục tiêu giới thiệu những nét đối chiếu, phần lớn tương phản hẳn các thời kỳ trước đó, để làm rõ chủ đề, hơn là chính các sự kiện riêng lẻ.

    (more…)

  • Điếm đỏ

    Truyện Nguyễn Thanh Văn

    Dạo đó, như nhiều người ở quê tôi vẫn còn nhớ, đĩ thì gọi là đĩ, điếm thì gọi là điếm. Đơn giản rứa thôi. Không có vụ điếm vàng, điếm đỏ hay đĩ trắng, đĩ xanh gì ráo. Nhưng chuyện tôi đang kể có chút màu sắc đặc biệt – không thì ghi lại làm chi. Phải sau sự kiện tháng tư năm bảy lăm, mới có sự lạ là nhạc được nhuộm thành nhạc đỏ, nhạc vàng – chính tai tôi có nghe một cán bộ văn hoá cấp thành còn tỉ mỉ xếp thêm các loại nhạc vàng vàng, nhạc đo đỏ nữa kia. Nói hơi có mùi thiếu văn hoá, cứ ngờ ngợ như đang nghe tham vấn của các thầy thuốc về các món lỉnh kỉnh liên quan chứng rối loạn tiêu hoá.

    (more…)

  • Thơ Nguyễn Thanh Văn

    NHƯỜNG NHÀ

     

    Chân tôi là chân đi

    Không chịu làm nạn nhân trong căn mồ tù túng

    Anh cứ tự nhiên chuyển sang làm chủ mộ thay tôi

    Tôi sẽ làm chi, về đâu chưa biết trước

    Trừ chuyện co ro ở xó xỉnh này, nghe lũ dế than van

    (more…)

  • Một vòng hoa cho người trung nghĩa

    Nguyễn Thanh Văn

    Vào thời điểm phong hoá suy đồi nặng mà cái thiên chức “tải đạo” của ngành giáo dục lại bị buộc phải tải không ít thứ phi đạo và vô đạo, tôi có may mắn dự một cuộc họp mặt đầy cảm xúc. Cuộc gặp tưởng niệm thầy của một nhóm anh chị em ngoài 60 cho tới U-90. Ngỡ những con người lận đận, sương tuyết một đời chọn con đường đấu tranh dân chủ có thể cho phép mình để qua vài thủ tục lễ nghĩa, lấy cuộc dấn thân xã hội làm chữ tín với đời, lấy hành động nghĩa khí làm chữ hiếu với thầy, nhưng không! Trong căn hộ rộng mà không lớn lắm của GS Tương Lai, nhóm học trò cũ của GS Hoàng Tuỵ và cả những anh chị có tình cảm tôn kính bậc trí thức có thực học và trên hết một cuộc đời của công phu, tâm huyết vì nước, vì non líu ríu bên nhau. Người hiểu thầy, nhớ thầy nhắc kỷ niệm khó quên, người nghe chuyện, biết tên chiêm nghiệm thế nào là một cuộc tồn sinh có sức nặng, có ý nghĩa. (more…)

  • Thêm một tiếng nói dứt khoát, minh bạch cùng đồng bào yêu quý trước sự khiêu khích từ phương Bắc

    Nguyễn Thanh Văn

    Tí mưa thu Sài Gòn bất chợt lúc sắp sang trưa còn lâm thâm lúc anh Hoàng Dũng và tôi từ “café 1” qua “café 2”. Tiếp tục người ăn, người uống chút đỉnh trước khi quẳng xe, cuốc bộ tới điểm hẹn. Bên kia là toà lãnh sự Trung Quốc, cơ quan đại diện cho một quốc gia láng giềng chung gần một ngàn ba trăm km biên giới đất liền, đất nước lẽ ra nên xoá hận thù xưa, cùng chung sống hoà bình, thân thiện. Oái ăm thay lại là cái tên đang ám ảnh mỗi người Việt Nam vì mùi vị chính sách bành trướng cổ xưa, ma mãnh, hiếu chiến và thâm hiểm mà mới nhất, nóng hổi nhất là vụ Bãi Tư Chính. (more…)

  • Cần một thái độ thực sự nghiêm cẩn và khách quan khi tiếp cận các đề tài dân tộc, tôn giáo và đặc biệt mối quan hệ lương giáo

    Nguyễn Thanh Văn

    Bài viết này liên quan vài ý kiến đầy nhiệt huyết của phóng viên báo Tuổi trẻ Minh Tự về vụ thầy trò sư chùa Ba Vàng và đề nghị Chấn hưng Phật giáo (bài “Chấn hưng Phật giáo”, Tuổi trẻ ngày 24.3.2019), nhân đó và trong tinh thần thẳng thắn của chính ông truyền qua, người viết có một vài lời bàn thêm hy vọng không đến độ lạc đề. (more…)