Thơ Rainer Maria-Rilke

Phạm Kỳ Đăng dịch
Rainer Maria Rilke (tên đầy đủ: René Karl Wilhelm Johann Josef Maria Rilke; 1875 – 1926) Nhà thơ Áo viết bằng tiếng Đức, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỉ 20.



I.

Trái tim tôi như nhà nguyện quên lãng;
Trên điện thờ, một tháng Năm hoang dại khoe khoang,
Cơn dông tố tựa cậu học nghề ngỗ ngược
tự bao giờ đập những ô cửa nhỏ nát tan;
Và giờ đây len lỏi vào tới gian đồ cúng lễ,
ở nơi đó kéo vòng tay hầu tế.
Tiếng la ao ước rụt rè của chuông lảnh lói
gọi tới đài hiến tế từ lâu đã mất thói quen
tới nơi xa, Đức Chúa bực bội, ngạc nhiên.
Vì thế gió rộ cười và lả lướt qua ô cửa sổ,
Người thịnh nộ túm lấy chùm âm vang, vậy đó
quất vào tường đá lát vỡ tan.

Những nguyện ước nhỏ nhoi quì trong hàng dài dặc
trước cổng, nơi bậu cửa rêu phủ, cầu xin,
Mà vậy đó từ lâu
Chẳng còn vãng lai một kẻ nguyện cầu.

II.

Tôi ngẫm nghĩ: về một ngôi làng nhỏ
dung dị trong vẻ rạng rỡ thái bình,
nơi te te gà gáy
và ngôi làng này mất hút
trong tuyết bông.
Và nơi đó trong làng, mang vẻ mặt ngày chúa nhật,
có một ngôi nhà nhỏ xinh;
từ rèm ren bất chợt
nhô ra một cái đầu mái tóc vàng –
Hối hả ngóng lối cửa ra vào
hắng giọng khản kêu nhờ giúp đỡ,
và kế đó nơi khuê phòng nhè nhẹ đưa
mùi oải hương ngan ngát…

III.

Với tôi như thể thuộc riêng tôi ngôi nhà nhỏ
tôi ngồi trước cửa canh khuya
nếu như sau những cành cây tím
khi văng vẳng dế đàn
mặt trời đỏ đi vào cõi chết.

Mái rêu phong màu nhung – diệp lục
như chiếc mũ chụp lên ngôi nhà
và những ô kính nhỏ, đóng khung dầy,
đổ viền chì,
bốc lửa
theo những tiếng chào nóng ran ngày nhật.

Tôi đã mơ và con mắt tôi rà soát
tới những ngôi sao nhợt nhạt,-
từ ngôi làng một tiếng chào e dè
và một con bướm đi hoang chao cánh
trên nhánh hoa nhài óng ánh tuyết băng.

IV.

Một đồng cỏ xưa, cằn và vô cảm
buồn tưởng tháng Năm – cùng nơi
một túp lều tranh lụp xụp
xám xịt và rắn rỏi đơn côi.

Xưa trên đồng từng có một tổ,
trong túp lều một hạnh phúc cửa nhà;
Mùa đông tới và nỗi đau – và tất
cả hai đều đã rời xa.

V

Hoa hồng đây, bông hồng vàng
hôm qua chàng trẻ trao tôi,
hôm nay tôi mang bông ấy
tới mồ cậu đắp còn tươi.

Trên lá bông còn lóng lánh
Trông kìa! – Những giọt sáng vương
Chỉ hôm nay là nước mắt –
và hôm qua chúng là sương…

VI
Ta ngồi bên nhau trong ánh chiều chập choạng
“Mẹ Xíu” (1), anh gợi chuyện, “đúng không em,
Thêm một lần em kể anh huyền thoại đẹp
về nàng công chúa tóc vàng kim?”
Từ Mẹ mất, qua những ngày nhập nhoạng,
Nỗi nhớ như bà tái nhợt dẫn tôi đi;
Và huyền thoại về nàng công chúa đẹp,
Nàng tỏ tường như Mẹ Xíu khác chi…

VII
Tôi muốn, giá được quan tài nhỏ
họ làm cho tôi, thay vì một chiếc nôi,
hẳn dễ chịu cho tôi hơn, hẳn đôi môi
đã từ lâu nín câm trong đêm ướt.
Thì hẳn chưa bao giờ một ý chí hoang dã
chấn rung lồng ngực sợ, đập thình thình,-
Hẳn trong thân thể nhỏ bé, nín thinh,
lặng thinh vậy, như không ai nghĩ nổi.
Dường chỉ một linh hồn trẻ thoát
vút lên, cao vút tới tận trời,-
Gì vậy cho tôi, thay vào chiếc nôi
Sao họ không làm một quan tài nhỏ?

VIII
Với mây kia trên cao đó
bồng bềnh, tôi muốn tị ghen,
Như mây ném những bóng đen
Xuống những bãi cồn phơi nắng.
Làm sao che vầng dương tối
Dám lòng can đảm như mây,
nếu trái đất thèm ánh sáng
đã rên rỉ dưới đường bay.
Tôi cũng muốn ngăn cản cả
sóng dâng tia chiếu vàng kim
của mặt trời, dù giây phút,
Với mây, vâng thế, tôi ghen!

IX
Với tôi: Thế giới ốm đau, ồn ã
đã tan tành bởi bất chợt chia phôi
mới đây, và duy ý tưởng thế giới
lớn lao, còn găm lại ngực tôi.
Bởi vốn thế, thế giới như tôi nghĩ
mỗi phân vân là lỡ bước đã đành;
trên cánh nắng vàng kim thanh thoát
bao lấy tôi sự an ủi rừng xanh.

X
Nếu nhân dân, nhọc nhằn uể oải,
vụng về lê bước quen cũ dặm đường,
tôi muốn trên những chặng lữ màu trắng
băng mình qua rặng lũy thơm hương,
nghiêm nghị và cô đơn như một đức thánh,
Du hành tới những miền xa lấp loáng,
ý thức được sự đền công sáng láng:
– Trên vầng trán mát lạnh những vòng hoa,
Những thần thoại còn trong trắng trẻ thơ
chất đầy ngực lặng im mùa chay tịnh.

XI
Tôi biết chứ, xảy ra điều gì vậy,
Những làn hương tỏa ngát thinh không,
Và trong những cọng cỏ màu nâu như đồng,
một khúc dế ca đã đi mất hút.
Cũng sâu trong linh hồn tôi vang tiếng
một thanh âm, một thanh âm yêu dấu – sầu bi:
– Phải đúng như đứa bé trong cơn sốt li bì,
nghe người mẹ đã chết rồi ca hát.

XII
Đã thấp thoáng trên tấm mền nhàu nhĩ
cái gáy thánh thần trong trắng, yêu kiều
của Thiên nhiên sớm tỉnh dậy,
và chỉ trong những thung lũng hiểm trở khuất xa,
sau những bụi trơ trụi, tím ngà,
dấu giày trắng của mùa đông
khoe khoang hiển lộ.
Tôi đi tới giữa những cây dương liễu,
bên lề lạch nước đọng vết bánh xe
con đường, và mùa đông dịu ngọt.
Mặt trời long lanh trong vẻ rực rỡ tháng Ba,
trong con tim tối tăm của nỗi nhớ,
và trước niềm hy vọng của tôi, bức tranh thánh ban ân
thắp bạch lạp tạ ơn người tuẫn nạn.

XIII
Bầu trời xám bạc, nơi mỗi
mầu đều hoảng hốt nhợt nhạt.
Ngoài xa – một vệt duy nhất đỏ bùng
như vết sẹo roi quất cháy hồng.
Những tia hồi quang nhiễu loạn tắt đi và xuất hiện.
Và trong không khí
nằm lại như hương hoa hồng đang chết
và như nỗi khóc thầm.

XIV

Trên công viên đêm trĩu hương nồng,
và các vì sao ngước nhìn lặng lẽ,
Như thuyền trắng của vầng trăng đã
muốn hạ neo trong tán cây đoan.

Xa kia tôi nghe tia nước réo
Một cổ tích tôi từ lâu lãng quên –
và rồi sau quả táo rụng lặng yên
vào vạt cỏ mọc cao, bất động.

Gió đêm mơn man từ đồi bên cạnh
và mang trên cánh bướm xanh dương
qua hàng sồi già cỗi, mùi hương
nồng nã của rượu vang mới ủ.

XV

Trong lòng của đêm băng sáng bạc
nơi đó gần xa tất cả ngủ chập chờn,
duy một niềm đau vĩnh hằng, man dại
thức trong cô đơn của một linh hồn.

Em hỏi tại sao linh hồn nín lặng
rót vào đêm, sao chẳng ra ngoài?
Linh hồn biết, nếu hồn thoát rời
đêm dập tắt mọi vì tinh tú.

XVI

Chuông chiều đổ. Từ trên dãy núi lại
vọng dội về trong những thanh âm
trầm đục. Và anh cảm một làn khí lâng lâng
bay từ đáy thung lũng xanh, một làn lạnh giá.

Trên những lạch nước đồng trắng xóa
rả rích như thầm thào cầu nguyện của trẻ em;
đi qua cánh rừng cao vút rặng thông đen
như một sự về chiều, già nua thế kỷ.

Qua rãnh cầy của khe mây hé mở,
đêm ném những rặng san hô máu hồng
tới những vách đá – và chúng vỡ tung
không tiếng động từ những bờ vai thiết thạch.

XVII.

Lữ khách đi khắp cùng thế giới
Hãy sải bước trong bình an!
Không một ai nào biết tới
Khổ đau nhân thế như anh!

Nếu anh với giác ngộ
soi sáng, bước khởi hành
Nỗi đau ngước đôi mắt
Nhòa lệ nhìn lên anh.

Ở bên trong tiềm ẩn
Dưới cùng đáy thẳm sâu,
Khi chúng gọi anh: “- Hãy hiểu!”,
Một thế giới đầy đớn đau.

Ngàn giọt lệ cất tiếng
vĩnh hằng nói, không thôi.
Và trong từng giọt một
Hình ảnh của anh soi!

XVIII
Tôi muốn lựa cho mình một diễm phúc vàng óng
nhưng rã rời vì tìm kiếm và nhớ nhung,
– Nước trắng xóa vào đồng cỏ lặng thinh,
vào những tán bồ đề, chiều đang rỏ máu.
Các cô gái dạo bước về nhà, đỏ thêu trên yếm
những bông hồng, xa xa nơi họ tắt tiếng cười…
Những ngôi sao đầu tiên quay trở lại rồi,
và những giấc mơ, làm cho buồn thế.

XIX
Trước mặt tôi một biển dâng vách đá
Những lùm cây, nửa chìm đống lở long
Nín thinh cái chết – Ngợp choáng sương dâng
Bầu trời vắt phủ qua trên đó.
Chỉ một cánh bướm vút qua mờ tỏ
không ngừng qua miền đất ốm, đơn côi
lạc lõng như một ý nghĩ của Chúa Trời
đi qua ngực của người báng bổ.

XX
Những ô cửa chong đèn ngôi nhà lặng
Khắp khu vườn đầy ắp hương hoa hồng.
Trên những rãnh trắng mây và làn khí bềnh bồng
chiều cao vút
mở căng đôi cánh.
Một tiếng chuông rót xuống vàm cỏ lạnh
Lanh như tiếng gọi từ những xứ sở trời.
Và thầm kín, trên rặng bạch dương thì thào
tôi nhìn trong đêm những ngôi sao đầu
soi rực nền xanh nhợt.

XXI
Có những đêm trắng sao huyền diệu
Mọi vật như bằng bạc ánh lên.
Kia một số ngôi sao mau lấp láy
Ngỡ mang theo những mục tử sùng tin
Tới Đức Chúa Giê su hài đồng mới.
Như rắc dầy bụi kim cương xa tới
Bỗng hiện ra sông lạch, đồng bằng,
Vô bao trái tim khoan hòa mộng,
Một đức tin không nhà nguyện vút dâng
Đang lặng lẽ mở khai điều huyền diệu.

XXII

Như một bông hoa giấy khổng lồ, thế giới khoe sắc đầy hương,
bên những cánh đài một con bướm cánh ẩm ướt xanh dương
trải lên đêm tháng Năm
phủ cánh.

Không chút gì lay động; chỉ có chiếc râu bạc lấp lánh
Sau đó đôi cánh nâng lên, đôi cánh sớm bạc lòng,
đưa tới bình minh, nơi bướm từ đóa cúc lửa hồng
uống vào sự hấp hối…

XXIII

Làm sao đào cho sâu từng cảm xúc,
vận trong ngực một thôi thúc ngọt ngào,
nếu tháng Năm, rỏ giọt những vì sao,
hạ cánh xuống những quảng trường im ắng.

Anh rón rén tới đó trên gót giầy nhẹ bẫng
và bay lên tới vầng xanh chói lòa
và vĩ đại như bông phi yến tím
trước anh linh hồn tối mở ra…

XXIV
Ôi còn có tinh tú nào không nhợt nhạt,
nếu ngày qua viền khắp phương Đông;
về những vì sao thế đó vô song
linh hồn tôi thường mơ tưởng thấy.
Về những vì sao, êm đềm nhấp nháy,
nơi đó mong an lạc mắt người,
đã mệt mỏi vì uống cả mặt trời,
ở một ngày hè kim vàng chói.
Và cao tới cỗ vận hành thế giới
những vì sao này đó chen lên –
Hẳn những vì tinh tú thiêng liêng
với mọi nhà thơ và tình yêu thầm kín.

XXV
Tôi đớn đau, đớn đau như thể
toàn thế gian phải xám úa tàn thôi,
Như thể người yêu dấu hôn tôi,
và nói: Chào! Không bao giờ gặp lại.
Như thể tôi chết và trong trí não,
nỗi giày vò hoang dại điên cuồng,
bởi một cô điếm lấy cắp từ đồi chôn
của tôi bông hồng cuối cùng, nhợt nhạt…

XXVI
Mệt mỏi qua làn khói sương thung lũng
đêm lảo đảo trên đôi giày vàng,-
Con bướm đu trên cọng cỏ mơ màng,
không biết làm chi trước niềm khoan khoái.
Tất cả uống xuýt xoa sự tĩnh tại,-
Như nơi đây linh hồn trải, nở căng,
tới khi thành vỏ bọc sáng choang
hồn bao quanh tối tăm của thế giới.

XXVII
Một hồi tưởng, linh thiêng tôi đợi
qua miền sâu tâm trí chiếu cho tôi,
như màu đá trắng của tượng thánh lóng soi
qua ánh chờn vờn của cánh rừng tế lễ.
Hồi tưởng những vui vầy xưa đẹp đẽ,
nhớ về tháng Năm chết đã xa,-
Thẻ hương chắp trong bàn tay trắng,
những ngày của tôi thầm lặng diễu qua.

XXVIII
Tin tôi đi, tôi rã rời vì đau ốm,
Không ham xuân huyên náo nữa đâu,
Chỉ muốn một ngày thu chớm ban đầu
sáng choang nắng trời và đỏ trên tán lá.
Không còn muốn đón trở về lồng ngực
niềm ham vui ánh ỏi reo trong,-
chỉ muốn sự lặng yên của hấp hối trong phòng
ở nơi đây – cho tôi hạnh phúc chết.
(Aus Traumgekrönt – Rút từ tập Đăng quang trong mơ)
Chú thích của người dịch:
(1) Mẹ Xíu – Mütterchen: Truyện truyền kỳ số 8 trong phần phụ lục Truyện cổ tích Grimm kể về một bà già cô đơn kiện Chúa, bởi con bà và các bè bạn đều đã chết. Bà nghe thấy chuông đổ, bỗng thấy nhà thờ đầy người họ hàng nằm chết và chỗ của bà cũng bị chiếm mất. Một bà cố chỉ cho bà xem những đứa con trai, bảo nếu như chúng không chết trẻ cũng chết dấp ở giá treo, bánh xích. Bà đi về nhà, cám ơn Chúa rồi mất.

Nguyên tác tiếng Đức:

Träumen

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

I

Mein Herz gleicht der vergessenen Kapelle;
auf dem Altare prahlt ein wilder Mai.
Der Sturm, der übermütige Geselle,
brach längst die kleinen Fenster schon entzwei;
er schleicht herein jetzt bis zur Sakristei
und zerrt dort an der Ministrantenschelle.
Der schrillen Glocke zager Sehnsuchtsschrei
ruft zu der längst entwöhnten Opferstelle
den arg erstaunten fernen Gott herbei.
Da lacht der Wind und hüpft durchs Fenster frei.
Doch der Erzürnte packt des Klanges Welle
und schmettert an den Fliesen sie entzwei.

Und arme Wünsche knien in langer Reih
vorm Tor und betteln an vermooster Schwelle.
Doch längst schon geht kein Beter mehr vorbei.

II

Ich denke an:
Ein Dörfchen schlicht in des Friedens Prangen,
drin Hahngekräh;
und dieses Dörfchen verloren gegangen
im Blütenschnee.
Und drin im Dörfchen mit Sonntagsmienen
ein kleines Haus;
ein Blondkopf nickt aus den Tüllgardinen
verstohlen heraus.
Rasch auf die Türe, die angelheiser
um Hilfe ruft, –
und dann in der Stube ein leiser, leiser
Lavendelduft …

III

Mir ist: ein Häuschen wär mein eigen;
vor seiner Türe säss ich spät,
wenn hinter violetten Zweigen
bei halbverhalltem Grillengeigen
die rote Sonne sterben geht.

Wie eine Mütze grünlich-samten
steht meinem Haus das moosge Dach,
und seine kleinen, dickumrammten
und blankverbleiten Scheiben flammten
dem Tage heiße Grüsse nach.

Ich träumte, und mein Auge langte
schon nach den blassen Sternen hin, –
vom Dorfe her ein Ave bangte,
und ein verlorner Falter schwankte
im schneeig schimmernden Jasmin.

Die müde Herde trollte trabend
vorbei, der kleine Hirte pfiff, –
und in die Hand das Haupt vergrabend,
empfand ich, wie der Feierabend
in meiner Seele Saiten griff.

IV

Eine alte Weide trauert
dürr und fühllos in den Mai, –
eine alte Hütte kauert
grau und einsam hart dabei.

War ein Nest einst in der Weide,
in der Hütt ein Glück zu Haus;
Winter kam und Weh, – und beide
blieben aus …

V

Die Rose hier, die gelbe,
gab gestern mir der Knab,
heut trag ich sie, dieselbe,
hin auf sein frisches Grab.

An ihren Blättern lehnen
noch lichte Tröpfchen, – schau!
Nur heute sind es Tränen, –
und gestern war es Tau …

VI

Wir sassen beisammen im Dämmerlichte.
„Mütterchen”, schmeichelte ich, „nicht wahr,
du erzählst mir noch einmal die schöne Geschichte
von der Prinzessin mit goldnem Haar?” –

Seit Mütterchen tot ist, durch dämmernde Tage
führt mich die Sehnsucht, die blasse Frau;
und von der schönen Prinzessin die Sage
weiss sie wie Mütterchen ganz genau …

VII

Ich wollt, sie hätten statt der Wiege
mir einen kleinen Sarg gemacht,
dann wär mir besser wohl, dann schwiege
die Lippe längst in feuchter Nacht.

Dann hätte nie ein wilder Wille
die bange Brust durchzittert, – dann
wärs in dem kleinen Körper stille,
so still wie’s niemand denken kann.

Nur eine Kinderseele stiege
zum Himmel hoch so sacht, – ganz sacht …
Was haben sie mir statt der Wiege
nicht einen kleinen Sarg gemacht? –

VIII

Jene Wolke will ich neiden,
die dort oben schweben darf!
Wie sie auf besonnte Heiden
ihre schwarzen Schatten warf.

Wie die Sonne zu verdüstern
sie vermochte kühn genug,
wenn die Erde lichteslüstern
grollte unter ihrem Flug.

All die goldnen Strahlenfluten
jener Sonne wollt auch ich
hemmen! Wenn auch für Minuten!
Wolke! Ja, ich neide dich!

IX

Mir ist: Die Welt, die laute, kranke,
hat jüngst zerstört ein jäh Zerstieben,
und mir nur ist der Weltgedanke,
der grosse, in der Brust geblieben.

Denn so ist sie, wie ich sie dachte;
ein jeder Zwiespalt ist vertost:
auf goldnen Sonnenflügeln sachte
umschwebt mich grüner Waldestrost.

X

Wenn das Volk, das drohnenträge,
trabt den altvertrauten Trott,
möcht ich weiße Wandelwege
wallen durch das Duftgehege
ernst und einsam wie ein Gott.

Wandeln nach den glanzdurchsprühten
Fernen, lichten Lohns bewusst; –
um die Stirne kühle Blüten
und von kinderkeuschen Mythen
voll die sabbatstille Brust.

XI

Weiss ich denn wie mir geschieht?
In den Lüften Düftequalmen
und in bronzebraunen Halmen
ein verlornes Grillenlied.

Auch in meiner Seele klingt
tief ein Klang, ein traurig-lieber, –
so hört wohl ein Kind im Fieber,
wie die tote Mutter singt.

XII

Schon blinzt aus argzerfetztem Laken
der holde, keusche Götternacken
der früherwachenden Natur,
und nur in tiefentlegnen Talen
zeigt hinter violetten, kahlen
Gebüschen sich mit falschem Prahlen
des Winters weisse Sohlenspur.

Hin geh ich zwischen Weidenbäumen
an nassen Räderrinnensäumen
den Fahrweg, und der Wind ist mild.
Die Sonne prangt im Glast des Märzen
und zündet an im dunkeln Herzen
der Sehnsucht weiße Opferkerzen
vor meiner Hoffnung Gnadenbild.

XIII

Fahlgrauer Himmel, von dem jede Farbe
bange verblich.
Weit — ein einziger lohroter Strich
wie eine brennende Geisselnarbe.
Irre Reflexe vergehn und erscheinen.
Und in der Luft
liegts wie ersterbender Rosenduft
und wie verhaltenes Weinen …

XIV

Die Nacht liegt duftschwer auf dem Parke,
und ihre Sterne schauen still,
wie schon des Mondes weisse Barke
im Lindenwipfel landen will.

Fern hör ich die Fontäne lallen
ein Märchen, das ich längst vergass, –
und dann ein leises Apfelfallen
ins hohe, regungslose Gras.

Der Nachtwind schwebt vom nahen Hügel
und trägt durch alte Eichenreihn
auf seinem blauen Falterflügelden
schweren Duft vom jungen Wein.

XV

Im Schoss der silberhellen Schneenacht
dort schlummert alles weit und breit,
und nur ein ewig wildes Weh wacht
in einer Seele Einsamkeit.

Du fragst, warum die Seele schwiege,
warum sies in die Nacht hinaus
nicht giesst? – Sie weiss, wenns ihr entstiege,
es löschte alle Sterne aus.

XVI

Abendläuten. Aus den Bergen hallt es
wieder neu zurück in immer mattern
Tönen. Und ein Lüftchen fühlst du flattern
von dem grünen Talgrund her, ein kaltes.

In den weissen Wiesenquellen lallt es
wie ein Stammeln kindischen Gebetes;
durch den schwarzen Tannenhochwald geht es
wie ein Dämmern, ein jahrhundertaltes.

Durch die Fuge eines Wolkenspaltes
wirft der Abend rote Blutkorallen
nach den Felsenwänden. – Und sie prallen
lautlos von den Schultern des Basaltes.

XVII

Weltenweiter Wandrer
walle fort in Ruh …
also kennt kein andrer
Menschenleid wie du.

Wenn mit lichtem Leuchten
du beginnst den Lauf,
schlägt der Schmerz die feuchten
Augen zu dir auf.

Drinnen liegt – als riefen
sie dir zu: Versteh! –
tief in ihren Tiefen
eine Welt voll Weh …

Tausend Tränen reden
ewig ungestillt,
und in einer jeden
spiegelt sich dein Bild!

XVIII

Möchte mir ein blondes Glück erkiesen;
doch vom Sehnen bin ich müd und Suchen. –
Weisse Wasser gehn in stillen Wiesen,
und der Abend blutet in die Buchen.

Mädchen wandern heimwärts. Rot im Mieder
Rosen; ferneher verklingt ihr Lachen …
Und die ersten Sterne kommen wieder
und die Träume, die so traurig machen.

XIX

Vor mir liegt ein Felsenmeer,
Sträucher, halb im Schutt versunken,
Todesschweigen. – Nebeltrunken
hangt der Himmel drüber her.

Nur ein matter Falter schwirrt
rastlos durch das Land, das kranke …
Einsam, wie ein Gottgedanke
durch die Brust des Leugners irrt.

XX

Die Fenster glühten an dem stillen Haus,
der ganze Garten war voll Rosendüften.
Hoch spannte über weissen Wolkenklüften
der Abend in den unbewegten Lüften
die Schwingen aus.

Ein Glockenton ergoss sich auf die Au …
Lind wie ein Ruf aus himmlischen Bezirken.
Und heimlich über flüstervollen Birken
sah ich die Nacht die ersten Sterne wirken
ins blasse Blau.

XXI

Es gibt so wunderweisse Nächte,
drin alle Dinge Silber sind.
Da schimmert mancher Stern so lind,
als ob er fromme Hirten brächte
zu einem neuen Jesuskind.

Weit wie mit dichtem Demantstaube
bestreut, erscheinen Flur und Flut,
und in die Herzen, traumgemut,
steigt ein kapellenloser Glaube,
der leise seine Wunder tut.

XXII

Wie eine Riesenwunderblume prangt
voll Duft die Welt, an deren Blütenspelze,
ein Schmetterling mit blauem Schwingenschmelze,
die Mainacht hangt.

Nichts regt sich; nur der Silberfühler blinkt …
Dann trägt sein Flügel ihn, sein frühverblasster,
nach Morgen, wo aus feuerroter Aster
er Sterben trinkt …

XXIII

Wie, jegliches Gefühl vertiefend,
ein süsser Drang die Brust bewegt,
wenn sich die Mainacht, sternetriefend,
auf mäuschenstille Plätze legt –

Da schleichst du hin auf sachter Sohle
und schwärmst zum blanken Blau hinauf,
und gross wie eine Nachtviole
geht dir die dunkle Seele auf …

XXIV

O gäbs doch Sterne, die nicht bleichen,
wenn schon der Tag den Ost besäumt;
von solchen Sternen ohnegleichen
hat meine Seele oft geträumt.

Von Sternen, die so milde blinken,
dass dort das Auge landen mag,
das müde ward vom Sonnetrinken
an einem goldnen Sommertag.

Und schlichen hoch ins Weltgetriebe
sich wirklich solche Sterne ein, –
sie müssten der verborgnen Liebe
und allen Dichtern heilig sein.

XXV

Mir ist so weh, so weh, als müsste
die ganze Welt in Grau vergehn,
als ob mich die Geliebte küsste
und spräch: Auf Nimmerwiedersehn.

Als ob ich tot wär und im Hirne
mir dennoch wühlte wilde Qual,
weil mir vom Hügel eine Dirne
die letzte, blasse Rose stahl …

XXVI

Matt durch der Tale Gequalme wankt
Abend auf goldenen Schuhn, –
Falter, der träumend am Halme hangt,
weiss nichts vor Wonne zu tun.

Alles schlürft heil an der Stille sich. –
Wie da die Seele sich schwellt,
dass sie als schimmernde Hülle sich
legt um das Dunkel der Welt.

XXVII

Ein Erinnern, das ich heilig heisse,
leuchtet mir durchs innerste Gemüt,
so wie Götterbildermarmorweisse
durch geweihter Haine Dämmer glüht.

Das Erinnern einstger Seligkeiten,
das Erinnern an den toten Mai, –
Weihrauch in den weissen Händen, schreiten
meine stillen Tage dran vorbei …

XXVIII

Glaubt mir, dass ich, matt vom Kranken,
keinen lauten Lenz mehr mag, –
will nur einen sonnenblanken,
wipfelroten Frühherbsttag.

Will die Lust, die jubelschrille,
nicht mehr in die Brust zurück, –
will nur Sterbestubenstille
drinnen – für mein totes Glück.

(Aus Traumgekrönt – Rút từ tập Đăng quang trong mơ)

Comments are closed.