Thơ Việt Bách

Cách nay ít lâu Văn Việt nhận được bản thảo tập thơ Những bông hoa mùa xuân của tác giả Việt Bách với lời chú: “Cháu muốn giới thiệu đến độc giả thơ thông qua trang Văn Việt”. Để chắc chắn hơn, tác giả viết thêm: “Tập thơ Những bông hoa mùa xuân sẽ chỉ đăng trên trang Văn Việt.

Trong khi chờ biên tập, tác giả đã cho xuất bản thi phẩm của mình tại Paris. Tác giả cho biết: dù bận rộn với công việc của một người nghiên cứu Pháp luật, Chính trị, anh vẫn dành nhiều thời gian cho những chuyến du lịch khắp châu Âu. Dù bận rộn với cuộc mưu sinh, anh vẫn luôn giữ cho mình tình yêu với Thơ.

Thơ Việt Bách tươi mới, trong trẻo, đúng như tựa đề tập thơ của anh.

Văn Việt xin giới thiệu cùng bạn đọc 10 bài thơ rút từ Những bông hoa mùa xuân.

Xin chúc mừng Việt Bách với tập thơ đầu tay.

Văn Việt


Dạo chơi ở
Florence

Anh đưa em đi dạo

Trên những đồi đầy
hoa

Nắng vàng vương trên
tóc

Gió thì thầm lướt
qua.

Mùa xuân vừa trở lại

Bầu trời cao xanh hơn

Dòng Arno lặng lẽ

Cuốn đi hết nỗi buồn.

Trên ngọn đồi em hát

Cho hạnh phúc đôi
mình

Cho những gì chờ đợi

Đẹp như ánh bình
mình.

Trên ngọn đồi em hát

Cho những ai hay buồn

Nắng mùa xuân rực rỡ

Xoá đi nhiều vấn
vương.

Trên ngọn đồi em hát

Cho những người xa
quê

Sớm được về thăm mẹ

Mẹ đợi mãi chưa về.

Trên ngọn đồi em hát

Cho người không biết lo

Sống đến khi đầu bạc

Không hiểu về tự do.    

 

Trên ngọn đồi em hát

Cho những đứa trẻ thơ

Chưa hiểu về nghèo
khó

Nở nụ cười như mơ.

Trên ngọn đồi anh
viết

Tặng em một bài thơ

Vùng Florence nắng
gió

Anh gửi vào ước mơ.

 

Ý, ngày 31 tháng 03 năm
2016

 

              Nhớ mùa xuân Tây
Bắc

Em có biết mùa xuân trên Tây
Bắc?

Mùa hoa ban nở trắng núi
đồi

Đào với mai cùng đua nhau khoe
sắc

Đàn bướm dập dờn thích rong
chơi.

 

Cánh hoa ban dịu dàng mảnh
dẻ

Đang đu đưa, vẫy gọi anh
về

Như bông tuyết nhẹ nhàng rơi trên
tóc

Thầm nhắc anh nhớ đến một miền
quê.

 

Hoa ban nở như nụ cười cô gái
Thái

Mái tóc dài, em đội chiếc khăn
Piêu

Em đến chợ phiên vùng sơn
cước

Giữa mùa xuân, niềm vui đến thật
nhiều.

 

Mùa xuân Tây Bắc, trời se lạnh

Ruộng bậc thang uốn lượn trong
mây

Nếp nhà sàn ẩn mình trong sương
sớm

Đưa em về, anh nắm chặt bàn
tay.

 

Mùa xuân Tây Bắc, mùa lễ
hội

Hội ném còn, hội xòe…Hội nào cũng có
đôi

Nghe tiếng đàn môi, em nhẹ nhàng e
ấp

Mùa xuân về, em đợi một người
thôi.

 

Frankfurt, Đức, ngày 30 tháng 04 năm
2016

 

 

 

Ngôi làng trắng

 

Có ngôi làng ẩn mình trên đỉnh
núi

Ngắm sao khuya, nghe tiếng gió du dương

Bên dòng sông đang cựa mình say giấc

Ngóng con thuyền đi về phía đại
dương.

 

Có ngôi làng, tường vôi trắng xoá

Trong khu vườn những đứa trẻ đùa
chơi

Tiếng người già bên hiên trò
chuyện

Chiều bình yên chưa đánh thức mọi
người.

 

Có ngôi làng nhộn nhịp mùa lễ
hội

Trên con đường dẫn đến trung
tâm

Người nông dân diện áo quần sặc
sỡ

Ai cũng vui nên ai cũng dễ
gần.

 

Có ngôi làng, mọi người yêu ca
hát

Trẻ với già nhảy điệu Flamenco

Họ chào đón những người từ xa đến

Như người thân chưa được gặp bao
giờ.

 

Đến ngôi làng xứ Andalucia

Em sẽ gặp biển xanh, cát
trắng

Em sẽ qua những ngọn đồi đầy
nắng

Anh đưa em đi khắp những nẻo
đường.

 

Paris, ngày 27 tháng 07 năm
2016

             

Nắng mùa hè ở
Barcelona

Anh viết cho em từ
Barcelona

Anh chọn nắng làm quà gửi
tặng

Đàn hải âu sẽ bay đi ngàn
dặm

Mang thông điệp tình yêu đến
em.

Vùng Catalan nắng chói chang

Nắng ngập tràn vườn ôliu xanh
biếc

Nắng là đam mê cho Gaudi kiến
thiết

Những ngôi nhà, những ngọn tháp xa
hoa.

Anh sẽ đưa em đến Montserrat

Nơi vách núi có nắng vàng tô
điểm

Em sẽ yêu cảnh thiên nhiên kiều
diễm

Nắng dịu dàng và em vẫn xinh
tươi.

Anh đi dạo giữa phố đông người

Bao đôi lứa cầm tay dưới nắng

Anh luôn thấy nụ cười và hi vọng

Dù cuộc đời bao thử thách, gian
nan.

Bên quảng trường, đại lộ thênh thang

Hàng cây rì rào vui đùa với
nắng

Địa Trung Hải dạt dào bao cơn sóng

Giục con thuyền mang lưới ra
khơi.

Barcelona chiều nay trên ngọn
đồi

Anh mải ngắm biển xanh, bến
cảng

Có tia nắng nhắc anh đừng lơ đãng

Ở Paris có em đợi anh
về.

                      Barcelona, ngày 08 tháng 08 năm
2016

 

Những bức tượng trong vườn
Luxembourg

Anh chờ em trong vườn mùa
thu

Nơi tượng đá có một đời bí
ẩn

Trời vẫn xanh, dòng đời vẫn
bận

Bên khu vườn thời gian bỗng ngừng
trôi.

Mỗi bức tượng kể về một con
người:

Tượng hoàng hậu, nhà văn, họa

Có tượng đài của nhà chính
trị

Tượng nhà thơ mơ mộng đứng một
mình.

Khi mặt trời thức giấc lúc bình
minh

Rọi ánh nắng vô tình qua kẽ

Tia nắng nào làm giật mình tượng
đá

Vẫn đăm chiêu về sự nghiệp dở
dang.

Mỗi cuộc đời như một mảnh
gương

Thứ còn lại cuối con đường vất
vả

Ước mơ, tham vọng rời xa tất
cả

Như sao trên trời, như lá đỏ trên
cây.

Dù bản nhạc mùa thu vẫn ở
đây

Nàng thơ ngợi ca tình yêu mãi
mãi

Hi vọng đến rồi đi chưa trở
lại

Tượng vẫn chờ, suy nghĩ chưa
nguôi.

Nếu xa em, anh chơ vơ suốt
đời

Anh sẽ mãi ngẩn ngơ như tượng
đá

Dù mặt trời mỉm cười qua vòm

Anh vẫn buồn vì cảm thấy chông
chênh.

                     Paris, ngày 09 tháng 10 năm 2016

             

Người ăn xin trên cầu
Neuf

Chiều thu Paris trời se
lạnh

Sông Seine xanh biếc chảy hững
hờ

Có người đi dạo trong vắng
lặng

Sang đảo Cité để làm
thơ.

Người yêu thơ gặp người hành
khất

Trên cây cầu Neuf rực nắng
vàng

Chìa tay ông lão xin bố thí:

“Cho lão mấy đồng mua rượu
vang”.

Người trai trẻ thương tình hỏi
nhỏ

“Sao ông không về với gia
đình

Có người chăm sóc, người giúp đỡ

Ông sẽ được nuôi, khỏi ăn
xin”.

Ông già mỉm cười vuốt chòm râu :

“Lão đây từng đi khắp năm
châu

Lênh đênh bốn biển làm đầu bếp

Một phút sa cơ nghĩ mà
đau”.

Ông kể đánh cược cả gia
đình

Vào canh bạc lớn chẳng thông minh

Bạn bè xa lánh, con oán
hận

Bây giờ ngồi trách số phận
mình.

Đôi mắt mù dần với thời
gian

Sống trong nghèo khó với gian nan

Mặt trời vừa mọc rồi vụt
tắt

Chỉ tiếc không ngắm được nắng
vàng.

Ông lão ơi, xin ông đừng buồn

Cẩn thận giữ sức lúc chiều
hôm

Ông đừng uống rượu nhiều có
hại

Rượu có làm ông vợi nỗi
buồn?

Paris, mùa này, đêm sương
lạnh

Gió sông Seine thổi rét run
người

Mong manh ảo vải rách tơi
tả

Ông có chuyện gì ai tới
lui.

Xin được đưa ông đến nhà ga

Nơi tiễn đoàn tàu sẽ đi
xa

Nơi có những người làm tình
nguyện

Ông có thức ăn, có mái
nhà.

Ông già suy nghĩ rất miên man

Quờ tay chai rượu, với chiếc
hòm

Dáng đi thất thểu bên người
trẻ

Bỏ lại sau lưng sắc nắng
vàng.

 

Paris, ngày 02 tháng 10 năm
2016

 

(Cầu
Neuf là cây cầu đá kiên cố đầu tiên bắc qua sông Seine. Đây cũng là cây cầu cổ
nhất ở Paris trong số 37 cây cầu bắc qua sông Seine. Cầu Neuf được xây dựng năm
1578, dưới thời vua Henri III. Cầu ở trung tâm Paris. Cầu nối giữa Paris và đảo
l’île de la Cité. Đảo này được ví như trái tim của Paris. Sông Seine chảy qua
Paris ở trung tâm và chia thành hai nhánh, giữa hai nhánh sông là hai đảo l’île
de la Cité và l’île de Saint Louis. Cầu Neuf là nơi một số người lang thang vô
gia cư hay đến tụ tập).

             

Chiều tà

Mặt trời sắp đi ngủ

Giữa núi rừng bao la

Gió đưa hương mùa hạ

Mang theo nỗi nhớ
nhà.

 

Trên cánh đồng vắng
lặng

Nghe bước chân đàn
hươu

Đang rong chơi thong
thả

Ngơ ngác trong ráng
chiều.

 

Nhớ chiều thu êm dịu

Bầu trời càng xanh
hơn

Dòng sông buồn đang
hát

Mang theo lời yêu
thương.

 

Những đám mây u ám

Vẫn nhắc mùa đông về

Những đêm dài tuyết
trắng

Che hết lối vùng quê.

 

Mặt hồ phả hơi lạnh

Tuyết phủ khắp quanh
đồi

Những dãy núi trắng
xóa

Đợi mặt trời xuống
chơi.

 

Rồi mùa xuân lại đến

Thiên nhiên tỉnh giấc
nồng

Dòng suối cất tiếng
hát

Hoa nở khắp triền
sông.

 

Nàng thơ vừa tỉnh
giấc

Mùa xuân gửi tặng hoa

Dòng thác cười chơi
nhạc

Bắt đầu bản tình ca.

 

Bốn mùa vẫn đi qua

Đời người thường ngắn ngủi

Khi sống trong buồn
tủi

Mình chỉ còn mùa
đông.

 

Paris, ngày 11 tháng 10 năm
2016

 

Miền Trung

 

Có nơi nào khổ như miền Trung

Mưa to ngập lụt khắp cánh
đồng

Làng xóm tiêu điều trong bão

Biết bao người sẽ lại tay
không

 

Có nơi nào thương như miền
Trung

Mảnh đất khô cằn đói quanh
năm

Mồ hôi mặn chát trên gò má

Bao người lam lũ vẫn thiếu ăn

 

Có nơi nào đau như miền Trung

Ngư dân tha thiết với quê hương

Xót xa gác lưới thôi đánh cá

Nhớ biển lòng người mãi vấn vương

 

Có nơi nào nguy như miền Trung

Cánh rừng phòng hộ chặt vừa
xong

Mái nhà xiêu vẹo thua mưa

Gia súc, gia cầm, lũ cuốn
phăng.

 

Có nơi cần giúp như miền Trung

Người Việt đùm bọc lấy quê hương

Chung tay che chở quê nghèo khó

Để mảnh đất này bớt đau
thương.

             

Ru con

 

Con ơi, con hãy ngủ
đi

Mùa thu se lạnh mới về hôm
qua

Trời xanh, biển rộng bao
la

Cánh đồng lúa chín, quê nhà đợi
mong

Lá vàng chẳng đợi mùa
đông

Mẹ vẫn chờ mặt trời hồng là
con

Cái cò vất vả sớm hôm

Chăm con khôn lớn mẹ không sờn
lòng.

Yêu thương sưởi ấm mùa
đông

Làm dịu mùa hạ, mùa xuân trở
về

Đưa con đi khắp miền
quê

Qua lời ru nhớ lũy tre, bến
đò

Nhớ dòng sông chảy lững
lờ

Con thuyền gối bãi đợi chờ đêm
trăng

Nhớ mùa lễ hội đêm
rằm

Bao đứa trẻ đợi chị Hằng xuống
chơi

Mai này con lớn lên
rồi

Tuổi thơ là cả bầu trời ước

Con cò trắng đã về
chưa?

Chú Cuội còn có ngồi chờ gốc
đa?

Lời ru giản di bay xa

Nhắc con luôn nhớ quê nhà Việt
Nam.

 

Paris, ngày 05 tháng 11 năm
2016

 

Những đứa trẻ Syria ở
Paris

 

Sau chuyến đi dài, trở lại
Paris

Tôi thường gặp những gia đình khốn
khổ

Những đứa trẻ đứng yên bên góc
phố

Để cha mẹ có thời giờ ăn xin.

                       Người lớn cầm tấm biển giơ lên:

“Gia đình Syria lánh nạn chiến
tranh”

Họ chờ đợi những bàn tay giúp
đỡ

Để mua bánh mì, áo quần cho lũ
nhỏ.

Những đứa trẻ Syria chạy trốn đạn
bom

Đã có mái nhà, bầu trời mơ ước

Đã có công viên, chơi đùa thỏa
thích

Tât cả giờ chỉ còn những hố
bom.

Những đứa trẻ có một mái
trường

Chúng ca hát, vỗ tay theo
nhịp

Trường học giờ trở thành mặt
trận

Để các bên phân định thắng
thua.

Đêm xuống dần, trời lại đổ mưa

Gió rét đã về, Paris thêm
lạnh

Những đứa trẻ giờ không đùa
nghịch

Chúng đứng yên đợi cha mẹ đón
về.

Quê hương tôi có một thời

Những đứa trẻ lớn lên trong bom

đạn

Những đứa trẻ theo gia đình lánh
nạn

Ánh mắt buồn mang kí ức chiến
tranh.

Những đứa trẻ bị cướp mất tuổi
thơ

Đang ngơ ngác nhìn dòng đời xa
lạ

Cuộc nội chiến đã phá đi tất
cả

Không còn gì, nên chúng phải ra
đi.

Paris, ngày 13 tháng 11 năm
2016

Comments are closed.