YÊU CẦU BÃI BỎ NGHỊ QUYẾT SỐ 35/2023/UBTVQH15 NGÀY 17/2/2023 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ CÁC VĂN BẢN NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN

Kể từ sau 1975 đến nay Nhà nước đã nhiều lần nhập, tách các đơn vị hành chính gây đảo lộn xã hội và lãng phí biết bao công sức và tiền bạc của nhân dân, để lại những hậu quả tiêu cực lâu dài.

Tính từ năm 1975 đến nay đã có 10 đợt sáp nhập, chia tách các tỉnh, thành; tới thời điểm hiện tại cả nước có 63 tỉnh thành. Nay theo đề nghị của Bộ Nội vụ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 ngày 17/2/2023, sáp nhập một số tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số cao, khó khăn về quỹ đất. Việc sáp nhập tỉnh sẽ được tiến hành từ năm 2026. Dự luật gây ra rất nhiều băn khoăn trong dân chúng. Có những vụ nhập – tách không biết để làm gì, như quận Thủ Đức tách thành thành phố Thủ Đức trong thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Trước 1975, thành phố Sài Gòn (tiền thân của TPHCM) có quận 9 và quận Thủ Đức, sau 1975 nhập quận 9 vào quận Thủ Đức, sau đó tách quận Thủ Đức thành ba quận Thủ Đức, quận 2, quận 9. Gần đây nhập ba quận này lại thành thành phố Thủ Đức!!! Vụ sáp nhập tỉnh Hà Tây và một phần tỉnh Vĩnh Phúc vào Hà Nội cũng không biết để làm gì, dường như chỉ có mục đích Thủ đô phải lớn, GDP phải lớn, về hình thức phải đứng đầu cả nước, trong khi đó thủ đô của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới lại nhỏ hơn Hà Nội cũ rất nhiều. Thậm chí đã có những nghi ngờ về tác động của các “nhóm lợi ích đất đai” đến việc biểu quyết của Quốc hội về việc sáp nhập này.

Dư luận càng hoang mang khi với Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 thì tới đây, quận Hoàn Kiếm, một quận cổ ở Thủ đô Hà Nội cũng có thể nằm trong diện sáp nhập vì diện tích nhỏ. Việc này liên quan đến nguy cơ xoá bỏ một địa danh mang tính lịch sử gắn với truyền thống ngàn năm chống xâm lược phương Bắc giành và giữ vững nền độc lập, chủ quyền quốc gia. TPHCM cũng sẽ xóa sổ sáu quận 3, 4, 5, 10, 11 và Phú Nhuận. Việc này liệu có tác động xấu tới kinh tế xã hội chính trị một thành phố lớn đã đóng góp 82% giá trị tổng sản lượng cho ngân sách quốc gia?

PHẢN BIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/2023/UBTVQH15

1. Chỉ dựa vào qui mô diện tích, dân số để xác định tỉnh, thành, quận, huyện, phường, xã là không thuyết phục. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới, điển hình là Hoa Kỳ, không áp dụng tiêu chí này.

2. Theo giải trình của những người có trách nhiệm thì việc sáp nhập lần này có mục đích là giảm bớt biên chế hành chính. Thực tế việc sáp nhập thời gian qua không hề làm giảm biên chế hành chính mà chỉ làm phình thêm, tạo ra bao nhiều hệ lụy không sao kể xiết: Toàn bộ giấy tờ phải thay đổi, con dấu thay đổi gây khó khăn cho quản lý cũng như cho dân, một số cơ sở hạ tầng trực tiếp với dân như bệnh xá, văn phòng ủy ban… phải thay đổi, người dân phải đi xa hơn khi có công việc liên quan đến chính quyền. Sự thay đổi hành chính gây ra khoản chi phí quá lớn.

3. Mỗi một địa danh đều gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hóa, đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Việc sáp nhập tạo nguy cơ xoá bỏ những địa danh thiêng liêng ấy.

4. Số lượng và qui mô các tỉnh thành quận huyện phường xã hiện nay có những bất hợp lý, nhưng đã ổn định thời gian khá dài. Nghị quyết 35/2023/UBTVQH ngày 17/2/2023 khi triển khai sẽ dẫn đến xâm phạm và mất mát về đời sống tinh thần, xáo trộn về đời sống vật chất của nhân dân, gây rất nhiều khó khăn và hệ luỵ, tiền bạc công sức đổ ra vô cùng lớn, rõ ràng là lợi bất cập hại.

CHỈNH SỬA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỒNG KỀNH KHÔNG HIỆU QUẢ

Việc bộ máy hành chính hoạt động cồng kềnh không hiệu quả có nhiều nguyên nhân sâu xa từ thể chế, cấu trúc bộ máy, cần có sự cải cách quyết liệt. Trước mắt cần làm ngay những việc cấp thiết như:

1. Bãi bỏ chính sách lựa chọn người đưa vào bộ máy theo kiểu "hôn nhân cận huyết", chỉ chọn “người của ta” (người của Đảng nhưng thực chất là của các nhóm lợi ích), người không bằng cấp làm “cán bộ nguồn”, sau đó đưa đi đào tạo. Hậu quả là hầu hết người trong bộ máy là những người có học lực bổ túc văn hóa và bằng tại chức, ngành tốt nghiệp chủ yếu là khoa học xã hội.

Thay vào đó, hãy công khai minh bạch tuyển chọn người có năng lực thực sự trong xã hội, không phân biệt lý lịch, trong hay ngoài Đảng.

2. Tinh giản bộ máy bằng việc xem xét nhiệm vụ chức năng từng quận, huyện, phường, xã cụ thể; kiên quyết loại bỏ những chức danh không cần thiết. Mỗi cấp hành chính vừa chịu sự chỉ đạo của trung ương về các vấn đề lớn của quốc gia vừa có tính tự chủ tự quản của địa phương những vấn đề thuộc nội bộ địa phương.

KẾT LUẬN

1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 ngày 17/2/2023 và các văn bản nhà nước liên quan;

2. Để giảm biên chế, cách tốt nhất là định biên cán bộ theo quy mô dân số, kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông liên lạc với mức tinh giản tối đa bộ máy hành chính;

3. Giảm thiểu cán bộ các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc. Các đoàn thể chủ yếu hoạt động theo tinh thần tự nguyện, ngoài biên chế, không ăn lương Nhà nước;

4. Nâng cao năng lực thực tế của cán bộ các cấp bằng chế độ tự do ứng cử, bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp để chọn người có đức, có tài được nhân dân tín nhiệm.

Ngày 13 tháng 8 năm 2023

Các tổ chức và các cá nhân ký tên tham dự xin vui lòng gởi về paracelle19011974@gmail.com và xin ghi rõ tên họ tỉnh thành cư trú, chức danh nghề nghiệp (nếu có).

DANH SÁCH KÝ TÊN

A. CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ:

1. Lập Quyền Dân. Đại diện: Ông Nguyễn Khắc Mai

2. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A

3. Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập. Đại diện: PGS Tiến sĩ Hoàng Dũng

4. Bauxit VN. Đại diện: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

5. Câu Lạc Bộ Phan Tây Hồ. Đại diện: Tiến sĩ Hà Sĩ Phu

6. Câu Lạc Bộ Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại diện: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống

7. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: ông Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM

B. CÁC CÁ NHÂN:

1. Ông Nguyễn Khắc Mai, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Minh Triết, Hà Nội

2. Ông Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Tin học, Hà Nội

3. Ông Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Ngữ Văn, Hà Nội

4. Lê Thân, nguyên Tổng giám đốc Công ty Riverside, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

5. Nguyễn Đình Cống, Giáo sư Xây dựng, CLB Nguyễn Trọng Vĩnh, Hà Nội

6. Hà Sĩ Phu, Tiến sĩ Sinh Hóa, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt, Lâm Đồng

7. Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn

8. Nguyễn Lương Thịnh, Công chức hưu trí, Thủ Đức, Sài Gòn

9. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, CLB Nguyễn Trọng Vĩnh, Hà Nội

10. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

11. Mạc Văn Trang, PGS Tiến sĩ Tâm lý học, CLB Nguyễn Trọng Vĩnh, TP HCM

12. Vũ Trọng Khải, PGS Tiến sĩ Chính sách Nông nghiệp, TP HCM

13. Hoàng Hưng, Nhà thơ, TP HCM

14. Bùi Nghệ, Kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

15. Daniel Thiều Thị Tân, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

16. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo SGGP, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

17. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng, Đà Lạt

18. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

19. André Menras Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp Việt, CLB Lê Hiếu Đằng, Paris, Pháp

20. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM , CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

21. Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Nhà thơ, Đà Lạt

22. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán Nôm, Hà Nội

Comments are closed.