Thơ Heinrich Heine: Người muôn vẻ khác (kỳ cuối)

 Phạm Kỳ Đăng dịch

 

FRIEDERIKE

 

I.

 

Hãy rời Berlin, với những cồn dày cát
Với chè loãng và đám người bông phèng,
Những gì tự thân hàm nghĩa Chúa và Thế giới
Được tri nhận từ lâu bằng lý trí Hegel.

Cùng tới Ấn Độ đi, miền đất đầy ánh nắng!
Nơi bông long diên hương ngát bay xa,
Những đoàn hành hương sải bước tới Hằng hà,
Người thanh thoát trong lễ phục màu trắng.

 

Nơi đó cành cọ phất phơ, sóng làn lấp loáng,
Bên bờ thiêng hoa sen nở vươn bông
Lên điện Indra (1), vĩnh cửu xanh trong.

 

Nơi anh muốn quì trước em thành tín,
Ôm chặt bàn chân em, và nói vọng lên:

“Phu nhân, hơn mọi đàn bà đẹp nhất là em!”

 

II.

 

Sông Hằng réo, bầy linh dương trong khóm lá
Ngước mắt tinh anh, chúng bạo dạn nhảy qua,
Những con công xòe cánh màu sặc sỡ
Múa lượn vòng, chúng ưỡn ngực kiêu sa.

 

Sâu từ tâm điểm những truông nắng chiếu
Của những loài hoa, nhiều giống mới, mọc lên,
Vọng tiếng chim Kokila (2) say niềm thương nhớ
Vâng em đẹp xinh, hơn mọi đàn bà đẹp nhất là em!

 

Thần Kama (3) lắng nghe em từng hơi thở,
Nơi ngực em, ngài ngự trong túp lều trắng tinh
Và thổi khẽ từ lòng em những khúc hát thắm tình.

 

Anh nhìn thấy trên môi em bừng xuân sắc
Trong mắt em anh phát hiện những thế giới mới xây,
Trở nên quá hẹp với anh trong thế giới riêng tây.

 

III.

 

Sông Hằng réo, cuộn dòng Hằng vĩ đại,
Dãy Himalaya sáng trong ánh về đêm,
Từ bóng tối của triền rừng Banyan
Đàn voi chồm xuống và gào thét –

 

Một hình ảnh! Con ngựa của tôi, ảnh hình sao sắc nét
Để so sánh với em, người đẹp, thanh tao
Người hảo tâm, trắng trong, không thể sánh
Lay động tim tôi với hứng thú dạt dào!

 

Em nhìn anh vô vọng dạt theo những hình ảnh,
Và nhìn anh vật lộn với cảm xúc và điệu vần
Ồ, em lại còn cười anh đang day dứt, khổ tâm.

 

Mà thế, cứ cười thôi, bởi nếu em mỉm cười
Những ca nhi với lấy cây đàn tranh, tít chốn mù khơi
Hát ca trong đại sảnh của thái dương vàng rỡ.

 

 

KATHERINA

 

I.

 

Trong đêm của tôi mọc lên đẹp đẽ một ngôi sao,
Một vì sao cười xuống an ủi ngọt ngào
Và hứa hẹn tôi cuộc đời mới –
Ôi, xin đừng nói dối!

 

Cũng như thế biển cả cuộn sóng lên vầng trăng
Vậy đó phấn khích và hoang dại hồn tôi sóng dâng
Tới vầng sáng của em thanh cao
Ôi, đừng nói dối nào!

 

II.

 

“Anh chẳng muốn ra mắt nàng có phải?”
Bà công tước thầm thĩ ghé tai tôi –
“Diện kiến? Không, tôi phải là nam tử,
Dung mạo nàng làm rối trí tôi rồi”.

 

Cô ả đẹp làm tôi rúng động!
Tôi tiên cảm ra, khi nàng tới gần,
Bắt đầu cho tôi một cuộc sống thanh tân
Với đam mê và niềm đau thương mới.

 

Như nỗi sợ giữ tôi xa vời vợi,
Nỗi khát khao thúc giục tới nàng ta;
Như tinh tú hoang vu của vận mệnh
Đôi mắt kia bỗng chốc hiện ra.

 

Vừng trán sáng. Tuy nhiên vần vụ
Ở đằng sau sấm chớp tương lai,
Tôi bị chuyển lay bởi giông bão ngày mai
Tới chỗ ngự của linh hồn sâu thẳm.

 

Cái miệng ngoan đạo. Mà thế tôi hoảng hốt
Tôi đã nhìn dưới những đóa hồng đào
Những con rắn, xưa đã từng xúc xiểm
Bằng nụ vờ hôn và báng nhạo ngọt ngào.

 

Nỗi khát khao thôi thúc – Tôi phải tới sát
Nơi chất đầy tai họa, vẻ cao sang,
Tôi đã có thể nghe giọng nàng cất tiếng
Lời nói nàng như ngọn lửa reo vang.

 

Bà ta hỏi: “Tôn ông, vậy chi tên họ
Của ca nương đã hát vừa khi?”
Tôi trả lời phu nhân, giọng lắp bắp:
“Về khúc ca tôi nghe chẳng được gì”.

 

III.

 

Như Merlin (4), kẻ thông thái ngạo mạn
Tôi – kẻ gọi hồn đáng thương thay,
Nay kết cục chịu thân đày đọa
Vào trong vòng phù chú riêng tây.

 

Bị ruồng rẫy xuống đôi chân nàng
Giờ tôi nằm mãi ở đây thôi,
Tôi nhìn vào mắt nàng, đôi mắt
Và những giờ khắc, chúng chảy trôi.

 

Những giờ, những ngày, cả tuần lễ,
Như một giấc mộng chúng rời đi,
Tôi nói chi, hồ như không biết nữa
Cũng chẳng hay, nàng nói năng chi.

 

Tôi thấy được đôi khi, như thể
Đôi môi nàng chạm vào miệng tôi –
Nên tôi cảm nhận sâu tới đáy
Linh hồn tôi bao ngọn lửa bùng khơi.

 

IV.

 

Em thích nằm trong tay anh thế
Thích làm sao bên trái tim anh!
Của em, anh là cả trời xanh,
Em là ngôi sao anh yêu nhất.

 

Sâu dưới đôi ta nơi chen chúc
Cả đám đông nhân loại khùng điên;
Họ cuồng nộ, trách cứ, gào lên
Và tất cả bọn họ có lý.

 

Họ leng reng rung những chiếc mũ
Chẳng cớ chi, họ chí chóe nhau;
Bọn họ bằng những chiếc cùi bắp
Tự đánh mình đến tóe máu đầu.

 

Đôi ta mới xiết bao hạnh phúc,
Rằng chúng ta cách họ xa xôi
Em ẩn giấu trong em cõi trời
Mái đầu, em – ngôi sao yêu dấu!

 

V.

 

Anh yêu cổ tay kia trắng nõn,
Vòng eo thon, tâm hồn dịu dàng,
Vầng trán và đôi mắt lớn dại hoang
Viền bởi mớ tóc quăn đen nhánh.

 

Em thật xứng là loại người hợp lý
Anh đã tìm trong suốt mọi miền;
Em cũng hiểu cách mình trân trọng
Giá trị anh tương xứng phẩm giá em.

 

Em đã tìm ra như em cần tới
Người đàn ông nơi anh. Em sẽ đủ đầy
Bằng hôn và tình cảm làm anh ngất ngây,
Rồi sau phản bội anh, như thường lệ.

 

VI.

 

Bên cổng thành mùa xuân đã hiện
Vẻ đón chờ tôi đó thân thương.
Cả vùng đất bừng trong sắc hương
Cứ như thể một vườn hoa nở.

 

Người yêu dấu nhất ngồi bên cạnh
Trên cỗ xe lướt bánh băng băng
Nàng nhìn tôi xiết bao trìu mến
Tim em, tôi nghe đập xốn xang.

 

Nghe líu lo và bay hương trong nắng!
Lấp lánh trong trâm khánh lục xanh,
Cái cây trẻ tươi vui nghiêng xuống
Mái đầu bông hoa trắng rung rinh.

 

Dưới mặt đất muôn hoa ngước mắt
Ngắm nhìn theo háo hức quá thôi
Cô nàng đẹp tôi vừa lựa được,
Gã đàn ông may mắn là tôi.

 

Hạnh phúc thoáng qua! Ngày mai lại
Lưỡi hái khua trên mầm hạt lanh canh,
Mùa xuân lung linh rồi héo úa
Và ả ta sẽ bội nghĩa, phụ tình.

 

VII.

 

Mới đây thôi tôi mơ mình đã
Dạo chơi trên vương quốc nhà trời
Cùng với em, không em có lẽ
Bầu trời là một địa ngục thôi.

 

Ở đó anh thấy người ưu tuyển
Người công chính và kẻ sùng tin,
Dưới trần thế họ ra roi hành xác
Cho linh hồn được hưởng bình an:

 

Các cha cố và những nhà truyền giáo,
Nhà ẩn cư, tu sĩ Kapuziner (5),
Những con cú già, một số còn trẻ –
Đám kể sau nhìn hơn thế tội ghê!

 

Những bộ mặt thánh thần dài ngoẵng
Đầu hói bè, râu sợi muối tiêu
(Trong số đó người Do thái cũng nhiều)
Qua đôi ta nghiêm trang họ bước.

 

Mà với em họ không hề để mắt,
Mặc cho em, người yêu dấu đẹp xinh
Tung tăng khoác tay anh đi tới
Tung tăng, cười nụ, mắt đưa tình.

 

Chỉ một người nhìn em chăm chú,
Và chỉ một người duy nhất đẹp trai
Người trai đẹp ở trong đám ấy
Gương mặt chàng tuyệt thế đẹp thay.

 

Quanh khóe môi ấm tình nhân ái
Trong mắt nhìn an tĩnh thánh thần
Đức Ngài nhìn em như xưa dạo
Nhìn xuống Magdalena (6) dưới trần.

 

Chao! Anh biết, rằng Ngài thiện ý
Không ai bằng, cao quí, trắng trong
Nhưng dẫu thế lòng anh cảm thấy
Nỗi ghen tuông trỗi dậy trong lòng.

 

Và thú thật với em, anh thấy
Trên cõi trời khó ở trong người –
Đấng Cứu Thế làm con luống cuống
Tha tội cho con, ôi Đức Chúa Lời.

 

VIII.

 

Tới lễ hội này mỗi người, mỗi kẻ
Mang theo bên người của yêu thương,
Và phấn chấn đêm hè rạo rực; –
Bước lẻ loi, tôi thiếu người cưng.

 

Tôi vơ vẩn dạo một mình như người ốm
Tôi tránh khiêu vũ, tôi né đam mê
Nhạc rất hay, ánh đèn sáng rủ rê
Ý nghĩ tôi vẩn vơ bên Anh Quốc.

 

Tôi ngắt hoa hồng, tôi bẻ cẩm chướng
Tâm trí tôi lãng đãng và buồn đau;
Tôi không biết, nên trao tay ai nữa
Trái tim tôi và những đóa héo nhàu.

 

IX

 

Tôi đã ngừng ca và trở nên dè dặt
Một thời gian dài – và lại viết thơ!
Như giọt lệ, đến với ta bất chợt
Cũng bỗng nhiên đến những bài ca.

 

Tôi lại có thể than van theo giai điệu
Về lòng yêu lớn, lớn hơn nữa khổ đau,
Những con tim, chịu đựng nhau khổ sở
Và tuy nhiên tan vỡ, nếu lìa nhau.

 

Thi thoảng tôi cảm thấy xao xác lá
Những cây sồi nước Đức ở trên đầu
Chúng còn thầm thì chào gặp lại! –
Đó chỉ là giấc mộng biến, còn đâu.

 

Tôi cảm thấy như thể tôi nghe tiếng
Dạ oanh xưa ở Đức hát, đôi khi
Thanh âm quấn quít tôi sao êm ái! –
Đó chỉ là những giấc mộng tắt đi.

 

Đâu rồi những đóa hồng, xưa một dạo
Tình họ yêu, tôi hạnh phúc – mọi bông
Đã héo từ lâu – như quỷ ma tăm tối
Lởn vởn hương vị ám trong lòng.

 

©® Phạm Kỳ Đăng và Văn Việt

 

Chú thích của người dịch:

 

(1) Thần Indra hay còn gọi là Đế Thích Thiên (帝釋天 – Śakravị thần của sấm sét. Là một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu (Ấn Độ).

(2) Tiếng Phạn कोकिल kokila, một giống chim cu màu đen.
(3) Thần Tình yêu, con trai của thần Vishnu và Laksmi.

(4) Vị phù thủy trong truyền thuyết Tây phương.

(5) Dòng Kapuziner thuộc chi nhánh Dòng Phanxico.

(6) Thánh Maria Mađalêna, phiên âm Hán Việt: Mai Đệ Liên, được cả Tân Ước quy điển và Tân Ước ngoại điển miêu tả là một người phụ nữ theo Chúa Giêsu.

 

Nguyên tác tiếng Đức:

 

FRIEDRIKE

 

I.

 

Verlaß Berlin, mit seinem dicken Sande
Und dünnen Tee und überwitzgen Leuten,
Die Gott und Welt, und was sie selbst bedeuten,
Begriffen längst mit Hegelschem Verstande.

 

Komm mit nach Indien, nach dem Sonnenlande,
Wo Ambrablüten ihren Duft verbreiten,
Die Pilgerscharen nach dem Ganges schreiten,
Andächtig und im weißen Festgewande.

 

Dort, wo die Palmen wehn, die Wellen blinken,
Am heilgen Ufer Lotosblumen ragen
Empor zu Indras Burg, der ewig blauen;

 

Dort will ich gläubig vor dir niedersinken,
Und deine Füße drücken, und dir sagen:
Madame! Sie sind die schönste aller Frauen!

 

II.

 

Der Ganges rauscht, mit klugen Augen schauen
Die Antilopen aus dem Laub, sie springen
Herbei mutwillig, ihre bunten Schwingen
Entfaltend, wandeln stolzgespreizte Pfauen.

 

Tief aus dem Herzen der bestrahlten Auen
Blumengeschlechter, viele neue, dringen,
Sehnsuchtberauscht ertönt Kokilas Singen –
Ja, du bist schön, du schönste aller Frauen!

 

Gott Kama lauscht aus allen deinen Zügen,
Er wohnt in deines Busens weißen Zelten,
Und haucht aus dir die lieblichsten Gesänge;

 

Ich sah Wassant auf deinen Lippen liegen,
In deinem Aug’ entdeck ich neue Welten,
Und in der eignen Welt wirds mir zu enge.

 

III.

 

Der Ganges rauscht, der große Ganges schwillt,
Der Himalaja strahlt im Abendscheine,
Und aus der Nacht der Banianenhaine
Die Elefantenherde stürzt und brüllt –

 

Ein Bild! Ein Bild! Mein Pferd für’n gutes Bild!
Womit ich dich vergleiche, Schöne, Feine,
Dich Unvergleichliche, dich Gute, Reine,
Die mir das Herz mit heitrer Lust erfüllt!

 

Vergebens siehst du mich nach Bildern schweifen,
Und siehst mich mit Gefühl und Reimen ringen –
Und, ach! du lächelst gar ob meiner Qual!

 

Doch lächle nur! Denn wenn du lächelst, greifen
Gandarven nach der Zither, und sie singen
Dort oben in dem goldnen Sonnensaal.

 

 

KATHERINA

 

I.

 

Ein schöner Stern geht auf in meiner Nacht,
Ein Stern, der süßen Trost herniederlacht
Und neues Leben mir verspricht –
O, lüge nicht!

 

Gleichwie das Meer dem Mond entgegenschwillt,
So flutet meine Seele, froh und wild,
Empor zu deinem holden Licht –
O, lüge nicht!

 

II.

 

»Wollen Sie ihr nicht vorgestellt sein?«
Flüsterte mir die Herzogin. –
»Beileibe nicht, ich müßt ein Held sein,
Ihr Anblick schon wirrt mir den Sinn.«

 

Das schöne Weib macht mich erbeben!
Es ahnet mir, in ihrer Näh
Beginnt für mich ein neues Leben,
Mit neuer Lust, mit neuem Weh.

 

Es hält wie Angst mich von ihr ferne,
Es treibt mich Sehnsucht hin zu ihr!
Wie meines Schicksals wilde Sterne
Erscheinen diese Augen mir.

 

Die Stirn ist klar. Doch es gewittert
Dahinter schon der künftge Blitz,
Der künftge Sturm, der mich erschüttert
Bis in der Seele tiefsten Sitz.

 

Der Mund ist fromm. Doch mit Entsetzen
Unter den Rosen seh ich schon
Die Schlangen, die mich einst verletzen
Mit falschem Kuß, mit süßem Hohn.

 

Die Sehnsucht treibt. – Ich muß mich näh’ren
Dem holden, unheilschwangern Ort –
Schon kann ich ihre Stimme hören –
Klingende Flamme ist ihr Wort.

 

Sie fragt: »Monsieur, wie ist der Name
Der Sängerin, die eben sang?«
Stotternd antworte ich der Dame:
»Hab nichts gehört von dem Gesang.«

 

III.

 

Wie Merlin, der eitle Weise,
Bin ich armer Nekromant
Nun am Ende festgebannt
In die eignen Zauberkreise.

 

Festgebannt zu ihren Füßen
Lieg ich nun, und immerdar
Schau ich in ihr Augenpaar;
Und die Stunden, sie verfließen.

 

Stunden, Tage, ganze Wochen,
Sie verfließen wie ein Traum,
Was ich rede, weiß ich kaum,
Weiß auch nicht, was sie gesprochen.

 

Manchmal ist mir, als berühren
Ihre Lippen meinen Mund –
Bis in meiner Seele Grund
Kann ich dann die Flammen spüren.

 

IV.

 

Du liegst mir so gern im Arme,
Du liegst mir am Herzen so gern!
Ich bin dein ganzer Himmel,
Du bist mein liebster Stern.

 

Tief unter uns, da wimmelt
Das närrische Menschengeschlecht;
Sie schreien und wüten und schelten,
Und haben Alle Recht.

 

Sie klingeln mit ihren Kappen
Und zanken ohne Grund;
Mit ihren Kolben schlagen
Sie sich die Köpfe wund.

 

Wie glücklich sind wir beide,
Daß wir von ihnen so fern –
Du birgst in deinem Himmel
Das Haupt, mein liebster Stern!

 

V.

 

Ich liebe solche weiße Glieder,
Der zarten Seele schlanke Hülle,
Wildgroße Augen und die Stirne
Umwogt von schwarzer Lockenfülle!

 

Du bist so recht die rechte Sorte,
Die ich gesucht in allen Landen;
Auch meinen Wert hat euresgleichen
So recht zu würdigen verstanden.

 

Du hast an mir den Mann gefunden,
Wie du ihn brauchst. Du wirst mich reichlich
Beglücken mit Gefühl und Küssen,
Und dann verraten, wie gebräuchlich.

 

VI.

 

Der Frühling schien schon an dem Tor
Mich freundlich zu erwarten.
Die ganze Gegend steht im Flor
Als wie ein Blumengarten.

 

Die Liebste sitzt an meiner Seit
Im rasch hinrollenden Wagen;
Sie schaut mich an voll Zärtlichkeit,
Ihr Herz, das fühl ich schlagen.

 

Das trillert und duftet so sonnenvergnügt!
Das blinkt im grünen Geschmeide!
Sein weißes Blütenköpfchen wiegt
Der junge Baum mit Freude.

 

Die Blumen schaun aus der Erd hervor,
Betrachten, neugierigen Blickes,
Das schöne Weib, das ich erkor,
Und mich, den Mann des Glückes.

 

Vergängliches Glück! Schon morgen klirrt
Die Sichel über den Saaten,
Der holde Frühling verwelken wird,
Das Weib wird mich verraten.

 

VII.

 

Jüngstens träumte mir: spazieren
In dem Himmelreiche ging ich,
Ich mit dir – denn ohne dich
Wär der Himmel eine Hölle.

 

Dort sah ich die Auserwählten,
Die Gerechten und die Frommen,
Die auf Erden ihren Leib
Für der Seele Heil gepeinigt:

 

Kirchenväter und Apostel,
Eremiten, Kapuziner,
Alte Käuze, einge junge –
Letztre sahn noch schlechter aus!

 

Lange, heilige Gesichter,
Breite Glatzen, graue Bärte,
(Drunter auch verschiedne Juden) –
Gingen streng an uns vorüber,

 

Warfen keinen Blick nach dir,
Ob du gleich, mein schönes Liebchen,
Tändelnd mir am Arme hingest,
Tändelnd, lächelnd, kokettierend!

 

Nur ein Einzger sah dich an,
Und es war der einzge schöne,
Schöne Mann in dieser Schar;
Wunderherrlich war sein Antlitz.

 

Menschengüte um die Lippen,
Götterruhe in den Augen,
Wie auf Magdalenen einst
Schaute Jener auf dich nieder.

 

Ach! ich weiß, er meint es gut –
Keiner ist so rein und edel –
Aber ich, ich wurde dennoch
Wie von Eifersucht berühret –

 

Und ich muß gestehn, es wurde
Mir im Himmel unbehaglich –
Gott verzeih mirs! mich genierte
Unser Heiland, Jesus Christus.

 

VIII.

 

Ein jeder hat zu diesem Feste
Sein liebes Liebchen mitgebracht,
Und freut sich der blühenden Sommernacht; –
Ich wandle allein, mir fehlt das Beste.

 

Ich wandle allein gleich einem Kranken!
Ich fliehe die Lust, ich fliehe den Tanz
Und die schöne Musik und den Lampenglanz; –
In England sind meine Gedanken.

 

Ich breche Rosen, ich breche Nelken,
Zerstreuten Sinnes und kummervoll;
Ich weiß nicht, wem ich sie geben soll; –
Mein Herz und die Blumen verwelken.

 

IX.

 

Gesanglos war ich und beklommen
So lange Zeit – nun dicht ich wieder!
Wie Tränen, die uns plötzlich kommen,
So kommen plötzlich auch die Lieder.

 

Melodisch kann ich wieder klagen
Von großem Lieben, größerm Leiden,
Von Herzen, die sich schlecht vertragen
Und dennoch brechen, wenn sie scheiden.

 

Manchmal ist mir, als fühlt ich wehen
Über dem Haupt die deutschen Eichen –
Sie flüstern gar von Wiedersehen –
Das sind nur Träume – sie verbleichen.

 

Manchmal ist mir, als hört ich singen
Die alten, deutschen Nachtigallen –
Wie mich die Töne sanft umschlingen! –
Das sind nur Träume – sie verhallen.

 

Wo sind die Rosen, deren Liebe
Mich einst beglückt? – All ihre Blüte
Ist längst verwelkt! – Gespenstisch trübe
Spukt noch ihr Duft mir im Gemüte.

Comments are closed.