14:00, thứ Sáu, ngày 29/07/ 2016, Hội trường tầng 3, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), 53 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đơn vị tổ chức: NXB Tri Thức
Đơn vị phối hợp: Book Hunter
Chủ trì: GS Chu Hảo
Diễn giả: Nguyễn Hồng Tâm
Thời gian: 14h00 – 16h30 ngày 29 tháng 7 năm 2016
Địa điểm: Hội trường Tòa nhà VUSTA, 53 Nguyễn Du, Hà Nội
Trong buổi Seminar này, diễn giả sẽ mô tả thế giới mà xã hội đã tạo ra, được đúc rút từ nội dung ba cuốn sách: “Đám Đông Cô Đơn” của David Riesman, “Sự Kiến Tạo của Xã Hội về Thực Tại” của Peter Berger và Thomas Luckmann và “Lời mời Đến với Xã Hội Học” của Peter Berger.
Link đăng ký tham gia sự kiện: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdRcS-LkjFDXJBGvx_q97Z3Mkn5CKEI4n_Y9Tsy8qSp0dtE9A/viewform?c=0&w=1
Link mua sách “Sự kiến tạo của xã hội về thực tại”: http://nxbtrithuc.com.vn/Danh-muc-tu-sach/2654744/379/Su-kien-tao-xa-hoi-ve-thuc-tai.html
Link mua sách “Lời mời đến với xã hội học”: http://nxbtrithuc.com.vn/Danh-muc-tu-sach/2654751/390/Loi-moi-den-voi-xa-hoi-hoc-Mot-goc-nhin-nhan-van.html
Nội dung chính:
”Sự thâm thúy đầu tiên của xã hội học là điều này – thực chất các sự vật không phải như vẻ ngoài của chúng”, Peter Berger đã khẳng định điều đó trong cuốn “Lời Mời Đến Với Xã Hội Học”. Ở đây, ông muốn để cập đến những tầng lớp ý nghĩa của xã hội, và nhà xã hội học là người đi soi chiếu từng tầng lớp lang của cơ cấu xã hội, là người say mê đi truy tìm từng ngóc nghách của đời sống con người, hy vọng tìm được những điều mới mẻ mà mọi người chưa nhận ra và hiểu được. Và tự bản thân sự truy tìm ấy là một thú vui tiêu khiển, bởi mỗi lần khám phá ra một tình chất giấu kín của xã hội đều mang lại một niềm tự hào và niềm vui trầm lặng.
Sự phản tư về cuộc đời, những nghi vấn về những xung lực đã đẩy bản thân vào một buồng lái tự động của chiếc máy khổng lồ của xã hội là bước đi đầu tiên trong sự trưởng thành của con người. Nhà xã hội học không chỉ luôn đi tìm những xung lực ấy; họ cũng vừa say mê truy tìm những điều mới lạ trong cuộc sống nhàm chán lặp lại thường ngày, cuộc sống mà mọi người coi là đương nhiên. Và hơn nữa, trong hành trình khám phá ấy, nhà xã hội học cũng vô tình chạm đến tinh thần nhân văn trong đời sống con người. Đấy là tinh thần muốn hiểu bản thân mình một cách chín chắn hơn, từ chối việc làm ngơ trước những tấn hề của xã hội, và thái độ sẵn sàng lắng nghe một cách lặng lẽ và chú ý mà không đưa vào những định kiến của chính mình. Tự bản thân xã hội học đã chứng tỏ nó không chỉ là một môn học đậm tính lý thuyết ở trên giảng đường và lớp học. Bởi những câu hỏi mà xã hội học đặt ra không phải chỉ dành riêng cho nhà xã hội học, mà còn cho những người muốn hiểu về xã hội mình sống.
Trong hội thảo này, chúng ta sẽ lần lượt khám phá những câu hỏi: Xã hội học là gì? Nhà xã hội học là ai? Những điều gì mà chúng ta tưởng là đương nhiên thực ra là sản phẩm của con người? Quá trình xã hội hóa của chúng ta đã được lập trình ra sao? Đây là những câu hỏi rất khác so với quan niệm của nhiều người về xã hộ học, vì theo thói thường quan niệm rằng những thu thập thống kê làm cơ sở phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, những tác phẩm này sẽ tạm gác lại những phần định lượng của xã hội học mà quay đặt câu hỏi về những niềm tin mang tính xã hội.
Qua việc dặt những câu hỏi này, chúng ta cũng sẽ nhìn được bức tranh tổng thể của những tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn, như Đám Đông Cô Đơn của David Riesman, Sự Kiến Tạo của Xã Hội về Thực Tại của Peter Berger và Thomas Luckmann và Lời mời Đến với Xã Hội Học của Peter Berger. Những tác phẩm này từng được coi là mang nhiều ảnh hưởng tới xã hội Mỹ vào thế kỉ 20. Mỗi cuốn sách đều đem lại những sự khám phá gây sửng sốt của tác giả với thế giới đương đại, thế giới chúng ta đang sống và cũng nhắn gửi ta đi tìm lối đi riêng trong xã hội. Đọc những cuốn sách này cũng là cơ hội cho chúng ta nhìn những đề tài quen thuộc với góc nhìn mới: gia đình, hôn nhân, tự do cá nhân và pháp luật.