Trao đổi: Văn học và sứ mện hòa giải dân tộc (6) – Hòa giải dân tộc – vì sao cần các nhà sử học?

Mai Thanh Sơn

Ở nước ta, khái niệm “sử học” thường được hiểu một cách giản đơn là những người chép sử quốc gia, nghĩa là ghi lại những sự kiện chính của đất nước. Đấy là cách hiểu tương đối phiến diện. Các Mác –  cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản – từng nhận định, “chỉ có một khoa học duy nhất, đó là khoa học lịch sử”. Câu nói đó ngụ ý rằng, xét cho đến cùng, mọi lĩnh vực trong đời sống loài người đều phải được xem xét/đánh giá trong tiến trình phát triển của nó. Quá trình đó không có gì khác hơn, chính là khoa học lịch sử. Một nhà khoa học Pháp cũng từng nói, đại ý rằng, lịch sử là diễn biến địa lý đặt trên đường thời gian. Nhận định đó có thể được hiểu rằng, lịch sử là những diễn biến từng xảy ra đối với thiên nhiên và con người trên những vùng đất cụ thể. Như vậy, lịch sử quốc gia phải bao trùm trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ là tư tưởng, chính trị hay xung đột và chiến tranh.

Khoa học lịch sử đòi hỏi sự khách quan, công chính. Tuy nhiên, điều đó thường rất khó thực hiện trên thực tế, nhất là ở Việt Nam trong những năm gần đây. Sự kiện lịch sử chỉ có một, nhưng ở Việt Nam, việc ghi chép lại do nhiều người, đứng ở những góc nhìn khác nhau thực hiện. Các nhận định về sự kiện lịch sử thường mang góc nhìn chủ quan, từ những “nhà sử học chính trị” khác nhau đưa ra. Mâu thuẫn luôn nảy sinh từ đó.
Việc xem xét/đánh giá lại toàn bộ các sự kiện đã xảy ra trên đất nước này, rõ ràng là sứ mệnh/là trách nhiệm của những người làm sử, thuộc tất cả các lĩnh vực: triết học, kinh tế-chính trị học, khoa học-công nghệ, quân sự, ngoại giao, văn hóa học, văn học-nghệ thuật, tôn giáo-tín ngưỡng… Nhưng muốn thực thi tốt nhất sứ mệnh của mình, giới sử học (ở mọi lĩnh vực) cần bạch hóa tất cả các nguồn sử liệu, trên cơ sở đó mới có thể thảo luận và đi đến thống nhất trong nhận định. Sự thống nhất trong các nhận định về lịch sử, có thể hiểu là sự hòa giải lịch sử, chính là điều kiện tiên quyết cho việc hòa hợp hòa giải dân tộc.
NHƯNG MUỐN LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ, CÁC NHÀ SỬ HỌC HÃY KHÔNG ĐẢNG PHÁI, THẬM CHÍ CÓ LÚC CẦN PHẢI QUÊN ĐI MÌNH LÀ NGƯỜI VIỆT.

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

Ảnh: Cầu Hiền Lương đã thông 47 năm (từ 1972), nhưng lòng người còn tắc nghẹn.

Nguồn: FB Mai Thanh Sơn

Comments are closed.