Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 12)

Nguyễn Quang A dịch

PHẦN 6

TRUNG QUỐC PHẢI THAY ĐỔI THẾ NÀO

1. Quan điểm của Đặng về Cải cách Chính trị

Các biện pháp cải cách chính trị khiêm tốn được đại hội Đảng thứ 13 trong 1987 thông qua đã bị xếp xó sau vụ đàn áp thẳng tay ở Thiên An Môn. Tác động vẫn hiển nhiên ngày nay: Trung Quốc cho phép quyền tự do kinh tế lan rộng nhưng ít về mặt tự do chính trị. Triệu, khi ông tiều tuỵ dưới sự quản thúc tại gia, hướng những suy nghĩ của ông tới sự phát triển chính trị chết non của Trung Quốc.

Cuộc hành trình của ông bắt đầu với một sự nhìn lại những quan điểm phân kỳ của các lãnh tụ chóp bu của Trung Quốc trước vụ Thiên An Môn. Ông bắt đầu với một phân tích về Đặng Tiểu Bình, người thầy một thời của ông, người đã đặt Trung Quốc lên con đường hiện thời của nó.

Hãy để tôi bắt đầu với một thảo luận về cách nhìn của Đặng Tiểu Bình. Từ 1980 cho đến ngay trước ngày 4 tháng Sáu 1989, Đặng đã nói lặp đi lặp lại về chống tự do hoá. Mặt khác, ông cũng đã nói nhiều lần rằng cải cách chính trị đã là cần thiết, như thế cải cách chính xác phải được tiến hành như thế nào, theo ý tưởng của Đặng Tiểu Bình về cải cách chính trị?

Tôi tin rằng Đặng đã không hài lòng một chút với hệ thống chính trị hiện tồn. Niềm tin của ông vào cải cách chính trị đã là thật. Nhưng cải cách ông nghĩ đến đã không phải là một sự hiện đại hoá và sự dân chủ hoá chính trị. Nó đúng hơn đã là một loại cải cách hành chính, loại cải cách mà chỉ gồm các quy chế đặc thù, sự tổ chức, phương pháp luận, và tinh thần chung. Đặng đã tin rằng một điều kiện trước của cải cách đã là sự giữ vững sự thống trị độc đảng của Đảng Cộng sản. Các cải cách đã chính xác có ý định để củng cố thêm sự cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản. Đặng đã kiên quyết bác bỏ bất kể cải cách nào mà làm yếu điều đó.

Ấn tượng của hầu hết mọi người về ý tưởng của Đặng Tiểu Bình về cải cách chính trị đã là từ một bài phát biểu ông trình bày tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng vào tháng Tám 1980, có tiêu đề “Cải cách Hệ thống Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.” Ông đã chỉ trích chủ nghĩa quan liêu, sự quá tập trung quyền lực, và chủ nghĩa gia trưởng mà đã là phần của hệ thống lúc đó. Ông đã chỉ ra rằng những vấn đề này đã bén rễ trong hệ thống hiện tồn và rằng một hệ thống tốt sẽ cản trở những người vô lương tâm khỏi có khả năng để làm bất cứ thứ gì họ muốn, trong khi hệ thống không lành mạnh hạn chế những người tốt khỏi việc thực hiện đầy đủ những việc làm tốt hay thậm chí đẩy họ sang phía đối lập. Trong bài phát biểu, ông thậm chí đã trích dẫn một diễn đạt của Mao Chủ tịch, người một lần đã nói rằng một tình tiết như sự chà đạp của Stalin lên hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa đã chẳng bao giờ có thể xảy ra trong các quốc gia Tây phương như Anh, Hoa Kỳ, hay Pháp. Ngoài ra, khi ông phân tích gốc rễ của những thiếu sót hiện hành, ông đã đặc biệt nhắc đến ảnh hưởng của chủ nghĩa phong kiến. Ông đã chỉ ra rằng mặc dù chúng ta đã làm việc xây dựng cách mạng mới của chúng ta trong hai mươi tám năm, và đã lật đổ sự cai trị của chủ nghĩa phong kiến cũng như quyền sở hữu phong kiến về đất, chúng ta đã đánh giá thấp nhiệm vụ tẩy sạch ảnh hưởng của chủ nghĩa phong kiến đến tư duy chính trị, và chúng ta đã chưa hoàn thành nhiệm vụ này.

Nội dung bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình đã có thể dễ khiến người ta tin rằng Đặng đã chuẩn bị để tiến hành sự hiện đại hoá và sự dân chủ hoá chính trị và để thay đổi những quy tắc cơ bản của hệ thống chính trị. Nhưng nó đã không giống thế. Sau khi Đặng phê phán những thiếu sót đó, ông đã đề xuất các biện pháp mà đã không vượt lĩnh vực của các quy chế đặc thù, sự tổ chức, phương pháp luận, và tinh thần, và đã không đụng đến hệ thống cơ bản. Cải cách đã là hành chính về bản chất.

Ngoài ra, bài phát biểu của Đặng đã được đưa ra trong một khung cảnh cá biệt: lúc đó, ông đã chú tâm làm sao để xử lý Hoa Quốc Phong [người kế vị được chọn của Mao]. Cả Đặng Tiểu Bình và Trần Vân đã tin rằng Hoa đã là một trở ngại để thực hiện chính sách của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11 [trong năm 1978, khi các Cải cách của Đặng được khởi động]. Trần Vân thậm chí đã tin rằng vì Hoa đã lên đỉnh từ “các phái phiến loạn” của Mao, không được tin ông ta. Vị trí lãnh đạo của Hoa đã là không thể chấp nhận được cho cả Đặng và Trần.

Lúc đó [1980], Hoa đã là Chủ tịch Đảng, Thủ tướng Quốc vụ Viện, và Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương, như thế trong tay ông đã là tất cả các quyền lực của Đảng, nhà nước, và quân đội. Vì thế, khi Đặng cất lên tiếng nói chống một sự quá tập trung quyền lực, một trong những mục tiêu của ông đã là để đập vỡ quyền lực của Hoa. Trước nhất đã yêu cầu Hoa từ bỏ chức vụ của ông với tư cách Thủ tướng.

Một văn kiện xem xét lại các bài học đáng học từ Cách mạng Văn hoá, “Nghị quyết về Vài Vấn đề Lịch sử,” đã đang được soạn thảo khoảng thời gian đó. Toàn bộ Đảng đã mê mải với việc xét lại làm thế nào mà sự độc tài gia trưởng của Mao đã đặt ông lên trên Đảng và đã dẫn đến thảm hoạ lớn của Cách mạng Văn hoá, mà trong đó bản thân Đặng đã bị đối xử tàn nhẫn một cách nghiêm trọng và đã trực tiếp chịu thiệt hại. Vì thế, khi Đồng chí Lí Duy Hán [Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Trung ương] đề xuất tẩy sạch những ảnh hưởng của chủ nghĩa phong kiến, Đặng đã chấp nhận không do dự.

Trong tháng Sáu 1986, tại một cuộc họp thông báo về tình hình kinh tế và lần nữa tại một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng, Đặng đã nêu sự cần để tiến hành cải cách chính trị. Ông đã nói rằng nếu chúng ta không khởi xướng cải cách chính trị, chúng ta không thể thích nghi với tình hình mới. Cải cách chính trị phải được biến thành một cột mốc của cải cách; thành công của tất cả các cải cách khác phụ thuộc vào cải cách hệ thống chính trị. Trong tháng Chín năm đó, tại một cuộc họp thông báo của Nhóm Lãnh đạo Công việc Kinh tế và Tài chính Trung ương, Đặng lại đã nhắc tới cải cách chính trị và đã nói rằng đã cần đến một kế hoạch. Trong tháng Sáu 1987, trong một cuộc nói chuyện với các khách từ Nam Tư và lần nữa trong tháng Bảy với các khách Bangladesh, ông đã lặp lại rằng cải cách chính trị phải là một khoản chương trình nghị sự quan trọng. Ông cũng đã nói rằng cải cách chính trị sẽ là một trong hai vấn đề quan trọng nhất của đại hội Đảng thứ 13.

Tuy vậy, ý nghĩa của “cải cách chính trị” trong những nhận xét của ông đã thậm chí hạn chế hơn những gì ông đã nói trong năm 1980. Ông đã chỉ nhắc đến cải cách hành chính, các vấn đề liên quan đến các tổ chức hành chính và các quy chế. Trong định nghĩa của ông về cải cách chính trị, trên hết đã là sự tách Đảng và nhà nước, đã nhắm đến việc giải quyết vấn đề về Đảng đã có thể cung cấp sự lãnh đạo như thế nào và làm sao để lãnh đạo tốt. Đó đã là chìa khoá. Thứ hai đã là chuyển quyền hạn xuống cho các mức hành chính thấp hơn, mà sẽ giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa giữa chính quyền trung ương và các chính quyền tỉnh, và cả vấn đề về các chính quyền tỉnh chuyển quyền xuống cho các mức thấp hơn khác nhau. Thứ ba đã là giảm độ lớn của chính quyền. Một điểm khác đã là việc cải thiện hiệu quả.

Trong bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình ngày 13 tháng Chín, 1986, ông đã nói, “Tôi suy nghĩ có ba khoản. Thứ nhất, các cơ quan Đảng và hành chính và toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước phải cải thiện sức sống của chúng. Điều đó có nghĩa chúng không được cứng nhắc và phải chấp nhận và làm theo những cách tư duy mới để giải quyết các vấn đề mới nổi lên. Thứ hai là thực sự cải thiện tính hiệu quả. Thứ ba, chúng ta phải huy động toàn dân, các doanh nghiệp, và tất cả các mức chính quyền để nhiệt tình hơn và để có sức sống được đổi mới. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là đề bạt các cán bộ trẻ hơn. Các vấn đề lớn khác gồm việc tăng sự nhiệt tình của nhân dân và chuyển nhiều quyền hơn xuống cho các mức thấp hơn.”

Một số người cảm thấy rằng Đặng đã chỉ nói đãi bôi về cải cách chính trị bây giờ và lần nữa, nhằm để cho nhân dân một ấn tượng thuận lợi. Những người khác đã tin rằng những cải cách chính trị của Đặng chẳng bao giờ có thể được thực hiện bởi vì chúng bị tình hình [chính trị] cản trở hay chạm trán với các lực lượng chống đối. Tôi tin cả hai quan điểm thiếu bằng chứng đầy đủ.

Bản chất của vấn đề là loại nào của cải cách chính trị Đặng đã nghĩ đến. Trong tâm trí của Đặng, không có mâu thuẫn nào giữa cải cách chính trị, việc giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu,* và chống-tự do hoá; chúng đã có thể đều tồn tại cùng nhau. Vì thế, mỗi lần ông nói về cải cách chính trị, ông đã hầu như luôn luôn nói khoảng cùng thời gian hay thậm chí đồng thời hoặc thậm chí trong cùng bài phát biểu về chống-tự do hoá và tăng cường chuyên chính dân chủ nhân dân (chế độ độc tài dân chủ của nhân dân), và vân vân.

Trước khi ông trình bày bài phát biểu tháng 1980 nổi tiếng, “Cải cách Hệ thống Lãnh đạo Đảng và Nhà nước,” tại một cuộc thảo luận lý luận trong tháng Ba 1979, ông đã nói về “Giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu”—giống việc đưa ra một câu thần chú siết-vòng kim cô đúng khi các lĩnh vực lý luận và siêu hình bắt đầu có được quyền tự do nào đó.

Sau bài phát biểu tháng Tám của ông, trong một bài nói chuyện được trình bày trong tháng Mười Hai, “Thực hiện sự Điều chỉnh lại Chính sách và Bảo vệ Hoà Bình và Đoàn kết,” ông đã nhấn mạnh việc duy trì sự ổn định và thống nhất của tình hình chính trị, cũng như việc củng cố bộ máy nhà nước và chuyên chính dân chủ nhân dân (chế độ độc tài dân chủ nhân dân). Ông đã chỉ ra rằng mặc dù đấu tranh giai cấp đã không còn là một xung đột lớn nữa trong xã hội, nó đã tiếp tục tồn tại và không thể bị đánh giá thấp. Ông đã nhấn mạnh rằng các cơ quan nhà nước phải sử dụng các luật và các quy tắc thích hợp để bảo đảm rằng các cuộc đình công công nhân và bãi khoá sinh viên được dàn xếp và được xử lý trước, và rằng các cuộc biểu tình đường phố chỉ xảy ra sau khi đã nhận được các giấy phép nêu rõ thời gian và địa điểm; không sự tiếp xúc giữa tổ chức hay ngang khu vực nào cho các cuộc biểu tình hợp tác được cho phép; các hoạt động của các tổ chức bất hợp pháp và các xuất bản phẩm bất hợp pháp phải bị cấm; quân luật có thể được áp dụng nếu cần thiết cho các vùng nơi các sự kiện có các hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng xảy ra.

Các năm 1986 và 1987 đã là thời kỳ khi Đặng Tiểu Bình tập trung vào giải quyết chống–sự tự do hoá tư sản. Như tôi đã nhắc tới ở trên, đồng thời vào những dịp khác nhau ông đã nhắc tới cải cách chính trị. Điều này cho thấy rằng cái Đặng đã nghĩ về cải cách chính trị đã là khác những gì hầu hết mọi người đã hiểu nó muốn nói: sự hiện đại hoá nhà nước và sự dân chủ hoá. Ý tưởng của ông đã chủ yếu để giải quyết sức sống và hiệu quả của Đảng Cộng sản và nhà nước; nói cách khác, cải cách hành chính.

Trong tháng Sáu 1987, khi Đặng nói chuyện với những khách từ Nam Tư về cải cách chính trị của Trung Quốc, ông đã nói rằng, nhìn chung, các cải cách chính trị đã liên kết với sự dân chủ hoá, nhưng ý nghĩa của dân chủ hoá đã không rõ. Dân chủ đã là một phương tiện quan trọng của cải cách, nhưng chính xác dân chủ có thể được tiến hành như thế nào đã là một vấn đề mới đối với chúng tôi.

Đặng đã đặc biệt chống một hệ thống đa đảng, tam quyền phân lập, và hệ thống đại nghị của các quốc gia Tây phương—và đã kiên quyết bác bỏ chúng. Hầu như mọi lần ông nhắc tới cải cách chính trị, ông đã chắc chắn để lưu ý rằng hệ thống chính trị Tây phương tuyệt đối không được chấp nhận. Đấy đã là thành phần trước nhất của “sự tự do hoá tư sản” mà ông đã chống đối. Trong tháng Chín 1980, khi Đặng đã nói rằng sự tách của Đảng và nhà nước phải là khoản đầu tiên trên chương trình nghị sự của cải cách chính trị, ông cũng đã chỉ ra rằng việc theo đuổi tự do hoá và sao chép phương Tây đã bị cấm tuyệt đối. Cuộc nói chuyện tháng Sáu 1987 với những khách Nam Tư đã gồm một đoạn dài trong đó ông đã nói, “Nền dân chủ của giai cấp tư sản thực ra là một nền dân chủ cho những người có độc quyền về tư bản, không gì hơn đa đảng, các cuộc bầu cử, và tam quyền phân lập. Làm sao chúng tôi lại có thể làm việc đó?”

Trong thời gian soạn thảo báo cáo cho Đại hội Đảng thứ Mười Ba, ông đã cảnh cáo tôi nhiều lần: “Ý tưởng về cải cách chính trị tuyệt đối không được bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng chính trị nghị viện Tây phương. Đừng để ngay cả một vết tích của nó!” Nhiều lúc khác, khi ông đã nhắc tới các chức năng của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Đại hội Nhân dân, hay Quốc Hội) và Chính Hiệp Nhân dân, ông đã chỉ trích những người đã muốn biến Đại hội Nhân dân và Chính hiệp thành các viện, với Đại hội Nhân dân như hạ viện và Chính hiệp Nhân dân như thượng viện.

Trong năm 1988, khi tôi đề xuất mở rộng sự tham gia của các đảng chính trị khác, ông đã chống đối việc cho phép họ lập các nhóm đảng hay để tiến hành các hoạt động trong thời gian họp Quốc Hội. Về việc chọn những người từ các đảng khác cho các chức vụ có thực quyền trong chính phủ, ông đã nói, “Họ sẽ chỉ được phép tham gia chính phủ trong năng lực cá nhân, không như một đại diện của đảng của họ.” Ông đã không muốn ngay cả sự nới lỏng nhỏ nhất về vấn đề này.

Đặng đã đánh giá cao rất nhiều và đã thích hệ thống chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa nhờ đó quyền lực được tập trung vào tay của một hay vài người. Ông đã coi khinh các hệ thống trong đó các quyền được phân lập bởi những kiểm soát và cân bằng (checks and balances). Khi ông nói chuyện với những khách từ Nam Tư, ông đã nói, “Một trong những lợi thế lớn nhất của các quốc gia xã hội chủ nghĩa là, chừng nào cái gì đó đã được quyết định và một nghị quyết đã được đưa ra, nó có thể được thực hiện ngay lập tức không có bất cứ sự hạn chế nào; không giống quá trình dân chủ đại nghị quá phức tạp, đi tới đi lui, chỉ nói mà không làm, kết luận mà không thực hiện. Về khía cạnh này, hiệu quả của chúng ta là cao hơn; chúng ta thực hiện các thứ ngay khi chúng ta đưa ra quyết định. Cái tôi đang nhắc đến là hiệu quả toàn thể. Nó là thế mạnh của chúng ta, và chúng ta phải giữ lợi thế này.” Đặng đã coi một hệ thống mà không có những hạn chế hay sự kiểm tra và cân bằng, và với sự tập trung quyền lực tuyệt đối, như lợi thế toàn thể của chúng ta.

“Chúng ta tuyệt đối không được chấp nhận hệ thống tam quyền phân lập Tây phương! Chúng ta phải bảo vệ các lợi thế của hệ thống xã hội chủ nghĩa.” Đặng đã đưa ra những nhận xét giống thế này nhiều lần.

Tôi nhớ một lần, vào khoảng đầu những năm 1980, về chủ đề sự can thiệp quân sự Soviet vào Afghanistan, Đặng đã nói, “Tôi nói rằng những người Mỹ không thể cạnh tranh với Liên Xô. Những người Soviet có thể làm cái gì đó ngay sau một cuộc họp Bộ Chính trị. Những người Mỹ có thể làm điều đó không?”

Một lần khác, khi Đặng đang nói chuyện với những khách nước ngoài, ông đã nói, “Có ba chính phủ ở Hoa Kỳ. Khi chúng tôi đối phó với họ, chúng tôi không biết ai thực sự có thể ra các quyết định. Họ cân bằng lẫn nhau và cãi lộn với nhau. Rất khó để khiến bất cứ thứ gì được làm.”

Đó là vì sao bất cứ khi nào ông nói về cải cách chính trị, ông chắc chắn nhắc nhở mọi người để duy trì và tận dụng các lợi thế của hệ thống xã hội chủ nghĩa, đừng tiến hành bất cứ thứ gì giống tam quyền phân lập Tây phương, với mỗi nhánh hạn chế quyền lực của của các nhánh khác. Một khi Đặng Tiểu Bình đã tiếp quản với cương vị lãnh tụ tối cao [trong 1978], ông đã đặt sự nhấn mạnh rõ rệt lên viêc duy trì sự ổn định chính trị. Sự ổn định đã vượt lên trên mọi thứ khác. Sự tin tưởng của ông đã là, không có sự ổn định, ở giữa sự hỗn loạn, chẳng có gì có thể được thực hiện. Nhằm để duy trì sự ổn định, chế độ độc tài là vũ khí cuối cùng.

Đặng đã luôn luôn nổi bật lên giữa các Đảng viên lão thành như người nhấn mạnh phương tiện của chế độ độc tài. Ông đã thường nhắc nhở mọi người về sự có ích của nó. Mỗi lần ông nhắc tới sự ổn định, ông cũng đã nhấn mạnh chế độ độc tài.

Ông không chỉ đã phản đối việc thiết lập bất cứ sự kiểm soát và cân bằng nào trong hệ thống chính trị, ông đã thấy việc sử dụng các cuộc biểu tình đường phố, các kiến nghị, và các cuộc phản kháng như một cách cho nhân dân để bày tỏ các quan điểm của họ là cực kỳ gây khó chịu. Thực ra, ông đã tin vào việc đưa ra các luật để cấm người dân tiến hành những hoạt động như vậy. Bất cứ khi nào các sự cố loại này xảy ra, ông đã chủ trương “dùng một con dao sắc để cắt đôi dây gai đầu được thắt nút,” nói cách khác, triển khai các biện pháp cưỡng bức để đàn áp họ. Trong cải cách chính trị của Đặng, chế độ độc tài là một thứ mà không được phép để bị thay đổi.

Căn cứ vào những bài học nghiêm trọng được rút ra từ Stalin và những năm cuối của Mao Trạch Đông, và từ những kinh nghiệm cá nhân của Đặng trong Cách mạng Văn hoá, Đặng đã không phải không biết về các thiếu sót của hệ thống chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa. Vì lý do đó, ông thường đã nhắc tới việc mở rộng dân chủ bên trong Đảng và xã hội, huỷ bỏ hệ thống gia trưởng, và tẩy sạch những ảnh hưởng Soviet.

Tuy vậy, nhằm để giải quyết hoàn toàn các vấn đề này, đã cần một sự thay đổi về sự quá tập trung quyền lực trong hệ thống chính trị. Tín điều của Đặng đã không chỉ là, địa vị cai trị của Đảng Cộng sản không bao giờ được để bị thách thức; ông cũng tôn sùng sự tập trung quyền lực cao độ và chế độ độc tài và đã tin chúng phải vẫn được duy trì.

Vì thế, dân chủ mà ông nói về, việc xoá bỏ địa vị đặc biệt cho ban lãnh đạo và tẩy sạch những ảnh hưởng phong kiến, chẳng bao giờ được thực hiện. Chúng đã không nhiều hơn các lời rỗng tuếch.

2. Quan điểm của Hồ về Cải cách Chính trị

Tiếp theo Triệu quay sang phân tích về quan điểm của người tiền nhiệm của ông với tư cách Tổng Bí thư Đảng, Hồ Diệu Bang. Triệu phỏng đoán rằng nếu Hồ đã không bị hất khỏi quyền lực trong năm 1987, ông có thể đã hướng dẫn Quốc nhanh hơn theo hướng dân chủ.

Diệu Bang đã nhiều lần bị Đặng buộc tội về việc theo đuổi sự tự do hoá tư sản, và cuối cùng ông đã bị buộc từ chức vì việc đó. Nói chung người ta đã xem Hồ như phần của phái có đầu óc cải cách và dân chủ. Chính xác quan điểm của Hồ về cải cách chính trị là gì? Ông đã đề xuất những gì?

Diệu Bang đã là một người khá hào phóng và khoan dung. Ông đã chủ trương thực hiện một chính sách xã hội khoan dung hơn, nhất là với các trí thức, mà đối với họ ông đã luôn luôn đồng cảm và khoan dung. Trong những thập niên qua, khi đấu tranh giai cấp và các chiến dịch chính trị liên miên đã chi phối quang cảnh, ông đã hiếm khi có bất cứ hành động cực đoan nào.

Sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11, khi ông là Trưởng Ban Tổ chức cũng như Tổng Bí Thư của Uỷ ban Trung ương, ông đã tích cực đảo lộn các vụ của những người bị lên án thuộc phe hữu, đã xoá bỏ việc quy là “địa chủ” và “phú nông,” và đã phục chức cho nhiều người bị kết án sai. Chống lại đối lập và kháng cự, ông đã nhất quyết lật lại tất cả các vụ như vậy bất chấp chúng đã xảy ra khi nào. Khi ông đã là Tổng Bí Thư, bất cứ khi nào các vấn đề xẫ hội nổi lên, kể cả các cuộc biểu tình, ông đã luôn luôn chủ trương nguyên tắc làm giảm căng thẳng và đã chống lại các biện pháp nặng tay. Ngay cả đối với các vụ liên quan đến tính côn đồ và các tội vặt, ông đã thúc đẩy việc sử dụng nhiều cách tiếp cận để xử lý chúng. Ông đã phản đối các chiến dịch “đánh mạnh” mà đã vây bắt và bắt giam số đông người. Ông đã rất chống việc thường xuyên sử dụng các phương tiện độc tài.

Mặc dù ông đã không bày tỏ một cách cụ thể hay rõ ràng các quan điểm của ông hay các kế hoạch của ông cho cải cách chính trị, lý tưởng ông theo đuổi đã là nhiều dân chủ và tự do hơn trong chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc—để cho phép nhân dân sống trong một môi trường dân chủ và tự do với một tinh thần nhiệt tình. Ngay trước khi ông từ chức, ông đã đích thân chịu trách nhiệm về việc soạn thảo “Nghị quyết về Xây dựng Nền văn minh Tinh thần Xã hội chủ nghĩa,” mà bao đã bao gồm đoạn này:

Trong lịch sử nhân loại, trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản mới nổi lên và giai cấp lao động chống lại chế độ độc tài phong kiến, sự hình thành của các tư tưởng về dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái (tình anh em) đã hết sức giải phóng tinh thần con người. Các bài học [tiêu cực] quan trọng nhất đã học được trong thời gian phát triển của chủ nghĩa xã hội đã là: thứ nhất, việc bỏ qua sự phát triển của nền kinh tế, và thứ hai, việc thất bại để xây dựng dân chủ chính trị thật. Sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11, Đảng chúng ta đã nhấn mạnh rằng không có dân chủ thì không thể có sự hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa nào và nó sẵn sàng để thực sự thúc đẩy dân chủ hoá những công việc chính trị của Đảng và nhà nước. Gần đây Uỷ ban Trung ương đã nhấn mạnh vấn đề về cải cách chính trị, mục tiêu của nó là để mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa và để hoàn thiện hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa.

Từ đoạn trên, có thể thấy rằng Diệu Bang không nghi ngờ gì đã theo đuổi dân chủ. Mặc dù ông đã chưa đưa ra một cấu trúc đặc thù hay mô hình cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà ông đã xác định, tôi tin rằng nếu giả như ông đã tiếp tục với cương vị lãnh tụ của Đảng và nhà nước—như tình hình đã nổi lên trong nước chúng ta và ở nước ngoài, và căn cứ vào xu hướng dân chủ toàn cầu—ông đã thúc đẩy cải cách chính trị của Trung Quốc tiến lên theo con đường hiện đại hoá hệ thống chính trị và dân chủ hoá.

3. Quan điểm của Triệu đã Tiến hoá Như thế nào

Triệu thừa nhận rằng ông đã không nghĩ đến cải cách chính trị khi đầu tiên lên nắm quyền. Nhưng khi ông đã nhận ra rằng hệ thống chính trị của Trung Quốc đang cản trở nhịp độ thay đổi kinh tế, tư duy của ông đã bắt đầu thay đổi. Ông đã bắt đầu chủ trương “luật trị[1]-rule of law,” thay cho “nhân trị-người cai trị.”

Sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11 [trong 1978], trong một thời gian tôi đã tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào việc cải cách hệ thống kinh tế, bỏ qua vấn đề về cải cách chính trị. Mặc dù ngay từ khi tôi ở Tứ Xuyên, khi tôi đã bắt đầu thí nghiệm việc mở rộng sự tự trị của các doanh nghiệp, tôi đã chẳng bao giờ nghĩ về làm thế nào để tiến hành cải cách chính trị.

Tôi cũng đã cảm thấy rằng lịch sử đã dạy chúng ta một số bài học và rằng chúng ta cần lật ngược các chính sách đã gây ra các sự kiện bất bình thường trong Đảng và xã hội chúng ta sau 1957 và suốt Cách mạng Văn hoá. Tuy vậy, tôi đã không nghĩ chúng ta cần những thay đổi lớn đối với hệ thống chính trị cơ bản của chúng ta.

Một công nhân ở Sơn Tây một lần đã viết cho tôi một bức thư nói rằng ông đã đọc nhiều bài phát biểu của tôi và đã tin rằng về những vấn đề kinh tế tôi đã là một nhà cải cách, nhưng về các vấn đề chính trị tôi đã là một người bảo thủ. Đấy quả thực đã là một sự mô tả chính xác về tư duy của tôi lúc đó và vào giữa những năm 1980. Vì thế, bài phát biểu 1980 nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình về cải cách sự lãnh đạo Đảng và nhà nước đã thậm chí không thu hút được sự chú ý của tôi; nó đã làm thay đổi thái độ của tôi thậm chí còn ít hơn. Đã không cho đến 1985 hay 1986 thì sự hiểu biết của tôi mới đã bắt đầu thay đổi. Sự chú ý của tôi đã bị kích động một chút bởi các sự kiện trong môi trường quốc tế rộng hơn và các vấn đề đã nổi lên trong khối Đông phương. Thế nhưng lý do chính cho sự thay đổi đã là tôi thấy một sự cần cải cách chính trị từ viễn cảnh của cải cách kinh tế.

Cho đến lúc đó, tôi đã tin rằng cải cách chính trị ở Trung Quốc phải không quá tiến bộ, cũng chẳng tụt hậu xa đằng sau cải cách kinh tế. Khi cải cách kinh tế được làm sâu sắc, sự kháng cự từ các lực lượng bảo thủ bên trong Đảng đã dần trở nên mạnh hơn. Thế nhưng không có cải cách chính trị sẽ là khó để duy trì cải cách kinh tế. Và không có các cải cách trong lĩnh vực chính trị, các lực lượng cải cách sẽ thấy khó để đạt tiềm năng đầy đủ của chúng. Ngoài ra, các vấn đề xẫ hội đã nổi lên trong quá trình cải cách mà sẽ là khó để giải quyết đúng đắn mà không có cải cách chính trị. Thí dụ, sự phát triển của một nền kinh tế thị trường đã tạo ra những vấn đề liên quan đến những trao đổi quyền lực vì tiền và sự lợi dụng quyền lực cho lợi ích cá nhân.

Trong năm 1987, tôi đã trở thành Quyền Tổng Bí Thư và muộn hơn Tổng Bí Thư [của Đảng Cộng sản Trung quốc]. Vì tôi đã trở nên ngày càng dính líu đến các vấn đề chính trị, tôi đã bày tỏ một lòng tin mạnh mẽ rằng sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đảng và giới trí thức đã cần được giải quyết. Thế nhưng không có sự tham gia chính trị của các trí thức, đã là không thể để cải thiện mối quan hệ theo một cách cơ bản.

Tất nhiên, cải cách chính trị mà tôi đã nghĩ tới cho Trung Quốc lúc đó, cho đến tận 1989, đã không phải là một sự phỏng theo một hệ thống đa đảng hay sự thực hiện một hệ thống đại nghị kiểu Tây phương. Tôi cũng đã chẳng nghĩ rằng vị trí cai trị của Đảng Cộng sản phải thay đổi.

Ý tưởng của tôi đã là, địa vị cai trị của Đảng không cần được thay đổi, nhưng cách nó cai quản phải được thay đổi. Hơn nữa, nhằm để thực hiện “luật trị,” tình hình “nhân trị” hiện tại cần được thay đổi. Các quốc gia xã hội chủ nghĩa phải cũng là các quốc gia với luật trị.

Tôi đã nghe nhưng bản thân tôi đã không biết được rằng hồi ký của Gorbachev nói rõ rằng trong cuộc nói chuyện của chúng tôi trong thời gian cuộc thăm Trung Quốc của ông năm 1989, tôi đã ám chỉ rằng Trung Quốc sẽ tiến lên theo hướng một hệ thống đa đảng và đại nghị. Tôi đã không có ý định để truyền đạt bất kể thứ gì như vậy trong các lời bình luận của tôi. Tôi đã đưa ra hai điểm cho ông: một đã là địa vị của Đảng Cộng sản như đảng cai trị sẽ không thay đổi, nhưng phương pháp của nó về cai quản phải thay đổi; điểm khác đã là các nước xã hội chủ nghĩa phải được cai quản không phải bởi “nhân trị” mà bởi “luật trị.” Tôi đã chủ ý sử dụng từ “rule-trị, cai trị” thay cho “hệ thống.” Các ý tưởng này đã tóm tắt chính xác lập trường của tôi về cải cách chính trị lúc đó, một lập trường tôi đã phát triển trong hai năm trước.

Chúng ta đã phải thay đổi cách chúng ta cai quản, nhưng làm thế nào chúng ta tiến hành những thay đổi này? Tôi đã dần dần phát triển vài ý tưởng về làm thế nào để thực hiện việc này.

Căn cứ vào Đảng Cộng sản là đảng cai trị, nó phải cai quản thế nào? Ý tưởng của tôi đã là để hiện đại hoá cách nó cai quản, sao cho nó có thể trở nên hiện đại, văn minh, được khai sáng, và công khai hơn. Tôi đã không hiểu nó khi đó, nhưng khi tôi nghĩ về những thứ bây giờ tôi nhận ra rằng thiên hướng chung của tôi đã là để thay đổi các phương pháp cũng như hệ thống của “chuyên chính vô sản” có từ lâu đời. Ý tưởng đã gồm điều sau đây:

Thứ nhất, chúng ta cần tăng tính minh bạch của việc ra quyết định Đảng và nhà nước. Gorbachev đã gọi việc này là “cởi mở” [glasnost] và chúng ta đã gọi nó là “tính minh bạch.” Các hoạt động và những quyết định lớn của Đảng và nhà nước cần được đưa ra công khai. Việc này đã thay đổi “hoạt động hộp-đen” có từ lâu đời, nơi công chúng chỉ được cho biết kết quả cuối cùng của một quyết định. Ngay khi chính phủ công bố một quyết định, nó chuyển sang để thực hiện, nhưng nhân dân không biết đến quá trình theo đó quyết định đã được đưa ra. Việc này là rất quan trọng. Người dân có quyền để biết.

Tiếp sau, chúng ta cần thiết lập nhiều kênh cho đối thoại—với các phần, các lực lượng, và các lợi ích xã hội khác nhau. Các quyết định về các vấn đề chính phải được đưa ra với sự tham khảo và đối thoại liên tục với các nhóm xã hội khác nhau, không chỉ bên trong Đảng Cộng sản, và không chỉ sau khi đơn thuần tham khảo một lần với các nhân vật then chốt của các đảng chính trị khác.

Tất nhiên, chúng ta phải cho phép các nhóm xã hội tồn tại; khác đi thì làm sao đối thoại có thể được tiến hành? Quan trọng nhất, chúng ta cần thay đổi tình hình mà trong đó tất cả các nhóm xã hội—kể cả các công đoàn, các tổ chức thanh niên, các tổ chức phụ nữ, các phòng thương mại và các tổ chức khác—đều trong sự thống nhất đơn điệu với Đảng Cộng sản. Chúng không được đối xử như các công cụ trung thành của Đảng. Họ phải có khả năng thực sự đại diện những người họ có ý định đại diện.

Chỉ sự đối thoại được tiến hành với các nhóm loại này mới có ý nghĩa thực. Nói cách khác, chức năng của chúng như các tổ chức trung gian phải được bộc lộ đầy đủ. Đảng Cộng sản sẽ không kiểm soát mọi thứ hay can thiệp nhiều vào công việc của chúng, và phải cho chúng dư địa cho các hoạt động độc lập. Dưới những điều kiện như vậy, Đảng Cộng sản phải tổ chức các cuộc đối thoại và tham vấn với các nhóm xã hội khác nhau, cho phép các nhóm này có sự tham gia chính trị thật.

Chúng ta cũng cần đề cập đến những thay đổi với hệ thống bầu cử của chúng ta: mở rộng phạm vi của các cuộc bầu cử dân chủ và của “các cuộc bầu cử có hạn ngạch chênh lệch.”* Lúc đó, chúng tôi đã đang dự tính đệ trình nhiều ứng viên cho ban lãnh đạo Quốc Hội; sự lựa chọn cuối cùng sẽ do một cuộc bỏ phiếu của các đại biểu Quốc Hội, sau khi Đảng Cộng sản đã đề xuất các ứng cử viên của nó. Lúc đó, các cuộc bầu cử có hạn ngạch chênh lệch đã chỉ có cho các vị trí phó, không phải cho các vị trí mức cao trong ban lãnh đạo trung ương. Mặc dù chúng ta đã không có thể ngay lập tức chấp nhận các phương pháp của các cuộc bầu cử kiểu-Tây phương, Đảng Cộng sản chí ít đã có thể tăng số các ứng viên được đề cử, kể cả cho các chức vụ như Chủ tịch Quốc Hội hay Thủ tướng Quốc vụ Viện. Với nhiều ứng viên hơn, người ta sẽ có một sự lựa chọn thật {hơn}.

Hơn nữa, đảng cai trị phải tôn trọng sự tách Đảng và nhà nước. Ban lãnh đạo của Đảng nên về cơ bản là chính trị và không can thiệp vào lĩnh vực khác. Nhiều sự khoan dung hơn phải được chứng tỏ đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá và nghệ thuật; Đảng không nên kiểm soát như vậy hay khắt khe như vậy.

Chúng ta cũng cần làm phong phú mức hợp tác với các đảng chính trị khác và để các đảng khác có được sự tham gia chính trị thật với các chức năng đối thoại và kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Tôi cũng đã dự định cho phép các đảng chính trị khác để tiến hành các hoạt động riêng của họ trong khi Quốc Hội họp, và để thành lập các nhóm lãnh đạo riêng của họ. Hơn nữa, chúng ta cần bảo vệ các quyền của các công dân một cách cụ thể. Điều này là cực kỳ quan trọng. Hiến pháp của chúng ta là một hiến pháp tốt, nhưng đã không có luật nào để ủng hộ việc thực hiện nó. Đó là vì sao nhiều quyền công dân được xác định trong hiến pháp không thể được thực hiện.

Tôi đã nói về việc này với Gorbachev. Tôi đã nói, “Có nhiều thứ được xác định trong hiến pháp nhưng không thể được thực hiện một cách cụ thể. Vì thế, chúng ta phải thiết lập các luật mà đảm bảo sự bảo vệ các khía cạnh cụ thể, thí dụ, quyền tự do hiệp hội, hội họp, các cuộc biểu tình, các kiến nghị, và các cuộc đình công. Tất cả những thứ này phải được bảo vệ bằng những luật cụ thể.”

Chúng ta cũng cần cho phép tự do báo chí lớn hơn, mặc dù dưới sự quản lý và lãnh đạo. Trong năm 1989, tôi đã nói chuyện với Hồ Tích Vĩ [tổng biên tập của Nhân dân Nhật báo] về liệu chúng ta có nên cho phép các báo độc lập. Hiện tại, tất cả các loại báo chí do Đảng và nhà nước độc quyền: điều này là không đúng. Lúc đó, tôi đã không xem xét việc cho phép báo chí tự do hoàn toàn, nhưng đã muốn cho phép một quá trình mở ra được kiểm soát. Chí ít, tư liệu mà các phương tiện do Đảng và nhà nước kiểm soát không muốn quản lý có thể được các báo khác công bố. Ngay cả trong thời Tưởng Giới Thạch [trước khi Đảng Cộng sản chiếm quyền], các báo độc lập đã tồn tại. Cho dù chúng ta không cho phép quyền tự do báo chí đầy đủ, chúng ta phải cho phép việc bày tỏ công luận.

Lúc đó, tôi đã nghĩ về làm thế nào để cho phép sự tham gia chính trị nhiều hơn— dưới địa vị cai trị tiếp tục của Đảng Cộng sản—của các nhóm xã hội và các nhóm lợi ích khác nhau, và nhất là của các trí thức. Ngay cả không có một hệ thống đa đảng, chúng ta phải mở rộng các lực lượng tham gia chính trị khác nhau càng nhiều càng tốt.

Một số trong những suy nghĩ này đã được gồm trong các tài liệu và các cuộc nói chuyện mà được viết vào Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng thứ Mười Ba. Tất nhiên, trong các văn bản này, một số ý tưởng đã không thể được bày tỏ một cách rõ ràng, và một số đã không thể được bao gồm chút nào.

Đấy là những ý tưởng mà đã dần dần hình thành trong tâm trí tôi từ 1986 đến 1989. Địa vị cai trị của Đảng sẽ không thay đổi, nhưng cách nó cai quản phải được thay đổi. Nói cách khác, dưới khung khổ cơ bản của sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chúng ta sẽ cho phép nhiều sự tham gia chính trị hơn từ các nhóm xã hội khác nhau; “luật trị” sẽ từ từ thay thế “nhân trị”; và nhiều thứ tuyệt vời được xác định trong hiến pháp sẽ được thực hiện, từng thứ một.

4. Đội quân Già Phản Công

Triệu thử phân tích vì sao nỗ lực cho cải cách chính trị đã chẳng bao giờ được đưa vào sau một thời kỳ náo động ban đầu trong 1987. Một lý do là, một thời kỳ bình yên xã hội sau đó đã cổ vũ ngay lập tức các trí thức để nói tự do hơn về chính trị, mà đã kích một sự phản ứng dữ dội giữa các Đảng viên lão thành. Sự phản đối như vậy cũng đã cản trở cải cách kinh tế, đặc biệt những cố gắng để làm cho các giám đốc nhà máy, chứ không phải các thủ lĩnh Đảng địa phương, chịu trách nhiệm về việc vận hành những việc kinh doanh của họ. Triệu cũng nói về các cuộc tấn công không có lý do chính đáng của các kẻ thù của ông chống lại ông mà đã liên quan đến một phim tài liệu truyền hình nhiều tập gây tranh cãi, ca ngợi những sự tiến bộ Tây phương.

Tại Đại hội Đảng thứ Mười Ba [trong 1987], chúng tôi đã thảo luận không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Nó được nêu lên trong khung cảnh làm thế nào để cải thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Lúc đó môi trường chính trị đã được nới lỏng. Những nghiên cứu siêu hình và lý luận, văn hoá và nghệ thuật—đã đều sôi động. Đồng thời, trong mười năm cải cách chúng ta đã bị ảnh hưởng từ nước ngoài, bởi các giá trị, các khái niệm, và các hệ thống chính trị Tây phương. Hơn nữa, chính sách của Liên Xô đối với các nhà bất đồng chính kiến đã thay đổi qua perestroika. Tất cả những thứ này đã cổ vũ các trí thức, các thanh niên, và những người lao động trẻ của Trung Quốc để đòi dân chủ nhiều hơn.

Chúng tôi đã tận dụng lợi thế của tình hình để thực hiện các biện pháp cải cách chính trị mà đã được Đại hội Đảng thứ Mười Ba chấp thuận: việc tách Đảng và nhà nước, đặt một hệ thống công vụ (dân chính-civil service system), thông báo cho nhân dân về những sự phát triển quan trọng, tham khảo với người dân về các vấn đề then chốt, thí nghiệm các thủ tục dân chủ trong các tổ chức của các trí thức, thoả mãn những đòi hỏi của các trí thức cho sự tham gia chính trị, và vân vân. Nếu giả như chúng tôi đã có thể thực hiện những gì đã được đã quyết định rồi, chúng tôi đã có thể lôi kéo được tuyệt đại đa số những người đã hy vọng cho dân chủ nhiều hơn nhờ các kênh này. Chúng tôi đã có thể mở rộng dân chủ qua cách tiếp cận từ từ được đại hội Đảng thứ 13 chấp nhận, và đã tăng cường sự phát triển của dân chủ chính trị. Những đòi hỏi của hầu hết nhân dân đã được thoả mãn, để lại chỉ các nhóm nhỏ, không đáng kể của những kẻ cực đoan.

Tuy vậy, sau Đại hội Đảng thứ Mười Ba, đã là khó để thực hiện cải cách chính trị. Trước hết, các Đảng viên lão thành, kể cả Đồng chí Đặng Tiểu Bình, đã có những ý kiến khác nhau về cải cách kinh tế nhưng đã có chung một ý kiến về cải cách chính trị: họ đã phản đối việc thay đổi cơ sở của hệ thống hiện hành. Họ đã sợ rằng bất cứ cải cách chính trị thật nào sẽ dẫn đến những thách thức đối với quyền lực của Đảng Cộng sản, bằng cách ấy làm yếu Đảng hay thậm chí khiến cho nó mất vị trí cai trị của nó.

Khi soạn thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng thứ Mười Ba, tôi đã bị [Đặng] Tiểu Bình cảnh báo lặp đi lặp lại đừng có bị ảnh hưởng bởi khái niệm Tây phương về tam quyền phân lập. Ông đã đi xa tới mức nói rằng không thậm chí một dấu vết nào của điều này được phép xuất hiện trong Báo cáo Chính trị. Cái ông đã có ý định với “cải cách hệ thống chính trị” thực ra đã là các cải cách hành chính: đơn giản hoá các tổ chức, hợp lý hoá nhân sự, giảm thói quan liêu, cải thiện tính hiệu quả, vân vân. Chẳng cái nào trong số này đã đụng đến các vấn đề cốt yếu nhất trong hệ thống chính trị.

Tôi khi đó đã nghĩ về làm phong phú và cải thiện hệ thống “hợp tác và tham khảo với các đảng chính trị khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.” Các đảng khác đó đã có thể được làm cho hữu ích thực sự nếu chúng được phép tham gia chính trị thật, nếu hệ thống hoạt động thật thay cho chỉ trên danh nghĩa. Chúng ta đã có thể làm cho các đảng chính trị khác tích cực và thật sự có ích, với sự tham gia chính trị của họ hoạt động như một sự kiểm soát. Nó sẽ cho phép những người có một mong muốn mạnh cho sự tham gia chính trị trong xã hội thoả mãn những mong muốn của họ qua việc gia nhập các đảng chính trị khác, mà sẽ không chịu thua khi phản đối Đảng; đấy là cái gì đó nằm ngoài bất cứ khung khổ hiện tồn nào. Làm việc này sẽ tạo thành một loại phân phối quyền lực, sao cho Đảng Cộng sản sẽ không độc quyền nó toàn bộ. Tuy vậy, nó tuyệt đối sẽ không thách thức vị trí cai trị của Đảng Cộng sản. Cho mục đích này, tôi đã đề xuất thay “hệ thống hợp tác đa đảng dưới Đảng Cộng sản” thành “hệ thống hợp tác đa đảng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.” Sự thay đổi đã không là một thay đổi lớn, nhưng “sự lãnh đạo” đã là một vấn đề chính trị, còn “dưới” cũng đã gồm một khía cạnh tổ chức.

Tôi cũng đã gợi ý rằng những người có kỹ năng từ các đảng chính trị khác được cất nhắc đến các vị trí mức Thứ Trưởng hay thậm chí Bộ trưởng trong các nhánh khác nhau của Quốc Vụ Viện. Việc này đã được làm trong những năm đầu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ngoài ra, về một số vấn đề, các đảng chính trị khác sẽ không còn phải đợi để được Đảng Cộng sản thông báo chỉ sau khi nó đã đưa ra quyết định cuối cùng. Chúng ta phải có khả năng để nghe những ý kiến của các bên khác trước khi đưa ra các quyết định. Việc này sẽ làm cho nó là một “sự tham khảo” trên thực tế, không chỉ trên danh nghĩa. Việc cất nhắc các đảng viên của các đảng chính trị khác lên các vị trí lãnh đạo ở các bộ đã có được sự chấp thuận của Đặng Tiểu Bình, và ông đã nói, “Làm càng sớm càng tốt.”

Ngoài ra, đã có vấn đề về làm thế nào để phát triển khả năng của các đảng khác. Chừng nào chúng là các đảng chính trị, chúng phải là các đảng với sự tham gia chính trị thật. Điều đó có nghĩa rằng chúng nên hoạt động như các đảng chính trị thật, không chỉ như một đại diện đơn độc tại Quốc Hội.

Đấy là những ý tưởng tôi đã nghĩ đến lúc đó, mặc dù không có sự chắc chắn kiên quyết.

Một số người đã tự hỏi: nếu Đảng Cộng sản có thể lập các nhóm lãnh đạo trong các phiên họp của Đại hội Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội), các đảng chính trị khác sẽ có được phép lập các nhóm lãnh đạo của riêng chúng? Tôi không biết vấn đề này đã được chuyển tiếp như thế nào đến Đặng, nhưng [con gái ông] Đặng Maomao đã gửi một thông điệp cho tôi qua thư ký của tôi Lí Dũng: “Khi Đặng nói về việc mở rộng sự tham gia của các đảng chính trị khác, ông đã chỉ bàn về. Làm sao có thể xem việc này một cách nghiêm túc? Chúng ta tuyệt đối không cho phép các đảng chính trị khác thành lập các nhóm lãnh đạo của họ trong các phiên họp Quốc Hội.” Đặng đã phản đối ý tưởng này và đã gửi thông điệp này.

Chúng tôi đã không thể thậm chí hoàn tất và đưa nội dung vào một hệ thống mà chúng ta đã có sẵn rồi, một hệ thống đã được sự chấp thuận của mọi người. Hãy tưởng tượng sẽ khó đến thế nào để hoàn thành bất kể cải cách khác nào.

Về câu hỏi tách các quyền của Đảng và nhà nước, nhiều Đảng viên đã lo về việc thực hiện sơ đồ trách nhiệm của các giám đốc nhà máy—sự phản kháng của họ đã mãnh liệt. Nhiều Đảng uỷ địa phương đã phản đối. Họ đã quen với Đảng uỷ quản lý mọi thứ, với một sự độc quyền về mọi quyền lực, đối với Đảng và chính quyền. Người quyết định cuối cùng đã là bí thư Đảng.

Việc thực hiện một sự tách các quyền của Đảng và nhà nước sẽ tước mất quyền lực thật của bí thư Đảng. Vì thế, các quan chức mức-địa phương đã từ chối làm cho giám đốc nhà máy là một nhà lãnh đạo chính và đại diện pháp lý. Kết quả sẽ là bí thư Đảng không còn đưa ra mọi quyết định của nhà máy nữa, mà sẽ chủ yếu chịu trách nhiệm về Đảng và những công việc chính trị.

Việc tách các quyền của Đảng và nhà nước và hệ thống trách nhiệm của các giám đốc nhà máy thực ra đã đụng đến về vấn đề phân phối quyền lực, như thế những người đã có quyền lực rồi không muốn từ bỏ. Cải cách vì thế đã cực kỳ khó để thực hiện.

Tôi đã nói trước đây rằng chúng ta cần củng cố và cải cách công tác chính trị và tuyên truyền của chúng ta, và rằng nó là một vấn đề lớn. Tăng cường chính trị và tuyên truyền trong khi thực hiện cải cách tất nhiên đã là việc đúng để làm; câu hỏi đã là làm thế nào để tăng cường nó.

Nếu chúng ta đã theo các phương pháp cũ để thực hiện việc này, chúng ta sẽ kết thúc với điều ngược lại những gì chúng ta đã dự định. Mặc dù công tác chính trị và tuyên truyền của chúng ta đã đạt những thứ tích cực trong quá khứ, sau 1957—trong gần hai mươi năm—chính trị và tuyên truyền của chúng ta đã tập trung vào đấu tranh giai cấp. Chính trị và tuyên truyền, mà đã đặt đấu tranh giai cấp làm tiêu điểm trung tâm của nó, đã coi nhân dân như các đối tượng cần thay đổi và bị kiểm soát. Vì thế công tác chính trị và tuyên truyền đã chẳng bao giờ sử dụng lý trí hay đã thử thuyết phục, mà đã dựa vào sự cưỡng bức và gán nhãn. Chính trị và tuyên truyền dựa vào đấu tranh giai cấp đã gây hại nghiêm trọng và đã tạo ra một số trong những tập quán xấu nhất. Đồng thời, đã có các vấn đề với những công việc chính trị đã trở nên bị quan liêu hoá nghiêm trọng. Tổ chức đã khổng lồ, với số đông những người không có ích.

Vì thế, tôi đã đề xuất cải cách công tác chính trị và tuyên truyền, mà đã có nghĩa là việc thay đổi căn bản cách nó được tiến hành—tiếp tục vài truyền thống tốt đã hình thành trong những năm chiến tranh, trong khi tìm kiếm những cách để sáng chế lại các phương pháp công tác chính trị và tuyên truyền. Trên hết, chúng ta cần tìm kiếm lại và sáng chế lại.

Việc tôi nêu vấn đề này đã gây ra sự băn khoăn lớn. Nhiều Đồng chí lão thành đã phản đối, như các Đồng chí của các Đảng uỷ ở các mức khác nhau. Những người đang làm công tác chính trị và tuyên truyền ở các nhà máy, và số đông người khắp đất nước mà đã dựa vào công tác chính trị và tuyên truyền để sống, đã tin rằng họ sắp bị đẩy sang bên lề.

Hồi xưa tôi đã cảm thấy cải cách kinh tế của Trung Quốc đã khó đến thế nào tại mỗi bước, và đã có ít dư địa như thế nào cho việc mạo hiểm chấp nhận rủi ro. Bất kể vấn đề nhỏ nào nổi lên đều đã gây ra sự chống đối.

Trong cải cách chính trị, tuy vậy, mỗi bước đã còn khó khăn hơn. Bởi vì cải cách chính trị trong những khía cạnh nhất định đã là việc thay đổi cách Đảng Cộng sản cai quản, cách nó thực hiện quyền lực, và cách nó xử lý các thứ, rốt cuộc nó đã phải thay đổi cách bản thân Đảng nhìn quyền lực và sự độc quyền của chính nó về quyền lực. Vì thế, sự kháng cự đã là rất lớn.

Sự kháng cự cải cách chính trị chủ yếu đã đến từ ban lãnh đạo, tại tất cả các mức bên trong Đảng. Nếu cải cách kinh tế có thể được nói là đã dễ có được sự ủng hộ của “các hầu tước,”* cải cách chính trị đã vấp phải sự miễn cưỡng và sự kháng cự của họ. Tôi cảm thấy rất mạnh mẽ rằng cách tiếp cận từ trên xuống và từ từ của Trung Quốc về việc cải cách hệ thống kinh tế đã là có thể làm được, nhưng cho cải cách chính trị, tình hình đã thật sự khó khăn hơn rất nhiều.

Tuy vậy, tôi cũng đã cảm thấy rằng nếu hệ thống chính trị không được cải cách, cải cách kinh tế sẽ vấp phải những khó khăn khi nó tiếp tục được làm sâu sắc. Thí dụ, các tiêu chuẩn cho những việc cất nhắc cán bộ đã không thay đổi. Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện cải cách mười năm rồi, chúng ta đã chẳng bao giờ thử để giải quyết đòi hỏi cấp bách về việc sắp đặt những người ủng hộ cải cách chịu trách nhiệm tại các mức lãnh đạo khác nhau. Vì thế, cải cách đã có thể không chịu nổi bất kể việc làm đảo lộn tình hình nào.

Một số nhà chức trách địa phương đã lấy thái độ thực dụng trong xử lý cải cách; họ đã làm bất cứ thứ gì có lợi cho họ và đã kháng cự bất cứ thứ gì mà có thể hại đến các lợi ích của họ. Họ sẽ mở rộng bất cứ gì mà đã hoạt động cho lợi ích của họ, và họ sẽ hạn chế về quy mô bất cứ thứ gì mà đã đi ngược với các lợi ích của họ.

Cũng đã có vấn đề tham nhũng. Trong năm 1988, tôi đã nghỉ Lễ hội Xuân ở Quảng Đông. Sau khi tôi biết nhiều hơn về tình hình ở đó, tôi đã có một ý thức sâu sắc về làm thế nào việc cải cách nền kinh tế đã đem lại sức sống mới cho nó, nhưng cũng dẫn đến tham nhũng nổi lên. Lúc đó, tôi đã đề xuất rằng “nền kinh tế phải thịnh vượng, nhưng chính quyền phải vẫn sạch.” Bằng “chính quyền” ở đây tôi muốn nói đến các cán bộ, những người nắm quyền. Sau đó, tôi đã ngày càng biết rằng “là sạch” đã là một thách thức lớn.

Trong thời kỳ quá độ (chuyển đổi) từ hệ thống kinh tế cũ sang hệ thống kinh tế mới, mà không có những kiểm soát, thì tham nhũng nhất định tăng, trong hình thức của những sự trao đổi quyền-tiền, việc trục lợi chính thức, độc quyền kinh doanh chính thức, sự đút lót. Để giải quyết những loại này của các vấn đề tham nhũng, chìa khoá là tính minh bạch và sự giám sát dân chủ, kể cả việc săm soi của báo chí và công luận, và một nền tư pháp độc lập.

Nói cách khác, đấy đã là vấn đề về cải cách chính trị. Không có một nền tư pháp độc lập, các toà án đã không thể xét xử một vụ với một thái độ vô tư, công tố viên đã không thể thi hành quyền lực một cách độc lập, và thậm chí các luật hiện có không thể được thi hành. Việc này đã đụng đến vấn đề mối quan hệ của tư pháp với Đảng. Tôi đã tin sâu sắc rằng hệ thống chính trị cần được cải cách cho phù hợp; tất nhiên, không qua việc sao chép toàn bộ của phương Tây, mà đúng hơn, cái gì đó phù hợp với tình hình của Trung Quốc: từ từ đưa dân chủ và những sự kiểm soát và cân bằng vào cách cai trị của Đảng Cộng sản. Quyền lực tuyệt đối không thể được độc quyền và nó cần những sự kiểm soát.

Hầu như không Đảng viên lão thành nào đã ủng hộ loại này của cải cách. Thực tế đã là, cải cách chính trị đã bế tắc. Điều này đã gây ra một vấn đề. Một mặt chúng ta đã làm cho nhân dân đưa ra các đòi hỏi ngày càng mạnh cho dân chủ và và một sự tăng tốc cải cách chính trị; mặt khác, không hành động nào đã được tiến hành về cải cách chính trị kể từ Đại hội Đảng thứ Mười Ba. Đã có một khoảng rộng giữa những đòi hỏi của nhân dân, nhất là các đòi hỏi của các trí thức, và các ý định của Đảng.

Bởi vì môi trường chính trị đã vẫn tương đối được nới lỏng, người dân đã nói thẳng một cách táo bạo—không như sau Bốn tháng Sáu, khi môi trường chính trị đã trở nên hết sức ức chế. Sự tương phản giữa thực tế và đòi hỏi công chúng chỉ đã làm mạnh thêm khát vọng cho dân chủ, đến điểm mà các ý tưởng cực đoan đã được bày tỏ và các hành động được tiến hành đã làm trần trọng sự xung đột. Những gợi ý đã được đưa ra rằng một hệ thống đại nghị Tây phương phải được thiết lập. Một sinh viên có tên Trần Quân (Chen Jun), người đã học ở Hoa Kỳ, đã quay về Trung Quốc để tổ chức các trí thức nổi tiếng để đòi thả Nguỵ Kinh Sinh [nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng]. Đã có một chiến dịch ký kiến nghị ở Hoa Kỳ để đưa ra một thư ngỏ cho Đặng Tiểu Bình đòi việc thả Nguỵ. Các hoạt động tương tự đã xảy ra ở Hong Kong. Trong năm 1989, trong {phiên họp} Quốc Hội, một đoàn đại biểu Hong Kong đã đòi các quyền con người và việc thả Nguỵ Kinh Sinh. Đã có nhiều hoạt động ở các đại học nữa. Đã có những loại khác nhau của các salon và các diễn đàn trong đó các ý tưởng cực đoan được bày tỏ. Một số trí thức giữ các quan điểm cực đoan đã đi tới các đại học và các cao đẳng để trình bày các bài phát biểu bày tỏ sự bất bình của họ. [Nhà vật lý thiên văn bất đồng chính kiến] Phương Lệ Chi, người đã ở nước ngoài, đã đích thân tấn công Đặng Tiểu Bình.

Tất cả việc này đã biếu một cái cớ biện minh cho những người phản đối cải cách nhân danh chống-tự do hoá. Họ đã sử dụng những sự cố này để khiêu khích các Đảng viên lão thành và đã làm cho họ và Đặng thậm chí lo lắng hơn, và thuyết phục họ rằng thậm chí không một chút nới lỏng nào được cho phép trong lĩnh vực chính trị.

Việc này đã làm phức tạp tình hình nổi lên sau 1988, ở giữa tình hình chính trị được nới lỏng hơn tiếp sau Đại hội Đảng thứ Mười Ba. Những căng thẳng đã tăng thêm giữa một số trí thức và Đảng. Chấn động chính trị mà đã xảy ra trong năm 1989 đã không hoàn toàn ngẫu nhiên. Chẳng phải Đặng Tiểu Bình đã nói rõ rằng nó đã được gây ra bởi bầu không khí quốc tế chung và bầu không khí trong nước? Tôi tin nếu đã có một bầu không khí trong nước, nó đã là tình trạng mà tôi đã mô tả ở trên. Chắc chắn người dân đã bực tức với giá cả tăng lên, nhưng cái đã làm cho họ thậm chí bất bình hơn, nhất là các trí thức và những người trẻ, đã là sự bế tắc trong cải cách kinh tế và sự khôi phục các phương pháp cũ.

Họ đã có những ngờ vực về tương lai của cải cách kinh tế. Trong lúc đó, cải cách chính trị đã bị bắt phải câm họng và không sự tiến bộ nào đã được tiến hành. Nhân dân đã tức giận về tham nhũng và họ đã tin rằng không có cải cách chính trị để đặt những sự kiểm soát lên sự cai trị của Đảng Cộng sản, vấn đề tham nhũng đã không thể được giải quyết. Tại lõi của nó, tinh thần của các cuộc biểu tình sinh viên đã là một đòi hỏi cho việc làm sâu sắc cải cách và một sự phản đối các lực lượng bảo thủ. Bằng chứng thuyết phục nhất của việc này là sự thực rằng, ngay cả khi lạm phát đã chi phối công luận, các sinh viên đã cẩn thận tránh vấn đề nhạy cảm này, vì những mối lo ngại rằng nó sẽ chỉ dẫn đến sự phản đối các cải cách. Động cơ thúc đẩy căn bản của họ đã là để thúc đẩy cải cách, để chống đối những cách phi dân chủ và phản đối việc trục lợi chính thức.

[Đảng viên lão thành] Lí Tiên Niệm đã rất tích cực trong chiến dịch “Lật đổ Triệu,” cả như phát ngôn viên và người đứng sau sân khấu. Trong tháng Mười 1988, tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 13, đã có những kế hoạch để chấp nhận một công bố công khai về tổ chức lại cho đến khi [Đảng viên lão thành] Vương Chấn đột ngột khởi động một cuộc tấn công chống lại Hà Thương* và đã đòi rằng Uỷ ban Trung ương đưa ra một sự chỉ trích chính thức nó. Tôi đã tìm được cách để phớt lờ ông.

Sau sự cố, Diệp Tuyến Ninh [con trai của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh] đã nói với tôi rằng trong sự hiện diện của anh Vương Chấn đã hăng hái tố cáo Bảo Đồng [trợ lý của Triệu], nói rằng Bảo Đồng là một tên vô lại đã ủng hộ việc dựng phim Hà Thương—một cáo buộc Vương Chấn đã nghe từ Lí Tiên Niệm.

Thực ra, đấy đã là một sự bịa đặt hoàn toàn. Bảo Đồng đã chẳng bao giờ liên quan gì đến Hà Thương, ông cũng đã không từng nói với tôi về nó.

Đã có nhiều hơn cái Vương Chấn đã không nói. Khi Lí Tiên Niệm nêu tên “Bảo Đồng,” thực ra ông ta đã nhắc đến tôi, ngụ ý rằng tôi đã ủng hộ Hà Thương. Có thể rằng bản thân Vương Chấn đã bực mình với Hà Thương, và Lí Tiên Niệm đã tận dụng cơ hội để liên kết tôi với Hà Thương để kích sự tức giận của Vương Chấn chống lại tôi. Nhằm để kích sự bất mãn trong một số Đồng chí lão thành đối với tôi, Lí Tiên Niệm đã sẵn sàng đi xa đến mức bịa ra lời đồn đại.

Sau Bốn tháng Sáu, khi họ công bố những sự chỉ trích chống lại tôi trên các báo, Hà Thương đã là một vấn đề lớn. Nhiều trong những lời buộc tội đã hoàn toàn là hư cấu, như việc cho rằng tôi đã ủng hộ việc dựng phim Hà Thương, đã đặt số x băng sao để phân phối khắp nước, đã cấm các chỉ trích về bộ phim. Chẳng cái nào trong số này đã đúng.

5. Con Đường phía Trước

Bất chấp việc trải qua sự nghiệp của mình trong Đảng Cộng sản, Triệu cuối cùng thừa nhận rằng hệ thống của Trung Quốc chẳng hề là một lý tưởng dân chủ chút nào và kết luận rằng một nền dân chủ đại nghị là đường lối tốt nhất cho một nhà nước hiện đại và phải là mục tiêu của Trung Quốc. Ông thậm chí gợi ý rằng Trung Quốc có thể học một hay hai thứ từ Đài Loan.

Sau khi tôi từ chức trong năm 1989 và với những thay đổi đã xảy ra cả ở trong nước và nước ngoài, tôi đã bắt đầu mở mang một sự hiểu mới về cải cách chính trị của Trung Quốc.

Trước kia tôi đã tin rằng nhân dân là chủ của công việc riêng của họ không ở trong các nền dân chủ nghị viện của các quốc gia đã phát triển ở phương Tây, mà chỉ trong các hệ thống Soviet và xã hội chủ nghĩa với một Đại hội nhân dân, làm cho hệ thống sau là một hình thức tiên tiến hơn và được thực hiện tốt hơn của dân chủ.

Điều này, thực ra, là không đúng. Các hệ thống dân chủ của các quốc gia xã hội chủ nghĩa của chúng ta tất cả chỉ là nông cạn; chúng không phải là các hệ thống trong đó nhân dân chịu trách nhiệm, mà đúng hơn bị cai trị bởi vài hay thậm chí bởi chỉ một người.

Trong số các hệ thống chính trị khác nhau tồn tại trên thế giới trong thế kỷ thứ hai mươi, các nền quân chủ chuyên chế và các chế độ độc tài fascist của Đức và Italy đã bị loại bỏ. Đã có các chế độ độc tài quân sự, nhưng chúng đã tồn tại ngắn hay đang mất sự ủng hộ. Mặc dù chúng thường xuất hiện trong các quốc gia rất kém phát triển—thí dụ, sự cai trị quân sự ở các quốc gia Nam Mỹ—chúng tất cả đã đều đặn hoá ra là những hồi ngắn trong cuộc tiến từ từ của các quốc gia này theo hướng chính trị nghị viện. Trong mấy thập kỷ trong thế kỷ thứ hai mươi, cái gọi là “các hệ thống dân chủ mới,” chế độ độc tài vô sản (nền chuyên chính vô sản), đã cạnh tranh với hệ thống nghị viện Tây phương. Nhưng trong tuyệt đại đa số của các quốc gia này, nó từ đó đã rút khỏi sân khấu lịch sử.

Trên thực tế, chính hệ thống dân chủ nghị viện Tây phương đã chứng tỏ là có sức sống nhất. Hệ thống này hiện tại là hệ thống sẵn có tốt nhất. Nó có khả năng thể hiện tinh thần dân chủ và thoả mãn các đòi hỏi của một xã hội hiện đại, và nó là một hệ thống tương đối trưởng thành.

Tất nhiên, hệ thống này là không hoàn hảo; nó có nhiều vấn đề. Thế nhưng nói một cách tương đối, hệ thống này là phù hợp nhất cho một nền văn minh hiện đại, có thể thích nghi hơn với những thay đổi trong công luận và có khả năng nhất để thực hiện dân chủ. Hơn nữa, nó ổn định hơn. Sức sống của hệ thống này đã trở nên ngày càng rõ. Hầu hết tất cả các quốc gia đã phát triển đã chấp nhận một nền dân chủ nghị viện.

Trong vài thập niên qua, các quốc gia mới nổi với sự phát triển nhịp độ nhanh của chúng đã minh hoạ rõ ràng xu hướng để hội tụ vào một hệ thống dân chủ nghị viện. Tôi chắc chắn rằng điều này không phải là ngẫu nhiên. Vì sao không có thậm chí một quốc gia đã phát triển thực hiện bất kể hệ thống nào khác? Điều này cho thấy rằng nếu một nước muốn để hiện đại hoá, để thực hiện một nền kinh tế thị trường hiện đại, nó phải thực hành dân chủ nghị viện như hệ thống chính trị của nó.

Tất nhiên, là có thể rằng trong tương lai một hệ thống chính trị tiên tiến hơn dân chủ nghị viện sẽ nổi lên. Nhưng đó là một vấn đề cho tương lai. Hiện tại, không có cái khác.

Dựa vào điều này, chúng ta có thể nói rằng nếu một nước muốn hiện đại hoá, nó không chỉ phải thực hiện một nền kinh tế thị trường, nó cũng phải chấp nhận một nền dân chủ nghị viện như hệ thống chính trị của nó. Khác đi, thì quốc gia này sẽ không có khả năng có một nền kinh tế thị trường lành mạnh và hiện đại, nó cũng chẳng có thể trở thành một xã hội hiện đại với luật trị. Thay vào đó nó sẽ lao vào các tình huống mà đã xảy ra trong rất nhiều nước đang phát triển, kể cả Trung Quốc: sự thương mại hoá quyền lực, tham nhũng tràn lan, một xã hội bị phân cực giữa giàu và nghèo.

Tuy vậy, phải lưu ý rằng các nền dân chủ nghị viện tồn tại chủ yếu trong các quốc gia đã phát triển và các quốc gia mới nổi. Một số nước đang phát triển đã thực hành chính trị nghị viện trước đây nhưng đã không thể thực hiện đầy đủ tiềm năng của nó, và các vấn đề đã ngày càng bộc lộ: chính phủ đã gặp rắc rối trong việc thi hành quyền lực của nó, xã hội đã không đủ ổn định, các cuộc đảo chính quân sự đã được dàn dựng sử dụng các vấn đề này như một cái cớ biện minh. Điều này cũng cho thấy rằng dân chủ nghị viện, mà là hiện đại, tiên tiến, văn minh, và trưởng thành, phải có những điều kiện cần nào đó và rằng không phải quốc gia nào cũng có thể chấp nhận và sử dụng nó tốt.

Căn cứ vào hoàn cảnh hiện thời ở Trung Quốc, chúng ta phải xác minh rằng mục tiêu cuối cùng của cải cách chính trị là sự thực hiện hệ thống chính trị tiên tiến này. Nếu chúng ta không chuyển theo hướng mục tiêu này, sẽ là không thể để giải quyết hoàn cảnh bất bình thường trong nền kinh tế thị trường Trung Quốc: các vấn đề như một thị trường không lành mạnh, trục lợi từ quyền lực, tham nhũng xã hội tràn lan, và một khoảng cách đang mở rộng giữa những người giàu và những người nghèo. Luật trị (rule of law) cũng sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Nhằm để giải quyết các vấn đề này, chúng ta phải tiến hành cải cách chính trị một cách cụ thể với điều này như mục tiêu của chúng ta.

Mặt khác, căn cứ vào thực tế ở Trung Quốc, chúng ta cần một thời kỳ chuyển đổi tương đối dài. Những kinh nghiệm của các quốc gia Á châu khác là đáng để chúng ta chú ý về phương diện này. Thí dụ, các lãnh thổ và các quốc gia như Đài Loan và Hàn Quốc đã từ từ tiến hành sự chuyển đổi từ các hệ thống cũ của họ sang một hệ thống nghị viện, và đã có những kinh nghiệm tích cực mà chúng ta có lợi từ việc học tập.

Ở Trung Quốc, vì một chuyển đổi suôn sẻ hơn, chí ít trong một thời gian ngắn, chúng ta phải duy trì vị trí cai trị của Đảng Cộng sản—trong khi thay đổi cách Đảng cai trị. Nó có thể vẫn là cách tiếp cận đúng.

Đấy sẽ là một điểm xuất phát tốt: thứ nhất, bởi vì nó sẽ giúp duy trì sự ổn định trong xã hội và tạo ra một môi trường tốt cho sự phát triển kinh tế, xã hội, và văn hoá, và thứ hai, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một sự chuyển đổi suôn sẻ tới một hệ thống chính trị trưởng thành, văn minh, và dân chủ hơn khi các điều kiện kinh tế, xã hội, và văn hoá thay đổi. Nói cách khác, chúng ta phải không được hấp tấp để sao chép toàn bộ [một hệ thống chính trị mới] ngay lập tức. Tuy vậy, chúng ta phải bước đều hướng tới mục tiêu này, và tuyệt đối không được di chuyển theo hướng ngược lại. Chúng ta phải kiềm chế các hành động tai hại mà không tạo điều kiện thuận lợi cho, hay thậm chí phá hoại, việc đạt mục tiêu này.

Sự chuyển đổi này kéo dài bao lâu phải được những sự phát triển xã hội xác định. Là quan trọng rằng ban lãnh đạo Đảng Cộng sản giữ vững lòng tin này. Như thế thì nó có thể khéo léo đáp lại hoàn cảnh khi chúng nảy sinh, một cách từ từ, từng bước một, theo những ưu tiên thích hợp.

Nếu đích đến cuối cùng là một nền dân chủ nghị viện, đảng cai trị phải đạt được hai sự đột phá. Một là để cho phép các đảng chính trị khác và một nền báo chí tự do tồn tại. Việc này có thể xuất hiện từ từ, nhưng nó phải được theo đuổi.

Sự đột phá thứ hai là có dân chủ bên trong Đảng: tức là, Đảng cần chấp nhận các thủ tục dân chủ và sử dụng các phương tiện dân chủ để cải cách bản thân mình. Trong quá khứ, trong những năm chiến tranh và những năm đầu của nền cộng hoà, đã có một nhu cầu để nhấn mạnh sự tập trung hoá và kỷ luật. Tuy vậy, sẽ là không thể để thực hiện sự chuyển đổi từ một Đảng cách mạng sang một Đảng cầm quyền, và để hướng dẫn sự chuyển đổi của xã hội sang chính trị nghị viện nếu Đảng không thực hành một hệ thống dân chủ triệt để bên trong bản thân nó. Sự tồn tại của những bất đồng ý kiến chính đáng phải được cho phép bên trong Đảng. Ngay cả Mao Chủ tịch cũng đã nói rằng thiểu số phải được bảo vệ trong Đảng. Những ý kiến khác nhau phải được phép tồn tại, và các phái khác nhau phải được trở nên hợp pháp. Trong các tranh luận và cạnh tranh, các bên khác nhau bên trong Đảng tất cả phải tuân theo cùng các quy tắc.

Sẽ là sai nếu Đảng chúng ta chẳng bao giờ tiến hành sự chuyển đổi từ một trạng thái phù hợp với thời chiến sang một trạng thái phù hợp với một xã hội dân chủ. Sự đột phá này phải xảy ra. Tất nhiên, sẽ có vấn đề về quốc hữu hoá quân đội. Quan trọng hơn, cải cách hệ thống pháp luật và một nền tư pháp độc lập phải được quyền ưu tiên.

Hy vọng của chúng ta là, địa vị cai trị của Đảng Cộng sản được duy trì cho một thời kỳ đáng kể, sao cho sự chuyển đổi có thể được tiến hành dưới sự lãnh đạo và sự chuẩn bị của nó theo một cách có trật tự. Về Đảng Cộng sản giữ vị trí cai trị của nó lâu bao nhiêu, việc này phải được xác định bởi các hệ quả của sự cởi mở chính trị của xã hội và sự cạnh tranh giữa Đảng Cộng sản và các thế lực chính trị khác. Nếu chúng ta đề xướng và làm việc này khéo, địa vị thống trị của Đảng Cộng sản có thể được duy trì cho một thời gian rất dài. Tuy vậy, địa vị cai trị này không được duy trì bằng việc sử dụng hiến pháp để độc quyền địa vị này. Đúng hơn, Đảng phải bị bắt cạnh tranh vì địa vị đó. Tôi tin rằng đấy là một xu hướng toàn cầu mà chúng ta không thể coi thường.

Nếu chúng ta hành động với sáng kiến, sẽ là có lợi cho Đảng, xã hội, và nhân dân. Bất kể cách tiếp cận nào khác sẽ gây tai hại. Xu hướng là không thể bác được, rằng kẻ thích hợp nhất sẽ sống sót. Như Tôn Dật Tiên đã nói, “Các xu hướng toàn cầu là to lớn và hùng mạnh; những ai theo chúng sẽ thịnh vượng, và những ai kháng cự chúng sẽ diệt vong.”

Tôi tin thời gian đã đến cho chúng ta để xử trí vấn đề này một cách nghiêm túc.

Sự nghiệp chính trị của Triệu Tử Dương đã chấm dứt với sự cố Thiên An Môn năm 1989, nhưng cuộc tranh luận về cải cách của Trung Quốc vẫn tiếp tục. Một sự tái diễn của Chiến dịch Chống-Tự do hoá, mà Triệu đã sợ sẽ tiếp theo sự đàn áp thẳng tay ở Thiên An Môn, đã không xảy ra. Nhưng Đảng đã chịu tổn hại nghiêm trọng đối với danh tiếng của nó và đã bị thế giới lên án vì phản ứng quân sự thái quá của nó.

Sự liên minh của Đặng Tiểu Bình với các Đảng viên lão thành để lật đổ Triệu đã dẫn đến sự xáo trộn trong nhóm lãnh đạo mới và đã làm cho phong trào cải cách bế tắc. Kết quả đã là một sự sụt tăng trưởng GDP thực trong hai năm tiếp sau sự cố Thiên An Môn, suy thoái kịch tính nhất kể từ 1976. Đặng thấy di sản của mình bị nguy hiểm và khả năng rằng tất cả những lợi lộc do các cải cách kinh tế mang lại sẽ uổng phí. Ông đã không thể để điều này xảy ra.

Hành động chính trị quan trọng cuối cùng của Đặng đã là “chuyến đi miền nam” nổi tiếng của ông đến các Đặc Khu Kinh tế trong năm 1992, một nước đi mà đã làm sống lại các chương trình cải cách kinh tế. Chuyến đi đã được định thời gian để buộc đại hội Đảng thứ 14 sắp tới muộn hơn trong năm đó để tái khẳng định đẩy mạnh các cải cách hơn nữa. Những người mà đã dùng mưu mẹo để từ bỏ cải cách kinh tế đã bị chuyến đi miền nam của Đặng đẩy vào sự tuân theo. Họ đã theo dõi Liên Xô sụp đổ; nhân dân Trung Quốc đã mất sự tin cậy của họ vào chính phủ sau vụ Thảm sát An Môn và đã bất lực để cải thiện nền kinh tế. Tuy vậy, năm 1992 đã đánh dấu sự chấm dứt của cuộc tranh luận về sự biến đối sang một nền kinh tế thị trường tự do. Kết cục đã là sự biến đổi Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế thế kỷ thứ hai mươi mốt, với một sự khẳng định được làm mới lại về chế độ chuyên quyền độc đoán.

Vẫn dưới sự quản thúc tại gia, Triệu Tử Dương đã chết vào ngày 17 tháng Mười, 2005.


* Bốn Nguyên tắc Cốt yếu, được Đặng đưa ra trong năm 1979, nhấn mạnh rằng không thể có việc nghi ngờ về bốn trụ cột của nhà nước: con đường xã hội chủ nghĩa, chế độ độc tài dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và tư tưởng Marxist–Leninist–Maoist.

Một sự nhắc tới tiểu thuyết kinh điển Trung Quốc Tây Du Ký, về Vua Khỉ (Tôn Ngộ Không). Thầy của ông, Đường Tam Tạng (Đường Tăng) kiểm soát ông bằng niệm một câu thần chú mà siết một vòng vàng (vòng kim cô) ông đeo quanh đầu, gây ra sự đau nhói.

[1] “Rule of law” thường được dịch là “pháp trị”, và đôi khi “pháp trị” cũng được hiểu là cai trị bằng pháp luật (rule by law); để tránh sự mập mờ này tôi nhất quán dùng “luật trị” tức là sự cai trị của pháp luật, không ai hay tổ chức nào không bị luật chế tài, để chuyển tải khái niệm “rule of law”.

* “Các cuộc bầu cử có hạn ngạch chênh lệch” nhắc đến các cuộc bầu cử nội bộ Đảng trong đó những người bỏ phiếu được giới thiệu nhiều ứng viên hơn số vị trí, loại bỏ một cách hữu hiệu các ứng viên ít được ưa chuộng nhất. Theo các tiêu chuẩn của Đảng Cộng sản, nó đã là một đột phá dân chủ.

* Các lãnh đạo tỉnh hùng mạnh đã được nhắc tới như “các hầu tước” bởi vì về mặt lịch sử, các hầu tước địa phương của các triều đại đế quốc Trung Hoa thường đã có quyền lực thật lớn hơn quyền lực của chính phủ trung ương.

* River Elegy (Hà Thương) đã là một phim tài liệu TV nhiều phần gây tranh cãi ở Trung Quốc, được phát đầu tiên trong năm 1988. Nó đã phê phán sự cô lập Trung Quốc truyền thống và đã nhiệt tình ủng hộ sự cởi mở Tây phương. Đảng muộn hơn đã lên án việc phát bộ phim trên TV và đã đổ lỗi cho nó vì giúp gây cảm hứng cho các cuộc biểu tình 1989.

Comments are closed.