Lễ hội này có liên quan đến người Celtic ở Châu Âu. Những người quyền quý tin rằng vào thời điểm này trong năm, linh hồn tổ tiên sẽ đến và họ cũng có thể giao tiếp với mọi người.
Nguồn gốc của lễ hội Halloween
Người Celtic nghĩ rằng công việc đang bị đình trệ của họ sẽ trở nên dễ dàng hơn sau khi “Gặp gỡ” linh hồn tổ tiên của họ. Vì vậy, nghi lễ gọi hồn đã trở thành lễ hội và ngày nay được tổ chức rộng rãi trên khắp các nước. Lật lại lịch sử, họ tin rằng chỉ có một bức tường mỏng giữa cõi tâm linh và thế giới của chúng ta. Người Celtic tin rằng linh hồn tổ tiên sẽ đến và họ có thể giao tiếp với con người. Vì vậy, người Celtic thường bày biện bàn ăn, những món ăn ngon cho linh hồn tốt đến tận nhà để xua đuổi tà ma và bảo vệ mùa màng.
Samhain, lễ hội kỳ lạ này có rất nhiều câu chuyện, một số vẫn còn là bí ẩn. Lễ hội Samhain đã được Thiên Chúa giáo tiếp nhận và cải biên thành lễ hội Halloween, với tên gốc là “All Hallows’ Evening”, sau này rút gọn lại thành Halloween. Thông thường, lễ hội được tổ chức với lửa trại và mặc trang phục đầy màu sắc để xua đuổi ma quỷ. Qua nhiều năm, nó đã phát triển thành các hoạt động thú vị như khắc đèn bí ngô, tiệc tùng, hóa trang, “Trick or treat” và rất nhiều điều vui chơi.
Có Halloween ở Châu Phi không? Không có lễ lộc, sự kiện hoặc dịp đặc biệt nào của người Châu Phi gọi là “Halloween” như ở Mỹ và các nước phương Tây khác. Halloween không được Châu Phi chia sẻ. Halloween không liên quan gì đến hầu hết người Châu Phi. Tôi hỏi một người bạn Ghana về điều đó, anh ấy nói chưa bao giờ nghe về Halloween hay Ngày lễ các Thánh. (Có thể cho rằng, Lễ Giáng sinh cũng không có liên quan ở Châu Phi vì nguồn gốc của nó gắn liền với các truyền thống ngoại giáo.
Nếu các bữa tiệc Halloween được tổ chức ở Châu Phi, đó chỉ là những người “Bắt chước” phương Tây và rất có thể do người ngoại quốc tổ chức. Ở Rwanda vào năm 2013, các bữa tiệc Halloween luôn bị trục trặc với chính phủ Rwandan, nơi đã cấm các cuộc tụ tập như vậy. Một lý do tại sao điều đó xảy ra ở Rwanda và các nước Châu Phi khác, vì các hiện tượng như linh hồn, tổ tiên, ma thuật được coi trọng và thậm chí có thể là một phần trong cuộc sống văn hóa của người dân hàng ngày. Về quan điểm của người Châu Phi, nhất là vùng Tây Phi, không bao giờ được đùa giỡn với những hồn ma bóng quế như vậy. Việc đặt một nghĩa địa giả với ma và ma cà rồng ở sân trước trong lễ Halloween, sẽ bị coi là rất kỳ quái ở Châu Phi và có thể cũng gây khó chịu cho những người chung quanh.
Halloween ở Ấn Độ Halloween ở Ấn Độ cũng giống như đêm giao thừa hoặc ngày lễ tình nhân, đang được chú ý đặc biệt ở Ấn Độ. Nhất là người dân các thành phố lớn như Delhi và Mumbai tổ chức lễ Halloween rất lớn. Ở những thành phố này, quán rượu và khách sạn tổ chức nhiều bữa tiệc theo chủ đề “Ma quái” để thu hút khách hàng. Ở đây, Halloween rất hấp dẫn, đặc biệt là trong giới trẻ. Trong ngày Halloween, người dân ở các thành phố bắt đầu ăn mặc như ma với nhiều kiểu phục trang đáng sợ. Ngoài ra, các công viên giải trí gia đình, khu vui chơi trẻ em, trung tâm hoạt động cũng tổ chức tiệc hóa trang Halloween cho trẻ em. Các nhà hàng ở thành phố lớn phục vụ các món ăn theo chủ đề Halloween.
Do những hình ảnh kinh dị của lễ hội này, Ấn Độ cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích về việc tổ chức lễ Halloween. Một số lý do được đưa ra để phản đối việc tổ chức là, “Theo quan niệm của người Ấn Độ, việc tôn vinh các linh hồn và các vị Thánh đã khuất bằng cách nêu bật những điều kinh dị và ma quái không phải là một truyền thống.” Ngay cả khi nó được thực hiện một cách nhẹ nhàng và vui nhộn hơn, như trong lễ Halloween. Truyền thống Ấn Độ coi việc tưởng nhớ bằng cách ăn chay, cầu nguyện và làm từ thiện trong một thời kỳ được gọi là “Pitri Paksha” Truyền thống tưởng nhớ những linh hồn đã khuất bằng lễ hội Halloween đã không phù hợp với họ. Đáng chú ý là lễ Halloween có những bữa tiệc theo chủ đề, những bộ trang phục ma quái và những buổi kể chuyện với những món ngon đặc biệt. Tất cả điều này phải được coi là sự hội nhập văn hóa. Nó không thể thay thế truyền thống tưởng nhớ những người đã qua đời của dân Ấn Độ.
HĐV
Nguồn: Trẻ 1371, thứ Năm 26/10/2023